Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.68 MB, 104 trang )


B ộ G IÁ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O

BỘ T ư

PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


a





NGUYỄN ĐỨC NGỌC

PHÁP LUẬT VỂ GIÁ TÍNH THUÊ NHẬP KHAU
Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỂU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Luật kinh tê
Mã số: 603850

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC







»

Người hướng dẫn khoa học. TS. v õ ĐÌNH TOÀN

HÀ NỘI-2004


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỒNG LUÂN VỀ GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP
KHẨU VÀ PHÁP LUẬT GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHAU
1.1 Giá tính thuế nhập khẩu- khái niệm chung và một số vấn đề
về phương pháp tiếp cận
1.2 Mô hình và đặc điểm của pháp luật giá tính thuế nhập khẩu
1.3 Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế đối với pháp luật về
giá tính thuế nhập khẩu
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁ TÍNH
THUẾ NHẬP KHAU
2.1 Giá tính thuế nhập khẩu theo bảng giá tính thuế do Nhà
nước ban hành
2.2 Giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại
thương
2.3 Giá tính thuế nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực
hiện Điều 7 GATT
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIÁ TÍNH THUẾ
NHẬP KHẨU PHỤC VỤ HỘI NHẬP KINH TẾ Q U ố C TẾ Ở
VIỆT NAM
3.1 Căn cứ cho việc hoàn thiện pháp luật về giá tínhthuế nhập
khẩu
3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật giá tính thuế nhập khẩu

phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật giá tính thuế
nhập khẩu
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1. Văn bản pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu
Phụ lục 2. Một số tranh chấp điển hình về giá tính thuế nhập
khẩu trong WTO


MỞ ĐẦU

l.S ự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xác định giá tính thuế nhập khẩu (trị giá hải quan) luôn trở thành một
chủ đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi
vì, một mặt, nó góp phần giúp các cơ quan nhà nước có các phương pháp
khắc phục các hiện tượng gian lận thương mại qua giá, đảm bảo thu đúng,
thu đủ tiền thuế cho ngân sách nhà nước; mặt khác, nó là công cụ để bảo vệ
các nhà kinh doanh trung thực bằng việc yêu cầu cơ quan hải quan phải chấp
nhận xác định trị giá tính thuế là giá người nhập khẩu thực sự phải thanh
toán trong giao dịch. Tuy nhiên, thiết lập một cơ chế pháp lí xác định giá
tính thuế nhập khẩu để phục vụ và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, trong điều kiện hiện nay ờ nước ta, là một vấn đề tương đối phức tạp
nhưng thực sự cần thiết, thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Về mặt thực tiễn, giao lun quốc tế về thương mại và dân sự diễn theo
nhiều hình thức, phương cách đa dạng. Chính sự đa dạng này làm nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp, không thống nhất trong việc xác định trị giá hải quan.
Thứ nhất, nhiều nhà nhập khẩu đã lợi dụng triệt để những hạn chế của pháp
luật về xác định giá tính thuế nhập khẩu hiện nay để thực hiện việc gian lận
thương mại qua giá, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Thứ hai, qui trình,

phương pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu hiện nay đã bộc lộ nhiều
yếu kém, không đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình mới, về lâu dài có
thể gây cản trở cho quá trình giao lưu kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Về mặt pháp lý, pháp luật điều chỉnh việc xác định giá tính thuế nhập
khẩu là một cơ chế pháp lý khá phức tạp. Bởi vì, bộ phận pháp luật này được
xây dựng trên cơ sở của nhiều bộ phận pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau
như pháp luật thuế, pháp luật hải quan, pháp luật thương mại, các điều ước


quốc tế ... Trong khi đó, sự tổn tại những bất cập, kém hiệu lực và không
đổng bộ của các bộ phận pháp luật này với nhau và ngay trong bản thân từng
bộ phận ấy đã dãn tới nhưng hạn chế nhất định trong việc xây dựng và áp
dụng pháp luật xác định giá tính thuế nhập khẩu hiện nay ở nước ta trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, sự vận động của hệ thống
pháp luật nước ta hiện nay đang tiếp cận dần với các nguyên tắc, qui định và
thông lệ của thực tiễn giao dịch thương mại quốc tế cũng đã đưa tới các điều
kiện, cơ sở và yêu cầu mới cho việc đánh giá một cách toàn diện pháp luật về
trị giá tính thuế nhập khẩu hiện hành.
Bởi những lẽ trên, việc nghiên cứu Pháp luật về giá tính th u ế nhập
khẩu ở V iệt N am trong điều kiện hội nhập kin h tế quốc tế, tại thời điểm
hiện nay là rất cần thiết.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá cơ chế xác định giá tính thuế nhập khẩu theo pháp
luật hiện hành, làm rõ những nội dung cần hoàn thiện để thiết lập và vận
hành cơ chế xác định giá tính thuế nhập khẩu phù hợp với quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-


Làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản vể pháp luật giá tính thuế nhập khẩu

và các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với cơ chế xác định
giá tính thuế nhập khẩu
-Làm rõ thực trạng pháp luật hiện hành đối với việc vận hành cơ chế xác
định giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
-Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật giá tính thuế nhập khẩu

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


* Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản pháp luật có liên quan đến cơ chế xác định giá tính thuế
nhập khẩu; các văn bản của các cơ quan chức năng liên quan đến xác
định giá tính thuế nhập khẩu;
- Các số liệu, thông tin thực tiễn về thực hiện pháp luật xác định giá
tính thuế nhập khẩu.
* Pham vi nghiên cứu
Dưới góc độ nghiên cứu luật học, luận văn không nghiên cứu toàn bộ
những vấn đề liên quan đến trị giá hải quan mà giới hạn nghiên cứu được xác
định là trên cơ sở làm rõ lí luận pháp luật điều chỉnh việc xác định giá tính
thuế nhập khẩu, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành để trên cơ sở đó xây
dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định giá tính thuế nhập khẩu
ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân
tích tổng hợp, so sánh, thống kê v.v...


6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận vãn được kết cấu thành 3 chương
và một số phụ lục.
Chương 1: Tổng luận về giá tính thuế nhập khẩu và pháp luật về giá tính thuế
nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật giá tính thuế nhập khẩu phục vụ hội nhập
kinh tế quốc tế


Chương 1
TỔNG LUẬN VỂ GIÁ TÍNH THUÊ NHẬP KHAU
VÀ PHÁP LUẬT GIÁ TÍNH THUÊ NHẬP KHAU

1.1 GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHAU-

k h á i n iệ m

chung và m ột

SỐ VÂN ĐỂ VỂ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

1.1.1 Khái niệm về giá tính thuế nhập khẩu
Các thuật ngữ giá tính thuế nhập khẩu, trị giá hải quan, trị giá tính thuế,
về cơ bản là đổng nghĩa. Mặc dù trong nhiều trường hợp, việc sử dụng chúng
thay thế cho nhau không hẳn đã hoàn toàn chính xác nhưng nhìn chung cũng
không gây ra những nhầm lẫn lớn. Lai lịch của những thuật ngữ này ở Việt
Nam được tóm tắt là: 1- Giá tính thuế nhập khẩu, được ghi nhận lần đầu trong
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1987, là một thuật ngữ có ý nghĩa pháp lý

sử dụng để phản ánh mọi loại giá của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo
các phương pháp định giá mà pháp luật quy định, khồng tính tới sự khác biệt
về tính chất giữa các phương pháp; 2- Trị giá hải quan được du nhập vào Việt
Nam cùng quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế khoảng nửa đầu
những năm 1990 để chỉ phương pháp xác định giá hàng nhập khẩu theo Điều 7
của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại; 3- Trị giá tính thuế lần đầu
tiên xuất hiện trong Nghị định 60/2002/NĐ- CP ngày 06/6/2002 quy định về
việc xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của GATT, cho nên trị giá tính
thuế và trị giá hải quan có nhiều nét nghĩa gần nhau.
Giá của hàng hóa nhập khẩu chưa bao giờ là câu chuyện riêng của người
nhập khẩu và người xuất khẩu. Sự tồn tại của chủ quyền quốc gia trong hoạt
động kinh tế đối ngoại thông qua thuế quan đã làm cho vấn đề có thêm những


Sắc thái chính trị, pháp lý, xã hội bên cạnh ý nghĩa kinh tế tự thân. Hệ thống
thuế quan sử dụng giá tính thuế rihập khẩu như một công cụ pháp lý tác động
trực tiếp vào các quan hệ giá cả pủa hàng hóa nhập khẩu phù hợp với những
mục đích của bản thân hộ thống Ểhuế quan như thu ngân sách và/ hoặc bảo vệ
sản suất. Khi mức độ thuế suất được cắt giảm theo các cam kết của hội nhập
kinh tế quốc tế, hệ thống thuế quan phải đặt trọng tâm điều chỉnh vào việc xác
định giá tính thuế nhập khẩu. \Ịiệc quy định giá tính thuế nhập khẩu có ý
nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ, nó không chỉ có quan hệ trực tiếp tới nguồn thu
ngân sách, tới chính bảo vệ sản ịxuất nội địa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới
mối quan hệ thương mại, ngoại giao giữa các nước [25,17].
Giá tính thuế nhập khẩu lạ một quanhệ xã hội rất phức tạp. Tính phức
tap đó thể hiện ở sự đa dạng trong mục đích của những chủ thể tham gia, ở mối
i

liên hệ phong phú giữa nội dunglgiá trị với các biểu hiện hình thức khác nhau.
Bởi vậy, để làm sáng tỏ khái niệm giá tính thuế nhập khẩu cần tiếp cận theo

những vấn đề sau:
1 .Giá tính th u ế là căn cứ tịnh thuế. Trong khi thiết kế thuế nhập khẩu ta
có thể dựa vào các căn cứ sau: chủng loại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, khối
lượng. Xu hướng hiện nay là dùrig giá tính thuế làm căn cứ để tính thuế vì tính
tiện lợi, linh hoạt và khách quan của nó. Theo đó, thuế nhập khẩu bằng: giá
tính thuế X thuế suất X số lượng X tỷ giá quy đổi. Từ công thức này ta thấy
j
ngay rằng giá tính thuế là một biến số được xác định phụ thuộc vào mục tiêu
của sắc thuế nhập khẩu. Chẳng hạn, nếu mục tiêu cơ bản của thuế nhập khẩu
nhằm bảo hộ mạnh mẽ và triệtI để ngành, hàng sản xuất nội địa thì giá tính
thuế sẽ được xác định theo các ịtiêu thức áp đặt, hành chính. Bởi vậy, khi bản
thân luật thuế xuất nhập khẩu chứa đựng nhiều mục đích khác nhau thậm chí
là trái ngược như ở Việt Nam thì hệ thống về giá tính thuế trở nên rất phức tạp


và rắc rối.


Giá tính thuế nhập khẩu là một trong những căn cứ cơ bản để tính thuế
hải quan và các thuế khác [12,48]. Vấn đề gì sẽ xảy ra khi chúng ta mở rộng
phạm, vi ngoại diên của khái niệm từ thuế nhập khẩu sang tới các sắc thuế khác
như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng? Liệu có sự khác biệt
đáng kể giữa cái được gọi là giá vốn trong thuế nhập khẩu với giá để tính thuế
giá trị gia tăng đầu vào và với giá để xác định chi phí trong thuế thu nhập
doanh nghiệp? Lời giải cho những câu hỏi này phụ thuộc chủ yếu vào cách đặt
vấn đề về vị trí và mối quan hệ giữa các sắc thuế trong một hệ thống thuế
thống nhất. Điều quan trọng mà chúng tôi rút ra từ những lập luận này là phải
chăng chúng ta có thể lợi dụng những mối liên hệ nội tại giữa các sắc thuế để
xác định chính xác và kiểm tra tính đúng đắn của giá tính thuế nhập khẩu.
Thật vậy, vì trong đa số các trường hợp, nhập khẩu chỉ là khâu đầu tiên của

một quá trình kinh doanh nên khi các hoạt động kinh doanh sản xuất được tiến
hành trong nội địa cho chúng ta cơ hội để tìm kiếm những bằng chứng xác
thực về giá trị thật sự của hàng nhập khẩu. Thông thường khi nhập khẩu, người
nhập khẩu có xu hướng khai không đúng số lượng, chất lượng, trị giá hàng hóa
dể giảm thiểu thuế nhập khẩu. Nhưng đến khi bán hàng, khi hạch toán kinh
doanh, chủ hàng buộc phải tính đúng các chi phí đầu vào để giảm số thuế phải
nộp trong nội địa.
2.

Giá tính th u ế chỉ liên quan và phụ thuộc vào hàng hóa nhập khâu.

BỞI vậy, khi làm rõ khái niệm giá tính thuế nhập khẩu đặt ra việc xem xét nội
dung của vấn đề hàng hóa nhập khẩu.
Thứ nhất, đặc tính nhập khẩu của hàng hóa. Hàng hóa được coi là nhập
khẩu nếu nó được đưa từ một quốc gia khác đến quốc gia tiếp nhận hàng hóa*.
Xác định chính xác không gian và thời gian của hành vi nhập khẩu có ý nghĩa
thực tế cho việc xác định giá nhập khẩu. Không gian và thời điểm nhập khẩu

'T ro n g trư ờ n g h ợ p đ ư a h à n g h o á từ k h u c h ế x u ấ t vaò tiêu thụ tro n g n ư ớ c cũ n g được x em là n h â p khẩu.


tác động tới việc tính toán chi phí phát sinh của hàng hóa như phí vận chuyển,
kho bãi, bảo hiểm, tỷ giá. Thực tiễn pháp lý quốc tế cho thấy, có sự không
thống nhất về cách hiểu hành vi nhập khẩu. Chẳng hạn , theo Luật Hải quan
1995 của Cộng hòa Indonexia thì nhập khẩu là các hoạt động đưa hàng hóa
vào lãnh thổ hải quan, trong đó lãnh thổ hải quan được hiểu bao gồm vùng đất,
vùng nước và vùng trời bên trên đó, các địa điểm đặc biệt trong các vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong khi đó, ở Philippine điều 102 của Bộ luật
hải quan xác định công việc nhập khẩu bắt đầu khi tàu thuyền, máy bay, vận
tải hàng hóa bắt đầu vào khu vực thẩm quyền để dỡ hàng xuống đó.

ở Việt Nam, Luật hải quan 2001- đạo luật điều chỉnh trực tiếp các quan
hệ xuất, nhập khẩu- không đưa ra một định nghĩa chính thức về hành vi nhập
khẩu. Vì vậy, có những biểu hiện không logic trong việc xác định giá nhập
khẩu. Khảo sát các quy định của Luật này cho thấy, nhập khẩu không phải là
cơ sở cho việc xác định giá tính thuế nhập khẩu mà ngược lại, việc xác định
giá tính thuế là căn cứ cho việc nhập khẩu. Thật vậy, điều 4 Luật Hải quan quy
định thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được nhập
khẩu; việc thông quan được tiến hành sau khi hàng hóa đã làm thủ tục hải
quan trong đó nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác là một nội
dung của thủ tục hải quan. Từ góc độ quản lý nhà nước về hải quan dễ dàng
ơiải thích các quy định nêu trên. Vì vậy, dưới góc độ điều chỉnh giá tính thuế
nhập khẩu, việc tách rời không gian và thời gian giá nhập khẩu khỏi hành vi
nhập khẩu, trong thời gian dài, sẽ đưa lại nhiều bất lợi khi xây dựng và thực thi
các chính sách có liên quan. Bởi vì, chúng ta sẽ không thể thiết kế một hệ
thống phương pháp định giá toàn diện nếu không có sự phân biệt giữa hàng
nhập khẩu để bán với hàng là quà biếu, hàng mẫu, hàng ký gửi, thuê, mượn
hav vay.
Thứ hai, mục đích nhập khẩu của hàng hóa. Mục đích nhập khẩu của
hàng hóa thể hiện ý định sử dụng hàng hóa của bên nhập khẩu và bên xuất


khẩu. Mục đích nhập khẩu rất đa dạng: thương mại, quá cảnh, hành lý theo
người, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái n h ập .... Tuy không phải là cơ sở cơ bản
để xác định thuế nhập khẩu nhưng mục đích nhập khẩu cũng có ý nghĩa nhất
định trong việc lựa chọn phương pháp định giá nhập khẩu. Rõ ràng là hàng hóa
nhập khẩu phi mậu dịch không dựa trên các giao dịch mua bán nên phương
pháp định giá sẽ không thể dựa vào giá cả thương mại của hàng hóa.
3.

Giá tính th u ế nhập khẩu xác định căn cứ vào trị giá của hàng hóa


nhập khẩu.
Trong mối liên hệ phân tích khái niệm giá tính thuế nhập khẩu, chúng ta
chỉ xem xét trị giá của hàng nhập khẩu theo ba nội dung sau:
T hứ nhất, đánh giá chủ quan và đánh giá khách quan trị giá nhập khẩu.
Vê mật chủ quan, trị giá hàng nhập khẩu phản ánh phần trị giá của hành nhập
khẩu được hải quan thừa nhận, xoay quanh giá trị trung bình cuả hàng hoá trên
trị trường . Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu thuế thường có xu hướng xác
định thuế nhập khẩu theo trị giá chủ quan này vì nó tạo ra một căn cứ tính thuế
loại bỏ được những giả định về mối liên hệ bên trong giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu cũng như tác động bên ngoài (phạm vi, thời điểm bán hàng
hoặc thủ đoạn kinh doanh) làm biến dạng giá trị thực tế của hàng hóa. v ề mặt
khách quan, trị giá của hàng nhập khẩu phản ánh một mức giá cả giao dịch cụ
thể giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu, v ề nguyên tắc, người nhập khẩu
có xu hướng sử dụng trị giá khách quan vì nó phản ánh trực tiếp chi phí mà họ
đã bỏ ra để có hàng hóa. Thực chất tính hai mặt khách quan- chủ quan của giá
trị hàng nhập khẩu là mối quan hệ giữa giá trị thị trường với giá trị cá biệt,
giữa lao động xã hội với lao động tư nhân, giữa lao động trừu tượng với lao
độne; cụ thể.
T hứ hai, trị giá thuế nhập khẩu là kết quả của quá trình định giá hàng
hóa nhập khẩu. Định giá là một thủ tục do các bên liên quan (hải quan, người
nhâp khẩu) áp dụng nhầm xác định trị giá của hàng nhập khẩu. Như là hệ quả


của tính hai mặt nêu trên trong trị giá hàng nhập khẩu, trên thực tế tổn tại
nhiều phương pháp định giá hàng nhập khẩu. Chẳng hạn như định giá hàng
nhập khẩu theo giá hàng sẽ được tiêu thụ trong nội địa hoặc theo giá phản ánh
tron 2; quan hệ thanh toán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Việc lựa
chọn phương pháp định giá tùy thuộc vào mục đích quản lý xuất nhập khẩu
của từng quốc gia. Tuy nhiên, xu hướng hội tụ các phương pháp định giá giữa

các quốc gia ngày càng được khẳng định rõ nét thông qua quá trình tự do hóa
thương mại toàn cầu. Mặt khác, việc định giá cũng xác lập trình tự thủ tục, các
quyền và nghĩa vụ của các cơ quan thuế và người nhập khẩu. Các trình tự và
thủ tục định giá xét về tính chất là các quan hệ hành chính. Mặc dù chỉ là
những quan hệ hình thức nhưng chính những thủ tục này khi được quy định
hợp lý sẽ là cơ sở để xác định đúng đắn giá nhập khẩu, bảo đảm được quan hệ
bình đẳng và dân chủ giữa người nhập khẩu và cơ quan hải quan.
Thứ ba, khi phân tích nội dung trị giá tính thuế hàng nhập khẩu cần
phân biệt với khái niệm giá trị và giá cả. Có thể phân biệt ba khái niệm này
qua mô tả đơn giản sau: Giá trị phản ánh chi phí lao động trung bình của nhà
sản xuất thì giá cả phản ánh mối quan hệ giữa người nhập khẩu và người xuất
khẩu trong điều kiện của quá trình mua bán trao đổi hàng hóa cụ thể; trị giá
tính thuế phản ánh mối quan hệ giữa người nhập khẩu với cơ quan hải quan
trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
4.

Giá tính th u ế nhập khẩu, bởi lẽ như trên, không đồng nhất với giá

trên hợp đồng được ký kết giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Hợp
đồng chỉ là một yếu tố cần xem xét đến bên cạnh những căn cứ, dữ liệu khác.
Có hai vấn đề cần lưu ý ở đây:
T hứ nhất, giá tính thuế nhập khẩu phải được chứng minh bằng hệ thống
các căn cứ, dữ liệu khách quan. Các dữ liệu này thông thường tổn tại dưới hình
thức hợp đồng mua bán ngoại thương, báo giá, hóa đơn thương mại hoặc các
loại chứng từ khác. Người nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp dữ liệu này.


Tiêu chuẩn khách quan trước hết đòi hỏi bộ hóa đơn chứng từ phải được lập và
xuất trình phù hợp với yêu cầu của pháp luật và thông lệ tập quán quốc tế được
thừa nhận. Tính khách quan của tài liệu còn thể hiện ở tính có thể kiểm tra của

bên thứ ba đối với nội dung được thể hiện trên tài liệu. Nói tóm lại, khi đảm
bảo được tính khách quan, người nhập khẩu có thể sử dụng bất kỳ tài liệu nào
để chứng minh trị giá của hàng nhập khẩu.
T hứ hai, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người nhập khẩu phải
chứng minh về tính chính xác, trung thực của bất cứ một tài liệu, một chứng từ
hoặc một tờ khai nào mà chủ hàng đã xuất trình cho hải quan. Như vậy, khi
đánh giá tính khách quan của các tài liệu nhằm xác định giá tính thuế, hải
quan có quyền đòi hỏi sự hợp tác toàn diện của người nhập khẩu.
Từ những dãn giải trên đây, giá tính thuế nhập khẩu được khái niệm như
sau:
Giá tính th u ế nhập khẩu là một căn cứ tính th u ế nhập khẩu dựa trên cơ
sở trị'giá của hàng hóa nhập khẩu phù hợp với những dữ liệu khách quan,
khoa học được đối tượng nộp th u ế và cơ quan nhà nước cố thẩm, quyền thu
th u ế xác định và chấp nhận.

1.1.2 Mối Hên hệ giữa giá tính thuế nhập khẩu với giá cả và vấn đề xác
định phương pháp tiếp cận bản chất của giá tính thuế nhập khẩu
Dưới góc độ kinh tế, giá tính thuế nhập khẩu có hai ý nghĩa quan trọng.
Một là, nó phản ánh giá trị của tài sản hoặc nguyên nhiên vật liệu đầu vào của
đơn vị nhập khẩu. Hai là, nó là căn cứ để xác định chi phí hợp lý được khấu trừ
khi tính thu nhập của doanh nghiệp. Điều đó đặt ra yêu cầu mang tính khách
quan là phải xác định được chính xác, đầy đủ chi phí trên số vốn mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để nhập khẩu hàng hóa. Nói khác đi, giá tính thuế nhập khẩu
phải là giá mà đơn vị nhập khẩu đã thực sự bỏ ra để có được hàng hóa. Đến


nay, tronơ chính sách áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu ở nước ta
vẫn tồn tại nguyên tắc cho rằng: một loại sản phẩm hàng hoá thì có cùng một
mức giá tính thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, như chúng tôi sẽ chứng minh trong
phần dưới đây, quan niệm này là không đúng.

Sự đa dạng của giá cả nhập khẩu là khách quan, vì trước hết nó phản ánh
sự đa dạng trong mục đích giá hàng hóa trong ngoại thương. Khái quát, ta có
bốn mục đích cơ bản của việc xác định giá cả. Mục tiêu đầu tiên của việc định
giá là đạt được lợi nhuận. Mục tiêu thứ hai là đạt được thị phần mục tiêu. Mục
tiêu thứ ba là ổn định sản lượng. Nhiều doanh nghiệp định giá với mục tiêu
duy trì được nhiều hơn đơn đặt hàng để tránh những dao động gây ra đối với
sản lương. Mục tiêu cuối cùng là cạnh tranh. Thực hiện riêng biệt trong kết
hợp các mục tiêu này lý giải tính khách quan tại sao giữa những quan hệ giao
dịch cụ thể giá cả lại có thể được hình thành và biểu hiện không hoàn toàn
giống nhau[17,192].
Tiếp theo, sự đa dạng của giá cả nhập khẩu phụ thuộc vào chu kỳ sống
của sản phẩm. Người ta chia chu kỳ của sản phẩm thành: Giới thiệu- tăng
trưởng- chín muồi- giảm sút. Rõ ràng là, ở từng giai đoạn do có sự thay đổi
của cung và cẩu đối với sản phẩm nên giá cả của chính sản phẩm ấy cũng bị
biến đổi. Lấy ví dụ về nhập khẩu táo, giá cả nhập khẩu chắc chắn sẽ không thể
giống nhau giữa thời điểm đầu vụ, chính vụ và cuối vụ thu hoạch.
Và cuối cùng, những yếu tố còn lại thường ảnh hưởng đến sự đa dạng
của giá cả nhập khẩu sẽ bao gồm: cấu trúc của thị trường, việc phân biệt giá,
định giá chuyển giao.
V ề phương phấp tiếp cận bản chất của giá tính th u ế nhập khẩu
Giá tính thuế nhập khẩu như đã được phân tích, được xác định trong mối
quan hệ giữa người nhập khẩu và cơ quan hải quan. Trong mối liên hệ đó có
hai cách tiếp cận để xác định giá tính thuế nhập khẩu: chủ quan và khách
quan. Cách tiếp cận chủ quan là việc xác định giá tính thuế nhập khẩu không


tính tới quan hệ kinh tế giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu mà chỉ xét
tó'] các yếu tố tác động giá cả phù hợp với mục đích chủ quan của cơ quan hải
quan. Biểu hiện của cách tiếp cận này là giá tính thuế nhập khẩu không dựa
vào giá cả mà bị quy chiếu vào một mức giá áp đặt của cơ quan hải quan.

Phương pháp tiếp cận chủ quan giá tính thuế nhập khẩu mặc dù vẫn còn tồn tại
nhưng hiện đang đứng trước sự phê phán mạnh mẽ vì tính thiếu cơ sở khoa học
của nó. Cách tiếp cận này chỉ có tác dụng trong ngắn hạn là ổn định nguồn thu
ngân sách còn xét trong dài hạn nó không đem lại hiệu quả kinh tế. Bởi vì nó
làm hiến dạng và phủ nhận các quan hệ giao dịch kinh tế, cắt đứt tín hiệu thị
trường là giá cả. Vì vậy, thực tế đòi hỏi phải có một phương pháp tiếp cận giá
tính thuế nhập khẩu khách quan hơn, hiệu quả hơn về mặt thị trường và kinh

Phương pháp tiếp cận khách quan giá tính thuế nhập khẩu chỉ ra rằng
giả tính thuế nhập khẩu về bản chất phải phản ánh phù hợp giá cả khách quan
trong quan hệ giữa người mua và người bán. Có hai nội dung quan trọng cần
phải lun ý trong phương pháp tiếp cận này.
Một là, giá tính thuế là thuế là giá mà người nhập khẩu đã trả hoặc sẽ
phải thanh toán cho người xuất khẩu để có được quyền sở hữu hàng hóa. Khác
với phương pháp chủ quan, quan hệ giao dịch giữa người nhập khẩu và người
xuất khẩu là yếu tố then chốt để hình thành nên giá tính thuế nhập khẩu.
Hai là, xác định giá tính thuế nhập khẩu trong mục đích hải quan không
phải ĩà việc cơ quan hải quan đi khảo sát để tìm giá cả trung bình của thị
trường, thẩm định giá cho lô hàng, áp đặt một mức giá cụ thể mà là việc cơ
quan hải quan đánh giá độ tin cậy và tính phù hợp giữa giá trị khai báo với giá
cả thưc tế của hàng hóa nhập khẩu. Khác với phương pháp chủ quan, ở đây, cơ
quan hải quan không can thiệp vào giá cả của quan hệ giao dịch giữa người
nhập khẩu và người xuất khẩu.


Liên hệ với sự đa dạng của giá cả, phương pháp khách quan tiếp cận giá
tính thuế nhập khẩu hướng tới mục tiêu sau:
- Giá tính thuế nhập khẩu phải có bản chất kinh tế là giá cả được hình
thành từ những quan hệ kinh tế vi mô. Điều đó có nghĩa là giá tính thuế nhập
khẩu phải được tiếp cận từ góc độ thừa nhận và tôn trọng quá trình xác định

giá cả nhập khẩu của các chủ thể, quá trình này có thể có mục tiêu và những
cách thức rất khác nhau. Khi chúng ta nhìn nền kinh tế như một tổng thể,
chúng ta sẽ có giá thị trường. Giá thị trường phản ánh xu hướng vận động của
cung và cầu trong toàn bộ nền kinh tế. Nhưng sẽ là sai lầm nếu lấy giá thị
trường làm tiêu chuẩn so sánh cho giá tính thuế nhập khẩu, bởi vì giá của hàng
hóa nhập khẩu là kết quả của rất nhiều yếu tố bên cạnh mối quan hệ cung cầu.
- Hạn chế sự can thiệp trực tiếp của cơ quan nhà nước vào giá hàng hóa
nhập khẩu, xóa bỏ tình trạng hành chính hóa giá tính thuế nhập khẩu. Mục tiêu
cơ bản của nhà nước khi điều chỉnh quan hệ giá tính thuế nhập khẩu là nhằm
xác định đúng, chính xác một căn cứ tính thuế (thường là thuế nhập khẩu), bảo
đảm yêu cầu “trung lập” của thuế. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận chủ quan
đã đi lệch khá xa với mục đích này. Hệ quả là, giá tính thuế nhập khẩu được
xác định theo phương pháp chủ quan được coi là một công cụ của hàng rào phi
thuế quan, cản trở sự phát triển bình thường của giao lưu thương mại (Mã
2400/ 3110 theo phân loại các hàng rào phi thuế quan của UNCTAD)
[26,451]. Như vậy, khi xác định giá tính thuế của hàng nhập khẩu cần phải loại
bỏ việc áp đạt cứng nhắc giá hành chính.
- Giá tính thuế nhập khẩu, theo phương pháp tiếp cận này phải hướng tới
yêu cầu của thị trường. Giả tính thuế nhập khẩu không phải là một giá giả định
mà phải thực sự trở thành một tín hiệu tin cậy của thị trường. Quy luật giá trịgiẩ cả được nhận thức là quy luật quan trọng của nền kinh tế thị trường. Vì vậy
giá tính thuế nhập khẩu, ngày nay phải chuyển dần từ chỗ là công cụ quản lý
hành chính của nhà nước sang cách tiếp cận là m ột công cụ để hỗ trợ thị


trường, dưới góc độ chức năng và vai trò của Nhà nước[18]. Như vậy, việc
khẳng định bản chất giá cả của giá tính thuế nhập khẩu và loại bỏ sự can thiệp
hành chính của nhà nước không phải là sự phủ nhận vai trò của nhà nước trong
quan hệ này. Vấn đề là vai trò đó phải được tiếp cận phù hợp với sự phát triển
hiện nay của kinh tế. Nhà nước đòi hỏi chủ thể nhập khẩu phải khai báo chính
xác, đúạg đắn giá cả của hàng hóa nhập khẩu, nhà nước kiểm tra phát hiện và

xử lý các trường hợp khai báo không chính xác, gian lận, đảm bảo sư vận hành
lành mạnh của các hoạt động kinh tế.
Nói tóm lại, bản chất của quan hệ giá tính thuế nhập khẩu là mối quan
hệ gi Sa người nhập khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác
định trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Với những ưu thế rõ ràng của
mình, phương pháp tiép cận khách quan giá tính thuế nhập khẩu ngày càng
khẳng định chắc chắn vai trò của mình trên thực tế. Vì vậy, luận văn cũng lấy
cách tiếp cận này làm cơ sở cho các phân tích của mình.

1.2 MÔ HÌNH VÀ ĐẶC ĐIẺM

c ủ a p h á p l u ậ t g iá t ín h t h u ê

NHẬP KHẨU

1.2.1 Mô hình pháp luật giá tính thuê nhập khẩu
Giá tính thuế nhập khẩu, như đã phân tích, là một quan hệ xã hội tương
đối phức tạp và đặc thù. Quan hệ này chịu tác động trực tiếp của các yếu tố
kinh tế đa dạng không chỉ các yếu tố kinh tế vi mô như giá cả trong những
giao dịch cụ thể mà còn cả các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, mức
độ điều tiết của thuế quan. Các yếu tố này đã làm cho mối liên hệ lợi ích giữa
các chủ thể trong quan hệ càng trở nên phức tạp. Đúng như Montesquieu đã
viết: "Ở đâu có thương mại ở đó có thuế quan. Mục đích của thương mại là
xuất và nhập cảng hàng hoá. Mục đích của thuế quan là giữ một số quyền


trong •việc xuất nhập cảnh để làm lợi cho nhà nước. Vậy thì nhà nước phải
trung lập giữa thương mại và thuế quan, khiến cho hai phía này không chồng
chéo nhau. Có như vậy mới hướng được cái lợi của tự do thương mại". Bên
canh đó, cũng cần thấy rằng, sự hình thành và thực hiện các quan hệ xã hội về

giá tính thuế nhập khẩu không chỉ vì mục đích tự thân của chúng. Trên thực tế,
việc xác lập quan hệ về giá tính thuế nhập khẩu là nhằm thưc hiện các quan hệ
xã hội về thu thuế nhập khẩu hoặc để quản lý nhà nước về hải quan. Như vậy,
quan hệ xã hội về giá tính thuế nhập khẩu không chỉ vận động bởi các nhẩn tố
kinh tế bên trong mà còn vận động trong mối liên hệ với các yếu tố bên ngoài
như thủ tục thu nộp thuế, thủ tục hải quan. Từ khía cạnh này, có quan điểm
nhìn nhận giá tính thuế nhập khẩu chỉ là một bộ phận của quan hệ xã hội về
thuế quan. Thực ra điều này không hoàn toàn chính xác. Bởi vì trong quan hệ
thuế nhập khẩu, giá tính thuế được sử dụng làm căn cứ tính thuế chỉ là kết quả
đã được lượng hoá từ một quá trình trong đó diễn ra việc phân tích, xác định
các yếu tố tạo nên giá nhập khẩu phù hợp với yêu cầu của nhà nước. Nội dung
CO' bản của quá trình này là thực hiện phương pháp thích hợp nhất có thể có để
xác định trị giá thuế quan. Sự tổn tại của nhiều hệ thống phương pháp xác định
giá trị tính thuế nhập khẩu, tự thân nó đòi hỏi phải có sự quy chuẩn và chấp
nhân rộng rãi trong xã hội. Các phương pháp xác định giá trị tính thuế tuy có
cùng mục đính là nhằm tìm một giá tính thuế phù hợp với thực tế khách quan,
song xuất phát từ những cơ sở khoa học khác nhau và phụ thuộc vào các điều
kiện chính sách và kỹ thuật trong từng giai đoạn cụ thể của mỗi quốc gia, nên
việc lưa chọn phương pháp, hoặc ưu tiên áp dụng phương pháp nào phải được
nhà nước quy định.
Việc nhà nước quy định về giá tính thuế nhập khẩu không chỉ bắt
nguồn từ những đòi hỏi tất yếu của bản thân quan hệ này mà còn là một
phương cách để nhà nước thực hiện mục tiêu quản lý của mình. Giá tính thuế
nhập khẩu luôn là một nội dung cần tính tới trong việc đề ra và thực thi chính


sách xuất nhập khẩu, nhất là khi chính sách ấy hướng tới việc phòng chống
gian lận thưoìig mại. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các biểu hiện của gian
lận thương mại rất đa dạng, đặc biệt gian lận trị giá diễn ra phổ biến. Thông
thường có ba loại hình gian lận trị giá: Khai báo sai, miêu tả phân loại hàng

hoá sai, không khai báo quan hệ đặc biệt giữa người mua- người bán, tăng
giảm khônơ đúng các loại chi phí, chiết khấu, hoa hồng. Để hạn chế hiện
tượng .này, nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp chống gian lận, trong đó công cụ
pháp luật chứng tỏ ưu thế của mình bằng tính quy phạm và khả năng bắt buộc.
Nói rộng ra, tuy công cụ pháp luật khổng đưa lại hiệu quả tức thời như các
biện pháp tổ chức, kỹ thuật nghiệp vụ, song ngược lại, nó tạo dựng nền tảng
vững chắc, thống nhất và ổn định cho việc mô hình hoá hành vi xử sự của các
bên trong quá trình xác định trị giá tính thuế. Mô hình pháp lý này phản ánh
những phương thức mà các bên có thể tiến hành để xác định trị giá tính thuế.
Những dãn giải trên đây cho thấy nội dung cơ ồản của quan hệ xã hội về
giá tính thuế nhập khẩu là mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
với người nhập khẩu trong việc áp dụng phương pháp xác định giá tính thuế và
nhu cẩu tất yếu của việc địều chỉnh bằng pháp luật quan hệ đặc thù này. Pháp
luật về giá tính thuế nhập khẩu được khái niệm như sau: Pháp luật giá tính
th u ế nhập khẩu là một bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ x ã hội phát
sinh giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nhập khẩu hàng hoá
trong việc sử dụng các phương pháp phù hợp đ ể xác định giá tính th u ế của
hàng hoá nhập khẩu.
Thông thường, về mặt cấu trúc hình thức, các quy phạm pháp luật về giá
tính thuế nhập khẩu được thể hiện trong các văn bản pháp luật liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu. Tuỳ theo mục đích của từng quốc gia, các quy
pham này có thể tìm thấy trong một đạo luật chung điều chỉnh các quan hệ
buôn bán với nước ngoài (chẳng hạn, các quy định xác định trị giá thuế quan
của Mỹ được quy định khá chhi tiết trong luật về các hiệp định buôn bán năm


1979) hoặc, phổ biến hơn, có thể tìm thấy trong đạo luật về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu (ví dụ Bộ luật thuế của Cộng hoà Pháp) hay trong luật về hoạt
động hải quan (ví dụ Bộ luật hải quan Philippine)[16]. Mặc dù cấu trúc hình
thức của bộ phân này khá đa dạng, song chúng ta có thể nhận thấy hai điểm

chung nổi bật như sau:
- Các quy phạm pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu được quy định tập
trung vào một văn bản pháp luật cụ thể, các quy định mang tính chi tiết cao.
Hầu hết trong các văn bản pháp luật quy định về giá tính thuế không sử dụng
"kỹ thuật dẫn chiếu" sang một văn bản khác. Các quv phạm được thể hiện dưới
các điều luật được bố cục thành một phần độc lập, hàm chứa đầy đủ toàn diện
nội đunơ điều chỉnh về các phương pháp, điều kiện áp dụng, quyền- nghĩa vụ
trong quá trình định giá hàng nhập khẩu. Chẳng hạn, Bộ luật Hải quan
Philippine gồm hai phần lớn: phần thuế quan và phần thủ tục hải quan, trong
dó các quy định về cơ sở trị giá tính thuế nằm độc lập ở phần I mục II, tách
riêns khỏi quy định về các căn cứ tính thuế truyền thống như biểu thuế, số
lượng. Tương tự như vậy, trong Luật Hải quan của Indonexia trị giá hải quan
được quy định độc lập ở phần 2, chương 3. Còn về mức độ chi tiết của các
Luật về các hiệp định buôn bán 1979 của Mỹ là một ví dụ điển hĩnh [7,56].
Trong Luật này, các quy định đã phản ánh toàn bộ và đầy đủ các phương pháp
xác định trị giá hải quan theo điều 7 của GATT. Có thể nói, với đặc điểm này
trong cấu trúc hình thức của pháp luật giá tính thuế nhập khẩu thật sự đã tạo
thuận lợi và dễ dàng trong việc tra cứu tìm hiểu vận dụng vào thực tế.
- Các quy phạm pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu có xu hướng quy
định trong văn bản pháp luật về hải quan. Luật Hải quan nước Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa năm 2001, Luật Hải quan Cộng hoà Indonexia 1995 hay Bộ
luât Hải quan Philippine là những ví dụ gần gũi. Xu hướng này xuất phát từ
những K' do thực tiễn. Một là, về chức năng pháp lý của hải quan, các nước
đều quy định cơ quan hải quan dù có vị trí pháp lý như thế nào đều có chức


năng tổ chức thu các loại thuế, phí tính vào hàng nhập khẩu. Hai là, về mặt kỹ
thuật, cư quan hải quan là cơ quan có điều kiện nhất để xác định chính xác giá
tính thuế. BỞI lẽ, cơ quan hải quan là người trực tiếp tiến hành các thủ tục liên
quan đến hàng nhập khẩu như kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm soát

hải quan. Thông qua hoạt động này, cơ quan hải quan có thể quản lí trực tiếp
đến các
quan

yếu tố ảnh hưởng đến trị giá hải quan như cước phí vận tải, bảo hiểm,

hệ giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
V ề khỉa. cạnh cấu trúc nội dung, pháp luật giá tính thuế nhập khẩu trước

hết xác lập các thành tố pháp lý cơ bản của quan hệ xã hội về giá tính thuế bao
gồm chủ thể, quyền nghĩa vụ, khách thể. Những thành tố pháp lý này được quy
định cụ thể. liên hệ với nhau trong việc thực hiện các phương pháp xác định trị
giá. Với cấu trúc bên trong như vậy, pháp luật giá tính thuế nhập khẩu thường
điều chỉnh các vấn đề cơ bản sau:
- Nguyên tắc và các loại giá tính thuế nhập khẩu được áp dụng. Ví dụ
điều 15 Luật hải quan Indonexia quy định: "trị giá hải quan của hàng hoá nhập
khẩu là trị giá giao dịch". Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định 3 loại giá tính
thuế nhập khẩu: giá tối thiểu, giá theo hợp đồng, giá giao dịch.
- Các phương pháp xác định trị giá tính thuế: Vấn đề này thường được
giải quyết theo các nội dung cơ bản là:
+ Điều kiện, trường hợp được áp dụng cho từng phương pháp cụthể
+ Nội dung của phương pháp xác định trị giá
+ Thủ tục áp dụng các phương pháp xác định trị giá
- Quyền và ne;hĩa vụ của cơ quan hải quan và người nhập khẩu trong
việc xác định và kê khai trị giá.
- Trình tự, thủ tục liên quan giải quyết tranh chấp về trị giá tính thuế
- Các vấn đề khác phát sinh từ giá tính thuế có liên quan đến số thuế
nhập khẩu phải nộp hoặc thủ tục hải quan ví dụ như tỷ giá, giải phóng hàng, bí
mật thông tin.



Các phương pháp xác định trị giá là nội dung điều chỉnh cơ bản của
pháp luật các nước. Bởi vì, khi đặt trọng tâm điều chỉnh vào các phương pháp
định giá, pháp luật mới có cơ sở để quy định cụ thể và phù hợp về chủ thể,
quyền- nghĩa vụ và thủ tục liên quan. Chính vì vậy, khi khảo sát pháp luật Việt
Nam về giá tính thuế nhập khẩu chúng tôi không phân tích lần lượt theo thứ tự
các vấn đề nêu trên mà tập trung phân tích về các phương pháp xác định trị
giá. trong bối cảnh đó mới mở rộng đánh giá tới các vấn đề khác.

.1..2.2 Đăc điểm của pháp luật giá tính thuê nhập khẩu
Thứ nhất, pháp luật giá tính thuế nhập khẩu mang tính kỹ thuật, nghiệp
vu rất sâu sắc. Các quy định thường phản ánh trực tiếp các yếu tố kinh tế và kỹ
thuật hình thành nên giá trị hàng nhập khẩu. Nhìn chung, người đọc, nếu
không có sự làm quen cần thiết với nội dung kinh tế của quan hệ giá- thuế, sẽ
có cảm giác hỗn độn và mơ hồ khi tiếp xúc với các quy định này. Các biểu
hiên mang tính kỹ thuật của bộ phận pháp luật này thường được biểu hiện qua
ba cấp độ:
- Sử dụng trực tiếp các thuật ngữ kinh tế kỹ thuật. Các thuật ngữ này khi
được pháp luật hoá không bị thay đổi hay làm biến dạng nhiều về nét nghĩa.
Có tình hình ngược lại ở nhiều bộ phận pháp luật kinh tế. Chẳng hạn, Luật
ngân hàng quy định tiền dự trữ chỉ là dự trữ bắt buộc nhưng về mặt lý thuyết
ngân hàng, tiền dự trữ còn bao gồm cả dự trữ vượt mức. Đối với pháp luật giá
tính thuế ta có thể vận dụng trực tiếp các kiến thức của các chuyên ngành cụ
thể để hiểu các thuật ngữ được sử dụng trong bộ phận pháp luật này. Không có
sư khác biệt về ngữ nghĩa của các thuật ngữ chiết khấu thương mại, chiết khấu
thanh toán v .v ... trong pháp luật giá tính thuế với nội dung kế toán.
- Pháp luật giá tính thuế nhập khẩu chuyển hoá trực tiếp các thông lệ,
tập quán thương mại quốc tế vào nội dung các quy định của mình. Các nội
dunơ của thanh toán tín dụng chứng từ trong UCP500, hay các điều kiện của



Incotcrms luôn được vận dụng để xác định giá tính thuế. Thật vậy, vì
Incoterms quy định nghĩa vụ quan trọng về giao nhận, vận tải, về các chi phí
CO' hán. địa điểm chuyển rủi ro cho nên Incoterms là một trong những cơ sở
quan trong nhất để xác định giá cả trong mua bán ngoại thương. Ví dụ: hàng
hoá sẽ có giá khác nhau khi áp dụng tính FOB Saigon Port và FOB Haiphong
Port vì mỗi cảng có tốc độ bốc dỡ hàng hoá khác nhau, thời gian lưu tàu khác
nhau, cước phí khác nhau.
- Các kỹ thuật định lượng trong pháp luật giá tính thuế được quy định rất
da dạng. Các quá trình định giá hải quan bằng các phương pháp trị giá giao
dịch, trị giá tương tự hoặc giống hệt, trị giá tính toán hay trị giá suy đoán luôn
đòi hỏi áp dụng các quy định mang tính kỹ thuật về tính toán đối với các
khoan si ảm trừ, các khoản điều chỉnh hoặc xử lý các số liệu của nhà sản xuât,
sò liệu thu thập từ tình hình thị trường hàng hoá hay phải xem xét sử dụng các
nguyên tắc kế toán, kiểm toán. Việc tồn tại các quy định kỹ thuật định lượng
là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo việc vận dụng thống nhất việc xác
định trị giá, đảm bảo kết quả thu được là đơn nhất và nó tạo ra tiền đề để tích
hợp pháp luật giá tính thuế với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.
Thứ hai, pháp luật giá tính thuế nhập khẩu có xu hướng hội tụ vào các
chuẩn mực quốc tế về xác định trị giá tính thuế. Hiện nay trên thế giới tồn tại
ba hệ thống xác định trị giá tính thuế, đó là: Xác định theo định nghĩa trị giá
Brusells (BDV- Brusells deíinition of value), xác định theo hiệp định trị giá
GATT 1994 và cuối cùng, xác định trị giá riêng biệt của quốc gia.
- Định giá theo BDV. Trong điều 7 hiệp định GATT 1947 đã đưa ra các
nguyên tắc chung để xác định giá tính thuế nhập khẩu nhưng chưa phác hoạ
các trường hợp áp dụng thực tế nên khả năng vận dụng còn hạn chế. Trong bối
cảnh cĩó. nhóm nghiên cứu trị giá hải quan thuộc các nước châu âu đã được
thành iập vào năm 1947 để nghiên cứu triển khai xác định trị giá tính thuế theo
điều 7 GATT 1947. Ngày 15/12/1950, các nước tham gia hội nghị quốc tế về



trị giá hải quan tại Brusells (Vương quốc Bỉ) đã thông qua định nghĩa về trị giá
do liên minh hải quan châu âu đề xuất. BDV có hiệu lực vào ngày 23/7/1953
và có 33 nước tham gia (Mỹ chưa bao giờ tham gia BDV). Theo BDV, trị giá
tính thuế được xác định trên cơ sở thông thường của giá thị trường, tức là giá
mà hàng hoá sẽ được bán trong điều kiện thương mại bình thường giữa người
bán và người mua. Khi xác định trị giá theo BDV, yếu tố thời gian, giá cả, cấp
độ thu'0'nơ mại, các chi phí và các tập quán thơng mại đã được đề cập tới. Tuy
nhiên, giá thông thường theo BDV lại do hải quan ghi nhận. Vì thế trên thực
tế, giá cả giữa các bên chỉ được xem xét khi có căn cứ thực tế chắc chắn về giá
khai báo cao hơn giá thông thường hoặc khi giá khai báo thấp hơn 10% giá
thông thường. Như vậy, sự biến động giá cả và những lợi thế cạnh tranh về giá
cả không được đề cập cho tới khi cơ quan hải quan điều chỉnh giá thông
thường. BDV nhìn chung trao cho cơ quan hải quan quyền can thiệp tương đối
sâu vào quá trình định giá. Với nhưng nhược điểm này, hiện nay BDV đã
khône; được áp dụng ở các nước trên thế giới nhất là sau sự xuất hiện của Hiệp
định trị giá GATT .
- Định giá theo Hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về
Thuế quan và thương mại ( Hiệp định trị giá 1994). Hiệp định này là kết quả
của vòng đàm phán Kyoto 1979, sau đó vào năm 1994 Hiệp định này đã được
bổ

sung,

sửa đổi thành hiệp định trị giá GATT/ WTO với bốn chương và 24

diều. Theo hiệp định này, giá tính thuế hàng nhập khẩu sẽ là mức giá thực tế
đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán mà người nhập khẩu trả cho người xuất
khẩu để có quyền sở hữu đối với hàng nhập khẩu. Như vậy, giá tính thuế theo
Hiệp định trị giá 1994 đã tính toán đầy đủ chi phí ngoài hóa đơn như: lệ phí

giấy phép, bản quyền, hoa hổng, cước phí vận chuyển, các khoản tiền người
nhập khẩu đã ứng trước hoặc phải chia lãi sau khi bán hàng cho người bán.
Hiệp (lịnh trị giá 1994 cũng loại trừ các yếu tố “gây nhiễu” đến độ chuẩn xác


của ổiá cả khi người nhập khẩu và xuất khẩu có ý định thông đồng với nhau để
“ qua mắt hải q u an ".

Theo Hiệp định trị giá 1994 trị giá hải quan của hàng nhập khẩu sẽ được
xác định theo một trong sáu phương pháp là: 1/Trị giá giao dịch; 2/Trị giá giao
dịch của hàng hóa cùns loại; 3/Trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự;
4/Phương pháp suy diễn; 5/Phương pháp tính toán; 6/Phương pháp dự phòng.
Khi áp dụng Hiệp định trị giá 1994 phải tuân theo một nguyên tắc bắt buộc là
chỉ áp dung phương pháp sau khi xét thấy không thể áp dụng được phương
pháp trước đó, nsoại trừ trường hợp phương pháp 4 và 5 nếu người nhập khẩu
yêu cầu thì có thể đảo ngược trật tự. Một điều đáng lưu ý nữa ở đây khi áp
dụng .một phương pháp nhưng xác định được nhiều kết quả cùng thỏa mãn mọi
điều kiện thì kết quả có giá trị thấp nhất sẽ được chấp nhận.
- Định giá theo các quy tắc riêng của từng quốc gia. Nói chung, khi một
quốc ưia khôns tham gia các quy tắc định giá của WTO hay Brusell thì trong
he thốn« pháp luật quốc gia thường có những quy định riêng nhằm xác định
giá tính thuế nhập khẩu. Chẳng hạn việc định giá hàng nhập khẩu bằng mức
giá hành chính thông qua Bảng giá tối thiểu.
- Mặc dù tồn tại nhiều phương pháp định giá khác nhau như đã trình
bày, song điều rất dễ nhận thấy trong giai đoạn hiện nay là pháp luật của các
nước từng bước thừa nhận việc sử dụng các quy tắc định giá của Hiệp định trị
giá 1994 làm nền tảng cho việc xác định giá tính thuế hàng nhập khẩu. Đặc
điểm này có thể được lí giải từ một số nguyên nhân sau:
+ Hệ thống sáu phương pháp xác định trị giá khoa học và theo trình tự
chặt chẽ của Hiệp định trị giá 1994, có thể xác định được trị giá hải quan của

mọi trường hợp phức tạp trên cơ sở tôn trọng quyền dân chủ của người nhập
khẩu nhưng vẫn giữ quyền đưa ra quyết định cuối cùng về trị giá của ngành hải
quan. Điều 17 của Hiệp định trị giá 1994 và Nghị định thư về Hiệp định này


×