Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.65 MB, 143 trang )


BO tti

BỘ G IÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘĨ

PHẠM THỊ PHƯƠNG THỦY

PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP
THƯƠNG MẠI BẰNG HÌNH THỨC TRỌNG TÀI

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 603850

LUẬN VÃN THẠC SỸ LUẬT HỌC






NGƯỜI HƯỚNG D ẪN KHOA HỌC: TS. BÙI NGỌC CƯỜNG

ìm /V I
PKjmG gv

HÀ NÔI - 2004





O íi ễ i ( Ă n i ĩ ( j í t i ê p

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các sô liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực.

T ác giả luận văn
9) 0:

Phạm Thị Phương Thuỷ


J U iậ n

v ù n

tố t

Ịig h ịỀ Ịt

MỤC LỤC
MỞ ĐẨU
CHƯƠNG 1- NHŨNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN CHƯNG VỂ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BANG h ì n h t h ứ c t r ọ n g t à i .........7
1.1. Tranh chấ|3 thương rnạị và các hình thức giải quyết tranh chấp

thương m ại................................................................................................................... 7
1.1.1. Tranh chấp thương m ại............................................................................ 7
I .J .1.1. Quan niệm về tranh chấp thươnq m ạ i.............................................. 7
/ ././ .2 . Đặc điểm của tranh chấp thương m ạ i............................................ 16
1.1.2. Giải quyết tranh chấp thương m ại...................................................... 19
1.1.2.1 Quan niệm vê íịiải quyết tranh chấp thươnq m ạ i..........................19
1.1.2.2 Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp thương m ại.....................20
1.1.2.3 Các hììih thức giải quyết tranh chấp thương m ạ i..........................23
1.2. Trọng tài thương mại.............................................................................. ...... 32
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TT TM ................................... 32
1.2.2. Bán chất và UII thế của TTTM trong hệ thống các phương thức
giải quyết tranh chấp..........................................................................................33
/.2.2.7. Bản chất của T T T M ........................................................................... 33
Ị .2.2.2. Ưu th ế của T ĨT M trong hệ thống các piuíơng thức giải quyết
tranh ch ấ p .......................................................................................................... 36
1.2.3. Kinh nghiệm các nước về TTTM và bài học đối vói Việt Nam ...40
CHƯƠNG 2 - PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CIIẤP THƯƠNG
M Ạ ! BẰNG TRỌNG TÀI Ở NƯỚC T A ....................... ....................................... 48
2.1. pháp luật giải quyết tranh chấD bằng trọng tài trọng nền kinh tế
k ế hoạch h oá ............................. ...................................................................... ........ 48
2.1.1 Pháp luật về TTKT Nhà nước................................ .............................. 48

^Ịytttua 07// ợyíuirìutị &itùtỊ


Ẩ U iậ ti t u ĩ t i ỉô 't n t Ậ Ỉ i ị Ĩ Ị t

2.1.2. Pháp luật về trọng tài phi chính p h ủ ....................................................49
2.2. Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong nền kinh tê
thị trư ờng......................................................................................................................52

2.2.1. Pháp luật về trọng tài trong nền kinh tế thi trường........................ 52
2.2.7./ Pháp luật vềT T K T theo Nghị định Ỉ1 6 /C P .....................................53
2.2.1.2. Pháp luật về trọng tài quốc t ế ........................................................... 55
2.2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các TTTT trước khi ban
hành PLTTTM 2003............................................................................................. 56
2.2.2./. Thực trạng tổ chức của các T T T T .................................................... 56
2 .2 .2 2 . Thực trạng giải quyết tranh chấp tại các TTTT ở Việt N a m ......58
2.2.3. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hoạt động
kém hiệu quả của các TTTTKT nước t a ........................................................62
2.3. Pháp lệnh TTTM 2003- bước phát triển mói của thể chế TTTM
Việt Nam ....................................................................................................................... 73
2.3. 1. Sụ cần thiết phải ban hành Pháp lệnh T T T M ...............................74
2.3.2. Những Iiội dung cơ bản của Pháp lệnh T T T M ................... ............. 76
2.3.2./. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của T f ỉ M ...............................76
2.3.22. Các nguyên lắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. 79
2 .3 .2 3 . V ề hình thức trọng là i..........................................................................83
23.2.4. Trọng tài viên và Trung tâm trọng t à i ........................................... 84

23

' . .15. Thù 'hic 'lyỏnq tài................................................................................. 88
*J
ƠỊ. Nộp Đơn kiện........................................................................................ 88
0. Thành lập hội đồng trọng tài, lựa chọn T r v .................................. 89
c . Giải quyết tranh c h ấ p ......................................................................... 90
2.3.2.6. M ối quan hệ QỊĨữa trọng tài và tữà á n ...............................................93
2.3.2.7. Thi hành quyết định trọng tà i............................................................ 99

(ỊH u Ịtn


t7 / i ì

rỊ ) l m ' o ' i i q


Ẩ U iậ n

lU Ỉn

tô t n ụ h ìê ịi

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHAM n â n g c a o h iệ u q u ả
CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM............................................................................................................ 101
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật............................................... 101
3.1.ĩ. Đỏi vói các quy định của pháp luật TTTM ......................................101
3.1.1.1. Cần thống nhất cách hiểu về chủ thế tranh chấp........................ 102
3.1.1.2. Hướng dẫn về thẩm quyền của rfl T M .......................................... 103
3.1.ỉ . 3. Về việc thay đổi T T V ..................................................................... 104
3.1.1.4. Vấn dề giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài .107
3.1.1.5. Về việc thành lập 7777'.................................................................109
3.1.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan...........................111
3.1.2.1. Đối với Luật thương mại............................................................... 111
3.1.2.2. Đối với pháp luật về hợp đổng..................................................... ỉ 12
3.1.2.3. Pháp luật về tliẩm quyển của toà án tronq việc xét xử các tranh
chấp thương mại.......................................................................................... 113
3.1.2.4. Hoàn thiện pháp luật vé công nhận và thi hành tại Việt Nam
quyết đinh của trọng tài nước ngoài......................................................... 114
3.2. Các gỉái pháp về mặt tổ chức..................................................................119
3.2.1. Đối với các T TT T ................................................................................119

3.2.2. Đôi vói các cơ quan tư pháp..............................................................121
32.2.1. Đối với íoà án.................................................................................121
3.22.2. Đối với CQTHA............................................................................. 122
3.3. Các giải pháp bổ trợ khác......................................................................123
3.3.1. Tuyên truyền pháp luật TTTM.......................................................... 124
3.3.1. ỉ. ĩ uy ân tru vê) ì pháp luật TITM cho cúc cơ quan nhà nước có
liên quan..................................................................................................... 124
3.3.1.2. Tuyên truyền plìáp luật TỈTM cho các nhà kinh doanh...........124
3.3.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỠMỊ đội ngũ TTV........................................127
3.3.3. Tăng cường hỗ trự cơ sở vật chất cho hoạt động trọng tài............128
KẾT LUẬN............................................................................................................129
DANỈI MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................ .........................131


M iầ íịn

ú ủ tỉ

t ú t

n q ,h iĩft

DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CQTHA

: Cơ quan Thi hành án

PLTTTM


: Pháp lệnh Trọng tài Thương mại

TAND

: Toặ án Nhân dân

TANDTC

: Toà án Nhân dân Tối cao

TTKT

: Trọng tài Kinh tế

TTQT

: Trọng tài Quốc tế

TTV

: Trọng tài viên

'1'i'ĨM

: Trọng tài Thương mại

11*11

: Trung tâm Trọng tài


TTTTKT

: Trung tâm Trọng tài Kinh tế

1T1TQT

: Trung tâm Trọng tài Quốc tế

TTTTQTVN

: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

UBND

: u ỷ ban Nhân dân

XHCN

: Xã hội Chủ nghĩa

VKSND

: Viện Kiểm sát Nhân dân

( p h ụ m Ỡ ííi/ q p k i t đ n ạ \Jiii'íỉj


M

u ậ n


iư ĩti

tố t

iK ịh ìè p

\

Mở đầu
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI.
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng quan hệ đối
ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế [1]. Trong bối cảnh đó,
các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ
này không chỉ được thiết lập giữa những chủ thể kinh doanh trong nước mà
còn được mở rộng tới các cá nhân tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy, tranh
chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết
kịp thời. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức được
các nhà kinh doanh ưa chuộng hơn so với các hình thức giải quyết tranh chấp
thương mại khác trong nền kinh tế như toà án , hoà giải...
Ở Việt nam, Irong hệ thống các văn bản pháp luật, từ Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam 1987, Luật thương mại năm 1997 và nhiều văn bản pháp
luật khác đều có ghi nhận một trong những quyền của các chủ thể kinh doanh
là được đưa các tranh chấp của mình ra giải quyết tại cơ quan trọng tài. Để
đáp ứng quyền này của các chủ thể kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 204/TTg ngày 28/04/1993 cho phép thành lập
TTTTQTVN. Tiếp sau đó, ngày 05/09/1994, Chính phủ ban hành Nghị định
116/CP quy định về tổ chức và hoạt động của các TTTTKT phi chính phủ để
giải quyết các tranh chấp kinh tế trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò

của các TTTT chưa phát huy được hiệu quả và ngày càng suy yếu. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhuììg nguyên nhân cơ bản nhất
chính ỉà sự yếu kém của môi trường pháp lý. Các quy định của pháp luật về
trọng tài chưa thống nhất, chưa chặl chẽ, chưa có cơ chế bảo đảm cho hoạt
động trọng tài...và không phù hợp với thông lệ quốc tế về TTTM. Trong quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Narn đã ra nhập Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN), gia nhập khu vực thương mại tự do ASEAN

('J)hụm C77// ^píiiùitiíị Q7í«í/


M i i í Ì ii

/U ttt t ố i

n t/h ìê Ị i

2

(AFTA), là thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác Châu Á- Thái Bình
Dương (APEC), đã ký Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ và hiện đang
đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Việc Việt Nam
đã và sẽ tham gia vào các tổ chức quốc tế này thì một trong những yêu cầu cần
thiết đặt ra là phải đổi mới một cách cơ bản cơ chế giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài ở nước ta. Chính vì vậy tại Nghị quyết số 08-NQ/TV/ ngày
02/12/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư
pháp trong thời gian tới cũng đề ra yêu cầu cấp bách là “xây dựng CO' ch ế đ ể
nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp như hoe) giải,
trọng tài, nhằm góp phần xử lý đúng và nhanh chóng những mâu tliuẫii, khiếu
kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹ cống việc cho toà ấn và cơ quan nhà

nước khúc” [2 ]
Nhận thức được tầm quan trọng của sự cần thiết phải hoàn thiện các quy
định pháp luật về trọng tài, ngày 25 tháng 2 năm 2003, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội đã thông qua PLTTTM và văn bản này chính thức có hiệu lực kể từ
ngày 1/7/2003. Sự ra đời của Pháp lệnh này, về cơ bản đã khắc phục những
vấn đề bất cập trong các văn bản pháp luật trước đây vé trọng tài, thể hiện sự
nhận thức đúng đắn hơn về vai trò và tính chất của trọng tài, đổng thời đánh
dấu một bước tiến mới trong quá trình xây dựng pháp luật kinh tế ở Việt nam
nói chung và pháp luật trọng tài nói riêng. Sự ra đời của PLTTTM không chỉ
thu hút sự quan tâm, tìm hiểu không chỉ của các nhà nghiên cứu luật học trong
và ngoài nước mà còn của cả các trọng tài viên, các doanh nghiệp đang hoạt
động kinh doanh tại Việt nam.
Có thể nói cho đến thời điểm này, đã có rất nhiều cồng trình nghiên cún
pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài. Song, giải quyết tranh
chấp thương mại theo PLTTTM lại là vấn đề khá mới mẻ. Vì vậy, việc nghiên
cứu và làm rõ các quy định của Pháp lệnh này, trên cơ sở có so sánh với các
quy định của pháp luật trước đây cũng như pháp luật trọng tài của một số nước
trên thế giới, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm triển khai thực hiện Pháp


M iiậ /I

tù ítt

tố t

u ạ h iè p

3


lệnh một cách có hiệu quả, là một việc có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực
tiễn.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Pháp luật giải quyết tranh chấp
thương mại bằng hình thức trọng tài” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
chương Irình đào tạo thạc sỹ luật học của mình.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN círu ĐỂ TÀI.
Vấn đề trọng tài, có thể nói, là vấn đề không hoàn toàn mới mẻ ở Việt
Nam. Xung quanh vấn đề này, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu do các
nhà khoa học pháp lý của Việt Nam thực hiện. Nhất là trong những năm gần
đây, khi việc xây dựng PLTTTM đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết, thì
vấn đề này càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Các công trình nghiên
cứu về vấn đề này được Ihực hiện dưới nhiều hình thức với nhiều cấp độ khác
nhau.
Ở cấp Bộ, có thể kể đến các đề tài như:“ Báo cáo chuyên đề về các lĩnh
vực của khung pháp luật kinh tế tại Việt nam ” của Dự án VIE- 94/003; “Các
phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt nam hiện nay” của Bộ Tư
pháp năm 1999...
Bên cạnh đó, một số luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ cũng đã được
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề trọng tài như: luận văn thạc sỹ “ Hoàn
thiện pháp luật vể giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài” của Bùi Thị
Thanh Tuyết năm 1998; luận án tiến sỹ: “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải
quyết tranh chấp kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam” của Phan Thị Hương Thuỷ năm 2002; luận án tiến sỹ: “Giải quyết
tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Đào
Văn Hội năm 2003...
Ngoài ra, một số nhà khoa học đã có những bài viết đăng trên các tạp
chí có nghiên cứu về trọng lài dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: TS đoàn
Năng có bài “Một số ý kiến về thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp
luật về TTKT ở nước ta hiện nay”; TS Dương Đăng Huệ có bài “ Những


('phạm £7ỉiị fpínicUi(j £77/«//


M itâ tt

lU Ìit t ú t

IK /Iiìê p

4

nguyên nhân làm hạn chế tác dụng của TTKT và những giải pháp khắc phục”;
PGS. TS Phạm Hữu Nghị có bài “Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay”; TS Nguyễn Am Hiểu có bài “Một số đặc
điểm của Pháp luật trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay”; ThS Dương
Văn Hậu có bài “ Hiện trạng pháp luật về TTTM Việt Nam và một số kiến
nghị”; TS Đào Văn Hội có bài “Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài và
nhũng vấn đề đặt ra” và bài “Giải quyết tranh chấp kinh tế- những yêu cầu đặt
ra” ; TS Trần Thái Dương có bài “ Thể chế TTKT, thương mại Việt Nam- quá
trình phát triển và hội nhập quốc tế”; LS Trần Hữu Huỳnh có bài “PLTTTM
những thử thách phía trước”; ThS Nguyễn Hồng Tuyến có bài “Về những
điểm mới của PLTTTM” ...
Mặc dù, đã có rất nhiều công trình nghiên cún liên quan đến vấn đề về
trọng tài, nhưng chủ yếu là các công trình nghiên cứu trước khi có Pháp lệnh
trọng tài và cũng chỉ xem xét một vài khía cạnh liên quan đến trọng tài. Vì
vậy, có thể nói, luận văn này là công trình nghiên cúli một cách đầy đủ và toàn
diện các vấn đề về trọng tài dựa trên nền tảng pháp lý là PLTTTM năm 2003.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI.

Đối tượng nghiên cún chính của luận văn là các quy định của pháp luật
về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trong đó, luận văn đi sâu vào phân
tích những nội dung cơ bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của TTTM
theo Pháp lệnh TTTM 2003 trên cơ sở có sự so sánh với các quy định pháp
luật trước đây về trọng tài, các văn bản pháp luật về trọng tài của một số nước
trên thế giới, từ đó chỉ ra nhũng điểm mới, những điểm tiến bộ, những quy
định hợp lý của pháp luật hiện hành về trọng tài so với các văn bản pháp luật
tnrớc đây.


J h iă n

5

ú iíti tô i n ạ h iê ft

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI.
Luận vãn nghiên cún vấn đề “Pháp luật giải quyết tranh chấp thương
mại bắng hình thức trọng tài „ trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng
về đổi mới kinh tế và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác- Lê nin như phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời chú ý đến các phương pháp phân
tích tổng hợp, so sánh để xem xét và giải quyết vấn đề.

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN.
Là một công trình nghiên cứu một cách khá đầy đủ và toàn diện
PLTTTM 2003 với tư cách là văn bản mới nhất về trọng tài. Luận văn có
những đóng góp sau đây:
Thứ nhất: Luận văn đã giải quyết những vấn đề ]ý luận về tranh chấp
thương mại và TTTM, nghiên cứu một cách khái quát về quá trình hình thành

và phát triển của trọng tài, pháp luật về TTTM của một số nước trên thế giới
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Thứ hai: Luận văn đã phân tích một cách sâu sắc những yếu kém, bất
cập của pháp luật TTTM trong thời gian vừa qua, từ đó làm rõ sự cần thiết
phải ban hành PLTTTM 2003
Thứ ba: Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện những nội dung cơ
bản của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo PLTTTM
trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật trước đây về trọng tài và có
sự liên hệ với pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới
Thứ tư: Luận văn bước đầu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
khả năng áp dụng pháp luật TTTM trong cuộc sống. Bao gồm những giải pháp
về mặt hoàn thiện các quy định của pháp luật, những giải pháp về mặt tổ chức
và một số giải pháp bổ trợ khác.

r( ) h ạ m

g r /ù

< J )h u đ 4 tạ

'x ĩh ítiỊ


6

Miiíiii IHĨII t ò i n q h ì è f i

6.

Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỤC TlỄN c ủ a l u ậ n v ã n


PLTTTM là một văn bản pháp luật mới quy định về tổ chức và hoạt
động trọng tài. Sự ra đời của văn bán này không chỉ đơn thuần là sự đổi mới về
tên gọi mà còn là sự đổi mới về mặt nội dung của hoạt động trọng tài. Luận
văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận liên quan đến trọng tài như tranh
chấp thương mại, TTTM, thoả thuận trọng tài, TTV, mối quan hệ giữa toà án
và trọng tài...điều đó nói lên ý nghĩa lý luận của luận văn.
Luận văn góp một phần quan trọng vào việc triển khai PLTTTM vào
thực tiễn, tuyên truyền tới đông đáo doanh nghiệp, luật sư, những nhà nghiên
cứu quan tâm đến pháp luật TTTM Việt Nam.
Luận văn đem đến một bức tranh toàn cảnh về pháp luật trọng tài, tổ
chức và hoạt động của trọng tài theơ suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát
triển của TTTM ở Việt Nam.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đẩu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham kháo,
nội dung luận văn gồm 3 chương:
C hương 1 : Nhũng vấn đề lý luận chung về giải quyết tranh chấp thương
mại bằng hình thức trọng tài.
Chương 2: Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở
nước ta.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng
pháp luật TTTM ở nước ta.

fJ)hạm C7/z/

£7h ủ y


Ẩhtậềi o iiíi ỉ rít liế/íiỉêp


7

Chương 1
NHŨNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN CHUNG VỂ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG HÌNH THỨC TRỌNG TÀI

1.1. TRANH CHẤP THƯƠNG MẠỊ VÀ CÁC HÌNH THỨC GIẢI
QUYẾT TRANH CHÂP THƯƠNG MẠI

1.1.1. Tranh chấp thương mại
1.1.1.1. Q uan niệm về tranh chấp thương m ại
ở đâu có hoạt động thương mại thì ở đó có khả năng phát sinh tranh
chấp. uDù đỏ là tranh chấp gì đi chăng nữa thì vì sự công bâng và hiệu quá
kinh t ế mà cẩn thiết phải có một cơ- c h ế giải quyết tranh chấp ” (Bradgate R
và Sarage N: luật lệ và thương mại, NXB Butterworth, London 199 L) [34,
'tr. 11]
Quả đúng như vậy, trong hoạt động thương mại, mục đích nhằm đạt
được lợi nhuận tối đa trở thành động lực trực tiếp của các bên khi tham gia
quan hệ kinh doanh. Do đó, trên thực tế, dù hợp đổng đã được soạn thảo rất
cẩn thận trên cơ sở thiện chí, các bên vẫn có thể bất đồng về các quyền lợi và
nghĩa vụ của hợp đồng. Điều này có thể dẫn đến việc vận chuyển hàng hoá bị
trì hoãn, hay khiếu nại về chất lượng hàng hoá, khiếu nại về không thực hiện
hợp đồng và những bất đồng tương tự như vậy.
Tranh chấp thương mại là hiện tượng xã hội, nó ra đời, tồn tại và biến
đổi cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Chính vì vậy, mức độ, hình thức, nội dung tranh chấp phụ thuộc vào tính chất,
quy mô của quan hệ thương mại. Ngày nay cùng với sự lớn mạnh của nền kinh
tế thị trường, với chính sách mở cửa, các quan hệ kinh tế trong nước cũng như
quan hệ thương mại quốc tế ngày càng trở nên sống động, đa dạng và phức


rpltạm Qỉítị (J)hưđ*itỊ, 'cTAhí/


M u â n iư ìn tò t infltìi> p

8

tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập trong phạm vi từng quốc gia,
từng khu vực mà lan rộng khắp thế giới. Hàng hoá với tư cách là đối tượng của
giao dịch thương mại không đơn thuần là những hàng hoá hữu hình như máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu mà còn bao gồm cả nhũng hàng hoá vô hình như
sáng chế, giải pháp hữu ích, các sản phẩm dịch vụ, ...vv. Trong điều kiện như
vậy, tranh chấp xảy ra không những là điều khó tránh khỏi mà còn phức tạp
hơn về nội dung, gay gắt hơn về mức độ tranh chấp, cần phải được giải quyết
một cách kịp thời.
Tranh chấp thương mại, hiểu theo nghĩa khái quát nhất là sự bất đồng
chính kiến, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các
chủ thể tham gia hoạt động thương mại. Trên thực tế, tranh chấp thường bắt
nguồn từ những hành vi vi phạm hợp đổng, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên,
không phải bất kỳ sự vi phạm pháp luật nào cũng dẫn đến tranh chấp, có
những trường hợp không có sự vi phạm pháp luật cũng vãn làm phát sinh tranh
chấp. [36, tr.81].
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, nhũng tranh chấp phát sinh trong hoại dộng kinh doanh
không chỉ có tranh chấp thương mại mà còn bao gồm rất nhiều loại tranh chấp
khác như tranh chấp dân sự, lao động, hành chính...Trong đó, tranh chấp
thương mại là loại tranh chấp phổ biến nhất, thường xuyên nhất phát sinh
trong hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong lĩnh
vực hoạt động thương mại.

Thương mại, tiếng Anh là Trade, vừa có nghĩa là kinh doanh, vừa có
nghĩa là trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật
ngữ nữa là Business hoặc Commcrce với nghĩa là buôn bán hàng hoá, kinh
doanh hàng hoá hay mậu dịch. Tiếng Pháp cũng có từ ngữ tương đương
Commerce (tương đương với từ Business, Trade của tiếng Anh) là sự buôn
bán, mậu dịch hàng hoá, dịch vụ. Tiếng La tinh, thương mại là Commercium
vừa có nghĩa là mua bán hàng hoá vừa có nghĩa là hoạt độnu kinh doanh. Theo

^ p ỉiíim

7!lì rỊ)lỉiù íítiỊ rĩỉiỉtụ


d íiiâ n DÙ II t ô i n q í t i ê p

9

Từ điển Nga- Việt xuất bản năm 1977 thì thương mại cũng được hiểu là mua
bán, kinh doanh hàng hoá. Như vậy, khái niệm thương mại được hiểu cả hai
nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.[46, tr. 14-15]
Theo nghĩa rộng, thương mại đồng nghĩa với khái niệm kinh doanh
(business), dùng để chỉ một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hoặc chỉ thực hiện dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên
thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá.
Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho
các giao dịch thương mại phát triển, luật pháp của hầu hết các nước trên thế
giới đều quan niệm thương mại theo nghĩa rộng, liên quan đến tất cả các mối
quan hệ mang bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp đồng hoặc không phải

là quan hệ hợp đồng. Nhũng mối quan hệ có bản chất thương mại bao gồm
song không giới hạn bởi các giao dịch sau: giao dịch mua bán để cung cấp
hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại
lý thương mại; hoa hồng; thuê mua; xây dựng công trình; tư vấn; kỹ thuật;
lixăng; đầu tư; tài chính ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận thăm dò hoặc khai
thác; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh khác;
vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường
sắt hoặc đường bộ (Điều 1 Luật mẫu về TTTM quốc tế được Uỷ ban của liên
hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế thông qua ngày 21/06/1985).
Như vậy, nếu hiểu khái niệm thương mại theo nghĩa rộng thì tranh chấp
thương mại cũng có một nội hàm tương ứng, nó không chỉ là tranh chấp phát
sinh trong quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ mua bán hàng hoá thông
thường mà còn bao gồm tất cả các tranh chấp phát sinh Irong hoạt động công
nghiệp và hầu hết các dịch vụ trên thị trường như dịch
hiểm, vận tải, hàng không, hàng hải,'du lịch...

Qĩn' ^píitiđníị y/tiUỊ

vụngân hàng,

bảo


M íiậ ễ t ũ â ít tồ t i K ị l i i ỉ p

10

ớ Việt Nam, quan niệm về tranh chấp thương mại có sự khác nhau qua
các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, việc quản lý nền kinh tế chủ yếu

được thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh
từ trên xuống. Các chủ thể kinh doanh khá đơn điệu về hình thức pháp lý, hầu
hết là các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã. Để thực hiện các chỉ tiêu,
kế hoạch do Nhà nước giao, các đơn vị kinh tế cần phải ký kết và thực hiện
hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, hợp đồng kinh tế trong thời kỳ này không chỉ là
một công cụ để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là kỷ luật
bắt buộc đối với các đơn vị kinh tế. Chính vì vậy, các tranh chấp chủ yếu phát
sinh từ hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các đơn vị kinh tế XHCN với nhau
và được giải quyết theo thủ tục hành chính. Do đó, thuật ngữ thương mại nói
chung và tranh chấp thương mại nói riêng hầu như không xuất hiện trong khoa
học pháp lý các nước XHCN trước kia, trừ những lĩnh vực liên quan đến kinh
tế đối ngoại, đặc biệt là quan hệ ngoại thương với các nước tư bản chủ nghĩa
và các nước đang phát triển.
Những biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế từ khi nhà nước chủ
trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có định hướng
XHCN với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác
nhau đã làm cho các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp.
Bên cạnh các hình thức chủ thể kinh doanh truyền thống là các doanh nghiệp
nhà nước, các hợp tác xã còn xuất hiện nhũng loại hình doanh nghiệp mới như
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các loại hình
công ty, hộ kinh doanh cá thể... Chính vì vậy, tranh chấp trong lĩnh vực kinh
doanh nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng không đơn thuần là
các tranh chấp về hợp đổng được ký kết giữa các đơn vị kinh tế XHCN với
nhau, mà còn bao gồm những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
doanh của các loại hình chủ thể kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế thị
trường. Sự phong phú hơn về chủng loại, gay gắt và phức tạp hơn về mức độ

(Ị)h a m (7 / í / rị)hn'(ín


-L u â n

o à n

tr ứ ttty h iê p .

11

tranh chấp, đòi hỏi phải đặt ra các phương thức giải quyết phù hợp là một yêu
cầu khách quan của nền kinh tế.
Có thể nói, trước khi có Luật thương mại năm 1997 và PLTTTM 2003,
trong khoa học pháp lý cũng như trong các vãn bản pháp luật thực định ở nước
ta không có khái niệm tranh chấp thương mại. Song, nhìn nhận dưới góc độ
thực tiễn tranh chấp thương mại không phải là mộl hiện tượng mới lạ, mà đã
và đang phát sinh trong thực tiễn kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với
nhau, ngôn ngữ pháp lý vẫn thường gọi đó là các “tranh chấp kinh tế”. So với
thuật ngữ “tranh chấp thương mại” được quy định trong Luật thương mại
1997 và được mở rộng trong PLTTTM 2003, thì thuật ngữ “tranh chấp kinh
tế” trong các vãn bản pháp luật trước đây như Nghị định 1 16/CP, Quyết định
114/TTg... được hiểu như thế nào? Nếu chúng ta tách riêng phần “tranh chấp”
mà chỉ xem xét tới khía cạnh “kinh tế” thì kinh tế có thể nói là khái niệm rất
rộng, có thể bao gồm tất cả các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động của
con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam thì kinh tế được hiểu là: “ Tổng th ể các hoạt động của
một cộng đồng người, một nước liên quan đến toàn bộ quá trình hay một phần
của tổng quá trình bao gồm các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và
tiêu dìuig các sản phẩm x ã hội.” Do đó, nếu tranh chấp kinh tế hiểu theo nghĩa
này thì nó không chỉ bao gồm các tranh chấp trong kinh doanh mà còn bao
gồm những tranh chấp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống kinh tế
xã hội nhu' lao động, dân sự, hành chính....

Tuy nhiên, trên thực tế, trong hệ thống văn bản pháp luật, chưa có văn
bản nào ghi nhận một cách chính thức về khái niệm “tranh chấp kinh tế”, mà
khái niệm này chỉ được sử dụng trong ngôn ngữ pháp lý. Đây có lẽ là một vấn
đề mang tính chất lịch sử, do ảnh hưởng của trường phái “luật kinh tế” Xô
Viết, hầu hết các nhà luật kinh tế Việt Nam đều cho rằng luật kinh tế là một
ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có đối tượng và
phương pháp điều chỉnh riêng với công cụ chủ yếu của nó là hợp đổng kinh tế.

^ p h a m £7'hi íỊyUiítìinỊỊ, Q'hủtỊ


Ẩlíttĩn n ă n tốt u ạ h iê p

12

Chính vì vậy, cho đến nay, trongKhoa học pháp lý Việt Nam khái niệm “pháp
luật kinh tế” chưa được định hình một cách rõ ràng về đối tượng điều chỉnh
của nó, tức là những quan hệ pháp luật kinh tế, để từ đó rút ra kết luận về thuật
ngữ “tranh chấp kinh tế”. Theo PGS.TS. Dương Đăng Huệ thì quan hệ kinh tế
được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp nên pháp luật kinh tế cũng
được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng, quan hệ kinh tế là quan
hệ phát sinh trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất,
lun thống, phân phối, tiêu dùng) và trong tất các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
(xây dựng, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm...). Các quan hệ này giống nhau ở chỗ
hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh. Còn quan hệ kinh tế theo nghĩa hẹp là quan hệ phát sinh trên cơ sở trực
tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh
nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc phát sinh bắt nguồn từ hoạt động sản
xuất kinh doanh đó. Theo TS. Bùi Ngọc Cường, pháp luật kinh tế là khái niệm
tổng hợp, chỉ tổng thể các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

có liên quan đến quá trình vận hành nền kinh tế. Vì vậy, quan hệ kinh tế bao
gồm những quan hê xã hội phát sinh trong tất cả các khâu (từ sản xuất, trao
đổi đến phân phối tiêu dùng) cũng như mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế
(công nghiệp, vận tải, thương mại, xây dụng, ngân hàng...)- Các quan hệ này
khác nhau vồ tính chất, nội dung, thành phần chủ thể nên không thể là đối
tượng điều chỉnh của một ngành luật [47].
Mặc dù, còn nhiều tranh luận khác nhau xung quanh các vấn đề pháp
luật kinh tế, luật kinh tế có phái là ngành luật độc lập hay là một lĩnh vực pháp
luật hỗn hợp bao gồm các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật được
quy định trong nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau như
luật hiến pháp, luật dân sự, luật lao động, luật hành chính, luật thương
mại...vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Song, pháp luật tố tụng đã mở
đường đến với khái niệm “tranh chấp kinh tế” dễ dàng hơn, bao gồm những
tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh

('p h ạ m cT hì ^ p im đ n íỊ ^ĩlỉủ iỊ


M u à II n ă n tô i n q h i ĩ p

13

doanh khác nhau Irong nền kinh tế (tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
tế theo nghĩa hẹp).
Cụ thể là: Tại Điều 1 Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ
về tổ chức và hoạt động của TTKT có quy định: " TTKT là tổ chức xã hội
nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các
tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa thành viên công
tỵ với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải th ể công ty, các
tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. ”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, tranh chấp kinh tế được hiểu là
tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thuộc thẩm quyền
giải quyết của các cơ quan tài phán như toà án, trọng tài. Tuy nhiên, những
tranh chấp này chỉ phản ánh một phần tranh chấp phát sinh trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế. Trong đó, tranh chấp hợp đồng kinh tế
là tranh chấp phổ biến nhất phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh lại
được giới hạn trong những phạm vi chủ thể nhất định ký kết hợp đồng kinh tế.
Điều đó làm cho nội hàm của khái niệm tranh chấp kinh tế vốn đã hẹp lại
càng hẹp hơn.
Có thể nói, hầu hết các nước trên thế giới không có khái niệm tranh
chấp kinh tế, mà chỉ có khái niệm tranh chấp thương mại để chỉ những tranh
chấp phát sinh trong hoạt động thương mại của thương nhân, điển hình là các
nước theo hộ thống luật Châu âu lục địa (Đức, Pháp, Tây ban nha...) có đưa ra
những tiêu chí khá cụ thể để phân biệt thương nhân với người không phải là
thương nhân, hành vi thương mại với hành vi dàn sự. Những nước theo hệ
thống luật Anh- Mỹ không phân biệt lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực dân sự,
không phân biệt tranh chấp thương mại và tranh chấp dân sự, nhưng vẫn tồn
tại nhũng thiết chế riêng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh
doanh. Ví dụ như ở Anh có toà án giải quyết khiếu nại về hạn chế quyền tự do
kinh doanh, ở Mỹ có toà án giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ

(J )h ạ m C7//Ậ (J)hu'ờ*iẨỊ, 'rĩhủ ụ.


-Lttàu ừăn tôi nghìẻỊi

14

thương mại quốc tế, ở Nhật Bản trong Toà dân sự thành lập nhũng ban riêng
để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh...[49]

Để phù họp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia
vào quá trình hội nhập kinh tế quốc 'tế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm
thu hút đáu tư nước ngoài, thì trong những phạm vi nhất định các quy định
pháp luật kinh doanh cần tương thích với pháp luật các quốc gia, cũng như
pháp luật quốc tế. Vì vậy, lần đầu tiên trong hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật nước ta đã chính thức ghi nhận khái niệm tranh chấp thương mại tại Luật
thương mại 1997 và tiếp tục được khẳng định tại PLTTTM 2003.
Cụ thể là tại Điều 238 Luật thương mại 1997 quy định:
“ Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. ”
Tiếp theo tại khoản 2, điều 5 Luật Thương mại năm 1997 đã quy định
cụ thể về hoạt động thương mại như sau:
“ Hoạt động thương mại là việc thực hiện m ột hay nhiều hành vi thương
mại của í hương nhân, bưo gồm việc mua bán liàng hoá, cung ứng dịch vụ
thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận
lioặc nhằm thực hiện các chính sách kinh t ế x ã hội. ”
Như vậy, theo quy định tại Luật Thương mại 1997 thuật ngữ thương mại
được hiểu theo nghĩa hẹp, được xác định bởi dấu hiệu thương nhân của chủ thể
(hành vi do thương nhân thực hiện)- và bởi tính chất thương mại của hành vi
(thực hiện trong hoạt động thương mại). Pháp luật nhiều nước cũng xây dựng
khái niệm thương mại theo những tiêu chí này, song nội hàm của khái niêm
thương mại theo pháp luật các nước quy định rộng hơn rất nhiều. Luật thương
mại Philipin định nghĩa thương mại là hoạt động của con người nhằm thúc đẩy
sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ với mục đích Ihu lợi nhuận và bao gồm tất cả
các giao dịch thương mại trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực vận chuyển
hành khách và hàng hoá. Bộ luật thương mại Thái Lan cũng có phạm vi điều


Jíuăn úủn tút nqliiêp


15

chính khá rộng bao gồm mua bán hàng hoá, thuê tài sản, tín dụng, thế chấp,
đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty, hợp danh... Khác với luật thương mại
các nước, Luật thương mại Việt Nam quan niệm thương mại theo nghĩa hẹp
chỉ chú trọng vào mua bán hàng hoá và các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng
hoá [48, tr 32-33]. Trong đó, hàng hoá với tư cách là đối tượng của giao dịch
thương mại chỉ bao gồm các tài sản hữu hình như: máy móc, thiết bị, nhiên
liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các'động sản khác được lun thông trên thị
trường và nhà ở để kinh doanh. Do đó, nhiều loại tài sản khác dùng trong kinh
doanh lại không phải là hàng hoá theo quy định của Luật thương mại. Ví dụ:
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ...Chính vì vậy, tranh chấp trong hoạt
động thương mại mới chỉ quy định dừng lại xung quanh những xung đột, mâu
thuẫn về mua bán hàng hoá và cung ứng dich vụ thương mại, các hoạt động
xúc tiến thương mại liên quan đến mua bán hàng hoá đó. Chính vì vậy, một
phần rất lớn các quan hệ kinh doanh và những tranh chấp phát sinh từ quan hệ
đó như đầu tư, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, cung ứng dịch vụ, vận chuyển
hàng hoá... không được pháp luật thựơng mại điều chỉnh.
Khắc phục điểm hạn chế cơ bản này, PLTTTM (đã được Uỷ ban thường
vụ quốc hội thông qua ngày 25/02/2003) đã đưa ra một khái niệm mới về
tranh chấp thương mại thông qua việc mở rộng nội hàm của khái niệm hoạt
động thương mại tương úng với luật mẫu của Uncitral, theo đó hoạt động
thương mại không chỉ đơn thuần là thương mại hàng hoá, mà còn bao gồm
thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và thương mại về sở hữu trí tuệ, cụ
thểlà:
Tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh quy định: “Hoạt động thương mại là việc
thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh docmìĩ
bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý
thương mại; kỷ gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li
xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển


£77'li ^()hnoHíỊ Q7/Í/Í/


M ỉíậ t i lừ ín t ô t n q ị t ị è p

16

lìànẹ hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường
bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. "
Như vậy, khái niệm “hoạt động thương mại” trong Pháp lệnh đã hiểu
theo nghĩa rộng, có nội dung tương đương với khái niệm “kinh doanh” được
quy định tại khoản 2, điều 3 Luật doanh nghiệp 1999 bao gồm “việc tliực hiện
một, một sô' hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi”. Vì vậy, “tranh chấp thương mại” trong trường hợp này có thể hiểu là
tranh chấp kinh doanh. Tuy nhiên, so với khái niệm “kinh doanh” trong Luật
doanh nghiệp 1999, khái niệm “hoạt động thương mại” trong Pháp lệnh
TTTM đã liệt kê hầu hết các lĩnh vực thương mại cụ thể trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Theo đó, tranh chấp thương mại được hiểu là tất cả nhũng
mâu thuẫn, bất đồng, hay xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh
doanh phát sinh trong các lĩnh vực của hoạt động thương mại đó. Với sự ra đời
của Pháp lệnh này, chúng ta có thể hy vọng những bước phát triển mới cho
hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài phi chính phủ tại
Việt Nam.
1.1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp thương m ại
M ột là: Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động được thiết lập giữa các chủ thể kinh
doanh hoặc giữa chủ thể kinh doanh với các bên có liên quan trong quá trình

hoạt động thương mại. Bao gồm tất cả các hoạt động tù' đầu tư vốn đến sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi. So với hoạt động dân sự, hoạt động thương mại mang nhiều đặc
thù bởi vì: mục đích của hoạt động thương mại là lợi nhuận, chủ thể là những
cá nhân tổ chức kinh doanh, đổng thời các giao dịch thương mại thường gắn
liền với việc dịch chuyển tài sản có giá trị lớn. Trong khi đó, giao dịch dân sự
thường là những giao dịch có giá trị nhỏ, các chủ thể tham gia nhằm thoả mãn
rp i t ạ m

c7h i

17

M iiâti Dim /í')f H i/hìèp

nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Chính vì vậy, đối với tranh chấp thương mại đòi
hỏi phải có quá trình giải quyết nhanh chóng, hạn chế đến mức tối đa sự gián
đoạn của quá Irình sản xuất kinh doanh.
Tranh chấp Ihương mại là sản phẩm của nền kinh tế. Vì vậy, sự đa dạng
của các lĩnh vực hoạt động thương mại quyết định tính chất, mức độ, hình thức
của tranh chấp. Căn cứ vào các lĩnh vực của hoại động thương mại, có thể chia
tranh chấp thương mại ra làm bốn loại sau: tranh chấp trong hoạt động thương
mại hàng hoá; tranh chấp trong hoạt động thương mại dịch vụ; tranh chấp
trong hoạt động thương mại đầu tư; tranh chấp trong hoạt động thương mại về
sở hữu trí tuệ.
H ai là: Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thương mại, vì vậy chủ thể của tranh chấp thương mại Ihường là các thương
nhân
Từ cổ chí kim khi nói tới hoạt động thương mại là muốn đề cập đến

hành vi của thương nhân. VI vậy, trong khoa học pháp lý thương nhân và hành
vi thương mại là hai khái niệm có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cho nên người
ta có thể định nghĩa thương nhân thông qua hành vi thương mại và ngược lại.
Tại điều 1, Bộ luật thương mại Pháp 1807 có định nghĩa thương nhân
như sau:" Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và coi đó là
nghề nghiệp thường xuyên của mình'’
Khoản 6, Điều 5 Luật Thương mại Việt Nam quy định: “Thương nhân
bao gồm cá nhàn, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên”.
So sánh với quan niệm về thương nhân của các nước trên thế giới,
thương nhân theo quy định của Luật thương mại Việt Nam dược hiểu rất hạn
chế. Sự hạn chế ở đây không chỉ là số lượng chủ thể tham gia, mà còn hạn chế
bởi lĩnh vực hoạt động thương mại của thương nhân. Bởi vì, trong nền kinh tế
thị trường hiện đại, thì chủ thể tham gia hoạt động thương mại không chỉ bao

r( ) l l í f l l l r t h ì

Q /íủ í/


M u â u o a n tốt n íị U iỉ p

18

gồm các thương nhân, mà còn bao gồm những chủ thể khác có thực hiện hành
vi thương mại.
Ba là: Tranh chấp thương mại thường gắn liền với tài sán có giá trị lớn
Yếu tố tài sản và lợi ích kinh tế phản ánh nội dung của tranh chấp
thương mại. Vì vậy, khi tranh chấp thương mại phát sinh thì bồi thường thiệt
hại để khắc phục hậu quả được coi là biện pháp tối ưu để giải quyết tranh

chấp. Khác với tranh chấp dân sự, tranh chấp thương mại thông thường có giá
trị tranh chấp rất lớn, bởi vậy mức độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các chủ thể là rất lớn, thậm chí có thể tác động tới hoạt động của cả
hệ thống kinh doanh trong nền kinh tế. Do đó, việc giải quyết thoả đáng,
nhanh gọn, hiệu quả kịp thời tranh chấp thương mại là một yêu cầu hết sức
cần thiết.
B ốn là: Tranh chấp thương mại mang tính phản ứng “dây chuyền”
Môi trường kinh doanh là môi trường của các hoại động thương mại
phong phú, đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau. Hành vi thương mại này có thể vừa
là kết quả của hoạt động thương mại này, vừa là tiền đề của hoạt động thương
mại khác. Điều đó có nghĩa rằng, trong hoạt động thương mại các chủ thể
tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ, các mối quan hệ đó lệ thuộc vào
nhau, tác động lẫn nhau. Vì vậy, tranh chấp thương mại xảy ra trong một công
đoạn nào đó của chu trình sản xuất kinh doanh, thường có mối quan hệ hữu cơ
với các công đoạn khác. Chẳng hạn như thương nhân A ký hợp đồng với
thương nhân B để mua nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm X nào đó bán
cho thương nhân c . Nếu tranh chấp giữa A và B xảy ra, thì có thể kéo theo
tranh chấp giữa A và c . Do đó, tranh chấp thương mại nếu không được giải
quyết dứt điểm, kịp thời, có thể làm phát sinh những tranh chấp tiếp theo trong
nền kinh tế.
Tóm lại, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong đời sống
kinh tế xã hội, vì vậy nó cũng hội tụ đầy đủ những đặc điểm của một tranh
chấp nói chung. Tuy nhiên, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh
(J )h ạ m x ĩlti (J)Itíìíỉnạ ^ĩltíti)


×