Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Giáo án đạo đức lớp 1_Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.73 KB, 65 trang )

Giáo án đạo đức lớp 1_Chân trời sáng tạo (Cả năm)
(Thiếu bài 1 và bài 13)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ
(Thời lượng: 2 tiết)
I. Mục tiêu
Sau học bài, HS biết:
- Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ (lễ phép, vâng
lời, hiếu thảo);
- Nhận biết được sự cần thiết của quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ;
-Đồng tình với thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc; không đồngtình với thái độ, hành
vi chưa quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ;
- Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ
trong gia đình em.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh, tình huống, bài hát…
III. Hoạt động học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh Ghi chú
1. Khởi động
Mục đích: HS có tâm thế tích cực.
Cách thực hiện:
- Cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau và - HS hát.
trả lời câu hỏi:
+ Bài hát nói đến những ai?
- HS trả lời.
+ Tình cảm của mọi người trong gia đình
- HS trả lời.
như thế nào?
- Nghe giới thiệu vào bài Quan tâm, chăm


- HS lắng nghe.
sóc ông bà cha mẹ.
Ai cũng có gia đình luôn luôn bảo vệ che
chở cho mình. Gia đình là nơi bắt đầu của
mọị yêu thương. Nơi đó có ông bà cha mẹ
luôn yêu thương dạy dỗ các con nên người.
Các con sẽ yêu thương ông bà cha mẹ như
thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua
bài Quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ.
2. Khám phá
Mục đích: Nêu được một số biểu hiện của
quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ (lễ
phép, vâng lời, hiếu thảo);
Cách thực hiện:
Hoạt động 1. Xem tranh trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh. Nêu
- Cho HS quan sát tranh từng tranh và trả
được biểu hiện của quan
lời câu hỏi:
tâm, chăm sóc ông bà cha
1


+ Tranh a. Trước khi đi học, bạn Minh đã
có cử chỉ đáng yêu nào?
Gợi ý câu hỏi: Các con thấy bạn Minh là
người như thế nào?
+ Tranh b, bạn Mai có lễ phép vâng lời khi
nghe ông dặn không?
(Gợi ý câu hỏi: Nếu bạn nhỏ xuống ao tắm

thì chuyện gì sẽ xảy ra?)
Khi các con chơi gần bờ ao có nhiều nguy
hiểm. Dù các con không biết bơi hay không
biết bơi cũng không được chơi gần bờ ao.
Vì khi không có người lớn các con chơi gần
ao nếu bị té rất dễ bị chết đuối.
+ Tranh c, Bạn Lan quan tâm đến ông như
thế nào?
Gợi ý câu hỏi: Các con thấy bạn Lan là
người như thế nào?
+ Tranh d, hai bạn đã làm gì để thể hiện
tình yêu thương đối với mẹ?
Gợi ý câu hỏi: Trong tranh ngày 8/3 là ngày
quốc tế phụ nữ. Hai bạn nhỏ đã tặng hoa và
quà cho mẹ mình. Các con có thể tự tay
làm những món quà thể hiện quan tâm yêu
thương mẹ mình.
+ Vậy các con sẽ làm món quà gì?
+ Hai bạn nhỏ đối với mẹ mình như thế
nào?
Trong gia đình của mình các con phải cần
phải biết quan tâm chăm sóc ông bà cha
mẹ. Nhưng các con đôi khi không biết cách
thể hiện tấm lòng đối với ông bà cha mẹ
của mình như thế nào. Cùng tìm hiểu qua
hoạt động thảo luận.
Hoạt động 2. Thảo luận
- Cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm
đôi.
+ Khi bố đưa điện thoại và nói Thảo hỏi

thăm bà, Thảo có vâng lời không?
+Khi nói chyện với bà lời nói của Thảo có
lễ phép không? Vì sao?
+ Nếu là em, em sẽ nói với bà như thế nào?
- Gọi HS trả lời từng câu hỏi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Ông bà sinh ra cha mẹ, sống xa nhà nên
2

mẹ qua từng bức tranh.
+ HS trả lời.

+ HS trả lời.
+ HS lắng nghe.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời: làm thiệp, vẽ
tranh tặng mẹ….
+ HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm đôi
một số câu hỏi gợi ý của
gv.

- HS trả lời. Bạn khác đưa
ra ý kiến khác.

- Mỗi nhóm 1 tranh thảo
luận.



ông bà rất nhớ con, nhớ cháu nên các con
phải biết quan tâm chăm sóc ông bà.
- Cho HS quan sát 4 tranh và chia lớp thành
4 nhóm. Mỗi nhóm 1 tranh quan sát thảo
luận.
+ Các bạn đã thể hiện sự quan tâm, chăm
sóc ông bà cha mẹ qua những lời nói, việc
làm nào?
- Gọi HS trả lời từng tranh.
- GV nhận xét. Trong gia đình, các em có
thể làm được nhiều việc phù hợp, vừa sức
để quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ. Tuy
nhiên cũng có những khi các em quên hoặc
chưa ý thức được điều này. Hãy xem các
hình sau và cho biết ý kiến mình nhé.
Hoạt động 3. Chia sẻ
- Cho HS quan sát 4 tranh và trả lời câu
hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Em đồng tình hay không đồng tình với
việc làm nào? Vì sao?
Hình 2 và 3 gv cho HS thảo luận thêm:
+ Vì sao em không đồng tình với việc làm
của bạn?
+ Em sẽ khuyên bạn như thế nào?
+ Nếu là em, em sẽ làm gì?
Qua chia sẻ các em nhận biết được điều cơ
bản đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện

hiếu thảo lễ phép, vâng lời; không đồngtình
với thái độ, hành vi không hiếu thảo lễ
phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
- Kể thêm một số việc làm thể hiện sự thảo
lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Từ đầu bài đến giờ luôn nhắc các con phải
biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Vậy các con có biết vì sao không?
Các con thấy đấy ông bà đã lớn tuổi, đã già.
Ở nhà chăm sóc các con, ba mẹ sinh con ra
dạy dỗ nuôi lớn các con nên người. Nên các
con phải có nhiệm vụ quan tâm, chăm sóc
ông bà, cha mẹ của mình. Đó chính là biểu
hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
của dân tộc Việt Nam.
3

- HS trình bày.

- HS quan sát tranh và trả
lời.
- HS trả lời. Bạn khác đưa
ra ý kiến khác.

- HS kể một số việc làm
thể hiện sự thảo lễ phép,
vâng lời ông bà cha mẹ.
- HS trả lời.


- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm chia
se với nhau.
-HS trình bày ý kiến của
mình.


3. Luyện tập
Hoạt động. Xử lí tình huống
- Cho HS quan sát 4 tranh và hỏi tranh vẽ
gì?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi. Em sẽ làm gì
để giúp ông bà cha mẹ trong những tình
huống đó?
- Gọi HS trả lời từng tình huống. HS khác
bổ sung ý kiến.
- Các em thích ý kiến của bạn nào? (Các
em thấy làm thế này được không?...)
-GV nhận xét tuyên dương.
4. Thực hành
Hoạt động 1. Sắm vai
- GV cho HS quan sát tranh:
+ Tình huống a. Cho biết tranh vẽ gì?
+ Tình huống b. Cho biết tranh vẽ gì?

- HS trả lời: bà bị ốm, em
lấy nước cho bà uống
thuốc.
- HS trả lời: mẹ đi chợ về
em xách đồ giúp mẹ.


- HS lắng nhe và nhóm
trưởng phan vai cho các
bạn. Cùng nhau sắm vai
trong nhóm.
- Các nhóm quan sát, nhận
xét.

- GV tổ chức cho HS sắm vai. Nhóm 1+2
sắm vai tình huống a Lấy nước cho bà uống
thuốc. Nhóm 3+4 sắm vai tình huống b
Xách đồ giúp mẹ.
- GV hướng dẫn gợi ý nội dung lời nói
trong tình huống để câc em sắm vai.
- Gọi nhóm lên sắm vai.
- GV nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2. HS thực hành thể hiện sự lễ
phép vâng lời
GV cho HS thể hiện bằng động tác cử chỉ
khoanh ay, cuối đầu, đón nhận bằng hai tay,
nét mặt vui tươi kết hợp sử dụng các từ ạ,
dạ, vâng, thưa, cảm ơn, xin, xin phép.
Gv cho HS thực hành nhóm đôi,
- Gọi vài nhóm thể hiện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Ghi nhớ
Qua bài học này luôn nhắc các con phải
biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. Đó
chính là nhiệm vụ, là biểu hiện truyền
thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của

dân tộc Việt Nam.
Điều chỉnh bổ sung:
4

- HS thực hành trong
nhóm.
- Các nhóm thể hiện.
- Nhóm khác nhận xét bổ
sung.
- HS học thuộc ghi nhớ:
“Uống nước nhớ nguồn”


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Bài 3: ANH CHỊ EM QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ NHAU

I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình.
- Nhận biết được sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong
gia đình.
- Có thái độ đồng tình với sự quan tâm, giúp đỡ nhau, không đồng tình với những
việc làm không thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình bằng một số việc làm
cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
II. Chuẩn bị

* Giáo viên:
- Nhạc bài Làm anh khó đấy. Đường dẫn: Kênh thiếu nhi
- Nội dung câu hỏi của từng hoạt động
- Tranh minh họa các tình huống sinh hoạt ở nhà học sinh do một số phụ huynh cung
cấp.
- Hình ảnh của anh chị em.
- Phiếu đánh giá.
* Học sinh:
- Sách đạo đức
- bút chì, dụng cụ vẽ tranh.
III. Các hoạt động học
TIẾT 1
5


1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
a. Mục tiêu: Biết được anh chị em trong gia đình phải yêu thương, giúp đỡ nhau.
b. Cách thực hiện

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- Mời cả lớp đứng lên lắc lư theo nhạc và
cùng hát bài Làm anh.
- Sau khi hát xong GV hỏi:
+ Trong bài hát, con thấy người anh thế
+ Anh cho em nhiều đồ chơi và nhiều quà
nào?
bánh

+ Anh thương em.
+ Anh dỗ dành em.
+ Anh chăm sóc em.
+ Anh em như thể tay chân, rách lành
+ Anh quan tâm đến em.
đùm bọc dở hay đỡ đần. Vậy anh chị em
trong gia đình cần phải yêu thương, giúp
đỡ nhau như thế nào. Hôm nay chúng ta
cùng nhau tìm hiểu qua bài Anh chị em
quan tâm, giúp đỡ nhau.
2. Hoạt động: Khám phá ( 17 phút)
a. Mục tiêu: Nhận biết được sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ nhau giữa anh
chị em trong gia đình.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động dạy

Hoạt động học

* Chiếu tranh 1 lên.
- Yêu cầu các em hãy quan sát tranh và
nêu ý kiến của mình.
- Mời lần lượt từng học sinh chia sẻ ý
+ Hai chị em chơi ráp hình rôbot
kiến.
6


+ Chị dạy cho em trai ráp hình
+ Chị giúp em trai ráp hình
+ Em thấy nét mặt của cậu em trai thế + Nét mặt của cậu em vui thích, sung

nào?
sướng
+ Em nhận xét chị gái là một người như + Chị gái này là một người chị rất đáng
thế nào?
yêu.
* Chiếu tranh 2 lên.
- Yêu cầu các em hãy quan sát tranh và
nêu ý kiến của mình.
- Mời lần lượt từng học sinh chia sẻ ý
kiến.
+ Anh giành đồ chơi của em.
+ Em giành đồ chơi của anh.
+ Hai anh em cùng giành nhau hộp đồ
chơi.
+ Không giành được đồ chơi cậu em giận
- Hai anh em cùng tranh giành một hộp giữ.
đồ chơi, không ai chịu nhường ai, chuyện
+ Người anh bực tức.
gì sẽ xảy ra?
+ Hộp đồ chơi sẽ bị bể, bị hư.
+ Hai anh em sẽ đánh nhau.
+ Hai anh em sẽ cãi lộn.
- Hai anh em cùng nhau tranh giành một
hộp đồ chơi, không ai chịu nhường cho + Hai anh em sẽ đập nhau u đầu, chảy
ai. Đếm mức cả hai cùng giận dữ, bực máu.
tức, khó chịu.
- Em có nhận xét gì về hai anh em nhà
này?
+ Người anh không thương em, anh
không ngường cho em; em không nhường

* Chiếu tranh 1 và tranh 2 lên cho HS nhịn anh, hai anh em nhà này đều đáng
quan sát.
ghét.
7


- Qua 2 bức tranh, em thích bức tranh
nào? Vì sao?

+ Em thích tranh 1 vì ở đó hai chị em
- Anh chị em trong nhà, cần phải quan chơi vui vẻ với nhau.
tâm, giúp đỡ nhau. Anh em nào phải
người xa, cùng chung bác mẹ một nhà
cùng thân. Có như thế thì cha mẹ mới yên
lòng.
3. Hoạt động: Luyện tập (8 phút)
a. Mục tiêu: Có thái độ đồng tình với sự quan tâm, giúp đỡ nhau, không đồng tình với
những việc làm không thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia
đình.
b. Cách thực hiện:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- Các em mở sách trang 14.

+ Mở sách ra

- Các em kết nhóm đôi, thảo luận 4 bức + Hình 1: Hai anh em cùng xem truyện

tranh tranh này.
tranh rất vui.
+ Hình 2: Chị cõng em đi chơi, em rất
sung sướng.
+ Hình 3: Anh trai giành lồng đèn của em
gái, anh tra đáng ghét, em gái đang bực
tức.
+ Hình 4: Chị để quên bình nước, em đã
đưa bình nước cho chị, chị sung sướng và
thấy em của mình rất đáng yêu.
+ Người anh đọc truyện cho em nghe,
cậu em sung sướng, cảm thấy hạnh phúc.

* Chiếu tranh 1 lên.
+ Em nhìn thấy gì?
+ Vẻ mặt của hai anh em thế nào?

+ Chị cõng em đi chơi

* Chiếu tranh 2 lên.
8


+ Em thấy gì trong tranh?

+ Cậu em rất vui sứng

+ Vẻ mặt của cậu em thế nào?
+ Ở nhà em nào đã cõng em mình đi + Em cảm thấy vui, em con cũng vui.
chơi?

+ Lúc đó em cảm thấy thế nào? Còn em
của con thế nào?
+ Em đưa bình nước cho chị

* Chiếu tranh 4 lên.

+ Chị rất vui sướng

+ Em nhìn thấy gì?
+ Vẻ mặt của chị thế nào?
- Khi nhận được sự giúp đỡ từ người em,
chị đã cảm thấy hạnh phúc và sung
sướng. Đây cũng chính là điều mong ước
của cha mẹ, một khi anh em hòa thuận
hai thân sẽ vui vầy.
* Chiếu tranh 3 lên.

+ Hai anh em tranh nhau cái lồng đèn

+ Em nhìn thấy gì?
+ Vẻ mặt của em gái thế nào?

+ 2 HS lên thể hiện

- Mời 1 nhóm lên sắm vai, GV phân vai
cho HS
+ Em thấy anh có chia sẻ đồ chơi cho em
+ Em không thích việc làm của hai anh
của mình không?
em nhà này vì không ai nhường nhịn ai.

+ Em có thích việc làm của người anh
này không? Vì sao?
- Mời 1 nhóm khác lên hãy thể hiện một
việc làm mình chia sẻ đồ chơi với em.
+ Em thích việc làm của bạn nào? Vì
sao?
- Như vậy anh chị em trong gia đình thì
cần phải nhường nhịn, yêu thương, quan
tâm, giúp đỡ nhau.
9


4. Hoạt động: Vận dụng ( 4 phút)
a, Mục tiêu: Thực hiện những hành vi nhường nhịn, giúp đỡ nhau giữa anh chị em
trong gia đình. Khắc phục những hành vi chưa nhường nhịn, giúp đỡ nhau giữa anh
chị em trong gia đình.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động dạy

Hoạt động học

- Chiếu đoạn phim mà phụ huynh gửi đến - Xem đoạn phim
lớp
- Tham gia trả lời
+ Em thấy ai trong phim?
+ Em thích việc làm của bạn nào? Vì sao?
+ Em sẽ khuyên bạn thế nào?
+ Em sẽ làm gì để em ( anh, chị) của
mình vui lòng?


5. Hoạt động: Tổng kết ( 2 phút)
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ai ai cũng có anh chị em, những người thân và
cùng chúng ta vượt qua những gian khó. Là anh chị em chúng ta cần phải yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ, quan tâm, lo lắng để đem đến cho nhau niềm vui trong
cuộc sống. Cô hy vọng lớp mình em nào cũng là những người anh, người chị có trách
nhiệm luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
TIẾT 2
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ để bước vào bài học
b. Cách thực hiện: Nghe đọc thơ bài Chị tôi
Hoạt động dạy
- Đọc thơ cho HS nghe

Hoạt động học
- Nghe cô đọc thơ

- Đọc thơ xong nêu câu hỏi:
+ Em thấy chị trong bài thơ thế nào?

+ Chị quá gian khổ để lo cho em mình
+ Chị quá thương em của mình
10


+ Chị đễ thương quá
+ Nếu mình có được người chị như thế + Quá tuyệt vời, quá sung sướng không
thì em thấy thế nào?
gì bằng
- Vậy chúng ta hãy cùng nhau tập làm
một người chị, một người anh, một người

em như thế.

2. Hoạt động: Khám phá ( 20 phút)
a. Mục tiêu: Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình bằng một
số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động dạy

Hoạt động học

* Chiếu tranh 1

- Xem đoạn phim

- Em thấy gì trong tranh?

+ Một bạn đi học
+ Bạn trai đi học, để quên hộp bút

- Em hãy cùng với bạn bên cạnh đóng vai
thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em
của mình.
- Mời lần lượt từng nhóm lên sắm vai
trước lớp.
- Từng nhóm lên sắm vai
- Khi con được em của mình chạy theo ra
cổng đưa hộp bút, lúc đó con cảm thấy
thế nào?
- Con thể hiện tình yêu của mình thế nào
với em của mình?

- Khi thấy anh, chị, hoặc em của mình
cần được giúp đỡ thì chúng ta hãy sẵn
sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau để anh chị em
vượt qua những khó khăn trong học tập
cũng như trong cuộc sống.

11


* Chiếu tranh 2
- Em thấy gì trong tranh?

+ Em bé đang bò
+ Em bé bò đến và đưa tay về phía cái
quạt

+ Em bé định đưa tay vào cái quạt đang
- Em hãy cùng với bạn bên cạnh tìm ra
quay
những giải pháp nào để giúp em bé?
- Mời lần lượt từng nhóm lên sắm vai
trước lớp.
- Em nào có cách giải quyết khác nữa?

- Từng nhóm lên sắm vai

- Nếu con không giúp em bé thì điều gì sẽ
xảy ra với bé?

+ Quạt sẽ chém tay em bé đứt


- Khi đó bé sẽ đau, bị nguy hiểm, chắc
chắn bạ mẹ sẽ buồn. Chính những việc
làm mà con đã giúp bé đã đem lại niềm
vui, an toàn cho bé. Đó cũng chính là con
đã quan tâm đến em của mình, đem đến
niềm vui, niềm hạnh phúc cho gia đình.
* Chiếu tranh 3
- Em thấy gì trong tranh?

- Chuyện gì sẽ xảy ra?

+ Chị gái đứng trên ghế

+ Chị gái đứng trên ghế thấp với tay lấy
- Em hãy cùng với bạn bên cạnh tìm ra quyển sách trên cao.
những giải pháp nào để giúp chị?
+ Sách sẽ rơi xuống đất
- Mời lần lượt từng nhóm lên sắm vai + Chị sẽ té cùng với quyển sách
trước lớp.
- Lúc này em sẽ nói gì với chị?

12


* Chiếu tranh 4

- Từng nhóm lên sắm vai

- Em thấy gì trong tranh?


+ Chị ơi lấy ái ghế cao đứng lên
+ Chị ơi nhờ mẹ lấy giúp, nguy hiểm
lắm

- Em hãy cùng với bạn bên cạnh tìm ra
những giải pháp nào để giúp anh?

- Mời lần lượt từng nhóm lên sắm vai + Anh trai bị đau chân
trước lớp.
+ Anh trai chơi đá bóng về, chân bị đau
- Khi được em giúp đỡ, lúc đó con thấy
vẻ mặt của anh thế nào?
- Con biết vì sao anh tỏ vẻ mặt như thế
không?
- Vì anh cảm thấy mình là người hạnh + Anh hết đau, anh bớt đau, anh rất vui
phúc, mình được em của mình giúp đỡ,
em của mình quan tâm.
- Chính em đã mang lại niềm vui cho anh
trai mình. Lúc này, em cảm thấy thế nào?
- Với các tình huống trên, các con đã biết
chia sẻ, giúp đỡ anh, chị em trong nhà
vượt qua những nguy hiểm, đem đến
niềm vui cho gia đình. Vì sao em cần + Em thấy vui vì em đã giúp được anh
phải làm như vậy?

- Vì chúng ta là anh chị em sống trong
cùng một gia đình, ta cần đem đến niềm
vui cho nhau. Như ông bà ta thường dạy:
Anh em như thể tay chân


+ Vì em thương anh, chị em của con

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

+ Vì em lo cho anh, chị em của con

3. Hoạt động: Luyện tập (8 phút)

13


a. Mục tiêu: Biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân trong việc quan tâm,
giúp đỡ anh chị em. Biết điều chỉnh hành vi thích hợp để anh chị em ngày càng quan
tâm, giúp đỡ nhau hơn.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động dạy

Hoạt động học

- Yêu cầu HS kết nhóm 4, giới thiệu và - Kết nhóm và đưa hình ảnh của anh chị
kể cho bạn nghe về anh chị em của mình. em ra chia sẻ cùng với bạn trong nhóm.
- Đến các nhóm cùng lắng nghe và chia
sẻ cùng HS.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước
trước lớp.
lớp.
- Chú ý đến những học sinh không có anh
chị em ( trẻ em mồ côi)

- Vì sao em cần phải làm như thế?
- Em nào đồng tình với việc làm của bạn?
Vì sao?
- Em cần làm như thế để đem lại niềm
vui cho mọi người.
- Khi giúp đỡ dược anh chị em trong nhà,
em cảm thấy thế nào?
- Khi được anh chị em giúp đỡ, em thấy - Em cảm thấy sung sướng và hạnh phúc.
thế nào?
- Khi anh chị em trong nhà giúp mình
vượt qua khó khăn, đem đến niềm vui - Em thấy vui
cho mình trong cuộc sống hay khi bản
thân mình giúp giúp đỡ anh chị em thì đó
là điều nên làm và hãy làm thường xuyên
để tình cảm anh chị em ngày càng bền
chặt, keo sơn hơn.
4. Hoạt động: Vận dụng(

phút)

a. Mục tiêu: Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động dạy

Hoạt động học
14


* Tổ chức vẽ tranh:
- Khi được anh chị em giúp đỡ, đem đến

niềm vui cho mình. Để đáp lại tấm lòng
đó, em làm gì để tỏ lòng biết ơn đến anh
chị em của mình?
- Các em hãy vẽ một bức tranh, hay làm
một tấm thiệp để tặng người đã giúp đỡ,
quan tâm mình.
- Đến giúp đỡ các em
- Tổ chức cho HS trình bày thiệp.
- Hãy cất thiệp cẩn thận về tặng cho
người em yêu.
4. Hoạt động: Tổng kết (

phút)

a. Mục tiêu: HS trải nghiệm những việc làm cụ thể để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ
anh chị em.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động dạy

Hoạt động học

- Tổ chức cho các nhóm thi đua trình bày - Các nhóm tự lên trình bày theo vòng
các tình huống mà HS tự đưa ra theo sự quay số ngẫu nhiên.
sáng tạo của các em.
- Khi em giúp đỡ người khác, em cảm
+ Em vui, sung sướng, hạnh phúc.
thấy thế nào?
- Để cuộc sống luôn vui tươi, hạnh phúc
thì ta hãy luôn cho đi, luôn chia sẻ, giúp
đỡ anh chị em và mọi người.

- Tổ chức cho HS đọc:
Anh em như thể chân tay

- HS đọc

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

15


KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC – LỚP 1
Bài 4: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở TRƯỜNG
Thời lượng 2 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh biết
- Nêu một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
- Biết vì sao cần tự giác khi làm việc ở trường.
- Hiểu được sự cần thiết của tự giác, đồng tình với thái độ, hành vi tự giác, không
đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
- Thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở
trường.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, SGV, tranh ảnh, truyện,video (nếu có).
- HS: SGK, VBT(nếu có).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1.Khởi động:
- Mục tiêu: Biết được bạn nhỏ trong bài thơ đã
tự giác tưới cây.

- Cách tiến hành:
GV đọc bài thơ: Vườn trường (tác giả Thanh
Minh).
GV hướng dẫn cả lớp đọc đồng thanh lại bài
thơ.
GV hỏi trong vườn trường có cây gì?
Để hoa luôn thắm tươi thì chúng ta phải làm
gì?
+ Giới thiệu bài mới.
2. Khám phá:
Mục tiêu: Biết tự giác tham gia vào các hoạt
động học tập, sinh hoạt ở trường.
Hoạt động 1: Xem hình và trả lời câu hỏi
GV cho HS cả lớp xem và quan sát tranh từng
hình (hình 1 và hình 2) và hỏi:
16

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HS cả lớp lắng nghe.
Cả lớp đồng thanh.
HS trả lời cây hoa.
HS trả lời: tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu,
vặt lá khô,…


- Các bạn trong từng hình đang làm gì?

- Hình 1: Các bạn HS đang quyên góp
sách vở để hỗ trợ các bạn vùng lũ.

- Hình 2: Các bạn HS tự giác ngồi học
nghiêm túc và giơ tay xin trả lời.

- Các bạn làm việc và ngồi học như thế nào?

- Hình 1: Các bạn quyên góp sách vở
và sắp xếp rất gọn gàng.
- Hình 2: Các bạn ngồi học nghiêm
túc.
HS nhận xét bạn trả lời.

GV nhận xét: Cả 2 hình, các bạn đã biết tự
nguyện quyên góp và sắp xếp gọn gàng sách
vở, ngồi học rất nghiêm và giơ tay xin giơ tay
phát biểu.
Hoạt động 2: Thảo luận
Thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm cử 1 nhóm
trưởng, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng
thành viên, cử đại diện HS trong nhóm phát
biểu ý kiến.
GV đưa câu hỏi thảo luận:
- Các bạn trong mỗi hình đang làm gì?

- Hình 1: Hai bạn HS đang tưới nước
cho bồn hoa ở sân trường.
- Hình 2: Ba bạn HS đang cùng nhau
thảo luận.
- Hình 3: Một bạn HS đang bỏ rác
vào thùng rác ở trường.
- Hình 4: Hai bạn HS đang ở thư viện

trường, một bạn đọc sách, một bạn
chọn sách trên kệ.
- Các bạn đã tự giác trong học tập và sinh hoạt HS các nhóm thảo luận và đưa ra ý
như thế nào?
kiến của của nhóm mình và đại diện
nhóm lên chia sẻ:
- Nhóm 1 - hình 1: Các bạn tự giác
chăm sóc cây cảnh trong vườn trường.
- Nhóm 2 – hình 2: Các bạn tự giác
phát biểu ý kiến, tham gia các hoạt
động chung của nhóm.
- Nhóm 3 – hình 3: Tự giác bỏ rác
vào thùng.
- Nhóm 4 – hình 4: Bạn nam rất
chăm chú đọc sách, bạn nữ xếp sách
đúng quy định.
HS các nhóm khác nhận xét và bổ
sung ý kiến cho nhóm bạn.
GV chốt ý:Các bạn phải tự giác tham gia các
17


hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường một
cách rất nghiêm túc để kết quả học tập tốt
hơn.
GV hỏi các em kể thêm những biểu hiện tự
giác trong học tập, sinh hoạt ở trường mà em
đã thực hiện hoặc đã chứng kiến?

GV tuyên dương, nhận xét và bổ sung thêm

cho nhóm nào nếu hiểu chưa đúng về ví dụ tự
giác đã đưa ra nên nêu VD chính xác để các
em hiểu đúng về tự giác để thực hành, rèn
luyện trong thực tế.
Hoạt động 3: Chia sẻ
- Mục tiêu: HS hiểu và biết việc làm nào nên
làm và việc làm nào không nên làm.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động theo nhóm 4: cử nhóm trưởng, giao
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, cử đại
diện lên chia sẻ.
GV cho HS quan sát từng hình và hỏi:
GV hỏi:
- Các bạn trong từng hình đang làm gì?

- Em đồng tình hay không đồng tình với việc
làm của bạn (các bạn) trong hình hay không?
Vì sao?

18

HS trả lời:
- Tự giác về trang phục, vệ sinh
trường lớp: quần áo, tóc, móng tay,
móng chân luôn cắt ngắn gọn gàng,
sạch sẽ.
- Tự giác trong giờ học: nghiêm túc
ngồi học lắng nghe và giơ tay phát
biểu ý kiến.
- Tự giác trong giờ chơi: chơi các trò

chơi nhẹ nhàng, vui nhộn (những trò
chơi không gây nguy hiểm).
- Tự giác trong giờ ngủ:….
- Tự giác trong giờ ăn:….
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho
nhóm bạn.

Các nhóm thảo luận và chia sẻ.
- Hình 1: Một bạn nam đang hái hoa ở
sân trường.
- Hình 2: Nhóm các bạn HS đang vệ
sinh trường lớp.
- Hình 3: Các bạn HS đang thể dục.
- Hình 4: Các bạn HS đang sinh hoạt
tập thể.
Nhóm 1 – hình 1: Không đồng tình
với bạn nam vì bạn tự ý hái hoa trong
sân trường, làm mất cảnh đẹp của
trường.
Nhóm 2 – hình 2: Đồng tình vì các
bạn đang quét sàn, lau cửa làm sạch
đẹp trường lớp.
Nhóm 3 – hình 3: Đồng tình vì các
bạn tập thể dục để rèn luyên nâng cao
sức khỏe.


Nhóm 4 – hình 4: Đồng ý vì các bạn
đang hoạt động tập thể để rèn luyện
kỹ năng, tạo niềm vui cho bản thân và

các bạn.
Các bạn nhóm khác nhận xét, bổ sung
theo ý của mình.
GV tuyên dương, nhận xét
- GV hỏi các em vì sao phải tự giác làm việc ở
trường (nội quy lớp học, vệ sinh, học tập, thể
dục thể thao,…)?

- Trường, lớp học có nội quy nên HS
cần phải chấp hành.
- Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ
sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tự giác nghiêm túc trong học tập
giúp các em tiếp thu bài tốt, kết quả
học tập cao hơn.
- Thể dục thể thao phù hợp với với lứa
tuổi các em, giúp các em khỏe mạnh.
HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho
nhóm bạn.

GV tuyên dương, nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò
GV hỏi HS:
- Chúng ta vừa học xong bài gì?
- Như nào là tự giác?
- Các em đã tự giác làm những việc gì trong
học tập, sinh hoạt ở trường?
- Các em vừa học xong tiết 1 bài Tự giác làm
việc ở trường học. Về nhà các em chuẩn bị tiếp
tiết 2 của bài này để tuần sau chúng ta Chia sẻ

và Luyện tập đạt kết quả tốt hơn.

TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Luyện tập
Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Mục tiêu: Các em xử lý được tình

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

19


huống của GV.
- Cách tiến hành:
GV cho HS đóng vai và xử lý tình huống
sau:
- Em sẽ tự giác làm gì để tham gia giờ
chào cờ đầu tuần?
+Trường hợp 1: Có 1 HS mặc không
đúng đồng phục (quần áo hoặc dép lê)
khi tham gia chào cờ, em sẽ xử lý như thế
nào?

Các cặp HS lên đưa ra ý kiến và xử lý
từng tính huống xảy ra.
+Trường hợp 1: Nhắc nhở bạn lần sau
chú ý kiểm tra lại cách ăn mặc trước khi
đến lớp để thực hiện nghiêm nội quy
trường lớp đã đề ra.

+ Trường hợp 2: Gọi 2 bạn HS ra chỗ
+Trường hợp 2: Có 2 HS không nghiêm khác rồi nhắc nhở nhẹ nhàng các bạn
túc khi tham gia chào cờ?
không nên làm như thế vì như thế chúng
ta không tôn trọng những người đã ngã
xuống cho chúng ta được tự do đến
trường như ngày hôm nay. Để 2 bạn nhận
ra lỗi của mình để các em hứa sẽ sửa đổi
và không tái phạm nữa.
- HS nhận xét, bổ sung cách xử lý của các
bạn.

GV chốt ý lại cần lưu ý:
+ Đến trường đúng giờ quy định để dự lễ
chào cờ.
+ Mặc trang phụ quy định.
+ Sắp ghế, chỗ ngồi.
+ Tham gia các hoạt động trong nghi lễ
chào cờ, hát Quốc ca, tư thế nghiêm,
hoạt động tập thể.
+ Lắng nghe phát biểu ý kiến, dặn dò
của các thầy, cô giáo ….
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân
a) Kể lại một việc em đã tự giác làm ở HS kể: Tự ý thức ăn mặc, đầu tóc gọn
trường và cho biết lợi ích của việc làm gàng, sạch sẽ; tự giác tham gia các hoạt
đó?
động học tập nghiêm túc; …
HS kể: Chưa tự giác dọn dẹp vệ sinh
b) Ở trường, em còn chưa tự giác làm trường, lớp; Còn nhiều hôm chưa mặc
20



việc gì?

Em sẽ phấn đấu thực hiện như thế nào?

GV chốt ý: Các em nên chăm chỉ rèn
luyện để thực hiện hiệu quả những việc
mình còn hạn chế. Các em nên lập kế
hoạch từng ngày mình sẽ làm những việc
gì để mình cố gắng thực hiện cho tốt.
2.Thực hành
Hoạt động 1: Tập hát Quốc ca cho HS.
- Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa của bài hát
Quốc ca.
- Cách tiến hành:
+GV cho HS xem video clip về hoạt
động chào cờ và hát Quốc ca.
+GV nói về nội dung, ý nghĩa của bài hát
để các em hiểu và ghi nhớ sâu hơn.
+GV chia bài hát thành từng phần, hát
mẫu và cho các em luyện tập hát từng
câu.
+Tổ chức các nhóm học hát nhanh thuộc
và thi xem nhóm nào hát hay hơn?
*Tập tư thế chào cờ:
+Cho HS xem video clip hướng dẫn tư
thế chào cờ.
+GV làm mẫu.
+Các nhóm luyện tập và thi đua giữa các

nhóm.
GV quan sát HS luyện tập để điều chỉnh
các em luyện tập đúng tư thế, tác phong
nhanh nhẹn, nghiêm túc.
GV mời một số HS làm đúng lên hướng
dẫn và làm mẫu cho các bạn.

đúng đồng phục; Chưa thực hiện đúng
nội quy trường lớp.
- Em sẽ luôn luôn ghi nhớ nội quy trường
lớp để tự giác thực hiện tốt những việc
làm ấy.

HS lắng nghe và nhẩm theo.
HS chăm chú lắng nghe và ghi nhớ.
HS học hát từng câu.
Các nhóm thi đua nhau học và hát.

HS chăm chú quan sát.
HS quan sát GV làm và tập làm theo.
HS các nhóm thi đua nhau.

HS lên hướng dẫn và làm mẫu, các bạn
khác làm theo.
HS nhận xét bạn nào làm đúng, làm đẹp;
bạn nào làm chưa đúng, chưa đẹp và giúp
bạn sửa lại.
HS lắng nghe.

21



GV chốt ý: Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc
ca là hoạt động thiêng liêng, được tổ
chức thường kì hằng tuần và trong các
dịp quan trọng. Các em cần ghi nhớ và
tự giác luyện tập nghiêm túc để thể hiện
trách nhiệm của một HS, một công dân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động
của Sao Nhi đồng và tự giác tham gia.
- Mục tiêu: giúp HS hiểu được Sao Nhi
đồng là gì? Sao Nhi đồng có những hoạt
động gì? Và mỗi HS có một tên Sao của
mình.
- Cách tiến hành: GV mời một số anh chị
phụ trách Sao đến để giúp các em tìm
hiểu, hướng dẫn hoạt động, chia sẻ kinh
nghiệm.
- GV giúp các em tìm hiểu Sao Nhi đồng
bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+Sao Nhi đồng là gì? Tại sao cần có Sao
Nhi đồng?
+Sao Nhi đồng có những hoạt động gì?
+Lớp của mình sẽ tổ chức hoạt động Sao
Nhi đồng như thế nào?
+Khi tham gia Sao Nhi đồng, em nghĩ
mình sẽ tự giác tham gia các hoạt động
như thế nào?
+Em muốn cùng các bạn tham gia hoạt
động nào?

GV cho các em tự giới thiệu về Sao của
mình.
GV chốt ý: Các em cần cố gắng rèn
luyện để hình thành thói quen tự giác khi
ở trường và trong các hoạt động khác.
3. Ghi nhớ:
GV đọc và cho HS học thuộc bốn câu
thơ:
Mỗi ngày mình đến lớp
Học tập và vui chơi
Phải chuyên cần tự giác

HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.

HS trả lời.
HS giới thiệu.

HS học thuộc

- HS trả lời
22


Mới tiến bộ bạn ơi
4. Củng cố - Dặn dò
- Chúng ta vừa học xong bài gì?
- Các em đã tự giác trong hoạt động học

tập ở trường chưa?
- Cho các em thực hiện lại chào cờ và hát
Quốc ca.
- GV giải thích từ Tự giác: Tự mình thực
hiện các công việc, hoạt động theo đúng
thời gian, kế hoạch mà không cần phải
nhắc nhở, thúc giục.
- Về nhà học thuộc bài hát Quốc ca và
thực hiện đúng đẹp hoạt động chào cờ.
Chuẩn bị bài Tự giác làm việc ở nhà.

- HS trả lời
- HS hát
- HS lắng nghe

MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 5: TỰ GIÁC LÀM VIỆC NHÀ
( Thời lựợng: 2 tiết)
I.
Mục tiêu:
- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà.
- Biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.
- Đồng tình với hành vi, thái độ tự giác và không đồng tình với thái độ, hành vi
không tự giác làm việc ở nhà.
- Thực hiện một số việc của mình ở nhà một cách tự giác.
II.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Tranh ảnh, tình huống, bài hát, câu chuyện về công việc trong gia đình.
III. Hoạt động học:
Hoạt động học

1. Khởi động:
- GV cho học sinh nghe bài hát: “ Bé
quét nhà” và trả lời câu hoi:

Sản phẩm học sinh
- Hs lắng nghe
23


+ Bà dành tặng bé chổi nhỏ để làm gì?
-GV nhận xét và giới thiệu chủ đề bài
học.
2. Khám phá vấn đề:
HĐ1: Xem hình và trả lời câu hỏi:Các
bạn đang làm gì? Đó có phải là những
việc em thường làm không?
-GV cho hs uan sát kỹ từng tranh và
nhác hs lưu ý đến không gian, bối cảnh
từng hình.
+ Các em quan sát kĩ tranh 1 và cho cô
biết bạn nữ đang làm công việc gì và
nơi bạn nhỏ đang đứng làm là ở nơi
nào trong nhà?
. Vì sao em biết đó là phòng ngủ?
- hs tự mời bạn nhận xét.
-GV nhận xét, chốt.
+ Hình 2: Bé trai đang làm gì?
Chi tiết nào cho em biết điều đó?

- Để quét nhà

- Hs lắng nghe.

- Hs quan sát tranh

- Bạn nhỏ đang gấp chăn trong
phòng ngủ.

- Vì có giường ngủ và đồng hồ
báo thức.
- Để dép lên kệ.
- Mang balo đi học về và cái kệ
nằm ngay cửa.

- Mời hs nhận xét
- Lau bàn
- GV nhận xét
-nhà bếp.
+ hình 3: Bạn gái đang làm gì?
- hs kể những dụng cụ nhà bếp.
Không gian bạn gái đang làm là ở đâu?
Hình ảnh nào cho em biết đó là nhà
- Hs nhân xét
bếp?- Hs nhận xét
- Lau nhà
- Gv nhận xét
- Phòng khách.
+ hình 4: Bạn gái đang làm gì?
- Hs trả lời.
Bạn lau nhà ở phòng nào trong nhà?
- Gv nhận xét, chốt.

Đây là những không gian và công việc
rất quen thuộc với mỗi gia đình. Công
việc rất đơn giản và nhẹ nhàng cô nghĩ
chắc chắn các con đều làm được đúng
không nào?
- Dạ không.
+ Các em hãy quan sát lại tác phong và
gương mặt của 4 bạn nhỏ trong tranh
- Vui vẻ, thoải mái,..
và cho cô biết: Các bạn nhỏ trong tranh
24


làm việc có cần ai giúp đỡ không?
. Vậy khi làm việc không cần ai nhắc
nhở, các bạn đã thể hiện điều gì trên
gương mặt các bạn?
- Gv chốt: 4 hình trên đều cho chúng
ta thấy các bạn nhỏ làm việc rất vui vẻ,
thoải mái, không cấn ai nhắc nhở đó là
hành vi thể hiện sự tự giác làm việc của
các bạn rất tốt.
HĐ2: thảo luận nhóm
-gv cho hs thảo luận nhóm 4 và trả lời
câu hỏi: Các bạn trong tranh đã tự giác
làm những công việc gì? hãy kể cho
nhau nghe về những công việc mà các
con đã tự giác làm ở nhà để phụ giúp
cha mẹ?
-Sau khi hết thời gian thảo luận GV

cho từng nhóm đứng lên phát biểu về
những hoạt động trong tranh.
Tranh 1:
+ gv mời một nhóm đứng lên hỏi nhóm
khác là tranh vẽ gì?
-hs nhận xét câu trả lời của nhóm bạn
- gv nhận xét câu trả lời và hỏi: Hình
ảnh 2 anh em cùng phụ giúp bố mẹ dọn
dẹp rất vui vẻ và hạnh phúc như vậy
thể hiện điều gì?
- gv chốt.
Tranh 2:
- Tiếp tục cho hs hoạt động như tranh 1
Tranh vẽ gì?

- Hs lắng nghe.

- Hs thảo luận.

- Sau bữa cơm cả nhà đều cùng
nhau dọn dẹp.
- Hs nhận xét
- Tình cảm yêu thương của gia
đình.

- Hai chị em dang tự gấp quần áo
gọn gàng.

- Nhặt rau giúp mẹ
- Hs trả lời.


- hs nhận xét. GV nhận xét: ở nhà
chúng ta cũng phải biết phụ giúp anh
chị sắp xếp quần áo cho gọn gàng.
Tranh 3:
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- Vậy ở nhà các con có hay giúp mẹ
nhặt rau không?

- Dọn dẹp đồ chơi.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
25


×