Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.57 MB, 97 trang )


TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC T ổ N G HỢP
PA N TH ÉO N -A SSA S PARIS II

NG UYỄN TH Ị Q UỲNH VÂN

PHÁP LUẬT VỂ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TÊ
- MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THựC TIÊN






Chuyên ngành: Luật Kinh tê
M ã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LU ẬT HỌC






Người hướng dẫn khoa học
TS. H oàng Phước Hiệp
GS.TS. Jasm ine SCH M EIDLER



THƯ VIỆN
ĨRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NỘI

HÀ NỘI - N ĂM 2004


LỜI C Ả M Ơ N

Tôi xin cảm ơn Bà Jasm in e S C H M E ID L E R , G iáo sư - T iến sỹ L uật H ọc,
Đ ại học P aris II vì nhữ ng chỉ dẫn Bà đ ã n h iệt tình tru y ền thụ cho tôi từ khi
xây dựng đề cương lu ận văn. N hữ ng chỉ dẫn ấy đã đ ộng viên, kh ích lệ tôi
rất nhiều để h o àn th àn h lu ận văn này.
Tôi xin cảm ơn th ầy hướng dẫn, T iến sỹ H oàng Phước H iệp, V ụ trưởng Vụ
Pháp luật Q uốc tế, Bộ T ư p háp vì sự tận tâm và nhữ ng lời k h u y ên quý báu
thầy đã giàn h cho tôi trong việc định hư ớng cũng n h ư thực h iện luận văn
n g h iên cún này.
T ôi cũng xin cảm ơn Ưỷ Ban H ợp tác K inh tế Q u ố c tế - Bộ T hương m ại,
nơi tôi đ ã tới n g h iên cứu tài liệu. T ôi xin cảm ơn các cán bộ củ a Ưỷ ban vì
nhữ ng giúp đỡ tro n g suốt thời gian n g h iên cứu để tôi có thể thực hiện luận
văn này.
C uối cùng, tôi bày tỏ lời cảm ơn chân th àn h đến tất cả các bạn bè trong
k h ó a học vì những giúp đỡ q uý báu của họ.


M ỤC LỤC

MỞ ĐẨU
CHƯƠNG I: MỘT s ố VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT Trang
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển chê định pháp luật chống bán phá giá
trong thương mại quốc tê
1. Hoa K ỳ ...........................................................................................................................

01

2. Liên minh Châu  u .......................................................................................................

02

3. W T O ...............................................................................................................................

03

Phần II: Nhũng nội dung cơ bản của chế định pháp luật chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế
1. Khái niệm phá giá..........................................................................................................
a. Định nghĩa thuật ngữ “bán phá giá” .....................................................................

06

b. Định nghĩa “bán phá giá” trong điều ước quốc t ế ................................................

07

2. Khái niệm giá xuất khẩu và giá trị thông thường......................................................
a. Khái niệm giá, giá cả và giá trị của hàng h ó a ......................................................

08


b. Khái niệm giá xuất khẩu và giá trị thông thường................................................

09

c. Xác định giá xuất khẩu và giá trị thông thường...................................................

09

3. Khái niệm biên độ phá g iá ............................................................................................

11

4. Thiệt hại vật chất và quy tắc xác định thiệt hại vật chất.............................................
a. Khái niệm thiệt hại vật chất........................... .7. ......................................................

12

b. Xác định thiệt hại vật chất/Nguy cơ gây thiệthại cho ngành sản xuất SPTT
trong nước......................................................................................................................

12

c. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại vật c h ấ t...............

12

5. Quy trình điều tra chống bán phá g iá ..........................................................................
a. Nộp đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống bán phá giá.......................................

13


b. Thu thập thông t i n ...................................................................................................

14

c. Biện pháp áp d ụ n g ....................................................................................................

15

6. Thuế chống bán phá g iá ................................................................................................
a. Khái n iệ m ..................................................................................................................

18

b. Các hình thức thuế chống bán p h á ........................................................................

18

Phần III: Ý nghĩa kinh tê của việc bán phá giá................................................................

20


CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG CỦA WTO VÀ MỘT s ố NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Phần A: Hiệp định Chống bán phá giá của WTO và Thực tiễn áp dụng
I. Nội dung cơ bản của Hiệp định Chống bán phá giá cửa WTO

23


1. Xác định việc bán phá g iá ....................................................................................

23

2. Xác định thiệt h ạ i....................................................................................................

25

3. Ngành sản xuất SPTT trong nước.........................................................................

27

4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống bán phá g iá ......................................

27

5. Thu thập thông t i n ...................................................................................................

28

6. Áp dụng biện pháp tạm th ờ i...................................................................................

29

7. Cam kết g iá .............................................................................................................

29

8. Áp dung thuế và thu thuế chống bán phá g iá .......................................................


30

9. Truy thu th u ế ...........................................................................................................

31

10. Rà so á t..................................................................................................................

32

11. Thông báo công khai và giải thíchcác kết lu ậ n ..................................................

32

12. Cơ chế khiếu kiện độc lậ p ....................................................................................

33

13. Chống bán phá giá thay mặt nước thứ b a .........................................................

33

14. Thành viên đang phát triển ..................................................................................

34

15. Uỷ ban chống bán phá g iá ...................................................................................

34


16. Trao đổi và giải quyết tranh ch ấp .......................................................................

34

//. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO
1. Tổng quan tình hình giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của W T O ....

35

2. Thực tiễn vụ việc Bangladesh vận dụng quy định của WTO trong vụ tranh
chấp với An Độ về việc áp dụng không đúng quy định thuế chống bán phá giá
đối với sản phẩm pin từ Bangladesh.........................................................................

37

Phần B: Pháp luật chống bán phá giá của EU và Thực tiễn áp dụng
/. Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá của EU....................................

41

1. Cơ quan điều tra chống bán phá g iá ......................................................................

41

2. Xác định phá giá và thiệt h ạ i.................................................................................

42

3. Thủ tục điều tra chống bán phá g iá .......................................................................


44

4. Cách tính thuế và truy thu th u ế .............................................................................

48

5. Rà soát (“điều khoản hoàng hôn”) ........................................................................

50

II. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của EU
1. S ơ lược tình hình điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của EU...............

51
51


2. Thực tiễn vụ việc Văn phòng BEƯC kiện Uỷ ban Châu Âu ra trước Toà án
yêu cầu điều tra chống bán phá giá sản phẩm cotton chưa tẩy trắng nhập khẩu từ CHND
Trung Hoa, Ai Cập, ấn độ, Inđônêxia, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ........................................

53

Phần C: Pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và Thực tiễn áp dụng
/. Nội clung quy định pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ

61

1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Hoa K ỳ ........................................


61

2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá g iá ........................................................

62

3. Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất k h ẩu ...............................

63

4. Áp dụng thuế chống bán phá giá...........................................................................

63

5. Thực tiễn điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa K ỳ ..................

64

//. Thực tiễn áp dụng pháp luật vê' chống bán phá giá cùa Hoa Kỳ

65

Plìàii tích những đánh giá của Hoa Kỳ vê tính phi thị trường của nền kinh tế Việt
Nam trong vụ việc Hoa Kỳ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa tại thị trường
Hoa Kỳ

CHƯƠNG III: MỘT s ố KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỂ CHồNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Phần I: Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá
1. Tổng quan Hệ thống pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá và việc thực thi

pháp luật về chống bán phá g iá ..............................................................................................

72

a. Về hệ thống văn bản pháp l ý ..................................................................................

72

b. Về thực tiễ n .............................................................................................................

73

2. Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt nam - sự tiến bộ của
Hệ thống Pháp luật Việt Nam về chống bán phá g iá ...........................................................

74

a. Phạm vi, đối tượng điều chỉn h...............................................................................

74

b. Nội d u n g .................................................................................................................

74

c. Một số nhận xét về sự tương thích của Pháp iệnh Chống bán phá giá hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam với các quy định về chống bán phá giá của
WTO.......................... .................................... .......... ........... ......... ...1 ........... .!.....................

75


Phần II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống bán phá
giá trong thương mại quốc tế
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam theo
hướng phù hợp với các quy định của WTO trong thương mại quốc t ế ...............................

79

a. Hoàn thiện Chế định Pháp luật về chống bán phá g iá .........................................

79

b. Về tổ chức bộ máy thực thi Pháp lệnh chống bán phá g iá ..................................

80

2. Về đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực của các thiết chế Nhà nước và
doanh nghiệp liên q u an ...........................................................................................................

81


a. Các cơ quan quản lý nhà nước..............................................................................

81

b. Các cơ quan nghiên c ứ u .........................................................................................

82


c. Đào tạo nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên q u an ................................................

82

d. Các doanh nghiệp................................................................................................

82

3. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật về Chống bán phá g iá ....................
KẾT LUẬN
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

83
85


LỜI M Ở ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế V iệt N am đang chuyển đổi theo hướng một
nền kinh tế thị trường, các hoạt động thương m ại quốc tế do các doanh nghiệp
Việt N am thực hiện ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn. Những tranh chấp
quốc tế về thương m ại m à V iệt Nam là m ột bên tham gia cũng tăng lên. Chúng
ta có thể kể ra số lượng những cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng
hóa xuất xứ từ V iệt N am trong thương m ại quốc tế đã thường xuyên xảy ra vào
những năm gần đây.
Với tinh hình trên, việc thựchiện nghiên cứu về các hệ thống luật pháp
về chống bán phá giá tiêu biểu trong thương m ại quốc tế đã trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết. V iệt N am cũng đã bắt đầu xây dựng hệ thống luật pháp về
chống bán phá giá của quốc gia theo hướng phù hợp với các nguyên tắc của
luật pháp quốc tế về chống bán phá giá.

Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sẽ đề cập đến m ột số vấn
đề sau đây:
-

Chương 1 nêu N hững vấn đề lý luận chung về pháp luật chống bán
phá giá trong thương mại quốc tế

-

Chương 2 nêu Nội dung chủ yếu và việc thực thi luật pháp chống
bán phá giá W TO và của m ột số nước tiêu biểu

-

Chương 3 nên M ột số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật V iệt
N am về chống bán phá giá trong thương m ại quốc tế

Đ ể đạt được các m ục tiêu nêu trên, chúng tôi phải sử dụng phương pháp
phân tích m ột số văn bản quan trọng về chống bán phá giá để thực hiện m ột số
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
-

nghiên cứu về các nội dung cơ bản của pháp luật chống bán phá giá
trong thương m ại quốc tế.

-

nghiên cứu các nội dung cụ thể của H iệp định chống bán phá giá
của W TO và các quy định, luật lệ về chống bán phá giá của EU và
H oa Kỳ


-

nghiên cứu m ột số vụ việc áp dụng pháp luật chống bán phá giá của
W TO , EU và H oa Ky.

Chúng tôi hy vọng rằng luận văn này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc hoàn
thiện pháp luật việt nam về chống bán phá giá và hữu ích cho hệ thống pháp
luật về chống bán phá giá trong giai đoạn mới hình thành này.


N H Ữ N G C H Ữ V IẾ T T Ắ T T R O N G L U Ậ N V Ă N

V iết tắ t

Viết đầy đủ

GTTT

Giá trị thông thường

GXK

Giá xuất khẩu

BĐPG

Biên độ phá giá

SPTT


Sản phẩm tương tự

BQGQ

Bình quân gia quyền

XK

Xuất khẩu

GATT

Hiệp định Chung về Thương mại và Thuế quan
(General Agreement on Tariffs and Trade)

ITO

Tổ chức Thương mại Quốc Tế
(International Trade Organization)

WTO

Tổ Chức Thương mại thế giới
(W orld Trade Organization)

DSB

Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
(Dispute Settlement Body)


DSU

Quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp
(Understanding on Rules and Procedures Governing the
Settlement oí' Disputes)

AB

Cơ quan xét xử Phúc thẩm của WTO
(Appelate Body)

EEC

Cộng đồng Kinh tế Châu Âu
(European Economic Community)

EU

Liên minh Châu Âu
(European Union)

EC

Ưỷ ban Châu Âu
(European Commission)

BEUC

Văn phòng Châu Âu của Liên minh những người tiêu

dùng
(Bureau cPEurope de 1’Union des Consommateurs)

CFA

Hiệp Hội Nuôi cá Da trơn Hoa Kỳ
(Catfish Farm er’s Association)

DNNN

Doanh nghiệp Nhà Nước

ĐTNN

Đầu tư Nước ngoài

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


SDĐ
Ngân Hàng TW
NHTMNN
GDP

Sử dụng đất
Ngân Hàng Trung ương
Ngân Hàng Thương mại Nhà Nước
Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Products


CHƯƠNG I
M Ộ T SỐ V Ấ N Đ Ể L Ý L U Ậ N c ơ B Ả N C Ủ A P H Á P L U Ậ T
C H Ố N G B Á N P H Á G IÁ T R O N G T H Ư Ơ N G M Ạ I Q U Ố C T Ế

I.

LICH SỬ HÌNH THẢNH VẢ PHẮT TRĩỂN CHẾ ĐINH PHÁP LUẰT CHỔNG
BẢN PHẢ GIẢ TRONG THƯƠNG MAI

ouổc TẾ

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của chế định pháp luật về chống bán
phá giá, chúng ta có thể thấy Pháp luật về chống bán phá giá đã ra đời từ những năm
đầu của thế kỷ trước, khi mà kinh tế thế giới đã phát triển nở rộ, giao thương đi lại dễ
dàng. Trên con đường xây dựng và hoàn thiện chế định pháp luật này, Hoa Kỳ là nước
đi tiên phong ban hành ra m ột bộ luật chống bán phá giá. Tiếp theo đó, trong quá trình
đàm phán thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) sau Đại chiến Thế giới II, một
điều luật về chống bán phá giá đã được Hoa Kỳ khởi xướng, là tiền đề cho điều VI về
chống bán phá giá của GATT 1947 và Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) sau này. Các quy định về chống bán phá giá của EU cũng
lẩn lượt ra đời.
Trong phạm vi của luận văn này, tôi xin giới thiệu tóm tắt lịch sử hình thành và
phát triển hai hệ thống pháp luật chống bán phá giá tiêu biểu của Hoa Kỳ và EU, và sự
hình thành pháp luật chống bán phá giá của WTO.

1.


Hoa Kỳ:

Văn bản pháp luật về chống bán phá giá đầu tiên của Hoa Kỳ là Luật chống phá
giá năm 1916. Luật này buộc các bên bán phá giá hàng hóa nước ngoài tại Hoa Kỳ
phải bồi thường tổn thất do họ gây ra trên cơ sở bản án của Tòa án Tối cao liên bang.
Tuy vậy, Luật chống bán phá giá năm 1916 yêu cầu các bên nguyên đơn phải chứng
minh động cơ bán phá giá của đối phương là một quy định rất khó có khả năng thực
thi. Đây là lý do Nghị viện Hoa Kỳ ban hành một đạo luật mới thích hợp hơn vào năm
1921, đã giao trách nhiệm điều tra các hành vi bán phá giá và ấn định mức thuế chống
bán phá giá cho Bộ Ngân khố Hoa Kỳ (Department of Treasure).
Là thành viên của GATT, năm 1979, Nghị viện Hoa Kỳ thông qua một đạo luật
mới về thực thi các hiệp định thương mại (Trade Agreem ent Act), trong đó có quy định
liên quan đến việc điều tra, áp dụng thuế chống phá giá. Luật này chấp nhận Bộ luật
chống phá giá của GATT năm 1967, ghi nhận lại toàn bộ Luật chống bán phá giá năm
1921 và chuyển giao cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ đảm nhận nhiệm vụ điều tra bán phá
giá.
1


Pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ sau đó còn được tiếp tục sửa đổi, bổ
sung thông qua việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Năm
1984, Luật thương mại và thuế quan (Trade and Tariff Act 1984) đã được bổ sung Tiết
VI nhằm điều chỉnh các quy định liên quan đến cách tính toán tổng hợp lượng hàng
nhập khẩu từ các nước là đối tượng bị điều tra và mức độ đe doạ về thiệt hại vật chất do
việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu từ các nước nói trên mang lại cho ngành hàng
tương tự trong nước Mĩ. Năm 1988, Luật về Tổng tắc Thương mại và Cạnh tranh
(Omnibus Trade and Competitiveness Act 1988) đã được bổ sung các vấn đề liên quan
đến tình tiết khủng hoảng thiệt hại vật chất và về sự đe dọa thiệt hại vật chất và một số
quy định khác.
Sau khi WTO ra đời trên cơ sở kết quả đàm phán của vòng Uruguay vào năm

1995, các quy định của Hoa Kỳ về chống bán phá giá phải tuân thủ theo Hiệp định về
chống bán phá giá của WTO. Trên cơ sở đó, Hoa Kỳ đã ban hành Quy định về chống
bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997, trong đó hướng dẫn tiến trình thực hiện về
điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.
Bên cạnh các đạo luật chính về chống bán phá giá nêu trên, cần lưu ý Hoa Kỳ là
một nước theo truyền thống án lệ nên để hiểu biết được thể chế pháp luật về chống bán
phá giá thì không thể không tính đến các án lệ của Toà án và các quy định trước đây
của Bộ Thương mại (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (ITC) về các vụ việc tương
tự.
2.

Liên minh Châu Âu:

Từ năm 1948, vòng đàm phán GATT đã tăng cường các biện pháp chống lại các
hiện tượng thương mại không lành mạnh. Hiệp ước của Cộng đồng Châu âu đã đưa
mục tiêu này vào k ế hoạch của Cộng đồng; và áp dụng cả với những nước không phải
là thành viên thông qua các chính sách thương mại chung (điều 113 Hiệp ước của Cộng
đổng Châu Âu)
Do đã có những khác biệt sâu sắc giữa hệ thống luật pháp của các quốc gia của
Cộng đồng Châu Âu, và ở 3 trong số các quốc gia thành viên của Cộng đồng Châu Âu
lúc đó còn chưa hề có các biện pháp chống phá giá; chính sách chống phá giá của
Cộng đồng được tãng cường một lần nữa, khi Hội đồng Châu Âu phê chuẩn một
chương trình hoạt động vào năm 1962 nhằm thống nhất hóa các biện pháp tự vệ khác
nhau hiện đang tồn tại trong hệ thống luật pháp của các nước thành viên. Tiếp theo đó,
một dự thảo Quy định về chống bán phá giá đã được Uỷ ban thông qua vào năm 1965.
Năm 1967, Hiệp ước thực hiện điều VI của Hiệp định Chung về Thương mại và
Thuế quan (GATT) đã được ký kết tại Genevơ, và ban hành ra "Bộ luật chống phá giá".
Các bên ký kết bày tỏ nguyện vọng "tuân thủ các quy định của điều VI của Hiệp định
Chung và soạn thảo các văn bản để áp dụng quy định này nhằm đem lại sự thống nhất
hoá cao hơn giữa các nước cũng như đảm bảo việc thực hiện Hiệp ước."



Bộ luật chống phá giá này chính là cơ sở cho việc ban hành Quy định đầu tiên
của Cộng đồng Châu Âu về chống phá giá số 459/68/CEE. Quy định này sau đó được
sửa đổi khá nhiều lần.
Sau đó, vòng đàm phán Tokyo thắng lợi vào năm 1979 với việc thông qua một
Bộ luật về Chống phá giá mới và một Hiệp định mới về các quy định của các điều VI,
XVI và XXIII của Hiệp định chung và thực hiện chúng. Quy định của Cộng đồng số
459/68/CEE do vậy được thay thế bởi Quy định số 3017/79/CEE của Hội đồng Châu
Âu ngày 20/12/1979. Quy định này sau đó được thay thế bởi Quy định số
2176/84/CEE của Hội đồng ngày 23 tháng 7 năm 1984.
Tuy nhiên, cùng với những kinh nghiệm có được trong qúa trình áp dụng, Cộng
đổng Châu Âu thấy rằng cần phải bổ sung Quy định trên để có thể kiểm soát tốt hơn
các hành vi phá giá được ngụy trang bằng việc nhập khẩu vào Cộng đồng các bộ phận
của sản phẩm để lắp ráp. Đó là lý do mà Quy định số 1761/87/CEE của Hội đồng Châu
Âu về chống đưa hàng đi vòng (tournevis) được thông qua.
- Năm 1988, Quy định số 2423/88/CEE ngày 11 tháng 7 năm 1988 của Hội
đổng được ban hành thay thế cho các Quy định 2176/84/CEE và 1761/87/CEE, và đưa
ra m ột số định nghĩa và quy tắc cụ thể.
Đối với những sản phẩm được điều chỉnh bởi Hiệp định CECA (than và thép),
u ỷ ban Châu Âu đã thông qua một Quyết định số 2424/88 ngày 29 tháng 7 năm 1988
nhắc lại tinh thần của Quy định số 2423/88 ngày 11 tháng 7 năm 1988 của Hội đồng.
Đến lượt Quy định số 2423/88/CEE bị thay thế bởi Quy định số 384/96/CE của
Hội đồng ngày 22 tháng 12 năm 1995. Cho đến nay, qua nhiều lần sửa đổi, Quy định
số 384/96/CE vẫn đang có hiệu lực.
- Ngoài các quy định căn bản nêu trên về vấn đề bảo vệ Cộng đồng chống lại
việc nhập khẩu các sản phẩm là đối tượng của bán phá giá từ các nước ngoài Cộng
đổng, cũng cần phải nhắc đến Quy định số 2641/84 về "tăng cường các chính sách
thương mại chung, đặc biệt là trong hoạt động chống các hành vi thương mại không
lành mạnh"; Quy chế về các nước có nền kinh tế phi thị trường...

Năm 1984, Hội đồng cho rằng việc tăng cường các chính sách thương mại
chung trong những lĩnh vực không được bảo hộ bằng hệ thống pháp luật hiện có là điều
tối cần thiết. Quy định số 2641/84 cho đến nay vẫn còn hiệu lực.
3.

WTO:

Trong quá trình đàm phán để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO),
Hoa Kỳ đã trình Dự thảo các điều khoản về chống bán phá giá dựa trên cơ sở Luật
3


chống phá giá năm 1921 của Hoa Kỳ. Dự thảo này trở thành Điều VI của Hiệp định
chung về Thương mại và Thuế quan GATT 1947, được nhiều nước coi như luật mẫu về
chống bán phá giá để xây dựng pháp luật của nước họ về chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế:
"Các bên ký kết thừa nhận rằng phá giá, mà thông qua đó hàng hóa của một
nước được nhập vào thị trường của một nước khác ở mức thấp hơn giá trị thông thường
của sản phẩm đó, bị kết tội nếu như nó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất cho
một ngành công nghiệp đã được thiết lập tại lãnh thổ của một nước ký kết hoặc làm
chậm trễ sự hình thành của ngành công nghiệp tại nước đó.” - Điều VI: 1 GATT 1947.
Điều VI của GATT phê phán rằng phá giá sẽ gây ra thiệt hại, và tuy không cấm
các hành vi phá giá, Điều VI cho phép các nước nhập khẩu thực hiện các biện pháp
nhằm loại bỏ những hành vi phá giá gây thiệt hại. Mục tiêu này cũng được tuân thủ
một cách lôgíc bởi định nghĩa về phá giá như là sự phân biệt đối xử về giá cả được thực
hiện bởi các công ty tư nhân. GATT đề cập đến hành vi của các Chính phủ và do vậy
không thể ngăn cấm phá giá bởi các công ty tư nhân. Hơn nữa; các nước nhập khẩu có
Ihể tìm thấy lợi ích của họ khi chống lại các hành vi phá giá; ví dụ như bởi những nhà
công nghiệp của họ có thể có lợi từ các mức giá thấp.
Tuy nhiên, mặc dù cho phép khả năng áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng,

luật lệ của GATT ghi nhận một cách chi tiết các tình huống có thé áp dụng các biện
pháp chống phá giá mà các nước thành viên phải tuân thủ, tránh sự lạm dụng các biện
pháp hạn chế số lượng.
Kể từ năm 1947, việc chống phá giá đã được đặc biệt chú trọng tại GATTẠVTO
trong các kỳ họp của họ. Tiếp theo một nghiên cứu của Ban Thư ký GATT năm 1958
về các luật lệ về phá giá của quốc gia, một nhóm chuyên gia đã được hình thành và vào
năm 1960 đã thống nhất về m ột số các cách hiểu chung về các thuật ngữ trìu tượng
trong Điều VI.
Bộ luật chống phá giá (The GATT Antidum ping Code - GATT/ADC) đã được
thảo luận trong suốt vòng đàm phán Kenedy năm 1967 và được 17 nước ký kết cùng
năm đó. Bộ luật này tiếp thu có chọn lọc các quan điểm ở Điều VI của GATT 1947 và
bổ sung những quy định về tố tụng nhằm điều tra việc bán phá giá. Bộ luật này được
sửa đổi trong vòng đàm phán Tokyo (1973-1979), do GATT 1947 được sửa đổi. Bộ
luật của vòng đàm phán Tokyo có 25 nước ký kết, mà Cộng đồng Kinh tế Châu Âu
được coi như 1 nước.
Tại vòng đàm phán Urugoay thành lập Tổ chức Thương mại thế giới, mặc dù Bộ
luật năm 1979 đã được dẫn chiếu trong Tuyên bố của các Bộ trưởng trong Vòng đàm
phán Urugoay, và trước đó là tại các cuộc đàm phán của các bên ký kết GATT, kể cả
EC. HồngKông, Nhật bản, Hàn Quốc và Mỹ đã đề xuất các sửa đổi Bộ luật năm 1979.
4


Các nước đã thông qua Hiệp định về việc thực hiện Điều VI của GATT 1994 (gọi tắt là
Hiệp định về chống bán phá giá 1994) và đưa vào hệ thống các hiệp định đa biên về
thương mại quốc tế, mặc nhiên có hiệu lực đối với các nước là thành viên của Hiệp
định thành lập WTO kể từ ngày 01/01/1995.

Chúng ta đã vừa tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của chế định pháp
luật về chống bán phá giá của WTO cũng như của hai thị trường tiêu biểu trong thương
mại quốc tế là Hoa Kỳ và EU.

Vậy những nội dung cơ bản của chế định Pháp luật chống bán phá giá như thế
nào?
Những phần sau của luận văn này sẽ giải đáp câu hỏi trên bằng việc trình bày
những nguyên tắc cơ bản của Chế định Pháp luật về chống bán phá giá nói chung, cũng
là nguyên tắc của các hệ thống pháp luật chống bán phá giá trên thế giới.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn chế của luận văn này, tôi không có tham vọng
sẽ xử lý hết tất cả các vấn đề của chế định Pháp luật về chống bán phá giá, mà chỉ giới
hạn nghiên cứu trong phạm vi sau đây:
-

N ghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của ch ế định pháp luật chống bán
phá giá trong thương m ại quốc tế.

-

N ghiên cứu những quy định cơ bản của Pháp luật về chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế của W TO , Liên m inh Châu Âu và Mỹ.

-

Tìm hiểu m ột số vụ việc thực tiễn áp dụng Pháp luật về chống bán phá giá
của W TO , Liên m inh Châu Âu và H oa Kỳ.

-

Đưa ra m ột số kiến nghị để xây dựng và hoàn thiện pháp luật V iệt Nam về
chống bán phá giá trong thương m ại quốc tế.

5



II.

NHỮNG NÔI DUNG c ơ BẢN CỦA CHẺ ĐINH PHÁP LUÂT CHỎNG BẢN
PHẢ GIẢ TRONG THƯƠNG MAI o u ổ c TẾ

Trong mỗi hệ thống luật pháp về chống bán phá giá trên thế giới, chúng ta đều
nhận thấy những nét đặc trưng riêng biệt của tổ chức hay nhà nước ban hành ra nó.
Nhưng cho dù có những quy định cụ thể khác nhau, mọi hệ thống luật pháp về chống
bán phá giá đều được xây dựng trên những nội dung cơ bản chung nhất của chế định
pháp luật về chống bán phá giá.
Nội dung cơ bản của m ột chế định pháp luật là những quy định cốt yếu nhất,
cần thiết nhất của chế định đó, m à thiếu nó thì chế định pháp luật đó không được hình
thành và không thể thực thi được.
Trong phần này, luận văn sẽ trình bày một cách tổng quát và phân tích các
nguyên tắc cơ bản, nội dung chủ yếu của chế định pháp luật về chống bán phá giá, trên
cơ sở đó nghiên cứu Iihững quy định chi tiết, cụ thể về chống phá giá của một số hệ
thống pháp luật tiêu biểu ở Chương II.
1.

Khái niệm bán phá giá:

a.

Đ ịnh nghĩa th u ậ t n g ữ “bán p h á giá ”

Trong tiếng Việt, bán phá giá được định nghĩa là việc bán ồ ạt hàng hóa với giá
thấp hơn giá thị trường, thậm chí chịu lỗ, để tăng khả năng cạnh tranh và chiếm đoạt
thị trường (Từ Điển Tiếng Việt trực tuyến, phiên bản ngày 18/3/2004 của Trung tâm Từ
Điển học Việt Nam).

Tuy nhiên, thuật ngữ bán phá giá được sử dụng trong các văn bản pháp lý
của V iệt N am có những điểm khác với định nghĩa thông thường nêu trên. Pháp lệnh
Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào V iệt N am vừa được Q uốc Hội thông
qua ngày 29/4/2004 không định nghĩa trực tiếp khái niệm bán phá giá, nhưng theo
điều 2, khoản 2 thì “Biên độ p há giá là khoảng cách chênh lệch có th ể tính được
giữa giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào V iệt N a m so với giá xuất khẩu
hàng hoá đó vào V iệt N a m ”. N hư vậy, bán p h á giá theo Pháp lệnh này phải được
hiểu là hiện tượng khi giá xuất khẩu m ột hàng hóa vào V iệt N am thấp hơn giá thông
thường của hàng hóa đó.
Từ “dum ping” trong tiếng Anh có nhiều nghĩa, ví dụ như vứt bỏ những thứ
không thích (to get rid o f smth you do not xvant). Trong đó, nghĩa được dùng trong
thương mại là ‘Vỡ get rid o f goocls by selling them at a very low price, often in another
country”, có nghĩa là bán tống một hàng hóa ở mức giá rất thấp, thường là bán ra nước
6


khác. (Từ điển Oxíord Advanced Genie - Xuất bản lần thứ 6 - NXB Oxíord University
Press 2000)
Từ điển Le Peút LaRousse illustré - Nhà Xuất bản LaRousse VUEF 2002 đưa
ra khái niệm “dumping com m ercial” là hiện tượng thương mại khi bán một hàng hóa ở
thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn mức hiện tại của thị trường trong nước
(pratique commevcial qui consiste à vendre une marchandise sur un marché étranger à
un pri.x inýerieur à celui pratiqué sur le marché intérieur).
b.

Đ ịnh nghĩa “bán p há giá ” trong điều ước quốc tê

Có thể thấy những cách hiểu thông thường của các ngôn ngữ khác nhau đều
phản ánh không đầy đủ, nhưng đã nói lên phần nào đặc trưng của bán phá giá. Đó là
đặc trưng bán hàng ở một mức giá rất thấp, với mục tiêu chiếm đoạt thị trường mà

thông thường là ở thị trường nước ngoài.
Trong thương mại quốc tế, chúng ta đã biết đến một khái niệm bán phá giá kinh
điển đã được công nhận từ những năm 40 của thế kỷ trước trong khuôn khổ của GATT
1947 và cho đến nay đã được sửa đổi, bổ sung và được tiếp tục ghi nhận tại Điều 2.1
của Hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994
(dưới đây gọi là Hiệp định về Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới)
như sau:
“2.7 Trong phạm vi H iệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là
được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường
của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ m ột nước
này sang m ột nước khác thấp hơn mức giá có th ể so sánh được của sản phẩm tương tự
được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường... ”
Như vậy ở đây có sự so sánh về giá ở hai thị trường khác nhau: thị trường nước
nhập khẩu và thị trường nước xuất khẩu, cho dù giá bán ở thị trường tiêu thụ, tức là ở
nước nhập khẩu, có thể không khác nhau, thậm chí có thể xảy ra trường hợp giá bán
cao hơn giá của hàng hóa tương tự hiện đang được bán tại thị trường nước nhập khẩu.
Nhìn chung, các tài liệu quốc tế đều thống nhất hiện tượng “bán phá giá” xảy ra khi
hàng hoá xuất khẩu được bán sang m ột nước khác với giá thấp hơn giá bán tại thị
trường nội địa (của nước xuất khẩu).
Nói một cách đơn giản, khi so sánh giữa giá xuất khẩu với giá bán tại nội địa,
nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa tức là có sự bán phá giá. Nhưng, để xác định
phá giá, trước tiên chúng ta phải xác định được giá xuất khẩu và giá nội địa (hay còn
gọi là giá trị thông thường) của hàng hóa bị nghi ngờ là bán phá giá.
Vậy giá xuất khẩu và giá trị thông thường là gì?
7


2.

Khái niệm giá xuất khẩu và giá trị thông thường:


Để có thể hiểu rõ các khái niệm giá xuất khẩu và giá trị thông thường được sử
dụng trong chế định Pháp luật về chống bán phá giá, trước hết chúng ta cần làm rõ một
số thuật ngữ có liên quan, gồm giá, giá cả và giá trị.
a)

K hái niệm giá, giá cả và giá trị của hàng hóa:

Theo Đại Từ Điển Kinh tế thị trường - Viện Nghiên cứu và Phổ biến Tri thức
Bách Khoa Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 1998, giá cả được định nghĩa là biểu
hiện bâng tiền của giá trị hàng hóa. Các nước trên thế giới cũng thống nhất với khái
niệm này về giá cả của hàng hóa.
Tương tự, các nước cũng có chung 1 khái niệm về giá. Giá
khoản tiền đã chi ra để bán hàng, bao gồm giá gốc của hàng hóa
phí đã bỏ ra cho quá trình vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị sản
Điển Kinh tế thị trường - Viện Nghiên cứu và Phổ biến Tri thức
năm 1998).

được coi là tất cả các
cộng với các loại chi
phẩm và lãi (Đại Từ
Bách Khoa - Hà Nội

Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế học của Việt Nam và của các nước tư bản chủ nghĩa
lại khác nhau ở khái niệm giá trị của hàng hóa:
- Lý thuyết kinh tế học Việt Nam đưa ra khái niệm giá trị là lượng tiêu hao lao
động của loài người nói chung kết tinh trong hàng hóa, không thể hiện được ra trên
hàng hóa, mà chỉ có thể thông qua quá trình trao đổi mà biểu hiện ra bằng tiền tệ (Đại
Từ Điển Kinh tế thị trường - Viện Nghiên cứu và Phổ biến Tri thức Bách Khoa - Hà
Nội năm 1998).

- Theo khái niệm của kinh tế học Pháp, giá trị (la valeur) là giá mà tại đó một
vật có thể được trao đổi, bán và, đổi lại, là giá bằng tiền iprix seỉon lequeỉ un objet peut
être échangé, vendu et, en partie, son prix en argent) (Từ điển Le Petit LaRousse
illustré - N hà Xuất bản LaRousse VUEF 2002).
Người viết luận văn mong muốn dẫn ra sự khác biệt về khái niệm giá trị của
hàng hóa như trên, để diễn giải sự khác biệt trong quy định pháp luật của hệ thống luật
pháp của các nước tư bản chủ nghĩa như EU, Mỹ và ngay cả của WTO với quy định
của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá, cụ thể như sau:
- Do quan niệm giá trị của hàng hóa là giá mà tại đó một vật được trao đổi, bán
... mà luật pháp của WTO, của Hoa Kỳ và EƯ đều quy định so sánh giá xuất khẩu của
hàng hóa với giá trị thông thường của S P ĨT trong thị trường nước nhập khẩu để xác
định có bán phá giá hay không.
- Ngược lại, do quan niệm giá trị là lao động kết tinh trong hàng hóa, nên Pháp
lệnh về Chống bán phá giá của Việt Nam không thể đem giá xuất khẩu so sánh với giá
8


trị, m à quy định so sánh giá xuất khẩu với giả thông thường của hàng hóa tại thị trường
nước xuất khẩu để xác định có phá giá hay không.
Tuy nhiên, để bình luận ngay tại phần này về quy định trên của Pháp lệnh chống
bán phá giá Việt nam là hơi sớm. Người viết xin trở lại vấn đề này ở chương III của
luận văn, sau khi đã tìm hiểu toàn bộ các quy định của các hệ thống pháp luật của
WTO và các nước tiêu biểu về chống bán phá giá.
b)

K hái niệm giá x u ấ t kh ẩ u và giá trị thông thường:

Trong Hiệp định về Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới không
có các định nghĩa trực tiếp đối với giá xuất khẩu và giá trị thông thường. Tuy nhiên,
thông qua quy định ở điều 2.2 của Hiệp đinh, chúng ta có thể hiểu như sau:

Giá xuất khẩu là giá mà nhà sản xuất nước ngoài thực t ế đ ã bán sản phẩm cho
nhà nhập khẩu đầu tiên ỏ nước nhập khẩu; hoặc là giá mà sản phẩm nhập khẩu dược
bán lợi lần đầu tiên cho một người mua độc lập ở nước nhập khẩu khi mà giá bán cho
nhà nhập khẩu đầu tiên được đánh giá là không có độ tin cậy.
Giá trị thông thường là giá có th ể so sánh được thực t ế đ ã trả hoặc s ẽ trả trong
diêu kiện thương mại bình thường cho một sản phẩm tương tự được đưa ra tiêu dùng tại
nước xuất khẩu, bao gồm mọi khoản hạ giá hoặc giảm giá thực t ế áp dụng.
Tuy nhiên, tùy vào những trường hợp khác nhau mà giá xuất khẩu và giá trị
thông thường được xác định theo những cách khác nhau.
c)

Xác định giá xuất khẩu và giá trị thông thường


Giá x u ấ t kh ẩ u thông thường được xác định là giá thực tế được trả hoặc sẽ được
trả cho sản phẩm để xuất khẩu vào nước bị bán phá giá, đã bao gồm mọi loại thuế, mọi
sự hạ giá và giảm giá thực tế đã áp dụng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp giá thực tế được
trả hoặc sẽ được trả cho sản phẩm không được các nhà xuất/nhập khẩu nói ra. Đây là
trường hợp phá giá kín. Phá giá kín cũng xuất hiện khi có 1 thỏa thuận về đền bù giữa
nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Trong những trường hợp này, giá xuất khẩu thực chưa
được nêu rõ, và nó phải được xây dựng trên cơ sở giá mà tại đó hàng hóa đã nhập được
bán lại lần đầu tiên cho một người mua độc lập, hoặc nếu sản phẩm không được bán lại
ở nước mà nó nhập vào, thì trên bất cứ cơ sở hợp lý nào, có trừ đi tất cả các chi phí xảy
ra giữa hoạt động nhập khẩu với hoạt động bán lại, cùng với 1 mức lãi suất lề hợp lý.

Tương tự, giá trị thông thường của hàng hóa cũng được xác định theo các cách
khác nhau nếu chúng có nguồn gốc từ các nền kinh tế khác nhau (thị trường hoặc phi
thị trường)



- Đối với các nước có nền kinh tế thị trường:
Giá trị thông thường được xác định bằng giá thực tế được trả hoặc sẽ được trả
cho các quá trình hoạt động thương mại bình thường để sản phẩm được đưa ra tiêu
dùng tại nước xuất khẩu, bao gồm mọi khoản hạ giá hoặc giảm giá thực tế áp dụng.
Tuy nhiên, giá trị thông thường có thể được xác định theo cách khác nếu như:
+ việc bán hàng ở thị trường trong nước thực hiện ở m ột số lượng quá nhỏ,
không được coi là có tính đại diện; hoặc
+ việc bán hàng không được thực hiện trong điều kiện thương mại bình thường,
ví dụ như việc bán hàng trong nội bộ các tập đoàn công ty, việc bán hàng ở 1 thị trường
“đóng cửa” , việc bán hàng của 1 doanh nghiệp giữ vị trí độc quyền...
Trong những trường hợp trên, việc so sánh giá phải được thực hiện đối với một
trong các giá trị sau đây:
+ có thể sử dụng giá xuất khẩu của cùng một sản phẩm được xuất sang bất kể 1
nước thứ 3 nào. Giá này có thể là giá xuất khẩu cao nhất, nhưng phải là giá có tính đại
diện.
+ cũng có thể sử dụng giá cấu thành của sản phẩm, tức là chi phí sản xuất sản
phẩm, bao gồm các chi phí chung tại nước nguồn gốc, cộng thêm 1 lượng có thể chấp
nhận được làm lợi nhuận.
- Đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường, tức là các nước mà hoạt động
thương mại là do Nhà nước điều tiết, giá trị thông thường được xác định trên cơ sở một
trong các tiêu chí dưới đây:
+ giá mà tại đó một sản phẩm tương tự của một nước thứ ba có nền kinh tế thị
trường được bán trên thực tế cho tiêu dùng trong nước
+ hoặc giá cấu thành của một sản phẩm tương tự ở một nước có nền kinh tế thị
trường
+ khi cả giá của 1 nước thứ ba và giá cấu thành đều không đưa ra được một căn
cứ đầy đủ, thì sử dụng giá thực tế được trả hoặc sẽ được trả tại nước nhập khẩu cho sản
phẩm tương tự, nhưng phải điều chỉnh thích đáng để bao gồm cả mức lợi nhuận hợp lý.
- Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng các hàng hóa là đối tượng của việc bán phá
giá có thể không được nhập khẩu trực tiếp từ nước nguồn gốc, m à có thể được gửi từ

một nơi khác. Đây là trường hợp phá giá gián tiếp. Trong trường hợp này, giá trị thông
thường là giá thực tế được trả hoặc sẽ được trả của sản phẩm tương tự trên thị trường
nước xuất khẩu hoặc nước nguồn gốc.

Trong khi xác định giá trị thông thường để xác định phá giá, chúng ta có nhắc
đến khái niệm sản p h ẩ m tương tự. Sản phẩm tương tự là những sản phẩm giống hệt,
tức là giống về mọi m ặt với sản phẩm đem so sánh hoặc, trong trường hợp không có
các sản phẩm như vậy, thì là một sản phẩm có các tính chất đặc biệt giống với tính chất
của sản phẩm đem so sánh.
10


3.

Khái niệm biên độ phá giá:

Khi xác định được giá xuất khẩu và giá trị thông thường, chúng ta cần so sánh
giữa 2 giá với nhau để
xác định phá giá. Biểu hiện khoản tiền mà giá trịthông thường
vượt cao hơn giá xuất khẩu, kết quả của việc so sánh giá xuất khẩu với giá trị thông
thường, gọi là biên độ phá giá. Theo khái niệm phá giá, khi biên độ phá giá > 0, thì
chúng ta kết luận là có bán phá giá.
Tuy nhiên, để thực hiện một so sánh đúng, giá xuất khẩu và giá nội địa phải
được tính toán trên cùng 1 phương pháp tương đương về tính chất vật lý của sản phẩm,
về số lượng và về điều kiện bán hàng. Thông thường, các giá này phải được so sánh tại
cùng 1 giai đoạn thương mại (ví dụ như giai đoạn xuất xưởng) và ở những thời điểm
gần nhau nhất có thể.
Do ý nghĩa nêu trên, chúng ta phải lưu ý các yếu tô có th ể khiến giá trở thành
không th ể so sánh được, ví dụ:
- các điểm khác nhau về đặc tính vật lý giữa các sản phẩm

- các điểm khác biệt về kỹ thuật của các sản phẩm
- các khác biệt về số lượng
- các khác biệt về điều kiện bán hàng, tức là các điều kiện thanh toán nợ, các
trường hợp bảo lãnh, bảo hiểm, các hình thức trợ giúp kỹ thuật, dịch vụ hậu mãi, các
khoản hoa hồng và lương đã trả cho người bán hàng, nhà bao gói, vận chuyển...
- các chi phí vận chuyển thấp và chi phí thuê tàu thuận lợi cho xuất khẩu
- các hoạt động của các cơ quan công quyền tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm
xuất khẩu thuận lợi hơn cho tiêu dùng trong nước
- các m iễn trừ, miễn giảm hoặc cho nợ toàn bộ hay m ột phần các khoản thuế
trực tiếp hoặc các khoản đóng góp cho an ninh xã hội được áp dụng cho hoạt động xuất
khẩu
- các khoản khấu trừ đặc biệt trực tiếp áp dụng cho hoạt động nhập khẩu khi
tính các khoản thu thuế trực tiếp
- việc miễn trừ hoặc m iễn giảm dưới danh nghĩa xuất khẩu một khoản thuế gián
tiếp cao hơn mức đã thực hiện của các loại thuế này cho bán hàng trên trị trường nội
- việc m iễn trừ, miễn giảm hay cho nợ các khoản thuế có nhiều mức đã thu ở
các giai đoạn trước trên các hàng hóa hoặc dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất các
hàng hóa để xuất khẩu, m à mức miễn giảm, cho nợ cao hơn mức đã áp dụng cùng loại
thuế đó đối với hàng hóa bán tại thị trường nội địa.
- sự khác biệt giữa các loại thuế bắt buộc đối với hoạt động nhập khẩu và các
loại thế gián thu.

11


4.

Thiệt hại vật chất và quy tác xác định thiệt hại vật chất

a)


Khái niệm thiệt hại vật chất

T hiệt hại vật chất của việc nhập khẩu một hàng hóa bị nghi ngờ bán phá giá
được xác định nếu việc nhập khẩu hàng hóa đó:
+ hoặc gây ra m ột thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hiện có của nước
nhập khẩu
+ hoặc đe doạ gây ra m ột thiệt hại như vậy
+ hoặc làm chậm trễ một cách đáng kể sự ra đời của m ột ngành sản xuất mới
của nước nhập khẩu.
Sự cần thiết phải có thiệt hại vật chất cho thấy rằng việc bán phá giá không thể
bị trừng phạt trừ khi nó gây ra những tác hại cho thương mại quốc tế và gây ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất của ngành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu.
Để hiểu được khái niệm thiệt hại vật chất, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là
ngành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu.
N gành sản x u ấ t của nước nhập kh ẩ u được hiểu là tập thể các nhà sản xuất của
nước nhập khẩu hoặc m ột nhóm người trong số họ có hoạt động sản xuất đóng góp một
phần lớn trong hoạt động sản xuất sản phẩm có liên quan của nước nhập khẩu.
b)

X ác định thiệt hại vật chất/N guy cơ gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xu ất
SPTT trong nước
Thiệt hại vật chất được xác định dựa trên tổng hợp các yếu tố sau đây:
- Khối lượng những lần nhập khẩu là đối tượng của bán phá giá
- Giá nhập khẩu là đối tượng của bán phá giá.
- ảnh hưởng đối với các ngành sản xuất có liên quan

Khả năng đe doạ gây ra thiệt hại vật chất chỉ có thể đặt ra trong một tình huống
cụ thể có khả năng chắc chắn sẽ dẫn đến một thiệt hại thực tế.
Để đánh giá nguy cơ gây thiệt hại thực tế, có 3 yếu tố thường được xem xét:

- tỷ lệ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu vào nước là đối tượng của bán phá
- năng lực xuất khẩu hiện tại hoặc tiềm ẩn của nước nguồn gốc hoặc nước xuất
khẩu, hoặc khả năng các hoạt động xuất khẩu này sẽ đưa vào nước nhập khẩu
- tính chất của sự trợ cấp và các ảnh hưởng có thể đối với sự vận hành của hoạt
động thương mại.
c)

M ối quan hệ n h â n q uả giữa h à n h vi bán p h á giá và thiệt hại vật chất:

12


Nếu có hành vi bán phá giá, và cũng có thiệt hại vật chất, nhưng thiệt hại lại
không phải do hành vi bán phá giá gây ra thì chưa đủ cơ sở để áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá với hành vi đó, đặc biệt là đối với những thủ tục đòi hỏi xác định
biên độ thiệt hại trước khi ấn định biện pháp chống bán phá giá.
Điểm mấu chốt chính là phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phá
giá và thiệt hại vật chất. Nếu những yếu tố khác, như khối lượng và giá nhập khẩu các
sản phẩm, hay sự giảm cầu gây ra ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động sản xuất nước nhập
khẩu, thì những ảnh hưởng đó không thể bị xem xét cùng với hoạt động nhập khẩu bị
nghi ngờ là bán phá giá. Như đã phân tích tại mục 4.a. trên đây, hành vi bán phá giá
phải gây ra những thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước thì mới có thể bị
ngăn cản.
Bằng chứng của quan hệ nhân quả giữa phá giá và thiệt hại có thể bao gồm các
dữ liệu liên quan tới:
- Hàng nhập khẩu tăng thâm nhập vào thị trường
- Việc bán hàng sản xuất tại nước nhập khẩu bị thiệt hại do giá nhập khẩu thấp
- Giảm giá (hoặc không thể tăng giá) do cạnh tranh từ hàng nhập khẩu giá thấp
- Lợi nhuận của nhà sản xuất tại nước nhập khẩu giảm.
5.


Q uy trìn h điều tra chống bán p h á giá

Trong các phần trước của Chương này, luận văn đã nêu ra các nguyên tắc xác
định phá giá, thông qua xác định các yếu tố tiền đề là giá xuất khẩu và giá trị thông
thường, thiệt hại vật chất và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phá giá và thiệt hại vật
chất.
Trong phần này, luận văn sẽ trình bày các nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục
xác định các yếu tố để xác định phá giá.
a)

N ộ p đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống bấn p h á giá:

Để xem xét, bắt đầu thủ tục xác định phá giá, thông thường phải có m ột đơn yêu
cầu tiến hành điều tra đối với hàng hóa bị nghi ngờ là bán phá giá.
Đơn yêu cầu tiến hành điều tra có thể được đệ trình bởi bất cứ cá nhân, pháp
nhân dưới danh nghĩa môt nhà sản xuất của nước nhập khẩu, được phỏng đoán là bị tổn
hại hay bị đe doạ bởi hoạt động nhập khẩu hàng hóa là đối tượng của phá giá.

13


Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá phải chứa các yếu tố làm bằng chứng
đầy đủ về việc bán phá giá và về thiệt hại vật chất do phá giá gây ra. Do vậy, cũng là
phù hợp khi các nguyên đơn giúp đỡ trong việc đánh giá sự tồn tại của thiệt hại mà họ
được phỏng đoán là nạn nhân.
Các bằng chứng về phá giá và thiệt hại vật chất đưa ra trong đơn sẽ được Cơ
quan có thẩm quyền xem xét. Khi thấy rằng đơn kiện không có các bằng chứng đủ để
xem xét mở thủ tục, thì đơn kiện bị từ chối và nguyên đơn được thông báo về việc này.
Trường hợp ngược lại, thủ tục điều tra sẽ được mở, và cơ quan thẩm quyền sẽ:

- thông tin công khai về việc mở thủ tục điều tra, cung cấp tóm tắt những thông
tin đã nhận được và nêu rõ là tất cả những thông tin để được sử dụng đều phải được
thông tin cho Cơ quan thẩm quyền;
- báo cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu có liên quan, các đại diện của những nước
xuất khẩu, cũng như các nguyên đơn;
- bắt đầu điều tra theo kế hoạch.
b)

T hu thập th ông tin

Trong quá trình điều tra, thu thập thông tin, Cơ quan điều tra và các bên tham
gia đều có các quyền được phép thực hiện và những nghĩa vụ phải tuân thủ.
C ơ quan điều tra, trong phạm vi của hoạt động điều tra, hoàn toàn có thể thu
thập hoặc yêu cầu những nhà nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, thương nhân và các tổ
chức thương mại liên quan cung cấp tất cả những thông tin cần thiết dưới dạng các
b ả n g câu hỏi, và có thể thẩm tra các tài liệu m à họ đưa ra. N ếu có quá nhiều doanh
nghiệp có liên quan, cơ quan điều tra có thể điều tra theo phương pháp lấy mẫu.
Khi m ột bên có liên quan hay m ột nước bị điều tra không cho tiếp cận với các
thông tin cần thiết, hoặc không cung cấp trong 1 thời hạn thỏa đáng, hay gây cản trở
một cách đáng kể tới việc điều tra, thì Cơ quan điều tra có quyền đưa ra những kết luận
ban đầu hoặc cuối cùng, tích cực hay tiêu cực, dựa trên cơ sở các thông tin cơ bản đã
có.
Các quyền quan trọng của bên nguyên đơn và bị đơn là:
- Quyền được trình bày quan điểm với Cơ quan điều tra: Các bên có quyền
được thông báo với Cơ quan điều tra về quan điểm của mình và được biết về các yếu tố
trong vụ điều tra có thể sẽ liên quan đến họ. Các cơ quan điều tra có thể nghe thông tin
từ nhũng bên họ liên quan, khi họ yêu cầu bằng văn bản trong 1 thời gian nhất định
được công bố công khai, và bằng việc chứng minh rằng các bên này thực sự là những

14



bên có liên quan và có thể liên quan đến kết quả giải quyết, có lý do đặc biệt cho việc
phải nghe họ trình bày trực tiếp.
- Q uyền được tiếp cận với thông tin trong quá trình điều tra: Các bị đơn hay
đại diện của họ phải được tiếp cận với những sự kiện của vụ việc m à dựa trên đó Cơ
quan điều tra đã quyết định mở thủ tục giải quyết theo các quy định về bảo mật.
Các nguyên đơn, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đã được khẳng định chắc chắn
là có liên quan và các đại diện của nước xuất khẩu đều có thể được biết về mọi thông
tin đã chuyển tới Cơ quan điều tra bởi các bên có liên quan trong vụ điều tra, trừ các tài
liệu nội bộ do cơ quan điều tra soạn thảo, hay các tài liệu có tính bí mật, nếu các thông
tin đó có thể được các cơ quan giải quyết sử dụng trong hoạt động điều tra, để sử dụng
các thông tin một cách thích đáng trong việc bảo vệ quyền lợi của họ.
- Cuối cùng, cần phải nói rõ là những bên tham gia vào thủ tục giải quyết có thể
đề nghị cơ quan điều tra bảo m ật những thông tin mà họ đã cung cấp.
c)

B iện p h á p áp dụng:

Trong quá trình điều tra, các cơ quan điều tra có thể quyết định chấm dứt thủ
tục điều tra mà không có các thuế phá giá, hay không áp dụng các biện pháp chống phá
giá tạm thời.


C hấm dứt thủ tục điều tra được áp dụng trong 2 trường hợp:
-

Trong trường hợp thấy không cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ:

Nếu theo kết quả điều tra, ngành sản xuất của nước nhập khẩu không thể bị coi

là phải chịu một thiệt hại vật chất, cũng như các dấu hiệu của thiệt hại cũng đã được
xoá bỏ; hay nếu bộ phận thị trường do sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá nắm giữ tại
thị trường nước xuất khẩu đã rất suy yếu tại thời điểm điều tra; hoặc khi người đệ đơn
ban đầu đã rút đơn; hoặc không một nhà sản xuất nào của nước nhập khẩu trả lời các
câu hỏi điều tra, hoặc các nhà sản xuất đã trả lời lại không đại diện cho ngành sản xuất
trong nước, thì được coi là không cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ.
Các Chính phủ hoặc doanh nghiệp có liên quan đưa ra các cam kết giá đ ể
sửa chữa các hoạt động bị chỉ trích và được chấp nhận:
Các cam
+
+
Các cam

kết gồm có:
hoặc là sửa chữa lại giá để loại bỏ phá giá
hoặc là đình chỉ xuất khẩu để loại bỏ phá giá.
kết được coi là có thể chấp nhận được khi:
15


×