Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chủ đề các quốc gia cổ đại trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.14 KB, 17 trang )

Tiết 4, 5, 6: CHỦ ĐỀ 1: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI
A.LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Trong kế hoạch giảng dạy cũ, phần Các quốc gia cổ đại trên thế giới thuộc kiến thức bài 4
Các quốc gia cổ đại phương Đông, bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây và bài 6 Văn
hóa cổ đại của chương trình SGK. Theo cách trình bày cũ tuy đã đề cập đến sự ra đời,
chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa các quốc gia cổ đại nhưng chưa rõ ràng. Với mong
muốn làm rõ vấn đề Các quốc gia cổ đại trên thế giới hình thành như thế nào, tình hình
kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa các quốc gia cổ đại ra sao? Các quốc gia cổ đại phương
Đông và phương Tây có gì khác biệt? Tôi đã lựa chọn xây dựng chủ đề.
B. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
Sau khi học xong chủ đề học sinh sẽ:
1. Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành
kinh tế dẫn đến quá trình hình thành sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây. Giải thích được vì sao các quốc gia phương Đông ra đời sớm hơn
phương Tây.
- Phân tích được những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội cổ đại có giai cấp và
nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.
- So sánh được sự khác nhau về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông
và phương Tây.
- Trình bày được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây
về các lĩnh vực: lịch, chữ viết, khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc,…
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí các quốc gia cổ đại trên lược đồ.
- Vẽ lược đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông trong đó
có Việt Nam.
- Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và có ý thức giữ gìn và bảo tồn các di sản


văn hóa nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học.
Năng lực chuyên biệt:


-

-

-

Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề,
vẽ sơ đồ, lập bảng so sánh, sử dụng lược đồ để phân tích những thuận lợi và khó khăn
của vị trí địa lý các quốc gia cổ đại.
Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau: điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến sự hình thành và ra đời nhà nước cổ
đại phương Đông và phương Tây.
Nhận xét, đánh giá về thể chế chính trị và các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ
đại.

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Bài giảng Powerpoint.
- Sách giáo khoa Lịch sử 6
- Tranh ảnh nói về thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa Lịch sử 6
- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến văn hóa cổ đại

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Tiết 4: Sự hình thành của các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, học sinh sẽ:
1. Kiến thức
-

-

Trình bày được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành
kinh tế dẫn đến quá trình hình thành sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây.
Giải thích được vì sao các quốc gia phương Đông ra đời sớm hơn phương Tây.

2. Kĩ năng
-

Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí các quốc gia cổ đại trên lược đồ.
Vẽ lược đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.


-

Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề.

3. Thái độ
-

Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông trong đó

có Việt Nam.
Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và có ý thức giữ gìn và bảo tồn các di sản
văn hóa nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta.

4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học.
Năng lực chuyên biệt:
-

-

-

Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề,
vẽ sơ đồ, lập bảng so sánh, sử dụng lược đồ để phân tích những thuận lợi và khó khăn
của vị trí địa lý các quốc gia cổ đại.
Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau: điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến sự hình thành và ra đời nhà nước cổ
đại phương Đông và phương Tây.
Nhận xét, đánh giá về thể chế chính trị và các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ
đại.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Bài giảng Powerpoint.
- Sách giáo khoa Lịch sử 6
- Tranh ảnh nói về thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa Lịch sử 6

- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến văn hóa cổ đại
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
-

Phát vấn, đàm thoại


-

Sử dụng đồ dùng trực quan
Lập bảng so sánh
Thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ: 5 phút
1) Con người đã xuất hiện như thế nào?
2) Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
GV giới thiệu: Thời cổ đại, con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại có giai cấp và
nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Vậy điều kiện nào dẫn đến hình thành quốc gia cổ đại?
Quá trình hình thành nhà nước được diễn ra như thế nào? Những đặc điểm của thể chế
chính trị và những thành tựu văn hóa cổ đại đạt được như thế nào? Chuyên đề này sẽ giúp
chúng ta tìm hiểu những vấn đề trên?
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ
PHƯƠNG TÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH Ở ĐÂU VÀ TỪ BAO GIỜ?
- Thời gian: 35 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng bản đồ/ Phát vấn, lập bảng so sánh, kĩ thuật 3
2 1.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp – Nhóm - Cá nhân

- Mục tiêu:
+ HS biết được nơi và thời điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương
Tây
+ HS hiểu được vai trò của các con sông đối với sự ra đời các quốc gia cổ đại phương
Đông.
+ HS rút ra được đặc điểm kinh tế các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
+ HS giải thích được vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm hơn các quốc
gia cổ đại phương Tây.
- Năng lực cần đạt: +Năng lực làm việc với bản đồ
+ Năng lực lập bảng so sánh
+Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề lịch sử


Hoạt động của GV
Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt
-GV: Yêu cầu HS quan sát lược đồ Các quốc gia cổ -HS: Quan sát trả
I.SỰ HÌNH
đại. Xác định trên lược đồ vị trí các quốc gia cổ đại lời.
THÀNH CÁC
phương Đông và phương Tây?
QUỐC GIA CỔ
ĐẠI PHƯƠNG
ĐÔNG VÀ
PHƯƠNG TÂY.
(Phụ lục 1)
- HS: đọc sách, suy
-GVchia cả lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo nghĩ, thảo luận.
luận trong gian 7 phút rồi cử đại diện trình bày kết
quả.
+ Nhóm 1: Đọc SGK mục 1 trang 11 và mục 1

trang 15, cho biết: Thời gian hình thành và địa bàn
xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây?
+Nhóm 2: Đọc SGK mục 1 trang 11, cho biết: Điều
kiện tự nhiên mang lại cho các quốc gia quốc gia
cổ đại phương Đông những thuận lợi và khó khăn
gì?
+ Nhóm 3: Đọc SGK mục 1 trang 15, cho biết: -Đại diện các nhóm
Điều kiện tự nhiên mang lại cho các quốc gia cổ trình bày kết quả.
-HS nhận xét, bổ
đại phương Tây nhưng thuận lợi và khó khăn gì?
+ Nhóm 4: Đọc SGK mục 1 trang 11 và mục 1 sung theo kĩ thuật 3
2 1: 3 khen, 2 góp
trang 15, cho biết: Nền kinh tế các quốc gia cổ đại
ý, 1 thắc mắc.
phương Đông có gì khác so với các quốc gia cổ đại
phương Tây?

- HS trả lời
Hải cảng Pi rê
Trồng lúa ở Ai Cập
GV: nhận xét.
GV: Theo cả lớp, vì sao các quôc gia cổ đại phương
Đông xuất hiện sớm hơn các quốc gia cổ đại
phương Tây?


-GV: nhận xét, chốt ý.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết, củng cố
Các quốc gia cổ đại trên thế giới hình thành ở đâu và từ bao giờ?

HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập

Câu 1. Thời gian xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. Cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên niên kỉ III TCN.
B. Cuối thiên niên kỉ III- đầu thiên niên kỉ IV.
C. Đầu thiên niên kỉ I TCN.
D. Cuối thế kỉ IV- đầu thế kỉ III TCN.
Câu 2. Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. thủ công nghiệp
D. thương nghiệp
Câu 3. Nhà nước phương Đông cổ đại được tổ chức theo thể chế gì?
A. Quân chủ lập hiến
B. Cộng hòa.
C. Quân chủ chuyên chế
D. Dân chủ.
Câu 4. Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. qúy tộc.
B. nông dân công xã.
C. nô lệ.
D. chủ nô.
Câu 5. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở đâu?
A. Ở các thung lũng.
B. Ở vùng các cao nguyên.
C. Ở vùng đồi núi, trung du.
D. Ở lưu vực các dòng sông
lớn
Câu 6. Tại sao nhà nước phương Đông ra đời sớm?
A. Do nhu cầu làm thủy lợi.

B. Do nhu cầu sinh sống.
C. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D. Do nhu cầu phát triển kinh tế .
V. HƯỚNG DẦN VỀ NHÀ
- HS học bài cũ chuẩn bị bài mới.
Phụ lục 1: Bảng so sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương
Tây.


Tiêu chí
Tên quốc gia

Phương Đông cố đại
Phương Tây cổ đại
Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hi Lạp và Rô ma.
Quốc.
hình Thiên niên kỉ IV - IIITCN
Thiên niên kỉ I TCN

Thời gian
thàn
Địa bàn xuất hiện

Thuận lợi

Khó khăn

Lưu vực các con sông lớn:
Sông Nin (Ai Cập), sông Hằng, sông
Ấn (Ấn Độ), Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-ro ở

lưỡng Hà, sông Hoàng Hà, Trường
Giang (Trung Quốc)
-Đất đai màu mỡ, gần nguồn nước,
thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
-Thuận lợi cho sự phát triển nông
nghiệp trồng lúa nước.
Lũ lụt gây mất mùa

Bán đảo Ban căng, vùng biển
Địa Trung Hải.

Có biển, nhiều hải cảng, giao
thông trên biển dễ dàng, nghề
hàng hải sớm phát triển.

Đất ít và xấu chỉ thích hợp trồng
cây lâu năm, lương thực thiếu
luôn phải nhập khẩu.
Nông nghiệp trồng lúa và hoa màu, Thủ công nghiệp, thương
chăn nuôi và thủ công nghiệp.
nghiệp và kinh tế hàng hóa tiền
tệ.

Về kinh tế

Tiết 5: TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI Ở PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong chủ đề học sinh sẽ:
1. Kiến thức

-

Phân tích được những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội cổ đại có giai cấp và
nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.
So sánh được sự khác nhau về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông
và phương Tây.

2. Kĩ năng
-

Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí các quốc gia cổ đại trên lược đồ.
Vẽ lược đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề.


3. Thái độ
-

Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông trong đó
có Việt Nam.
Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và có ý thức giữ gìn và bảo tồn các di sản
văn hóa nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta.

4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học.
Năng lực chuyên biệt:
-

-


-

Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề,
vẽ sơ đồ, lập bảng so sánh, sử dụng lược đồ để phân tích những thuận lợi và khó khăn
của vị trí địa lý các quốc gia cổ đại.
Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau: điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến sự hình thành và ra đời nhà nước cổ
đại phương Đông và phương Tây.
Nhận xét, đánh giá về thể chế chính trị và các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ
đại.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Bài giảng Powerpoint.
- Sách giáo khoa Lịch sử 6
- Tranh ảnh nói về thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa Lịch sử 6
- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến văn hóa cổ đại
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
-

Trao đổi, đàm thoại
Sử dụng đồ dùng trực quan
Vẽ sơ đồ.
Thảo luận nhóm.



IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV giới thiệu bài: Ở phương Đông nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sản xuất phát
triển tất yếu dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo, quý tộc và bình
dân, trên cơ sở đó giai cấp và nhà nước ra đời sớm. Khác với phương Đông, ở phương
Tây do nền kinh tế công thương là chủ yếu nên xã hội xuất hiện mối quan hệ giữa chủ nô
và nô lệ là chủ yếu. Vậy sự phân hóa và cơ cấu giai cấp các quốc gia cổ đại phương Đông
và phương Tây như thế nào? Thể chế chính trị các quốc gia cổ đại có gì khác nhau?
Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÂN HÓA VÀ CƠ CẤU GIAI CẤP CỦA XÃ
HỘI CỔ ĐẠI
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phát vấn/ thuyết trình, vẽ sơ đồ.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp –Cá nhân – nhóm.
- Mục tiêu:
+ HS vẽ và giải thích được sơ đồ các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông và
phương Tây.
+ So sánh được sự giống và khác nhau giữa xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại
phương Tây
+ Hiểu được quy luật lịch sử có áp bức thì có đấu tranh.
- Năng lực cần đạt: +Năng lực thuyết trình
+ Năng lực làm việc nhóm.
Hoạt động của GV
GV: Chia 2 bàn thành 1 nhóm. Yêu cầu HS
đọc mục 2 trang 12 và trả lời câu hỏi.
1. Trình bày sự phân hóa về xã hội của các
quốc gia cổ đại phương Đông .
2. Nối ý ở cột A và cột B sao cho phù hợp.


Hoạt động của
HS
-HS thảo luận, trả
lời câu hỏi.

Kiến thức cần đạt
II. SỰ PHÂN HÓA VÀ CƠ
CẤU GIAI CẤP CỦA XÃ
HỘI CỔ ĐẠI
- Xã hội cổ đại phương Đông
gồm 3 tầng lớp chính:
+ Quý tộc: nắm mọi quyền hành
trong xã hội, họ sống chủ yếu


bóc lột nông dân và nô lệ.

Cột A
1.Nông dân
công xã

Cột B
a)vua, quan lại và tăng
lữ là giai cấp bóc lột có
nhiều của cải và quyền
thế.
2.Quý tộc
b)số lượng không nhiều,
chủ yếu phục vụ, hầu hạ

quý tộc.
3.Nô lệ ở
c)là tầng lớp đông đảo
phương Đông nhất và có vài trò to lớn;
nhận ruộng đất canh tác
và nộp tô thuế.
-GV: yêu cầu một số HS báo cáo kết quả
làm việc của mình.

-HS báo cáo kết
quả làm việc.
- HS nhận xét, bổ
sung.

-GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS đọc mục
2 trang 15 và trả lời câu hỏi: Xã hội cổ đại
phương Tây gồm những giai cấp nào? So
với xã hội cổ đại phương Đông vai trò các
giai cấp này có gì khác biệt?

-HS lắng nghe, vẽ
sơ đồ.

+ Nông dân công xã: là bộ phận
đông đảo nhất và là lực lượng
sản xuất chính.
+Nô lệ: chủ yếu phục vụ trong
các gia đình của vua và quý tộc,
thân phận của người nô lệ
không khác gì con vật.

-HS suy nghĩ, trả
lời.

Xã hội cổ đại phương Tây
gồm 2 tầng lớp chính:

+ Chủ nô: là giai cấp thống trị,
có quyền lực kinh tế, sở hữu rất
nhiều của cải và nô lệ. + Nô lệ:
là giai cấp bị trị, là lực lượng
lao động chính trong xã hội, số
phận hoàn toàn lệ thuộc vào chủ
nô.

- GV: Em có suy nghĩ gì về đời sống nông
dân nghèo phương Đông và nô lệ phương
Tây?
-GV: Khi bị áp bức bóc lột, họ đã làm gì?
- GV: bổ sung và chốt lại ý chính về cơ cấu
xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
GV vẽ sơ đồ và giải thích vì sao có sự phân
hóa khác nhau giữa xã hội cổ đại phương
Đông và phương Tây.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC QUỐC GIA CỔ
ĐẠI
- Thời gian: 17 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phát vấn/ thuyết trình.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp –Cá nhân.
- Mục tiêu:



+ HS biết được khái niệm “chuyên chế cổ đại”, “chiếm hữu nô lệ”.
+So sánh thể chế xã hội các quốc gia cỏ đại phương Đông và phương Tây
- Năng lực cần đạt: +Năng lực thuyết trình
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề lịch sử.
Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS
-GV: Yêu cầu HS đọc thầm mục 3 trang 13 kết hợp -HS quan sát
quan sát hình 1, trình bày thể chế chính trị của các hình ảnh , suy
quốc gia cổ đại phương Đông?
nghĩ trả lời câu
hỏi

Hình 1: Tượng Nhân sư – biểu hiện quyền lực và
sức mạnh của Pharaôn Ai Cập.
-GV: giải thích cho HS vì sao gọi chế độ nhà nước
phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại:
+Quá trình hình thành nhà nước là từ liên minh các
bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công
trình thủy lợi nên quyền lợi tập chung vào tay nhà
vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.
+Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực
tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc, thì được
gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
-GV: Yêu cầu HS đọc thầm mục 3 bài 5, Trình bày
thể chế chính trị các quốc gia cổ đại phương Tây?
-GV: giới thiệu về xã hội chiếm hữu nô lệ. Phát
vấn: em hãy so sánh nô lệ trong xã hội cổ đại

phương Đông với nô lệ trong xã hội cổ đại phương
Tây.
-GV: chốt ý.

-

HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết, củng cố
Ở các nước phương Đông vua có quyền hành gì?

-HS lắng nghe

-HS đọc SGK trả
lời câu hỏi.

-HS suy nghĩ trả
lời.

Kiến thức cần đạt
III.
THỂ
CHẾ
CHÍNH TRỊ CỦA
CÁC QUỐC GIA
CỔ ĐẠI
-Phương Đông cổ đại:
+ Chế độ chuyên chế
cổ đại
+ Tổ chức bộ máy nhà
nước: nhà nước do
vua đứng đầu, có

quyền lực tối cao và
một bộ máy quan liêu
giúp việc.
- Phương Tây cổ
đại:
+ Chế độ chiếm hữu
nô lệ
+ Nhà nước do giai
cấp chủ nô bầu ra, làm
việc theo thời hạn
(Nhà nước dân chủ
chủ nô).


-

Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập

Câu 1 . Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. công nghiệp.
B. thủ công nghiệp, thương nghiệp.
C.thương nghiệp, nông nghiệp.
D. nông nghiệp.
Câu 2 . Tên các quốc gia cổ đại phương Tây là
A. Trung Quốc, Ấn Độ.
B. Hy Lạp, Rô Ma.
C. Hy Lạp, Thái Lan.
D. Ai Cập, Lưỡng Hà.
Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu?

A. Bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a .
B. Vùng các cao nguyên.
C. Vùng đồng bằng.
D. Lưu vực các dòng sông lớn.
Câu 4. Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại phương Tây là
A.qúy tộc.
B. nông dân công xã.
C. nô lệ.
D. chủ nô.
Câu 5. Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến sự phát triền nền kinh tế Hy Lạp và
Rô-ma?
A. Hệ thống các sông lớn.
B. Khí hậu ấm áp.
C. Đồng bằng rộng lớn.
D. Biển địa trung Hải.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
GV chia lớp thành 4 nhóm giao bài tập về nhà:
-

Nhóm 1: Tại sao hai ngành lịch và thiên văn học lại ra đời sớm nhất ở phương Đông?
Cách tính lịch của cư dân phương Đông và phương Tây?
Nhóm 2: Cư dân phương Đông và phương Tây có chữ viết như thế nào? So sánh chữ
viết của người phương Đông và phương Tây?
Nhóm 3: Trình bày những thành tựu khoa học của cư dân cổ đại phương Đông và
phương Tây?
Nhóm 4: Giới thiệu những công trình kiến trúc cổ đại phương Đông và phương Tây?
Những công trình nào còn tồn tại đến ngày nay?
TIẾT 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, học sinh sẽ:
1. Kiến thức


-

Trình bày được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây
về các lĩnh vực: lịch, chữ viết, khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc,…
Đánh giá vai trò của những nghệ nhân thời cổ đại đối với văn hóa nhân loại.

2. Kĩ năng
-

Rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề.

3. Thái độ
-

Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông trong đó
có Việt Nam.
Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và có ý thức giữ gìn và bảo tồn các di sản
văn hóa nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta.

4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học.
Năng lực chuyên biệt:
-

-


-

Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề,
vẽ sơ đồ, lập bảng so sánh, sử dụng lược đồ để phân tích những thuận lợi và khó khăn
của vị trí địa lý các quốc gia cổ đại.
Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau: điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến sự hình thành và ra đời nhà nước cổ
đại phương Đông và phương Tây.
Nhận xét, đánh giá về thể chế chính trị và các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ
đại.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Bài giảng Powerpoint.
- Sách giáo khoa Lịch sử 6
- Tranh ảnh nói về thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
2. Chuẩn bị của HS


- Sách giáo khoa Lịch sử 6
- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến văn hóa cổ đại
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
-

Phát vấn, đàm thoại
Sử dụng đồ dùng trực quan
Lập bảng so sánh
Thảo luận nhóm.


IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.

Ổn định tổ chức

2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV giới thiệu bài: “Văn hóa”: là tổng thể nói chung những giá trị tinh thần, vật chất do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Vậy các quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây đã đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại những thành tựu gì, chúng ta
cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CỔ ĐẠI
- Thời gian: 40 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phát vấn/ thuyết trình, sử dụng phim tư liệu, lập
bảng so sánh.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp –Cá nhân – nhóm.
- Mục tiêu:
+ Nêu được những thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương Đông và phương
Tây.
+ Hiểu được qua mấy ngàn năm tồn tại, thời cổ đại đã để cho loài người một di sản
văn hoá đồ sộ, quý giá.
+ Biết được những thành tựu văn hóa của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay:
thiên văn, lịch, chữ viết,chữ số, kiến thức của các nành khoa học cơ bản, các tác phẩm
vưn học, nghệ thuật, kiến trúc...
- Năng lực cần đạt: +Năng lực thuyết trình
+ Năng lực làm việc nhóm.
Hoạt động của GV
-GV nhắc lại cho HS nhiệm vụ đã giao ở tiết trước:
+Nhóm 1: Tại sao hai ngành lịch và thiên văn học lại ra


Hoạt động của
HS
-HS lắng nghe

Kiến thức cần
đạt
IV. Văn hóa cổ
đại


đời sớm nhất ở phương Đông? Cách tính lịch của cư
dân phương Đông và phương Tây?
+Nhóm 2: Cư dân phương Đông và phương Tây có chữ
viết như thế nào? So sánh chữ viết của người phương
Đông và phương Tây?
+Nhóm 3: Trình bày những thành tựu khoa học của cư
dân cổ đại phương Đông và phương Tây?
+Nhóm 4: Giới thiệu những công trình kiến trúc cổ đại
phương Đông và phương Tây? Những công trình nào
còn tồn tại đến ngày nay?
-GV mời các nhóm lên thuyết trình.
-GV cho HS quan sát những hình ảnh tiêu biêủ về
thành tựu văn hóa cổ đại, nhận xét, bổ sung:
+ GV giải thích vì sao 2 ngành lịch và thiên văn ra đời
sớm ở phương Đông: Những tri thức Thiên văn học và
Lịch pháp ra đời và hoạt động sớm nhất ở các quốc gia
cổ đại phương Đông. Trong quá trình sản xuất nông
nghiệp, để cày cấy đúng thời vụ người nông dân luôn
phải “trông trời trông đất”, nhờ đó họ đã biết được qui

luật của tự nhiên, biết được sự chuyển động của Mặt
Trăng, Mặt Trời. Vì vậy họ đã có những tri thức đầu
tiên về thiên văn.

(Phụ lục 2)

-HS thuyết trình
-HS nhận xét, bổ
sung

-HS lắng nghe

+ GV giải thích hoàn cảnh ra đời chữ viết: Sự phát triển
của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở
nên phong phú và đa dạng, người ta cần ghi chép và
lưu giữ lại những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt đầu
từ nhu cầu đó.
+GV kể câu chuyện về các nhà khoa học (Ví dụ
Acsimet).
+GV cho HS xem phim tư liệu 7 kì quan thế giới cổ
đại.
-GV chốt ý: Hướng dẫn HS lập bảng so sánh thành tựu
văn hóa phương Đông với phương Tây.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết, củng cố
- Em hãy nêu những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đậi phương Đông?
- Em hãy nêu những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Tây?


HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập


Câu 1. Đền Pac-tê-nông là công trình kiến trúc nổi tiếng ở
A. Rô-ma.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Hi Lạp.
Câu 2. Trong các nhà khoa học thời cổ đại dưới đây, ai có đóng góp về toán học?
A. Ác-si-mét.
B. Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít.
C. Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-cơ-lít.
D. Pla-tôn, A-ri-xít-tốt.
Câu 3. Hệ chữ cái a,b,c... là thành tựu của người
A. Ai Cập, Ấn Độ.
B. Rô-ma, Hi Lạp.
C. Trung Quốc, Rô Ma.
D. Hi Lạp, Lưỡng Hà.
Câu 4. Ai đã phát minh ra hệ thống chữ số, kể cả số 0 mà ngày nay ta đang dùng?
A. Người Hi Lạp.
B. Người Ai Cập.
C. Người Ấn Độ.
D. Người Trung Quốc.
Câu 5. Thành tựu văn hóa nào là không phải của các dân tộc phương Đông cổ đại?
A. Làm ra lịch và đó là dương lịch.
B. Sáng tạo chữ viết (chữ tượng hình), chữ số, phép đếm, tính được số pi bằng
3,16.
C. Làm ra lịch và đó là âm lịch.
D. Xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp,thành
Ba-bi-lon...
Câu 6. Vì sao các dân tộc phương Đông cổ đại sớm làm ra lịch?
A. Để phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
B. Để làm vật trang trí trong nhà.

C. Để thống nhất các ngày lễ hội trong cả nước.
D. Phục vụ yêu cầu sản xuất công nghiệp.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về học bài theo câu hỏi SGK.
- Sưu tầm tranh về các kì quan văn học cổ đại.
- Về làm bài tập 1 - 2 SGK.

PHỤ LỤC 2: Bảng so sánh thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương
Tây.
Thành tựu
Thiên văn

Phương Đông cổ đại
Sáng tạo ra Âm lịch, chia 1 năm thành
12 tháng, mỗi tháng có 29 – 30 ngày.
Biết làm đồng hồ đo thời gian.

Phương Tây cổ đại
Sáng tạo ra Dương lịch, một năm
có 365 ngày 6 giờ chia thành 12
tháng.


Chữ viết
Khoa học

Sáng tạo chữ tượng hình
Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.
Nghĩ ra phép đếm đến 10, phát minh Đạt trình độ khá cao về toán học,
ra số 0, tính được số pi là 3,16.

vật lí, triết học, sử học, địa lí, văn
học…với các nhà khoa học nổi
tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơlít....
Công
trình Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon Đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng
kiến trúc
(Lưỡng Hà)…
thần Vệ nữ ở Mi-lô...



×