Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

luận văn thạc sĩ nghiên cứu phân loại chi chàm (strobilanthes blume) thuộc họ ô rô (acanthaceae) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.33 MB, 223 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Bùi Thị Thu Trang

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CHÀM
(STROBILANTHES Blume) THUỘC HỌ Ô RÔ
(ACANTHACEAE Juss.) Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Bùi Thị Thu Trang


NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CHÀM
(STROBILANTHES Blume) THUỘC HỌ Ô RÔ
(ACANTHACEAE Juss.) Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 8 42 01 11

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đỗ Văn Hài

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2020


i

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung
thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Học viên

Bùi Thị Thu Trang


ii

Lời cảm ơn

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ

chân thành và quý báu của các thầy cô, anh chị em, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học
là TS. Đỗ Văn Hài đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn trong
suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, mã số VAST04.03/20-21, Nhiệm vụ hợp tác quốc tế giữa
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Quỹ Nghiên cứu Quốc
gia Hàn Quốc (NRF), mã số: QTKR01.02/20-21) và đề tài cơ sở mã số: IEBR
ĐT.7-20 đã hỗ trợ kinh phí và các trang thiết bị cho nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ Phòng Thực vật học - Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, đã nhiệt tình giúp đỡ và có những đóng góp q
báu cho tơi trong thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng thực vật học,
Ban lãnh đạo Viện, phụ trách đào tạo sau đại học, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, các thầy cô giáo giảng dạy lớp cao học, đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của
các nhà khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn đồng
nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên

Bùi Thị Thu Trang


iii

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ
Danh mục ảnh
Danh mục bản đồ
Danh mục các chữ viết tắt
Ký hiệu viết tắt các phòng tiêu bản
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn .................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài luận văn: ....................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn ....................................... 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Tình hình nghiên cứu, các hệ thống phân loại họ Ơ rơ (Acanthaceae) và
chi Chàm (Strobilanthes Blume) trên thế giới .................................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu họ Ơ rơ (Acanthaceae) và Chi chàm (Strobilanthes
Blume) các nƣớc lân cận và ở Việt Nam .......................................................... 8
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.. ............................................................................................................. 13
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 13
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 15


iv

3.1. Đặc điểm hình thái chi Chàm (Strobilanthes Blume) ở Việt Nam .......... 15

3.1.1. Hình thái thân ....................................................................................... 15
3.1.2. Lá .......................................................................................................... 15
3.1.3. Cụm hoa ................................................................................................ 16
3.1.4. Lá bắc và lá bắc con .............................................................................. 17
3.1.5. Đài ......................................................................................................... 17
3.1.6. Tràng ..................................................................................................... 18
3.1.7. Quả ........................................................................................................ 19
3.1.8. Hạt ......................................................................................................... 20
3.2. Lựa chọn hệ thống phân loại chi Chàm (Strobilanthes Blume) ở Việt
Nam ....................................................................................................... ……..20
3.3. Mơ tả chi, khóa định loại đến lồi và mơ tả các loài thuộc chi Chàm
(Strobilanthes Blume) ở Việt Nam ................................................................. 22
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 89
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91
BẢNG TRA CỨU TÊN KHOA HỌC
BẢNG TRA CỨU TÊN VIỆT NAM
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Ảnh màu các đặc điểm hình thái và lồi của chi Chàm (Strobilanthes
Blume) ở Việt Nam
Phụ lục 2: Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Chàm (Strobilanthes Blume) ở
Việt Nam


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Hệ thống phân loại chi Chàm (Strobilanthes Blume) ở

Việt Nam theo hệ thống của R. W. Scotland & K. Vollesen (2000)

21


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Hình thái lá một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.2: Hình thái cụm hoa một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.3: Hình thái lá bắc một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.4: Hình thái lá bắc con một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.5: Hình thái đài một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.6: Hình thái tràng một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.7: Hình thái nhị một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.8: Hình dạng bộ nhụy một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.9: Hình thái quả một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.10: Hình thái hạt một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Hình 3.11: Strobilanthes adpressa J. R. I. Wood
Hình 3.12: Strobilanthes repanda (Blume) J. R. Benn.
Hình 3.13: Strobilanthes longzhouensis H. S. Lo & D. Fang
Hình 3.14: Strobilanthes aprica (Hance) T. Anders. ex Benth.
Hình 3.15. Strobilanthes hypomalla Benoist
Hình 3.16: Strobilanthes tetrasperma (Champ. ex Benth.) Druce
Hình 3.17: Strobilanthes speciosa Blume
Hình 3.18: Strobilanthes barbigera J.R.I.Wood, Nuraliev & Scotland
Hình 3.19: Strobilanthes longipedunculata Terao ex J.R.I.Wood
Hình 3.20: Strobilanthes dimorphotricha Hance
Hình 3.21: Strobilanthes erecta C. B. Clarke

Hình 3.22: Strobilanthes paniculata (Nees) Miq.
Hình 3.23: Strobilanthes chinensis (Nees) J. R. I. Wood & Y. F. Deng


vii

Hình 3.24: Strobilanthes bibracteatus Blume
Hình 3.25: Strobilanthes echinata Nees
Hình 3.26: Strobilanthes cruciata (Bremek.) Terao
Hình 3.27: Strobilanthes anamitica Kuntze
Hình 3.28: Strobilanthes patulus Benoist
Hình 3.29: Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze
Hình 3.30: Strobilanthes atropurpurea Nees
Hình 3.31: Strobilanthes helicta T. Anders.
Hình 3.32: Strobilanthes pateriformis Lindau
Hình 3.33: Strobilanthes brunnescens Benoist
Hình 3.34: Strobilanthes abbreviata Y. F. Deng & J. R. I. Wood
Hình 3.35: Strobilanthes nobilis C.B.Clarke
Hình 3.36: Strobilanthes polyneuros C. B. Clarke ex W. W. Smith
Hình 3.37: Strobilanthes schomburgkii (Craib) J.R.I.Wood
Hình 3.38: Strobilanthes auriculata Nees
Hình 3.39: Strobilanthes multangula Benoist
Hình 3.40: Strobilanthes affinis (Griff.) Terao ex J. R. I. Wood & J. R.Bennett
Hình 3.41: Strobilanthes tonkinensis Lindau
Hình 3.42: Strobilanthes dalzielii (W. W. Smith) Benoist
Hình 3.43: Strobilanthes bantonensis Lindau


viii


DANH MỤC ẢNH

Ảnh 3.1: Hình thái thân của chi Chàm (Strobilanthes) ở Việt Nam
Ảnh 3.2: Hình thái lá một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.3: Hình thái cụm hoa một số loài chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.4: Hình thái lá bắc một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.5: Hình thái lá bắc con một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.6: Hình thái đài một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.7: Hình thái tràng một số loài chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.8: Hình thái nhị một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.9: Hình thái bộ nhụy một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.10: Hình thái quả một số lồi chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.11: Hình thái hạt một số loài chi Chàm ở Việt Nam
Ảnh 3.12: Strobilanthes longzhouensis H. S. Lo & D. Fang
Ảnh 3.13: Strobilanthes tetrasperma (Champ. ex Benth.) Druce
Ảnh 3.14: Strobilanthes speciosa Blume
Ảnh 3.15: Strobilanthes barbigera J.R.I.Wood, Nuraliev & Scotland
Ảnh 3.16: Strobilanthes longipedunculata Terao ex J.R.I.Wood
Ảnh 3.17: Strobilanthes dimorphotricha Hance
Ảnh 3.18: Strobilanthes dimorphotricha subsp. rex (C. B. Clarke) J.R.I.Wood
Ảnh 3.19: Strobilanthes erecta C. B. Clarke
Ảnh 3.20: Strobilanthes chinensis (Nees) J. R. I. Wood & Y. F. Deng
Ảnh 3.21: Strobilanthes bibracteatus Blume
Ảnh 3.22: Strobilanthes gigantodes Lindau
Ảnh 3.23: Strobilanthes echinata Nees


ix

Ảnh 3.24: Strobilanthes hossei C. B. Clarke

Ảnh 3.25: Strobilanthes anamitica Kuntze
Ảnh 3.26: Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze
Ảnh 3.27: Strobilanthes helicta T. Anders.
Ảnh 3.38: Strobilanthes pateriformis Lindau
Ảnh 3.29: Strobilanthes brunnescens Benoist
Ảnh 3.30: Strobilanthes cystolithigera Lindau
Ảnh 3.31: Strobilanthes abbreviata Y. F. Deng & J. R. I. Wood
Ảnh 3.32: Strobilanthes polyneuros C. B. Clarke ex W. W. Smith
Ảnh 3.33: Strobilanthes mucronatoproducta Lindau
Ảnh 3.34: Strobilanthes schomburgkii (Craib) J.R.I.Wood
Ảnh 3.35: Strobilanthes auriculata Nees
Ảnh 3.36: Strobilanthes multangula Benoist
Ảnh 3.37: Strobilanthes tonkinensis Lindau
Ảnh 3.38: Strobilanthes dalzielii (W. W. Smith) Benoist
Ảnh 3.39: Ảnh mẫu chuẩn 1
Ảnh 3.40: Ảnh mẫu chuẩn 2
Ảnh 3.41: Ảnh mẫu chuẩn 3
Ảnh 3.42: Ảnh mẫu chuẩn 4
Ảnh 3.43: Ảnh mẫu chuẩn 5
Ảnh 3.44: Ảnh mẫu chuẩn 6
Ảnh 3.45: Ảnh mẫu chuẩn 7
Ảnh 3.46: Ảnh mẫu chuẩn 8
Ảnh 3.47: Ảnh mẫu chuẩn 9
Ảnh 3.48: Ảnh mẫu chuẩn 10


x

DANH MỤC BẢN ĐỒ
(có liên quan đến cơng trình này)


Bản đồ 3.1. Bản đồ Việt Nam có chú thích các tỉnh, thành phố
Bản đồ 3.2. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 1
Bản đồ 3.3. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 2
Bản đồ 3.4. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 3
Bản đồ 3.5. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 4
Bản đồ 3.6. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 5
Bản đồ 3.7. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 6
Bản đồ 3.8. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 7
Bản đồ 3.9. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 8
Bản đồ 3.10. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 9
Bản đồ 3.11. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 10
Bản đồ 3.12. Bản đồ phân bố các loài thuộc chi Strobilanthes hiện biết ở Việt
Nam 11


xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Loc.class.

VQG

Locus classicus (chỗ ở điển hình- nghĩa là địa điểm thu thập
của mẫu)
Vƣờn Quốc gia


xii

K HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÕNG TIÊU BẢN

A

Herbarium of the Arnold Arboretum, Harvard University, U.S.A.

BM

Herbarium, The Natural History Museum, London, England, U.K.

CAL

Central National Herbarium, Botanical Survey of India, India

E
FHO

Herbarium, Royal
Scotland, U.K.


Botanic

Garden

Edinburgh,

Edinburgh,

Daubeny Herbarium, University of Oxford, England, U.K.

GXMI

Herbarium, Guangxi Institute of Traditional Medical and
Pharmaceutical Sciences, People's Republic of China

GZU

Herbarium, Institute for Plant Sciences, Austria

HN

Herbarium, Department of Botany, Institute of Ecology and
Biological Resources, Hanoi, Vietnam

HNU

Herbarium, Hanoi National University, Hanoi, Vietnam

IBSC


Herbarium, South China Botanical Garden, Guangzhou, People's
Republic of China

K

Herbarium, Royal Botanic Gardens, Kew, England, U.K.

KW

National Herbarium of Ukraine, M.G. Kholodny Institute of
Botany, National Academy of Sciences of Ukraine, Ukraine

L

Naturalis Biodiversity Center, Nationaal Herbarium Nederland,
The Netherlands

MW

Herbarium, Faculty of Biology, Moscow State University,
Moscow, Russia


xiii

NY
P

The New York Botanical Garden, New York, U.S.A.

Herbier National, Muséum National d'Histoire Naturelle, Paris,
France

SING Singapore Herbarium, Singapore Botanic Gardens, Singapore
VNM

Herbarium, Institute of Tropical Biology, Hochiminh City,
Vietnam


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật
phong phú và đa dạng. Việc nghiên cứu phân loại thực vật là công việc rất
cần thiết vì điều này sẽ góp phần vào việc xác định số lồi hiện có, đánh giá
tính đa dạng của sinh vật, đóng góp vào dẫn liệu biên soạn bộ sách “Thực
vật chí Việt Nam” và xa hơn nữa sẽ góp phần bảo tồn bền vững hệ thực vật
đa dạng này.
Trên thế giới, họ Ơ rơ (Acanthaceae Juss) có khoảng 220 chi với 4000
loài [1], phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là Nam và Đông Nam Á,
châu Phi, Brazil và Trung Mỹ; một số chi phân bố rộng đến vùng ôn đới, khu
vực Địa Trung Hải và Tây Á. Ở Việt Nam, họ Ơ rơ là một trong những họ có
số lƣợng lồi nhiều và đa dạng nhất với trên 40 chi và trên 200 loài [2].
Chi Chàm (Strobilanthes Blume) là một trong những chi có số lƣợng
lồi nhiều của họ Ơ rơ (Acanthaceae). Cho đến nay, chi này đã ghi nhận đƣợc
khoảng 400 loài [1], phân bố rộng từ Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Đơng Nam
Á, mở rộng đến phía tây Afghanistan, phía bắc Nhật Bản và phía nam New

Guinea. Phần lớn các lồi mọc ở trong rừng với khí hậu nhiệt đới gió mùa,
một số ít lồi tìm thấy ở vùng rừng mƣa nhiệt đới của Malay Peninsula or
Borneo (J. R. I. Wood & al. 2017) [3]. R. Benoist (1935) đã công bố và mơ tả
38 lồi thuộc chi này ở Đơng Dƣơng và Thái Lan, trong đó Việt Nam có 28
lồi [4]. Theo Trần Kim Liên (2015) [2], chi này có 33 loài và chúng phân bố
rộng rãi từ Bắc vào Nam. Trong những năm gần đây, Đỗ Thị Xuyến, Đỗ Văn
Hài (2006) đã bổ sung một loài thuộc chi Strobilanthes [5]; J. R. I. Wood &
al. (2017) đã công bố một loài mới thuộc chi này ở Đắk Lắk [3]. Tại hội nghị
khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7 đã ghi nhận
loài Strobilanthes hossei có phân bố ở Việt Nam, đƣa tổng số loài thuộc chi
này lên 36 loài [6].


2

Tuy nhiên hiện nay, số lƣợng, vị trí, danh pháp và mô tả của nhiều
taxon cần thay đổi và bổ sung; mẫu nghiên cứu và vùng phân bố của các lồi
cần đƣợc cập nhật. Vì vậy, cần có một cơng trình nghiên cứu phân loại chi
này một cách tồn diện, đầy đủ và mang tính hệ thống. Do đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phân loại chi Chàm (Strobilanthes
Blume) thuộc họ Ơ rơ (Acanthaceae) ở Việt Nam” để có những dẫn liệu
khoa học đầy đủ góp phần biên soạn bộ Thực vật chí Việt Nam.
2. Mục đích của đề tài
Hồn thành việc phân loại chi Chàm (Strobilanthes Blume) thuộc họ Ơ
rơ (Acanthaceae) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, làm cơ sở để
biên soạn Thực vật chí cũng nhƣ các cơng trình khác về chi này ở nƣớc ta.
3.

nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


*Ý nghĩa khoa học:
Kết quả của luận văn góp phần bổ sung và hồn chỉnh vốn kiến thức về
phân loại chi Chàm (Strobilanthes Blume) ở Việt Nam, là bƣớc chuẩn bị quan
trọng để biên soạn bộ sách “Thực vật chí Việt Nam” về họ Ơ rơ (Acanthaceae
Juss). Bên cạnh đó, kết quả của đề tài cịn nhằm phục vụ cho các nghiên cứu
sâu hơn trên các lĩnh vực khác nhau của chi Chàm (Strobilanthes Blume) ở
Việt Nam.
*Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các ngành ứng dụng
và sản xuất nhƣ Nông – Lâm nghiệp, Dƣợc học, Tài nguyên thực vật, Đa dạng
sinh học và trong công tác đào tạo.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HỌ Ô
RÔ (ACANTHACEAE) VÀ CHI CHÀM (STROBILANTHES Blume) TRÊN
THẾ GIỚI
Từ thế kỷ 18, Linnaeus (1753) [7] ngƣời đƣợc coi là ông tổ của ngành
phân loại thực vật, đã mô tả và đặt tên cho 6 chi và 30 loài mà sau này chúng
đƣợc xếp vào họ Ơ rơ (Eranthemum (1 lồi), Justicia (11 lồi), Acanthus (4
loài), Barleria (5 loài), Ruellia (8 loài), Dianthera (1 loài). Các chi và loài này
đƣợc tác giả xếp vào phân lớp hai nhị, một vòi nhụy (Diandria Monogynia) và
4 nhị với 2 dài và 2 ngắn (Dydinamia) cùng với nhiều chi và lồi của nhiều họ
khác cùng có chung đặc điểm trên nhƣ họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Cỏ roi
ngựa (Verbenaceae), họ Nhài (Oleaceae),…
A. L. de Jussieu (1789) [8] là nhà thực vật học đầu tiên đã hệ thống hoá
lại các chi thành các họ riêng biệt và đặt tên cho nhiều họ thực vật, trong đó

có họ Acanthaceae.
Chi Strobilanthes đƣợc Blume công bố năm 1926 [9], cùng với nhiều các
chi khác. Kể từ đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về mặt hệ thống phân
loại họ Ơ rơ và vị trí của chi Strobilanthes với nhiều quan điểm khác nhau:
1.1.1. Vị trí chi Strobilanthes dƣới quan điểm: Chia họ Acanthaceae
thành các tơng (tribus), sau đó chia tiếp thành các phân tơng (subtribus).
E. Nees (1832) [10] có thể coi là ngƣời đầu tiên đƣa ra hệ thống phân
loại họ Acanthaceae. Tác giả dựa vào đặc điểm hạt đính trên giá nỗn có móc
cong để chia họ Acanthaceae thành 3 tơng: Thunbergieae, Nelsonieae và
Echmatacanthi. Đặc điểm chính để phân chia thành 3 tơng chính là: Tơng
Thunbergieae và tơng Nelsonieae hạt đính trên giá nỗn khơng có móc cong
(Retinacula); tơng Echmatacanthi với đặc điểm hạt đính trên giá nỗn có móc
cong; ngồi ra tơng Echmatacanthi đƣợc chia thành 7 phân tơng.
Trong hệ thống này, Strobilanthes là một chi độc lập thuộc tông
Echmatacanthi. Tông này đƣợc chia thành 5 phân tông gồm Hygrophileae,


4

Ruellieae và Barlerieae, Acantheae, Justicieae. Chi Strobilanthes đƣợc xếp
trong phân tông Ruellieae với đặc điểm tràng dạng ống, chỉ nhị dạng mành,
bao phấn 2 ơ, các ơ bao phấn đính song song. Chi này đƣợc xếp cùng với một
số chi mà sau này là tên đồng nghĩa của Strobilanthes. Cách phân chia này tỏ
ra chƣa hợp lý mà các tác giả về sau không thừa nhận cũng nhƣ một số chi
sau này là tên đồng nghĩa.
Đến năm 1847, E. Nees trong cơng trình với A. P. de Candolle [11] dựa
vào đặc điểm: hạt đính trên giá nỗn có móc cong, mấu cong trên hạt, số
lƣợng nhị, số lƣơng bao phấn, hình dạng và vị trí đính của bao phấn,… để đƣa
ra hệ thống phân loại họ Acanthaceae gồm 11 tông. Chi Strobilanthes thuộc
phân tông Ruellieae căn cứ vào đặc điểm xếp của lá đài và hoa, nhị. Đây là

một công trình đƣợc nhiều nhà thực vật sử dụng bởi trong đó mơ tả tất cả các
lồi đã biết về cây hai lá mầm, cây hạt trần cũng nhƣ công bố nhiều loài mới
cho khoa học. Tuy nhiên về mặt hệ thống phân loại thì do hệ thống này ra đời
rất sớm, khi chƣa có các luật danh pháp cụ thể cho việc đặt tên các taxon nên
hệ thống của E. Nees (1847) cịn nhiều nhầm lẫn, rất phức tạp, khó hiểu cho
ngƣời sử dụng. Một số chi mới đƣợc thành lập, cũng nhƣ một số chi trƣớc đó
hiện nay đã trở thành tên đồng nghĩa của chi Strobilanthes.
G. Bentham & J. D. Hooker (1876) [12] vẫn dựa vào đặc điểm hạt đính
trên giá nỗn với móc cong nhƣ Nees, nhƣng đã tổng hợp thêm nhiều dẫn liệu
về đặc điểm hình thái nhƣ cách sắp xếp của cánh tràng, đặc điểm của đài,
tràng, nhị, nhụy, quả,... để đƣa ra một hệ thống gồm 5 tông, 11 phân tông. Với
nhiều chi đƣợc công bố mới sau hệ thống của E. Nees (1832) và E. Nees
(1847), thì hệ thống của G. Bentham & J. D. Hooker xây dựng trên cơ sở
nghiên cứu 120 chi và đã sắp xếp họ Acanthaceae thành 5 tông:
Thunbergieae, Nelsonieae, Ruellieae, Acantheae, Justicieae.
Chi Strobilanthes là một chi độc lập, đƣợc đặt trong phân tông
Strobilanthinae, thuộc tông Ruellieae với đặc điểm thuỳ tràng xếp lợp. Bầu
mỗi ô mang 2 đến nhiều noãn (hiếm khi 8 noãn), 1 hàng hoặc nhiều hàng xếp
chồng lên nhau. Hạt bị ép dẹt phẳng, rốn hạt gần mép phía gốc, có móc cong.
Một số chi đƣợc cơng bố trƣớc đó thì đƣợc tác giả nhập vào tên đồng nghĩa và


5

hiện nay đƣợc thừa nhận nhƣ: Adenacanthus, Goldfussia,.. nhƣng việc nhập
một số chi thì chƣa hợp lý.
Nhƣ vậy, hệ thống của G. Bentham & J. D. Hooker đƣợc xây dựng trên
cơ sở tổng hợp những dẫn liệu về đặc điểm hình thái dễ nhận biết, do đó việc
tra cứu và nhận biết các taxon rất dễ dàng. Tuy nhiên do hệ thống đƣợc xây
dựng trên số lƣợng chi nghiên cứu chƣa nhiều, 120 chi (một số chi sau này là

tên đồng nghĩa), so với số lƣợng chi của họ Acanthaceae hiện nay đã lên tới
220 nên kết quả thu đƣợc chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ mối quan hệ giữa các
taxon. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuật ngữ phân tông không đúng luật danh
pháp quốc tế hiện hành, một số phân tông Euruellieae và Eujusticieae đến nay
không đƣợc các tác giả khác thừa nhận. Mặc dù có những thiếu sót nêu trên,
song hệ thống của G. Bentham & J. D. Hooker đã tồn tại trong suốt một thời
gian dài từ thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20.
1.1.2. Vị trí chi Strobilanthes dƣới quan điểm: Chia họ Ơ rô
(Acanthaceae) thành các phân họ (Subfamily), rồi chia thành các tơng
(Tribus) và phân tơng (Subtribus).
Ngƣời đặt nền móng cho cách phân chia này phải kể đến G. Lindau
(1895) [13] đã chia họ Acanthaceae thành 4 phân họ căn cứ vào đặc điểm hạt
đính trên giá nỗn có móc cong. Cụ thể 3 phân họ (Nelsonioideae,
Thunbergioideae, Mendoncioideae) gồm các chi mà hạt đính trực tiếp vào giá
nỗn. Mendoncioideae và Thunbergioideae là 2 phân họ rất giống nhau vì
cùng là dây leo, chỉ khác nhau ở chỗ: quả nang ở Thunbergioideae và quả
hạch ở Mendoncioideae. Phân họ thứ 4 Acanthoideae gồm những chi mà hạt
đính trên giá nỗn có móc cong và đƣợc xếp vào 2 nhóm dựa vào sắp xếp của
tràng, xếp lợp (Imbricatae) hoặc xếp vặn (Contortae). Hơn nữa, việc phân
chia các bậc tiếp theo (tông và phân tông) lại chủ yếu dựa vào hình thái hạt
phấn. Nhƣ vậy, so với hệ thống phân chia đến tơng thì hệ thống này có nhiều
thay đổi: 2 tơng Thunbergieae và Nelsonieae đƣợc nâng lên thành 2 phân họ
tƣơng ứng, tách chi Mendonia và một số chi khác từ tông Thunbergieae để
thành lập phân họ Medoncioideae. Tác giả dựa vào sắp xếp của tràng để phân
chia phân họ Acanthoideae thành 15 tông, tuy nhiên điều này tỏ ra là chƣa thật


6

hợp lý. Theo Scotland & al. (1994) chỉ ra rằng cịn có một số nhầm lẫn nhƣ

tơng Barlerieae có tràng xếp kiểu nanh sấu thì tác giả lại đặt ở nhóm xếp vặn.
Trong hệ thống trên, chi Strobilanthes là một trong số những chi thuộc
nhóm tràng xếp vặn, thuộc tơng Strobilantheae căn cứ vào đặc điểm của hạt
phấn. Các tông trong nhóm tràng xếp lợp và vặn đƣợc tác giả phân chia dựa vào
đặc điểm nhị, số lƣợng nhị và bao phấn, hình thái hạt phấn vì vậy khó áp dụng
cho việc phân chia các chi và loài theo phƣơng pháp so sánh hình thái ngồi.
Hệ thống của Melchior (1964) [14] là sự kế thừa hệ thống G. Lindau
(1895). Ở đây tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm phân chia họ Acanthaceae
thành 4 phân họ. Điểm khác duy nhất trong hệ thống này là số lƣợng tông
trong phân họ Acanthoideae đƣợc thay đổi về vị trí và số lƣợng. Phân tông
Strobilanthinae đƣợc thành lập, cùng với các phân tông khác và vẫn đƣợc đặt
ở tông Ruellieae. Chi Strobilanthes tồn tại độc lập cùng với các chi khác
thuộc phân tông này nhƣ Hemigraphis, Dyschoriste,...
R. W. Scotland & K. Vollesen (2000) [15] đã dựa vào sự kết hợp về
hình thái, hạt phấn và sinh học phân tử đƣa ra hệ thống phân loại họ
Acanthaceae. Họ Acanthaceae đƣợc chia thành 3 phân họ Nelsonioideae,
Thunbergioideae và Acanthoideae. Về vị trí 3 phân họ này tƣơng tự nhƣ các
hệ thống trƣớc đó, chỉ khác là tác giả đã nhập các chi thuộc phân họ
Mendoncioideae vào phân họ Thunbergioideae do có đặc điểm chung là dây
leo, gốc bao phấn có gai, bao phấn mở lỗ. Phân họ Acanthoideae đƣợc phân
chia thành 2 tông: Acantheae và tông Ruellieae (gồm có 4 phân tơng,
Ruelliinae, Andrographiinae, Justiciinae, Barleriinae). Tơng Acantheae đƣợc
thành lập cùng với sự kết hợp của 2 tông Stenandriopsideae và
Rhombochlamydeae của G. Lindau, với đặc điểm lá có nang thạch, 4 nhị với
bao phấn 1 ơ. Các tơng cịn lại của G. Lindau đƣợc xếp vào tơng Ruellieae với
đặc điểm lá có nang thạch. Chi Strobilanthes thuộc phân tông Ruelliinae và
đặt trong tông Ruellieae.
Hệ thống của C. Hu & al. (2002) [16], trong Thực vật chí Trung Quốc
có nhiều thay đổi. Tác giả chia họ Acanthaceae thành 4 phân họ, trong đó 2
phân họ Nelsonioideae và Thunbergioideae giống các tác giả trƣớc đó. Phân



7

họ Acanthoideae của Scotland & Vollesen đƣợc chia thành 2 phân họ
Acanthoideae và Ruellioideae. Phân họ Ruellioideae đƣợc phân chia thành 4
tông Ruellieae, Lepidagathideae, Andrographideae, Justicieae.
Các hệ thống Hutchinson (1969) [17], Heywood (1993) [18] chỉ giới
thiệu đặc điểm họ Acanthaceae. Theo Heywood, việc phân chia các chi dựa
vào kích thƣớc của lá bắc, cấu tạo tràng, số lƣợng và hình dạng của bộ nhị, ví
dụ các chi Acanthus, Crossandra có 4 nhị, Eranthemum, Sanchezia có 2
nhị,… nhị lép, số nỗn trong bầu. Tuy nhiên các tác giả đều không đƣa ra hệ
thống phân loại cụ thể, mà chỉ giới thiệu một số chi đại diện.
Hệ thống A. Takhtajan (1980) [19], (1987) [20], (1996) [21], có nhiều
thay đổi khác nhau. Trong hệ thống 1980, tác giả phân chia họ Acanthaceae
thành 5 phân họ: Nelsonioideae, Thunbergioideae, Mendocioideae,
Acanthoideae, Ruellioideae. Đến hệ thống năm 1987, tác giả đã nâng phân
họ Thunbergioideae của các tác giả trƣớc đó để thành lập họ riêng biệt là
Thunbergiaceae; các chi còn lại đƣợc xếp vào họ Acanthaceae. Tuy nhiên
ông không đƣa ra cách phân chia họ này mà chỉ liệt kê một số chi. Nhƣ vậy
họ Acanthaceae với số lƣợng chi khá lớn mà không chia nhỏ thành các bậc
phân loại nhỏ hơn thì việc áp dụng hệ thống này rất khó khăn. Bên cạnh đó
việc tách Thunbergioideae để thành lập họ riêng biệt hầu hết không đƣợc
các tác giả khác đồng tình. Để khắc phục nhƣợc điểm này, năm 1996 tác giả
đƣa ra một hệ thống phân chia họ Acanthaceae thành 3 phân họ
Nelsonioideae, Thunbergioideae, Acanthoideae. Trong hệ thống này, tác giả
chƣa đƣa ra các bậc phân loại nhỏ hơn, mà chỉ nêu đặc điểm của các phân họ
và một số chi đại diện.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong những năm gần
đây, năm 2009 A. Takhtajan [22] lại đƣa ra một hệ thống phân loại mới. Về

cơ bản, hệ thống này gần giống với hệ thống của R. W. Scolland & K.
Vollesen (2000) đã chia Acanthaceae thành 3 phân họ (Subfam.1.
Nelsonioideae; Subfam.2. Thunbergioideae; Subfam.3. Acanthoideae). Cách
phân chia thành các tông (tribus) ở phân họ Acanthoideae khác với của R. W.
Scolland & K. Vollesen (2000); tách tông Acantheae thành 2 tông là


8

Acantheae và Aphelandreae, tách chi Lepidagathis thuộc phân tông
Barleriinae để thành lập phân tơng Lepidagathiinae, cịn phân tơng
Andrographiinae bao gồm các phân tông Justiciinae và Barleriinae của R.
W. Scolland & K. Vollesen (2000). Bên cạnh đó, Takhtajan thành lập một
tơng mới Whitfieldieae bao gồm một số chi Whitfieldia, Chlamydacanthus,
Lankesteria mà các tác giả trƣớc kể cả Scolland & Vollesen chƣa biết xếp vào
đâu cho hợp lý.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE) VÀ CHI
CHÀM (STROBILANTHES Blume) CÁC NƢỚC LÂN CẬN VÀ Ở VIỆT
NAM
* Một số nƣớc lân cận với Việt Nam cũng có các cơng trình nghiên
cứu từng taxon, nhóm taxon hay các cơng trình thực vật chí riêng biệt. Một số
các cơng trình nghiên cứu đáng chú ý ở châu Á và các nƣớc lân cận Việt Nam
có thể kể dƣới đây.
C. B. Clarke (1884) [23] khi nghiên cứu họ Acanthaceae ở Ấn Độ đã
chia họ này thành 5 tông: Thunbergieae, Nelsonieae, Ruellieae, Acantheae và
Justicieae. Chi Strobilanthes với số lƣợng loài rất lớn, 154 loài, đƣợc đặt
trong tông Ruellieae với đặc điểm đài 5 thùy bằng nhau hoặc 4 thùy bằng và 1
thùy lớn, bao phấn 2 ơ. Nhiều lồi thuộc chi này có ở Việt Nam, tuy nhiên
một số loài hiện nay đã trở thành tên đồng nghĩa. Trong cơng trình của mình,
C. B. Clarke đã sử dụng hệ thống phân loại của G. Bentham & J. D. Hooker

nên cịn sai sót về mặt danh pháp nhƣ việc ơng dùng Ordo để chỉ họ.
Cơng trình nghiên cứu họ Acanthaceae ở đảo Java thuộc Inđônêxia của
C. A. Backer & R. C. Bakhuizen (1965) [24] đã xây dựng khóa định loại các
chi và các lồi. Chi Strobilanthes đƣợc tác giả đề cập đến gồm 10 loài và 2
thứ, nhƣng đều khơng có phân bố ở Việt Nam. Tuy nhiên nhiều loài thuộc chi
khác sau này đƣợc nhập vào chi Strobilanthes nhƣ Seriocalyx,
Parastrobilanthes,... Các lồi khơng có hình vẽ minh họa, danh pháp các
taxon khơng đƣợc trích dẫn đầy đủ, thiếu tài liệu công bố.


9

C. F. Hsieh & T. F. Huang, (1998) [25] nghiên cứu họ Acanthaceae ở
Đài Loan đã công bố 15 chi, 32 lồi trong thực vật chí Đài Loan. Chi
Strobilanthes gồm 6 lồi, đƣợc mơ tả đầy đủ về danh pháp, tài liệu cơng bố,
mẫu nghiên cứu, một số lồi đã có hình vẽ minh họa. Trong đó có lồi
Strobilanthes cusia có phân bố ở Việt Nam.
C. Hu & al. (2002) [16] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc đã xây
dựng khóa định loại và mơ tả 68 chi với 311 lồi thuộc họ Acanthaceae.
Trong cơng trình này chi Strobilanthes gồm 15 lồi, ngồi ra có rất nhiều chi
sau này không đƣợc thừa nhận và nhập vào chi Strobilanthes nhƣ:
Adenacanthus, Diflugossa, Goldfussia, Perilepta, Pteracanthus, Pyrrothrix,
Pteroptychia, Semnostachya, Sympagis, Tetragona,... Trong phần mơ tả một
số lồi đã có hình vẽ minh họa rõ ràng, đẹp nhƣng nhiều lồi cịn thiếu hình
vẽ, chƣa chỉ ra mẫu nghiên cứu, gây khó khăn cho ngƣời nghiên cứu sau này.
Đến năm 2011 [1], số lƣợng loài trong chi này đƣợc hệ thống lại và cập nhật
với 128 lồi ở Trung Quốc, trong đó nhiều lồi có ở Việt Nam.
Năm 2009, trong “Flora of Hong Kong” [26] cũng ghi nhận 5 lồi thuộc
chi Strobilanthes ở Hồng Kơng. Các lồi đƣợc mơ tả, kèm phân bố, sinh học
sinh thái, mẫu nghiên cứu. Đặc biệt 5 loài này đều phân bố ở Việt Nam, kèm

hình vẽ và ảnh màu, vì vậy có giá trị phân loại và giám định lồi.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu hệ thống phân loại và hệ thực vật ở các
nƣớc đƣợc trình bày ở trên, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu bổ sung về hệ
thống học hay những công bố về chi và loài mới, loài bổ sung cho chi
Strobilanthes. Đáng chú ý là những cơng trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Bennett & al. (2008) [27], đã nghiên cứu sự biến đổi hình thái trong
phạm vi địa lý rộng lớn của loài Strobilanthes echinata, một số loài thuộc chi
này đƣợc chỉ ra là tên đồng nghĩa do yếu tố địa lý đã làm thay đổi đặc điểm
hình thái.
Các nghiên cứu khác của Wood (1994) [28] và Bennett & al. 2003 [29]
về các tài liệu phân loại và hệ thống các loài thuộc chi Strobilanthes ở Bhutan và
Java (Inđônêxia).


10

Bên cạnh đó rất nhiều các cơng trình nghiên cứu phân loại từng nhóm
của chi Strobilanthes theo từng vùng khác nhau [30, 31, 32, 33, 34, 35]. Nhƣ
Wood & Scotland (2009), mô tả chi tiết và thông tin về 26 lồi thuộc chi
Strobilanthes ở Ấn Độ và Đơng Nam Á, trong đó phát hiện và mơ tả 6 lồi
mới. Wood & Scotland (2003), công bố các nghiên cứu về các lồi thuộc chi
Strobilanthes có cụm hoa chùy ở Đơng Á.
Một số cơng bố lồi mới, lồi bổ sung riêng lẻ cho từng quốc gia cũng
đƣợc nhiều tác tác giả nghiên cứu [36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43]. Các cơng
trình này tập trung cơng bố ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào,...
Ngồi những nhiên cứu về hình thái thì các cơng trình nghiên cứu về
sinh học phân tử cũng từng bƣớc góp phần cho phân chia chi Strobilanthes
cũng nhƣ vị trí phân loại của chi này trong họ Ơ rơ [44, 45].
* Ở Việt Nam, Loureiro (1790) [46] đƣợc coi là tác giả đầu tiên nghiên
cứu, mô tả các taxon họ Ơ rơ ở Việt Nam. Trong “Flora Cochinchinensis” tác

giả cũng sắp xếp các chi và lồi thuộc họ Ơ rơ giống với Linnaeus, gồm 6 chi
với 13 lồi đƣợc xếp trong 2 nhóm: chi Eranthemum, Justicia, Dianthera, xếp
trong nhóm 2 nhị với 1 vòi nhụy (Diandria Monogynia), chi Acanthus,
Barleria, Ruellia, xếp trong nhóm 4 nhị với 2 nhị dài và 2 nhị ngắn
(Dydinamia). Tuy nhiên lúc này chi Strobilanthes chƣa đƣợc cơng bố nên
chƣa ghi nhận lồi nào ở Việt Nam.
R. Benoist (1935) [4] nghiên cứu họ Ơ rơ ở Đơng Dƣơng đã mơ tả 36
chi với 226 lồi, trong đó ở Việt Nam có 166 lồi. Về hệ thống phân loại, tác
giả dựa trên cơ sở hệ thống của Bentham & Hooker với 6 tông (Thunbergieae,
Nelsonieae, Ruellieae, Barlerieae, Acantheae, Justicieae). Chi Strobianthes
với tổng số 38 lồi (trong đó 7 lồi thiếu thơng tin). Tuy đƣợc coi là cơng
trình có hệ thống và tƣơng đối đầy đủ nhƣng đã qua trên 70 năm, nay đã bộc
lộ nhiều thiếu sót nhƣ khơng trích dẫn đầy đủ tài liệu tham khảo; khơng chỉ rõ
mẫu nghiên cứu của các lồi; về danh pháp, nhiều chi và loài nay đã trở thành
tên đồng nghĩa.


×