Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS WTO trong mối tương quan so sánh với pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.1 MB, 105 trang )


TRƯỜNG ĐẠI
LUẬT
■ HỌC


HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI
■ HỌC
» TổNG HỢP
■ LUND
KHOA LUẬT

VŨ THỊ H Ổ NG YẾN

THỰC
s ở HỮll TRÍ TUỆ■THEO
HIỆP
■ THI QUYỂN
*
'
■ ĐỊNH

TRIPS/ WT0 TRONG MÔI TƯƠNG QUAN so SÁNH
VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM




C h u y ê n n gàn h : L u ậ t Q u ố c tê và So sá n h


M ã số
: 60 38 60

L U Ậ N V Ă N T H Ạ C SỸ L U Ậ T H Ọ C
T H Ư V IỆ N
TRƯỜNG ĐAI HOC lŨẦTHANỎI
PHỎNG GV

!ÌẬ

N g u ờ i h ư ớng dẫn k h oa học:
1. T S . B ù i X u â n N h ụ

2. T S . H a n s H e n r ik L id g a rd

HÀ NỘI - NĂM 2004


LỜI CẢM ƠN

Cho phép (ôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những người
thầy đ ã giúp đ ỡ và chỉ báo tận tình cho tỏi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp của mình đó là: Tiến sỹ Bùi Xuân N hự Trường Đại H ọc Luật Hù Nội và Tiến sỹ Hans Henrik Lidgard - Trường Đại Học
L uìidT hiiy Điển.
Tỏi cũnq xin clưín thành cảm

ƠI1

các thầy cô giáo đ ã giảng dạy kiến thức cho


tôi trong suốt khoá học, cảm ƠII Khoa San Đại Học Trường Đợi học Luật Hà Nội
cùn í; các bạn bề đồng nghiệp và Ìiìiững người thân yêu trong giơ dinh dã giúp đỡ dê
tôi hoàn thành bản luận vân thạc sỹ luật học này.

Vũ Thị H ồng Yến


M Ộ T SỐ T H U Ậ T N G Ữ Đ Ư Ợ C V IẾ T T Ấ T T R O N G L U Ậ N V Ă N

1. Bộ luật dân sự

BLDS

2. Bộ luật tố tụng dán sự

BLTTDS

3. Sở hữu trí tuệ

SHTT

4. Hiệp định về các khía cạnh thương mại

TRIPS

có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
5. Tổ chức thương mại thế giới

WTO


6. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

WIPO

7. Cộng đồng chung Châu Âu

EC

8. Liên minh Châu Âu



9. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GATT

10. Tổ chức thương mại quốc tế

ICC


M ỤC LỤC
T ra n g
LỜI NÓI ĐẨU

1

1. T ín h cấ p th iết c ủ a đề tài

1


2. T ìn h hình n g h iê n cứu

3

3. P h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu

4

4. P h ạ m vi n g h iê n cứu

5

5. M ụ c đ ích n g h iên cứu

5

6. C o câu của lu ận v ăn

6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỂ SHTT VÀ THỰC THI QUYỂN SHTT THEO HIỆP

7

ĐINH TRIPS/WTO

1.1. Hoàn cảnh ra đời của Hiệp định TRIPS

7


1.2. Khái niệm quyền SHTT theo Hiệp định TRIPS

12

1.3. Các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS

17

1.3.1. Nguyên tắc đối xử CÔIIg dân

17

ỉ .3.2. Nguyên tắc tối huệ quốc

18

1.4. Khái niệm thực thi quyền SHTT theo Hiệp định TRIPS
ỉ .4.1. Khái niệm chung về thực thi quyên SUTỈ

18
18

ỉ .4.2. Khái niệm tliực thi quyền SHTT theo Hiệp định TRIPS
1.5. Ý nghĩa của việc thực thi có hiệu quả quyền SIITT trong điều

) 23
26

k iện hội n h ậ p k in h tê q u ố c tế


7.5.7. N hằm thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động sáng tạo và cạnlì

27

tranh thương mại
ỉ .5.2. Nhầm ngăn chặn hiện tượng thất thu th u ế và

nguy cơ phá vỡ thị

28

trường
1.5.3. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu cỉùnq

28

1.5.4. Nhằm duy trì trật tự công cộuq

29

CHƯƠNG II: THỰC THI QUYỂN SHTT THEO HIỆP ĐỊNII TRIPS/YVTO VÀ s o

31

SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1. Các Iighĩa vụ chung về thực thi quyền SHTT

31


2.2. Thực thi quyền SHTT theo thủ tục dân sụ và các ch ế tài áp dụng

34

2.2.7. Các yêu cầu của Ihủ tục tỏ tụnq dân sự

34

2.2.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm lliời

39


2.2.3. Các biện pháp c h ế tài dân sự

46

2.2.3.1. Yêu cầu chấm dứt hành vixâm phạm

46

2.2.3.2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại

48

2.2.2.3. Các chế lài dân sự khác

55


2.3. Thực thi quyền SHTT theo thủ tục hình sự và các chê tài áp dụng

56

2.3.1. Các yêu cầu của thủ tực tố tụng ìùnii sự

56

2.3.2. Các c h ế tài hình sự

61

2.3.2.1. Hình phạt tù và/hoặc phạt tiền

61

2.3.2.2. Các chế tài hình sự khác

64

2.4. Thực thi quyền SHTT theo thủ tục hành chính và các chế tài áp dụng

66

2.4.1. Cúc yêu cầu của thủ tục tô'tụng hành chính

66

2.4.2. Cúc biện pháp xử lý vi phạm hành chính


69

2.4.2.1. Cảnh cáo

69

2.4.2.2. Phạt tiền

69

2.4.2.3. Các biện pháp chế tài khác

69

2.5. Thục thi quyền SHTT theo thủ tục tại biên giói

71

2.5.1. Các yêu cầu của tluỉ tục thực thi tại biên giới

71

2.5.2. Các biện pháp c h ế tài

77

2.5.2.1. Đình chỉ việc thông quan đối với hàng hoá

77


2.5.2.2. Các biện pháp chế tài khác

78

.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PIIẢP ĐỂ XUẤT NHẢM HOÀN

81

THIỆN VIỆC THỰC THI QUYỂN SHTT TẠI VIỆT NAM

3.1. Thực trạng thực thi quyền SHTT tại Việt nam

81

3.2. Những khó khăn trong việc thực thi quyền SHTT tại Việt nam

87

3.3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc thực thi SHTT tại Việt nam

91

KẾT LUẬN

95

DANH MỤC TÀI LIỆU TIIAM KHẢO


97


1

LỜI NÓI ĐẦU

1. T ín h c ấ p th iết củ a đề tài:

Việt nam nộp đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (W TO) vào đầu
năm 1995 trong một bối cảnh nền kinh tế có nhiều chuyển biến sâu sắc. Với gần 10
năm chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường m ở cửa
với nhiều thành phần kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ chúng ta đã thu được nhiều
thành tựu đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó cũng là sự đối m ặt với những thách thức
mới đầy khó khăn và quyết liệt của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. M ột trong
những thách thức đó là vấn đề bảo hộ và thực thi quyền SHTT cho phù hợp với yêu
cầu của các văn bản pháp lý quốc tế m à điển hình là các quy định về thực thi quyền
SHTT theo Hiệp định TRIPS - một hiệp định đa phương tổng thể nhất về lĩnh vực
SHTT để mở cánh cửa vào Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Trong các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt nam đã và đang chuẩn bị tham gia
như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Â u (ASEM) và tổ chức
thương mại thế giới (W TO), sở hữu trí tuệ luôn đóng một vai trò quan trọng. Để có
thể tham gia có hiệu quả các tổ chức đó và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đáp
ứng các yêu cầu đòi hỏi của hiệp định TRIPS, trong những năm qua chúng ta luôn
chú trọng phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các qui định của pháp luật
cũng như cơ chế phương thức để thực thi có hiệu quả các quyền về sở hữu trí tuệ.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001- 2010, Đảng ta đặt ra các
nhiệm vụ có tính then chốt như: hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hình thành
vững chắc thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường sức lao động, thị

trường sở hữ u trí tuệ và các loại thị trường khác của nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, v ề sở hữu trí tuệ, chiến lược nhấn mạnh việc thực hiện
bảo hộ thích đáng, coi sức lao động trí tuệ là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền
kinh tế thị trường, phải được trả giá tương xứng. Tính đến thời điểm này, Việt nam
đã bảo hộ gần như tất cả các đối tượng SHTT mà Hiệp định yêu cầu, cũng như cơ


2

chế đảm bảo thực thi ngày càng hoạt động có hiệu quả và chính những kết quả đó đã
góp phần làm lành m ạnh môi trường SHTT ở Việt nam.
Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn, hệ thống SHTT của Việt nam vẫn còn
đứng trước nhiều thách thức khó khăn, trong đó đặc biệt là các yêu cầu về thực thi
có hiệu quả quyền SHTT. Như chúng ta đã biết, một hệ thống văn bản pháp luật dù
có tốt và hoàn thiện đến đâu nhưng sẽ không có m ột giá trị hay ý nghĩa gì nếu chúng
không được thực thi hay bắt buộc phái được thực thi nghiêm túc trên thực tế. Việc
thực thi quyền SHTT ở Việt nam hiện tại vẫn còn những bất cập bởi xuất phát từ
những lý do chính sau đây: T h ứ lìluít, các quy định về thực thi quyền SHTT ở Việt
nam còn chưa đồng bộ, thống nhất trong m ột văn bản pháp luật m à còn nằm rải rác
trong các văn bản pháp luật riêng lẻ khác nhau cho từng lĩnh vực như trong Bộ luật
dân sự 1996, Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Luật hải quan 2000,
Nghị định 12/1999/NĐ - CP ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 31/2001/N Đ - CP ngày 26/6/2001 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin, và các thông tư hướng
dẫn thi hành khác. Sự thiếu nhất quán của các văn bản pháp luật đó dẫn đến tình
Irạng khó áp dụng chúng trong thực tiễn, hoặc chúng quy định chồng chéo lên nhau
hoặc chúng bỏ sót các hành vi vi phạm và thiếu các biện pháp xử lý hĩai hiệu. Thứ
hai, các cán bộ có thẩm quyền của các cơ quan thực thi chưa được đào tạo chuyên
sâu để có trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm cần thiết trong quá trình thực thi
quyền SHTT vốn dĩ là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp. T h ứ ba, trình độ nhân thức của

đại bộ phận dân chủng về SHTT còn hết sức sơ khai, thậm chí m ột số doanh nghiệp
là chủ thể quyền SHTT cũng hết sức mơ hồ về quyền cũng như nghĩa vụ của m ình
khi đưa các đối tương SHTT vào khai thác trong m ột m ôi trường kinh tế đầy sức
cạnh tranh quyết liệt. Chính các nguyên nhân cơ bản đó khiến cho việc xâm phạm
quyền SHTT diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Cần phải nhìn vào một thực tế
khác quan là tình trạng xâm phạm quyền SHTT ở V iệt nam hiện nay đang là một
vấn nạn. Các loại hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, sao chép bản quyền bất hợp pháp
đang được bày bán gần như công khai trên khắp mọi m iền của đất nước. Nguy cơ
này sẽ ngày càng tăng khi chúng ta mở của rộng rãi hơn, hội nhập sâu sắc hơn với


3

nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt nam đang có những bước chuẩn bị để gia nhập
Tổ chức thương mại th ế giới WTO mà một trong những điều kiện để trở thành thành
viên của W TO là các quy định của Việt nam đặc biệt là các quy định về thực thi
quyền SHTT phải phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS. Quá trình đàm
phán của Việt nam đã trải qua giai đoạn “minh bạch hoá chính sách” - Việt nam đã
ban hành khá đầy đủ các quy định về SHTT theo như đòi hỏi của TRIPS, đã công bố
hiện trạng chính sách và pháp luật về SHTT trước các nước thành viên của WTO, để
chuyển sang giai đoạn “đàm phán thực chất” , trong đó các cuộc đàm phán đa
phương và song phương được diễn song song với nhau. Có thể nói thách thức lớn
nhất đối với Việt nam lúc này là thực thi có hiệu quả các quy định trong các văn bản
pháp luật quy định về SHTT, và đó cũng là mục tiêu lớn nhất của hệ thống SHTT
của Việt nam. Tuy nhiên là một nước có nền kinh tế thị trường mới được chuyển
đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp với một hệ thống SHTT phát triển chưa được
bao lâu Việt nam cần phải có những nỗ lực phấn đấu lớn lao để đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu của TRIPS/ WTO. Chính vì những lý do trên, m à việc tìm hiểu về thực thi
quyền SHTT trong Hiệp định TRIPS là một vấn đề mang tính cấp thiết. Thông qua
việc làm sáng tỏ các quy định trong Hiệp định về vấn để thực thi quyền SHTT, có sự

so sánh với các quy định trong hệ thống pháp luật Việt nam tác giả mong muốn tìm
ra những điểm chưa phù hợp cần phải hoàn thiện của pháp luật Việt nam để đáp ứng
các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. T ìn h h ìn h n g h iên cứu của đề tài:

Thực thi quyền SHTT là một đề tài có tính chất thời sự trong giai đoạn hiện
nay, được sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều giới, nhiều ngành. Có thể kể
tên m ột số công trình khoa học đi vào nghiên cứu vấn đề này như: Công trình nghiên
cứu khoa học cấp bộ của Viện khoa học xét xử toà án nhân dân tối cao về “ Nâng
cao vai trò và năng lực của Toà án trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (năm 1999); Đề tài nghiên cứu khoa học
của trường Đại học quốc gia Hà nội “Về cơ chế thực thi pháp luật Việt nam bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tẽ” và Đề án khoa học “Tăng
cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ” do Bộ khoa học - công nghệ và Bộ văn hoá


4

- thông tin phối hợp thực hiện nhưng tất cá mới đang trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành.
Trong phạm vi quốc tế cũng có rất nhiều công trình khoa học dưới dạng sách, tạp chí đề
cập tới vấn đề thực thi quyền SHTT nhưng chỉ dưới góc độ là một vấn đề nhỏ trong phạm
vi nghiên cứu chung về SHTT như: Jayashree W a ta l: “Intellectual property rights of the
WTO

and

developing

countries”,


1998

-

Kluwer

Law

International,

The

Hague/London/Boston, và Shahid Alikhan: “Socio - Economic beneíits of intellectuaỉ
property protection in developing countries”, 2000 - World Intellectual Property
Organization. Bên cạnh đó một số trang web sau cũng thường xuyên chuyển tải các
thông tin quan trọng về các hoạt động, cũng như các bài phân tích có nội dung SHTT
như: HTTP://WWW.WTO.ORG:H T T P://W W W .W O .IN T ;HTTP://WESTLAW.COM;
h t t p ://W W W .G O O G LE.CO M .

Một số học viên cao học luật cũng đã chọn bảo hộ

SHTT hay nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng ch ế... làm đề tài cho
Luận văn Thạc sỹ luật của mình. Tuy nhiên, tất cả các công trình khoa học trên mới
chỉ đi vào tìm hiểu thực thi quyền SHTT nói chung hay trong lĩnh vực xét xử của toà
án mà chưa có một công trình khoa học nào đi sâu vào tìm hiểu cụ thể vê vấn đề
thực thi quyền SHTT trong một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng vào tầm bậc nhất
trong lĩnh vực quyền SHTT hiện nay - đó là Hiệp định TRIPS. Vì vậy, việc chọn và
nghiên cứu đề tài: “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPSẠVTO trong
so sánh với pháp luật Việt nam ” là một đề tài độc lập mà từ trước cho tới nay chưa
có một công trình khoa học nào nghiên cứu.

3. P h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu:

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là dựa trên phép duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của học thuyết M ác - Lênin để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện
tượng nhằm đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học.
Bên cạnh đó để có được một kết quả cụ thể và chính xác trong luận văn cả hai
phương pháp phân tích và so sánh đều được áp dụng. M ục tiêu của luận văn là đi vào
tìm hiểu, phân tích, so sánh các quy định về thực thi quyền SHTT trong Hiệp định
TRIPS và trong các văn bản pháp luật của việt nam. Phương pháp so sánh được sử
dụng không chỉ nhằm tìm ra nhũng điểm giống và khác nhau m à còn bình luận và
nhấn mạnh những vấn đề về thực thi SHTT mà pháp luật Việt nam cần phải hoàn


5

thiện để phù hợp với các quy định trong TRIPS. Tương tự như vậy, phương pháp
phân tích đặc biệt hữu ích cho việc đưa ra một cách nhìn nhận lô - gíc về việc thực
thi quyền SHTT thông qua các trình tự thủ tục như dân sự, hình sự, hành chính, và
các thủ tục thực thi đặc biệt tại biên giới. Phương pháp diễn giải và tổng hợp cũng
được sử dụng để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các quy định của pháp luật đối với
thực tiễn và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt
nam về thực thi quyền SHTT cho phù hợp và đáp ứng được các tiêu chuẩn của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn có tham vọng đánh giá về khả năng thực thi quyền SHTT dựa trên
hai căn cứ, tiêu chuẩn đó là phần thứ III về thực thi quyền SHTT của Hiệp định
TRIPS và các quy định của Việt nam về thực thi quyền SHTT. Thực thi quyền SHTT
theo quy định của TRIPS bao gồm các trình tự thủ tục và chế tài của các biện pháp
dân sự, hình sự, hành chính và biện pháp tại biên giới. Trong tương lai gần, Việt
nam sẽ trở thành một thành viên của WTO và phải có nghĩa vụ tuân thủ các yêu cầu

về thực thi quyền SHTT theo TRIPS, do vậy luận văn có mong muốn tìm ra những
điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp cần sửa đổi của pháp luật Việt nam cho
phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt nam và đáp ứng được các đòi hỏi của
TRIPS. Do vậy, các vấn đề rất thú vị nhưng không liên quan trực tiếp đến nội dung
chính của luận văn như việc thực thi quyền SHTT của M ỹ, EƯ và của các nước khác
sẽ không được đề cập tới trong luận văn này. Các học thuyết của cạnh tranh không
lành mạnh, vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh và chia cắt thị trường, sáng
chế, nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp và các lĩnh vực khác của
quyền SHTT sẽ không được phân tích nhiều hơn sự cần thiết để hiểu được nội dung
của vấn đề chính trong luận văn này.
5. M ụ c đ íc h n g h iên cứu:

Thực thi quyền SHTT là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, tuy nhiên trong
khuôn khổ hạn chế của một luận văn Thạc sỹ luật học tác giả không có tham vọng đi
vào tìm hiểu toàn bộ cơ chế thực thi quyền SHTT nói chung m à chỉ tập trung đi vào
phân tích các vấn đè thực thi quyền SHTT quy định trong hiệp định TRIPS/WTO.


6

Có thể đánh giá, lần đẩu tiên một thoả thuận quốc tế đã kết hợp tất cả các lĩnh vực
của quyền SHTT và đã đưa ra các quy định cụ thể về thực thi quyền SHTT đã dược
thể hiện trong TRIPS. Khi đi vào tìm hiểu thực thi quyền SHTT theo Hiệp định
TRIPS trong sự so sánh với pháp luật Việt nam, luận văn nhằm đạt được các mục
đích như:
=> Phát hiện các điểm giống nhau và khác nhau về ihực thi quyền SI1TT theo
hiệp định TR1PS và theo hệ thống pháp luật của Việt nam để thấy dược sự tương
thích giữa chúng.
=> Đánh giá hiệu quả của việc thực thi quyền SHTT hiện nay của Việt nam
so với đòi hỏi của pháp luật quốc tế mà đặc biệt là so với các yêu cầu tuân thủ hiệp

định TRIPS.
=> Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật
Việt nam về thực thi quyền SHTT cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Cơ cấu của luận văn:
Luận văn được kết cấu thành các phần như sau:
# L òi nói dầu
ề Chương I: Tổng quan vê sỏ' hữu trí tuệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ
theo H iệp định TR IP S/W rO .
4 Chưong II: Thực thỉ quyền sỏ' hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS và theo
pháp luật Việt nam.
4 Chương III: Thực trạng và các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện việc
thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt nam,
+ K ết luận.


7

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỂ s ở HỮU TRÍ TUỆ VÀ THựC THI
QUYỂN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS/WTO.

1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS:

' Tiêu đề "Các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ" trong Hiệp định
TRIPS này có nguồn gốc từ tiến trình lịch sử của cuộc thương lượng trong vòng đàm
phán Uruguay nhiều hơn là nội dung của các vấn đề hiện có trong đó/T hực tế không
có yếu tố liên quan đến thương mại trong Hiệp định này mà tất cả nội dung của Hiệp
định là nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Một số lượng lớn các nước
tham gia vào vòng đàm phán ngay từ đầu đã phản đối việc gộp tất cả quyền SHTT

vào trong cuộc thương lượng của GATT dựa trên cơ sở rằng đây là các vấn đề thuộc
phạm trù của các tổ chức khác, ví dụ như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WỈPO) và
còn bởi vì GATT chỉ có thẩm quyền xem xét về các vấn đề trong lĩnh vực thương
mại. Như là sự thoả hiệp, chủ đề của cuộc thương lượng đã dược dặt tên là các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT, và do vậy nó chỉ bao gồm các vấn
đề liên quan đến thương mại. Trong suốt một thời gian dài, một vài nước vẫn tiếp tục
phản đối việc gộp các vấn đề cơ bản của quyền SHTT vào trong nội dung của cuộc
thương lượng và khăng khăng giữ quan điểm rằng chỉ có các khía cạnh thương mại
mới nên được thảo luận. Cuối cùng, cuộc tranh luận này cũng đi đến thống nhất rằng
tất cả các vấn đề liên quan đến quyền SHTT, bao gồm tiêu chuẩn bảo hộ, cũng sẽ
được thương lượng. Trong tiến trình của cuộc thương lượng, việc liên quan đến khía
cạnh thương mại hầu như đã mất đi và nguồn gốc tên gọi thì vẫn được giữ lại. Theo
cách đó, Hiệp định được gọi là Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ ( Hiệp định TRIPS) [28, trang 355-356].
Hiệp định TRIPS là kết quả của bảy năm thương lượng đàm phán - từ tháng
bảy năm 1986 đến tháng mười một năm 1993 là một phần của vòng đàm phán
Uruguay về thương lượng thương mại đa phương của tổ chức GATT. Cuộc thương
lượng này được bắt đầu khởi xướng tại Punta del Este, Uruguay và đi đến kết thúc


8

vào tháng tư năm 1994 tại Marrakesh, Morocco cùng với sự thoả thuận về các vấn
đề khác của vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định TRIPS có hiệu lực vào ngày đầu
tiên của năm 1995 (1/1/1995), cùng với sự hình thành của tổ chức thương mại thế
giới W TO [31, trang 15].
Với sự gia tăng nhanh chóng trong sản xuất và trao đổi quốc tế đối với hàng
giả mạo nhãn mác, các nước phát triển, đại diện cho các nhãn mác nổi tiếng, yêu
cầu phải có các biện pháp để trừng phạt trong lĩnh vực này. Ý tưởng về một đạo luật
chống hàng giả nhãn hiệu được các nước phát triển đưa vào GATT trong giai đoạn

cuối của vòng đàm phán TOKYO (Vòng đàm phán TOKYO bắt đầu từ năm 1973
và kết thúc vào năm 1979). Mục đích chính khi đề cập tới vấn đề này là các nước
phát triển muốn đưa ra các biện pháp biên giới để chặn đứng và tiêu huỷ toàn bộ các
hàng hoá giả mạo ra ngoài kênh thương mại. Tuy nhiên, cam kết này không được
thông qua trước khi kết thúc vòng đàm phán, ngoại lệ chỉ có Mỹ và Cộng đồng Châu
Âu là ủng hộ. Đến năm 1982 tại Hội nghị cấp bộ trưởng của GATT chỉ m ột phần
hạn chế của cam kết trên được xem xét và cân nhắc và cuối cùng đại diện của tổ
chức GATT cũng đi đến thảo luận về các khía cạnh của luật pháp và thể chế đối với
hàng hoá vi phạm nhãn hiệu trong Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
W IPO là Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đang quản lý hai văn bản lâu đời nht
điều chỉnh về quyền sở hữu trí tuệ, đó là Công ước Pari bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp năm 1883 (sửa đổi năm 1967) và Công ước Berne bảo hộ đối với tác phẩm
văn học nghệ thuật năm 1886 (sửa đổi năm 1971). Những văn bản này đã điều chỉnh
hai lĩnh vực quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền sở hữu công nghiệp và
quyền tác giả. Quyền sở công nghiệp bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn
hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp. Theo quy định mới đây những nước nào
muốn trở thành thành viên của WTO thì phải tham gia vào Công ước Pari và Công
ước Berne.
Nắm giữ những thuận lợi từ sự uỷ thác lớn của Hội đồng trù bị được lập ra tại
GATT vào tháng 11 năm 1985 cho vòng đàm phán mới về những thương lượng
thương mại đa phương, Mỹ và Nhật bản đã xây dựng m ột kế hoạch vào đầu năm
1986 bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, quyền tác


9

giả tác phẩm và bí m ật thương mại và cũng không quên đưa vào vấn đề hàng hoá giả
mạo nhãn mác [31, trang 19].
Trong các nhóm thương lượng TRIPS, các nước đang phát triển không đồng ý
về việc đưa các vấn đề cơ bản của quyền sở hĩru trí tuệ vào cuộc thương lượng có

chăng chỉ là vấn đề hàng hoá giả mạo nhãn hiệu bởi vòng đàm phán này chỉ là
những khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra để thương lượng.
Brazil và Ân độ là những nước dẫn đầu phản đối về việc thảo luận về các khái niệm
và các tiêu chuẩn cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ trong cuộc thương lượng TRIPS.
Các nước này khăng khăng nhấn mạnh chỉ có WIPO mới có thẩm quyền để thảo
luận về các vấn đề thuộc lĩnh vực của quyền sở hữu trí tuệ. Trong thời gian này các
nước đang phát triển thừa nhận rằng chỉ có vấn đề hàng hoá giả mạo được đưa ra
thảo luận trong GATT. Trên cơ sở nền tảng này, mặc dù GATT không có liên quan
đến quyền sở hĩai trí tuệ, mục đích của các nước phát triển vẫn muốn đưa quyền sở
hữu trí tuệ vào trong đó, nơi mà các nghĩa vụ cần được bảo vệ có thể được mở rộng
kéo dài suốt quá trình thương lượng thương mại đa phương
Tháng tư năm 1989, Uỷ ban đàm phán thương mại đã đạt được khung thống
nhất vê nội dung của TRIPS. Nó ghi nhận chiến thắng quan trọng của Mỹ và các
nước phát triển khác cũng như tất cả các bên cam kết rằng nội dung thương lượng sẽ
bao gồm quy định về các tiêu chuẩn đáy đủ và hiệu quả cho việc thực thi và giải
quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Mục đích quan trọng của Mỹ khi khởi xướng
vòng đàm phán thương mại mới là nhằm thống nhất sự hưởng ứng từ các nước đang
phát triển, đặc biệt bắt đầu ngày càng lăng sự cạnh tranh giữa các sản phẩm có yếu
tố truyền thống và sản phẩm có yếu tố công nghệ cao để tiến tới một nền thương mại
đa phương. Trong thập kỷ 80 Mỹ bắt đầu phải đối mặt với tình trạng thâm hụt cán
cân thương mại kinh niên, do vậy vào năm 1988 Chính quyền Mỹ quyết định áp
dụng biện pháp hai kênh để bài trừ nạn vi phạm bản quyền và làm hàng giả. Một
kênh liên quan đến việc lập ra chương trình 301 đặc biệt, thông qua đó Mỹ thực hiện
việc tổng kết hàng năm xem nước nào từ chối sự bảo hộ thích đáng và có hiệu quả
đối với sở hữu trí tuệ Mỹ. Kênh còn lại liên quan đến việc theo đuổi một hiệp định
quốc tế về sở hữu trí tuệ có giá trị ràng buộc và những điều khoản cưỡng chế thi





10

hành như là một phần của Vòng đàm phán thương mại Uruguay trong khuôn khổ
của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch) đang được bắt đầu vào thời
điểm này [23].
Mặc dù lời đẫn “các khía cạnh thương m ại” tiếp tục sử dụng với quyền sở
hữu trí tuệ nhưng nó không xuất phát từ nội dung của các vấn đề đưa ra thảo luận,
đó là những vấn đề không liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Các
nước đang phát triển được đưa ra cam kết chuyển giao (thời gian quá độ) để ủng hộ
cho cuộc thương lượng. Tiến trình thương lượng để tạo nên TRIPS kéo dài từ tháng
tư năm 1989 đến tháng mười m ột năm 1990, đặc biệt trong những tháng cuối của
năm 199Q."Các nước đang phát triển đã chấp nhận bao gồm những khái niệm và tiêu
chuẩn về quyền sở hữu trí tuệ trong cuộc thương lượng, bỏ qua vấn đề những nội
dung đó thuộc GATT hay WTO và việc liên quan đến vấn đề trả đũa chéo trong
thương mại hàng hoá. Có thể nhận thấy rằng trong cuộc thương lượng của các nước
đang phát triển khả năng để thực thi bất kỳ nghĩa vụ nào trong TRIPS có liên quan
đến biện pháp trả đũa trong thương mại hàng hoá đều tạo nên một áp lực quan trọng.
Do vậy mà các nước phát triển muốn giữ quan điểm nội dung của cuộc đàm phán
Ihuộc lĩnh vực của WIPO. Nhìn lại chặng đường của cuộc thương thảo đã qua có thể

nhận thấy các nước đang phát triển dành nhiều sự quan tâm lo lắng của mình cho
khía cạnh về biện pháp trả đũa hơn là về các khái niệm hay các tiêu chuẩn của
quyền sở hữu trí tuệ. Tuy không có cơ chế cho vị trí tương đồng của các nước đang
phát triển trong GATT, không giống như trong UNCTAD (Hội nghị về thương mại
và phát triển của M ỹ) hoặc WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) nhưng sự sắp xếp
không chính thức vãn có thể m ang lại cho những nước này những lợi ích tương tự.
Có thể nhận thấy trong thời gian này các nước đang phát triển đã từ bỏ quan niệm
trước đây của m ình để chấp nhận các tiêu chuẩn đưa ra bởi các nước phát triển. Ấn
độ là nước đang phát triển đầu tiên giữ quan điểm độc lập với những vấn đề cơ bản
được đưa ra bởi các nước đã phát triển. Mặc dầu khung thống nhất về nội dung

TRIPS đã được đưa ra tháng tư năm 1989, Ấn độ vẫn cam kết rằng trong cuộc đàm
phán về các vấn đề cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ thì chỉ có vấn đề hạn chế và
chống cạnh tranh không lành m ạnh thuộc sở hữu trí tuệ là có thể được xem là “ các


11

khía cạnh thương mại có liên quan”. Các vấn đề khác của quyền sở hữu trí tuệ nên
thuộc chủ quyền quốc gia của mỗi nước tự quyết định tuỳ thuộc vào trình độ công
nghệ và sự ưu tiên phát triển của mỗi nước. Sáng chế, Ấn độ cho rằng chúng được
liên quan đến các đặc điểm phát triển của nền kinh tế có tính đến các vấn đề ưu tiên
như các mặt hàng lương thực, xoá đói, dinh dưỡng, sự chăm sóc sức khoẻ và ngăn
chặn dịch bệnh.
Các bước đàm phán được thúc đẩy nhanh chóng vào tháng ba năm 1990 khi
Cộng đồng Châu âu đưa ra một bản dự thảo về các nội dung của TRIPS với ngôn
ngữ thoả ước về các tiêu chuẩn, nguyên tắc và cơ chế thực thi đối với các quyền sở
hữu trí tuệ được dựa theo các văn bản trước đây của Mỹ, Nhật bản và Niuzilân. Điều
này đã tạo ra một bước phát triển quan trọng và với vai trò của người đứng đầu của
hội đồng thư ký của GATT, Lars Anell đã đưa ra một văn bản dự thảo tổng hợp vào
ngày 12 tháng 6 năm 1990, dựa trên các bản đệ trình của Mỹ, Niuzilân, Nhật bản và
nhóm các nước đang phát triển để tạo cơ sở cho sự đàm phán tiếp theo trong GATT.
Văn bản tháng 12 năm 1991 được chuẩn bị bởi ngài Anell đứng đầu tổ chức
GATT và Hội đồng thư ký của GATT đã thiết lập một khả năng tốt nhất về những
vấn đề sẽ được chấp nhận bởi tất cả các nước tham gia. Ấn độ có thể là nước đang
phát triển duy nhất phản đối văn bản này. Tuy nhiên Ấn độ vẫn buộc phải chấp nhận
văn bản này về những vấn đề đã được sửa đổi và thay đổi sự nhìn nhân về vị trí cay
đắng của mình trong suốt chặng đàm phán đã qua từ năm 1988 đến năm 1989. Cuối
cùng, văn bản tháng 12 năm 1991 được xem như bản dự thảo cuối cùng.
Nội dung cơ bản của TRIPS đã được chính thức thừa nhận tại M arrakessh,
M orocco vào tháng 4 năm 1994. Tại M arrakesh, Hội nghị cấp Bộ trưởng đã quyết

định chương trình làm việc về thương mại và môi trường để đưa ra các chính sách
thống nhất phù hợp đối với hai lĩnh vực này. Những điều khoản liên quan đến thoả
thuận TRIPS cũng được xem xét trong chương trình làm việc này. Quyết định này
đã làm nảy sinh một bộ mặt mới hoàn toàn trong WTO dựa trên thương lượng
TRIPS này. Theo điều 12 Hiệp định M arrakesh về thành lập tổ chức thương mại thế
giới ngày 15 tháng 4 năm 1994, các quốc gia, các lãnh thổ độc lập có thể trở thành
thành viên của W TO nếu chấp nhận Hiệp định trên và các Hiệp định thương mại đa


12

phương khác được đính kèm theo Hiệp định M arrakesh tại phụ lục 1,2,3 với 2/3
phiếu thuận của các thành viên WTO đồng ý kết nạp (thành viên sáng lập của WTO
bao gồm các nước thành viên GATT 1947 ở thời điểm Hiệp định M arrakesh có hiệu
lực và Cộng đồng Châu Âu bao gồm tất cả các nước chấp nhận Hiệp định M arrakesh
và các Hiệp định thương mại đa phương khác). Trong số các phụ lục, lc là phụ lục
đính kèm theo Hiệp định M arrakesh với tên gọi là Hiệp định về các khía cạnh
thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ( Hiệp định TRIPS ).
Trong góc độ nhìn nhận cuối cùng, Hiệp định TRIPS đã tạo ra một cơ chế
bảo hộ quốc tế mạnh mẽ đối với quyền sở hữu trí tuệ, mặt khác nó cũng cho phép
một vài hạn chế quan trọng đối với việc bảo hộ này, và yêu cầu đưa ra đối với các
nước đang phát triển cần thiết phải có một sự thay đổi nhanh chóng để nhằm cân
bằng giữa việc bảo hộ thực thi và việc sử dụng quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu
trí tuệ. Các nước đang phát triển hiện tại cần phải có sự thay đổi hướng tới việc thực
thi các nghĩa vụ của TRIPS và học cách chơi tuân thủ các nguyên tắc thương mại
mới để bảo vệ thắng lợi việc giải quyết các tranh chấp trong trận chiến WTO [31,
trang 47].
1.2. KHÁI NIỆM QUYỂN s ở IIỮU TRÍ TUỆ THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS:

Khái niệm cơ bản của tài sản trí tuệ chỉ có thể được tìm thấy cho đến tận thế

ký thứ tư trước Công nguyên với hai quan điểm đạo đức và triết học đã được sử
dụng. M ộl quan điểm xuất phát từ Hegel cho rằng ý tưởng (idea) chỉ thuộc về người
sáng tạo bởi ví ý tưởng là sự thể hiện những đặc điểm cá nhân của người sáng tạo và
chỉ của người đó m à thôi. Một quan điểm khác từ Locke không hoàn toàn đồng ý
như vậy, ông cho rằng tài sản trí tuệ là kết quả của quá trình lao động nên cần được
trả công như các loại tài sản khác [34, trang 3].
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, cơ sở cho việc bảo hộ
quyền SHTT là những lợi ích cơ bản, thiết thực. Bất cứ một yếu tố nào của sự hiểu
biết - khi nó là thiết kế của một chiếc máy mới hay khi đó là một phương pháp mới
trong việc gặt lúa - đều không giống như những tài sản vật chất hữu hình khác, ở chỗ
nó có thể được sử dụng bởi một người mà không hạn chế nó được sử dụng bởi những
người khác cùng sử dụng. Với khả năng phổ biến không giới hạn của những hiểu


13

biết mới, bởi vậy nó có thể tạo ra những hiệu quả kinh tế lớn nhất. Nhưng nếu tất cả
mọi người đều được tự do sử dụng những hiểu biết mới này, người sáng tạo sẽ có rất
ít sự khích lệ, động viện để tiếp tục tái tạo ra những hiểu biết mới. Thông qua lợi ích
của quyền SHTT đối với nền kinh tế thị trường, chủ sở hữu trí tuệ cần phải được bù
đắp lại những chi phí công sức họ đã bỏ ra trong việc tạo ra những hiểu biết mới.
Sáng tạo trí tuệ và sự đổi mới khẳng định rằng cần phải có sự động viên để khuyến
khích các hoạt động sáng tạo tiếp theo. Lập luận dựa trên lợi ích của quyền SHTT
này đã tạo cơ sở cho việc bảo hộ đối với sáng chế, quyền tác giả, giống cây trồng
mới, và một vài loại khác của quyền SHTT. Các hình thức đa dạng của tài sản trí tuệ
khác nhau đặt ra vấn đề là phải có một sự bảo hộ thích hợp cho từng loại đối tượng
như phạm vi và thời hạn bảo hộ, những ngoại lệ có thể để thực thi quyền - phản ánh
mục đích của xã hội là cân bằng giữa lợi ích của người sáng tạo với lợi ích của người
sử dụng các thành quả sáng tạo đó.
Vậy tài sản trí tuệ khác với các tài sản thông thường khác ở chỗ nào? Có thể

nói một trong những quyền quan trọng của chủ sở hữu đối với tài sản là quyền ngăn
cản. Chủ sở hữu của một chiếc xe máy, ví dụ, có quyền ngăn cản người khác nắm
giữ hay điều khiển nó. Tương tự, chủ sở hữu của một bất động sản có thể xây một
hàng rào xung quanh và ngăn cản người khác vào trong hoặc sử dụng chúng. Tài sản
trí tuệ cũng có thể thực hiện quyền dưới cùng một nguyên tắc như vậy. Mặc dù
quyền SHTT nắm giữ các sản phẩm vô hình trong trí óc, độc lập với những vật thể
tồn tại của chúng, chúng vẫn gửi đến chủ sở hữu cùng một loại quyền như chủ sở
hữu của các loại quyền tài sản khác đó là: quyền ngăn cản người khác đạt tới hay sử
dụng những đối tượng đang được bảo hộ. Tuy rằng tài sản trí tuệ cùng chia sẻ khía
cạnh quyền ngăn cản với các loại tài sản khác nhưng nó vãn có những đặc trưng
riêng biệt của mình. Thứ nhất, đó là đặc tính vô hình, không tồn tại dưới dạng vật
chất cụ thể. Tài sản trí tuệ chủ yếu nằm trong các khái niệm, thông tin, biểu tượng
hoặc cách thức thể hiện sáng tạo, và do vậy không có một ranh giới vật chất nào có
thể bao quanh hay kìm giữ được nó. Thêm nữa, nó hầu như không thể xác định ai là
chủ sở hữu tài sản trí tuệ, điều này chỉ có thể làm được nếu có thể đọc được ý tưởng
trong đầu của người khác. Khía cạnh này của tài sản trí tuệ khác với các loại tài sản hĩru


14

hình khác, như xe máy hay các vật dụng gia đình khác, hay như bất động sản chúng có
thể được bảo vệ bởi các hàng rào hữu hình hoặc các rào chắn vật chất khác.
Tuy nhiên, tính chất vô hình của tài sản trí tuệ nó cũng không quan trọng như
chúng ta tưởng. Nhiều hình thức chung của các tài sản cá nhân cũng là vô hình. Ví
dụ như những lợi ích bình đẳng của sự cộng tác hoặc quan hệ đối tác không bị áp
đặt, lợi ích được thừa k ế bất động sản... Điều quan trọng hơn đó là tài sản trí tuệ là
nguồn khai thác vô tận, không bao giờ bị cạn kiệt, có rất nhiều người chiếm hữu và
sử dụng nó mà không làm giảm đi giá trị thực tế của nó. Trái lại với điều đó, chỉ có
một người hoặc một nhóm nhỏ người bình thường có thể chiếm hữu hoặc sử dụng
bất động sản hoặc các tài sản cá nhân hữu hình khác. Bất cứ một nỗ lực nào từ người

khác để thực hiện quyền chiếm hữu đều có thể làm giảm giá trị của việc sử dụng
hoặc giá trị của loại tài sản này từ trong tay của chủ sở hữu chính thức của tài sản.
Với tài sản trí tuệ nguyên tắc này không được áp dụng. Chỉ một người có trong tay
một cuốn sách, nhưng đồng thời nhiều người lại có thể đạt được và thưởng thức cách
thể hiện vô hình trong cuốn sách đó. Tương tự, chỉ có m ột người có thể sở hữu vật
thể tồn tại hữu hình của sáng chế, nhưng đồng thời nhiều người lại có thể đạt được
nó thông qua việc dạy, cấu tạo và áp dụng chúng trong lĩnh vực công nghiệp, có thể
sử dụng các vật thể tồn tại hữu hình khác nhau và các tài liệu công cụ khác nhau.
Thực tế cho thấy rằng có nhiều hơn một người có thể sở hữu và sử dụng cùng một tài
sản vô hình, mà không ngăn cản bất kỳ người khác cùng sở hĩai và sử dụng tài sản
ấy, làm cho tài sản trí tuệ là một tài sản vô tận có thể khai thác, trong thuật ngữ kinh
tế, gọi đố là “ hàng hoá tự do”. Nhìn thoáng qua, bản chất đặc trưng này của tài sản
trí tuệ có thể dẫn đến kết luận rằng nó được khai thác tốt nhất m à không cần sự bảo
vệ của pháp luật, bởi nó được phổ biến một cách rộng rãi và cho phép bất cứ ai sử
dụng nó. Cách tiếp cận này, xem tài sản trí tuệ như là một sự ‘ cho tặng’, hay nói
một cách khác đó là sự lờ đi những chi phí đã phải bỏ ra để tạo ra chúng và đưa
chúng vào thị trường. Việc lờ đi những chi phí này sẽ dẫn đến loại trừ sự kích lệ cho
đổi mới và tiếp tục đầu tư vào đổi mới, và đó là những yếu tố tạo ra cơ sở cho những
tiến bộ của văn học và khoa học nghệ thuật. Một ví dụ đơn giản minh chứng cho
một hệ thống pháp luật thiếu sự bảo hộ cho tác phẩm của các tác giả tất dẫn đến một


15

cấu trúc về giá m à trong đó không có những khoản để chi trả cho tác giả, biên tập,
và những công nhân sắp chữ trong công việc in ấn. Để có được lợi nhuận từ việc cho
ra đời một tác phẩm văn học mới và sáng tạo, nhà xuất bản phải thu hồi những chi
phí dành cho việc viết, biên tập, sắp chữ, và in chúng. Thông thường lợi nhuận này
có được bằng cách trả dần những chi phí của việc xuất bản tiếp theo. Người sao
chép, chí phải gánh chịu những chi phí của việc sao chép và in, không phải gánh

chịu những chi phí cho việc sáng tạo. Nếu chi phí dành cho sao chép là nhỏ - như là
thông thường trong các trường hợp với công nghệ hiện đại - người sao chép chỉ phải
chịu những chi phí in ấn bằng việc trả dần trong các lần sao chép tiếp theo. Trong
một thị trường cạnh tranh, người sao chép sẽ bán mỗi cuốn sách dựa trên những chi
phí được trả dần của việc sao chép, do vậy sẽ có nhiều lợi nhuận hơn. Thị trường sẽ
buộc nhà xuất bản gốc phải bán cùng một giá hoặc phải chịu những rủi ro của sự
chia sẻ thị trường. Do vậy, trong trận chiến với giá của sao chép, nhà xuất bản gốc
phải bán với giá dựa trên chi phí của in ấn thì mới có nhiều lợi nhuận hơn, sẽ phải
đóng cửa những chi phí dành cho biên tập và sắp chữ và bỏ qua bất kỳ chi phí bản
quyền nào dành cho tác giả. Nếu nhà xuất bản cố gắng để chứng minh những chi phí
này nằm ngoài lợi nhuận thông thường thì tiền đầu tư sẽ chuyển từ xuất bản sang sao
chép. Thực tế cho thấy, những thị trường đầy sức ép này sẽ đánh dạt những nhà xuất
bản chân chính của các tác phẩm gốc từ thương trường.
Xuất phát từ bản chất trên, quyền SHTT được định nghĩa khác nhau theo
nhiều các học giả khác nhau. Có học giả cho rằng quyền SHTT bao gồm các đối
tượng như sáng chế, quyền tác giả, bí mật thương mại, tên thương mại, việc bôi nhọ
uy tín trong thương mại và tập hợp các quyền khác [35, trang 56]. Bên cạnh đó một
học giả khác lại nhận định không có một khái niệm chung đơn nhất có thể bao quát
được tất cả các tài sản trí tuệ [36, trang 3]. Giữa những định nghĩa khác nhau về
quyền SHTT, có một định nghĩa được đưa ra bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO) có thể là có căn cứ nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất. Tài sản trí tuệ có
thể được định nghĩa như là sự sáng tạo của trí tuệ con người. W IPO định nghĩa
quyền SHTT như là bao gồm những quyền như sau:


16

• Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học;
• Sự biểu diễn của các nghệ sỹ, chương trình ghi âm và phát sóng;
• Việc sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực mang tính nhân bản;

• Những phát minh khoa học;
• Kiểu dáng công nghiệp;
• Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ và tên thương mại và uy tín;
• Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác là kết
quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ
thuật [34].
Bên cạnh đó thì TRIPS là một trong những hiệp định cơ bản nhất để dẫn đến
Hiệp định sáng lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là kết quả của vòng đàm
phán Uruguay trong các cuộc thương lượng chung về thuế quan và thương mại.
Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền được gửi tới cho con người thông qua các hoạt
động sáng tạo trí tuệ của họ [40]. Hiệp định TRIPS đã quy định 7 đối tượng thuộc
phạm vi của quyền SHTT như sau:
• Sáng chế;
• Quyền tác giả;
• Nhãn hiệu hàng hoá;
• Chỉ dẫn địa lý;
• Kiểu dáng công nghiệp;
• Thiết kế bố trí mạch tích hợp;
• Thông tin bí mật.
Từ sự bàn luận ở trên về sự khác biệt trong các định nghĩa về quyền SHTT,
chúng ta có thể thấy rằng khái niệm quyền SHTT m ang tính quốc tế và được sử
dụng theo nghĩa rộng.
Quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual property) có thể được định nghĩa như sự
sáng tạo của trí óc con người. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền dành cho các cá nhân
đối với sáng tạo của họ. Thông thường người sáng tạo được độc quyền sử dụng sáng
tạo của m ình trong một khoảng thời gian nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ thường


17


được chia thành hai lĩnh vực chính: Bản quyền và các quyền có liên quan đến bản
quyền và quyền sở hữu công nghiệp (gồm nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, chí dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí m ật thương m ại...)1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS:

Một trong những kết quả quan trọng nhất của vòng đàm phán Uruguay là đưa
được các nguyên tắc chung của GATT vào TRIPS, đặc biệt là các nguyên tắc đối xử
công dân và nguyên tắc tối huệ quốc lần đầu tiên được đưa vào một Hiệp định quốc
tế về TRIPS. Các nguyên tắc này sẽ là những tư tưởng chỉ đạo có tính định hướng
cho việc áp dụng, thực thi và giải quyết các tranh chấp có liên quan đến TRIPS.
Những nguyên tắc này chúng ta có thể tìm thấy không những ngay trong phần phạm
vi và các nguyên tắc chung mà còn ở các phần cụ thể khác của Hiệp định. Cộ thể chỉ
ra các nguyên tắc cơ bản sau đây của hiệp định:
1.3.1. Nguyên tắc đối xử công dân:

T H Ư V IỆ N
TRƯỜNG ĐAI HOCịiÌÂT HA NÔI
PHÓNG GV ...
_____

ỷ)

Khái niệm đối xử công dân là mấu chốt đối với hầu hết mọi hiệp ước sở hữu
trí tuệ quốc tế. Nguyên tắc này quy định rằng mỗi Thành viên phải dành cho công
dân của các Thành viên khác, bao gồm cả thể nhân và pháp nhân và không phụ
thuộc vào nơi cư trú sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân của nước
mình. Điều 3 của Hiệp định TRIPS quy định: "M ỗi Thành viên phải chấp nhận cho
các công dân của Thành viên khác sự đối xử không kém thiện clú hơn so với sự đối
xử của Thành viên đó đối với công dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tu ệ ”.
Ví dụ, theo luật của A ustralia , bảo hộ quyền tác giả được dành cho phim và chủ sở
hữu quyền tác giả là công ty sản xuất ra bộ phim. Trong khi đó, theo luật quyền tác

giả của Pháp, đạo diễn bộ phim được coi là chủ sở hữu quyền tác giả của bộ phim.
Nếu quyền tác giả trong bộ phim của Pháp bị xâm phạm ở Australia thì kết quả của
việc đối xử công dân là vấn đề được xử lý bằng pháp luật của Australia, theo đó
chính công ty sản xuất ra bộ phim chứ không phải đạo diễn của bộ phim bị kiện ra
toà về sự xâm phạm quyền tác giả. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho các chủ
thể tuy không phải là công dân của một nước thành viên nhưng lại có chỗ ở thường
trú hoặc có cơ sở kinh doanh thực thụ tại một nước thành viên. Tuy vậy các nước
thành viên vẫn có thể có một số quy định riêng mang tính thủ tục đối với các chủ thể
nước ngoài như yêu cầu các chủ thể đó (trong một số trường hợp) phải chỉ định


18

người đại diện về sở hữu công nghiệp trong các vụ việc có liên quan đến việc xác lập
và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Quy định này không phải là điều mới trong
các hiệp định quốc tế về TR1PS, nó đã tồn tại trong cả Công ước Berne [7, điều 6(1)]
và Công ước Pari [8, điều 2]. Theo nguyên tắc đối xử công dân, có một ngoại lệ cho
phép là những quyền sở hữu trí tuệ đã tồn tại trước đó theo Hiệp ước W IPO cũng
được áp dụng theo TRIPS. Tuy nhiên, nguyên tắc này không ngăn trở việc đối xử với
công dân của chính Thành viên đó sự bất lợi hơn đôí với công dân của các Thành
viên khác.
1.3.2. N guyên tắc tối huệ quốc:
Nguyên tắc này quy định công dân của các Thành viên TRIPS khác phải
được hưởng sự đối xử thuận lợi nhất mà một nước Thành viên giành cho công dân
một nước thứ ba khác, bất kể nước thứ ba đó có phải là Thành viên TRIPS hay
không. Điều 4 của H iệp định TRIPS quy định: "Đối với việc bảo liộ sở hữu trí tuệ,
bất kỳ một sự thuận lợi, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một Thành viên
(lành cho công cỉân của bất kỳ một nước Iiào klìác thì ngay lập tức và vô điều kiện
phải được, dành cho công dân của tất cả các Thành viên kh á c." Ví dụ, trong Hiệp
định thương mại Việt- Mỹ có những quy định thuận lợi hơn đành cho công dân Mỹ

tại Việt Nam so với những quy định của TRIPS thì khi Việt Nam đã tham gia vào
TRIPSẠVTO Việt Nam cũng phải dành sự đối xử như vậy cho công dân của các
nước Thành viên của TRIPS. Trong khi nguyên tắc đối xử công dân cấm sự phân
biệt giữa công dân của nước chủ nhà với công dân của nước thành viên thì nguyên
tắc tối huệ quốc lại cấm sự phân biệt đối xử giữa công dân của các nước thành viên
khác nhau.
Những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS là phương thức chỉ đạo có
tính xuyên suốt cho quá trình thực thi của quyền sở hữu trí tuệ. Thông qua các
nguyên tắc này, các nước thành viên có thể tìm thấy sự chủ động của m ình trong
việc xúc tiến các hoạt động thương mại có gắn kết với quyền sỏ' hữu trí tuệ và thúc
đẩy nền kinh tế của nước mình đi lên.
1.4. KHÁI NIỆM THỤC THI QUYỂN SỞ HŨU TRÍ TUỆ THEO HIỆP ĐỊNH TRĨPS:

1.4.1. Khái niệm chung về thực thi quyền SHTT:
Việt nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thươag mại thế
giới WTO. Trong XII thế toàn cầu hoá ngày càng phát triển với mức độ nhanh chóng


19

như hiện nay thì vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ của mỗi nước là một vấn đề đặc
biệt quan trọng - nó là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết
định có hay không đầu tư vào thị trường của một nước. Bên cạnh việc xác định đúng
và hoàn thiện đầy đủ các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng là đáp ứng
các yêu cầu cần thiết để Việt nam trở thành một thành viên chính thức của WTO.
Trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng chưa có quy định nào định nghĩa về thực thi
quyền sở hưũ trí tuệ và trong các văn bản pháp lý của Việt nam hiện tại cũng chưa
tìm thấy một định nghĩa chính thức về nó. Để 'có thể tìm hiểu được các khía cạnh
pháp lý liên quan đến vấn đề quan trọng là thực thi quyền sở hữu trí tuệ thì trước hết
chúng ta phải biết được thế nào là thực thi quyền sở hữu trí tuệ hay nói cách khác

thực thi quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các vấn đề cụ thể gì?
Một trong những cách thức để đánh giá một nước có hệ thống pháp luật hữu
hiệu hay không là xem xét cách thức nước đó bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như thế
nào. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì sở hữu trí tuệ, theo định nghĩa, là tài sản vô
hình. Tài sản hữu hình bình thường có thể bảo vệ để không bị trộm cắp có thể thông
qua các biện pháp thông thường không phải bằng pháp luật. Ngược lại, với tính chất
vô hình và công khai với công chúng (trừ bí mật thương mại) tài sản trí tuệ có thể bị
lấy đi một cách tự do nếu không có sự bảo hộ nghiêm ngặt của pháp luật. Công nghệ
cho phép số hoá các từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, cũng chính là công nghệ cho phép
bất kỳ người nào cũng đều có thể dễ dàng sao chép một cách trái phép. Công nghệ
cũng cho phép người khác giả mạo một cách dễ dàng nhãn m ác của người khác và
dán nhãn mác đó vào hàng hoá của mình. Và sáng chế m ột khi được cấp bằng, trở
thành tài liệu công khai cho phép người khác sao chép lại sáng chế đó mà không cần
xin phép. Do vậy, biện pháp duy nhất để phòng chống “trộm cắp” sáng chế được cấp
bằng, tác phẩm được hưởng quyền tác giả hoặc nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ đó
/là biện pháp bằng pháp luật với các chế tài nghiêm khắc cụ thể như chế tài hành
chính, dân sự, hình sự...T hực tế cho thấy không có một loại tài sản nào lại phải dựa
vào pháp luật nhiều như đối với tài sản trí tuệ.
Theo từ điển tiếng việt của nhà xuất bản Đà nẵng xuất bản năm 2000 thì
“Thực thi” có nghĩa là thực hiện, thi hành. Trong Hiệp định TRISP thực thi quyền sở


×