Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Những vấn đề pháp lý về giải quyết nợ của doanh nghiệp nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.01 MB, 99 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








LÊ THỊ HƯƠNG GIANG

M IĨÍV Ii VẤIV Đ Ề P H Ấ P I X vỂ GIẢI QUYẾT AỌ
CỦA DOANH \< illũ : i' XIIÁISỬÒC Ỏ VIÍỈ1 XA>1




Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 50515

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC









NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Am Hiểu
THƯ VI ỆN
1ÍH/ỎNG

DAI H OC l Ù Â 1 HA NỘi

P HỎN G D O C

HÀ NỘI - 2004


“Thực hiện đầu tư vốn cho DNNN thông qua các công ty đầu tư tài
chính của Nhà nước. Nhanh chóng xoá bỏ các bảo hộ bất hợp lý, sớm khắc
phục tình trạng bao cấp, như khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ, bù lỗ, cấp vốn tín
dụng ưu đãi tràn lan đối với các hoạt động kinh doanh của DNNN. Thực hiện
ngay việc lành mạnh hoá, minh bạch hoá và công khai hoá tình hình tài chính
của doanh nghiệp... Thực hiện phá sản theo luật những DNNN đã mất khả
năng thanh toán”.
('.Trích Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp
hành Trung ương khoá IX, phần thứ hai những
chủ trương, chính sách, giải pháp lớn cẩn tập
trung thực hiện trong thời gian tới).
“Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, có giải pháp thiết thực để giảm tỉ
lệ nợ xấu”.
(Trích Nghị Quyết s ố 1912003 ngày 26/11/2003

Quốc Hội khoá 11 về nhiệm vụ năm 2004 phần
nhiệm vụ và các giải pháp chính).


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Thị Hương Giang


MỤC LỤC

LỜI MỞ Đ Ẩ U ................................................................................................................................1

Chương 1: Một số vấn đề chung về thực trạng nợ và pháp luật về xử lý nợ
của DNNN............................................................................................ 5
1 - Khái niệm.................................................................................................. 5
2 - Tinh hình nợ.............................................................................................. 7
3 - Nguyên nhân nợ........................................................................................9
4 - Ý nghĩa của việc xử lý nợ.......................................................................16
5 - Sự hình thành của pháp luật về xử lý nợ tồn đọng tại DNNN ở Việt
N am ..........................................................................................................20
5.1-

Thanh toán công nợ giai đoạn I .................................................. 21


5.2 - Thanh toán công nợ giai đoạn n .................................................. 26
6- Sự phát triển của pháp luật về xử lý nợ tồn đọng của DNNN ở
Việt N am ..................................................................................................31
Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý nợ tồn đọng của DNNN............34
1.1 - Về phạm vi xử lý nợ tồn đọng....................................................... 34
1.2 - Về yêu cầu và nguyên tắc xử lý nợ................................................35
1.3 - Về các biện pháp giải quyết nợ của DNNN..................................36
1.4 - v ể trình tự, thủ tục xử lý các khoản nợ phải thu, phải trả của
DNNN..............................................................................................45
1.5- Pháp luật về công ty quản lý nợ và công ty mua bán nợ và tài sản
tồn đọng........................................................................................... 58
1.5.1 Pháp luật về Công tỵ Quản lý nợ và khai thác tài sản thế
chấp trực thuộc Ngân Hàng................................................... 58
1.5.2 Pháp luật về công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của
doanh nghiệp viết tắt là DATC.............................................. 61


Chương 3: Thực hiện pháp luật vê xử lý nợ của DNNN và những kiến
nghị..................................................................................................... 65
1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý nợ tại DNNN ở Việt N am .... 65
1.1- Những kết quả đạt được qua trình xử lý nợ tồn đọng tại DNNN ở
Việt nam......................................................................................... 65
1.2- Thực tiễn thực hiện pháp luật trong quá trình xử lý nợ tại DNNN
ở Vịêt nam...................................................................................... 67
2. Kiến n g h ị............................................................................................... 78
2.1- Xử lý nợ bằng các biện pháp mạnh hơn, kiên quyết hơn, đặc biệt
là nợ không thanh toán được của các DNNN...............................78
2.2 - Xây dựng quy trình thống nhất về xử lý nợ tổn đọng trong
DNNN.............................................................................................80

2.3- Sửa đổi bổ sung Nghị định 69/CP/2002 những nội dung sau:.... 82
2.4- Hoàn thiện pháp luật Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của
DNNN............................................................................................. 82
KẾT LU ẬN ...............................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO

88


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

- DNNN

DNNN

- XNQD

Xí nghiệp Quốc Doanh

- NHNN

Ngân hàng Nhà nước

- NHTM

Ngân hàng Thương Mại

- HĐBT

Hội Đồng Bộ trưởng


-BTC

Bộ Tài Chính

-CP

Chính phủ

- BHXH

Bảo hiểm Xã Hội

- NSNN

Ngân sách Nhà nước

- TTCP

Thủ tướng Chính phủ

- RM

Ringgit đơn vị tiền của Malaixia

- DATC

Dept and Assets trading Company (Công ty mua,
bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp)



1

LỜI MỞ ĐẦU
Nợ tại các DNNN Việt nam hiện nay đang thực sự là gánh nặng đối với
nền kinh tế, là bài toán khó, nhất là dối với hệ thống ngân hàng. Theo báo cáo
kiểm kê tại thời điểm 0 giờ ngày 1/11/2000 tổng số nợ tồn đọng ở các DNNN
(bao gồm cả hệ thống ngân hàng Thương mại ) đã lên tới con số 31.935 tỷ
đồng, trong đó 21.218 tỷ đồng là nợ phải thu quá hạn và 10.717 tỷ đổng nợ
phải trả quá hạn. [49]
DNNN là doanh nghiệp có vị trí vai trò then chốt trong nền kinh tế. Do
đó sự ổn định vững mạnh của tài chính DNNN có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
ổn định vững mạnh của toàn bộ hệ thống tài chính và rộng hơn là toàn bộ nền
kinh tế. Chính vì vậy việc giải quyết nợ tổn đọng tại các DNNN là hết sức cần
thiết cấp bách, giúp lành mạnh hoá tình hình tài chính DNNN, nâng cao sức
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, giúp DNNN giữ vai trò , vị trí chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân. Giải quyết được nợ đọng tại DNNN còn giúp lành
mạnh hoá tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng, vốn của ngân hàng luôn
được luân chuyển, tránh được tình nguy cơ khủng hoảng tài chính tiền tệ, gây
bất ổn đối với nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, giải quyết nợ trong
DNNN là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN ở
Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong 5 năm trở lại đây,
Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan đã có những Nghị định, Quyết
định, biện pháp, đề án xung quanh việc giải quyết nợ trong DNNN. Vấn đề
đặt ra là phải giải quyết nợ như thế nào vừa triệt để, vừa hiệu quả làm lành
mạnh tài chính DNNN không gây tổn thất quá lớn cho hệ thống ngân hàng và
ngân sách Nhà nước, không ảnh hưởng xấu đến kinh tế, chính trị, ngăn chặn
nơ mới phát sinh.



2
Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài:
" Những vấn đề pháp lý về giải quyết nợ của DNNN ở Việt Nam".
1- Tình hình nghiên cứu
-

Trong thời gian 5 năm trở lại đây, đã có nhiều biện pháp giải quyết nợ

của DNNN. Cụ thể ngày 12/7/2002, Chính phủ đã ra Nghị định số 69CP về
quản lý và xử lý nợ tồn đọng với DNNN. Ngày 4/4/2003 tại Chỉ thị số 08/2003
của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh
nghiệp khẳng định "kiên quyết sáp nhập, giải thể, phá sản theo quy định của
pháp luật đối với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, đẩy mạnh
việc xử lý nợ tồn đọng, lao động dôi dư, nhằm lành mạnh hoá, minh bạch hoá
tài chính

Tại Nghị quyết số 19/2003 ngày 26/11/2003 Quốc Hội khoá 11 về

nhiệm vụ năm 2004 phần nhiệm vụ và các giải pháp chính cũng đã nêu rõ : "
Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tổn đọng, có giải pháp thiết thực để giảm tỷ lệ nợ
xấu

Đáp ứng nhiệm vụ này ngày 5/6/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành Quyết định số 109/2003 QĐ- TTg về việc thành lập Công ty mua, bán nợ
và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Ngay sau đó, ngày 5/12/2003 Bộ tài
chính đã ban hành Quyết định 199/2003 - Ban hành Điều lệ tạm thời về tổ
chức và hoạt động của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN
viết tắt là DATC. Song rất ít có những công trình khoa học nghiên cứu có tính

cách là phương pháp luận những vấn đề pháp lý về giải quyết nợ tồn đọng của
DNNN, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và rút ra kinh nghiệm giải quyết
nợ của DNNN trong giai đoạn tới. Việc bổ sung, sửa đổi pháp luật để đẩy
nhanh tiến trình xử lý nợ trong DNNN cần được nghiên cứu hoàn thiện là rất
cần thiết.
2 - Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân, thực trạng nợ của
DNNN, góp phần lành mạnh hóa tài chính DNNN, đồng thời hoàn thiện pháp
luật về tài chính DNNN.


3
* Nhiêm vu nshiên cứu của đê tài :
- Phân tích nguyên nhân, thực trạng nợ, ý nghĩa của việc giải quyết nợ
trong DNNN ở Việt Nam.
- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc xử
lý nợ, đưa ra những nhận xét đánh giá về biện pháp, cách thức xử lý nợ từ thực
tiễn thu hồi nợ, đề ra phương hướng giải quyết nợ tại DNNN.
3- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật và các quy luật của Triết
học Mác - Lê Nin làm cơ sở phương pháp cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, luận
văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp phân tích và tổng hợp : phân tích các sự kiện, hiện tượng
pháp lý từ thực tiễn xử lý nợ tổng hợp lại để đưa lại để đưa ra phương án xử lý
nợ tối ưu.
Phương pháp phân tích quy phạm : Phân tích các quy phạm pháp luật
thực định làm sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế cũng như mối quan hệ với
các quy định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Phương pháp so sánh pháp lu ậ t: so sánh pháp luật Việt Nam với một
sô' nước có chung đặc điểm tương đồng.

4- Bố cục luận vãn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương :
Chương thứ nhất là một số vấn đề chung về thực trạng nợ và pháp luật
về xử lý nợ của DNNN.
Chương thứ hai là thực trạng pháp luật về xử lý nợ của DNNN.
Chương thứ ba là thực hiện pháp luật về xử lý nợ của DNNN và những
kiến nghị.


4
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã
đóng góp ý kiến, nhiệt tình giúp đỡ để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình.
Cho dù đã rất cố gắng, dành nhiều tâm huyết trong quá trình thực hiện
đề tài, song giải quyết nợ tồn đọng của DNNN là vấn đề rất phức tạp, nhạy
cảm về kinh tế, chính trị và do thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề
này.


5

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NỢ VÀ
PHÁP LUẬT VỂ XỬ LÝ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC







1- Khái niệm.
-

Nợ là khái niệm không thể thiếu đối với tất cả các loại hình doanh

nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh không một doanh nghiệp nào là không
phải nợ, hoặc là nợ bạn hàng, nợ khách hàng hoặc là nợ ngân hàng. Để kinh
doanh lâu dài, doanh nghiệp phải tính đến " công nợ " mà đối tác dành cho
mình là bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu để quyết định lựa chọn có hay
không có sự hợp tác. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tận dụng
tối đa nợ, tranh thủ nợ để kinh doanh, sinh lợi nhuận từ nợ. Chỉ cần khoản nợ
phải thu và phải trả được thanh toán đầy đủ khi đến hạn thì nợ này được xác
định là nợ thông thường, nằm trong giới hạn an toàn cho phép.
Để đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp, không thể không đánh giá tình
hình công nợ và khả năng thanh toán. Khi đề cập đến nợ, phải đề cập đến cả
nợ phải thu và nợ phải trả của doanh nghiệp. Nợ phải thu và nợ phải trả của
doanh nghiệp có thể được hiểu chi tiết qua bảng sau :
Bảng 1
STT

A. Nợ phải thu

STT

B. Nợ phải trả


1.

Phải thu của khách hàng

1.

Phải trả khách hàng

2.

Trả trước cho người bán

2.

Trả trước người mua

3.

Thuế GTGT được khấu trừ

3.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

4.

Phải thu tạm ứng

4.


Phải trả cán bộ- công nhân viên

5.

Phải thu của cán bộ- công

5.

Doanh thu chưa được thực hiện

6.

Vay dài han

nhân viên
6.

Cho vay


6
7.

Phải thu nội bộ

7.

Vay ngắn hạn

8.


Phải thu khác

8.

Nợ dài hạn

9.

Phải trả nội bộ

10.

Phải trả khác

Tổng Cộng A

Cộng B

-

Nợ xấu hay nợ tồn đọng gồm các khoản nợ phải thu, phải trả được nêu

trong bảng 1 đã quá hạn mà không thanh toán được, nợ này đã vượt quá an
toàn cho phép.
" Nợ đọng chỉ các khoản nợ đến kỳ mà chưa đòi được, thường thuộc về
các khoản thu mà công ty chưa có cách nào thu hồi được".[50, Tr 1950]
Tại Điều 2, Nghị Định 69CP 12/7/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng
đối với DNNN, nợ tồn đọng được " hiểu là các khoản nợ phải thu, phải trả đã
quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biên pháp xử lý, như

đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thanh toán được".
Nơ tổn đong gồm :
a) Nợ ngân sách Nhà nước.
b) Nợ các Ngân hàng Thương M ạ i.
c) Nợ dự trữ quốc gia
d) Nợ bảo hiểm xã hội.
đ) Nợ các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp.
e) Các khoản nợ khác.
Như vậy ranh giới giữa nợ tồn đọng và nợ thông thường là thời hạn
thanh toán đã qua mà không thanh toán được sau khi đã áp dụng các biện
pháp tài chính cần thiết.


7
2 - Tình hình nợ.
Tình trạng hoạt động kém hiệu quả, nợ nần của DNNN diễn ra ở hầu
hết các nước, bất kể đó là nước đang phát triển, các nước xã hội chủ nghĩa hay
tư bản chủ nghĩa. Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển thần kỳ, song các
DNNN trong lĩnh vực cầu đường hiện đang nợ Chính phủ Nhật Bản một số
tiền khổng lồ lên tới 40.000 tỷ yên, Theo báo cáo của Chính phủ Nhật Bản
trình lên Quốc Hội vào tháng 2-2003, các khoản thu phí của các công ty
đường bộ chỉ vừa đủ trang trải chi phí quản lý, vận hành của công ty và hoàn
toàn không có khả năng chi trả các khoản vay của Chính phủ trước đây.
Ngành bưu điện của Nhật Bản từ năm 1998 đến nay liên tục vào tình trạng
thua lỗ kéo dài, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 1998 lỗ 62 tỷ yên,
năm 1999 lỗ 74 tỷ yên, tháng 6 đầu năm 2000 lỗ 59 tỷ yên.Tình trạng yếu
kém của DNNN thể hiện rõ nét ở các nước đang phát triển. Tại Hàn Quốc tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản của DNNN chỉ đạt 3,71% so với 10,1% của
toàn bộ nền kinh tế . Tại Inđonexia, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cho

DNNN chỉ dưới 2,5% trong giai đoạn 1983-1987, 3,5% trong năm 1989 ,70%
DNNN có tình trạng tài chính không lành mạnh.[36,Tr 33-36]
Kể từ năm 1991 đến nay nợ của DNNN ở Việt Nam càng ngày càng
tăng nhanh.
Theo Báo cáo tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản
DNNN: Tổng giá trị tài sản của D N N N theo sổ sách k ế toán là 517.654 tỷ
đồng, theo giá kiểm kê xác định lại là 527.256 tỷ đồng; sô nợ phải thu là
187.091 tỷ đồng chiếm 35,5% giá trị tổng tài sản doanh nghiệp, gấp 1,43 lần
vốn kinh doanh; hàng hoá tồn kho là 45.688 tỷ đồng, trong đó hàng ứ đọng
mất phẩm chất không dùng đến là 1.600 tỷ đồng; doanh nghiệp có một đồng
vốn thì phải vay hoặc chiếm dụng 1,2 đồng cho kinh doanh, hệ sô'vốn vay và
vốn chiếm dụng so với vốn sở hữu là 1,8 lần; tổng s ố nợ phải trả là 353.410 tỷ


8
đồng, bằng 2,3 lần vốn nhà nước cấp, gấp 2 lần nợ phải thu trong đó nợ quá
hạn phải trả là 10.171 tỷ.[49]
Đến thời điểm 6 tháng cuối năm 2001, Bộ Tài Chính tổng kết tổng kiểm
kê tài sản, công tác tài chính DNNN thì số DNNN tiếp tục lỗ là 19,8 %. Cho
đến nay tình hình nợ đọng của DNNN vẫn rất đáng lo ngại. Số lượng DNNN
thua lỗ còn nhiều, chiếm tới 13.5%, đó là chưa tính đầy đủ các khoản hỗ trợ từ
phía Nhà nước như khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ.. .[32,Tr 20]
Như vậy, khả năng thanh toán của DNNN là rất hạn chế, hệ số nợ trên
vốn nhà nước tại doanh nghiệp bình quân là 1.26 lần, nhưng nhiều doanh
nghiệp có hệ số này trên năm . Ví dụ : Công ty xây lắp và vật liệu số 7 hệ số
nợ trên vốn là 20; Công ty Đường Sơn Dương là 44...
Tình hình hoạt động của DNNN trong 2 năm 2002 và 2003 được thể hiện qua
bảng sau : [32,Tr 20]
Bảng 2


TÌNH HÌNH H0AT ĐÔNG CỦA CẢC DNNN


Chi tiêu



Đơn vị

Năm 2002

Năm 2003

DN

5175

4800

Doanh nghiệp lỗ

%

15.8

13.5

DN Trung ương

%


11.8

10.9

DN Địa phương

%

18.8

15.2

Doanh thu

Tỷ đồng

422044

464204

Lợi nhuận

Tỷ đồng

18860

20428

Lỗ luỹ kế


Tỷ đồng

977

1077

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

%

10.9

10.8

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

%

4.5

4.4

Số liệu doanh nghiệp


9
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài Chính công nợ của DNNN năm 2002 và
2003 như sau : [32,Tr 20]
Bảng 3


CÔNG Nơ (A + B)


Năm

A. Tổng số nợ phải thu

B. Tổng số nợ phải trả

Đơn vị

2002

97.977

188.898

Tỷ đồng

2003

96.775

207.788

Tỷ đồng

Với tổng số công nợ trên thì nợ của DNNN gấp 1,6 lần vốn của tất cả
các DNNN cộng lại. Trong đó nợ tồn đọng của DNNN lên tới khoảng trên

28.000 tỷ đồng [51,Tr 5], trong đó nợ của các DNNN là 13.569 tỷ đồng, nợ
của Ngân hàng Thương mại quốc doanh là 15.225 tỷ đồng, giá trị tài sản vật tư
tồn đọng theo sổ sách kế toán lên tới 3.000 tỷ đồng.[52,Tr 20]
Nợ của DNNN đã trở thành vấn đế bức xúc đối vối nền kinh tế quốc
dân ở nước ta.
3 - Nguyên nhân nợ.
Không chỉ ở Việt Nam, hệ thống DNNN rơi vào cảnh nợ nần chồng
chất, mà ở hầu hết các nước có hệ thống DNNN đều đặt trong tình trạng này.
Sự tổn tại của Xí Nghiệp Quốc Doanh (DNNN) là nguyên nhân quan trọng
giải thích các vấn đề nợ khó đòi hay các khoản vay tồi. Abel, Siklos và
Szekely (1998; 116) cho biết tỉ trọng các khoản nợ tồi của các XNQD trong
tổng GDP là 70% ở Bungari, 74% ở Cộng Hoà Séc, 21% ở BaLan, 28% ở
Hunggari trong năm 1993 [56,Tr 272-293] .Theo Báo những vấn đề kinh tế
thế giới trong bài Trung Quốc đi tìm phương thức quản lý mới viết " Các
DNNN ở Trưng Quốc liên tục thua lỗ và kéo theo chúng là các Ngân hàng
Quốc Doanh cấp vốn cho các doanh nghịêp. Hơn 2/3 các DNNN có mức thua
lỗ tăng gấp 18 lần trong vòng 20 năm trở lại đây. Người ta cho rằng nợ tích tụ


10
từ năm này sang năm khác gấp 4 lần so với nguồn vốn tự có của các doanh
nghiệp". [41, Tr 46]
Việt Nam là một ví dụ điển hình cho các khoản nợ tồn đọng tại các
DNNN. Vào thời điểm tháng 7 năm 1997, 13% tổng số vốn cho vay của Việt
Nam được xếp vào loại quá hạn (năm 1995, con số này chưa đầy 8%) Và cũng
trong năm 1997, các XNQD chiếm tới 34,1% tổng số nợ quá hạn của ngân
hàng Thương mại.[42,Tr 20]
Nguyên nhân những khoản nợ này là gì ?
Một là- Cơ chế thành lập, cấp vốn đối D N N N dễ dàng song quá nhỏ về quy
mô, có sự dàn trải không cần thiết.

Trước khi tiến hành cổ phần hoá DNNN có khoảng hơn 13.000 DNNN,
trong đó có 50% DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng. Điều này cho thấy thành lập
quá nhiều DNNN mà quy mô vốn của các DNNN rất nhỏ bé, trình độ trang
thiết bị công nghệ lạc hậu. Sự xuất hiện của DNNN trong tất cả các lĩnh vực
của nền kinh tế mà không tính đến hiệu quả, chất lượng đã khiến cho hoạt
động DNNN dàn trải, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh
yếu. Quan niệm sai lầm vai trò chủ đạo của DNNN khi cho rằng DNNN phải
là “đầu tầu” trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế , chỉ nhìn thấy
mặt lượng mà không nhìn thấy mặt chất. Chính vì đầu tư dàn trải, quy mô vốn
lại nhỏ đã dẫn đến tình trạng nợ nần, chiếm dụng vốn của các DNNN ngày
càng nghiêm trọng kéo dài, 60% DNNN lỗ lãi bấp bênh, 29% lỗ liên tục
[40,Tr21].
Năm 1998, sau khi tiến hành cổ phần hoá DNNN vẫn còn tới 72,5%
DNNN có số vốn dưới 1 tỷ đổng, trong khi đó chỉ có gần 20% DNNN có số
vốn trên 10 tỷ đồng. Cụ thể là trong năm 1998 số vốn bình quân của Tổng
công ty 91 là 3.661 tỷ đổng. Nhưng trong số 17 Tống công ty 91 có tới 14
công ty ( 82%) có mức vốn Nhà nước dưới mức bình quân, trong đó 6 Tổng
công ty (35%) có mức vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng.[40,Tr21]


11
Không chỉ có quy mô vốn nhỏ bé, mà DNNN hoạt động rất chồng chéo
về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý trên cùng một địa bàn, kinh doanh
theo kiểu "phong trào". Đã có thời gian hầu hết các tỉnh đều có 3-5 công ty tư
vấn khảo sát thiết kế chuyên ngành xây dựng, công nghiệp thuỷ lợi, giao
thông, lâm nghiệp. Sự kiện "mía đắng- đường chua" là một bài học nóng hổi
về kiểu đầu tư phong trào để lại khoản nợ gần 8.000 tỷ đồng. Rồi tiếp đó là
đánh bắt xa bờ, xi măng lò đứng, ...
Cơ chế đầu tư dàn trải, cơ chế "xin cho" dễ dàng đã khiến cho kinh tế
kiểu phong trào phát triển, kinh doanh chồng chéo không hiệu quả là nguyên

nhân dẫn đến tình trạng nợ nần tồn đọng trong DNNN.
Hai là- Cơ ch ế quản lý ưu đãi của Nhà nước đối với DNNN.
DNNN được ưu tiên vay nợ ngân sách, ngân hàng khi có nhu cầu, vay
không cần thế chấp. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tỉ lệ vốn chủ sở
hữu ( vốn tự có ) của các DNNN chỉ đảm bảo khoảng 20% nhu cầu vốn đầu tư
sản xuất kinh doanh, nhiều DNNN vay vốn ngân hàng nhiều gấp 10 lần vốn tự
có. Trên thực tế DNNN là đối tượng khách hàng vay vốn khoảng 50% tổng số
dư nợ của hệ thống tài chính tín dụng ngân hàng trong nước và được ưu tiên
tiếp cận với tín dụng ngoại tệ.[46,Tr 66]
Luật Doanh nghiệp Nhà nước lại hạn chế việc DNNN đem tài sản Nhà
nước giao, quản lý, sử dụng tham gia vào các giao dịch thế chấp, cầm cố để
vay vốn . Tại Nghị định 59 CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 và Nghị định số 27
CP ngày 20 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ thì " DNNN được quyền thế
chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp theo nguyên
tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và bảo đảm các quy định khác của
Nhà nước. Khi thế chấp, cầm cố những tài sản là toàn bộ dây chuyền công
nghệ chính, theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế, kỹ thuật thì phải
được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản

Quy

định nàyđã và đang gây nên trở ngại khó khăn đối với các doanh nghiệp thực


12
hiện việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản, vì chưa có một quy định cụ thể giải
thích thế nào là dây chuyền công nghệ chính và trên thực tế chưa có cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền nào đồng ý bằng văn bản trong vấn để này.
Theo quy định tại điều 94, điều 109 của Bộ luật Dân sự, DNNN là một
pháp nhân nhưng tài sản chỉ được Nhà nước giao quản lý, sử dụng chưa có tài

sản độc lập cho nên chưa phải là pháp nhân " hoàn toàn độc lập " chưa có
quyền tự chủ tài chính một cách thực sự để có thể tự quyết định thực hiện các
biện pháp bảo đảm tiền vay. Đây là lý do giải thích tại sao DNNN lại có nhiều
khoản nợ khổng lồ đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng mà không có tài sản
bảo đảm . Để giải quyết vấn đề này ngày 9 tháng 9 năm 2002 Thông tư số 74
của Bộ tài chính đã phải ra đời để hướng dẫn việc đánh giá các khoản nợ tồn
đọng không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng Thương mại Nhà nước mà đối
tượng chính là các DNNN.
Mặc dù Nghị định số 85 CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 đã bãi bỏ quy
định về việc xem xét cho vay đối với DNNN bị lõ, trong diện sắp xếp lại theo
Nghị quyết số 11/ NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ. Song rất
khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc xem xét quyết định cho vay
không có tài sản bảo đảm với các DNNN sản xuất kinh doanh có hiệu quả
chưa cao. Hơn nữa, nhiều DNNN có báo cáo tài chính chưa minh bạch, chưa
được kiểm toán, độ tin cậy chưa cao, rủi ro khi cho vay vẫn có thể xảy ra kể cả
đối với những DNNN được coi là hoạt động có hiệu quả.
Ba là - Thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị.
Tinh trạng thiếu vốn của các DNNN là phổ biến và nghiêm trọng. Có
60% số DNNN không đủ vốn pháp định theo quy định tại Nghị Định 50CP.
Vốn thực tế hoạt động chỉ đạt 80%, riêng vốn lưu động chỉ có 50% được huy
động vào kinh doanh, còn lại nằm ở tài sản vật tư,
chất.[45,TrlO]

mất mát kém phẩm


13
Chuyển sang nền kinh tế thị trường với đa dạng các loại hình doanh
nghiệp, DNNN phải cạnh tranh mạnh. Các công ty cổ phần, công ty có vốn
đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường với tiềm lực kinh tế mạnh do huy

động được nhiều vốn qua các kênh. Vì vậy, các loại hình doanh nghiệp này
nắm bắt nhanh những công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất máy móc thiết
bị hiện đại cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Còn
DNNN chỉ huy động được vốn qua 2 kênh chủ yếu là Nhà nước cấp vốn và
vay ngân hàng (khi chưa có cổ phần hoá ). Thực tế cho thấy Nhà nước không
thể cấp vốn đầu tư cho hàng nghìn DNNN để đổi mới máy móc thiết bị cùng
một lúc. Đây là lý do tại sao nhiều DNNN máy móc thiết bị lạc hậu, tính cạnh
tranh thấp, thua lỗ và dẫn đến nợ nần.
Tổng công ty 91 là DNNN có quy mô lớn, nhưng trong năm 1997 Tổng
công ty 91 chỉ có 20% thiết bị mới được thay đổi còn 80% là cũ kỹ lạc hậu,
chất lượng sản phẩm không đủ cạnh tranh dẫn đến thua lỗ, nợ khó đòi lên tới
774 tỷ đồng. Năm 1993 lỗ 3%, năm 1994 lỗ 16%, nãm 1995 lỗ 25%, năm
1996 lỗ 35%, năm 1997 lỗ 33%.[40,Tr21]
Bốn là - Hoạt động sản xuất kinh doanh của D N N N trong một thời kỳ dài
thiếu tính tự chủ, không có cạnh tranh, " lãi giả, lỗ thật
Trong thời kỳ bao cấp, DNNN là một người con được "cưng chiều"
nhất. Vì vậy người con này thiếu tính tự chủ và không có điều kiện để tự chủ.
Việc sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế
nào đều do Nhà nước giao, hợp đồng cũng do Nhà nước chỉ định ký kết. Sản
phẩm A dù xã hội có nhu cầu nhiều nhưng Nhà nước giao chỉ tiêu sản xuất là
1000 thì chỉ sản xuất 1000. Sản phẩm B dù xã hội không có nhu cầu nhiều
nhưng Nhà nước giao chỉ tiêu là 2000 thì phải sản xuất 2000.Việc hai người
chung nhau một áo may ô, 3 người chung nhau một xe đạp, không có gì xa lạ
đối với những ai sống trong thời kỳ bao cấp. Hậu quả nặng nề hơn ít người


14
nhìn thấy, là hàng chục nghìn tỷ đồng nợ tồn đọng giải quyết rất khó khăn,
phức tạp.
Cơ chế bao cấp vốn, cơ chế quản lý mang nặng tính chất hành chính đã

tạo nên tâm lý hoạt động trong DNNN rất trì trệ, quan liêu. Chính cơ chế này
đã tạo nên tâm lý ỷ lại, vô trách nhiệm của chính đội ngũ quản lý ở hàng
nghìn DNNN. Mất vốn thì Nhà nước lo, lỗ Nhà nước chịu, nên giám đốc chỉ lo
một việc duy nhất là viết báo cáo thành tích. Thực tế cho thấy có công ty nợ
nần chồng chất hàng chục năm nhưng vẫn báo cáo lãi mà cơ quan chủ quản
không hay biết. Vì vậy hàng nghìn DNNN rơi vào cảnh "lỗ lãi bấp bênh", "
cha chung không ai khóc".
Trong một thời kỳ dài DNNN không phải lo cạnh tranh và không biết
đến cạnh tranh. Chỉ có 1 loại xà phòng, một loại nước mắm, một loại săm lốp,
một loại xe đạp do DNNN độc quyền sản xuất nên dù tốt hay không tốt thì
người tiêu dùng không thể có sự lựa chọn nào khác.Nền kinh tế thị trường với
đa dạng các loại hình doanh nghiộp, DNNN được ví như chiếc tivi đen trắng
cũ đứng bên cạnh hàng loạt tivi màu mới đa hệ. Nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần phát triển phong phú đa dạng bắt buộc tất cả các loại hình doanh
nghiệp nếu tham gia vào thị trường phải chấp nhận quy luặt cung- cầu và cạnh
tranh. Nếu không chấp nhận được quy luật này thì đồng với nghĩa tự rút lui
khỏi thị trường và phá sản là điều tất yếu. DNNN bị rơi vào thế "tiến thoái
lưỡng nam" không muốn phá sản mà hoạt động cầm chừng, thoi thóp. DNNN
nào hoạt động hiệu quả hơn thì "gồng" DNNN khác hoạt động bị thua lỗ,
hoặc ra sức vay ngân hàng, ngân sách Nhà nước để duy trì hoạt động. Càng
vay, càng lỗ, DNNN khoẻ "gồng" DNNN yếu thì cả hai càng suy yếu hơn, nợ
tăng nhanh, tồn đọng lại, là gánh nặng cho nền kinh tế.
Năm là - Thay đổi chính sách thuế và các khoản thu phải nộp ngân
sách Nhà nước.


15
Việc Nhà nước điều chỉnh tăng mức thuế, thu ngân sách Nhà nước đối
với tất cả các loại hình doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân khách
quan làm cho DNNN không có khả năng nộp thuế và ngân sách Nhà nước

đúng hạn vì các khoản tăng thuế và thu ngân sách này trực tiếp ảnh hưởng đến
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sáu là - Di chuyển địa điểm kỉnh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
DNNN đang hoạt động ổn định, nhưng vì lý do an ninh quốc phòng hay
lợi ích quốc gia mà theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền doanh
nghiệp buộc phải di chuyển địa điểm kinh doanh. Sự di chuyển này đã làm
cho chi phí sản xuất tăng lên, hoặc gây mất ổn định tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp, cộng với sự di chuyển này không được đền bù thoả đáng, khiến
cho DNNN bị lỗ.
Bảy là- Do tổ chức lại sản xuất kinh doanh, thay đổi ngành kinh doanh,
sản phẩm mới thay th ế sản phẩm cũ.
Chúng ra biết rằng DNNN ở Việt Nam không chỉ hoạt động vì mục
đích kinh doanh mà còn vì mục đích công ích. Do quyết định của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền hoặc quyết định của chính doanh nghiệp muốn tổ chức
lại sản xuất kinh doanh hay thay đổi ngành nghề kinh doanh để thực hiện
nhiệm vụ, mục tiêu Nhà nước giao là một trong những nguyên nhân khách
quan làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tài chính dẫn đến thua
lỗ, nợ đọng.
Tám là - Thiệt hại do thiên tai hoả hoạn làm ảnh hưởng tới sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Thiên tai, hoả hoạn là những sự kiện bất ngờ gây thiệt hại cho kinh tế xã
hội. Đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến thua lỗ nợ đọng không chỉ ở
DNNN mà còn tất cả các loại hình doanh nghiệp khác.

i


16
4 - Ý nghĩa của việc xử lý nợ.

Thứ nhất - Lành mạnh hoá tài chính DNNN, nâng cao sự cạnh tranh
của DNNN trong cơ chế thị trường.
Theo đánh giá gần đây của nhóm chuyên gia thuộc Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), ở nước ta có chưa đầy 40% các DNNN kinh doanh có lãi, còn lại chủ
yếu trong tình trạng nợ mắc nợ chổng chất hoặc trạng thái tài chính có vấn đề
[47,Tr 49]. Chính tình trạng tài chính không lành mạnh này là nguyên nhân
của việc DNNN không thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
Vì vậy, việc giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng sẽ giúp cho tình hình
tài chính của DNNN được cải thiện, DNNN sẽ tự tin tập trung vào sản xuất
kinh doanh hiện tại, không phải lo bù lỗ các khoản nợ tồn đọng từ trong thời
kỳ tập trung quan liêu bao cấp.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, lành mạnh hoá khu vực tài chính
DNNN còn là phương cách căn bản đổ phế bỏ quá nhiều điều kiện ưu đãi bất
hợp lý đối với khu vực này, vì đó là nguyên nhân tăng sự ỷ lại vào Nhà nước,
gây ra sự xói mòn khả năng sinh lời tự thân của chúng.
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường, để có đủ sức cạnh
tranh thì điều kiện đầu tiên quyết định chính là tiềm lực tài chính của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp đang nằm trong tình trạng tài chính có vấn đề,
không biết có tồn tại được hay không thì khó có thể nói đến cạnh tranh được.
Do đó, tài chính DNNN được ổn định, lành mạnh hoá, phản ánh đúng thực
chất, DNNN mới có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình trong cơ chế thị
trường.
Thứ hai - Lành mạnh hóa tình hình tài chính ngân hàng, Ổn định hệ
thống ngân hàng, vốn của ngân hàng luôn được luân chuyển.
Chúng ta biết rằng, các DNNN liên tục thua lỗ và kéo theo chúng là các
ngân hàng Quốc doanh cấp vốn cho các doanh nghiệp. Trong một thời kỳ dài
các DNNN làm ăn, kinh doanh yếu kém chẳng có gì để duy trì sự tồn tại của


17

mình ngoài việc trông cậy vào các khoản vay từ các NHTM ( chủ yếu thuộc sở
hữu Nhà nước). Việc các NHTM cho các DNNN làm ăn thua lỗ vay tiền,
người ta ví hoạt động này là " ném tiền qua cửa sổ

Chính vì vậy, thúc đẩy

nhanh tiến trình xử lý nợ và hoạt động sắp xếp lại các DNNN ngày càng trở
nên bức xúc, từ đó phối hợp với tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng, đảm
bảo các khoản thua lỗ lớn của DNNN không gây ra hiệu ứng thua lỗ, đổ vỡ lan
truyền đến các hệ thống ngân hàng là công việc có ý nghĩa vô cùng quan
trọng.
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân chính khiến đợt cấp
vốn điều lệ đợt II cho các ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) có thể
bị hoãn là nhiều NHTMNN chưa có báo cáo hoàn thành các điều kiện về xử lý
nợ tổn đọng đến 31/12/2002. Đây là điều kiện quan trọng của yêu cầu cấp bổ
sung vốn điều lệ, một trong những nội dung của chương trình cơ cấu lại các
NHTMNN đã được Chính phủ phê duyệt, cũng như cam kết của Việt Nam với
các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế. Điều này có nghĩa là, các NHTMNN
phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức an toàn theo yêu cầu, tiếp tục làm trong
sạch báo cáo tài chính thì mới được cấp vốn bổ sung đợt

n và cũng có nghĩa

xử lý tốt nợ tồn đọng của DNNN đối với ngân hàng sẽ làm lành mạnh hoá tình
hình tài chính hgân hàng, vốn của ngân hàng luôn được luân chuyển.
Thứ ba - Giải quyết nợ tồn đọng của DNNN giúp ổn định tài chính
DNNN, giúp ổn định kinh tế, xây dụng cơ sở kinh tế vững mạnh, thúc đẩy
tiến trình cổ phần hoá DNNN trong chiến lược cải cách DNNN, phát huy
vai trồ chủ đạo của DNNN trong cơ chế thị trường.
DNNN là doanh nghiệp có vị trí, vai trò then chốt trong nền kinh tế.

Chính vì vậy, sự ổn định, vững mạnh của tài chính DNNN có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự ổn định vững mạnh của toàn bộ hệ thống tài chính và rộng hơn là
toàn bộ nền kinh tế.

r


18
Khi bắt tay vào hoạt động sắp xếp lại DNNN ở Trung Quốc, Chính phủ
Trung Quốc đã nhận thức rõ nếu không giải quyết được nợ tồn đọng tại các
DNNN sẽ gây ra hiệu ứng đổ vỡ tài chính lan truyền, đe dọa ổn định kinh tế vĩ
mô [41,Tr 46]. Để giải quyết nợ tồn đọng DNNN ở Malaixia, Chính phủ
Malaixia đã phải chi 10 tỷ Ringgit ( RM ) để đầu tư trực tiếp cho khoảng 1000
DNNN. Tổng khoản tiền bảo lãnh của Chính phủ cho các DNNN này lên tới
25 tỷ RM. [48, Tr 52]
Trước tình hình nợ tồn đọng, tình trạng tài chính bất ổn của DNNN ở
Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đưa ra
những giải pháp tích cực như khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ cho những khoản
vay chính sách, cấp vốn bổ sung... vì cũng nhận thức rõ tình trạng nợ quá hạn
tồn đọng chưa được cải thiện đáng kể là một nguy cơ tiềm tàng gây ra khủng
hoảng tài chính tiền tệ, gây bất ổn đối với nền kinh tế. Vai trò của việc ổn định
tài chính DNNN cũng giống như việc ổn định hồng cầu trong cơ thể, và giải
quyết được nợ tồn đọng tại các DNNN cũng giống như được tiếp thêm hồng
cầu. Nên khi giải quyết triệt để nợ tồn đọng, lành mạnh hoá tài chính DNNN,
DNNN mới phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nắm vị trí then
chốt, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan
trọng, là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiến trình cổ phần
hoá DNNN của chúng ta bị chậm lại là do các DNNN đều nằm trong tình
trạng tài chính có vấn đề nên rất khó để cổ phần hoá. Hơn nữa tâm lý của các

doanh nghiệp khi được cổ phần hoá là không hề muốn phải kế thừa các khoản
nợ tồn đọng của DNNN, vì vậy mà tiến trình cổ phần hoá của Nhà nước đã bị
chậm lại. Do đó việc giải quyết nợ tồn đọng của DNNN còn có ý nghĩa là
nhân tố để thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN.


×