Tải bản đầy đủ (.doc) (251 trang)

giáo án địa 9 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 251 trang )

Ngày dạy:……/…./2019 tại lớp 9A
:……/…./2019 tại lớp 9B
Tiết 1
BÀI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- HS cần nắm được cấu trúc nội dung trương trình.
- Biết sử dụng phương tiện tối thiểu của địa lí lớp 9.
- Biết liên hệ các hiện tượng địa lí với nhau.
b) Về kỹ năng:
Quan sát, nhận xét các hiện tượng, sự vật địa lí qua hình vẽ.
c) Về thái độ:
Yêu quý Trái Đất, môi trường sống của con người.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng
lực đọc hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử
dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Át lát địa lí Việt Nam.
b) Chuẩn bị của học sinh:
SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A....../......; Lớp 9B......./.........
* Kiểm tra bài cũ:
b) Dạy nội dung bài mới:
A. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:
Giúp HS hình dung được nội chương trình môn địa lí 9.


GV tổ chức cho HS hoạt động chơi trò chơi tiếp sức.
Bước 1. Chia lớp làm 4 đội chơi, yêu cầu HS ghi lại những nội dung địa lí đã
được học trong chương trình lớp 8, lần lượt HS ghi lên bảng trong thời gian 3 phút.
Bước 2. HS làm việc nhóm và lần lượt lên ghi kết quả.
Bước 3. GV nhận xét kết quả các nhóm. GV dẫn dắt vào bài mở đầu.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1.
* Mục tiêu:
- HS cần nắm được cấu trúc nội dung trương trình.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác.
HS hoạt động cả lớp, cặp đôi khai thác 1. Giới thiệu chương trình:
kiến thức từ SGK để trả lời câu hỏi
GV: Giới thiệu cấu trúc chương trình địa a. Cấu trúc:
1


lí 9.

- Cả năm gồm 52 tiết.
- Học kì I: 35 tiết trong đó có 1 tiết
kiểm tra 1 tiết và 1 tiết thi học kì.
- Học kì II: 17 tiết trong đó có 1 tiết
kiểm tra 1 tiết và 1 tiết thi học kì.
GV: Cho HS tham khảo nội dung SGK b. Nội dung:
để thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi trong
3 phút.
? Môn địa lí 9 đề cập đến những nội
dung nào?

? Ngoài việc cung cấp kiến thức, môn
địa lí 9 còn có nhiệm vụ gì?
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, trình
bày kết quả.
- Gồm 4 chủ đề lớn:
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ Phần I: Địa lí dân cư
+ Phần II: Địa lí kinh tế.
+ Phần III: Sự phân hóa lãnh thổ.
+ Phần IV: Địa lí địa phương.
- Nội dung về bản đồ và phương pháp
sử dụng bản đồ.
- Hình thành và rèn luyện những kĩ
GV: Chuyển ý.
năng về bản đồ.
Hoạt động 2.
* Mục tiêu:
- Biết sử dụng phương tiện tối thiểu của địa lí lớp 9.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp.
HS hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp 2. Hướng dẫn sử dụng SGK, tài
Yêu cầu HS xem bài 1 trang 6 SGK và liệu:
thảo luận trong 3 phút.
a. Sử dụng SGK:
? Hãy cho biết cấu trúc 1 bài gồm mấy
phần?
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, trình
bày.
- Cấu trúc một bài học gồm: 3 phần.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ Giới thiệu

+ Nội dung chính.
+ Câu hỏi và bài tập.
GV: Giới thiệu một số tài liệu để học tập b. Sử dụng tài liệu.
bộ môn.
- Ngoài SGK cần sử dụng thêm các
sách tham khảo, sách học tốt môn địa
lí 9.
- Đối với học sinh giỏi cần tham khảo
thêm sách nâng cao.
Hoạt động 3.
* Mục tiêu:
- Có kỹ năng, phương pháp học tập bộ môn tốt.
2


- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
HS hoạt động cá nhân
3. Phương pháp học tập bộ môn:
GV: Cho HS đọc nội dung SGK:
a. Cần học môn địa lí như thế nào?
? Theo em, em sẽ học môn địa lí như thế
nào?
HS: Mỗi HS tự nêu lên phương pháp học - Nghiên cứu nội dung SGK và quan
của mình.
sát kênh hình để trả lời câu hỏi và làm
GV: Chuẩn kiến thức.
bài tập.
HS: Ghi bài.
- Liên hệ những điều đã học vào thực

tế, quan sát những sự vật hiện tượng
địa lí xảy ra xung quanh mình.
b. Các phương pháp:
- Vấn đáp.
- Thảo luận nhóm.
- Trực quan.
C. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu. Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
Câu 1. Môn địa lí ở lớp 8 giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì?
Định hướng:
- Biết tự nhiên và kinh tế của châu Á, các khu vực của châu Á.
- Biết địa lí tự nhiên Việt Nam.
Câu 2. Để học tốt môn địa lí ở lớp 9, các em cần phải học như thế nào?
Định hướng:
- Học nội dung SGK, quan sát phân tích các hình ảnh, biểu đồ, đọc bản đồ.
- Liên hệ lí thuyết với thực tế.
- Tìm hiểu sưu tầm các thông tin liên quan đến bài học.
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng:
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng được kiến thức bài học vào các bài học tiếp theo.
a. Vẽ sơ đồ tư duy.
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy của bài học.
b. GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học
- GV đưa ra nhiệm vụ: Em hãy sưu tầm hình ảnh các dân tộc khác nhau trên
lãnh thổ Việt Nam.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, sau đó về nhà ... để thực
hiện nhiệm vụ này.
- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá giờ học.
- GV hướng dẫn về nhà: Đọc trước phần I: Thành phần nhân văn của môi
trường. Nghiên cứu trước bài 1: “cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

..................................................................

3


Ngày dạy:……/…./2019 tại lớp 9A
:……/…./2019 tại lớp 9B
Tiết 2 – Bài 1
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống
đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
b) Về kỹ năng:
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về dân số theo thành phần dân tộc để thấy
được các dân tộc có số dân khác nhau, dân tộc Kinh chiếm 4/5 dân số cả nước.
- Thu thập thông tin về một dân tộc (số dân, đặc điểm phong tục, tập quán,
trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu,...).
c) Về thái độ:
Có tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và định hướng nghề
nghiệp sau này phục vụ tổ quốc.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác, năng lực tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số liệu
thống kê, năng lực sử dụng hình vẽ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:

- Bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam.
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam.
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài và sưu tầm cập nhật thông tin liên quan đến
bài học.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A....../......; Lớp 9B......./.........
* Kiểm tra bài cũ:
b) Dạy nội dung bài mới:
A. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:
Giúp HS tái hiện được kiến thức cơ về sự đa dạng về thành phần các dân
tộc Việt Nam để HS sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
GV: Dùng tập ảnh "Việt nam hình ảnh 54 dân tộc" Giới thiệu một số dân tộc
tiêu biểu cho các miền đất nước.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
4


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1.
* Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc. Biết được trình độ phát triển kinh tế của
một số các dân tộc.
- Có tình yêu quê hương đất nước, đoàn kết dân tộc bảo vệ tổ quốc.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng số
liệu thống kê, hình ảnh.
HS hoạt động cá nhân, cặp đôi.

I. Các dân tộc ở Việt Nam:
GV: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và
H1.1 SGK trả lời câu hỏi:
? Hãy cho biết dân tộc nào có số dân
đông nhất? Chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
? Lớp chúng ta có bao nhiêu dân tộc?
? Làm thế nào để em có thể phân biệt
được dân tộc em với các dân tộc khác?
HS: Quan sát trình bày.
GV: Đánh giá, chốt kiến thức.
- Nước ta có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc
có đặc trưng về ngôn ngữ, trang phục,
phong tục, tập quán sx…
? Nêu những đặc điểm cơ bản của dân
tộc Việt (Kinh)?
HS: Trả lời.
- Dân tộc kinh (Việt) có số dân đông
GV: Nhận xét, kết luận.
nhất: Chiếm 86,2% có nhiều kinh
nghiệm trong thâm canh lúa nước có
các nghề thủ công đạt mức độ tinh
xảo, là lực lượng lao động đông đảo
trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch
? Các dân tộc ít người chiếm bao nhiêu vụ và có KHKT.
% dân số và có đặc điểm gì?
? Hãy kể tên 1 số sản phẩm thủ công
tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em
biết?
HS: Quan sát trình bày.
- Các dân tộc ít người: Chiếm 13,8%

GV: Đánh giá, chốt kiến thức.
có trình độ phát triển kinh tế khác
nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm
Mở rộng: Như vậy chúng ta đã thấy Việt riêng trong sản xuất, đời sống.
Nam có nhiều thành phần dân tộc rất đa - Người Việt định cư ở nước ngoài
dạng. Trong quá trình xây dựng và bảo cũng là một bộ phận của cộng đồng
vệ Tổ Quốc, tất cả các dân tộc đều đoàn các dân tộc Việt Nam.
kết, đấu tranh, ...
Ngoài ra còn có 1 bộ phận người Việt
định cư ở nước ngoài cũng là 1 bộ phận
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
5


Hoạt động 2.
* Mục tiêu:
- Biết và trình bày được sự phân bố của các dân tộc trên đất nước ta.
- Thu thập được thông tin về một số dân tộc.
- Phát triển các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực
sử dụng bản đồ.
HS hoạt động nhóm, cá nhân.
II. Phân bố các dân tộc:
- Chiếu bản đồ phân bố các dân tộc Việt
Nam.
GV: Chia HS làm 4 nhóm nhỏ thảo luận
câu hỏi trong 4 phút.
Nhóm 1, 2: Cho biết dân tộc Việt phân
bố chủ yếu ở đâu? (Phụ lục 1)
Nhóm 3, 4: Các dân tộc ít người sinh
sống ở đâu?(phụ lục 2)

HS: Tiếp nhận nhiệm vụ thảo luận, hoàn
thành thông tin.
Trong khi HS thảo luận GV quan sát và
kịp thời giúp đỡ HS.
GV: Tổ chức cho HS đánh giá kết quả
của các nhóm
HS: Đại diện trình bày
GV: Đánh giá, chuẩn kiến thức cho
nhóm 1, 2 (phụ lục 3), nhóm 3, 4 (phụ
lục 4)
1. Dân tộc Việt (Kinh)
GV: Chuẩn kiến thức
- Phân bố rộng khắp cả nước.
- Tập trung nhiều ở đồng bằng, trung
du và ven biển.
2. Các dân tộc ít người:
- Chủ yếu phân bố ở miền núi và
trung du.
* Trung du và miền núi Bắc bộ trên
30 dân tộc.
- Vùng thấp.
+ Ở Tả ngạn sông Hồng có người
Tày, Nùng.
+ Ở Hữu ngạn sông Hồng đến sông
Cả có người Thái, người Mường.
+ Từ 700 đến 1.000 mét: người Dao.
+ Núi cao: có người Mông.
* Khu vực Trường Sơn - Tây nguyên:
Có trên 20 dân tộc: Ê – đê (Đắk Lắk),
Gia Rai (Kon Tum), Mnông (Lâm

Đồng).
6


* Duyên hải cực Nam trung bộ và
? Theo em sự phân bố các dân tộc hiện Nam Bộ: Chăm, Khơ Me.
nay như thế nào?
HS: Đã có nhiều thay đổi.
? Liên hệ: Cho biết em thuộc dân tộc
nào, dân tộc em đứng thứ mấy về số dân
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?
Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em?
? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu
của dân tộc em?
HS: Trả lời.
? Hãy cho biết cùng với sự phát triển
của nền kinh tế ,sự phân bố và đời sống
của đồng bào các dân tộc ít người có
những sự thay đổi lớn như thế nào?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Gợi ý: Định canh, định cư, xoá đói ,
giảm nghèo, nhà nước đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng. Đường trường, trạm, công
trình thuỷ điện khai thác tiềm năng du
lịch...
+ Các chính sách của Đảng và Nhà nước
về vấn đề nâng cao đời sống của đồng
bào các dân tộc vùng cao: chương trình
135 của chính phủ,…
+ Nâng cao ý thức đề phòng của nhân dân

các dân tộc đối với các thế lực thù địch.
C. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu. Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và nổi cột A - B
Câu 1. Dân tộc có số dân đông nhất là:
A: Tày
B: Việt
C: Chăm
D: Mường
Đáp án: B
Câu 2. Người Việt sống chủ yếu ở?
A: Vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu
B: Vùng duyên hải
C: Vùng đồng bằng và trung du
D: Tất cả các ý trên
Đáp án: D
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng:
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức bài học
a. Chơi trò chơi “tiếp sức”
GV chọn ngẫu nhien 2 đội, mỗi đội 3 HS.
GV Yêu cầu: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp (Phụ lục 5) hết thời gian
đội nào nhanh hơn, kết quả chính xác là đội chiến thắng.
Yêu cầu sản phẩm: Nối đúng cột A và cột B
7


HS thực hiện nhiệm vụ, bổ sung.
GV đánh giá, kết luận.
Đáp án: 1- b, d, e; 2 - a, c, f
b. GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học

- GV đưa ra nhiệm vụ: Em hãy....
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, sau đó về nhà ... để thực
hiện nhiệm vụ này.
- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá giờ học.
- GV hướng dẫn về nhà: Trả lời câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài 2: “Dân số và
gia tăng dân số”. Đọc trước bảng số liệu 2.1 và 2.2 trang 8- 9 SGK.
4. Phụ lục:
Phụ lục 1.
Cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu?
Trả lời:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Phụ lục 2.
Tên dân tộc

Nơi phân bố

- Tày, Nùng
- Thái, Mường
- Dao, Mông
- Ê đê
- Gia lai
- Cơ ho

..............................................................................................

- Chăm, Khơ me
- Hoa

..............................................................................................


..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
THÔNG TIN CHUẨN KIẾN THỨC

Phụ lục 3.
Cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu?
Trả lời:
Dân tộc Việt (Kinh)
- Phân bố rộng khắp cả nước.
- Tập trung nhiều ở đồng bằng, trung du và ven biển.
Phụ lục 4.
Tên dân tộc

Nơi phân bố

8


- Tày, Nùng
- Thái, Mường
- Dao, Mông

- Tả ngạn sông Hồng
- Hữu ngạn sông Hồng
- Các sườn núi cao (miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ)


- Ê đê
- Gia lai
- Cơ ho

- Đắc Lắc
- Kon Tum, Gia Lai
- Lâm Đồng
(Tây Nguyên có khoảng 20 dân tộc khác nhau)

- Chăm, Khơ me
- Hoa

- Ninh Thuận
- Tp Hồ Chí Minh
(Nam Trung Bộ và Nam Bộ)

Phụ lục 5.

A- Dân tộc
1. Kinh (Việt)
2. Các dân tộc ít
người

B- Đặc điểm
a. Chiếm 13,8% dân số cả nước
b. Chiếm 86,2% dân số cả nước
c. Có kinh nghiệm trồng cây công
nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, tiểu
thủ công nghiệp, nghề rừng.
d. Có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, nhiều nghề tiểu thủ

công nghiệp đạt mức độ tinh xảo.
e. Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du, ven biển.
f. Phân bố chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
......................................................................................
Ngày dạy:……/…./2019 tại lớp 9A
:……/…./2019 tại lớp 9B
Tiết 3 – Bài 2
DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta.
- Nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số.
- THMT: Hiểu dân số đông và gia tăng nhanh đã gây sức ép đối với tài
nguyên, môi trường. Thấy được sự cần thiết phải phát triển dân số có kế hoạch để
tạo sự cân bằng giữa dân số và môi trường, tài nguyên nhằm phát triển bền vững.
- THNL: Biết dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về năng lượng tăng cao, dẫn
đến tính bức xúc của việc sử dụng và khai thác năng lượng một cách tiết kiệm, chống
lãng phí.
b) Về kỹ năng:
- Vẽ và phân tích biểu đố dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.
- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc
điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn
1989- 1999.
- THMT: Phân tích biểu, bảng số liệu về dân số và dân số với môi trường.
9


- THNL: Phân tích biểu, bảng số liệu về dân số và dân số với vấn đề sử
dụng năng lượng.

c) Về thái độ:
- THMT: Có ý thức chấp hành các chính sách của Nhà nước về dân số và
môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của Nhà
nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng.
- THNL: Có ý thức sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
tránh lãng phí.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng
lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử
dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Tivi (chiếu bảng số liệu)
b) Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu trước nội dung bài và sưu tầm cập nhật thồng tin liên quan đến
bài học.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A....../......; Lớp 9B......./.........
* Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Hãy cho biết đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam?
Câu 2. Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? Em thuộc dân
tộc nào? Dân tộc em có những nét văn hóa tiêu biểu nào?
b) Dạy nội dung bài mới:
A. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:
Giúp HS tái hiện lại kiến thức biết cơ bản để hiểu Việt Nam là nước đông
dân, có cơ cấu dân số trẻ.
GV tổ chức cho HS quan sát bảng dân số Việt Nam qua các năm để khai

thác kiến thức từ bảng số liệu và trả lời câu hỏi.
Bước 1. GV cho HS quan sát bảng số liệu về dân số Việt Nam qua các năm
(phụ lục 1) và đặt câu hỏi:
Hãy cho biêt số dân Việt Nam những năm gần đây?
Bước 2. HS làm việc cá nhân, trả lời và bổ sung.
Bước 3. GV nhận xét, vào bài mới tiết 3 bài 2 “Dân số và gia tăng dân số”
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Số dân:
* Mục tiêu:
- Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng số liệu thống kê.
10


HS hoạt động cá nhân.
I. Số dân:
GV: Chiếu bảng số liệu về dân số và
diện tích 1 số quốc gia trên thế giới.
HS: Đọc thông tin sgk/7, bảng số liệu:
? Cho biết số dân Việt Nam năm 2003?
So sánh dân số và diện tích Việt Nam
với các nước và rút ra nhận xét?
HS: Báo cáo, nhận xét
GV: Chuẩn kiến thức và bổ sung.
- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu
+ Diện tích thuộc loại các nước có lãnh người, năm 2018 là 96 triệu người
thổ trung bình trên thế giới
- Việt Nam là nước đông dân đứng thứ

+ Dân số thuộc loại nước có dân đông 14 trên thế giới.
trên thế giới. Trong Đông Nam Á ,Việt
Nam đứng thứ 3 sau In- đô- nê- xi- a
(234,9 triệu người), Phi- lip- Pin (84,6
triệu người)
* Tích hợp môi trường:
? So với số dân đông như trên có thuận
lợi gì cho sự phát trển kinh tế ở nước
ta?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Kết luận:
+ Thuận lợi: Nguồn lao động lớn, thị
trường tiêu thụ rộng.
+ Khó khăn: Tạo sức ép lớn đối với
việc phát triển kinh tế -xã hội, với tài
nguyên môi trường và việc nâng cao
chất lợng cuộc sống của nhân dân.
Hoạt động 2. Gia tăng dân số.
* Mục tiêu:
- Biết được sự biến động dân số.
- THBVMT: Hiểu dân số đông và gia tăng nhanh đã gây sức ép đối với tài
nguyên, môi trường. Thấy được sự cần thiết phải phát triển dân số có kế hoạch
để tạo sự cân bằng giữa dân số và môi trường, tài nguyên nhằm phát triển bền
vững.
- THNL: Biết dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về năng lượng tăng cao, dẫn đến
tính bức xúc của việc sử dụng và khai thác năng lượng một cách tiết kiệm, chống
lãng phí.
HS hoạt động cá nhân, cả lớp
II. Gia tăng dân số
GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “Bùng

nổ dân số”
HS: Quan sát H2.1 SGK và đọc tên
biểu đồ, bảng chú giải.
GV: Gọi 1 HS trình bày về sự biến đổi
của dân số nước ta qua các thời kỳ dựa
11


vào sự thay đổi về chiều cao của các
cột.
HS: Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Dân số tăng liên tục: năm 1654 - Từ 1954 - 2003: Dân số nước ta tăng
dân số nước ta là: 23,8 triệu người => nhanh và tăng liên tục.
1965 tăng lên: 34,9 triệu người =>
1989 tăng lên: 64,4 triệu người,...
? Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện
tượng gì?
HS: Trả lời.
GV: Hiện tượng “Bùng nổ dân số”
- Cuối những năm 50: có sự “Bùng nổ
? Tại sao trước 1954 dân số tăng chậm, dân số”. Năm 2017 tỉ lệ gia tăng dân số
sau 1954 lại tăng nhanh?
tự nhiên ͌ gần 1,5%
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung, trước 1954 do chiến
tranh, dịch bệnh, đói kém,...
? Quan sát hình 2.1 hãy nêu nhận xét
về tình hình tăng dân số ở nước ta?
? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân
số giảm nhưng số dân vẫn còn tăng

nhanh?
Định hướng
+ Từ 1954 đến 2003, dân số nước ta
tăng nhanh liên tục.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số có sự thay đổi
qua từng giai đoạn: giai đoạn 1954 –
1960 dân số tăng rất nhanh là do có
những tiến bộ về y tế, đời sống nhân
dân được cải thiện làm cho tỉ lệ sinh
cao, tỉ lệ tử giảm; giai đoạn 1976 đến
2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu
hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
giảm nhưng số dân vẫn tăng vì: dân số
nước ta đông, số người trong độ tuổi
sinh đẻ cao.
HS: Trao đổi theo cặp, trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung
- Nguyên nhân: dân số nước ta đông, số
* Tích hợp môi trường:
? Dân số đông sẽ gây ra hậu quả gì?

người trong độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi
năm tăng thêm 1 triệu người.

12


Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia

tăng dân số?
HS: Trao đổi theo nhóm bàn, trả lời.
GV: Chuẩn kiển thức
+ Khó khăn cho giải quyết việc làm,
phúc lợi xh, vấn đề ô mhiễm môi
trường…Nâng cao đời sống nhân
dân,...
* Tích hợp năng lượng:
? Em biết gì về tình hình khai thác và
sử nguồn năng lượng, đặc biệt là năng
lượng không thể phục hồi ở nước ta
hiện nay?
HS: Trả lời, nhận xét.
GV: đánh giá và bổ sung: ...dân số
tăng nhanh dẫn đến các nhu cầu về
năng lượng ngày tăng cao, dẫn đến
bức xúc của việc sử dụng và khai thác
năng lượng một cách tiết kiệm, chống
lãng phí...
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 2.1
thảo luận cặp (3’) trả lời các câu hỏi
sau:
? Xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất?
? Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số cao hơn mức trung
bình cả nước?
HS: Quan sát, trả lời. Nêu được:
+ Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao
nhất: Tây Bắc: 2,19 %.

+ Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp
nhất: Đồng bằng sông Hồng: 1,1 %.
+ Vùng, lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự
nhiên cao hơn mức Tây Bắc cả nước:
Tây Bắc, Bắc Bộ, duyên hải Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên
GV: Chuẩn kiến thức

- Dân số tăng nhanh gây nhiều sức ép
đối với tài nguyên môi trường, kinh tế
– xã hội.

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao
nhất: Tây Bắc: 2,19 %. Vùng có tỉ lệ
gia tăng tự nhiên thấp nhất: Đồng bằng
sông Hồng: 1,1 %

Hoạt động 3.
* Mục tiêu
- Biết phân biệt dân số theo độ tuổi và giới tính.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng số liệu thống kê.
13


HS hoạt động theo cặp đôi
III. Cơ cấu dân số:
GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng 2.2,
thảo luận cặp (3’) trả lời các câu hỏi
sau:
? Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam

nữ thời kì 1979 – 1999? (nữ > nam)
? Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm
tuổi ở nước ta thời kì 1979 – 1999?
HS: Trao đổi, trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận
+ Nhóm từ 0 => 14 tuổi:
- Nam từ 21% giảm 20,1% - 17,4%.
- Nữ từ 20,7% giảm 18,9%- 16,1%
=> giảm dần.
+ Nhóm 15-59 tuổi:...
? Hãy cho biết xu hướng thay đổi cơ
cấu dân số theo nhóm tuổi ở Việt Nam
thời kì 1979 – 1999?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức.
+ Theo độ tuổi:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Tỉ lệ trẻ
em có xu hướng giảm.
- Cơ cấu dân số có xu hướng già đi, tỉ
lệ người trong độ tuổi lao động và
ngoài tuổi lao động tăng lên .
GV: Yêu cầu HS đọc mục 3 sgk để + Theo giới tính:
hiểu rõ hơn về tỉ số giới tính.
- Tỉ lệ nữ còn cao hơn tỉ lệ nam có sự
GV: Giải thích: Tỉ số giới tính (nam, khác nhau giữa các vùng .
nữ) không bao giờ cân bằng và thường - Tỉ lệ giới tính đang ngày càng cân
thay đổi theo nhóm tuổi, theo không bằng.
gian và thời gian, nhìn chung trên thế
giới hiện nay là 98,6 % nam thì có 100
nữ. Tuy nhiên lúc mới sinh ra số trẻ sơ

sinh nam luôn cao hơn nữ, đến tuổi
trưởng thành thì tỉ số này gần bằng
nhau, sang lứa tuổi già thì só nữ cao
hơn nam.
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ (SGK trang 9)
C. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu. Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
a. Em hãy cho biết: Dân số đông và tăng nhanh gây hậu quả gì?
b. Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên?
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng:
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức bài học vào các bài học tiếp theo.
a. Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ:
14


- HS làm bài tập 3 SGK:
+ Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) = (Tỉ lệ sinh – Tỉ lệ tử) / 10
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%): Vẽ biểu đồ là đường biểu diễn
b. GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài 3 “Phân bố dân cư và các loại hình quần cư”.
.............................................................................

Ngày dạy:……/…./2019 tại lớp 9A
:……/…./2019 tại lớp 9B
Tiết 4 – Bài 3
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:

- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta.
- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức
năng và hình thái quần cư.
- THBVMT: Nhận biết được quá trình đô thị hoá ở nước ta.
b) Về kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc átlát địa lí Việt
Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta.
- Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị
ở nước ta.
- THBVMT: Phân tích bảng số liệu để biết được sự ảnh hưởng của đô thị
hóa đối với môi trường.
c) Về thái độ:
- Có ý thức về sự gia tăng dân số.
- THBVMT: Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình đô thị hóa.
* Năng lực phát triển::
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực đọc
hiểu văn bản.
15


- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng
hình vẽ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Tivi (chiếu bản đồ)
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Một số tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở Việt Nam
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A....../......; Lớp 9B......./.........

* Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta?
Đáp án: Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu người, năm 2018 là 96 triệu
người. Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới.
* Gia tăng dân số: Dân số nước ta tăng nhanh từ những năm 50 của TK 20
có hiện tượng bùng nổ dân số.
Câu 2: Phân tích những nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số quá
nhanh?
Đáp án: Nguyên nhân: Tỉ lệ sinh tăng, tỉ lệ tử giảm.
Hậu quả: Vấn đề nhà ở, giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường...
b) Dạy nội dung bài mới:
A. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:
Giúp HS tái hiện được kiến thức về phân bố dân cư và các loại hình quần cư
để HS sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
Bước 1. GV hướng HS vào bài.
Bước 2. Dân cư nước ta đông phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền.
Ở từng nơi người dân lại lựa chọn các loại hình quần cư phù hợp với điều kiện
sống và hoạt động sản xuất của mình tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở
nước ta.
Bước 3. GV dẫn dắt vào bài. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề trên trong bài
hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu mật độ dân số và sự phân bố dân cư
* Mục tiêu:
- Trình bày đươc sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng bản đồ.
? Em hãy nhắc lại thứ hạng diện tích lãnh thổ và dân số nước ta so với các nước

trên thế giới?
HS hoạt động cả lớp khai thác kiến I. Mật độ dân số và sự phân bố dân
thức từ SGK để trả lời câu hỏi
cư.
HS: Trả lời cá nhân
GV: Gợi ý đứng thứ 14 về diện tích và
16


lãnh thổ trên thế giới.
? Dựa vào hiểu biết và SGK cho biết đặc
điểm mật độ dân số nước ta?
HS: Trả lời cá nhân.
? So sánh mật độ dân số nước ta với mật + Mật độ dân số:
độ dân số thế giới (2003)?
GV: Gợi ý để HS nêu được: gấp 5,2 lần
+ Châu Á: mật độ 85 người/km2
+ Khu vực Đông Nam Á:
Lào mật độ 25 người/km2
Cam pu Chia mật độ 68 người/km2. Malai- xi- a mật độ 75 người/km2
? Qua so sánh các số liêu trên rút ra đặc
điểm mật độ dân số nước ta?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Cung cấp số liệu mật độ dân số Việt
Nam:
1989 là 195 người/km2
2002 là 241 người/km2
2003 là 246 người/km2
2018 là 312 người/km2

? Qua bảng số liệu trên em rút ra nhận
xét gì về mật độ dân số qua các năm?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Tóm tắt ghi nội dung:
- Mật độ dân số nước ta thuộc loại
cao trên thế giới. Năm 2003 là 246
người/km2
? Quan sát trên bản đồ đối chiếu H3,1 Năm 2018 là 312 người/km2
SGK. Cho biết dân cư nước ta tập trung
đông đúc ở vùng nào? Đông nhất ở đâu?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích tự
nhiên, tập trung ¾ số dân
? Dân cư thưa thớt ở vùng nào? Thưa
thớt nhất ở đâu?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Miền núi và cao nguyên có 3/4 diện
tích tự nhiên, có 1/4 số dân
+ Tây Bắc có 67 người /km2
+ Tây nguyên 82 người/km2
? Dựa vào hiểu biết thực tế và SGK cho + Sự phân bố dân cư:
biết sự phân bố dân cư giữa nông thôn
và thành thị ở nước ta có đặc điểm gì?
HS: Trả lời cá nhân
17


GV: Nhận xét chuẩn xác kiến thức ghi
nội dung:
? Dân cư sống tập trung nhiều ở nông

thôn chứng tỏ nền kinh tế có trình độ
như thế nào?
HS: thấp, chậm phát triển ...
? Hãy nêu những nguyên nhân của đặc
điểm phân bố dân cư?
HS: Đồng bằng, ven biển, các đô thị có
điều kiện tự nhiên thuận lợi ...
? Nhà nước ta có chính sách biện pháp
gì để phân bố lại dân cư?
HS: Tổ chức di cư đến các vùng kinh tế
mới ở miền núi và cao nguyên
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức
- Phân bố không đều.
+ Đông ở đồng bằng, ven biển và các
đô thị. (ĐBSH 1192 người / km2, TP
Hồ Chí Minh 2664 người/ km2, Hà
Nội 2830 người/km2 )
+ Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên.
- Khoảng 74% dân số sống ở nông
thôn 26% ở thành thị (2003)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại hình quần cư
* Mục tiêu:
- Phân biệt được các loại hình quần cư.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng bản đồ, hình
ảnh
HS hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp II. Các loại hình quần cư
GV: Giới thiệu tập ảnh hoặc mô hình,
hoặc mô tả về các kiểu quần cư nông
thôn
? Dựa trên thực tế và vốn hiểu biết hãy 1. Quần cư nông thôn

cho biết sự khác nhau giữa kiểu quần cư
nông thôn các vùng?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Làng cổ việt có luỹ tre xanh bao
bọc, đình làng, cây đa bến nước có trên
100 hộ dân. trồng lúa nước nghề thủ
công truyền thống ....
Bản buôn (dân tộc ít người) nơi gần
nguồn
nước,có đất canh tác sản xuất nông lâm
kết hợp)
? Cho biết sự giống nhau của quần cư
18


nông thôn?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức: hoạt - Nhà cửa, thôn xóm trải rộng theo
động chính là nông lâm ngư nghiệp.
không gian.
- Mật độ dân số thấp.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông
lâm, ngư nghiệp.
? Hãy nêu những thay đổi hiện nay của
quần cư nông thôn mà em biết?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Đường, trường, trạm điện thay đổi
diện mạo làng quê, nhiều cơ sở dịch vụ,
tiểu thủ công nghiệp...
GV: Chia nhóm: 3 nhóm Giao nhiệm vụ 2. Quần cư thành thị

+ Nhóm 1: Dựa vào vốn hiểu biết và
SGK nêu đặc điểm của quần cư thành thị
nước ta?
(Qui mô)
+ Nhóm 2: Cho biết sự khác nhau về
hoạt động kinh tế và cách thức bố trí
nhà ở giữa thành thị và nông thôn?
+ Nhóm 3: Quan sát H3.1: Hãy nêu
nhận xét về sự phân bố các đô thị của
nước ta? Giải thích?
(2 đồng bằng lớn và ven biển, lợi thế về
vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội...)
HS: Các nhóm cử ra một tổ trưởng và
một thư kí
Cá nhân trao đổi ý kiến thời gian 5 phút
Thư kí ghi lại ý kiến thống nhất trong
quá trình thảo luận
HS: Cả 3 nhóm gắn kết quả lên bảng,
các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau
- Chủ yếu ở đồng bằng ven biển.
GV: Chuẩn kiến thức
- Mật độ dân số cao, nhà cửa san sát.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là công
nghiệp, dich vụ,…
- Là trung tâm kinh tế chính trị văn
? Địa phương em thuộc loại hình nào?
hoá, khoa học kĩ thuật.
? Quan sát hình 3.1. Hãy nêu nhận xét
về sự phân bố các đô thị của nước ta.

Giải thích?
HS: Trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình đô thị hóa
19


* Mục tiêu:
- Nhận biết được quá trình đô thị hóa của nước ta, có ý thức bảo vệ môi trường
đô thị.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng bảng số liệu.
HS hoạt động cá nhân, cặp đôi.
III. Đô thị hoá.
GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng 3.1, cho
biết:
? Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị
của nước ta theo gợi ý sau: Tốc độ tăng,
giai đoạn nào tốc độ tăng nhanh…?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức.
- Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị
được mở rộng, phổ biến lối sống
thành thị.
? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị
đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước
ta như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn xác kiến thức:
- Trình độ đô thị hóa thấp. Phần lớn
các đô thị nước ta thuộc loại vừa và

nhỏ.
* Tích hợp môi trường:
GV: Yêu cầu HS quan sát H3.1, thảo
luận cặp (2’) các nội dung sau:
? Nhận xét về sự phân bố các thành phố
lớn?
? Vấn đề bức xúc cần giải quyết cho dân
cư tập trung quá đông ở các thành phố
lớn?
HS: Trả lời
GV: Phân bố các thành phố lớn ở đồng
bằng, ven biển; Giải quyết vấn đề bức
xúc ở các thành phố là việc làm, nhà ở,
kết cấu hạ tầng đô thị, chất lượng môi
trường đô thị...
? Lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng
quy mô các thành phố?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung, ví dụ qui mô mở rộng thủ
đô Hà Nội: Lấy sông Hồng làm trung
tâm mở về phía bắc: Đông Anh, Gia
Lâm; nối 2 bờ bằng 5 cầu: Thăng Long,
Chương Dương (có sẵn), Thanh Trì,
Vĩnh Tuy, Nhật Tân (đang và sẽ làm)...
* Ghi nhớ (SGK trang 13)
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
20


C. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu. Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
GV cho HS trả lời câu hỏi.
? Cho biết đặc điểm phân bố dân cư nước ta và giải thích?
? Hãy nêu những thay đổi quần cư nông thôn mà em biết?
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng:
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức bài học vào các bài học tiếp theo.
a. Hoạt động cá nhân:
- Hoàn thành bảng sau để so sánh 2 loại quần cư (phụ lục 1)
HS thực hiện yêu cầu
GV chuẩn kiến thức (phụ lục 2)
b. GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học
4. Phụ lục:
Phụ lục 1
Quần cư
Nông thôn
Đô thị
Mật độ
Hình thức tổ chức
Hoạt động kinh tế
Thông tin chuẩn kiến thức
Phụ lục 2

Quần cư
Nông thôn
Đô thị
Mật độ
Thấp
Cao
Hình thức tổ chức
Bản, làng, bum, sóc…

Phố, phường…
Hoạt động kinh tế
Nông, lâm, ngư nghiệp Trung tâm kinh tế, chính trị…
..............................................................................
Ngày dạy:……/…./2019 tại lớp 9A
:……/…./2019 tại lớp 9B
Tiết 5 – Bài 4
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.
- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.
- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta.
- THBVMT: Hiểu môi trường sống cũng là một trong những tiêu chuẩn của
chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam còn chưa
cao, một phần do môi trường sống còn nhiều hạn chế.
+ Biết môi trường sống ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân.
b) Về kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị,
nông thôn, theo đào tạo; Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành; Cơ cấu sử dụng lao
động theo thành phần kinh tế ở nước ta.
21


- THBVMT: Phân tích mối quan hệ giữa môi trường sống và chất lượng
cuộc sống.
c) Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi đang sống và các nơi công cộng
khác, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.

- THBVMT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi đang sống và các nơi
công cộng khác, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng
lực đọc hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử
dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Tivi (chiếu bản đồ)
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A....../......; Lớp 9B......./.........
* Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Xác định trên bản đồ những vùng dân cư đông ở nước ta? Giải
thích vì sao?
- Đáp án: Chỉ bản đồ, do địa hình, giao thông kinh tế phát triển...
b) Dạy nội dung bài mới:
A. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:
Giúp HS tái hiện được kiến thức về lao động và việc làm, chất lượng cuộc
sống để HS sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
GV: Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh
tế, xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác ...
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn lao động và sử dụng lao động.

* Mục tiêu:
- Biết nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Mặt mạnh và hạn chế của
nguồn lao động.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng hình vẽ.
HS hoạt động nhóm khai thác kiến I. Nguồn lao động và sử dụng lao
thức từ SGK để trả lời câu hỏi
động:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại số tuổi của 1. Nguồn lao động:
nhóm trong và trên độ tuổi lao động.
HS: Trả lời (15 đến 59 tuổi; 60 tuổi trở
lên)
22


GV: Những người thuộc 2 nhóm tuổi
trên chính là nguồn lao động của nước
ta.
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
nhỏ.
Hai bàn một nhóm, thời gian 5 phút.
GV: Giao nhiệm vụ chung cho các
nhóm.
Câu 1: Nguồn lao động nước ta có
những mặt mạnh và hạn chế nào?
Câu 2: Dựa vào H4.1, hãy nhận xét cơ
cấu lực lượng lao động giữa thành thị và
nông thôn, giải thích nguyên nhân.
Câu 3: Nhận xét chất lượng lao động
của nước ta. Để nâng cao chất lượng lao
động cần có những giải pháp gì?

GV: Dựa vào vốn hiểu biết, thông tin
SGK và H4.1 SGK để thảo luận.
HS: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm cử ra 1 nhóm trưởng, 1 thư
ký, trao đổi ý kiến thảo luận.
HS: Thảo luận tổng kết trước toàn lớp.
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và
GV: Bổ sung và chuẩn kiến thức
tăng nhanh. Đó là điều kiện phát triển
kinh tế.
- Tập trung nhiều ở khu vực nông
thôn ( 75,8 % )
- Lực lượng lao đông hạn chế về thể
chất và chất lượng (78,8% không qua
đào tạo)
* Biện pháp nâng cao chất lượng lao
động hiện nay: Có kế hoạch giáo dục
đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu
tư mở rộng đào tạo, dạy nghề…
GV: Yêu cầu HS dựa vào H4.2 SGK
2. Sử dụng lao động:
? Nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi
cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở
nước ta? (So sánh tỉ lệ lao động từng
ngành từ 1989-2003)
Định hướng
+ Qua biểu đồ, nhìn chung cơ cấu lao
động có sự chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa trong thời gian qua
biểu hiện ở tỉ lệ lao động trong các
ngành CN-XD và dịch vụ tăng, số lao

động làm việc trong ngành nông, lâm,
23


ngư nghiệp ngày càng giảm.
+ Tuy phần lớn lao động vẫn còn tâp
trung trong nhóm ngành nông, lâm , ngư
nghiệp (59,6%). Sự gia tăng lao động
trong nhóm ngành CN- XD và dịch vụ
vẫn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
HS: Trả lời
GV: Đánh giá và chuẩn xác kiến thức
- Phần lớn lao động còn tập trung
nhiều trong ngành nông- lâm- ngư
nghiệp.
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các
ngành kinh tế của nước ta được thay
đổi theo hướng đổi mới của nền kinh
tế- xã hội (tích cực)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vấn đề việc làm.
* Mục tiêu:
- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
HS hoạt động cả lớp, hoạt động cá II. Vấn đề việc làm.
nhân
GV: Yêu cầu HS đọc mục II Sgk, trao
đổi theo cặp, trả lời câu hỏi
? Tại sao nói việc làm đang là vấn đề
gay gắt ở nước ta?

Định hướng
Nguyên nhân: ở nông thôn do đặc điểm
mùa vụ của sx nông nghiệp và và phát
triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn
chế,...
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung và chuẩn kiến thức
- Nguồn lao động dồi dào trong khi
nền kt chưa phát triển đã tạo nên sức
ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc
làm.
+ Khu vực nông thôn là 77,7 %
(2003) do đặc điểm mùa vụ của sản
xuất nông nghiệp và phát triển ngành
? Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc còn hạn chế.
làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có + Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp
tay nghề ở các khu vực cơ sở kinh tương đối cao 6 %
doanh, khu dự án công nghệ cao?
(Trình độ lao động và chất lượng lao
động nước ta…)
? Để giải quyết vấn đề việc làm theo em
24


cần phải có những biện pháp gì?
Định hướng
* Biện pháp:
+ Phân bố lại lao động và dân cư.
+ Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông
thôn.

+ Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch
vụ ở thành thị.
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo,
hướng nghiệp, dạy nghề.
HS: Dựa vào nội dung Sgk trả lời
GV: Nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về chất lượng cuộc sống.
* Mục tiêu:
- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta
- Phát triển năng lực tự học, sử dụng hình ảnh
HS hoạt động cá nhân
III. Chất lượng cuộc sống:
GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK và thực
tế.
? Nêu những dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang có
thay đổi cải thiện.
Định hướng
+ Nhịp điệu tăng trưởng kinh tế khá cao,
Tb GDP mỗi năm tăng 7%.
+ Xóa đói giảm nghèo từ 16,1% (2001)
xuống 14,5% (2002) và 12% (2003),
10% (2005).
+ Cải thiện giáo dục, y tế và chăm sóc
sức khỏe, nhà ở, nước sạch, điện sinh
hoạt…
- Chênh lệch giữa các vùng:
+ Vùng núi phía bắc, Bắc Bộ, Duyên hải
Nam trung Bộ: GDP thấp nhất.
+ Đông Nam Bộ: GDP cao nhất.
- Chênh lệch giữa các nhóm thu nhập

cao và thu nhập thấp tới 8,1 lần. GDP
bình quân / người 440 USD (2002),
trong khi GDP/ người Tb của thế giới là
5120 USD, các nước phát triển là 20.670
USD, các nước đang phát triển là 1230
USD và các nước ĐNá là 1580 USD. VN
phấn đấu năm 2005 đạt 700 USD/
người.
HS: Trả lời.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×