Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hợp tác đảm bảo an ninh môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững của ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.67 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016

HỢP TÁC ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG VÌ MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ASEAN
Lê Sĩ Hưng1

TÓM TẮT
An ninh môi trường là một trong những vấn đề cấp bách đối với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia và của cả khu vực Đông Nam Á. ASEAN đã xây dựng cơ chế về hợp
tác đảm bảo an ninh môi trường trong toàn khu vực. Những thành tựu về hợp tác đảm bảo
an ninh môi trường trong ASEAN thể hiện trên nhiều mặt như biến đổi khí hậu, môi trường
biển, phòng chống cháy rừng. Tuy nhiên, trong hợp tác đảm bảo an ninh môi trường
ASEAN vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Từ khóa: An ninh môi trường ASEAN.
1. MỞ ĐẦU
Phần lớn các quốc gia ASEAN đang trải qua thời kì phát triển công nghiệp hóa trong
điều kiện nền kinh tế còn lạc hậu, dân số đông, tốc độ tăng trưởng dân số cao nên tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác với tốc độ lớn, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng. Việc
hợp tác toàn cầu nói chung và hợp tác khu vực nói riêng là điều kiện không thể thiếu trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm đưa ra giải pháp làm giảm nhẹ
các nguy cơ đe dọa an ninh môi trường, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bền
vững của khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ chế hợp tác an ninh môi trường trong ASEAN
Hợp tác môi trường được ASEAN quan tâm và thúc đẩy từ sớm. Từ năm 1977,
ASEAN đã bắt tay vào việc soạn thảo chương trình môi trường tiểu khu vực ASEAN I
(ASEP I) với sự trợ giúp của chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP), đánh dấu
mở đầu quá trình hợp tác bảo vệ môi trường trong khu vực. ASEP I do nhóm chuyên gia
ASEAN về môi trường (AEGE) soạn thảo và được Ủy ban Khoa học và Công nghệ
ASEAN (COST) thẩm định, có 6 vấn đề ưu tiên và trên 100 các dự án về môi trường. Năm
1989, hợp tác ASEAN trong lĩnh vực môi trường phát triển mạnh và AEGE được thay thế


bằng cơ chế hợp tác mới: Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN về môi trường (ASOEN)
và Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN (AMME).
Cơ quan điều phối quan trọng nhất trong lĩnh vực hợp tác an ninh môi trường của
ASEAN là Hội nghị Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN (AMME), họp 3 năm một
1

Giảng viên khoa Khoa học xã hội, trường Đại học Hồng Đức

119


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016

lần để hoạch định chiến lược, chính sách hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [1,
tr.145]. Hội nghị các Quan chức Cao cấp ASEAN về môi trường (ASOEN). ASOEN bao
gồm các cấp Thứ trưởng của các nước thành viên, nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm vụ chính của
ASOEN là khuyến nghị các chính sách, thúc đẩy việc thực hiện các nguyên tắc phát triển
bền vững trình lên Chính phủ các nước ASEAN và Uỷ ban liên quan của ASEAN. Thúc
đẩy hợp tác trong ASEAN về các vấn đề môi trường khu vực [2; tr.202-203].
Trong quan hệ với các đối tác đối thoại, hiện nay, ASEAN đang triển khai các dự án
và cơ chế hợp tác ASEAN+1 với 12 nước và tổ chức quốc tế, cơ chế ASEAN+3 và Hợp
tác Đông Á (EAS) trong vấn đề bảo vệ môi trường bền vững nhằm trao đổi về vấn đề môi
trường toàn cầu, giáo dục môi trường, khoa học công nghệ môi trường [3].
ASEAN cũng đề ra các hành động cụ thể, xác định biện pháp thực hiện trong kế
hoạch tổng thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu: giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu;
quản lý và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, thúc đẩy phát triển bền vững
thông qua giáo dục môi trường và sự tham gia của cộng đồng; phát triển Công nghệ An
toàn Môi trường (EST); nâng cao chất lượng cuộc sống tại các thành phố/khu vực đô thị
của ASEAN; hài hòa các chính sách và cơ sở dữ liệu về môi trường; thúc đẩy quản lý bền
vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển bền vững nguồn

nước ngọt; đối phó với biến đổi khí hậu và giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu;
thúc đẩy quản lý rừng bền vững.
2.2. Quá trình hợp tác an ninh môi trường trong ASEAN
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần đầu tiên đã thông qua Chương trình
Môi trường I (ASEP I) và ra bản Tuyên bố đầu tiên của ASEAN về Môi trường - Tuyên bố
Manila 1981, trong đó nêu ra các mục tiêu và định hướng hợp tác của khu vực. Sau này
nhiều văn kiện khác đã được thiết lập như: Kế hoạch hành động chiến lược về Môi trường
(SPAE) (1994 - 2010), chương trình Hành động Viên Chăn (2004 - 2010), kế hoạch Hành
động Hà Nội (1999 - 2004), Tuyên bố ASEAN về Môi trường bền vững (2007); Tuyên bố
EAS về biến đổi khí hậu, Năng lượng và Môi trường.
Tại Hội nghị lần thứ 4 các Bộ trưởng về Môi trường (6 - 1990) ở Cuala Lămpơ đã
thông qua Thỏa thuận về môi trường và phát triển. Với thỏa thuận này ASEAN đã nhất trí
sẽ thúc đẩy các nỗ lực, nhằm đạt được những tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng môi
trường, ngăn chặn nạn ô nhiễm ngoài phạm vi biên giới quốc gia, tiến hành nghiên cứu,
triển khai và thúc đẩy sử dụng các công nghệ sạch, thống nhất cách tiếp cận với thiên
nhiên, đưa nhân tố môi trường vào tính toán hiệu quả kinh tế [4; tr.104 - 105].
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN, tổ chức tại Singapore, tháng 2 - 1992,
đã thông qua Nghị quyết Singapore về môi trường. Nghị quyết nhấn mạnh đến các biện
pháp bảo vệ môi trường và nêu lên các chương trình cụ thể về môi trường như khói mù do
cháy rừng gây ra, quản lý chất lượng nước và không khí, hạch toán hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên và môi trường, kinh tế môi trường, các khu rừng bảo tồn nằm trong lãnh thổ

120


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016

các nước, mạng lưới khu vực bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển. Năm
1994, ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động chiến lược về môi trường 1994 - 1998,
nhằm đảm bảo kết hợp môi trường vào tất cả các quá trình phát triển ở cả cấp quốc gia lẫn

khu vực, hài hòa hóa các tiêu chuẩn chất lượng môi trường trong toàn khối ASEAN, đẩy
mạnh hợp tác trong lĩnh vực môi trường và cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trường
chung. Hội nghị tuyên bố năm 1995 là năm môi trường của ASEAN, đồng thời thông qua
các tiêu chuẩn chất lượng môi trường của không khí và nước sông tới năm 2010.
Tháng 11-1998, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 9 được tổ chức tại
Singapore đã quyết định tiến hành cải tổ đối với cơ cấu tổ chức, hợp tác môi trường trong
ASEAN. Tháng 12-1998, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội đã thông
qua chương trình Hà Nội năm 1998 về môi trường:
Chương trình này được thực hiện từ năm 1999 - 2004, với mục tiêu bảo đảm một
ASEAN phồn thịnh, xanh và sạch; chắc chắn chương trình này cho đến nay vẫn là nội
dung quan trọng của hợp tác về môi trường giữa các nước ASEAN. Các nội dung cụ thể về
môi trường trong chương trình này là: Gắn kết các vấn đề môi trường với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của các quốc gia thành viên [2; tr.203-204].
Năm 2009, các Bộ trưởng Môi trường ASEAN đã họp Hội nghị đặc biệt về biến
đổi khí hậu tại Hua Hin, Thái Lan. Các Bộ trưởng đã thảo luận về tiến trình đàm phán
theo Công ước khung LHQ về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và thống nhất quan điểm,
đóng góp chung của ASEAN hướng tới bảo đảm một kết quả thành công tại Hội nghị ở
Copenhagen năm 2009.
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 12 (AMME 12) tại Bangkok, Thái
Lan năm 2012 đã thông qua các nội dung hợp tác ưu tiên trong ASEAN như ứng phó với
biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước,
quản lý môi trường đô thị, bảo vệ môi trường biển, giáo dục môi trường đã được tập
trung trao đổi, thảo luận. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Nghị quyết Băng cốc
về Hợp tác môi trường ASEAN, khẳng định quyết tâm và cam kết của các quốc gia thành
viên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác môi trường ASEAN, hướng đến Cộng đồng ASEAN
xanh và sạch vào 2015, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và đảm
bảo môi trường bền vững.
Hội nghị Bộ trưởng môi trường ASEAN lần thứ 13, tổ chức tại Hà Nội vào tháng
10 năm 2015, nhiều văn kiện quan trọng đã được xem xét, thảo luận và thông qua, tạo
tiền đề cho việc xây dựng và đề xuất các chính sách môi trường và biến đổi khí hậu khu

vực ASEAN [5].
2.3. Một số thành tựu và hạn chế của hợp tác an ninh môi trường trong ASEAN
2.3.1. Một số thành tựu tiêu biểu
Các hoạt động về hợp tác môi trường của ASEAN diễn ra sôi nổi và gặt hái được
nhiều kết quả tích cực. ASEAN đã thành lập trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học khu vực

121


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016

ASEAN (ARCBC) với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu. Mục tiêu của trung tâm
này là tăng cường hợp tác khu vực trong bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đóng vai trò
là đầu mối trong việc thiết lập mạng lưới và liên kết giữa các cơ quan của các nước thành
viên ASEAN và giữa ASEAN với các cơ quan đối tác của Liên minh châu Âu. Hiện nay,
trung tâm thường xuyên tổ chức giải thưởng quán quân ASEAN về đa dạng sinh học nhằm
công nhận các nỗ lực nổi bật về bảo tồn đa dạng sinh học trong các lĩnh vực doanh nghiệp,
truyền thông và thanh niên.
Trong nỗ lực bảo tồn các khu vực có tầm quan trọng về đa dạng sinh học và các khu
vực ngoại hạng của các quốc gia ASEAN, các Bộ trưởng môi trường ASEAN cũng đã ra
tuyên bố ASEAN về Vườn di sản năm 2003. Vườn di sản là sáng kiến tiên phong vì môi
trường ASEAN, nhằm mục đích thiết lập một mạng lưới các khu vực quốc gia được bảo vệ
hướng tới bảo tồn các hệ thống sinh thái đại diện quan trọng trong khu vực ASEAN.
Bắt đầu từ năm 2008, ASEAN đã tổ chức giải thưởng các thành phố môi trường bền
vững nhằm công nhận các nỗ lực quốc gia điển hình, thúc đẩy nỗ lực bảo đảm môi trường
bền vững ở các thành phố ASEAN trong các vấn đề như y tế, hệ thống xử lý rác thải, quản
lý tốt, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân. ASEAN cũng đã hoàn tất bản hướng
dẫn giám sát chất lượng nước biển và hướng dẫn về quản lý và chính sách chất lượng
nguồn nước nhằm nâng cao năng lực của các quốc gia ASEAN trong việc thực hiện Tiêu
chuẩn quản lý nguồn nước ASEAN.

Về vấn đề môi trường biển, các Bộ trưởng môi trường ASEAN đã cùng phối hợp các
nỗ lực trong ASEAN nhằm kiểm soát các hoạt động xả chất thải và thúc đẩy xả thải ở các
khu vực được cấp phép. Trong bảo đảm quản lý bền vững môi trường biển và các vùng
duyên hải, ASEAN cũng đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo, tổ chức hướng dẫn đào tạo
nguồn nhân lực và triển khai một số dự án hợp tác thí điểm giám sát, quản lý các khu vực
biển giáp biên giới của nhau.
Liên quan đến vấn đề chống cháy rừng trong khu vực và ô nhiễm khói mù xuyên
biên giới, ASEAN đã thông qua hệ thống giám sát khói mù tiểu vùng ASEAN (HSM).
2.3.2. Những tồn tại
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng trong quá trình hợp tác về vấn đề an
ninh môi trường. Nhưng trên thực tế, hợp tác an ninh môi trường trong ASEAN vẫn còn
bộc lộ một số tồn tại chủ yếu sau.
Hợp tác ASEAN về an ninh môi trường còn mang tính hình thức, thủ tục rườm rà,
họp nhiều mà hành động ít, nên tính gắn kết yếu, một số nước tham gia chểnh mảng.
Gắn kết hoạt động giữa quốc gia và khu vực yếu, ít phối hợp, thậm chí không phối
hợp ở cấp quốc gia. Vì vậy hoạt động còn rời rạc, không kết nối hoặc không huy động
được nhiều nguồn lực cho một số mục tiêu chung, kể cả vấn đề ngân sách cho hợp tác hoặc
thực hiện những nội dung hợp tác cụ thể.

122


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016

Nguồn kinh phí hợp tác về cơ bản vẫn “chờ đợi” vào các nhà tài trợ quốc tế
ngoài ASEAN, trong trường hợp thiếu viện trợ của các nước bên ngoài thì tự thân
ASEAN không có nguồn nội lực nào hỗ trợ kịp thời cho các hợp tác đã xác định là ưu
tiên [6; tr.494 - 496].
2.3.3. Một số khuyến nghị
Hợp tác, quản lý an ninh môi trường là một trong những giải pháp căn cơ nhất giúp

phòng ngừa, ngăn chặn các loại hình tội phạm về môi trường, các nguy cơ ảnh hưởng đến
môi trường và góp phần quản trị rủi ro về môi trường. Sau đây là một số giải pháp nhằm
đảm bảo an ninh môi trường trong ASEAN.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân và
doanh nghiệp trong các nước ASEAN về môi trường và bảo vệ môi trường.
Tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác về môi trường trong khuôn khổ hợp tác
ASEAN, đặc biệt là lĩnh vực biến đổi khí hậu, môi trường biển, bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học, phát triển bển vững, tăng trưởng xanh...
Triển khai, rà soát việc thực hiện các tuyên bổ, thỏa thuận, sáng kiến của ASEAN,
ASEAN+3, cấp cao Đông Á trong lĩnh vực môi trường; lồng ghép các thỏa thuận, sáng
kiến của ASEAN, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á trong lĩnh vực môi trường vào các chương
trình và kế hoạch hành động quốc gia; phối hợp tốt với các Bộ liên quan trong việc triển
khai thực hiện kế hoạch tổng thể Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN [7; tr.132-133].
Để hợp tác ASEAN về an ninh môi trường đạt được hiệu quả tốt hơn cần phải có
những thay đổi về chất, về quan điểm hợp tác và cơ chế chính sách khu vực và quốc
gia. Tăng cường hợp tác tiểu vùng ASEAN, tăng cường nội lực của ASEAN và của
mỗi quốc gia qua việc phối hợp và huy động các nguồn lực cho các hợp tác cùng chủ
đề và mục tiêu.
3. KẾT LUẬN
ASEAN đang đứng trước rất nhiều thách thức về môi trường như: biến đổi khí hậu,
tranh chấp nguồn nước, ô nhiễm xuyên biên giới Hợp tác đảm bảo an ninh môi trường
trong ASEAN đã đạt đượng những thành tựu nhất định, như xây dựng cơ chế về hợp tác
đảm bảo an ninh môi trường trong toàn khu vực. Những thành tựu về hợp tác đảm bảo an
ninh môi trường trong ASEAN thể hiện trên nhiều mặt như biến đổi khí hậu, môi trường
biển, phòng chống cháy rừng… tuy nhiên, trong hợp tác đảm bảo an ninh môi trường
ASEAN vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để hợp tác về an ninh môi trường trong
ASEAN thiết thực và đạt hiệu quả cao hơn.
Việc không đảm bảo an ninh môi trường có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng
đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột
và chiến tranh.


123


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ ngoại giao, Vụ ASEAN (1995), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phạm Đức Thành (Chủ biên) (2006), Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ
XXI, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
/>Alan Collins (2003), Security And Southeast Asia: Domestic, Regional, and Global
Issues, Singapore.
/>Phạm Thị Mộng Hoa (1997), Hợp tác giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế “ASEAN hôm nay và
ngày mai”, tr.494 - 510.
Lê Sĩ Hưng (2010), Hợp tác an ninh trong ASEAN từ 1991 đến 2008, Luận án Tiến
sĩ Lịch sử.

[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

[7]

SECURED ENVIRONMENTAL PROTECTION COOPERATION
TOWARDS ASEAN SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOALS

Le Si Hung

ABSTRACT
Environmental Security is seen as one of the most urgent priorities for the national
sustainable development plans in particular and for the South East Asian in general.
ASEAN has proactively built a strong cooperation mechanism on Environment Security.
Although ASEAN has gained encouraging achievements in environmental security
cooperation in many aspects towards climate changes, sea environment, forest fire
prevention; some persistent challenges still remain for the ASEAN to overcome.
Keywords: ASEAN Environmental Security.

124



×