Tuyển tập một số đề thi và đáp án hay Địa lí 6,7,8,9
Đề 1: Thời gian 150 phút. (lớp 9)
Câu 1: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a). Trình bày đặc điểm chính của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
b). Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm
sút mạnh mẽ?
Câu 2: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
a). Kể tên và sắp xếp các nhà máy thủy điện theo nhóm có công suất: dưới
1000MW, trên 1000 MW.
b). Giải thích sự phân bố của các nhà máy thủy điện nước ta.
Câu 3: (4,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Diện tích đất nông nghiệp của nước ta (đơn vị: nghìn ha)
Loại đất nông nghiệp 1992 2000
- Đất trồng cây hàng năm 5.506,0 6.129,5
- Đất trồng cây lâu năm 1.191,0 2.181,9
- Đất đồng cỏ chăn nuôi 328,0 499,0
- Diện tích mặt nước nuôi thủy sản 268,0 535,0
a). Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại đất nông
nghiệp của hai năm 1992 và 2000.
b). Nhận xét và giải thích cơ cấu sử dụng đất.
Câu 4: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a). Trình bày những thuận lợi để vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh
cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
b). Nêu một số cây công nghiệp chính của vùng.
Câu 5: (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng,
Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đơn vị: tạ/ha)
Năm
Vùng
1995 2000 2002
Đồng bằng sông Hồng 44,4 55,2 56,4
Đồng bằng sông Cửu Long 40,2 42,3 46,2
Cả nước 36,9 42,4 45,9
a). Hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu
Long và cả nước rút ra nhận xét và giải thích.
b). Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông
Hồng.
Câu 6: (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng năm 1999
Các vùng
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
của dân số (%)
Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Tây Bắc
+ Đông Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
2,19
1,30
1,11
1,47
1,46
2,11
1,37
1,39
Cả nước 1,43
Hãy nhận xét và giải thích về tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng
nước ta năm 1999.
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung Điểm
1
(4,0
điểm)
a). Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả
nước: nhiệt độ thấp, có mưa phùn.
- Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn (mùa đông kéo dài nhất
nước ta).
- Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều.
b). Giải thích:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của
nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu
Á tràn xuống (mỗi năm có trên 20 đợt gió mùa cực đới tràn về).
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở vị trí tiếp giáp với vùng
ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có địa hình che chắn.
Các dãy núi cánh cung mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho
0,50
0,50
0,50
1,0
0,50
1,0
các luồng gió mùa đông bắc dễ dàng xâm nhập vào Bắc Bộ.
2
(2,0
điểm)
a). Kể tên và sắp xếp các nhà máy thủy điện:
- Nhà máy thủy điện trên 1000 MW: Hòa Bình.
- Nhà máy thủy điện dưới 1000 MW: thí sinh kể đúng tên 5 nhà
máy thì cho 0,25 điểm; từ 6 nhà máy trở lên cho 0,5 điểm.
(nếu thí sinh không xếp nhóm nhưng kể được tên 10 nhà máy thì
cho 0,5 điểm)
b). Giải thích:
- Các nhà máy thủy điện phân bố chủ yếu trên các con sông ở
vùng trung du và miền núi.
- Trung du, miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết
- Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen
kẻ... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.
0,25
0,50
0,50
0,50
0,25
3
(4,0
điểm)
a). Vẽ biểu đồ:
Yêu cầu:
- Xử lý số liệu:
Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp: (đơn vị %)
Loại đất nông nghiệp 1992 2000
- Đất trồng cây hàng năm 75.5 65.6
- Đất trồng cây lâu năm 16.3 23.3
- Đất đồng cỏ chăn nuôi 4.5 5.3
- Diện tích mặt nước nuôi thủy sản 3.7 5.7
Tổng số 100.0 100.0
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn cho 2 năm (R
1992
< R
2000
)
- Chính xác, đẹp.
- Có chú giải, tên biểu đồ.
b). Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét:
- Đất trồng cây hàng năm: cơ cấu diện tích giảm (dẫn chứng)
- Đất trồng cây lâu năm: Cơ cấu diện tích tăng mạnh (dẫn chứng)
- Đất trồng đồng cỏ chăn nuôi và diện tích mặt nước nuôi thủy
sản có cơ cấu diện tích tăng (dẫn chứng).
* Giải thích:
Có sự thay đổi về cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp là
do tốc độ tăng diện tích các loại đất khác nhau:
- Diện tích đất trồng cây hàng năm tăng chậm (dẫn chứng)
- Diện tích đất trồng cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, diện tích
mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng nhanh (dẫn chứng).
0,50
1,50
0,25
0,25
0,50
0,50
0,25
0,25
4
(4,0
điểm)
a). Những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp vùng
Đông Nam Bộ:
- Đất đai màu mỡ: Đất xám (phù sa cổ) và đất đỏ badan thích
hợp trồng cây công nghiệp.
0,50
- Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, có hai mùa: mùa mưa
và mùa khô phân hóa rõ rệt, ít thiên tai.
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất cây
công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là GTVT và TTLL.
- Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
- Có các chương trình hợp tác đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
trồng và chế biến cây công nghiệp.
b). Một số cây công nghiệp chính:
- Cao su: đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng (70% diện
tích và 90% sản lượng)
- Cà phê: đứng thứ hai sau Tây Nguyên.
- Ngoài ra còn có cây điều, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá...
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,25
0,25
5
(3,0
điểm)
a). So sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng
bằng sông Cửu Long và cả nước.
- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu
Long và cả nước đều tăng qua các năm (dẫn chứng)
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất trong
cả nước do có trình độ thâm canh cao.
b). Lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng
bằng sông Hồng.
- Vào mùa đông (tháng 10 – tháng 4 năm sau) thời tiết Đồng
bằng sông Hồng thường lạnh và khô do ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc.
- Gió mùa đông bắc mỗi lần tràn về thường gây ra rét đậm, rét
hại.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Ngô vụ đông, khoai tây, rau
quả ôn đới và cận nhiệt... làm cho sản phẩm nông nghiệp đa
dạng và đem lại lợi ích kinh tế cao.
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
6
(3,0
điểm)
a). Nhận xét:
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta còn có sự chên lệch
giữa các vùng.
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất là Khu vực Tây Bắc và Vùng
Tây Nguyên (dẫn chứng).
- Ngoài ra Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ cũng có
tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình cả nước (dẫn chứng).
- Các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng
bằng sông Hồng và Khu vực Đông Bắc có tỷ lệ gia tăng tự nhiên
thấp hơn trung bình cả nước (dẫn chứng).
- Vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất cả nước là Đồng bằng
sông Hồng (dẫn chứng)
* Giải thích:
- Những vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao tâp trung chủ yếu ở
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
miền núi và trung du, là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người
việc thực hiện chính sách dân số gặp nhiều khó khăn.
-----------------------------HẾT--------------------------------------------------------------
ĐỀ 2: (Thời gian 180 phút)
Câu 1 : ( 4,0 điểm ) Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa các vùng
núi : Đông Bắc và Tây Bắc ;BắcTrường Sơn và NamTrường Sơn .
Câu 2 : ( 4,5 điểm ) Cho bảng số liệu :
SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA
Năm
Sản phẩm
1990 1995 2000 2006
Than ( triệu tấn ) 4,6 8,4 11,6 38,9
Dầu thô
( triệu tấn )
2,7 7,6 16,3 17,2
Điện ( tỉ kWh) 8,8 14,7 26,7 59,1
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta, thời gian từ 1990 –
2006.
b) Từ biểu đồ đã vẽ và kiến thức đã học hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích .
Câu 3 : ( 4,0 điểm ) Cho bảng số liệu :
CÁC LOẠI TRANG TRẠI CỦA CẢ NƯỚC, ĐÔNG NAM BỘ
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2006
Các loại trang trại Cả nước Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu
Long
Tổng số 113730 14054 54425
Trang trại trồng cây hàng
năm
32611 1509 24425
Trang trại trồng cây công
nghiệp lâu năm
18206 8188 175
Trang trại chăn nuôi 16708 3003 1937
Trang trại nuôi trồng thuỷ
sản
34202 747 25147
Trang trại thuộc các loại
khác
12003 607 2741
a) Phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Cửu Long .
b) Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long năm 2006 .
Câu 4 : ( 5,5 điểm ) Du lịch là một trong những ngành dịch vụ quan trọng và có nhiều hứa hẹn ở nước ta .
Anh ( chị ) hãy :
a) Chứng minh tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú , đa dạng .
b) Giải thích tại sao Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng lại là những trung tâm du lịch
lớn nhất của cả nước ta .
Câu 5 : ( 2,0 điểm ) Hãy kể tên các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta . Vai trò của các đô thị đó đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước ?
.................................................................Hết.....................................................................
ĐÁP ÁN
Câu Nội dung Điểm
Câu1 4,0 điểm
• Sự khác biệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Vùng núi Đông Bắc
+ nằm ở tả ngạn sông Hồng
+ Có 4 cánh cung lớn : Bắc Sơn, Ngân Sơn , Sông Gâm,
Đông Triều qui tụ tại Tam Đảo .
+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn dtích
- Vùng núi Tây Bắc
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
+ Có các dãy núi lớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam :Hoàng Liên Sơn ; Dãy Sông Mã ; Các dãy núi và sơn
nguyên đá vôi
+ Địa hình cao nhất nước ta
2,0 điểm
1,0 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
1,0 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
• Sự khác nhau giữa vùng núi Bắc Trường Sơn và
Nam Trường Sơn
* Bắc Trường Sơn :
- Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
- Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam .
- Vùng núi thấp , hẹp ngang , cao ở hai đầu , thấp ở giữa.
* Nam Trường Sơn :
- Gồm các khối núi và cao nguyên ăn sát ra biển .
- NTS cao hơn BTS , nhiều đỉnh trên 2900m
- Hướng núi vòng cung
2,0 điểm
1,0 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
1,0 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 2 5,0 điểm
* Vẽ biểu đồ
Thí sinh vẽ biểu đồ kết hợp cột, đường , đầy đủ chính xác
( Dầu thô, than vẽ biểu đồ cột; điện vẽ biểu đồ đường )
Chia tỉ lệ, khoảng cách năm, ghi số liệu, có chú giải , tên biểu
đồ ...
Nếu thiếu 01 lỗi trừ mỗt lỗi 0,25 điểm
2,0 điểm
* Nhận xét
- Từ 1990 đến 2005 sản lượng dầu thô, than, điện đều liên tục
tăng ( dẫn chứng )
- Than tăng 8,4 lần, dầu tăng 8,6 lần, điện tăng 6,7 lần
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
*Giải thích
- Sản lượng dầu, than, điện tăng vì đây là sản phẩm của
ngành Công nghiệp Năng lượng , ngành công nghiệp trọng
điểm quan trọng của nước ta
2,0 điểm
0,5 điểm
- Than tăng nhanh do những năm gần đây được đầu tư đổi
mới trang thiết bị và mở rông thị trường tiêu thụ
- Dâu khí tăng nhanh do thu hút được các nguồn đầu tư nước
ngoài, phát triển công nghiệp chế lọc dầu
- Sản lượng điện tăng chủ yếu do nhiệt điện và thủy điện , đáp
ứng nhu câu điên cho sản xuất , sinh hoạt và phụ vụ quá trình
CNH, HĐH
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
Xử lý số liệu
CƠ CẤU TRANG TRẠI CỦA CẢ NƯỚC, ĐÔNG NAM BỘ, ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONH NĂM 2006
Đơn vị : %
Các loại
trang trại
Cả nước Đông Nam
Bộ
Đồng bằng
sông Cửu
Long
Tổng số 100 100 100
Trồng cây
hàng năm
38,7 10,7 44,9
Trồng cây
lâu năm
16,0 58,3 0,3
Chăn nuôi 14,7 21,4 3,6
Nuôi trồng
thủy sản
30,0 5,3 46,2
Các loại khác 10,6 4,3 5,0
1,ođiểm
* Phân tích :
- Ở nước ta kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển đặc
biệt là ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
- Trong Cơ cấu có nhiều loại trang trại khác nhau ; Tỉ trọng
của từng loại trang trại trong các vùng và cả nước cũng có sự
khác biệt
* Giải thích
Đông Nam Bộ
- Trang trại trồng cây lâu năm chiểm tỉ trọng lớn nhất(: 58,3
% )do vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây
công nghiệp lâu năm ( Địa hình , Đất đai , khí hậu )
- Trang trại chăn nuôi có tỉ trọng khá lớn (21,4% ) phát
triển dựa trên điều kiện nguồn thức ăn và nhu cầu thực
phẩm lớn của trung tâm CN và Thành phố
Đồng bằng sông Cửu Long :
- Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trong lớn nhất (46,2
% ) do có nhiều điều kiện thuận lợi (Sông ngòi , kênh rạch,
các bãi triều , mặt nước ruộng sâu )
- Trang trại trồng cây hàng năm chiếm tỉ trọng lớn (44,9% )
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
phát triển dựa trên điều kiện thuận lợi về Đất đai , khí hậu và
nhu cầu
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4 5,0 điểm
a) Chứng minh tài nguyên du lịch nước ta phong phú đa
dạng
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Gồm : Địa hình, khí hậu, nước, sinh vật
+ Địa hình : Có nhiều dạng ( Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải
đảo ) tạo nên nhiều cảnh đẹp
. Địa hình catxtơ có 200 hang động đẹp có thể khai thác du
lịch .Nhiều cảnh đẹp nổi tiếng : Vịnh Hạ Long, Động Phong
Nha, Hạ Long cạn ( Ninh Bình )
. Dọc bờ Biển ( 3260 km ) có 125 bãi biển ; Các đảo phát triển
du lịch : Phú Quốc, Cát Bà ...
+ Khí hậu : Nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo vĩ độ,
theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu
+ Tài nguyên nước :
. Nhiều vùng sông nước như : Hệ thống sông Cửu Long; sông
Hương .......
. Các hồ tự nhiên : Hồ Ba Bể......
. Hồ nhân tạo : Hồ Hòa Bình, hồ Dầu Tiếng ........
. Nước khoáng có vài trăm nguồn đã được khai thác : Kim Bôi
( Hòa Bình ) Vĩnh Bảo ( Bình Thuận ) ........
+ Sinh vật : Có hơn 30 vườn quốc gia : Cúc Phương, Cát
Tiên
hàng chục khu bảo tồn thiên nhiên , khu dự trữ sinh quyển
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Gồm các di tích văn hóa, lịch sử , các lễ hội truyền thông và
các tài nguyên khác
+ Di tích văn hóa lịch sử : Có 4 vạn di tích trong đó có hơn
2600 di tích được nhà nước xép hạng
Các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới : Cố đô
Huế, Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn ,
Các di sản phi vật thể : Nhã nhạc cung đình Huế , cồng chiêng
Tây Nguyên
+ Các lễ hội : Đền Hùng, Chùa Hương ; Hái đối ( Người
Mường) , ném còn ( Người Thái ) ...
b) Hà Nội, T/p Hồ Chí Minh , Huế - Đà Nẵng là những
trung tâm du lịch lớn của cả nước :
- Đây là những thành phố, những trung tâm dịch vụ lớn và đa
dạng nhất nước ta., đồng thời cũng là những đầu mối GTVT,
3,5 điểm
2,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
viễn thông lớn nhất cả nước
- Những trung tâm trên rất giàu tài nguyên du lịch , đặc biệt là
tài nguyên du lịch nhân văn : Các công trình kiến trúc, di tích
lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn
hóa dân gian ...
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5 2,0 điểm
• Các đô thi trực thuộc trung ương : Hà Nội , T/p Hồ
Chí Minh , Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ
• Vai trò của các đô thị trực thuộc trung ương
- Đóng góp tỉ trọng cao trong GDP cả nước, GDP công
nghiệp - xây dựng ; GDP dịch vụ và ngân sách nhà nước
- Là nơi tập trung dân cư đông đúc, tạo thị trường tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng
- Là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn KT ; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có
sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động
lực cho sự tăng trưởng phát triển KT
- Các đô thị trên còn có khả năng tạo nhiều việc làm và thu
nhập cho người lao động
0,5 điểm
1,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Đề 3: (thời gian 150 phút)
Câu 1. (4,5 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/km
2
)
1989 2003
Cả nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Tây Bắc
+ Đông Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
195
103
784
167
148
45
333
359
246
115
67
141
1192
202
194
84
476
425
1. Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số của các vùng ở nước ta?
2. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?
3. Nêu các biện pháp để giải quyết vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 2. (4,5 điểm):
1. Phân tích các điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam.
2. Vì sao ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Câu 3. (4,0 điểm):
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn ở nước ta.
C¸c vïng
N¨m
1. So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với
vùng Tây Nguyên.
2. Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó?
Câu 4. (4,0 điểm):
1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ.
2. Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ?
Câu 5. (3,0 điểm): Cho bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế nước ta (Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp - XD Dịch vụ
1990
2005
16252
175048
9513
343807
16190
319003
(Nguồn niên giám thống kê 2005, NXB Thống kê)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta năm 1990 và năm
2005.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu
vực kinh tế ở nước ta?
-------------Hết-------------
Họ và tên thí sinh:..................................................................................................Số báo danh:....................
Đề 4:
ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI VÒNG TRƯỜNG Lớp:……. Môn:
ĐỊA LÝ - Lớp 9 (Năm học : 2009 – 2010)
Họ và tên:……………………. Thời gian: 60 phút
A-TRẮC NGHIỆM:(4.5 điểm)
I/ Xác định các hướng còn lại theo phương hướng dưới đây:(1đ)
BẮC
II/ Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau: (1.5đ)
1. Tính đến ngày 1/4/2009 dân số nước ta là:
a. 79.7 triệu người b. 85.6 triệu c. 80.9 triệu d. 87.8 triệu
2. Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh vì:
a. Kinh tế phát triển người dân muốn có đông con.
b. Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ.
c. Số phụ nữ ở tuổi sinh sản cao.
d. Nông thôn và miền núi cần nhiều lao động.
3. Yếu tố nào là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá
cao?
a. Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp.
b. Tâm lý ưa nhàn hạ thoải mái của nông dân.
c. Sự phát triển ngành nghề còn hạn chế.
d. Tính chất tự cung, tự cấp của công nghiệp nước ta.
4. Từ năm 1990 đến nay, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta, đã chuyển biến theo
hướng tích cực biểu hiện ở:
a. Số lượng lao động trong nông nghiệp tăng.
b. Tỉ lệ lao động trong 3 ngành đều tăng.
c. Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động CN-XD và dịch vụ.
d. Tăng tỉ lệ trong công nghiệp,giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp và dịch vụ.
III/Điền vào chỗ chấm(…) trong đoạn văn sau: (2 đ)
Lãnh thổ việt nam ngày nay có hình …………. chạy theo chiều hướng…………
của bán đảo…………………từ Hà Giang tới Cà Mau. Tổng diện tích khoảng…............
………………., khoảng cách từ Bắc tới Nam khoảng……………, có đường bờ biển dài
………………., đường biên giới dài…………… … Ngoài ra còn có một vùng biển rộng
ở phía đông, với 2 quần đảo………………………………..
B- Tự luận:(5.5 đ)
1/ Hãy nói rõ đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam? Vì sao có sự khác nhau rõ rệt về thời tiết và
khí hậu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam trong mùa gió đông bắc? Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng như
thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Theo em cần phải có những biện pháp nào để
khắc phục? (2 đ)
2/ Việt Nam gia nhập vào ASEAN và WTO vào năm nào? (0.5đ)
3/ Để giải quyết vấn đề việc làm hiện nay.Cần có những giải pháp gì?(1.5)
4/ Dựa vào bảng dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn
nuôi: (1,5 đ)
Năm Tổng số Gia súc Gia cầm
Sản phẩm
Trứng sũa
Phụ phẩm
Chăn nuôi
1980
2002
100,0
100,0
63,9
62,8
19,3
17,5
12,9
17,3
3,9
2,4
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi(%)
Đề 5: Thời gian 150 phút
Câu 1(2,0 điểm).
Hãy nêu đặc điểm khác nhau về cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng Đồng bằng Bắc Bộ và
Duyên hải Nam Trung Bộ. Nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự khác nhau đó ?
Câu 2(1,5 điểm).
Dựa vào bảng thống kê sau đây:
Diện tích trồng cây công nghiệp nước ta, năm 2005 (đơn vị : nghìn ha)
Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm
1995 717 902
2000 788 1451
2005 816 1634
a. Nhận xét tình hình trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1995-2005
b. Nêu ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.
Câu 3(2,5 điểm).
Phân tích các điều kiện phát triển ngành du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 4(2,0 điểm).
Căn cứ bảng số liệu sau đây:
Cơ cấu ngành kinh tế nước ta, năm 2005
Cả nước Nông- lâm-
ngư nghiệp
Công nghiệp-
xây dựng
Dịch vụ
100 21,0 41,0 38,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu ngành kinh tế, năm 2005.
b. Dự báo xu hướng thay đổi tỉ lệ ngành dịch vụ trong những năm tới và nêu các căn cứ để dự
báo.
Câu 5(2,0 điểm).
Nêu đặc điểm và vai trò của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
------------------------- Hết ---------------------------
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí VN trong quá trình làm bài.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Nội dung Điểm
Câu 1. 4,0
* Đặc điểm khác nhau về cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng ĐBBB và DH NTB 2,5
+) Cơ cấu ngành nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ:
- Gồm ngành trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây con vụ đông, chăn nuôi gia súc,
gia cầm.
0,75
- Trong nông nghiệp, trồng cây lương thực là ngành quan trọng nhất. 0,5
+) Cơ cấu ngành nông nghiệp DH NTB:
- Gồm các ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi gia
súc lớn.
0,75
- Trong nông nghiệp, ngành trồng cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi gia súc
lớn đóng vai trò quan trọng.
0,5
* Nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự khác nhau: 1,5
- Vùng Bắc Bộ có một mùa đông lạnh (có 3 tháng nhiệt độ TB dưói 20
0
C) , tạo nên
một cơ cấu cây trồng, vật nuôi vụ đông với nhiều sản phẩm khác nhau.
0,75
- Vùng DHNTB không có mùa đông lạnh nên cơ cấu cây trồng đơn giản hơn.
Nhưng do có diện tích đồi trước núi nên thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.
0,75
Câu 2. 3,0
a. Tình hình trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1995-2005 1,5
- Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng. Giai đoạn 1995- 0,75
2000 tăng nhanh hơn giai đoạn 2000-2005
- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ lệ lớn hơn trong cơ cấu diện tích
cây công nghiêp của cả nước.
0,75
b. Ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta 1,5
- Về kinh tế: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, tạo ra các sản
phẩm xuất khẩu có giá trị.
0,5
- Về xã hội: các vùng chuyên canh có ý nghĩa tạo thêm việc làm, phân bố lại dân cư
giữa các vùng trong cả nước.
0,5
- Về môi trường: sử dụng được nhiều loại đất khác nhau (nhất là các loại đất đồi
núi, bạc màu, đất nhiễm mặn), nên có tác dụng hạn chế tốc độ dòng chảy, sử dụng
hợp lí tài nguyên đất.
0,5
Câu 3. Phân tích các điều kiện phát triển ngành du lịch của DH Nam Trung Bộ 5,0
* Thuận lợi: 3,5
- Vị trí cầu nối giữa miền Bắc và Nam Trung Bộ; hạ Lào- Việt Nam - Biển Đông 0,5
- Có nhiều danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia, bãi tắm: Nha Trang, Non Nước… 0,5
- Có 2 di sản văn hoá thế giới: Phố cổ Hội An, Mỹ Sơn. 0,5
- Có nhiều di tích lịch sử văn hoá. 0,5
- Có nhiều cảng biển lớn, tàu du lịch quốc tế trọng tải lớn có thể ra vào. 0,5
- Cơ sở vật chất kĩ thuật đã được cải thiện: sân bay quốc tế Đà Nẵng, Nha Trang… 0,5
- Chính sách đầu tư phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng đã được chú trọng. 0,5
* Khó khăn: 1,5
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu: Hệ thống giao thông, khách sạn… 0,75
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: lũ lụt, mưa bão... 0,75
Câu 4. 4,0
* Vẽ biểu đồ hình tròn: đúng, đẹp, cân đối 2,0
* Nhận xét: 2,0
- Trong những năm tới, tỉ lệ ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế sẽ tăng
nhanh.
1,0
- Do quá trình công nghiệp hoá, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm; tỉ trọng ngành
công nghiệp tăng chậm.
1,0
Câu 5. 4,0
* Đặc điểm: 2,5
- Gồm các tỉnh và thành phô: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải
Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
1,0
- Cơ cấu kinh tế đa dạng, bao gồm: cơ khí, hoá chất, chế biến thuỷ sản, trồng cây
lương thực; dịch vụ vận tải, du lịch…
1,0
- Trung tâm kinh tế lớn và quan trọng nhất: Thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng. 0,5
* Ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: 1,5
- Về kinh tế: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng; đồng thời làm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế các vùng Bắc Trung Bộ và Miền núi trung du Bắc Bộ.
1,0
- Về xã hội: tạo thêm việc làm; nâng cao mức sống cho ngưòi dân, phân bố lại dân
cư trong vùng.
0,5
Lưu ý trong khi chấm thi:
- Các giám khảo thảo luận, thống nhất biểu điểm trước khi chấm.
- Học sinh có các cách diễn đạt khác nhau nhưng thể hiện đúng nội dung thì vẫn cho điểm tối đa.
Các ý sáng tạo và đúng nhưng chưa có trong HDC cần khuyến khích.
------------------------------ Hết ------------------------------------
Đề 6:
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài : 180 phút
Câu 1: ( 3,0 điểm)
Một điểm A ở Bắc bán cầu, vĩ độ qua A là 82
o
.
a.
Góc nhập xạ lúc giữa trưa trong năm tại A lớn nhất là bao nhiêu? Xảy ra vào lúc
nào?
b. Trong năm, A có thời gian ban ngày dài 24 giờ bao nhiêu ngày? Kéo dài từ ngày
nào đến ngày nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Thế nào là cơ cấu dân số theo giới, theo độ tuổi? Thế nào là dân số trẻ, dân số già? Nêu
những khó khăn của cơ cấu dân số trẻ, dân số già đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
Xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí nước ta.Từ đó rút ra ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa
lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam?
Câu 4: ( 3,0 điểm)
Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở nước ta. Giải thích sự khác
nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên .
Câu 5 : ( 3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
Tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2005
Năm Tổng số dân
( Triệu người)
Số dân thành thị
( Triệu người)
Tốc độ gia tăng
dân số ( %)
1995 71,9 14,9 1,65
1998 75,5 17,4 1,55
2000 77,6 18,8 1,36
2001 78,7 19,5 1,35
2003 80,9 20,9 1,47
2005 83,3 22,4 1,30
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong
giai đoạn 1995 – 2005
b. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 –
2005
Câu 6: (3,0 điểm)
a. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền
nông nghiệp hàng hóa
b. Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nâng cao hiệu quả của
nông nghiệp nhiệt đới?
Câu 7: ( 3,0 điểm)
Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh để phát triển
kinh tế giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
---------HẾT----------
ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ
Câu Nội Dung Điểm
Câu 1
(3 điểm)
a.Góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm tại A:
A có góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm khi Mặt Trời
chuyển động biểu kiến lên vĩ độ cao nhất về phía Bắc. Tức là
lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc. Lúc đó góc nhập xạ tại A là:
90
o
– (82
o
– 23
o
27’) = 31
o
27’.
Lúc đó là ngày 22/06.
b.Thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là:
A có thời gian ban ngày dài 24 giờ đầu tiên và cuối cùng khi
Mặt Trời lên thiên đỉnh tại : 90
o
B
– 82
o
B
= 8
o
B.
Khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ 8
o
B đến CTB và trở
về 8
o
B thì A luôn có ngày dài 24 giờ.
Mặt trời chuyển động biểu kiến từ 8
o
B lên CTB mất:
(23
o
27’ - 8
o
): 0
o
15’8’’ = 61 ngày .
Vậy thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là: 61 ngày x 2 = 122
ngày.
Bắt đầu từ ngày (22/6 – 61 ngày) 22/4 đến ngày (22/6 + 61
ngày) 22/8
1điểm
0,5điểm
1 điểm
0,5điểm
Câu Nội Dung Điểm
Câu 2
(2 điểm)
*Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ
hoặc so với tổng số dân. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian
và khác nhau ở từng khu vực.
*Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập họp những nhóm người sắp
xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
Dân số thường được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Dưới tuổi lao động : 0 - 14 tuổi.
- Nhóm 2: Trong độ tuổi lao động:15- 55 (Đ/V nữ);
15 - 60(Đ/V nam)
- Nhóm 3: Trên tuổi lao động: hơn 55 (Đ/V nữ) và
hơn 60(Đ/V nam)
*Dân số trẻ là dân số có nhóm 1 hơn 35% và nhóm 3 ít hơn
10%.
Dân số già là dân số có nhóm 1 ít hơn 25% và nhóm 3 nhiều
hơn 15%.
*Những khó khăn:
-Dân số trẻ: Lực lượng lao động bổ sung hang năm lớn, khó
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm