Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu đặc điểm di truyền giống mít cổ loa góp phần phục hồi và phát triển nguồn gen cây ăn quả đặc sản địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Phạm Tiến Toàn

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN
GIỐNG MÍT CỔ LOA GÓP PHẦN PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN GEN CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội, 2019


i

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------


Phạm Tiến Toàn

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN
GIỐNG MÍT CỔ LOA GÓP PHẦN PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN GEN CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Người hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Như Toản
Người hướng dẫn 2: TS. Phạm Hùng Cương

Hà Nội, 2019


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ và các thông tin trích dẫn đã
được nêu rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2019
Tác giả


Phạm Tiến Toàn


iii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân
thành đến Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, học viện Khoa
Học và Công Nghệ, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn
khoa học TS. Nguyễn Như Toản - Trường ĐHTĐ Hà Nội và TS. Phạm Hùng
Cương - TTTN thực vật – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, người đã
luôn tận tình, dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình hướng dẫn thực hiện nghiên cứu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cám ơn các bạn bè và người thân đã giúp đỡ động viên tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Tiến Toàn


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. ...................................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
5.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2
5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Đóng góp mới............................................................................................................. 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ
TÀI ................................................................................................................................. 4
1.1. Đặc điểm sinh vật học của Mít ................................................................................ 4
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây mít............................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây mít ...................................................................... 5
1.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây mít .............................................................................. 9
1.2. Tình hình nghiên cứu Mít trên thế giới ................................................................. 10


v

1.2.1. Nghiên cứu về giá trị sử dụng của Mít ............................................................... 10
1.2.2. Nghiên cứu về nông học với cây Mít ................................................................. 13

1.2.3. Nghiên cứu về đa dạng di truyền ....................................................................... 19
1.3. Tình hình nghiên cứu mít ở Việt Nam .................................................................. 22
1.3.1. Nghiên cứu về giá trị sử dụng của cây mít......................................................... 22
1.3.2. Nghiên cứu về nông học và đa dạng nguồn gen mít .......................................... 24
1.4. Tổng quan về các loại chỉ thị phân tử thường được sử dụng ................................ 29
1.5. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu ................................................. 35
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 38
2.1. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 38
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 388
2.2.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học nguồn gen Mít Cổ Loa và xây dựng bảng
mô tả nguồn gen Mít Cổ Loa ....................................................................................... 38
2.2.2. Đánh giá mối quan hệ di truyền nguồn gen Mít Cổ Loa bằng kỹ thuật sinh
học phân tử ISSR.......................................................................................................... 38
2.2.3.Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa Mít Cổ Loa và một số giống Mít khác .... 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 38
2.3.1. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học, xây dựng bảng mô tả nguồn
gen Mít Cổ Loa ............................................................................................................ 38
2.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng quả nguồn gen Mít Cổ Loa. ........................ 39
2.3.3. Phương pháp đánh giá mối quan hệ di truyền bằng kỹ thuật sinh học phân tử
nguồn gen Mít Cổ Loa và một số giống Mít khác ....................................................... 40
2.3.4. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 45
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................... 45
2.4.1. Địa điểm ............................................................................................................. 45
2.4.2. Thời gian ............................................................................................................ 45
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 46


vi

3.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học, xây dựng bảng mô tả nguồn gen của quần

thể giống Mít Cổ Loa. .................................................................................................. 46
3.2. Đặc điểm nông sinh học và chất lượng nguồn gen Mít Cổ Loa. .......................... 50
3.2.1. Đặc điểm hình thái tán và thân nguồn gen mít Cổ Loa ..................................... 50
3.2.2. Đặc điểm hình thái lá và quả nguồn gen mít Cổ Loa......................................... 51
3.2.3. Các thời kỳ ra hoa, quả và chín trong năm của cây Mít Cổ Loa........................ 52
3.2.4. Đặc điểm múi, hạt của cây Mít Cổ Loa ............................................................. 55
3.2.5. Đánh giá chất lượng quả Mít Cổ Loa ................................................................. 57
3.3. Xây dựng bảng mô tả giống Mít Cổ Loa. ............................................................. 59
3.4. Đa dạng di truyền nguồn gen Mít Cổ Loa bằng ở mức độ phân tử. ..................... 60
3.4.1. Sự đa hình sản phẩm PCR khi sử dụng các chỉ thị ISSR khác nhau trên các
mẫu Mít Cổ Loa ........................................................................................................... 60
3.4.2. Mối quan hệ di truyền giữa các cá thể trong quần thể mít Cổ Loa .................... 67
3.5. Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa Mít Cổ Loa với các giống mít phổ biến
khác bằng giải trình tự hệ gen ...................................................................................... 70
3.5.1. So sánh trình tự gen của các mẫu nghiên cứu: ................................................... 70
3.5.2. Đối chiếu các trình tự nghiên cứu trên ngân hàng gen ...................................... 70
3.5.3. Mối quan hệ di truyền giữa các giống mít ......................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 73
1. Kết luận .................................................................................................................... 73
2. Đề nghị ..................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 74
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 79
PHỤ LỤC 1. BẢNG MÔ TẢ GIỐNG MÍT CỔ LOA................................................. 79
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ HỆ GEN LỤC LẠP VÀ GEN NHÂN
CỦA 4 GIỐNG MÍT .................................................................................................... 82
PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÍT CỔ LOA .................................................... 88


vii


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nghĩa của từ

ACP

Axit phosphatase

ADH

Alcohol dehidrogenase

AFLP

Amplified Fragment Length Polymorphism

EDDHA

natri ferric diethylenediamine di- oydroxyphenylaceatte

EDTHA

natri ferric diethylenetriamine pentaacetate

GA3

Gibberellic

GOT


Glutamate oxaloacetate transaminase

IAA

axitIndole-3-acetic

IB

The BIOVERSITY INTERNATIONAL

IBA

Axit Indole-3-butyric

ISSR

Inter Simple Sequence Repeats

MDH

Malete dehidrogenase

ML

Maximum Livelihood

NAA

axit axetic α-naphthalene


PCR

Polymerase Chain Reaction

RAPD

Random Amplified Polymorphic

RFLP

Restriction Fragment Length Polymorphism

SNP

single Nucleotide Polymorphism

SSR

Simple Sequence Repeat

UTFANET
CS
CTV
TCVN

Cây ăn quả nhiệt đới chưa được quan tâm sử dụng
Cộng sự
Cộng tác viên
Tiêu chuẩn Việt Nam



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thành phần hỗn hợp PCR

42

Bảng 2.2

Chu trình nhiệt PCR

43

Bảng 2.3

Ký hiệu mẫu và ký hiệu trình từ gen nghiên cứu

44

Bảng 3.1


Bảng tổng hợp các cây Mít cổ thụ trên 50 tuổi tại Cổ
Loa

46

Bảng 3.2

Kết quả điều tra và xác định các mẫu giống Mít Cổ Loa

47

Bảng 3.3

Đặc điểm hình thái của các mẫu giống nguồn gen mít Cổ
Loa

51

Bảng 3.4

Một số đặc điểm hình thái lá, quả nguồn gen Mít Cổ Loa

52

Bảng 3.5

Thời gian ra hoa của một số mẫu giống mít Cổ Loa

53


Bảng 3.6

Thời gian quả chín của một số mẫu giống mít Cổ Loa

54

Bảng 3.7

Kích thước múi, hạt của một số mẫu giống mít Cổ Loa

55

Bảng 3.8

Đánh giá cảm quan giống mít Cổ Loa tại Đông Anh, Hà
Nội

56

Bảng 3.9

Một số đặc điểm cấu thành năng suất Mít Cổ Loa tại
Đông Anh, Hà Nội, 2017

57

Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng các mẫu mít Cổ Loa

58


Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu hóa sinh của mít Cổ Loa so sánh với Mít
miền Nam (giá trị trung bình)

59

Tổng số băng, số phân đoạn và tỷ lệ đa hình khi sử dụng
08 mồi ISSR

66

Bảng 3.12

Bảng 3.13 Hệ số tương đồng di truyền của 20 mẫu mít nghiên cứu

68


ix

Hình
Hình 3.1

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Đặc điểm quả của mít Cổ Loa tại xã Cổ Loa, Đông
Anh, Hà Nội

Trang
88


Hình 3.2

Đặc điểm hoa điển hình của giống Mít Cổ Loa

89

Hình 3.3

Đặc trưng màu sắc múi và tỷ lệ phần ăn được của giống
Mít Cổ Loa

89

Hình 3.4

Điện di ADN tổng số của 20 mẫu Mít

60

Hình 3.5

Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR1

61

Hình 3.6

Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR2


61

Hình 3.7

Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR3

62

Hình 3.8

Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR5

62

Hình 3.9

Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR6

63

Hình 3.10

Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR7

64

Hình 3.11

Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR8


64

Hình 3.12

Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR10

65

Hình 3.13

Sơ đồ quan hệ di truyền của 20 mẫu mít nghiên cứu
theo hệ số của Jaccard và kiểu phân nhóm UPGMA.

69

Hình 3.14

Cây phát sinh chủng loại 4 giống mít và loài công bố

71


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc, cách trung tâm Hà
Nội 12km, là một trong những khu di tích khảo cổ lớn nhất hội tụ các giai
đoạn lịch sử đồ đá, đồ đồng, sắt, được nhà nước xếp hạng năm 1962. Trong
ký ức dân gian Cổ Loa hiện còn lưu truyền hàng trăm địa danh cổ, trong đó có

địa danh Bãi Trám, Bãi Nhãn, Xóm Mít, vv… gợi nhớ những vườn cây ăn
quả khi xưa. Song giờ đây, cảm nhận về Cổ Loa với nhiều người đến thăm chỉ
là những vết tích, đình đền lụn vụn, nằm xen giữa những kiến trúc hiện đại.
Đặc biệt, 3 vòng thành hình xoáy trôn ốc, có cấu trúc đất đồi đỏ vàng được
giao cho người dân địa phương canh tác nông nghiệp. Hiện nay trên vòng
thành nhiều đoạn bỏ hoang hoặc trồng cây rau màu, nhiều đoạn trồng cây lưu
niên như keo, chè, muồng… và một số ít cây mít, trám còn sót lại. Các cây
này được chăm sóc tự phát thiếu quy hoạch, giá trị kinh tế rất thấp. Thoái hóa
và xói mòn đất xảy ra qua nhiều năm làm chiều cao vòng thành bị thấp xuống,
người dân nhận thức chưa cao và ít quan tâm đến việc bảo vệ tôn tạo.
Mít Cổ Loa là cây có giá trị về mặt cảnh quan du lịch và giá trị về nông
nghiệp, là cây ăn quả đặc sản nổi tiếng một thời, chất lượng ngon và đã đi vào
thư tịch cổ có giá trị về mặt cảnh quan sinh thái ở khu di tích lịch sử quốc gia
Thành Cổ Loa. Tuy nhiên hiện nay quần thể mít Cổ Loa đang bị thu hẹp do
đô thị hóa. Những cây mít trên 100 tuổi còn lại rất ít và bị già cỗi, sâu bệnh.
Quần thể cây mít ở Cổ Loa bị lẫn tạp do quá trình gây giống theo cách truyền
thống là gieo hạt, tạo cây thực sinh qua nhiều thế hệ đã biến dị không được
chọn lọc và không còn đúng bản chất giống mít Cổ Loa gốc.
Để góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ
Loa nhằm xây dựng Cổ Loa thành “Công viên lịch sử - sinh thái - nhân văn”,
cần thiết phải tiến hành những nghiên cứu về quần thể Mít Cổ Loa, đánh giá
đặc điểm nông sinh học, mức độ đa dạng và quan hệ di truyền. Những nghiên
cứu này là cơ sở khoa học để tiến hành bảo tồn, duy trì và phát triển nguồn
gen Mít Cổ Loa, do đó đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm di truyền giống Mít Cổ


2

Loa góp phần phục hồi và phát triển nguồn gen cây ăn quả đặc sản địa
phương” rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, mức độ đa dạng và mối quan
hệ di truyền của quần thể giống Mít Cổ Loa phục vụ công tác bảo tồn và phát
triển nguồn gen mít đặc sản Cổ Loa của Hà Nội.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá đặc điểm nông sinh học và xây dựng bảng tính trạng đặc
trưng hình thái, nông học của giống Mít Cổ Loa;
Phân tích đặc điểm di truyền và mối quan hệ di truyền của giống Mít
Cổ Loa với một số giống mít phổ biến khác của Việt Nam.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp Phần bổ sung những dẫn liệu về đặc điểm nông sinh học, cũng như
các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mít nói riêng và cây trồng khác nói
chung, là tư liệu khoa học tham khảo có giá trị cho hoạt động dạy học và
nghiên cứu khoa học.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài về khả năng sinh trưởng phát triển và
thích nghi của các dòng mít nghiên cứu là cơ sở để tìm hiểu, sưu tầm và chọn
tạo được các giống cây trồng phù hợp với các điều kiện sinh thái khác nhau
nói chung và với cây mít nói riêng. Từ đó có thể đề ra một số biện pháp canh
tác hợp lý đối với cây mít. Thành Cổ Loa là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt
trong đó mít là cây cảnh quan không thể thiếu trong quy hoạch không gian
khu di tích lịch sử này, do đó kết quả của đề tài sẽ góp phần bảo tồn và tôn tạo
Thành Cổ Loa.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Đối tượng nghiên cứu


3


Quần thể mít địa phương có từ lâu đời ở khu vực di tích lịch sử Thành
Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội và một số giống mít phổ
biến khác có tên gọi Mít Na, Mít Đồi và Mít Thái, cùng thuộc loài Artocarpus
heterophyllus Lam.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc nhiệm vụ “Nghiên cứu bảo tồn và
phát triển nguồn gen cây Trám, Mít bản địa tại khu vực di tích lịch sử Cổ Loa,
huyện Đông Anh”.
Giới hạn của đề tài: trong số các cây Mít Cổ Loa trồng tại khu vực di
tích lịch sử Thành Cổ Loa, chỉ những cá thể được mô tả, xác định có những
đặc điểm đúng giống và vẫn sinh trưởng ổn định được lấy làm vật liệu cho
nghiên cứu này.
6. ĐÓNG GÓP MỚI
Trên cơ sở mô tả, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của quần thể
giống Mít địa phương tại khu di tích Cổ Loa đã xây dựng được bảng tính đặc
điểm đặc trưng của giống Mít Cổ Loa. Đánh giá mối quan hệ di truyền cho
thấy quần thể Mít Cổ Loa có sự tương đồng di truyền cao. So sánh trình tự
gen của các mẫu giống mít của Việt Nam không có sự khác biệt, nhưng có sự
khác nhau so với trình tự gen vùng ITS của giống mít Ấn Độ và Trung Quốc.
Kết quả là tư liệu hữu ích cho công tác bảo tồn, chọn lọc, phục tráng và phát
triển nguồn gen có giá trị này.


4

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MÍT
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây mít
Cây Mít (Artocarpus heterophyllus Lam) thuộc chi Artocarpus là một

thành viên của họ Dâu tằm (Moraceae) được công bố đầu tiên bởi Lamarck.
Các tên đồng danh của loài này bao gồm: A. philippinensis Lam., A.maxiija
Blanco, Soccus arboreus major Rumph., Polyphema jaca Lour., A.
brasiliensis Gomez (Haq, 2006; Soepadmo, 1992)[1,2]. Mít được cho là có
nguồn gốc từ những cánh rừng mưa thường xanh ở Tây Ghats của Ấn Độ nằm
trong khoảng độ cao từ 400 đến 1200 m so với mực nước biển. Một số tài liệu
khác lại cho rằng Mít có nguồn gốc từ Malaysia.
Việc thuần hóa diễn ra trong quá khứ xa xôi và Mít được trồng trọt lan
rộng khắp Nam và Đông Nam Á cho đến thời kỳ chế độ thuộc địa khi đó nó
tiếp tục được giới thiệu sang những nơi khác. Tổng hợp tài liệu về sự phân bố
của cây Mít từ các báo cáo đã công bố cho thấy từ 3 quốc gia bản địa Ấn Độ,
Bangladesh, Malaysia cây Mít đã được di thực và trồng phổ biến tại 79 quốc
gia khác của châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. (Haq; 2006)[1]
dẫn chiếu Cơ sở dữ liệu ICRAF, Bowe (Pers.comm, 2003).
Hiện nay cây Mít được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới châu Á
như: Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Srilanca, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Philippines. Ở Úc, Mít được trồng chủ yếu tại các vùng
nhiệt đới phía bắc Queensland và xung quanh khu vực Darwin thuộc Lãnh thổ
phía Bắc Úc. Cây Mít cũng được tìm thấy trên khắp châu Phi (như ở
Cameroon, Uganda, Tanzania, Madagascar, và đảo quốc Mauritius), cũng như
ở nhiều nước nhiệt đới Nam và Trung Mỹ như Brazil, Jamaica, Nam Florida.
Quả Mít và các sản phẩm từ Mít là một mặt hàng thực phẩm phổ biến trên
khắp các châu lục khi giao thương quốc tế ngày càng mở rộng.
Cây Mít có trong đời sống của người dân Việt Nam từ lâu đời gắn liền
với lịch sử trên 4000 năm dựng nước và giữ nước, tuy nhiên không có tài liệu


5

nào ghi chép chính xác. Từ thế kỷ 18 quả Mít được nhắc đến gọi là quả Ba la

mật trong tác phẩm Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn (Vân Đài Loại Ngữ,
NXB Văn hóa thông tin, H 1995. T3, Tr 217)[3]
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây Mít
Đặc điểm thân: Mít là loài cây thân gỗ, kích cỡ thân từ trung bình đến
rất to thường có đường kính khoảng 80 - 100 - 120 cm nhưng có thể lớn hơn
nhiều ở những cây già. Chiều cao cây Mít dao động từ 10 - 20 m, đôi khi đạt
tới 30 m. Mít có một rễ cọc dài và các rễ bao xung quanh dày đặc. Rễ bao
quanh hình nón khi cây còn nhỏ và đạt đường kính từ 3,5 - 6,7 m sau năm
năm. Thân cây trở nên tròn và hơi bất cân đối khi cây già tuổi. Vỏ cây dày ít
nứt, màu xám sẫm, có vảy màu nâu xám hoặc xám đen. Các cành nhánh ra từ
vị trí thấp trên thân cây với góc từ 30 - 90º. Cành non có lông và có vết vòng
của lá kèm (Vũ Công Hậu, 2000)[4].
Đặc điểm lá: Lá Mít là lá đơn mọc cách. Lá mọc xen kẽ trên cành
ngang nhưng có xu hướng xoắn ốc trên các nhánh phía trên với kiểu sắp xếp
lá 2/5. Có hiện diện các lá kèm lớn hình trứng đính thành mo ôm cành, dài
khoảng 4 -8 cm và rộng 1 - 3 cm, rụng sớm để lại sẹo nhìn rõ trên vỏ thân,
cành. Phiến lá dày và có các hình dạng như: trái xoan rộng, hình thuôn, trứng
ngược hoặc elip. Lá Mít trên các cành trưởng thành có hình trứng ngược
nhiều hơn và lá trên các nhánh chồi non thường có hình thuôn dài và hẹp hơn.
Chiều dài lá biến động từ 7 - 25 cm và rộng từ 3 - 12 cm,cuống lá dài 1 2,5cm. Phiến lá dai như da, không lông, cứng ráp và màu xanh đậm sáng phía
mặt trên và màu xanh nhạt ở mặt bên dưới, lúc đầu lởm chởm nhưng nhẵn ở
mặt dưới. Gân lá xếp hình lông chim thường có khoảng 5 - 12 cặp gân. Gân
giữa và gân chính có màu trắng xanh đến vàng nhạt. Gốc lá có hình nêm hoặc
tù ở cuối và toàn bộ lá, nhưng ở cây non mọc từ hạt hình dạng lá không theo
quy luật mà thường xẻ 3 thùy. Các phiến lá phẳng, nhăn hoặc với các cạnh lá
hướng lên. Đỉnh lá tù, tròn hoặc có đầu ngắn. Từ điểm rộng nhất, lá thon dần
đến cuống lá. Cuống lá có màu xanh đậm, dài từ 1 - 5 cm và có rãnh ở mặt
đối diện của cuống (Vũ Công Hậu, 2000)[4].



6

Đặc điểm cụm hoa và hoa Mít: Mít là loài có hoa đực và hoa cái riêng
rẽ cùng mọc trên một cây gọi là đơn tính đồng chu, các cụm hoa đực và hoa
cái được sinh ra riêng biệt trên các nách lá, trên thân cây hoặc trên các cành
già. Trong một số trường hợp, cụm hoa cũng có thể được sinh ra trên các
phần thân ngầm trong đất, tạo ra những quả nhô lên khỏi mặt đất. Một số
lượng lớn những hoa riêng lẻ được sinh ra trên một trục thuôn dài hình chùy
và tập trung sát nhau thành một cụm hoa hình đuôi sóc, còn được gọi là một
bông hoặc một đầu (Vũ Công Hậu, 2000)[4].
Có 3 loại chồi mang hoa, một loại không mang quả vì nó chỉ có hoa
đực, hai loại có thể cho quả gồm: chỉ có hoa cái, cả hoa cái và hoa đực. Các
chồi chỉ có hoa đực thường xuất hiện trên cành hoặc thân sớm hơn, vào đầu
mùa hoa. Chúng xuất hiện và có cấu tạo giống như các búp lộc có màu vàng
xanh, nhưng sau đó chúng phát triển thành lá hoặc các nhánh bên. Những chồi
hoa đực này mập hơn so với các chồi cuối, đường kính khoảng 0,72 cm.
Chúng cũng chứa ít lá hơn và tạo ra nhiều hoa đực (khoảng ba hoa trên mỗi
chồi cụm hoa ở mỗi mùa). Hoa đực bắt đầu nhú ra vào tuần thứ tư sau khi
chồi hoa xuất hiện, hoa đực nở trước hoa cái từ 3 - 5 ngày. Chồi cuống hoa
cái mập, khỏe hơn nhiều so với những chồi cuống hoa đực hoặc cả hoa đực và
cái. Chồi chỉ có hoa cái được sinh ra trên bệ cuống trong khi chồi hoa đực vừa
có thể sinh ra trên bệ cuống cũng như trên chồi cuối. Hoa đực có cuống ngắn
hoặc không có cuống nếu sinh ra ở chồi cuối. Các chồi cuối có đường kính
khoảng 0,4 cm mọc ra từ 7 đến 8 lá và chỉ sinh ra các hoa đực mọc ở cuối
chồi. Một hoa đực được hình thành trên một chồi cuối trong mỗi mùa hoa (Vũ
Công Hậu, 2000)[4].
Cụm hoa đực bao phủ dày đặc là những bông hoa đực nhỏ mọc thành
bông đuôi sóc. Cụm hoa đực dài, gồm nhiều hoa, có lông tơ mềm, bao hoa
hình ống gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh. Cụm hoa đực cùng với chồi và lá
nguyên thủy được bao bọc bởi các lá kèm. Khi chồi phát triển lớn hơn, các lá

kèm mở ra để lộ chồi, một lá mới và chùy hoa. Khi xuất hiện, hoa đực dài 33,5 cm và rộng 1,5 cm sau đó nó tăng kích thước, có hình chùy thuôn dài và
đạt chiều dài 5 - 10 cm và chiều rộng 2 - 3 cm. Cụm hoa đực không có lá bắc.


7

Mỗi bông hoa được sinh ra trên một cuống với một vòng thịt màu xanh lá cây
ở đỉnh. Hoa đực có thể bất dục hoặc hữu dục. Hoa đực bất dục có một bầu
nhụy đặc và hoa đực hữu dục có hình ống và hai thùy. Một bông hoa đực
chứa một chỉ nhị dài (1 - 2 mm) và bốn bao phấn. Chúng được bao bọc trong
một bao hoa hình ống dai cứng như da màu xanh lá cây thò ra khỏi ống bao
hoa trên bề mặt của cụm hoa. Nhị đầu tiên xuất hiện khoảng 4 - 6 ngày sau
khi nở và toàn bộ bề mặt của cụm hoa được bao phủ với những bao phấn màu
vàng nhưng không bị bong ra. Các gai hoa đực chuyển dần sang màu đen sau
khi nở, do sự phát triển của nấm mốc và rụng ra sau khoảng một tuần (Vũ
Công Hậu, 2000)[4].
Cụm hoa cái hình bầu dục mọc ngay trên thân cây hoặc các cành già.
Cụm hoa cái dài 4 - 15 cm và thường mọc cách xa cụm hoa đực và ở vị trí
thấp hơn các cụm hoa đực. Tuy nhiên quan sát thấy khi cây có độ tuổi già thì
cụm hoa cái có xu hướng mọc ở vị trí cao hơn trên các cành già. Hình dạng
hoa cái có xu hướng thiên về hình trụ hoặc thuôn hơn hoa đực, có xuất hiện lá
bắc, đây là đặc điểm dễ nhận biết khác với cụm hoa đực. Các hoa cái nhỏ,
màu hơi xanh lục mọc thành cụm hoa ngắn với nhiều thịt trên một đế hoa lồi,
bầu nhụy thượng. Sau khi thụ phấn chúng phát triển thành quả tụ còn gọi là
quả phức có thể rất lớn, gồm nhiều quả bế còn gọi là quả thật hợp thành. Hoa
cái có hình ống bao gồm các đoạn tự do khi còn non nhưng hợp nhất ở điểm
giữa; bao hoa vây quanh một noãn sào bị nén chặt đếvới đầu cuối được chèn
chéo bởi một nhụy hình chùy. Các đầu nhụy khá sắc nhọn và trở nên tù khi
quả trưởng thành. Vòi nhụy thò ra sau 4 - 6 ngày sau khi các mo bao cụm hoa
mở ra. Các hoa cái xuất hiện lông tơ tại các vòi nhụy trong vòng 4 đến 6 ngày

tiếp theo. Khả năng tiếp nhận phấn của vòi nhụy trong khoảng 28 - 36 giờ
(Vũ Công Hậu, 2000)[4].
Các cụm hoa cái mọc đơn lẻ hoặc theo cặp trên chồi cuống hoa hoặc
mọc ra khỏi thân cây hoặc các cành nhánh lớn. Cụm hoa cái có cuống mập
hơn so với cụm hoa đực và thường có vòng thịt ở gốc. Hoa đực được sinh ra ở
đầu chót chồi lá và trên các chồi cuống hoa mọc ra từ các cành cấp 1 và 2.
Khi còn non, các hoa được bao bọc trong những lá mo dày, dai và rụng sớm.


8

Đặc điểm quả Mít: Quả Mít là một quả tụ lớn còn gọi là quả phức màu
vàng dài 30 - 100 cm và đường kính 25 - 50 cm, hình trụ tròn đến hình quả lê
treo trên một cuống bền chắc. Bề mặt quả có nhiều gai nhỏ hình chóp nhô ra
chính là các đỉnh của quả thật nằm bên trong quả phức. Trừ lớp vỏ gai, phần
còn lại của quả Mít hầu như ăn được. Quả phức gồm nhiều quả thật, quả thật
không phát triển tạo thành xơ mít, quả thật phát triển tạo thành múi Mít. Múi
Mít có phần thịt mềm, là thành phần chính để ăn từ quả mít. Các bao hoa của
từng quả thật riêng lẻ phát triển thành các múi và bao quanh các hạt, mỗi thịt
múi và một hạt là một quả riêng lẻ. Thịt múi có màu vàng trắng hoặc vàng và
vàng nhạt (Vũ Công Hậu, 2000)[4].
Trục quả là trục của hoa cái trưởng thành phát triển thành và có hình
chùy, vòm. Nó cứng chắc và có cấu tạo nạc. Trục này chứa các nhu mô rộng
thuôn dài và các thành phần mạch cũng như nhiều chất dẫn xuất nhựa mủ làm
cho phần này của quả không ăn được. Phần tự do thấp hơn của bệ hoa là phần
thịt quả duy nhất và có thể ăn được. Phần hợp nhất ở giữa và vùng tự do phía
trên của hoa cái tạo nên vỏ quả, nó là cái sau này tạo thành các đỉnh hình nón
của vỏ và điều này có thể phân biệt giữa lông, lớp hạ bì cứng, mô nền thành
dày, các thành phần mạch, vỏ xơ và tạo nhựa mủ làm cho các vùng hình nón
của quả cứng nhắc và bảo vệ quả (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Trong múi Mít đa số có hạt và đôi khi không có do hạt bị thoái hóa. Hạt
rắn chắc và màu sáp, hình bầu dục, hình thuôn hoặc thuôn dài hình elip. Mỗi
hạt có kích thước 2 - 4 x 1 - 2 cm và khối lượng 2,5 - 14 g với một lớp vỏ da.
Thông thường mỗi quả có từ 100 đến 500 hạt (Vũ Công Hậu, 2000)[4].
Vỏ ngoài hạt mỏng, cứng, dai, giống như giấy da và nhăn nheo khi khô.
Phía trong vỏ hạt là màng mỏng có màu nâu. Hạt dày ở rốn hạt, nằm cùng với
lỗ noãn ở đầu xa hoặc gần đầu lưới của hạt. Có 2 lá mầm (tử diệp) không
bằng nhau, với một lá mầm chỉ bằng khoảng một nửa kích thước của lá kia.
Nội nhũ nếu có rất nhỏ. Phôi có một rễ mầm nhỏ nổi ở bề ngoài (thùy cơ bản
của lá mầm nhỏ hơn chưa được phát triển) (Vũ Công Hậu, 2000)[4].


9

1.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây mít
Mít là cây trồng nhiệt đới nên thích nghi với khí hậu nhiệt đới ẩm và
cận nhiệt đới, do vậy nó có thể thích nghi ở nhiều vùng khí hậu từ trung bình
đến ẩm và ẩm ướt ở các quốc gia trồng mít. Loài này cũng được trồng rộng
rãi ở vùng khí hậu khô và mát hơn so với các loài khác cùng chi Mít. Cây có
thể cho năng suất cao đặc biệt là khu vực giữa vĩ độ 25º Bắc và Nam của xích
đạo, thậm chí lên đến 30º Bắc và Nam. Nó có khả năng sinh trưởng ở độ cao
dưới 1600 m so với mực nước biển. Cây mọc ở độ cao trên 1330 m phát triển
kém hơn và nếu có quả thì chất lượng cũng giảm. Chất lượng quả tốt hơn ở độ
cao thấp hơn, từ 152 - 213 m (Haq, 2006)[1]. Tuy nhiên, mít phát triển tốt
nhất ở những khu vực quang đãng dưới ánh nắng mặt trời đầy đủ. Nó có thể
được trồng ở bất kỳ loại đất vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới nào trừ
đất mặn, ngập nước hoặc dễ bị lũ lụt. Ở nước ta từ Bắc vào Nam, ở đâu cũng
trồng được Mít, trừ những vùng cao phía Bắc, tuy nhiên riêng vùng Đức
Trọng, Lâm Đồng cao 1000 m Mít sinh trưởng phát dục bình thường, tuy có
chậm hơn ở vùng thấp (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Để sinh trưởng và phát triển tối ưu, Mít yêu cầu nhiệt độ ấm, ẩm, khí
hậu và lượng mưa phân bố đều ít nhất 1500 mm. Theo Vũ Công Hậu
(2000)[4] chỉ nên trồng Mít ở những vùng có lượng mưa từ 1000 mm trở lên.
Tăng trưởng sẽ bị chậm lại nếu lượng mưa dưới 1000 mm. Để sản xuất Mít
cho năng suất ổn định cần lượng mưa hàng năm từ 1000 - 2400 mm trở lên
(Haq, 2006)[1]. Cây Mít không chịu được điều kiện đất ẩm ướt hoặc ngập liên
tục, cây có thể suy yếu và chết sau 2 - 3 ngày trong điều kiện đất ngập ướt.
Trong một vườn tạp, cây Mít sẽ chết đầu tiên khi bị úng ngập.
Mít yêu cầu nhiệt độ ấm, không chịu được nhiệt độ thấp và nhiều
sương muối. Ở độ cao trên 1000 m cây sinh trưởng kém. Ẩm độ không khí
RH thích hợp là 80%. Yêu cầu lượng mưa hàng năm là 1500 – 2000 mm. Ở
những vùng có độ ẩm không khí 50 - 60% vào những ngày nắng gắt, trong
khi các cây khác khó sống sót thì cây Mít vẫn phát triển bình thường.
Mặc dù sinh trưởng mạnh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, cây Mít
thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau. Nó chịu được nhiệt độ thấp hơn,


10

cây trưởng thành có thể sống sót ở nhiệt độ -3ºC, lá của cây có thể hư hại ở
0ºC, các cành nhánh ở -1ºC, các nhánh và cây có thể bị chết ở -2ºC. Cây chịu
được các điều kiện gió nhẹ đến trung bình. Mít có thể sống sót và phục hồi
sau những cơn gió mạnh đến mức gẫy cành (Popenoe, 1974; Haq, 2006)[1,5].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MÍT TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Nghiên cứu về giá trị sử dụng của Mít
Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và sử dụng các bộ phận thu hoạch
trên cây mít được nhiều tác giả trên thế giới công bố. Các tài liệu khoa học
cho thấy, Mít rất giàu năng lượng, nước, protein, gluxit, canxi, photpho, sắt,
betacaroten, vitaminC, vitamin B1, B2, PP, kali, phytonutrient (lignans,
isoflavones và saponins) và là thực phẩm giàu kali giúp làm giảm huyết áp.

Dinh dưỡng thực vật (Phytonutrient) chứa nhiều hoạt chất có đặc tính chống
lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, làm chậm tiến trình thoái hoá tế
bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da (Haq, 2006; APAARI, 2012;
Baliga et al., 2011)[1,6,7].
Thành phần các chất trong quả Mít thay đổi tùy theo giống, tuổi cây,
mùa vụ và giai đoạn phát triển của quả. Hàm lượng carbohydrate trong quả
của các giống Mít khác nhau có thể thay đổi từ 37,4% đến 42,5%, protein
0,57 to 0,97%, chất xơ từ 0,57 đến 0,86%. Khi so sánh với các loại trái cây
nhiệt đới khác, thịt quả và hạt chứa nhiều protein, canxi, sắt, nhóm vitamin B
trong đó vitamin B1 là nhiều hơn cả và Mít giàu vitamin C (USDA, 2008;
Azad, 2000; Haq, 2006; R.A.S.N. Ranasinghe et al., 2019; Tiwari và
Vidyarthi, 2015)[1,8,9,10,11].
Hương thơm của quả Mít là hổn hợp các chất thơm dể bay hơi là:
isovalerate ethyl, 3 methylbutyl acetate, 1-butanol, propyl isovalerate,
isovalerate isobutyl, 2 methylbutanol, và butyl isovalerate. Hương vị của múi
Mít chín được so sánh với một sự kết hợp các hương vị của táo, dứa, xoài và
chuối. Thịt của múi Mít chín gồm đường, tinh bột, giàu khoáng chất và
Vitamin và là nguồn chất xơ tiêu hóa. Các múi Mít chín có thể ăn tươi, có vị


11

rất ngọt do có hàm lượng đường cao như glucoza, fructoza từ 10 - 15%
(Rupanawar H.D., 2012).
Vỏ quả (bao gồm cả những bao hoa không được thụ tinh) thường được
chế biến thành xi-rô và thạch. Nó cũng là nguồn nguyên liệu cho chiết xuất
pectin. Vỏ và các bộ phận bỏ đi khác của quả có giá trị cao như một loại thức
ăn bổ dưỡng cho gia súc, đặc biệt là cho cừu (Sudiyani et al., 2002)[12]. Tỷ lệ
tiêu hóa tốt nhất khi bổ sung thêm đạm. Sử dụng bánh mật đường-urê trộn với
phụ phẩm của mít rất tốt cho gia súc.

Hạt mít rất bổ dưỡng, giàu kali, chất béo, carbohydrate và khoáng chất.
Chúng là thành phần cho nhiều chế phẩm ẩm thực. Sau khi luộc hoặc rang,
hoặc sấy khô và muối hạt có thể ăn được, hoặc nghiền để làm bột được trộn
với bột mì để nướng. Hạt mít có thể được ngâm trong nước muối hoặc ở dạng
cà ri, tương tự như việc sử dụng quả mít xanh, bằng cách loại bỏ các chất ức
chế trypsin bằng nhiệt độ (Siddappa, 1957)[13].
Hạt mít chứa hai loại lectin (là các protein gắn kết với carbonhydrate),
jacalin và artocarpin. Jacalin có tác dụng ức chế virus herpes simplex típ 2 và
hữu ích trong việc đánh giá tình trạng miễn dịch của bệnh nhân nhiễm virus
suy giảm miễn dịch ở người 1 (HIV1). Nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất
jacalin, phân lập glycoprotein huyết tương ở người, thăm dò phân tích sự phát
hiện khối u (Kabir, 1998)[14].
Lá mít được sử dụng làm đĩa gói thức ăn ở nhiều vùng của tiểu lục địa
Ấn Độ. Tuy nhiên, lá non dễ bị gia súc và các vật nuôi khác ăn. Lá cây mít có
thể nuôi dê, lợn rất tốt. Lá mít là nguồn cung cấp canxi (Ca) và natri (Na) tốt
và nếu kết hợp với cám gạo sẽ cho sự phát triển tốt hơn đối với động vật nhai
lại. Thanh Van et al. (2005)[15] phát hiện ra việc cho gia súc ăn hỗn hợp của
lá mít với cây họ đậu Flemingia macrophylla cho lượng ăn cao hơn so với
thức ăn chỉ có lá mít.
Mặc dù một số tác giả đã đề cập đến việc sử dụng các bộ phận khác
nhau của cây mít trong y học cổ truyền. Các nhà chuyên môn y khoa ở châu Á
nhiệt đới khuyến nghị sử dụng trong y học, tuy nhiên chưa làm rõ bằng chứng


12

lâm sàng đặc trưng. Thông tin hiện tại về tác dụng của một số chỉ định y dược
mới chỉ dựa trên một số ít sàng lọc hóa học và số lượng thử nghiệm lâm sàng
rất hạn chế. Chất chiết xuất từ lá mít đã được tìm thấy để thúc đẩy dung nạp
glucose khi thử nghiệm trên bệnh nhân tiểu đường. Khan và cộng sự

(2003)[16] báo cáo rằng phần butanol của vỏ rễ và chiết xuất từ quả có hoạt
tính chống lại một loạt vi khuẩn và động vật nguyên sinh. Chiết xuất lá trong
nước nóng chứa flavonoid, anthocyanin, tannin và proanthocyanidin làm tăng
khả năng dung nạp glucose của bệnh nhân tiểu đường.
Tâm gỗ Mít cho thấy 2 hợp chất hoạt động: 6 - (3methyl-lbutenyl) -5,2,
4, 4-trihydroxy-3-isoprenyl-7-methoxyflavone và 5,7,2, 4’-tetrahydroxy-6isoprenylflavone. Những isoprenylflavones là hợp chất mạnh để ngăn ngừa
sâu răng (Sato al., 1996)[17].
Thành phần của gỗ mít đã được xác định, nó chứa 56% cellulose,
28,7% lignin và 18,64% pentosan. Khi được sử dụng làm củi đun, nó cho ra
38,74% than với giá trị năng lượng là 7183,37 cal/g (Komarayati, 1995)[18].
Làm than bánh cũng tốt, với độ ẩm 5,10%, tro 3,06%, carbon cố định 71,23%,
chất bay hơi 25,51%, mật độ 0,63% g/cm³, cường độ nén 350kg/cm³ và giá trị
nhiệt lượng 6487,28 cal/g.
Gỗ Mít là loại có giá trị sử dụng cao, gỗ có xu hướng thay đổi màu sắc
theo tuổi từ vàng hoặc cam sang đỏ nâu đậm. Nó được phân loại là một loại
gỗ cứng vừa. Độ bền tự nhiên của gỗ chống lại nấm, vi khuẩn và mối mọt rất
cao. Gỗ có nhu cầu thị trường cao, đứng thứ hai sau gỗ tếch ở nhiều nước
châu Á (Gunasena et al., 1996)[19]. Ấn Độ xuất khẩu gỗ mít sang châu Âu.
Gỗ mít từ cây bốn đến bảy năm tuổi thường được sử dụng cho đồ nội thất,
xây dựng nhà và một loạt các sản phẩm bằng gỗ như cột buồm, cửa, ghế và
nhạc cụ. Ở Indonesia, gỗ có giá trị sử dụng trong các cung điện lâu đài và ở
Đông Dương, nó thường được sử dụng trong các kiến trúc đình, đền. Gỗ mít
có giá tốt, tương tự gỗ gụ nhưng thấp hơn gỗ tếch, ở thị trường địa phương.
Sử dụng cho gỗ không phải là một phần của chiến lược sinh tồn của những
người nông dân sản xuất nhỏ.


13

Vỏ cây có thể làm ra một loại gôm sẫm màu, tan trong nước, chứa ca

3,3% tanin. Phần bên trong của vỏ cây đôi khi được làm thành dây hoặc vải
(Purseglove, 1968)[20].
Cây Mít còn có giá trị về mặt môi trường sinh thái. Tán cây mít là lớp
che phủ nhiều năm cho đất, đóng vai trò là cây bóng mát và giảm thiểu tác
động của mưa lên mặt đất. Ở vị trí vùng cao, cây mít thường được trồng trên
các sườn dốc và đồi để giúp kiểm soát xói mòn đất (Haq, 2006)[1]. Chúng
cũng có thể được trồng để giúp hấp thu nước ngầm để giảm thiểu lũ lụt, vì cây
có hệ thống rễ lan rộng. Mít thường được trồng trong những khu vườn nông
trại, trong vườn cây ăn quả, hoặc sử dụng như một cây trồng xen trong các
vườn cây khác như cây bóng mát trong vườn cà phê, vườn cau, thảo quả và
đồi dứa và làm choái sống để dây tiêu đen bám. Nó thể hiện như là một phần
của nhiều hệ thống nông lâm kết hợp.
Tốc độ phân hủy của lá mít rất nhanh, bù thêm vào đất chất hữu cơ và
giúp duy trì độ ẩm của đất nhờ hiệu ứng của lớp che phủ bằng mùn. Cây chịu
được điều kiện gió nhẹ đến vừa phải và đã có quan sát sự tồn tại và phục hồi
sau những cơn gió mạnh, nó chỉ gây thiệt hại nhỏ cho cành cây. Cây mít thỉnh
thoảng được trồng làm cây chắn gió trong vườn cây ăn quả ở bán đảo Ấn Độ.
Cây có thể làm giảm tác động của gió, nếu được trồng xung quanh nhà dân.
1.2.2. Nghiên cứu về nông học với cây Mít
Nghiên cứu các về vấn đề nông học đối với cây mít cũng được nhiều
tác giả công bố. Người ta biết rất ít về việc chọn tạo giống mít. Điều này có
thể là do vị thế của mít là một loại cây ăn quả thứ yếu mặc dù nó có giá trị
dinh dưỡng cao và phạm vi sử dụng rộng rãi. Bất kỳ nỗ lực nào để tạo ra
giống mít cải tiến đều là nhắm vào mục tiêu sản xuất thương mại nhưng cũng
sẽ có giá trị đối với cây trồng trong vườn nhà. Để bắt đầu cải tiến giống đòi
hỏi một sự hiểu biết cơ bản về các dòng vô tính hiện có. Nông dân đã chọn
các dòng vô tính từ các quần thể tự nhiên dựa trên các đặc tính mong muốn
của họ nhưng việc lựa chọn không nghiêm ngặt. Do đó, một số cây ra quả
thơm ngọt, những cây khác lại ra quả khô và chua. Tuyển chọn tốt hơn và
nhân giống vô tính của các dòng có thể thực hiện được và cũng cần phải nỗ



14

lực để kéo dài mùa ra quả. Mặc dù có rất ít nghiên cứu được thực hiện về khả
năng tương thích gốc ghép và cành ghép, bằng chứng cho đến nay là có sự
biến động lớn về hiệu suất tiếp hợp giữa cành ghép với các gốc ghép khác
nhau (Azad et al. 2007)[21].
Khi nghiên cứu về giống mít, Samaddar (1988)[22] báo cáo rằng không
có giống mít nào khác biệt. Hossain và Haq (2006)[23] cũng báo cáo rằng
không có giống mít nào được khuyến cáo cho sản xuất. Các loại mít khác
nhau đã đưa vào sản xuất thương mại cùng với các tên địa phương khác nhau
để đặt tên các giống. Giống cây Rudrakshki, và ‘Singapore Jack, (Ceylon
Jackát) ở Ấn Độ được chọn lọc từ hạt. Các dòng tuyển chọn được nhân giống
vô tính (ví dụ ở Ấn Độ, các giống cây được gọi là 'Gulabi', 'Chamooa',
'Hazari'; ở Bangladesh 'Gala', 'Khaja', 'Hazari 'v.v.) nhưng làm thế nào để
phân biệt các giống này với nhau thì vẫn chưa được tiến hành. Các dòng
tuyển chọn từ một quốc gia chuyển đến một quốc gia khác đã được đặt tên
riêng. Điều này gây ra sự nhầm lẫn. Ở Sri Lanka, một loại gọi là ‘Vela’, với
đặc điểm thịt quả mềm lại có cùng đặc điểm mô tả với giống có tên là
‘Gerisssa’ở Ấn. Nhiều tên gọi địa phương liên quan đến các thuộc tính của
cây, ví dụ ‘Gulabi’ có nghĩa là thơm như hoa hồng, ‘Champa’ có nghĩa là
hương vị như mít tố nữ, ‘Hazari’ có nghĩa là năng suất quả cao (Samaddar,
1988)[22].
Nhìn chung những tên gọi giống mít dựa trên ba nhóm đặc điểm thịt
quả: i) Thịt mềm khi chín, cùi mỏng, có xơ, mềm, mọng nước và quả dễ dàng
tạo ra lực đẩy lại ngón tay, ii) Thịt chắc thịt dày, chắc và giòn và hương vị rất
khác nhau và iii) Có một số giống mít trung gian giữa hai loại và được gọi là
loại Adarsha. Samaddar (1988)[22] cũng thực hiện một phân loại tương tự về
mít. Cần nghiên cứu nhiều hơn về sự phân bố địa lý của các giống và mối

quan hệ của chúng.
Các giống mít khác nhau rất nhiều về tuổi mang quả. Các giống sớm
như "Singapore Jak" cho quả sau 2 - 3 năm trồng ở Ấn Độ và Sri Lanka. Các
cây được nhân giống vô tính khác cũng ra quả sau 4 - 5 năm trồng. Ở
Bangladesh nhân giống bằng nuôi cấy mô, cây ra quả từ ba năm sau khi trồng


15

(Azad et al., 2007)[21]. Tuy nhiên, một số giống có thể mất từ 8 - 10 năm để
có quả. Có sự khác biệt về tập tính ra quả theo khu vực, cụ thể ở miền Nam
Ấn Độ cây trưởng thành sau 6 - 7 năm thì ra quả, nhưng trong thời tiết mát
mẻ của miền Bắc Ấn Độ việc ra quả bị muộn hơn, ở vùng có độ cao so với
mực nước biển cao hơn ra quả cũng bị muộn hơn.
Một cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh sẽ tạo ra tới 200 - 250 quả,
mỗi quả nặng 5 - 35 kg, trong điều kiện thuận lợi có quả có thể nặng 55 kg
(Ghosh, 1996)[24]. Bởi vì mít là cây ăn quả chưa được quan tâm, cho nên
không có dữ liệu thống kê đáng tin cậy về sản xuất từ các nước sản xuất.
Năng suất quả trên mỗi cây khác nhau rất nhiều tùy theo tuổi cây, giống, mùa
vụ và địa phương. Trung bình 100 - 250 quả/cây. Tuy nhiên, một số giống cây
cho quả nhiều hơn vì chúng ra quả quanh năm.
Dựa vào quy mô sản xuất dự định và điều kiện của đất mà xác định
kiểu đồng ruộng để chuẩn bị theo yêu cầu. Đối với vườn nông trại và vườn
cây ăn quả nhỏ, việc chuẩn bị đất chỉ cần đào hố trồng đủ lớn để chứa bầu đất
và rễ đi cùng với vật liệu trồng (Coronel, 1983)[25]. Đối với các đồn điền
thương mại hoặc quy mô lớn trên các địa điểm chưa khai hoang, các khu vực
trồng cần được dọn sạch, sau đó cày xới nhiều lần cho đến khi đạt được một
mức độ mong muốn. Trường hợp đất có rừng thứ sinh phát triển, cần chặt hạ
cây, các gốc cây cần loại bỏ hoặc đốt cháy, và toàn bộ khu vực dọn sạch trước
khi đào hố trồng.

Theo tác giả Haq (2006)[1] ở điều kiện trung bình, cây mít có thể bắt
đầu ra quả sau khi trồng từ ba đến năm năm, nhưng hầu hết các giống cây
phải mất khoảng bảy đến tám năm để đạt được mức sản xuất tốt. Ở
Bangladesh, cây được nhân giống in vitro bắt đầu đậu quả sau ba năm và mùa
quả kéo dài khoảng bốn tháng.
Hạt mít là loại khó tính (recalcitrant) nên không thể sống sót khi làm
khô và không thể bảo quản trong thời gian dài vì chúng mất khả năng nảy
mầm. Nên gieo hạt càng sớm càng tốt sau khi tách từ quả. Hạt phải được rửa
sạch để loại bỏ lớp phủ nhầy nhớt. Lưu trữ trong túi quá 21 ngày có thể gây
mất khả năng nảy mầm của hạt. Trong trường hợp cần phải lưu trữ hạt, hạt


×