Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Hoạt động kho vận của Tiki giai đoạn 2015 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.25 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
**********

TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHO VẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIKI
GIAI ĐOẠN 2015 – 2019

Hà Nội, tháng 3, 2020


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TRONG NHÓM
STT Họ và tên

MSV

Nhiệm vụ

1

1717710200

Phân công công việc cho thành

Trần Hải Vân

viên
1.1 + 1.2.1 + 1.2.2
2



Nguyễn

Thùy 1711110403

Linh

1.2.3 + 1.3
Edit tiểu luận

3

Nguyễn Kim Anh

1717710009

4

Nguyễn Thị Bích 1717710037

2.1
2.2.1 + 2.2.3

Diệp
5

Nguyễn

Văn 1717710188


Trọng

Mở đầu kết luận + 2.2.2
Edit tiểu luận
Làm slide

6

Phạm Thị Minh 1717710134

2.3

Ngọc
7

Trần Nhật Lệ

1717710112

3.1

8

Lê Ngọc Trang 1717710141

3.2

Nhung



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3

1.1. Khái niệm và vai trò của logistics

3

1.1.1. Khái niệm logistics

3

1.1.2. Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp

3

1.2. Hoạt động kho vận trong logistics

4

1.2.1. Khái niệm

4

a. Vận tải


4

b. Kho và hoạt động kho

5

1.2.2. Các loại hình kho vận trong logistics

6

a. Các loại hình vận tải

6

b. Các loại kho

7

1.2.3. Vai trò của hoạt động kho vận trong logistics

8

a. Đối với doanh nghiệp

8

b. Đối với xã hội

9


1.3. Hoạt động kho vận trong doanh nghiệp thương mại điện tử

9

1.3.1. Một số khái niệm

9

1.3.2. Mô hình kho vận trong thương mại điện tử

10

a. In-house order fulfillment

10

b. Third-party fulfillment

10

c. Dropshipping

11

1.3.3. Ý nghĩa

11

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG LƯU KHO VÀ VẬN TẢI CỦA TIKI


12


2.1. Tổng quan Tiki:

12

2.1.1. Giới thiệu về Tiki

12

2.1.2. Hoạt động thương mại điện tử của TIKI

12

2.2. Thực trạng hoạt động kho vận của TIKI

15

2.2.1 Mô hình kho vận của TIKI

15

a. Lưu kho TIKI- Fulfillment by TIKI- FBT

15

b. Mô hình vận hành qua kho TIKI- ODF


17

c. Mô hình quản lý hàng hóa trong kho TIKI

19

2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics của TIKI

20

a. Yếu tố khách quan:

20

b. Yếu tố chủ quan:

21

2.3. Đánh giá hoạt động kho vận của Tiki giai đoạn 2015-2019:

22

2.3.1. Ưu điểm

22

2.3.2. Nhược điểm

24


2.3.3. Cơ hội

24

2.3.4. Thách thức

27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KHO VẬN CỦA TIKI

29

3.1. Phương hướng:

29

3.1.1. Giảm chi phí giao hàng

29

3.1.2. Rút ngắn thời gian giao hàng

29

3.1.3. Nâng cấp dây chuyền chuỗi cung ứng

30

3.1.4. Mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài


30

3.2. Giải pháp

30

3.2.1. Ứng dụng khoa học – công nghệ vào trong hoạt động vận hành kho hàng.

31

3.2.2. Nâng cao trình độ quản lý

32


3.2.3. Kiểm tra chất lượng hàng hóa

32

3.2.4. Phân phối hàng giữa các kho một cách hiệu quả

32

3.2.5. Quản lý việc thu hồi sản phẩm

33

3.2.6. Hợp tác với bên thứ ba


33

KẾT LUẬN

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

35


LỜI MỞ ĐẦU
Tiki hiện đang là một trong những trang web thương mại điện tử lớn nhất và được ưa
chuộng nhất tại Việt Nam. Từ một trang web chuyên bán sách và ít có tiếng trên thị
trường thương mại điện tử, thì đến năm 2019 Tiki đã trở thành một cái tên xuất hiện ở
khắp mọi nơi, từ giới trẻ cho đến những bà mẹ bỉm sữa, chị em công sở, … Tiki trở
thành một siêu thị online khổng lồ với đủ các mặt hàng từ gia dụng, sách cho đến sản
phẩm. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên thế giới, tại
Việt Nam, thương mại điện tử mới phát triển trong thời gian ngắn nhưng đã gặt hái
được những thành công nhất định. Với việc phát triển thương mại điện tử thì các
doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến phát triển Logistics trong thương mại điện tử,
đây là một yếu tố khá quan trọng quyết định tới thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Thương mại điện tử muốn phát triển mạnh, không thể thiếu các dịch vụ
logistics và chuyển phát chất lượng, công nghệ đắt tiền cùng với những chiến dịch
Marketing mạnh mẽ. Dù non trẻ nhưng Tiki đã trở thành một đối thủ đáng gờm trong
ngành thương mại điện tử đang cạnh tranh vô cùng sôi động tại Việt Nam.
Vậy thì với vị trí vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics, kho bãi vận tải đang đóng góp một phần không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận cũng như sự phát
triển của Logistics. Không có kho hàng, vận tải hoạt động Logistics không thể diễn ra
hoặc có hiệu quả. Nó không chỉ đóng vai trò quan trọng cho chính doanh nghiệp mà
còn đóng vai trò quan trọng cho bạn hàng, các tổ chức, nền kinh tế của quốc gia do

tiết kiệm được chi phí sản xuất, bảo quản và dự trữ, giá thành vận chuyển. Nói cách
khác, kho bãi vận tải góp phần làm tăng giá trị hàng hóa, tăng chất lượng dịch vụ, thỏa
mãn nhu cầu khách hàng. Do vậy, việc phát triển hoạt động kho bãi, vận tải đang là
vấn đề được các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm. Với những nguyên nhân
đó và dưới góc độ là những sinh viên kinh tế, chúng em quyết định chọn Tiki làm đối
tượng nghiên cứu chính cho đề tài: “Thực trạng hoạt động kho vận của Công ty Cổ
phần Tiki giai đoạn 2015-2019”. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của chúng
em chắc chắn còn nhiều thiếu sót và khiếm khuyết, chúng em rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo của cô để nhóm có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. Nhóm

1


xin chân thành cảm ơn ThS. Hoàng Thị Đoan Trang đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giúp chúng em hoàn thành tiểu luận này.

2


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm và vai trò của logistics
1.1.1. Khái niệm logistics
Có nhiều định nghĩa khác nhau về logistics và khó có thể khẳng định định nghĩa nào
là đúng nhất. Ngay từ giai đoạn đầu mới xuất hiện thuật ngữ logistics người ta đã đưa
ra khái niệm như sau: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình vận chuyển và lưu kho
của: Nguyên vật liệu đi vào xí nghiệp; Hàng hóa, bán thành phẩm trong quá trình sản
xuất; Sản phẩm cuối cùng đi ra khỏi xí nghiệp”. Khái niệm này đã nêu ra đúng quy
trình của logistics nhưng sau này, khi logistics phát triển, có rất nhiều định nghĩa khác
về logistics đã được đưa ra, chẳng hạn, Edward H. Frazelle, tác giả cuốn Supply Chain
Strategy đưa ra một định nghĩa rất đơn giản về logistics: “logistics is the flow of

material, information, and money between consumers and suppliers”.
Song, định nghĩa được coi là đầy đủ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa
của Hội đồng quản lý logistics của Hoa Kỳ (Council of logistics Management - CLM).
Theo CLM: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá
trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất
phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của
khách hàng” (Logistics is the process of planning, implementing, and controlling the
efficient, effective flow and storage of goods, services, and related information from
point of origin to point of consumption for the purpose of conforming to customer
requirements).
1.1.2. Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả
đầu ra lần đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các
nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng
hóa, dịch vụ, … Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động
logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp khó khăn, thậm chí thất bại,
3


phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động Logistics, ví dụ: chọn sai vị
trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển
không hiệu quả, ... Ngày nay để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các
tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu
nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường
tiêu thụ, môi trường kinh doanh, ... tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và
phát triển.
Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặt biệt là marketing
hỗn hợp (4P - Right Product, Right Price, Proper Promotion, and Right Place). Chính
logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào

đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và
có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy
định.
1.2. Hoạt động kho vận trong logistics
1.2.1. Khái niệm
a. Vận tải
Vận tải là sự vận chuyển hay chuyển động của người, động vật và hàng hóa từ nơi này
đến nơi khác. Phương thức vận chuyển bao gồm hàng không, đường sắt, đường bộ,
đường thủy, bằng cáp, đường ống và trong không gian. Vận tải là một ngành vật chất
đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, nhằm hoán đổi
vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn và
nhanh chóng.
Trong logistics, vận tải chính là cách thức chuyên chở những nguyên liệu từ nguồn
cung cấp tới doanh nghiệp. Thông qua quá trình chuyển đổi trong doanh nghiệp
nguyên vật liệu được chế biến tại thành sản phẩm cuối cùng và một lần nữa, vận tải
đóng vai trò phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Do vậy, vận tải chính là một
yếu tố của logistics, là mạch máu lưu thông toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

4


b. Kho và hoạt động kho
Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như trong dịch vụ
logistics. Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc
thành phẩm (hàng hóa) nhằm cung ứng cho khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp
nhất khi họ có yêu cầu. Theo cách hiểu hiện đại, với sự xuất hiện cả thuật ngữ “Just –
in – time” (JIT) và những thay đổi trong chuỗi logistics, hoạt động kho không chỉ đơn
thuần là phương tiện cất trữ hàng hóa.
Theo cách hiểu truyền thống, nhà kho đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ
nguyên liệu và thành phẩm dài hạn. Những nhà sản xuất tiến hành sản xuất hàng hóa,

sau đó lưu kho và trong một khoảng thời gian dài mà còn là nơi tạo ra giá trị gia tăng
cho hàng hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Rick Stinchcomb của Đại học Oklahoma Press định nghĩa các hoạt động của kho như
sau: Mục tiêu của hoạt động kho là để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng
trong khi sử dụng không gian, thiết bị và lao động hiệu quả. Hàng hóa phải được truy
cập và bảo vệ. Đáp ứng mục tiêu này đòi hỏi phải lập kế hoạch liên tục và thay đổi
liên tục.
Hoạt động kho bao gồm một số lĩnh vực quan trọng, từ quá trình tiếp nhận, tổ chức,
thực hiện và phân phối. Những lĩnh vực này bao gồm: Nhận hàng; Cross-docking
hàng hóa; Tổ chức và lưu trữ hàng tồn kho; Đính kèm các giải pháp theo dõi tài sản
(như mã vạch) vào tài sản và hàng tồn kho; Tích hợp và duy trì một phần mềm theo
dõi, giống như một hệ thống quản lý kho; Giám sát việc tích hợp công nghệ mới;
Chọn tuyến chọn; Thiết lập thực hành phân loại và đóng gói; Duy trì cơ sở kho; Phát
triển thiết kế kệ và cơ sở hạ tầng kho.
Tất nhiên, các điểm đã nói ở trên chỉ là một phần của những gì nhiều nhà quản lý hoạt
động kho hiện đại phải đối mặt. Điều đó nói rằng, chúng tạo thành các nguyên tắc cơ
bản của kho, các yếu tố đóng vai trò là khối xây dựng cho tất cả các kho, lớn và nhỏ.

5


1.2.2. Các loại hình kho vận trong logistics
a. Các loại hình vận tải
Vận tải đường biển
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các loại hình vận tải khác. Ngay từ xa xưa,
con người đã biết dùng biển để làm các tuyến đường giao thông để giao lưu giữa các
quốc gia với nhau. Hiện nay, vận tải đường biển đã phát triển mạnh và đóng vai trò
quan trọng trong vận chuyển hàng hóa ngoại thương vì nó có năng lực vận chuyển lớn
và giá thành thấp.
Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong

thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời có khối lượng
lớn và giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc, phốt pho và dầu mỏ.
Vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt có năng lực vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển và đưa hàng cao,
thích hợp cho hầu hết các loại hàng hóa, liên tục và ổn định, giá thành thấp. Nhược
điểm là chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cao, tính linh hoạt, động cơ kém do chỉ
hoạt động trên tuyến đường cố định.
Vận tải bằng ô tô
Các phương thức vận tải đường biển, đường sắt, đường hàng không, không có khả
năng giao hàng trực tiếp tới nơi nhận hàng mà thường phải thông qua phương thức
vận tải bằng ô tô mới có khả năng thực hiện được. Vận tải bằng ô tô có tính linh hoạt
cao, tốc độ cao, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ít tốn kém. Tuy nhiên cước phí vận tải
rất cao, trọng tải và dung tích nhỏ nên năng lực vận chuyển thấp.
Vận tải bằng đường hàng không
Vận tải hàng không phát triển mạnh mẽ gần đây. Tuyến đường vận tải là không trung,
hầu như đường thẳng, tốc độ rất cao, an toàn và đều đặn. Bên cạnh đó thì giá cước rất

6


cao, không thích hợp với các loại hàng giá trị thấp, khối lượng cồng kềnh, chi phí đầu
tư xây dựng lớn.
Vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức hay vận tải liên hợp là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít
nhất hai phương thức vận tải trở lên khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa
phương thức từ một điểm ở nước tới đến một điểm chỉ định ở một nước khác để giao.
Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện trên
một chứng từ đơn nhất hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức hay vận đơn vận tải
liên hợp.
b. Các loại kho

Kho công cộng
Kho bảo thuế (Bonded Warehouse) là kho chủ hàng để chứa hàng hóa nhập khẩu đã
được thông quan nhưng chưa nộp thuế hoặc để tránh chi trả những nghĩa vụ này cùng
lúc, hoặc chủ hàng muốn lưu hàng hóa trong kho trước khi bán ra thị trường.
Kho ngoại quan (Custom Warehouse) là kho lưu trữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan
được gửi để chờ xuất khẩu, hoặc hàng hóa từ nước ngoài gửi để chờ xuất khẩu hoặc
nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Kho đa năng
Cross-docking là kho đa năng phân loại, tổng hợp, đóng gói, hoàn thiện hàng hóa để
phục vụ người tiêu dùng. Loại kho này đóng vai trò như một trung tâm phân phối tổng
hợp. Sản phẩm được chuyển từ nơi sản xuất đến kho cross-docking theo những lô
hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những đặt hàng của khách
hàng rồi được gửi đi cho khách hàng. Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến
nơi hàng sẽ được đưa ngay vào sử dụng mà không cần qua kho nữa.
Cross-docking rất phát triển và phục vụ cho hệ thống siêu thị và các nhà bán lẻ hàng
hóa được chở đến cross-docking, được phân loại và chuẩn bị tại đây rồi chuyển ra cửa
7


hàng. Hầu hết kho đa năng đều được bố trí trong khoảng giữa các nhà sản xuất và nơi
tiêu thụ. Các công ty có nhu cầu sử dụng loại kho này có thể tự tổ chức tại kho của
mình hoặc đi thuê kho, thuê các công ty logistics.
Kho cho thuê theo hợp đồng
Hợp đồng thuê kho là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên đi thuê về quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên, trong đó bên thuê sẽ cung cấp dịch vụ kho bãi theo thỏa thuận
cho khách hàng và bên đi thuê sẽ thanh toán tiền thuê kho cho bên cho thuê. Loại kho
này là loại kho cũng được thay đổi phù hợp với mục đích sử dụng của công ty và hoạt
động logistics trong nội bộ công ty. Thuê kho theo hợp đồng là sự thỏa thuận dài hạn
về lợi ích của các bên, các bên sẽ cùng nhau chia sẻ rủi ro trong những hoạt động
chung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, năng suất và hiệu quả kinh doanh.

1.2.3. Vai trò của hoạt động kho vận trong logistics
a. Đối với doanh nghiệp
Hoạt động kho vận có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề vận chuyển, lưu trữ và quản lý
hàng hóa của doanh nghiệp.
Logistics phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, xây dựng chiến lược vận tải khoa học,
hợp lý: xác định lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, xúc tiến, đôn đốc và
kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, làm hồ sơ khiếu nại khi hàng hóa bị
hư hỏng, mất mát, …
Quản trị kho bãi trong logistics tốt giúp doanh nghiệp:
● Giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa.
● Chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng
lộ trình vận tải, từ đó giúp giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm.
● Duy trì nguồn cung ổn định, sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu
cầu.
● Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số
lượng, chất lượng và tình trạng.
● Góp phần giúp giao hàng đúng thời gian, địa điểm.
8


● Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
b. Đối với xã hội
Vận tải đóng một vai trò trọng yếu trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa.
Vai trò của dịch vụ vận tải hàng hoá không đơn thuần chỉ là đóng góp vào sự phát
triển chung của nền kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người, từ đó
giúp xã hội giảm tải được những tiêu cực và góp phần giữ gìn an ninh trật tự.
Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải còn đóng vai trò lớn trong việc huy động nguồn vốn lớn
để đầu tư. Vậy nên, không có gì phải bất ngờ khi vận chuyển hàng hoá ngày càng
được nâng cao và đóng vai trò không thể thiếu. Nhận thấy được vai trò và tiềm năng
phát triển như vũ bão trong tương lai, nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hoá đã mạnh

dạn đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.
1.3. Hoạt động kho vận trong doanh nghiệp thương mại điện tử
1.3.1. Một số khái niệm
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy
tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về
Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL):
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề
phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng.
Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch
nào về thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân
phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng
các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa
thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường
không, đường sắt hoặc đường bộ.”
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết
các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong
hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử.
9


Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ
qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền
điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết
kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và
các dịch vụ sau bán hàng.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng
tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ
cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm

sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại
điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con
người
1.3.2. Mô hình kho vận trong thương mại điện tử
a. In-house order fulfillment
Thực hiện đơn hàng trong nhà, còn được gọi là tự hoàn thành, là khi doanh nghiệp tự
hoàn thành từng bước của quy trình mà không có sự trợ giúp của nhà cung cấp dịch vụ
logistics nào hoặc bên thứ ba. Mô hình này phổ biến cho các doanh nghiệp mới bắt
đầu quản lý hàng tồn kho và đóng gói các đơn đặt hàng trong nhà của họ.
Doanh nghiệp tự mình thực hiện quá trình sản xuất, kiểm kê, dự trữ và lưu kho hàng
hóa. Sau khi khách hàng thực hiện việc đặt hàng, doanh nghiệp tự mình lấy hàng,
đóng gói sản phẩm và vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng.
Ưu điểm của mô hình này là doanh nghiệp tự mình kiểm soát tất cả các hoạt động
đóng gói, xếp hàng và vận chuyển; chi phí thấp vì không phải chi trả thêm chi phí thuê
người vận chuyển. Bên cạnh đó, mô hình này tốn rất nhiều thời gian; ngoài ra chi phí
để xây dựng cơ sở vật chất, nhân công, thuê kho cũng rất cao.
b. Third-party fulfillment
Third-party fulfillment là thuê bên thứ ba đảm nhận việc kho vận. Doanh nghiệp tự
sản xuất hàng hóa, bên vận chuyển sẽ chuyển hàng hóa đến kho của mình, sắp xếp,
đóng gói, dán nhãn hiện, làm các công việc để hoàn thành sản phẩm và vận chuyển
đến tay người tiêu dùng.
10


Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng cơ sở vật chất về
lưu kho và vận chuyển so với mô hình trên, giảm được chi phí nhân công và quản lý.
Bên thứ ba cũng sẽ chuyên nghiệp hơn, năng suất hơn là tự doanh nghiệp làm. Tuy
nhiên, doanh nghiệp không tự kiểm soát được chất lượng của sản phẩm cuối cùng
trước khi đến tay khách hàng.
c. Dropshipping

Dropshipping nghĩa là doanh nghiệp không tự mình sản xuất hàng hóa mà họ bán
hàng trên cửa hàng online, trong khi đó nhà sản xuất sẽ sản xuất, đóng gói và gửi hàng
hóa. Khách hàng đặt hàng thông qua cửa hàng online và người bán sẽ chuyển trực tiếp
đơn hàng đến cho nhà sản xuất. Với mô hình này, người bán sẽ bán được nhiều loại
hàng hóa và hưởng thù lao từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Ưu điểm của mô hình là rất dễ để bắt đầu, đa dạng hàng hóa, kết hợp với nhiều đối tác
từ bé đến lớn. Tuy nhiên vì không phải tự mình sản xuất nên sẽ xuất hiện tình trạng
chất lượng hàng hóa khó kiểm soát, tạp nham.
1.3.3. Ý nghĩa
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, sự phát triển song hành
của dịch vụ vận tải và chuỗi cung ứng là xu hướng tất yếu. Trong đó, kho vận
(fulfillment) dành cho thương mại điện tử, còn được gọi là hoàn tất đơn hàng, là một
trong những yếu tố then chốt, bệ đỡ cho sự phát triển vững mạnh của thương mại điện
tử.
Dịch vụ kho vận, hoàn tất đơn hàng (fulfillment) là giải pháp hoàn hảo cho những
công ty có hệ thống hoàn tất đơn hàng chưa đầy đủ và hoàn thiện do nhiều yếu tố
khách quan. Tại Việt Nam, khái niệm fulfillment còn khá mới, tuy nhiên giải pháp này
hiện đã và đang phục vụ rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ (SMEs).

11


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG LƯU KHO VÀ VẬN TẢI CỦA TIKI
2.1. Tổng quan Tiki:
2.1.1. Giới thiệu về Tiki
Tiki - “Tìm kiếm & Tiết kiệm”, hiện là trang mua sắm trực tuyến đáng tin cậy nhất
trong lĩnh vực thương mai điện tử tại Việt Nam. Tiki thành lập vào năm 2010, với khởi
điểm ban đầu chủ yếu kinh doanh sách trực tuyến. Sau hơn hơn 10 năm hoạt động, giờ
đây Tiki còn được biết đến với dịch vụ TikiNow mang đến trải nghiệm nhận hàng

nhanh trong 2 giờ duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Tiki hiện đang cung cấp hơn
500,000 sản phẩm của hơn 6,500 thương hiệu uy tín, đáp ứng nhu cầu mua sắm đa
dạng của khách hàng từ Sách, Sản phẩm điện tử, Dịch vụ số, Hàng gia dụng, Mẹ &
Bé, Thời trang, Làm đẹp & Chăm sóc sức khỏe, cho đến Bách hóa online.
Với tầm nhìn: "Trang thương mại điện tử tin cậy nhất Việt Nam" và sứ mệnh: "Mang
trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất đến khách hàng", đã và đang phát triển trở
thành một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.
2.1.2. Hoạt động thương mại điện tử của TIKI
Hiện nay, trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể được chia thành 4 nhóm
mô hình chính: B2B - doanh nghiệp với doanh nghiệp; C2C - khách hàng với khách
hàng (như Chotot.vn, Sendo.vn, Shopee.vn); B2C - doanh nghiệp với khách hàng
(Adayroi.vn, Lotte.vn, Vuivui.com); Marketplace (Lazada.vn, Zalora.vn, Tiki.vn).
Tiki là một hệ sinh thái thương mại tất cả trong một, gồm các công ty thành viên như:
● TikiNOW Smart Logistics cung cấp dịch vụ logistics đầu-cuối;
● Ticketbox mang đến dịch vụ vé sự kiện, xem phim hàng đầu;
● Đơn vị bán lẻ Tiki Trading và Sàn Giao dịch cung cấp 10 triệu sản phẩm từ 26
ngành hàng phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
Không chỉ vậy, Tiki còn là một trong những sàn thương mại điện tử hot nhất hiện nay
với lượng truy cập và mua hàng lớn. Trước đây, mô hình kinh doanh của Tiki là B2C
12


(Business to Consumers), nghĩa là các sản phẩm bán trên Tiki đều do Tiki nhập về
bán. Tiki áp dụng mô hình B2C nhằm chú trọng tạo ra sự dễ dàng trong việc mua sắm
trực tuyến cho khách hàng. Để đạt được điều này, công ty đã hoạt động như một người
môi giới cho các chuỗi giá trị của những nhà cung cấp khác nhau (sách, Kindles, quà,
đồ lưu niệm) với những khách hàng. Theo đó, khách hàng có thể sử dụng công cụ tiềm
kiếm chính xác hoặc có thể lướt qua các sản phẩm theo các loại và thương hiệu.
Tuy nhiên, đầu tháng 4/2017 Tiki đã chuyển đổi mô hình sang hình thức Marketplace,
tức là các doanh nghiệp có thể đăng ký mở gian hàng trên Tiki để bán hàng giống như

các sàn thương mại điện tử khác như Lazada, Sendo, Adayroi ... Marketplace được ví
như trung tâm thương mại, nơi cho thuê các không gian để doanh nghiệp mở gian
hàng, trưng bày và bán sản phẩm. Nói cách khác, đây là một sàn giao dịch để kết nối
bên bán và bên mua.
Marketplace giúp công ty thương mại điện tử giảm đáng kể chi phí đầu tư kho bãi,
mua hàng và quản lý tốt vốn lưu động. Hàng hóa, sau khi được đưa lên trang
Marketplace vẫn nằm tại kho và thuộc sở hữu của nhà cung cấp. Khi có đơn hàng từ
khách hàng, công ty mới liên hệ nhà cung cấp để thực hiện các công đoạn đóng gói,
giao hàng và thu tiền hộ nhà cung cấp.
Các doanh nghiệp khi đưa hàng lên đây có thể chủ động phối hợp với Tiki làm
makerting, đẩy mạnh việc bán hàng, nhưng chất lượng vẫn phải được kiểm soát bởi hệ
thống chuỗi cung ứng – supply chain của Tiki. Bằng cách này, Tiki có thể kiểm soát
được chất lượng đầu vào, và có thể thông qua các doanh nghiệp để cộng hưởng cho
sàn thương mại điện tử của mình. Với dịch vụ logistic tốt của mình, Tiki sẽ giúp các
doanh nghiệp nhỏ và vừa san bằng khoảng cách với các ông lớn. Việc giao hàng chính
là một điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì họ không có được hệ thống phân
phối sâu rộng trên khắp cả nước.
Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Bản đồ Thương mại điện tử Việt Nam do iPrice thực
hiện, tương tự 2 quý trước, trong quý 2/2019 vừa qua, Shopee và Tiki lần lượt nắm
chắc hai vị trí dẫn đầu toàn quốc về lượng khách hàng truy cập web. Theo đó, Shopee
13


đạt 38,5 triệu lượt và Tiki đạt 33,7 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Tiki sau khi vượt qua
Lazada lần đầu tiên vào tháng 10/2018 thì đến nay vẫn không có dấu hiệu chững lại và
thậm chí còn nới rộng khoảng cách so với đối thủ.

Hình 1: Top 5 websites Thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất ở Việt Nam
Vậy đâu là chìa khoá giúp Tiki mở được cánh cửa cơ hội đi trước những nền tảng
thương mạid điện tử lớn khác trên thị trường Việt Nam? Theo số liệu của Tiki, 20% số

đơn hàng trên toàn quốc của trang thương mại điện tử này sử dụng dịch vụ TikiNow.
Với 10 kho hàng trên toàn quốc, đội ngũ vận chuyển của Tiki hiện giao khoảng 50%
đơn hàng, phần còn lại được thực hiện bởi các đối tác vận chuyển. Logistics trong
nước vốn đang có nhiều tiềm năng phát triển, nay có thêm cú hích từ thị trường
thương mại điện tử. Thương mại điện tử tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nằm trong
tốp 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới theo trang thống kê
Statista. Theo số liệu của Google và Temasek, doanh thu từ thị trường thương mại
điện tử bán lẻ của Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 2,8 tỉ đô la Mỹ, với mức tăng
trưởng hơn 30% mỗi năm. Nếu tính theo báo cáo của ngân hàng Thế giới, chi phí

14


logistics của Việt Nam chiếm hơn 20% GDP, thị trường logistics dành cho thương mại
điện tử Việt Nam có quy mô khoảng 560 triệu đô la Mỹ.
Với các doanh nghiệp thương mại điện tử, giao nhận do doanh nghiệp đảm nhận giúp
tiết giảm thời gian xử lý đơn hàng, giảm chi phí vận hành và tạo ra sự khác biệt trong
dịch vụ cung ứng. “Việc tổ chức giao hàng trong hai giờ không phải là khó, cái khó là
có thể bố trí được số lượng hơn 100 ngàn mặt hàng tại mỗi trung tâm và giao trong hai
giờ,” Trần Ngọc Thái Sơn, giám đốc điều hành của Tiki phân tích. Để việc lưu thông
hàng hóa được vận hành hoàn hảo, ngoài việc các kho hàng của Tiki được sắp xếp hợp
lý và khoa học, các thiết bị phục vụ việc lấy và kiểm soát hàng hóa còn được lập trình
để chỉ dẫn cho người lấy hàng đi theo lộ trình tối ưu trong kho hàng.
Do quy mô vận hành, Tiki chỉ giao được khoảng 30% số đơn hàng ở các khu vực
ngoài Hà Nội và TP.HCM. Các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee hay
Sendo, với đặc điểm hàng hóa rải rác khắp nơi, cần liên kết với đối tác giao nhận
khác, để đảm bảo hàng hóa có thể lưu thông khắp cả nước.
2.2. Thực trạng hoạt động kho vận của TIKI
2.2.1 Mô hình kho vận của TIKI
a. Lưu kho TIKI- Fulfillment by TIKI- FBT

Với mô hình lưu kho Tiki FBT, nhà bán hàng kí gửi hàng hoá vào kho TIKI trước khi
kinh doanh. TIKI sẽ chịu trách nhiệm bảo quản, lấy hàng, đóng gói và giao đến cho
khách hàng cũng như nhận lại hàng hoá bị trả về từ khách hàng. Nhà bán hàng chỉ
được bán những mặt hàng có tồn kho vật lí tại TIKI.
Đối với người bán, mô hình giúp cho việc giảm gánh nặng quản lý hàng hóa và gánh
nặng về lưu kho bởi hàng sẽ được đặt trong kho và xử lý đơn bởi Tiki. Nhà bán chỉ
cần cam kết tập trung vào bán hàng và marketing.
Đối với người mua, vì hàng có sẵn trong kho Tiki nên sẽ bớt được thời gian lấy hàng
từ người bán khiến cho thời gian nhận hàng sẽ nhanh hơn. Thêm nữa, khi lưu kho qua
Tiki, hàng hóa sẽ được kiểm soát chất lượng để nhập kho nên hàng hóa được đảm bảo
hơn.
Đối với Tiki, Tiki không mất chi phí tạo ra sản phẩm và chi phí lấy hàng từ người bán
mà vẫn có nguồn hàng phong phú. Tiếp đến, việc nhập cả lô hàng từ người bán, tự xử
15


lý đơn và giao hàng đến tay người mua giúp Tiki giảm được các chi phí phát sinh về
vấn đề đổi trả và thanh toán tiền hàng.
Quy trình hoạt động lưu kho Tiki bao gồm: quy trình gửi hàng vào kho, quy trình xử
lý đơn hàng và quy trình rút hàng khỏi kho.
● Quy trình gửi hàng vào kho:
Bước 1: Nhà bán tạo phiếu gửi hàng tại Seller Center & TIKI xác nhận phiếu gửi
hàng. (Hướng dẫn tạo phiếu gửi hàng).
Bước 2: Gửi hàng tới kho Tiki. Tại cửa nhận hàng, kho Tiki sẽ kiểm tra giấy tờ và
hàng hóa. Nếu giấy tờ đủ, đúng và hàng hóa thỏa mãn điều kiện về chất lượng hàng
hóa theo tiêu chuẩn về hàng hóa và tiêu chuẩn nhập kho Tiki, Tiki sẽ ký nhận phiếu
gửi hàng 02 bản. Nếu giấy tờ chưa đủ hoặc có sai sót, hàng hóa không đảm bảo tiêu
chuẩn chất lượng và đóng gói, Tiki sẽ trả hàng lại Nhà bán.
● Quy trình xử lý đơn hàng:
Bước 1: Nhà bán gửi hàng vào kho Tiki.

Bước 2: Sau khi khách hàng đặt hàng trên website, Tiki tiếp nhận và xử lý tại kho
Tiki.
Bước 3: Tiki giao hàng cho khách hàng.
Bước 3a: Nếu giao thành công, Tiki sẽ thu tiền.
Bước 3b: Nếu giao không thành công, Tiki sẽ tăng tồn bán tiếp hoặc trả hàng
và đền bù nếu hàng hóa hư hỏng. Trong trường hợp thứ này, Tiki sẽ thu hồi hàng hóa
giao không thành công rồi tiến hành kiểm tra tình trạng hàng hóa. Nếu hàng có thể
bán mới thì nhập kho, tăng tồn để xử lý cho đơn hàng khác, ngược lại, đưa vào kho lỗi
của Tiki để xử lý trả hàng cho nhà bán và bồi thường nếu sản phẩm bị hư hỏng do lỗi
Tiki.
Bước 4: Tiki hoàn thành đơn hàng, thanh toán và xuất hóa đơn theo kỳ cho nhà bán.
● Quy trình rút hàng từ kho Tiki:
Bước 1 – Nhà bán tạo phiếu rút hàng tại Seller Center và Tiki xác nhận phiếu rút hàng
Bước 2 – Nhà bán đến kho Tiki để nhận hàng trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi
trạng thái Phiếu rút hàng chuyển sang “Chờ nhận hàng”. Để rút hàng, nhà bán cần
mang theo giấy tờ chứng minh khi qua nhận hàng, bao gồm:

16


Phiếu rút hàng được in từ hệ thống Trung Tâm Bán Hàng có chữ ký của người có
thẩm quyền, trong trường hợp chữ ký là của người ký thay, nhà bán hàng cần đính
kèm giấy ủy quyền của Giám đốc, chữ ký trong giấy ủy quyền và trong phiếu rút hàng
phải đảm bảo trùng khớp với nhau; chứng minh nhân dân của người được nhà bán
hàng cử qua kho Tiki lấy hàng.
Khi nhận hàng rút về tại kho TIKI, nếu sản phẩm bị lỗi hay hư hỏng, nhà bán nhận sản
phẩm về và phản hồi trong 48 giờ. Qua thời hạn này, TIKI sẽ không hỗ trợ giải quyết
các khiếu nại phát sinh. Các sản phẩm được xác định là lỗi hoặc hư hỏng sẽ được
chuyển vào kho hàng lỗi của TIKI và sẽ gửi mail trả hàng định kỳ cho nhà bán vào thứ
ba hàng tuần.

Theo đó, với hình thức này, Tiki chỉ chấp nhận các nhà bán hàng có giấy phép kinh
doanh là hộ gia đình hoặc công ty để đảm bảo có khối lượng hàng lớn và có năng lực
vận chuyển đến kho Tiki. Mô hình này cũng cho phép Tiki giao hàng nhanh hơn, điển
hình là với dịch vụ TikiNow.
b. Mô hình vận hành qua kho TIKI- ODF
● Giới thiệu mô hình qua kho TIKI- ODF
Mô hình vận hành Qua kho Tiki còn được gọi là mô hình ODF (On Demand
Fulfillment). Tên gọi cũ là Backorder.
Với mô hình này, Tiki cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhà bán:
- Xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng
- Vận chuyển lấy hàng và giao hàng cho khách hàng
- Xử lý hàng trả về
- Xử lý các yêu cầu đổi/trả/bảo hành của khách hàng thay cho Nhà bán.
Tiki KHÔNG cung cấp dịch vụ lưu trữ, quản lý hàng hóa thay cho Nhà bán.
Có 02 hình thức hợp tác vận chuyển:
- Tiki qua kho Nhà bán lấy hàng
- Nhà bán mang hàng qua kho Tiki
Đối với người bán, việc được hỗ trợ các dịch vụ như xử lí đơn hàng; vận chuyển; giao
hàng sẽ giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Qua đó sẽ có nhiều
thời gian hơn để thực hiện công tác Marketing cho sản phẩm. Hơn nữa, việc bán hàng

17


qua một Website thương mại điện tử có uy tín sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận
khách hàng.
Đối với Tiki, doanh nghiệp sẽ không tốn chi phí để tạo ra sản phẩm mà vẫn có được
nguồn hàng đa dạng. Trên hết, then chốt trong việc áp dụng mô hình ODF; doanh
nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư kho bãi hay trang thiết bị bảo quản hàng.
● Quy trình đơn hàng qua kho TIKI

Bước 1: Khách hàng đặt hàng tại website Tiki.vn, phiếu gửi hàng ứng với đơn hàng
được tạo chờ xác nhận
Bước 2: Nhà bán xác nhận đơn hàng trên hệ thống và chuẩn bị hàng hóa
Bước 3: Tiki qua Nhà bán lấy hàng hoặc Nhà bán mang hàng qua kho

Tiki

Bước 4: Tiki vận chuyển, thu tiền khách hàng
Bước 5: Tiki thanh toán cho Nhà bán trong kỳ sao kê gần nhất

Hình 2: Quy trình đơn hàng qua kho TIKI

● Các chỉ số đánh giá vận hành
Để đánh giá vận hành của mô hình và đánh giá phía người bán hàng, Tiki sử dụng các
chỉ số đánh giá như tỷ lệ từ chối đơn hàng (RR), tỷ lệ đơn hàng hủy (CCR), tỷ lệ xử lý
chậm (LSR), tỷ lệ hàng lỗi (PDR), số lần vi phạm chính sách(PVL), tỷ lệ khách hàng
18


không hài lòng(CDR), tỷ lệ khách hàng hài lòng(CPR) và tỷ lệ lấy hàng thất bại lần
đầu(FP). Để kinh doanh hàng hóa qua kho Tiki, nhà bán cũng như hàng hóa được
cung cấp phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo.

Mã chỉ Tên chỉ số

Chỉ số vận hành Nhà Bán

số

Số

phạm

lần

Chỉ số vận hành Hàng Hoá

vi Tỷ lệ trên Số lần vi phạm Tỷ lệ trên
trên tháng

trên tháng

tháng

<=10%

<=3

<=10%

<=10%

<3

<=10%

<=10%

<=3

<=10%


<=2%

<=2%

<=2%

tháng
RR

Tỷ lệ xác nhận <=3
“Từ chối"

CCR

Tỷ lệ Đơn Hàng <=3
huỷ

LSR

Tỷ lệ xử lí chậm

<=3

PDR

Tỉ lệ hàng hoá lỗi <=2
(Theo quý)

CDR


(Theo quý) (Theo quý)

Tỉ lệ khách hàng <=2

(Theo quý)

<=2

không hài lòng
PVL

Số lần vi phạm
chính sách

FP

Tỷ lệ lấy hàng <=3

<=10%

<=3

<=10%

thất bại lần đầu
c. Mô hình quản lý hàng hóa trong kho TIKI
Điểm nhấn trong hoạt động Logistics của Tiki là quản lý hàng và giao hàng. Hiện nay
Tiki có 8 kho hàng lớn trải dọc những tỉnh thành sầm uất nhất đất nước.
Trước tiên, về việc tối ưu hóa sức chứa, kho hàng 5000m2 của Tiki ở quận Tân Bình

là kho hàng tối ưu nhất của doanh nghiệp tính này tới thời điểm hiện tại với tỉ lệ lấp
đầy 90% diện tích. Nhóm hàng điện lạnh, điện tử để gần cửa ra vào và tách biệt với
19


các mặt hàng khác (hàng bách hóa) do các mặt hàng điện tử không thể là những mặt
hàng “thu gom” nhanh được. Dọc theo chiều dài của kho, có ít nhất 80 kệ đựng hàng
và cao trên 2m được sắp song song với nhau, khoảng cách giữa hai kệ vừa đủ cho 2
người cùng đi lấy. Ở cuối mỗi kệ, dưới chân có dán các màu khác nhau để phân biệt
kích thước các loại hàng hóa được sắp vào.
Lấy cảm hứng từ cách vận hành của ‘ông trùm bán lẻ’ Amazon, Tiki cũng xây dựng hệ
thống quản lí trong kho với việc định tuyến đường đi lấy hàng không bị ngắt quãng,
kéo dài đến hết kệ hàng. Ước tính khoảng 36m và các dãy chứa đồ sắp xếp hoàn toàn
ngẫu nhiên và lộn xộn, vừa chứa sách lại vừa chứa gậy selfie thậm chí là cả đồ dã
ngoại hay kiếng bơi. Nhờ vậy mà trong những lúc cao điểm, nhân viên Tiki.vn có thể
lấy trên 5 món hàng trong vòng một phút. Việc tìm sản phẩm đặt ngẫu nhiên sẽ dễ hơn
việc tìm tới đúng khu để tìm rất nhiều. Nếu như có một khu vực “kem đánh răng”
riêng, nhân viên có thể sẽ phải đi tới cả trăm mét để ra khu vực đó., nhưng nếu kem
đánh răng nằm tại 50 vị trí ngẫu nhiên, nhiều khả năng nhân viên sẽ tìm ra nó sớm
hơn. Đồng thời, việc sắp xếpngẫu nhiên đó giúp Tiki lấp đầy được tối ưu các khoảng
trống trong kho hàng.
Quan trọng nhất là hệ thống phần mềm, nhân viên Tiki có thể sắp xếp hàng hóa lộn
xộn khi một khay để đồ có thể chứa sách, đồ dã ngoại, kính bơi nhưng hệ thống sẽ sắp
xếp lại và tạo ra đường đi lấy hàng tối ưu nhất.
2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics của TIKI
Hoạt động Logistics của TIKI đã dành được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn
chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của thị trường. Việc tìm ra những yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động logistics của TIKI là cần thiết. Những yếu tố này được chia làm
hai phần lớn: Khách quan và Chủ quan
a. Yếu tố khách quan:

Hạ tầng giao thông đường bộ
Trong các loại hình vận chuyển hàng hóa thì vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
được đánh giá là cơ động, nhanh chóng thuận tiện và chi phí rẻ. Đây cũng là phương
thức vận chuyển chủ yếu của TIKI. Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm
20


×