Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Bán phá giá và giải pháp đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.4 KB, 36 trang )

Bán phá giá và giải pháp đến các doanh
nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam

MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................3
[1]


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN – MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BÁN VÀ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ...........................................................................................................................................5
1. Bán phá giá là gì?......................................................................................................................5
1.1. Định nghĩa...........................................................................................................................5
1.2. Tác động của bán phá giá.....................................................................................................6
2. Chống bán phá giá là gì?...........................................................................................................6
2.1. Định nghĩa về chống bán phá giá.........................................................................................6
2.2. Mục tiêu và bản chất của các biện pháp chống bán phá giá:................................................8
3. Quy định chống bán phá giá của WTO.....................................................................................9
CHƯƠNG II :ĐIỂM QUA VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ MẶT HÀNG CÁ BA SA MỸ-VIỆT NAM
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG..........................................................................................................10
1. Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu cá basa tại Mỹ và Việt Nam......................................10
2. Về vụ kiện bán phá giá cá tra cá basa giữa Việt Nam và Mỹ.................................................11
2.1 Luận điểm về phía Mỹ.........................................................................................................11
2.2 Luận điểm của Việt Nam trong vụ kiện:..............................................................................14
3. Kết quả vụ kiện:......................................................................................................................19
4. Ảnh hưởng của vụ kiện đến doanh nghiệp Việt Nam:...............................................................20
4.1 Xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm mạnh..................................................................................20
4.2 Ảnh hưởng đến đời sống nông dân đồng bằng sông Cửu Long...........................................21
CHƯƠNG 3:ÁP DỤNG MÔ HÌNH 4P TRONG GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ
BASA VIỆT NAM................................................................................................................................22
1. Giải pháp về mặt giá cả ( Price).................................................................................................22
2. Giải pháp về mặt sản phẩm (Product)....................................................................................25


3. Giải pháp trong khâu phân phối ( Place)................................................................................31
4. Giải pháp xúc tiến quảng bá thương hiệu ( Promotion).........................................................33
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................36

LỜI MỞ ĐẦU
Giá, hay nói cụ thể hơn là “giá thành của sản phẩm” luôn chiếm một vị trí quan
trọng không chỉ đối với nền kinh tế hay lĩnh vực marketing nói chung, với từng doanh
nghiệp nói riêng mà thậm chí còn đối với cả mỗi cá nhân chúng ta. Giá cả lên xuống
[2]


kéo theo sự tăng giảm lượng cung, cầu trong nền kinh tế của một quốc gia, việc định
giá thấp sản phẩm của mình mang đến cho doanh nghiệp những lợi thế canh tranh nhất
định trên “chiến trường mua bán”, và như một lẽ hiển nhiên, chúng ta đi chợ, mua mớ
rau, con cá, hay những sản phẩm giá trị hơn, thì giá cả luôn là một trong những mối
băn khoăn hàng đầu, hay nói cách khác, giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua
sắm của mỗi người tiêu dùng chúng ta.
Nhận thức được vai trò quan trọng nói trên của giá cả, để gia tăng vị thế cạnh
tranh của mình trên thị trường, không ít doanh nghiệp đã đi theo con đường định giá
thấp cho các sản phẩm. Tuy nhiên liệu rằng, khi doanh nghiệp giao bán sản phẩm của
mình với giá càng thấp, thì lượng khách hàng ủng hộ sản phẩm của họ, số lượng các
đối thủ cạnh tranh bị chiến lược về giá của họ đánh bại có tỷ lệ thuận với lợi nhuận,
doanh thu mà họ thu về và lợi ích của nền kinh tế không? Hay các doanh nghiệp chỉ
mải mê chạy đua hạ giá càng thấp càng tốt, dẫn đến hiện tượng “bán phá giá”, không
những gây thiệt hại cho chính bản thân doanh nghiệp mà còn cả ngành sản xuất nước
nhà.
Với mong muốn làm rõ hơn về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá, đặc
biệt trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Mỹ, cùng việc đi sâu vào nghiên
cứu vụ kiện bán phá giá cá Tra cá Basa năm 2002 giữa 2 bên, để từ đó rút ra những bài

học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, gia tăng vốn hiểu biết về các chế tài
luật định của mỗi nhà kinh doanh về vấn đề này khi thực hiện chiến lược về giá trên thị
trường quốc tế, chúng em hi vọng rằng bài tiểu luận với đề tài “Bán phá giá và giải
pháp đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam” sẽ cung cấp cho độc giả
một cái nhìn mới, sâu sắc, đa chiều và khoa học hơn về vấn đề bán giá trong phạm vi
môn học Marketing quốc tế.
Cuốn tiểu luận bao gồm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận: Một số lý thuyết cơ bản về bán và chống bán phá giá.

[3]


Chương II: Điểm qua vụ kiện chống bán phá giá ngành hàng cá Tra, cá Basa Mỹ- Việt
Nam và những ảnh hưởng
Chương III: Áp dụng mô hình 4P trong giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá
basa Việt Nam
Do lượng kiến thức còn hạn hẹp, cuốn tiểu luận còn chưa thật hoàn hảo và đầy
đủ,vì vậy chúng em/tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc.

[4]


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN – MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BÁN VÀ
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1. Bán phá giá là gì?
1.1. Định nghĩa
Bán phá giá là một trong những phương pháp định giá trong Marketing Quốc tế. Như
đã nói ở phần mở đầu, giá hay những phương pháp định giá luôn là một trong những
mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Biết được bản chất của phương pháp định
giá này cũng như biết cách sử dụng khéo léo sẽ tạo ra được một công cụ hữu ích cho sự

phát triển của doanh nghiệp.
Vậy, bán phá giá là gì?
Theo cách hiểu đơn giản, bán phá giá là hành động bán một hàng hóa nào đó với mức
giá thấp hơn chi phí nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc giành thêm thị phần.
Đây được coi là một trong những phương thức cạnh tranh khá tiêu cực, thường bị cấm .
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng nó một cách khéo léo, dưới
nhiều hình thức khác nhau nhằm đem lại lợi nhuận .
Bán phá giá thường xảy ra khá nhiều trong các hoạt động thương mại quốc tế, được coi
là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu từ nước này sang nước
khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại thị trường nội địa nước xuất
khẩu.
Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Nếu như
vào những năm 80, chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia công nghiệp phát triển sử dụng
công cụ này thì gần đây số lượng các nước đang phát triển tiến hành chống bán phá giá
đang tăng dần. Nạn nhân đáng kể nhất của hiện tượng lạm dụng công cụ này là các nền
kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi (là đối tượng của nhiều vụ kiện chống bán phá
[5]


giá nhất). Các nước đang phát triển nói chung cũng là nạn nhân khá phổ biến (với số vụ
bị kiện lớn gấp 3 lần số các vụ kiện mà các nước phát triển phải đối mặt).
1.2. Tác động của bán phá giá
Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là việc
gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước. Tổn thất này rất lớn xét
trên cả góc độ vi mô lẫn vĩ mô.
- Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều
doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên
và gây ra các tác động dây chuyền đối với những ngành kinh doanh khác.
- Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất

thị trường và lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển
mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các
doanh nghiệp luôn muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù trong ngắn hạn,
người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì mua được hàng hóa rẻ hơn với mức giá thông
thường, nhưng trong dài hạn, bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành
sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các
điều ước quốc tế và xây dựng luật pháp quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá,
nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình.
2. Chống bán phá giá là gì?
2.1. Định nghĩa về chống bán phá giá
Vấn đề chống bán phá giá lần đầu tiên được Hiệp hội các quốc gia nghiên cứu ngay từ
năm 1922. Đến năm 1947, với sự ra đời của tổ chức GATT, các biện pháp chống bán
[6]


giá chính thức được đặt dưới sự chi phối của pháp luật quốc tế. Lúc ấy, đề tài này chưa
được chú ý nhiều mà chỉ về sau, khi thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh
tranh trở nên ráo riết hơn, và các nước thành viên của GATT cũng ngày càng đông đảo
hơn, thì chống bán phá giá mới trở thành một mối quan tâm thật sự. Năm 1967, một số
quy định về chống bán phá giá tại GATT được chuẩn hoá trong Hiệp định về thi hành điều
VI của GATT (Agreement on the Implementation of Article VI), thường được gọi tắt là
Hiệp định chống bán phá giá. Thời gian sau đó, Hiệp định về chống bán giá được bổ
sung thêm nhiều nội dung quan trọng.
Sau vòng đàm phán Uruguay, cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) các bên đã ký kết Hiệp định về thực thi Điều VI GATT 1994, thường được gọi
với tên “Hiệp định về chống bán phá giá của WTO”. Là một trong những hiệp định

thương mại đa biên của WTO, Hiệp định chống bán phá giá có hiệu lực bắt buộc đối
với tất cả các nước thành viên của WTO.
Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo hộ quyền lợi chính đáng
của các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bán phá giá. Năm 1995, WTO đã
thành lập Uỷ ban về chống bán phá giá để giám sát việc điều tra và áp dụng thuế chống
bán phá giá đối với các nước thành viên. Sau khi phát hiện ra hàng hoá bị bán phá giá có
khả năng ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, các ngành đó đề nghị những cơ quan hữu
trách thực hiện việc điều tra và đưa ra kết luận về việc có thực hiện hay không thuế chống
bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước.
Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định các biện pháp chống bán phá giá chỉ
được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng được 4 điều kiện sau:
- Sản phẩm đang bán phá giá: Sản phẩm của nước xuất khẩu đang được bán ở thị
trường của nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn giá bán thông thường của sản phẩm
đó ở trên thị trường nước xuất khẩu.
- Có sự thiệt hại về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây ra đối
với các doanh nghiệp nội địa đang sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm bán
phá giá, hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập của một ngành công nghiệp
trong nước.
[7]


- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất (hoặc đe doạ
gây ra thiệt hại vật chất) do chính hành động bán phá giá đó gây ra. Cơ quan điều tra
không được áp đặt cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố khác gây ra.
- Tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng đồng rộng lớn.
2.2. Mục tiêu và bản chất của các biện pháp chống bán phá giá:

Bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công bằng. Như vậy, để tạo
dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu,
bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế không lành mạnh,

các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Do đó mục tiêu của
các biện pháp chống bán phá giá là để bù đắp lại những thiệt hại cho ngành sản xuất
nội địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra.
Mặc dù, mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá được cho là để đảm bảo sự công
bằng trong thương mại quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy. Đối với các
nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Achentina… sử dụng các biện pháp chống bán
phá giá để bảo vệ nền sản xuất còn non trẻ của chính mình. Đối với các quốc gia phát
triển, các biện pháp chống bán phá giá vừa là công cụ để hạn chế mở cửa thị trường, hạn
chế sự thâm nhập thị trường từ các quốc gia đang phát triển và vừa là cái van an toàn cần
thiết cho chính họ.
Các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng
bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào
nước mình. Dẫn đến, nhiều quốc gia đã lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá một
cách tùy tiện để hạn chế nhập khẩu, hơn là để đạt được các mục tiêu khắc phục có tính
hạn chế mà Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép.
Các quy định chống bán phá giá là một biện pháp khắc phục thương mại mà các thành
viên của WTO đã đồng ý rằng là cần thiết để duy trì hệ thống thương mại đa phương.
[8]


Động cơ kinh tế để sử dụng biện pháp chống bán phá giá là nhằm để duy trì thương
mại công bằng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy có tới 90% các biện
pháp này không nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh hoặc thương mại công bằng. Nói
cách khác, biện pháp được coi là hợp pháp của WTO, đến lượt nó, quay lại bóp méo
dòng chảy thương mại quốc tế và hạn chế sự phát triển nội tại khách quan của hoạt
động này, đi ngược lại mục đích của WTO.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với những ưu thế về lực lượng lao
động trẻ, đông về số lượng, rẻ về giá thành, trong bối cảnh thực hiện chính sách tăng
cường xuất khẩu. Việc hàng hóa Việt Nam là đối tượng chịu sự áp đặt các biện pháp
chống bán phá giá của nhiều thị trường khác là điều không thể tránh khỏi. Do đó các

doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu đầy đủ các quy định về bán phá giá,
chống bán phá giá của WTO, cũng của như các quốc gia nhập khẩu, để từ đó xây dựng
các biện pháp đối phó một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn.

3. Quy định chống bán phá giá của WTO
Quy tắc chống bán phá giá mà hiện nay WTO dựa vào được quy định trong điều 6 của
Hiệp định GATT ( Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại). Hiệp định cung cấp
các quy tắc chi tiết và rõ ràng hơn liên quan đến phương pháp xác định một mặt hàng
là bị bán phá giá, các tiêu chí cần xem xét khi quyết định hàng nhập khẩu bán phá giá
gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, các quy trình trong việc khởi xướng và tiến
hành điều tra chống bán phá giá cũng như việc thực thi và hạn chế các biện pháp chống
bán phá giá. Ngoài ra còn có Hiệp định về thực thi điều VI của GATT( 1994) quy định
chi tiết các điều kiện để các thành viên WTO có thể thực hiện chống bán phá giá. Cả
Hiệp định và Điều VI được sử dụng cùng nhau để điều chỉnh các biện pháp chống bán
phá giá
Khi nào một mặt hàng bị coi là bán phá giá?
Bán phá giá là hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khẩu thấp hơn giá thông
thường mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước. Mặt hàng bán phá giá được

[9]


coi là mặt hàng có giá thấp hơn giá thông thường. Có 3 cách để xác định giá thông
thường:
1) Gía tiêu thụ thông thường trong nước của nước xuất khẩu
2) Giá xuất khẩu của nước xuất khẩu sang nước thứ 3
3) Giá của chi phí cấu thành
Thông thường WTO xác định giá thông thường theo cách thứ nhất, không áp dụng
được thì mới áp dụng cách thứ 2,3.
Hay: Biên độ phá giá ( BĐPG) = giá trị thông thường (GTTT) - giá xuất

khẩu ( GXK)
BĐPG>0 => có bán phá giá
BĐPG có thể tính bằng giá trị tuyệt đối hoặc theo phần trăm công thức:
BĐPG = ( GTTT – GXK )/ GXK

CHƯƠNG II :ĐIỂM QUA VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ MẶT HÀNG CÁ BA SA MỸVIỆT NAM VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

1. Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu cá basa tại Mỹ và Việt Nam
Ngành công nghiệp sản xuất cá basa là một trong những ngành quan trọng của Việt
Nam, tạo công ăn việc làm cho hơn 500000 lao động và chiếm 12,5% trong cơ cấu mặt
hàng thủy hải sản xuất khẩu (2003).

[10]


Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa (catfish) sang Mỹ từ năm 1996. Một thời
gian ngắn sau khi gia nhập Khối Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC),
lượng xuất khẩu cá tra, basa vào Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng nhờ những ưu đãi về
thuế nhập khẩu cá giá trơn vào Hoa Kỳ (chỉ còn 4.4 cent/ kg). Từ lượng xuất khẩu chỉ
đạt 260 tấn vào năm 1998, con số này đã vọt lên 7746 tấn cuối năm 2001. Đến năm
2002, số lượng xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ lên đến gần 20000 tấn, với
trị giá gần 63000 USD, chiếm 5 – 6% thị phần cá da trơn của Mỹ sau khi Mỹ xóa bỏ
cấm vận Việt Nam và ký kết Hiệp định Thương mại song phương tháng 12 năm 2001.
Có thể thấy được thị trường Mỹ có rất nhiều triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy
hải sản, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam.

2. Về vụ kiện bán phá giá cá tra cá basa giữa Việt Nam và Mỹ
Ngày 27/2/2002, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tuyên bố tiến hành điều tra về cáo buộc
của CFA rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã bán phá
giá các sản phẩm cá tra và cá basa phi lê đông lạnh vào thị trường Mỹ.

2.1 Luận điểm về phía Mỹ
[11]


2.1.1 Ngành sản xuất nội địa và thiệt hại về vật chất
 Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng trị giá
catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Mỹ giảm mạnh từ 446 triệu USD năm
2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Sản phẩm của Việt Nam thường có
giá rẻ hơn từ 0,8 đến 1 USD/pound (1 pound tương đương khoảng 0,454 kg).
CFA cũng cho rằng cá da trơn Việt Nam đã nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ, làm cho giá
của Mỹ cũng giảm theo: giá catfish Mỹ rớt thê thảm, từ 0.74 USD/ pound năm
2000 xuống còn 0.58 USD/ pound, thậm chí có lục chỉ khoảng 0.2 USD/ pound.
Hành động này đã gây ra thiệt hại lớn cho ngành catfish Mỹ.
 CFA cũng cáo buộc rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm,
không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
 Phía CFA yêu cầu sản phẩm cá da trơn không được gọi là catfish, vì như vậy là
vô hình chung ăn theo, hay nói một cách khác là lợi dụng thành quả tiếp thị của
những người nuôi cá nheo của Mỹ.
2.1.2 Bán phá giá cá basa
Trong đơn kiện Việt Nam bán phá giá cá da trơn phi lê đông lạnh, Hiệp hội Chủ trại cá
nheo (CFA) nước này cho rằng, Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường và giá thành
sản xuất cá basa, cá tra rẻ một phần vì được Nhà nước hỗ trợ, điều này đã tạo ra một sự
cạnh tranh bất bình đẳng với các nhà sản xuất nội địa của Mỹ. CFA cũng cung cấp các
tính toán vè mức độ bán phá giá trên cơ sở kinh tế thị trường và phi thị trường.
 Theo đó, nếu Việt Nam là nền kinh tế thị trường, CFA cho rằng thị trường cá
basa của Việt Nam quá nhỏ để căn cứ xác định giá hợp lý dựa trên giá trị nội địa
của sản phẩm. CFA đã tự xây dựng chi phí sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam do không tìm được số liệu về giá xuất khẩu của bên thứ ba
Các chi phí này bao gồm giá cả nguyên liệu, lao động, điện nước của Việt Nam
được sử dụng. Với những giá cả không tìm được thì CFA dùng chi phí sản xuất

[12]


của một cơ sở chế biến của Mỹ. Như vậy, CFA đi đến mức độ bán phá giá là
143.70%.
 Trong trường hợp Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, giá trị của sản phẩm
cá tra, cá basa được tính như bảng sau:

Nhân tố sản xuất Tỷ lệ sử dụng
Cá nguyên liệu
Thu hồi phụ

Giá đầu vào so sánh

Chi phí (cent/ lb)

(cent/ lb)
0.53
0.01

2.12
(0.03)

đầu vào
4
3

phẩm
Chi phí khác
Chi phí ròng

Chi phí cố định
Lãi vay + Khấu
hao
Lợi nhuận
Giá trị hợp lý

0.41
2.50
Tỷ lệ % so với chi phí đơn vị ròng
20.4%
46.0%
1.2%

0.51
1.15
0.03
4.19

Trong đó, CFA lấy Ấn Độ làm thước đo để tính giá trị hợp lý, do không tìm
được nguồn thông tin tin cậy của Việt Nam. CFA cũng dựa vào những số liệu về
nhân tố sản xuất của một xưởng sản xuất của Mỹ để hiệu chỉnh trên những điểm
khác biệt được biết đến của Việt Nam để tính toán.
Có thể thấy theo lập luận của CFA, giá trị hợp lý của sản phẩm cá tra, cá basa của là
4.19 USD/ pound, trong khi giá xuất khẩu của Việt Nam chỉ có 1.44 USD / pound. Như
vậy, mức độ bán phá giá là 190.20%.
2.2 Luận điểm của Việt Nam trong vụ kiện:
2.2.1 Ngành sản xuất nội địa và thiệt hại về vật chất:

[13]



 Ngành kinh tế được xem xét là chế biến cá philê đông lạnh và do vậy các chủ
trại nuôi cá catfish không đủ tư cách để đại diện cho các nhà sản xuất sản phẩm
chế biến.
 Ngành chế biến catfish philê đông lạnh của Mỹ không bị thiệt hại vật chất do cả
sản lượng nội địa lẫn nhập khẩu đều tăng và không có cạnh tranh trực tiếp về giá
giữa hai loại.
 Hoàn toàn cũng không có nguy cơ về thiệt hại trong tương lai do các nhà sản
xuất Việt Nam còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như EU và các nước
Châu Á. Hơn nữa, các cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam không chỉ chế biến
cá tra và basa, mà còn chế biến nhiều loại thuỷ sản khác.
 Hoạt động nuôi cá catfish ở Đồng Bằng sông Mississippi ( ĐBSMI) không có
tính cạnh tranh là do chi phí cao. Bên cạnh mức lượng lao động cao, còn một số
yếu tố khác góp phần làm tăng tổng chi phí sản xuất. Thứ nhất, số vốn đầu tư
cần thiết cho một diện tích hồ để nuôi cá catfish không thấp hơn chi phí làm bè
cá. Thứ hai, chính vì nuôi cá trong ao hồ nên mật độ nuôi cá ở ĐBSMI không
thể cao vì nước đứng chứ không phải là nước chảy như nuôi cá bè; việc áp dụng
công nghệ quậy nước lại làm tăng thêm chi phí. Thứ ba, ở Hoa Kỳ cá cũng chỉ
lớn nhanh trong 7-8 tháng còn trong những tháng lạnh của mùa đông thì cá cũng
ngủ đông và hoàn toàn không lớn hay chỉ lớn rất chậm. Thứ tư, tỷ lệ hao hụt do
chim ăn lên tới 30% (trong khi tỷ lệ hao hụt trung bình tại Đồng bằng sông Cửu
Long ( ĐBSCL) chỉ ở mức 10%).
 “Catfish” là một từ tiếng Anh thông dụng chỉ hàng trăm loại cá. Theo định nghĩa
của từ điển Webster thì catfish là “bất kỳ loại cá nước ngọt nào có da trơn, có ria
gần miệng thuộc bộ Siluriformes”. Như vậy thì rõ ràng cá tra và basa của Việt
Nam là catfish. Cơ quản quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã
cho rằng hoàn toàn có thể sử dụng các tên như là “basa catfish” cho sản phẩm
của Việt Nam.
Ed Wiley, chuyên gia thủy sản thuộc Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học của Đại
học Kansas, cũng khẳng định: “coi cá da trơn Việt Nam không phải catfish là điều phi

[14]


lý, bởi vì rõ ràng đó là catfish. Nó không phải là cá catfish Bắc Mỹ. Nó là cá catfish
châu Á. Nhưng nói rằng nó không phải catfish là sai”.
Theo Bộ Thủy sản của Việt Nam, thì trên tất cả các bao bì của sản phẩm thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh “Product of Vietnam” hay “Made in
Vietnam” và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng
quy định của FDA. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội các nhà chế
biến và xuất khẩu thủy sản Vietnam (VASEP), vấn đề nhãn hiệu catfish được phía
người nuôi cá catfish Hoa Kỳ đưa ra là để "bảo vệ quyền lợi của một nhóm nhỏ các
nhà sản xuất catfish giàu có, đi ngược lại tinh thần thương mại tự do và lợi ích của
người tiêu dùng Hoa Kỳ".

2.2.2 Về khía cạnh thứ hai – bán phá giá:
Việt Nam lập luận mạnh mẽ cho tư cách kinh tế thị trường. Tài liệu 110 trang của
Chính phủ Việt Nam gửi cho DOC tấn công tất cả các luận điểm mà CFA đưa ra. Báo
cáo viết: “Việt Nam đã từ bỏ hệ thống kế hoạch hóa tập trung và đã đạt nhiều kết quả
trong việc tự do hóa kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế và do vậy phải được coi là
một nền kinh tế thị trường theo luật thương mại Hoa Kỳ”. Mặc dù thừa nhận rằng còn
nhiều yếu tố gây biến dạng thị trường trong nền kinh tế, nhưng Chính phủ Việt Nam đã
đưa ra bằng chứng cho thấy tất cả những biến dạng này đều tồn tại ở nhiều nền kinh tế
thị trường.
VASEP cũng lập luận tương tự bằng cách so sánh Việt Nam với Kazakhstan, một nước
mới được DOC thừa nhận là có kinh tế thị trường vào tháng 3 năm 2002. Dựa trên
nhiều tiêu chí khác nhau, “Việt Nam đạt hay vượt mức độ cải cách kinh tế của
Kazakhstan”.
Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ và các nước khác hoạt động ở Việt Nam cũng gửi văn
bản cho DOC ủng hộ Việt Nam có kinh tế thị trường, như Citibank, Cargill, American
Standard, New York Life International, Vedan, và Chinfon.

[15]


 Với tư cách kinh tế thị trường, giá cá philê trong thị trường nội địa của Việt
Nam có thể được dùng để tính giá trị hợp lý. Mức giá này thấp hơn nhiều so với
giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Thậm chí nếu thị trường nội địa được coi là quá
nhỏ, thì giá trị hợp lý có thể được xây dựng trên cơ sở các chi phí sản xuất,
tương tự như trong bảng 1 và 2. Kết quả sẽ cho thấy các doanh nghiệp chế biến
thủy sản của Việt Nam không hề bán phá giá.
Mức giá cạnh tranh của cá tra và basa philê đông lạnh chủ yếu là do chi phí cho
cá nguyên liệu thấp. Như trong bảng 1, nông dân nuôi cá chịu chi phí theo giá
thị trường trong tất cả các khâu giống, thức ăn, điện, xăng dầu. Một số đầu vào
thậm chí còn bị chịu thuế. Đối với vốn đầu tư đóng bè và vốn lưu động, một số
hộ vay được vốn ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
nhưng nhiều hộ khác phải vay theo lãi suất thị trường từ doanh nghiệp chế biến
hoặc từ tư nhân và có hộ phải vay nặng lãi. Lãi suất bình quân 1%/tháng là hoàn
toàn không có yếu tố trợ giá và thậm chí còn cao hơn lãi suất của các khoản cho
vay doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở TP.HCM. Nông dân nuôi cá thu lãi
đáng kể với chi phí sản xuất 10.500đ/kg và giá bán cho các cơ sở chế biến ở
mức 11.000-13.000 đ/kg.

Giá vốn hàng bán

Chi phí (đ)
38.9194.000

Con giống (44.000 con * 1.400 đ/con)

61.600.000


Thức ăn (6.937,5 đ/kg * 44.000 kg)

305.250.000

Lương công nhân (750.000 đ/ng/t * 1.5 ng * 8 t)

9.000.000

Nhiên liệu (20 lít/tấn * 44 tấn * 3.800 đ)

3.344.000

Phòng và chữa bệnh

10.000.000

Khấu hao

14.533.333

Khấu hao bè cá (200.000.000 đ * 10% * 8/12)

13.333.333

Khấu hao máy móc (9.000.000 đ * 20% * 8/12)

1.200.000

Lãi vay (140.000.000 đ * 1%/tháng * 8 tháng)


11.200.000

Thuế và phí

1.000.000
[16]


Tổng chi phí

415.927.333

Chi phí bình quân 1 kg cá thành phẩm

10.398

Bảng 1: cơ cấu chi phí sản xuất cá tra bè
Như trong bảng 2, chi phí nguyên liệu cá chiếm tới 82% tổng chi phí chế biến
philê đông lạnh. Phần chi phí còn lại bao gồm lao động, điện, nước, hóa chất,
bao bì, khấu hao, lãi vay, thuê đất. Chi phí về lao động, điện, nước và bao bì
hoàn toàn được xác định theo thị trường. Phần trợ giá nếu có thể chỉ xuất hiện ở
lãi vay và tiền thuê đất. Tỷ lệ trợ giá nếu có cũng không thể vượt quá 1% giá trị
sản phẩm chế biến.

Giá trị (đ)

Tỷ trọng trong
giá

Giá 1 kg philê (giá ròng tại cửa nhà máy, không kể 43.000

chi phí bán hàng)
Chi phí cá tra nguyên liệu (VND/kg cá nguyên liệu) 12.000
Hệ số chế biến (trọng lượng cá tra tươi/1kg cá 3,2
philê)
Chi phí cá nguyên liệu (VND/kg cá philê) (12,000 đ 38.400
* 3,2)
Phụ phẩm thu hồi (da, bao tử, bong bóng, xương, 3.200
mỡ) (VND/kg philê)
Cơ cấu Cá nguyên liệu ròng (38.400 – 3.200)
phí Lao động
Điện, nước, bao bì
(VND/kg
Thuê đất
cá philê)
Khấu hao
chi

[17]

35.200

81,86%

3.397
594

7,90%
1,38%

63


0,15%

365

0,85%


Lãi vay

453

1,05%

Thuế

1.088

2,53%

Bảng 2: Cơ cấu chi phí chế biến cá tra
 Ngay cả khi vẫn coi Việt Nam là chưa có kinh tế thị trường thì đề xuất chọn Ấn
Độ là nước thứ ba để so sánh giá thành cá tra, basa Việt Nam xuất sang thị
trường Hoa Kỳ vẫn là vô lý. Thứ nhất, cá trê trắng Ấn Độ, mặc dù cũng thuộc
họ catfish, nhưng khác với cá tra ba sa Việt Nam. Thứ hai, kỹ thuật nuôi cá, quy
trình chế biến philê và chi phí sản xuất của ngành cá hai nước cũng hoàn toàn
khác biệt. (xem bảng 3)

Các yếu tố khác biệt


Cá trê trắng Ấn Độ

Cá tra Việt Nam

Giá cá giống

31.258 đ/ 100 gram

18.667 đ/ 100gram

Hệ số tiêu tốn thức ăn

(45 xen/ pao)
3,5/1

(1,400 đ/ con)
3/1

Giá cá nguyên liệu bán ra

18.000-19.000 đ/kg

13.000-14.000 đ/kg

Giá cá philê đông lạnh xuất khẩu

3,33 USD/pao

1,3 USD/pao


Bảng 3: So sánh cá trê Ấn Độ với cá tra Việt Nam
3. Kết quả vụ kiện:
Đến ngày 8/8/2002, ITC đã bỏ phiếu và thống nhất kết luận “Dựa trên kết quả điều tra
sơ bộ, ITC thấy ngành nuôi cá da trơn tại Mỹ có thể có nguy cơ bị đe dọa bởi mặt hàng
cá da trơn đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bán với giá thấp”.
Ngày 17/6/2003, DOC tuyên bố Việt Nam bán phá giá cá Basa và cá Tra, và quyết định
áp một mức thuế rất cao đối với loại hàng hóa này của Việt Nam, trong khoảng 36.84%
- 63.88% thay vì 31.45-63.88%. Đây thực sự là một cú sốc rất lớn đối với các thành
viên tham dự phiên điều trần, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản đang làm ăn với
Mỹ.
[18]


Theo tuyên bố này, các công ty tham gia vào quá trình điều tra bán phá giá của DOC
gồm Agifish, Kataco, Nam Việt, Vĩnh Hoàn sẽ phải chịu thuế từ 36,84%-52,9%.
Những đơn vị khác có tham gia trả lời câu hỏi phần A của DOC ( bộ câu hỏi điều tra
bán phá giá) như Afiex, Cafatex, Đà Nẵng,.. sẽ chịu mức thuế 44.6%. Các đơn vị khác
cũng tham gia xuất sản phẩm sang Mỹ, nhưng không theo kiện sẽ chịu mức thuế
63,88%.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định sửa lại mức thuế phá giá áp dụng cho các
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa philê đông lạnh của Việt Nam vào Mỹ.
Trong đó, trường hợp của Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản An Giang được sửa
nhiều nhất, từ mức thuế 61,88% hạ xuống còn 31,45%. Các công ty tham gia vụ kiện
được sửa từ 49,16% xuống còn 36,76%. Riêng hai công ty Vĩnh Hoàn và Cataco vẫn bị
giữ nguyên mức thuế tương ứng 37,94% và 41,06%. Đối với các công ty không tham
gia vụ kiện mức thuế vẫn áp ở mức 63,88%.
Tên công ty
Agifish
Cataco
Vĩnh Hoàn

Navifishco
Các công ty khác có tham gia vụ kiện
Các công ty không tham gia vụ kiện

Mức trước đây
61,88%
41,06%
37,94%
53,96%
49,16%
63,88%

Mức sau khi sửa
31,45%
41,06%
37,94%
38,09%
36,76%
63,88%

Ngày 14/11/2014, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Thương
mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán
phá giá đối với cá tra - ba sa nhập khẩu từ Việt Nam sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối
với mặt hàng này từ tháng 6/2014.

[19]


Như vậy, trong ít nhất năm năm tới, cá tra của Việt Nam vẫn tiếp tục bị áp thuế chống
bán phá giá khi xuất khẩu vào Mỹ.

Chỉ khi kết quả của đợt xem xét tới (tiến hành mỗi năm năm/lần) kết luận cá tra Việt
Nam không bán phá giá vào Mỹ, vụ kiện mới chấm dứt.
4. Ảnh hưởng của vụ kiện đến doanh nghiệp Việt Nam:
4.1 Xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm mạnh
Việc bị gắn mác là bán phá giá, cá basa đông lạnh của các doanh nghiệp Việt xuất khẩu
sang Mỹ phải chịu thuế hơn đến gấp mười lần, thực sự giáng một đòn rất mạnh vào
lượng xuất khẩu cá tra sang Mỹ- vốn là một thị trường chính của cá basa Việt Nam.
Do vậy, diện tích nuôi cá da trơn ở Mỹ đã giảm một nửa, từ khoảng 67.000 ha mặt
nước xuống còn hơn 33.000 ha. Những năm trước đây, các nhà nuôi cá da trơn của Mỹ
đã nhiều lần tìm cách ngăn cản các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường nước
này. Trong đó có cả việc gây sức ép đối với các cơ quan chức năng của Mỹ phải tạo ra
các hàng rào kỹ thuật, xếp cá tra, cá ba sa của Việt Nam không phải là cá da trơn.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay, kim ngạch xuất
khẩu cá tra theo thống kê từ Tổng cục Hải quan trong giai đoạn 1/1/2015- 15/3/2015
sang Mỹ chỉ đạt 62,59 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu dè dặt xuất hàng sang Mỹ là do chờ
nghe ngóng kết quả cuối cùng về thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10), công bố
vào ngày 8/1/2015. Theo đó, mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố trong
POR10 cao hơn so với mức thuế sơ bộ khiến nhiều doanh nghiệp đã không tiếp tục
xuất cá tra sang thị trường Mỹ.

[20]


Đồng thời, bị gắn mác bán phá giá, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khó khăn hơn
khi tiếp cận các kênh xuất khẩu cả trực tiếp và gián tiếp vào thị trường Mỹ, bởi chính
phủ Mỹ sẽ thắt chặt vấn đề kiểm tra đối với hàng nhập khẩu cá basa từ Việt Nam, và
các thủ tục thông quan khác, gây trở ngại không nhỏ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp
không xuất khẩu được vào Mỹ sẽ phải chuyển hướng sang sang EU, Trung Đông... Các
đối tác tại thị trường khác sẽ có cơ hội để ép giá cá tra xuống.

4.2 Ảnh hưởng đến đời sống nông dân đồng bằng sông Cửu Long
Việc Mỹ công bố tăng thuế lần thứ 9 đối với cá tra đã khiến nhiều hộ nuôi dè dặt không
biết có nên đầu tư số tiền lớn để tiếp tục nuôi cá hay không, bởi muốn nuôi 1ha cá tra
cần vốn khoảng 11 tỉ đồng/vụ, đó là chưa kể đất và cơ sở hạ tầng...
Con cá tra giúp nhiều hộ dân vùng sông nước ĐBSCL thoát nghèo, làm giàu, nhưng
cũng không ít hộ phá sản vì thất bại do nuôi gặp thời điểm rớt giá.
Tại các vùng chuyên nuôi cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL, hàng nghìn ha ao nuôi cá tra
đang bị bỏ hoang, nông dân ôm nợ nhưng có rao bán ao nuôi cũng chẳng tìm được
người mua.
Dù diện tích nuôi cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thu hẹp do hàng
loạt nông dân bỏ nghề, nhưng cá tra vẫn khó tiêu thụ, giá bán dưới giá thành. Ngay cả
những doanh nghiệp (DN) đầu tư vùng nuôi cũng gặp khó do xuất khẩu giảm, giá bán
thấp.
Do diện tích nuôi ngày càng bị thu hẹp, hàng loạt cơ sở sản xuất giống tại ĐBSCL
cũng đóng cửa.Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cá tra rớt giá và khó tiêu thụ do đồng
euro thời gian qua giảm giá. Ngoài ra, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe
hơn và ảnh hưởng từ việc rà soát thuế chống bán phá giá của phía Mỹ, trong khi thị
trường Trung Quốc tăng trưởng cao chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Nhiều DN cho biết,
dù chủ động nguyên liệu nhưng việc đầu tư này cũng không mấy hiệu quả, bởi đòi hỏi
vốn khá lớn, chưa kể nhiều chi phí phát sinh trong khâu quản lý, sản xuất.
[21]


Giá thành nuôi cá cao hơn nông dân nuôi, trong khi giá xuất khẩu thấp do cạnh tranh,
do các rào cản thương mại nên cũng... chết dở. một số DN nhìn nhận.
CHƯƠNG 3:ÁP DỤNG MÔ HÌNH 4P TRONG GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ BASA VIỆT NAM
1. Giải pháp về mặt giá cả ( Price)
Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix. Giá đóng vai trò quyết định
trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty giá có

vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan
trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.
Đối với ngành xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, mà cụ thể là xuất khẩu cá basa,
chúng ta đã tận dụng khá tốt lợi thế cạnh tranh là giá rẻ của mình. Cụ thể là, sản phẩm
của Việt Nam thường có giá rẻ hơn từ 0,8 đến 1 USD/pound (1 pound tương đương
khoảng 0,454 kg). Cá basa của Việt Nam có giả thành rẻ hơn một phần nhờ có chi phí
sản xuất thấp hơn, một phần nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn trong việc nuôi
trồng thủy hải sản. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho cá basa của Việt Nam chiếm một
thị phần đáng kể tại thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, điều này được những người nuôi trồng cá da trơn tại Mỹ coi là một mối đe
dọa tới lợi nhuận của họ. Đây cũng chính là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến vụ
kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ.
Không chỉ một trường hợp nói trên, mà còn rất nhiều các tổ chức trong các thị trường
mà Việt Nam xuất khẩu thậm chí còn cố tình sử dụng chính lợi thế về giá của chúng ta
để từ đó lợi dụng “rào cản chống bán phá giá” trong luật thương mại quốc tế nhằm gây
khó khăn, áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt, bảo hộ thị phần và lợi nhuận
cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tương tự trong nước. Do đó, các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu thì không
[22]


có cách nào khác là luôn phải chủ động phòng tránh và đối phó với trường hợp vụ kiện
chống bán phá giá có thể xảy ra bất cứ khi nào. Các doanh nghiệp cần định giá sản
phẩm của mình một cách khôn ngoan sao cho vẫn giữ được ưu thế cạnh tranh, mà đồng
thời vẫn tránh được các xung đột về luật chống bán phá giá.
Để làm được vậy, trước mắt, mỗi doanh nghiệp cần trang bị cho mình những hiểu biết
cụ thể về giá cả và tình hình cung, cầu của mặt hàng cạnh tranh sẵn có trên thị trường
định hướng xuất khẩu để tránh việc định giá quá thấp, cụ thể là không được “thấp hơn
giá của mặt hàng đó ở thị trường nội địa”. Không những thế, các doanh nghiệp cần
phải có chiến lược về định giá xuất khẩu, xuất khẩu với giá cao những sản phẩm có

chất lượng tốt, đồng thời các doanh nghiệp cần có một định mức tiêu hao thấp phù hợp
với điều kiện thực tế trong doanh nghiệp. Muốn làm được điều này các doanh nghiệp
cần phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo những lao động có tay nghề
cao và có chính sách đãi ngộ cho những người lao động có kinh nghiệm và có thời gian
công tác lâu năm.
Xét trên một khía cạnh khác vĩ mô hơn, nếu như “chi phí thấp”, “giá rẻ” xưa nay được
xem là lợi thế cạnh tranh hàng đầu để các doanh nghiệp Việt Nam tự tin đưa sản phẩm
của mình xuất khẩu sang thị trường các nước, thì hiện nay, trong bối cảnh nền thương
mại quốc tế đang ngày một phát triển không ngừng cả về chiều sâu, lẫn chiều rộng, kéo
theo đó là những vấn đề tranh chấp, áp lực cạnh tranh nảy sinh ngày một gia tăng giữa
những doanh nghiệp xuất khẩu với nhau hay những doanh nghiệp xuất khẩu với chính
các doanh nghiệp nội địa, liệu rằng “giá” có còn nên được xem là yếu tố chủ chốt quyết
định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế hay không? Khi mà
chính yếu tố đã từng được chúng ta xem như một lợi thế lớn đó lại đang tầng tầng lớp
lớp biến thành bức rào cản thương mại ngăn cản bước tiến của chính chúng ta trên đấu
trường quốc tế, việc cố gắng giảm thiểu chi phí trong sản xuất, nuôi trồng liệu có còn là
một chiến lược kinh doanh thức thời? Có lẽ, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt cần cởi
bỏ lối suy nghĩ và cách thức cạnh tranh truyền thống về chi phí sản xuất thấp, giá thành
rẻ, mà nghĩ đến những phương thức cạnh tranh đột phá, mới mẻ hơn, để phù hợp hơn
[23]


với các bước chuyển mình không ngừng của thế giới, để đối phó với những rủi ro phát
sinh không cần thiết từ các vụ kiện chống bán phá giá.
Cụ thể với ngành xuất khẩu cá Tra, cá Basa, thay vì tận dụng lợi thế về nguồn nhân
công rẻ, sản xuất, đánh bắt thủ công là chủ yếu nhằm giảm chi phí, các doanh nghiệp
nên đầu tư thêm về máy móc, công nghệ sản xuất, chế biến, xử lý cá hiện đại để nâng
cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu, gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình. Hay tích
cực phát triển các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị, quảng cáo, cung cấp những điều kiện
thương mại có lợi nhất cho khách hàng của mình,..

Tóm lại, xét trên phương diện về giá, để tránh được việc phải đối mặt với những vụ
kiện chống bán phá giá, điều đầu tiên các doanh nghiệp nên làm chính là thay đổi quan
điểm về phương thức cạnh tranh bằng giá thấp, tập trung đầu tư hơn nữa cho các biện
pháp cạnh tranh phi giá, phù hợp hơn với xu hướng hội nhập, cạnh tranh hiện nay.
Đồng thời, các doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý về tầm quan trọng của bước nghiên
cứu thị trường trước khi đưa mặt hàng của mình xuất khẩu sang các nước khác. Việc
am hiểu về luật pháp nước nhập khẩu, yếu tố giá cả của các mặt hàng cạnh tranh tại thị
trường đó, nhu cầu của người tiêu dùng, những nguồn cung sẵn có trên thị trường đó
luôn hữu ích trong việc phòng, tránh và xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện thương mại quốc tế nói chung, và các vụ kiện chống bán phá giá nói riêng.
Người xưa có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” cũng xuất phát từ những lý
do thực tiễn như thế.

2. Giải pháp về mặt sản phẩm (Product)
Thị trường Mỹ là thị trường rất khó tính, đòi hỏi và đặt ra nhiều tiêu chuẩn đối với mặt
hàng cá Tra, cá Basa nhập khẩu vào. Một trong những nguyên nhân được bên Mỹ đặt
ra trong vụ kiện là chất lượng sản phẩm cá Tra, cá Basa không đạt chuẩn do những yếu
tố về môi trường nuôi trồng. Đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng trở nên đặc biệt
quan trọng sau khi Mỹ thông qua Đạo luật Farm Bill để áp dụng đối với cá Tra, cá Ba
[24]


sa từ Việt Nam (theo Đạo luật đó, cá Tra Việt Nam sẽ bị coi là cá da trơn và phải tuân
thủ theo những điều kiện nuôi tại Mỹ như nuôi ở ao nông, nước giếng khoan, khác hẳn
môi trường nuôi trên sông Mê Kông hiện tại của nước ta). Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm
thế nào để người nuôi cá Việt Nam cần phải biết những tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ và
có những phương pháp nuôi trồng, chế biến phù hợp với những tiêu chuẩn đó, và có
thể chứng minh cho phía người mua Mỹ về những phương pháp ứng dụng trong nuôi
trồng này. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có sự quan tâm, đầu tư đúng
mức vào hoạt động nghiên cứu và phát triển định hướng giáo dục sản xuất để đảm bảo

chất lượng nguồn thức ăn cho cá, hỗ trợ nông dân trong kỹ thuật nuôi trồng và quá
trình chế biến để đáp ứng tiêu chuẩn mà khách hàng tại thị trường Bắc Mỹ mong đợi,
đặc biệt về tính truy nguyên nguồn gốc và phát triển bền vững.
Ngoài vấn đề làm thế nào để vượt qua rào cản kỹ thuật nói trên, doanh nghiệp cũng cần
chú trọng hơn trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, không ngừng đổi mới phát triển
sản phẩm để kịp thời đáp ứng được nhu cầu khách hàng không chỉ trong thời gian hiện
tại mà còn cả những nhu cầu tương lai. Không ngừng đào sâu trong khâu nghiên cứu
thị trường, nắm bắt sự thay đổi trong thị hiếu khách hàng, đặc biệt ở đây là khách hàng
quốc tế, để từ đó định hướng sản xuất, thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
Đồng thời, xu hướng vận động đa dạng phong phú của thị trường quốc tế cũng là một
trong số những lý do quan trong thúc giục các doanh nghiệp phải luôn luôn làm mới
mình, đa dạng hóa sản phẩm, hình thức, mẫu mã các mặt hàng xuất khẩu, tránh trở nên
nhàm chán, thụ động trong mắt khách hàng. Ngày nay, với sự giao thoa về kỹ thuật
công nghệ, khoa học và giáo dục, sự bùng nổ về thông tin trên khắp thế giới, quả thực
không khó để các doanh nghiệp Việt tiếp xúc với những cách thức sản xuất hiện đại,
tìm hiểu nghiên cứu thị trường nhập khẩu, các đối thủ cạnh tranh hay chiêu mộ cho
mình những nguồn lao động chất lượng cao, chuyên môn giỏi, nhiệt huyết và sáng tạo.
Thiết nghĩ, chúng ta nên biết cách tận dụng những “nguồn lực hiện đại” như thế, để
phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, chủ động về sản xuất,
thị trường.
[25]


×