Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chủ đề 1 chào lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.09 KB, 9 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BỘ SÁCH VÌ SỰ BÌNH ĐẴNG
CHỦ ĐỀ 1:

CHÀO LỚP 1

I) MỤC TIÊU
Với chủ đề này HS:
-Tự tin giới thiệu bản thân mình với bạn bè.
-Chào hỏi làm quen được với thầy cô, anh chị và bạn bè mới.
-Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.
II) CHUẨN BỊ
Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải
nghiệm 1.
III)Hoạt động dạy và học
)1)Ổn định
2)KTBC:
3)Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1)Khám phá-Kết nối tri thức
Hoạt động 1:Giới thiệu chủ đề
MT: Hoạt động này tạo hứng thú cho HS với những ngày đi học đầu
tiên, được chào hỏi và biết chào hỏi mọi người khi gặp nhau.
PP: Phương pháp và hình thức tổ chức: trò chơi, hát tập thể, quan sát và
mô tả tranh theo nhóm lớn, hỏi đáp.
-GV cho HS hát tập thể bài Lời
-Cả lớp hát
chào của em, sáng tác Nghiêm Bá


Hồng.
-GV thực hiện lời chào HS thật vui -HS lắng nghe lời chào cô giáo
vẻ:
- ‟Cô chào cả lớp! Chúng ta đã
là HS lớp 1 rồi. Sẽ có rất nhiều
điều thú vị đến với chúng taˮ.
-Cô chào từng cá nhân:
-Hs lắng nghe
+‟Cô chào Hoa, em có thấy đi học
vui không?ˮ
+‟Cô chào Minh! Hôm nay ai đưa
em đi học?ˮ
GV nói:chào vui vẻ và thân mật với -HS lắng nghe
tất cả HS của mình. GV hướng dẫn
thêm khi cô chào ai đó thì người đó
sẽ chào lại cô.


-GV trao đổi cùng HS:
H: Từ ngày đầu đến trường đến
nay, mỗi em đã làm quen được
với bao nhiêu bạn mới? Hãy
chia sẻ với cả lớp nào.
H:Ai đã làm quen thêm được với
thầy, cô giáo mới?
-GV mời một số HS trả lời.
-GV yêu cầu HS quan sát tranh
chủ đề trong SGK Hoạt động
trải nghiệm 1 trang 5 và cho
biết: Các bạn nhỏ trong tranh

đang làm gì và có cảm xúc như
thế nào?

-HS lắng nghe
-HS trả lời

-HS trả lời
-HS trả lời:
+ Các bạn nhỏ chào hỏi, làm quen
nhau vui vẻ.
+Bạn nhỏ chào cô giáo và thích thú
khi được cô khen.
+Bạn nhỏ chào bác bảo vệ.
+Các bạn nhỏ háo hức nghe cô giáo
nói.

-GV hỏi: Các em cảm thấy thế nào -HS trả lời
khi gặp thầy, cô và bạn bè mới?
GV kết luận: Bước vào
lớp 1, chúng ta sẽ có thêm
-HS lắng nghe và đọc lại tên bài
nhiều bạn mới, thầy cô
học
giáo mới, nhiều các cô,
các bác trong trường,…
Và khi gặp mọi người
chúng ta cần vui vẻ chào
hỏi. Chủ đề của chúng ta
hôm nay là Chào lớp 1.
2)Rèn kĩ năng và vận dụng mở rộng

Hoạt động 2:Giới thiệu bản thân
MT:Hoạt động này giúp HS biết cách tự giới thiệu về bản thân.
PP: Phương pháp và hình thức tổ chức: hoạt động nhóm, trực quan (làm
mẫu).
GV chia lớp thành nhóm 6 và giao -HS lắng nghe và chia nhóm .
nhiệm vụ cho HS: giới thiệu về bản
thân.
GV làm mẫu trước lớp: “Cô chào -HS quan sát GV làm mẫu
các em! Cô tên là Mai. Cô rất yêu
trẻ em”.
GV nhấn mạnh: Khi giới thiệu,
-HS lắng nghe
chúng ta giới thiệu tên mình và có
thể nói thêm một điều gì mà mình
yêu thích.


-GV mời một bạn lên làm mẫu:
-1HS lên làm mẫu
“Tôi tên là Hoa, tôi rất thích nhảy
dây”.
-GV yêu cầu HS lần lượt thực
-Lần lược HS lên thực hành giới
hành giới thiệu bản thân trước
thiệu bản thân trước nhóm.
nhóm.
Lưu ý: GV dặn dò HS khi
giới thiệu bản thân:
–Nét mặt tươi cười, ánh mắt vui vẻ
nhìn thẳng, cử chỉ linh hoạt, lời nói

rõ ràng, vừa phải,…
– Nội dung giới thiệu về bản thân:
họ tên (Hải, Hà,…), sở thích (đối
với các môn thể thao, đối với màu
sắc, đối với đồ ăn, nước uống,…).
-GV có thể đổi nhóm để HS giới
-HS đổi nhóm
thiệu bản thân với nhiều bạn hơn.
H: Qua phần giới thiệu, ai nhớ
-HS trả lời
được tên bao nhiêu bạn trong lớp
của mình, giơ tay lên nào!.
-GV nhận xét, nhắc nhở HS cần nói -HS lắng nghe
rõ ràng, tự tin, vui vẻ khi giới thiệu
về bản thân.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Làm quen với các bạn, các anh chị
MT:Hoạt động này giúp HS biết cách chào và làm quen với bạn bè trong
lớp, các anh chị lớp trên.
PP:Phương pháp và hình thức tổ chức: hoạt động nhóm lớn.
-GV giao nhiệm vụ: cả lớp làm
-HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ
quen nhau. Yêu cầu khi làm quen:
+ Nói lời chào với bạn: xin chào,
chào bạn, chào Hà,…
+ Tự giới thiệu: tên, sở thích và nói
đủ nghe, rõ ràng.
+ Hành vi: bắt tay, mỉm cười thân
thiện và mắt nhìn vào bạn.
Lưu ý: GV dặn dò HS nếu làm

quen với anh chị lớp trên thì nên
nói lời chào:
‟Em chào anh (chị)!ˮ, ‟Em tên
là…ˮ,...
-GV làm mẫu về làm quen nhau:
-HS quan sát GV làm mẫu.
quen với bạn, quen với anh (chị).


-GV cho lớp đứng thành bốn hàng -HS thực hiện theo lệnh của GV
ngang, hai hàng đứng quay mặt vào
nhau và thực hành làm quen. Sau
đó đổi vị trí để tăng phần thực hành
làm quen với bạn.
-GV cho HS sắm vai để làm quen
-Hs thực hiện theo yêu cầu của GV
với anh chị lớp trên bằng cách:
một hàng sắm vai là anh chị lớp
trên, một hàng là HS lớp 1.
-GV yêu cầu HS nhớ tên và sở
-HS lắng nghe và thực hiện
thích của những bạn mà mình đã
làm quen và hãy kể những cái
tên đó với bạn ngồi bên cạnh và
xem bạn mình nhớ được bao
nhiêu bạn.
-GV trao đổi với lớp và ghi nhận:
-HS trả lời
H: Ai nhớ được 8 – 10 bạn? Ai nhớ
được 5 – 7 bạn? Ai nhớ được dưới

5 bạn?
H: Ai nhớ sở thích của các bạn
mình đã làm quen được? Sở
thích của các bạn đó là gì?
H:Em ấn tượng với bạn nào nhất
khi em làm quen? Vì sao?
-GV nhận xét hoạt động, khen ngợi -HS lắng nghe
các em tự tin, nhớ nhiều tên, sở
thích của các bạn và nhắc nhở
những em cần rèn luyện thêm, tập
trung hơn
Hoạt động 4: Chào hỏi và làm quen
MT:Hoạt động này giúp HS biết cách giới thiệu bạn mình với một
người bạn khác.
PP:Phương pháp và hình thức tổ chức: hoạt động nhóm.
-GV giao nhiệm vụ HS giới
-HS nhận nhiệm vụ
thiệu làm quen với nhau theo
nhóm 3.
-HS quan sát tranh
-GV yêu cầu HS quan sát tranh
ở hoạt động 1, nhiệm vụ 3 trong
SGK Hoạt động trải nghiệm 1
trang 8 giới thiệu nội dung
tranh:
-Quan sát GV làm mẫu
-GV cùng với 2 HS làm mẫu
giới thiệu làm quen.



GV nói: “Mình xin giới thiệu
đây là Hải, còn đây là Hà”. Hải
và Hà quay hướng về nhau, có
thể bắt tay nhau và nói: “Chào
bạn, mình là…”. (Có thể bổ
sung: “Rất vui được làm quen
với bạn”.) Hà giới thiệu bạn An
học khác lớp cho Hải trong giờ
ra chơi. Hải và An chào hỏi, làm
quen.
.-Lần lượt cả 3 HS đều thực
-GV tổ chức cho HS thực
hành giới thiệu 2 bạn còn lại
hành theo nhóm 3 HS: A –
làm quen trong nhóm.
B – C; A giới thiệu B cho
C, sau đó B và C làm
quen nhau
-GV quan sát hoạt động thực hành
giới thiệu và làm quen của các
nhóm.
-HS trả lời
-GV hỏi HS:
H:Em ấn tượng với phần tự giới
-HS trả lời
thiệu của bạn nào nhất?
H :Em ấn tượng với phần làm quen -HS lắng nghe
của bạn nào nhất?
-GV nhận xét hoạt động, ghi
nhận sự cố gắng của HS và

hướng dẫn các em cần rèn luyện
thêm
Hoạt động 5: Chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi
MT:HS biết cách sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ phù hợp khi chào hỏi
thầy cô, người lớn. Biết cách làm quen với người lớn tuổi ở
trường, khu phố/ xóm.
PP:Phương pháp và hình thức tổ chức: sắm vai, luyện tập theo
nhóm.
-GV giao nhiệm vụ: mỗi bạn sẽ
-HS lắng nghe.
thực hiện phần chào hỏi thầy cô và
người lớn tuổi khi gặp trong
trường.
-HS lắng nghe
-GV hướng dẫn cách chào: đứng
ngay ngắn, hai tay để xuôi theo
thân mình (một số nơi có thể có
văn hoá khoanh tay) và nói lời
chào: “Em chào thầy/ cô ạ!”, “Cháu
chào bác/ cô/ chú ạ!”. Thái độ cần


thể hiện sự tươi tắn và kính trọng.
-HS hoạt động theo nhóm, báo báo
-GV cho lớp thực hành theo nhóm kết quả trước lớp
đôi: một bạn là HS lớp 1, một bạn
-Nhóm khác nhận xét
sắm vai là GV hoặc người lớn tuổi.
Sau đó đổi vai cho nhau.
-GV quan sát thực hành của HS và

hỗ trợ khi cần thiết.
-GV nhận xét và tổng kết hoạt
động.
TIẾT 3
Hoạt động 6: Làm quen mọi người trong tiệc sinh nhật
MT:Giúp HS tự tin làm quen với mọi người trong các tình huống khác
nhau trong cuộc sống.
PP:Phương pháp và hình thức tổ chức: sắm vai.
-GV yêu cầu HS quan sát tranh ở -HS lắng nghe
nhiệm vụ 5 trong SGK Hoạt động
trải nghiệm 1 trang 10 – 11
-GV giao nhiệm vụ: sắm vai Hải
-Hs nhận nhiệm vụ được giao
và làm quen với mọi người trong
bữa tiệc sinh nhật. Trong bữa tiệc
có: ông bà; bố mẹ Hà; anh chị, các
bạn và em bé.
-GV yêu cầu HS lần lượt thực hành
làm quen theo nhóm.
-Hs làm việc nhóm và báo cáo
Lời chào cần theo thứ tự:
trước lớp.
– ‟Cháu chào ông bà ạ!ˮ
– ‟Cháu chào cô chú ạ! ˮ
– ‟Em chào anh (chị) ạ! ˮ
– ‟Chào các bạn! ˮ
– ‟Chào em bé nhé! ˮ
Sau khi chào xong, có thể tự giới
thiệu: ‟Cháu tên là Hải, cháu học
cùng lớp Hà ạˮ.

-GV nhận xét, khen ngợi, động
viên HS.
3)Phản hồi và hướng dẫn rèn luyện tiếp theo
Hoạt động 7: Nhìn lại tôi
MT:Hoạt động này giúp HS tự đánh giá kết quả đạt được sau khi
hoàn thành chủ đề và thông qua tự đánh giá, HS sẽ hiểu hơn về ý nghĩa
của chủ đề.
PP:Phương pháp và hình thức tổ chức: hướng dẫn nhóm lớn, hoạt
động cá nhân.


GV thực hiện như sau:
1. Yêu cầu HS quan sát tranh ở
nhiệm vụ 6 trong SGK Hoạt
động trải nghiệm 1 trang 12.
-HS quan sát tranh và trả lời câu
-GV giải thích các nội dung
hỏi:
đánh giá và đặt câu hỏi:
– Tranh 1: Hình ảnh 2 HS vui
H:Các bạn trong tranh đã chào
vẻ, tự tin, thân thiện chào hỏi,
hỏi, làm quen như thế nào?
làm quen với nhau.
H: Bạn nào tự tin, thân thiện chào – Tranh 2: Hình ảnh 2 HS chủ động
hỏi, làm quen với các bạn và anh
lễ phép chào hỏi, làm quen với thầy
chị?
cô.
H:Bạn nào luôn lễ phép chào hỏi

-HS trả lời
thầy cô, người lớn?
-GV ghi lại kết quả tự đánh giá,
nhận xét và tổng kết hoạt động.
Hoạt động 8: Thích gì, mong gì ở bạn
MT:Hoạt động này nhằm phát triển kĩ năng đánh giá ở HS, thông
qua đó, mỗi cá nhân có thêm thông tin để đánh giá bản thân.
PP:Phương pháp và hình thức tổ chức: hoạt động nhóm.
GV thực hiện như sau:
-HS lắng nghe
-GV lựa chọn hai phẩm chất cơ bản
để đánh giá: thái độ vui vẻ, thân
thiện trong các hoạt động làm quen
với bạn bè và lễ phép với thầy, cô
giáo.
-GV chia lớp thành các nhóm (4 –
-HS chia nhóm và nhân phiếu.
6 HS) và phát cho mỗi nhóm một
phiếu đánh giá:
+Yêu cầu HS thảo luận nhóm và
-HS thảo luận.
đánh dấu vào ô phù hợp để nhận
xét từng bạn trong nhóm.
-Đại diện nhóm báo cáo
-GV mời đại diện của từng nhóm
-1 khác nhận xét
lên trình bày dựa trên bảng kết quả
thảo luận của nhóm.
-GV tổng kết hoạt động và lưu ý
đối với nhóm có đánh giá chưa

hoàn toàn chính xác, khách quan;
GV sẽ có bổ sung, phân tích để
điều chỉnh phù hợp nhưng cần tế
nhị.
Hoạt động 9. Lựa chọn danh hiệu
MT:Hoạt động này giúp GV đánh giá, phân loại HS theo nhóm (các mức
độ đạt được của mục tiêu chủ đề), qua đó có được nhận xét đáng tin cậy


hơn về sự tiến bộ của HS.
PP:Phương pháp và hình thức tổ chức: trò chơi tập thể.
GV thực hiện như sau:
-GV nhận xét sự tiến bộ của HS
sau 3 tuần học chủ đề Chào lớp 1
theo các tiêu chí: tự tin chào hỏi,
làm quen; hành vi và lời nói phù
hợp với từng đối tượng làm quen;
thân thiện trong giao tiếp.
-GV tổ chức trò chơi: “Danh hiệu
-HS tham gia trò chơi.
của bạn là gì?”.
-GV đưa ra 3 danh hiệu với vị trí
-HS lắng nghe phổ biến cách chơi
khác nhau trong lớp:
* Nhóm danh hiệu 1: Thân thiện và
vui vẻ
* Nhóm danh hiệu 2: Tự tin về bản
thân
*Nhóm danh hiệu 3: Chủ động làm
quen

-GV yêu cầu HS suy nghĩ và đứng -HS lựa chọn nhóm danh hiệu phù
vào vị trí của nhóm phù hợp với
hợp với bản thân và đứng vào vị trí
mình nhất. Nếu có một số HS
dành cho nhóm đó
không lựa chọn được, GV cùng HS
phân tích và cùng chọn cho HS đó
một vị trí phù hợp.
-GV có thể cho hoạt động lần 2,
3. HS có thể thay đổi và nếu
thấy mình có thể đứng ở vị trí
của nhóm khác thì di chuyển về
nhóm đó. Như vậy, một HS tối
đa có thể đứng ở cả 3 nhóm. GV
ghi nhận các kết quả này.
-GV tổng kết hoạt động.
Hoạt động 10: Xây dựng kế hoạch rèn luyện
MT:Hoạt động này nhằm giúp HS tự đề xuất được kế hoạch rèn luyện
để phát triển bản thân hằng ngày.
PP:Phương pháp và hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân.
GV thực hiện như sau:
- H: Em sẽ làm gì để mình
-HS trả lời:
luôn vui vẻ, tự tin trong
+Tích cực tham gia các hoạt
giao tiếp?
động tập thể trong gia đình, nhà
trường, cộng đồng.



+Luôn chào hỏi vui vẻ, tự tin, thân
thiện với mọi người trong giao tiếp.
-HS lắng nghe và hứa thực hiện
-GV nhắc nhở và yêu cầu HS
thực hiện đúng dự định rèn luyện,
hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến
bộ của bản thân.
4)Củng cố
5)Dặn dò



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×