Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 23 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học.
Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con
đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ
những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp
trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí
thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể,
cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại
với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các
môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ
cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một
sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn
giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì
việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học
riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác,
trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan
đến bài giảng mình đang thực hiện.
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên
nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh
nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi
học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã
biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham
gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.


- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở
học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem
xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận
thức vấn đề một cách thấu đáo.
Môn GDCD ở THCS là môn học có chức năng đặc biệt, góp phần hình
thành các phẩm chất và kỹ năng, theo các chuẩn mực đạo đức và xã hội. Dạy
học môn GDCD thực chất là một quá trình giáo dục nhân cách học sinh theo

1

1


mục tiêu giáo dục nhân cách người lao động xã hội thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Xuất phát từ đặc điểm trên đây, dạy học môn GDCD, thực chất là kết hợp
hai quá trình: quá trình dạy học và quá trình giáo dục đạo đức. Phương pháp
giáo dục đạo đức thường được sử dụng như: thuyết phục, nêu gương, cảm hóa,
khen thưởng, tổ chức nền nếp sinh hoạt. Chúng ta cần quan tâm vận dụng các
phương pháp giáo dục đạo đức khác nhau như: giáo dục bằng truyền thống, giáo
dục bằng bùng nổ sư phạm, giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh. Trong đó nếu
giáo viên biết vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học sẽ giúp học
sinh hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở
thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và
trong chương trình xây dựng môn học. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên
cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo

thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu
hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học
mới. Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức; Hà Lan…
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc
thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế dành cho
học sinh trung học cơ sở và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo
viên trung học.
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo
dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức
tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc
các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẽ. Tích hợp là một trong
những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo
những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc
sống hiện đại. Khi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, giờ giảng của mỗi
giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm
2

2


nhưng vai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng
chuyên môn của thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của
người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của
từng giờ phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong
thời đại thông tin rộng mở.
Khi thực hiện dạy học tích hợp có ưu điểm sau: Dạy học tích hợp, liên
môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động
cơ hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức
tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một
cách máy móc. Học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến

thức ở các môn học khác nhau, gây quá tải, nhàm chán, không có được sự hiểu
biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực
tiễn.Giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học
của mình, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay đủ năng lực
dạy học kiến thức liên môn, tích hợp trong chương trình sách giáo khoa mới.
II. Phạm vi chuyên đề:
Trong phạm vi chuyên đề này, tôi đề cập đến nội dung “ Vận dụng kiến thức
liên môn trong dạy học GDCD ”.
III. Mục đích nghiên cứu.
Với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học đối với bộ
môn GDCD nên bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD trong
nhà trường tôi thấy rằng vấn đề dạy học tích hợp là rất cần thiết đối với tất cả
các bộ môn nói chung và đặc biệt là bộ môn GDCD, một bộ môn có vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp
các em trở thành những người công dân tốt có ích cho gia đình, xã hội và đất
nước. Các em sẽ hiểu về vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với tương
lai của bản thân, gia đình và đất nước.
B.NỘI DUNG
I.Thực trạng và giải pháp
Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung , môn GDCD nói riêng mặc dù
quan niệm dạy học tích đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt được
là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát
huy tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự
hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn trong môn GDCD.
Quá trình vận dụng tích hợp liên môn vào bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên
3

3



trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn
mà thiếu sự quan tâm, liên hệ các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm
lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường cho rằng kiến thức của bộ
môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí
bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ cơ số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được
hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả
lời câu hỏi.
Từ thực trạng trên trong quá trình dạy học môn GDCD giáo viên cần chủ
động linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch dạy học liên môn phù hợp với nội
dung của từng bài. Tránh lồng ghép quá nhiều làm ảnh hưởng đến kiến thức
trọng tâm của bài dẫn đến hiện tượng ảnh hưởng đến kiến thức bộ môn GDCD.
II. Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học cụ thể:
1.Tích hợp kiến thức bộ môn lịch sử:
Ví dụ 1: Tích hợp kiến thức môn Lịch sử.( Bài 11: Tự tin)
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ mang tên Nguyễn
Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần cùng
nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng vào mắt bạn và hỏi:
Anh Lê, anh có yêu nước không ?
Câu hỏi đột nhiên khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời
Tất nhiên là có chứ.
Anh có giữ bí mật không ?
Có.
Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như
thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra
cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh có muốn đi với tôi không ?
Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi ?
Đây tiền đây, Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay- chúng ta sẽ
làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh có muốn đi
cùng tôi chứ ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩ

lại về cuộc phiêu lưu trên, Lê không đủ can đẩm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau vào ngày mùng 5 tháng 6 năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng,
người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân
4

4


tộc. Bằng chính đôi tay của mình, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: Phụ bếp,
bồi bàn, viết báo...và đi khắp năm châu. Cuối cùng Bác đã tìm ra con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc.

Từ câu chuyện trên em hãy cho biết anh Lê là người như thế nào?

Anh Lê là người không giữ lời hứa, thiếu tự tin, không tin tưởng vào khả
năng của bản thân, thấy khó khăn là hoang mang dao động.
Đối lập với nhân vật anh Lê, Bác Hồ của chúng ta là người như thế nào?
Như vậy qua câu chuyện trên chúng ta thấy người bạn của Bác là người
không giữ lời hứa, thiếu tự tin, hoang mang, dao động, nản lòng trước khó khăn.
Còn Bác Hồ với hành động vừa nói vừa giơ hai bàn tay của mình: Đây tiền đây!
Chứng tỏ Bác là người rất tự tin, Bác tin tưởng vào khả năng lao động của mình,
Bác là người dám nghĩ, dám làm và kết quả Bác đã tìm được con đường cứu
nước giải phóng dân tộc. Bác Hồ là một tấm gương tiêu biều cho phẩm chất tự
tin trong cuộc sống.

5

5



Ví dụ 2: Tích hợp kiến thức môn Lịch sử.( Bài11: Mục đích học tập của học
sinh)
Em hãy trình bày hiểu biết của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi?
Mạc Đĩnh Chi sinh ra ở Chí Linh, Hải Dương trong một gia đình nghèo khó, mồ
côi cha từ nhỏ. Ông là người nổi tiếng thông minh hơn người và là tấm gương về
ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.Do gia đình nghèo nên không có
điều kiện để đến trường học, thưở nhỏ ông phải đi lấy củi và kiếm sống. Ông
thường đứng bên ngoài lớp học để học nhưng với nghị lực và quyết tâm vươn
trong cuộc sống ông đã đỗ Trạng Nguyên 1304 thời Trần Anh Tông. Ông là tấm
gương vươn lên vượt khó trong học tập để người đời sau noi theo.
Ví dụ 3: Tích hợp kiến thức môn Lịch sử.( Bài 11: Tự tin)
Cho HS xem video thần đồng đất Việt nói về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.
Em hãy cho biết những khó khăn của nhân vật Mạc Đĩnh Chi trong đoạn video
trên là gì?
Khó khăn là sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ. Không được
đi học như các bạn mà hàng ngày phải đi kiếm củi.
Trước những khó khăn đó Mạc Đĩnh Chi đã làm gì?
Vươn lên, vượt khó và ông đã đỗ Trạng Nguyên dưới thời nhà Trần( Thời vua
Trần Anh Tông).
Em học tập được những gì ở nhân vật Mạc Đĩnh Chi?
Tinh thần và nghị lực vươn lên vượt khó trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Ví dụ 4: Tích hợp kiến thức môn Lịch sử.( Bài 6: Biết ơn)
Em hãy quan sát tranh và cho biết nhân dân lập đền thờ ai trong bước tranh?
Trình bày hiểu biết của em về Trạng Nguyên Phạm Công Bình?

6

6



Trạng Nguyên Phạm Công Bình là người xã An Lạc- Huyện Yên Lạc- Vĩnh
Phúc nay là thôn Yên Lạc- Đồng Văn- Yên Lạc- Vĩnh Phúc.Ông xuất thân từ
con nhà nghèo nhưng có chí lớn thông minh hơn người.Ông đỗ đệ nhất giáp
khoa năm Giáp Tuất 1124 thời Lý.Phạm Công Bình là một quan văn ở bậc đại
thần thời Lý.Chiến công của Phạm Công Bình đều là các chiến công chống
ngoại xâm.Năm 1128 và năm 1136 vua Lý Trần Tông 2 lần cử thái phó Phạm
Công Bình đi đánh dẹp quân Chân Lạp và đã giành được thắng lợi.Để tưởng nhớ
công lao to lớn của Trạng Nguyên Phạm Công Bình nhân dân đã đóng góp xây
dựng đền thờ cụ Trạng trên nền đất cũ của cha sinh Trạng Nguyên Phạm Công
Bình.
Vậy là học sinh Trường THCS Phạm Công Bình ngôi trường mang tên cụ Trạng
em phải làm gì để tỏ lòng biết ơn của mình với cụ Trạng ?
Ra sức học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi
cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng với ngôi trường mang tên cụ Trạng. Một quê
hương với truyền thống hiếu học. Vì vậy thế hệ học sinh phải không ngừng kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
2.Tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn:
Ví dụ 1: Tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn.( Bài 11: Tự Tin)
Em hãy kể tên những câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự tin mà em biết ?
HS kể những câu ca dao, tục ngữ:
- Thất bại là mẹ thành công.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
7

7



- Thua keo này ta bày keo khác.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.
- Thua keo này ta bày keo khác.
- Non cao cũng có đường trèo
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
- Người đời ai khỏi gian nan
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.
Ví dụ 2: Tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn.( Bài 6:Biết ơn)
HS: Em hãy kể những câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn mà em biết?
- Uống nước nhớ nhớ nguồn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
- Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
- Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- Ân trả nghĩa đền.
- Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ Mùng Mười tháng ba.
- Ăn gạo nhớ kẻ đâm, say, giần, sàng.
HS: Em hãy kể những câu ca dao tục ngữ nói về sự vô ơn ?
- Ăn cháo dá bát.
- Lấy oán trả ân.
- Qua cầu rút ván.
Ví dụ 3: Tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn. (Bài 11: Mục đích học tập của
học sinh)
Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, câu nói nổi tiếng nói về vai trò của học
tập?

- Học, học nữa, học mãi.
(Lê - nin)
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Học ăn học nói, học gói học mở.
Học một biết mười.
Học thầy chẳng tầy học bạn.
8

8


3.Tích hợp kiến thức môn Âm Nhạc:
Ví dụ 1: Tích hợp kiến thức môn Âm Nhạc.( Bài 11: Tự Tin)
Bài mới: Gv cho Hs nghe bài hát “ Đường đến vinh quang” của cố nhạc sĩ Trần
Lập.
Cùng chèo lên đỉnh núi cao vời vợi
Để ta khắc tên mình trên đời
Dù ta biết gian nan đang chờ đón
Và trái tim vẫn âm thầm.
Ta bước đi hướng tới muôn vì sao.
Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng.
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai.
Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió
Lời hứa khắc ghi trong tim mình
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao
Và con tim ta đã ước nguyện cùng nhau vai kề vai
Niềm vinh quang ta chia xẻ cùng nhau
Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng

Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
Dù khó khăn vẫn còn
Và mặt trời rực sáng trên cao vời
Ban sức sống huy hoàng khắp muôn nơi
Cài vinh quang lên vai những người chiến thắng
Khoảnh khắc ghi trong tim hồng
Bao khó khăn ta cũng sẽ vượt qua
Và con tim đã nguyện cùng nhau mãi mãi
Đường vinh quang ta chia sẻ cùng nhau
Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng
Đường đến những ngày vinh quang không còn xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng
Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về bài hát đó ?
Bài hát đó nhắc nhở chúng ta cần phải tự tin, tích cực, chăm chỉ làm việc vượt
qua mọi khó khăn và thành công sẽ đến với chúng ta.
Ví dụ 2: Tích hợp kiến thức môn Âm Nhạc.( Bài 6: Biết ơn)
Em hãy hát một bài hát có nội dung ca ngợi công ơn của các thầy cô mà em biết?
Bài hát: Người thầy của nhạc sỹ Nhất Huy.
Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm chưa
Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy,
Để em dến bên bờ ước mơ
9

9


Rồi năm tháng sông dài gió mưa
Cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa
Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa

Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi
Chiều trên phố bao người đón đưa
Dòng sông vắng bây giờ gió mưa
Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa....
4. Tích hợp kiến thức môn Mĩ Thuật.
Ví dụ 1: Tích hợp kiến thức môn Mĩ Thuật.( Bài 11: Tự tin)
Em hãy vẽ một bức tranh về chủ đề tấm gương những người lính tự tin bảo vệ
tổ quốc ?

Tranh các chiến sỹ bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa

10

10


Tranh các chiến sỹ ca hát trên đảo
5. Liên hệ một số tấm gương tiêu biểu trong thực tế cuộc sống.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký lên 4 tuổi đã bị liệt hai tay, bảy tuổi tập viết bằng
chân. Lúc đầu tập viết ông gặp rất nhiều khó khăn: mỏi lưng, đau chân, thường
xuyên bị chuột rút. Nhưng với sự tự tin vào khả năng của bản thân mình, ông đã
vượt lên trên số phận và đã trở thành một Nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng
đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học để “vẽ” lên một huyền thoại, một
tấm gương vượt khó là biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam
noi theo.

11

11



Qua câu chuyện trên em học tập được những đức tính gì ở thầy Nguyễn
Ngọc Ký ?
Thầy Nguyễn Ngọc Ký là người tin tưởng vào khả năng của bản thân,
vượt lên số phận, gặp khó khăn không nản. Kết quả thầy đã viết như người bình
thường, trở thành nhà giáo ưu tú.
Em hãy cho biết tên của người trong bức ảnh dưới đây là ai ? Em biết gì
về cô ấy ?

Cô tên là Hoàng Thị Diệu Thuần sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, tác giả của cuốn tự truyện “ Như hoa hướng dương”. Khi là sinh viên năm
thứ nhất cô được phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu. Bảy năm tuổi trẻ của
cô gắn liền với những phác đồ điều trị, những lần chọc tủy và những cơn đau
bảy năm cô sống trong danh giới giữa sự sống và cái chết, trong tận cùng đau
đớn về thể xác, lẫn tinh thần. Cô từng hụt hẫng biết bao nhiêu khi phát hiện

12

12


mình bị mắc căn bệnh quái ác đang nằm trong cơ thể mình. Đã có lúc Thuần đau
đớn chỉ muốn chết đi. Đã có lúc cô hoàn toàn mất hết niềm tin để chiến đấu.
Nhưng cũng chính trong giây phút ấy, có niềm hạnh phúc được khai sinh.
Đó là xung quanh cô tràn ngập tình yêu thương và sự sẻ chia từ gia đình, bạn bè.
Chính những tình yêu thương hồn nhiên và chân thành mà mọi người dành cho
cô đã nhen nhóm trong cô một niềm hạnh phúc lớn lao, xoa dịu nỗi đau thể xác,
sự cô đơn và nỗi tuyệt vọng trong tâm hồn. Cô đã trở thành tấm gương về cô gái
với nghị lực kiên cường bảy năm chống chọi với căn bệnh ung thư máu và cuối
cùng với sự tự tin, quyết tâm chiến đấu với bệnh tật cô đã chiến thắng căn bệnh

ung thư máu.
6.Tích hợp kiến thức môn thể dục:
Em hãy kể tên một số vận động viên thể thao nổi tiếng của Việt Nam đã
mang lại niềm vinh dự cho tổ quốc trong các sự kiện thể thao lớn ?

13

13


Hoàng Xuân Vinh là một vận động viên bắn súng của đội tuyển quốc gia
Việt Nam. Tại thế vận hội Mùa hè năm 2016 được tổ chức tại Riode Janeiro,
Brasil, anh là người mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao
Việt Nam với nội dung 10m súng ngắn hơi nam.

Nguyễn Thị Ánh Viên là một nữ vận động viên bơi lội đội tuyển quốc gia
Việt Nam tại Sea game 2017 tố chức tại Kualalumpur- Malaisia, cô đã mang về
cho đoàn thể thao Việt Nam với 8 huy chương vàng, hai huy chương bạc và phá
3 kỷ lục của Seagame ở bộ môn bơi lội. Cô là đai úy trẻ nhất tại Việt Nam và
được tặng Huân chương lao động hạng nhì.
GIÁO ÁN MINH HỌA TIẾT DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TIẾT 14 - BÀI 11: TỰ TIN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
1.1.Môn GDCD:
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là tự tin và ý nghĩa của tự tin trong
cuộc sống, hiểu cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự tin
1.2.Môn Lịch Sử :
- HS biết nội dung câu chuyện kể về Bác Hồ trước khi Bác ra đi tìm
đường cứu nước cho dân tộc. Học sinh thấy được sự tự tin của Bác trước những

14

14


khó khăn, thử thách đồng thời tin tưởng vào khả năng của bản thân. Học sinh
học tập và noi theo phẩm chất tự tin của Bác.
1.3.Môn Âm Nhạc:
- HS biết, hiểu được nội dung của bài hát “Đường đến ngày vinh quang”,
của cố nhạc sỹ Trần Lập.
Qua bài hát nhạc sỹ muốn gửi gắm đến người nghe trong cuộc sống con
người sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn,, gian nan thử thách, trông gai để có
thể giành được vinh quang trong học tập, lao động và trong cuộc sống. Bài hát
nhắc đến một phẩm chất rất quan trọng của con người, nhờ có phẩm chất này mà
con người sẽ thành công trong cuộc sống.
1.4.Môn Ngữ Văn:
- HS nêu được một số câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tự tin, thiếu
tự tin.
1.5. Môn Thể dục:
- HS biết được một số vận động viên thể dục thể thao đã đạt giải thưởng
cao trong một số kỳ thi thể thao lớn. Những cống hiến của các vận động viên
cho thể thao nước nhà.
1.6. Môn Mĩ Thuật:
- HS biết vẽ tranh về chủ đề những người lính bảo vệ tổ quốc.
2. Về kĩ năng.
2.1.Môn GDCD:
- Hình thành ở học sinh tính tự tin vào khả năng của bản thân và có ý
thức vươn lên, kính trọng những người có tính tự tin, ghét thói a dua, ba phải.
2.2.Môn Lịch Sử :
- HS biết học tập tấm gương Bác Hồ về sự tự tin.

2.3.Môn Âm Nhạc:
- HS biết hát bài hát “Đường đến ngày vinh quang”.
2.4.Môn Ngữ Văn:
- HS hiểu được nội dung của các câu ca dao tục ngữ nói về tính tự tin.
2.5. Môn Thể dục:
- HS yêu thích một số bộ môn thể thao như bơi lội để từ đó các em yêu
thích bộ môn bơi.Rèn cho các em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng và tránh tai
nạn do đuối nước hiện nay ở lứa tuổi học sinh.
2.6. Môn Mĩ Thuật:
- HS biết kính trọng và biết ơn những người lính bảo vệ tổ quốc, bảo vệ
cuộc sống bình yên cho cho chúng ta.
3. Về thái độ.
15

15


- Giúp học sinh nhận biết những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và ở
những người xung quanh, biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và
trong những công việc cụ thể của bản thân.
4. Định hướng năng lực hình thành.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn trong dự án học tập: môn Lịch
Sử, môn Ngữ Văn, môn Âm Nhạc, Thể Dục, Mĩ Thuật.
- Năng lực điều chỉnh suy nghĩ và hành vi.
- Năng lực tư duy.
II. THỜI LƯỢNG DỰ KIẾN: 1 tiết

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên:
- Bài soạn.
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, phiếu học tập.
- Sưu tầm nội dung các tấm gương, các câu ca dao, tục ngữ nói về đức
tính tự tin trong cuộc sống, kiến thức liên môn.
- Các hình ảnh minh họa các nội dung trên.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự tin, tấm gương về tính tự
tin trong cuộc sống như: Mạc Đĩnh Chi, Bác Hồ, Thầy Nguyễn Ngọc Ký, Hoàng
Thị Diêu Thuần, Nguyễn Thị Ánh Viên, Hoàng Xuân Vinh. Tranh về chủ đề các
chiến sỹ bảo vệ tổ quốc. Bài hát có nội dung liên quan đến phẩm chất tự tin.
- Đồ dùng học tập.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp dạy học
+ Dạy học theo dự án.
+ Hình thức tổ chức “Hội thảo khoa học”
2. Nội dung kiểm tra đánh giá
+ Đánh giá quá trình học và sản phẩm của các nhóm.
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC:
1. Tổ chức:
7A:
7B:
7C:
7D:
2.Kiểm tra bài cũ:
16

16



Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng
họ? Mỗi chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia
đình, dòng họ?
Đán án: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là
tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
Mỗi chúng ta cần phải:
+ Trân trọng, tự hào, tiếp nối truyền thống.
+ Sống trong sạch, lương thiện
+ Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
3. Hoạt động khởi động:
- Mục đích : Thông qua bài hát tạo cho học HS động lực, sự chủ động, tự tin
vượt lên khó khăn thử thách trong lao động, học tập, khó khăn của cuộc sống
hàng ngày.
- Cách thức thực hiện:( Gv chuyển giao nhiệm vụ)
+ GV Cho Hs xem Video và nghe bài hát “ Đường đến vinh quang” của cố nhạc
sĩ Trần Lập.
+ HS thảo luận ý nghĩa của bài hát.
+ GV hỏi : Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về bài hát đó ?
+ HS trả lời, nhận xét.
- Sản phẩm mong đợi: Tạo động cơ học tập cho học sinh.
4. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung truyện đọc “ Trịnh Hải Hà và chuyến du
học ở Xin-ga-po”.
-Mục đích: Hs hiểu được nội dung phần truyện đọc
Cách thức thực hiện:
+ GV gọi HS đọc truyện” Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin – Ga – Po”
+ Chia nhóm HS thảo luận các câu hỏi gợi ý SGK trang 34
Nhóm 1: Hải Hà học tiếng Anh trong điều kiện như thế nào? Em hãy nhận xét về
điều kiện học tập của bạn Hải Hà?

-Học ở gác xép.
- Giá sách khiêm tốn.
- Cát xét cũ.
- Điều kiện học tập thiếu thốn.
Nhóm 2: Hoàn cảnh gia đình bạn Hải Hà như thế nào? Em có nhận xét gì về
hoàn cảnh gia đình bạn?
-Bố là bộ đội, mẹ là công nhân đã nghỉ hưu
- Lương thấp.
- Nuôi hai con ăn học.
- Hoàn cảnh khó khăn.
Nhóm 3: Phương pháp học của bạn Hải Hà như thế nào? Em có nhận xét gì về
phương pháp học của bạn Hải Hà?
17

17


-Tự học.
- Học trong SGK, sách nâng cao, tivi.
- Cùng anh trai luyện nói với người nước ngoài.
- Phương pháp học tập rất sáng tạo.
Nhóm 4: Kết quả mà bạn Hải Hà đạt được là gì? Em học được gì ở bạn Hải Hà?
-Hải Hà học tiếng Anh rất giỏi và được đi du học ở nước ngoài.
- Tinh thần vươn lên vượt khó trong học tập.
+ HS các nhóm thảo luận và cử đại diện nêu ý kiến
+ Nhóm khác nhận xét, bổ xung, GVKL.
- Sản phẩm mong đợi: HS thấy được những biểu hiện tự tin của bạn Trịnh Hải
Hà. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Hoạt động 2: HS liên hệ thực tế việc làm cụ thể của bản thân và tấm gương
thể hiện tự tin.

-Mục đích: Kể được những việc làm cụ thể của bản thân, tấm gương tự tin trong
cuộc sống hàng ngày mà em biết.
- Cách thức thực hiện: Gv nêu các vấn đề cho Hs giải quyết.
+ HS hoạt động theo lớp.
+GV sử dụng video, hình ảnh, tấm gương tự tin trong cuộc sống như: Mạc Đĩnh
Chi, thầy Nguyễn Ngọc Ký.

18

18


+ HS quan sát ảnh.
- Sản phẩm mong đợi:
+ HS biết sự cần thiết cần phải rèn luyện tính tự tin trong học tập, lao động và
cuộc sống.
+ HS biết học tập những tấm gương tự tin, khắc phục tính thiếu tự tin của bản
thân.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục đích: HS hiểu thế nào là tự tin, biểu hiện của tự tin, ý nghĩa, cách rèn
luyện tính tự tin trong cuộc sống.
- Cách thức thực hiện:
+ GV cho HS nghiên cứu nội dung bài học, xem video “Bài học về sự tự tin”.
+ Hs nghiên cứu nội dung bài học và trả lời các câu hỏi.
Thế nào là tự tin?
Em hãy nêu một số biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin trong các hoạt động dưới
đây?
Những
hoạt động


Tự tin

Thiếu tự tin

1.Thi kể
chuyện.

- Kể hấp dẫn.
-Diễn cảm say sưa.

- Ấp úng, ngắc ngứ.
- Không kể hết nội dung câu
chuyện.

2. Thi văn
nghệ.

- Hát hay, múa dẻo, múa tự
nhiên.

- Quên điệu múa, lời hát.

3.Trong
giờ học.

- Hăng hái, mạnh dạn.

- Rụt rè, không dám giơ tay, cúi
mặt xuống bàn.


4.Kết quả.

- Hoàn thành tốt nên vui vẻ,
phấn khởi hào hứng.

- Không hoàn thành tốt nên buồn
và xấu hổ.

Tự tin có ý nghĩa như thế nào?
Là học sinh em rèn luyện tính tự tin như thế nào?
Em có suy nghĩ gì khi xem video “Bài học về sự tự tin”.
+HS trả lời nhận xét. GVKL
-Sản phẩm mong đợi: HS tự rút ra được nội dung tự tin, biểu hiện của tự tin, ý
nghĩa, cách rèn luyện tính tự tin trong cuộc sống.
Nội dung bài học:
1. Khái niệm: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong
19

19


mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang
mang, dao động, hành động cương quyết,dám nghĩ, dám làm.
2. Ý nghĩa của tự tin:
- Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự
nghiệp lớn.
- Nếu không tự tin con người trở nên yếu đuối, bé nhỏ.
3. Rèn luyện tính tự tin.
- Chủ động, tự giác trong học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

- Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
5.Hoạt động luyện tập.
- Mục đích: HS nhận biết, phát hiện, xử lý các vấn đề thông qua các bài tập.
- Cách thức thực hiện:
+ GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện làm bài tập.
+ Hs thực hiện bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. Bài tập:
b, Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
1. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình;
2. Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần hỏi ý
kiến ai;
3. Người tự ti luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối;
4. Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác;
5. Người tự tin dám tự quyết định và hành động;
6. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của
mình;
7. Người tự tin không cần hợp tác với ai;
8. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin;
9. Người tự tin luôn đánh giá cao bản thân mình.
Ý kiến: 1,4,5 là tự tin. 3,6,8 là tự ti. 2,7,9 là tự cao tự đại (Tự cao, tự đại là cho
mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác. Tự ti là luôn cho mình là
kém cỏi không bằng người khác.)
c. Ghi lại cảm nghĩ của em về một tấm gương tự tin mà em biết?
Với sự nổ lực rèn luyện cùng với sự tự tin vào bản thân. Nguyễn Ngọc Trường
Sơn vô địch cờ vua thế giới khi mới 14 tuổi.
Kỳ nhân làng Đại Hoàng – Lão nhà thơ cụt hai tay với tập thơ "Hương đất".
Đang bốc thuốc làm từ thiện
20

20



Sản phẩm mong đợi: HS biết học tập và làm những việc làm thể hiện tính tự
tin.
+ HS biết tự tin trong cuộc sống hàng ngày.
6. Hoạt động vận dụng và mở rộng
- Mục tiêu: HS biết thể hiện tính tự tin thông qua các các hoạt động trong cuộc
sống hàng ngày. Học sinh biết học tập phẩm chất tự tin từ các tấm gương trong
cuộc sống hàng ngày.
- Cách thức tiến hành: Gv cho HS quan sát tranh và kể tên các tấm gương tự tin
trong cuộc sống: Bác Hồ, Hoàng Xuân Vinh, Nguyễn Thị Ánh Viên hay Hoàng
Thị Diệu Thuần.

Vận dụng kiến
các câu ca dao, tục
Em hãy vẽ một
đề
tầm
người
vệ
tổ

thức đã học sưu
ngữ nói về tính
bức tranh về
gương những
lính tự tin
quốc.
hát có
dung

về tính tự tin.

tầm
tự
tin.
chủ
bảo
Bài
nội
nói

- Sản
thức

phẩm mong đợi: Hình thành cho HS ý
tự tin trong cuộc sống.

21

21


III. Kết quả đạt được:
Sáng kiến kinh nghiệm này khi triển khai tập huấn cho giáo viên tại
trường THCS bộ môn giáo dục công dân, được các giáo viên đón nhận hưởng
ứng nhiệt tình, đánh giá cao. Các giáo viên đều có nhận xét là sáng kiến hay và
có thể áp dụng rộng rãi để làm tài liệu bồi dưỡng học sinh đại trà.
Khi áp dụng sáng kiến này trong giảng dạy các em học sinh biết cách làm việc
theo nhóm, biết hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Học sinh có
thời gian để trình bày kết quả làm việc, học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ

sung, giáo viên nhận xét, bổ sung chuẩn xác kiến thức cho học sinh. Các em học
sinh tiếp thu một cách hào hứng, các em hiểu bài và nắm vững phương pháp để
trả lời vào từng bài học cụ thể.
Từ khi triển khai nội dung dạy học tích hợp đối với bộ môn GDCD thì số
lượng học sinh khá, giỏi tăng lên. Đặc biệt học sinh thấy yêu thích và mong
muốn được học bộ môn GDCD nhiều hơn trước kia.Học sinh khi học bộ môn
này cảm thấy rất hứng thú và không cảm thấy bị áp lực như trước kia. Học sinh
học tập rất hào hứng và sôi nổi.
IV. Rút kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy tích hợp trong bộ môn GDCD tôi đã rút ra một số
kinh nghiệm sau:
+ Gv nên căn cứ vào nội dung của từng bài để xây dựng chủ đề tích hợp.
Chọn các nội dung kiến thức có liên quan đến chủ đề để tích hợp, tích hợp ở chỗ
nào, tích hợp môn gì. Tránh tình trạng tích hợp quá nhiều môn học và nội dung
tích hợp khong sát với nội dung bài học dẫn đến hiện tượng nhàm chán, làm
loãng kiến thức của bộ môn.
+ Kiến thức được tích hợp phải có nội dung liên quan đến bài giảng. Nội
dung tích hợp phải làm nổi bật được nội dung chính của bài.
+ GV đưa ra một chủ đề hoặc câu hỏi trong nội dung bài học và câu hỏi
để yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức liên môn để trả lời.
C.KẾT LUẬN:
Trên đây là nội dung phương pháp dạy học liên môn trong môn GDCD.
Chuyên đề này mang tính sáng tạo của bản thân song đã góp phần làm tăng
hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho chất lượng của bộ môn GDCD được cải
thiện và nâng cao. Từ đó giúp cho học sinh biết vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên chuyên đề khó tránh khỏi nhiều thiếu sót cần bổ xung. Vì vậy
bản thân tôi kính mong ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

22

22


Duyệt của ban giám hiệu

Đồng Văn, ngày 12 tháng 12 năm 2018
Người viết chuyên đề

Nguyễn Thị Thu

23

23



×