Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

chuyên đề một số vấn đề của địa lý dân cư việt nam các dạng câu hỏi và bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 68 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI
TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD

CHUYÊN ĐỀ

“Một số vấn đề của Địa lý dân cư Việt Nam.
Các dạng câu hỏi và bài tập trong bồi dưỡng
Học sinh giỏi”

Tác giả: Trịnh Thị Bạch Yến
Trường THPT chuyên Lào Cai

1

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 - Một số vấn đề chung về dân cư - xã hội Việt Nam
A. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư.................................................

5

B – Lao động - việc làm.......................................................................


16

B. ĐÔ THỊ HÓA

20

CHƯƠNG 2 - Phương pháp và phương tiện dạy học

24

CHƯƠNG 3 – Một số dạng câu hỏi và bài tập phần dân cư - xã hội Việt
Nam trong ôn thi Học sinh giỏi môn Địa lí
I. Câu hỏi dạng trình bày, phân tích......................................................

33

II. Câu hỏi dạng nhận xét, giải thích....................................................

36

III. Dạng câu hỏi chứng minh...............................................................

47

IV. Dạng câu hỏi về mối quan hệ giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng địa lí 49
V. Dạng câu hỏi so sánh......................................................................

52

VI. Dạng câu hỏi phân tích bảng số liệu, lát cắt...................................


57

KẾT
LUẬN....................................................................................................

65

Danh mục tài liệu tham khảo

2

2

67


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân
lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và
chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể
đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn
nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển. Sự phù hợp đó là
yếu tố quan trọng kích thích sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao tiềm lực của lực lượng sản xuất; là yếu
tố cơ bản để xóa đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tỷ lệ mù chữ,
giảm rủi ro về môi trường.... Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển.

Trong chương trình Địa lí, dân cư là một nội dung quan trọng. Sự quan trọng
của nó được thể hiện ở phương diện: Địa lý dân cư là chiếc cầu nối giữa phần Địa
lý tự nhiên với Địa lý kinh tế, đồng thời trong cấu trúc đề thi Học sinh giỏi, Dân cư
- xã hội cũng là một nội dung quan trọng, chiếm 3/20 điểm trong cấu trúc đề thi
HSG Quốc gia. Tuy nhiên, trong chương trình Địa lí 12 thời lượng dành cho nội
dung này không nhiều. Mặc dù đây là nội dung không khó nắm bắt nhưng để hiểu
sâu được bức tranh về dân cư Việt Nam thì đòi hỏi người học phải có cái nhìn tổng
quát và có mối liên hệ với các đặc điểm tự nhiên trước đó. Ngoài ra, học sinh phải
biết phân tích các mối liên hệ để giải thích được sự phân bố dân cư cũng như đánh
giá được sự ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Do vậy, tôi chọn đề tài: “Một số vấn đề của Địa lý dân cư Việt Nam. Các
dạng câu hỏi và bài tập trong bồi dưỡng Học sinh giỏi”. Đề tài đi vào khái quát một
số nội dung chính của Dân cư - xã hội Việt Nam: Dân số và sự gia tăng dân số, Cơ
cấu dân số, Phân bố dân cư, Vấn đề lao động - việc làm, Đô thị hóa, Chất lượng
cuộc sống; sau đó đưa ra một số câu hỏi, bài tập nhằm hiểu rõ hơn về nội dung kiến
thức này. Hy vọng đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm tư liệu học tập cho giáo viên và
học sinh khi tìm hiểu nội dung Dân cư - xã hội Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình
giảng dạy, ôn luyện đội tuyển Học sinh giỏi.
2. Mục đích của đề tài
Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về một số vấn đề dân cư – xã hội Việt
Nam. Hệ thống hóa các dạng câu hỏi, bài tập về dân cư – xã hội Việt Nam và

3

3


hướng giải quyết từng dạng câu hỏi và bài tập nhằm phục vụ cho công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
3. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của chuyên đề nằm trong chương trình địa lí lớp 12 và
nội dung đề thi Học sinh giỏi các tỉnh và Học sinh giỏi Quốc gia những năm gần
đây.
4. Giá trị nghiên cứu
Chuyên đề này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi
dưỡng học sinh giỏi Địa lí Trung học phổ thông

4

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG I - MỘT SỐ VẪN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN CƯ – XÃ HỘI VIỆT
NAM
A. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
Nước ta có quy mô dân số đông, theo số liệu thống kê, dân số nước ta là
90.549 nghìn người (năm 2011). Như vậy, nước ta là nước đông dân thứ ba ở khu
vực Đông Nam Á và thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế
giới trong khi về diện tích tự nhiên chỉ đứng hàng thứ 4 ở Đông Nam Á và thứ 62
thế giới.. . Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Với số dân
đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong
điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh
tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Danh sách các nước đông dân nhất thế giới
Thứ Quốc gia / lãnh
Dân số
hạng thổ


Thời
% dân
điểm
số thế Nguồn
thống kê giới

-

6.911.200.000

Tháng 4, 100,00 US Census Bureau's
2011
%
World Population Clock

1

Trung quốc 1.341.000.000

Tháng 3,
Official
Chinese
19,16%
2010
Population Estimate

2

Ấn Độ


1.210.193.422

Tháng 3,
Provisional 2011 Indian
17,29%
2011
Census result

3

Hoa Kỳ

311.092.000

Tháng 4,
4,5%
2011

4

Indonesia

237.556.363

Tháng 5,
3,39% 2010 Indonesian Census
2010

5


Brazil

190.732.694

Tháng 8,
2010 Official Brazilian
2,72%
2010
Census results

6

Pakistan

175.636.000

Tháng 4, 2,51% Official

5

Thế giới

5

Official United States
Population Clock

Pakistani



Thứ Quốc gia / lãnh
Dân số
hạng thổ

Thời
% dân
điểm
số thế Nguồn
thống kê giới
2011

Population clock

7

Nigeria

158.259.000

2010

2,26%

2008 UN estimate for
year 2010

8

Bangladesh 150.354.000


2010

2,15%

Official
Bangladeshi
Population Clock

9

Liên
Nga

Bang

142.905.200

Tháng 1,
2,04% 2010 Russian Census
2011

10

Nhật Bản

127.960.000

Tháng 3,
Official Japan Statistics
1,82%

2011
Bureau

11

Mexico

112.336.538

Tháng 6,
1,6%
2010

12

Philippines 101.833.938

Tháng 7,
CIA World Factbook ước
1,45%
2011
tính

13

Việt Nam

Tháng 7,
CIA World Factbook ước
1,29%

2011
tính

90.549.390

2010 final census result

Nước ta có 54 dân tộc sinh sống, cùng đoàn kết trong quá trình dựng nước và
giữ nước. Trong đó, người Kinh chiếm đa số, trên 80% - Đây là dân tộc có nhiều
kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.
Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ, khoa học kỹ thuật. Các dân tộc ít người có nhiều kinh nghiệm trong một số lĩnh
vực như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công... Ngoài
ra, nước ta còn có hơn 3,2 triệu Việt Kiều đang sinh sống ở nước ngoài. Tuyệt đại
bộ phận việt Kiều đều hướng về tổ quốc và đang góp công góp sức cho xây dựng,
phát triển kinh tế xã hội ở quê hương.
Trong lịch sử, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy cao độ truyền
thống sản xuất, văn hoá phong phú tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển đất
nước. Tuy nhiên hiện nay, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần
dân tộc ở nước ta vẫn còn có sự chênh lệch. Vì vậy, phải chú trọng hơn nữa đển
việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người.
Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, phân tán trên nhiều vùng lãnh thổ, hình
thành các vùng trong đó có một số dân tộc chiếm ưu thế:
6

6


+ Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở các
vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

+ Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du:
. Trung du và miền núi BB là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Sự
phân bố của các dân tộc như sau: ở vùng thấp người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn
sông Hồng; người Thái, Mường ở hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Ở vùng núi
cao là địa bàn cư trú của người Mông. Ở rẻo giữa là địa bàn cư trú của người Dao.
. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người sinh sống,
cư trú thành vùng rõ rệt: người Ê đê ở Đăk Lăk, người Giarai ở Kon Tum, người
Cơ ho ở Lâm Đồng…
. Các tỉnh cực Nam trung bộ và Nam bộ là địa bàn cư trú của người Chăm,
Khơ – me, người Hoa tập trung chủ yếu ở các dô thị, nhất là TP.HCM.
Hiện nay, phân bố dân tộc có sự thay đổi do chính sách di dân đi xây dựng vùng
kinh tế mới..
II. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
1. Dân số tăng nhanh
Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX dân số nước ta tăng quá nhanh dẫn đến
sự bùng nổ dân số. Tuy nhiên, ở từng vùng lãnh thổ, từng thành phần dân tộc, mức
bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trên phạm vi toàn quốc, dân số nước ta đã tăng
gấp đôi từ 30 lên 60 triệu người trong vòng 25 năm (1960 – 1985).

Hình: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số qua các thời kì ở nước ta.
Nhịp độ gia tăng dân số cũng biến đổi qua các thời kì. Trong thời kì 1931 –
1960, tốc độ gia tăng trung bình năm là 1,85% (do nước ta là nước thuộc địa, đời

7

7


sống nhân dân thấp, sản xuất không phát triển, y tế không được quan tâm, ảnh
hưởng của nạn đói và ảnh hưởng của chiến tranh).

Sau năm 1954 - 1975, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta cao, tỉ lệ > 3% do quy luật
bù đắp dân số cho chiến tranh, sản xuất tăng lên, nhận thức và việc sinh đẻ có kế
hoạch chưa tốt.
Từ năm 1979 trở lại đây, tỉ lệ tăng dân số giảm xuống đáng kể chỉ còn 1,32%
(2000) do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình,
nhịp độ tăng dân số ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống, tuy còn chậm.
Mặc dù tỉ lệ sinh có giảm, song mỗi năm, dân số nước ta vẫn tăng thêm trung
bình hơn 1 triệu người (do chúng ta thực hiện chính sách dân số nhưng do quy mô
dân số lớn nên số dân tăng lên trong 1 năm lớn). Sự gia tăng dân số quá nhanh đã
tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với việc
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành
viên trong xã hội.
2. Cơ cấu dân số theo tuổi đang ở thời kỳ kết thúc giai đoạn “dân số trẻ”, bước
vào giai đoạn “dân số già”, đồng thời bước vào cơ cấu “dân số vàng”.
Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1979- 2009
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi

1979

1989

1999

2009

0-14

42,5


38,9

33,6

25,0

15-59

50,4

53,2

58,3

66,0

60+

7,1

7,9

8,1

9,0

Tổng

100,0


100,0

100,0

100,0

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi
lao động chiếm tỉ lệ cao, số người già trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp. Do dân số trẻ
nên lực lượng lao động của nước ta chiếm tỉ lệ cao trong tổng số dân. Hàng năm xã
hội có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới. Đây là nguồn lực quan trọng để phát
triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, dân số trẻ làm nặng gánh nuôi, dạy và chăm sóc trẻ em; sức ép về lao động,
việc làm sẽ ngay càng tăng lên.
Hiện nay, do quá trình giảm sinh tương đối nhanh trong những năm qua, tỷ
trọng dân số trẻ đã có xu hướng giảm mạnh và tỉ trọng dân số già tăng lên từ 7,1%
năm 1979, 1989 lên 9% năm 2009 (quá trình già hóa dân số). Theo dự báo đến năm
2024 chúng ta sẽ có 20,6% dân số trẻ và trên 13,6% dân số già. Có thể nói, dân số
nước ta đang nằm trong thời kỳ quá độ chuyển từ dân số trẻ sang dân số già. Trong
thời kỳ này, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên, nhóm dân số trong độ tuổi
8

8


phụ thuộc thấp - thời kì cơ cấu dân số “vàng”, có nghĩa là đất nước có một lực
lượng lao động trẻ khoẻ, đông đảo trong khi tỉ lệ phụ thuộc không cao.
Tỷ lệ phụ thuộc của Việt Nam qua các năm (%)
Năm

1989


1999

2009

Tỷ lệ phụ thuộc trẻ em (0-14)

69,8

54,2

36,6

Tỷ lệ phụ thuộc người già (65+)

8,4

9,4

9,7

Tỷ lệ phụ thuộc chung

78,2

63,6

46,3

(Nguồn: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam 1979; 1989; 1999; 2009, TCTK).

Tỷ lệ phụ thuộc trẻ em sau 20 năm đã giảm đi gần một nửa, trong khi đó tỷ lệ
phụ thuộc người già cũng đã liên tục tăng lên, tuy không nhiều khẳng định mức
sinh của nước ta liên tục giảm trong hơn 20 năm qua. Đồng thời, chứng tỏ gánh
nặng dân số trong độ tuổi có khả năng lao động của nước ta ngày càng được giảm
đi. Cơ cấu dân số vàng là thuận lợi cho phát triển kinh tế, tuy nhiên gây khó khăn
trong việc lựa chọn mô hình kinh tế để giải quyết mâu thuẫn giữa mô hình kinh tế
hiện đại (trình độ công nghệ cao, sử dụng ít lao động ) trong khi đó nguồn lực rất
dồi dào, cần phải giải quyết việc làm số lượng lớn. Hơn nữa trình độ của người lao
động thấp chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ hiện đại. Hiện Việt Nam chỉ có
26% số lao động được đào tạo, còn lại gần 74% là lao động giản đơn (2010), phấn
đấu tới 2020, con số tương ứng sẽ là 50/50 (Chiến lược của Bộ LĐTBXH). Nguồn
lao động chất lượng thấp sẽ không thể tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám
cao, tạo ra sức cạnh tranh tốt cho nền kinh tế. Giai đoạn cơ cấu dân số vàng sẽ kéo
dài khoảng 30 năm. Một khoảng thời gian không dài để khắc phục những thách
thức, thực sự biến cơ hội thành lợi thế cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy, chúng
ta phải có những chính sách hợp lí để phát huy tối đa sức lao động này.
III. Cơ cấu dân số theo giới tính có sự mất cân bằng
1. Thực trạng
Tỉ số giới tính là tương quan giữa giới nam so với giới nữ, đơn vị tính là %.
Tỉ số giới tính cho biết trong tổng số dân trung bình cứ 100 nữ thì có bao nhiêu
nam.
Bảng : Tỉ số giới tính của dân số Việt Nam(Nam/100Nữ)

9

Năm

1960

1970


1979

1989

1999

2005

2009

Tỉ số giới tính

95.9

94.7

94.2

94.7

96.4

96.5

98,1

9



Như vậy, tỉ số giới tính của nước ta có sự mất cân đối nhưng đang dần thu
hẹp. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung là vậy, nhưng về phương diện lãnh thổ,
giữa các vùng tỉ số giới tính có sự không đồng đều.
Bảng: Tỉ số giới tính theo các vùng của Việt Nam( Nam/100 Nữ) năm 2009
Các vùng

Tỉ số giới tính

Trung du miền núi phía Bắc

99,9

Đồng bằng sông Hồng

97,2

Duyên hải miền Trung

98,2

Tây Nguyên

102,4

Đông Nam Bộ

95,3

Đồng bằng sông Cửu Long


99,0

Nếu như năm 1999 những vùng có tỉ số giới tính cao nhất nước ta là Đồng
bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ (cao hơn mức trung bình của cả nước) thì
đến năm 2009, tỉ số giới tính của các vùng đều tăng lên (trừ Đồng bằng sông Cửu
Long), trong đó tăng nhanh nhất là Đồng bằng Sông Hồng lên đến 115,3 và trở
thành vùng có tỉ số giới tính cao nhất cả nước. Tiếp theo là các vùng Đông Nam
Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.
Ở cấp tỉnh, mức độ chênh lệch lại càng rõ rệt. Năm 2009 có 10 trong tổng số
63 tỉnh, thành phố (16%) có tỉ số giới tính ở mức rất cao, từ 115 đến 130. Đó là
Hưng Yên 103,7; Hải Dương 120,2; Bắc Ninh 119,4; Bắc Giang là 116,8; Nam
Định 116,4; Hòa Bình 116,3; Hải Phòng 115,3l; Quảng Ngãi 115,1; Quảng Ninh và
Vĩnh Phúc 115,0…
* Mất cân bằng giới tính có sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi
- Tỉ số giới tính của nước ta là 98,1%/2009 nhưng có sự chênh lệch giữa các nhóm
tuổi: ở độ tuổi dưới tuổi lao động: nam> nữ; trên độ tuổi lao động: nữ > nam.
% dân số theo giới tính và tỉ số giới tính theo nhóm tuổi
của Việt Nam năm 2009

10

Nhóm tuổi

Tổng số (%)

Nam (%)

Nữ (%)

Tỉ số giới tính (%)


Tổng

100

100

100

98,1

0-4

8,5

9,0

7,9

111,5

10


5-9

8,0

8,4


7,6

108,7

10-14

8,2

9,0

8,1

108,5

15-19

10,2

10,6

9,8

105,3

20-24

9,2

9,3


9,2

99,0

25-29

8,9

8,9

8,8

98,4

30-34

7,9

8,0

7,8

100,8

35-39

7,6

7,7


7,5

101,3

40-44

7,0

7,0

7,0

98,9

45-49

6,4

6,3

6,5

94,9

50-54

5,3

5,0


5,5

89,3

55-59

3,6

3,3

3,8

86,3

60-64

2,3

2,1

2,5

82,4

65+

6,6

5,3


7,9

66,1

Nguồn : nguồn thống kê tổng điều tra dân số (1/4/2009)

* Mất cân bằng giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có xu hướng tăng lên.
Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam (1999-2009)
Năm

Tỉ số giới tính khi sinh

Năm

Tỉ số giới tính khi sinh

1999

107

2005

106

2000

106

2006


110

2001

109

2007

112

2002

107

2008

112

2003

104

2009

111

2004

108


Thông thường tỉ số giới tính khi sinh là 104- 106 bé nam/ 100 bé nữ nhưng
những năm gần đây tỉ lệ này có sự chênh lệch ngày càng cao. Từ năm 1999- 2005,
tỉ số giới tính biến động không theo xu hướng rõ ràng và chỉ dao động trong
khoảng 104-109/100, nghĩa là tương đương hoặc cao hơn không đáng kể so với
mức chuẩn sinh học, phản ánh một phần nào đó mức độ mất cân bằng giới tính khi
sinh là không đáng kể. Nhưng từ năm 2005 trở lại đây, Tỉ số giới tính có xu hướng
11

11


tăng nhanh và đạt đến mức 112/100 vào năm 2007 và năm 2008, tăng 6 phần trăm
so với năm 2005. Nhiều chuyên gia dự đoán với tốc độ này, tỉ số giới tính có thể
vượt ngưỡng 115 trong vòng vài năm tới. Đến năm 2035 nam giới sẽ nhiều hơn phụ
nữ 10%.
2. Nguyên nhân
Lý giải về tình trạng tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh trong thời gian vừa
qua, có thể do nhiều nguyên nhân:
+ Về văn hóa, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác ở Châu Á chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Nho giáo và hệ thống cấu trúc xã hội mang đậm nét
phụ quyền và phụ hệ trong gia đình. Tâm lý ưa thích con trai cùng với những quan
niệm “trọng nam khinh nữ”, “nối dõi tông đường” vẫn còn ngự trị tạo nên áp lực
nhất thiết phải có con trai đối với người phụ nữ.
+ Về kỹ thuật, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật cho phép cung cấp dịch
vụ tư vấn và nhiều phương pháp kỹ thuật vừa rẻ tiền vừa sinh được con theo ý
muốn. Đặc biệt hiện nay ở nước ta, sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất
lượng của các cơ sở y tế công cũng như tư nhân với cá kỹ thuật siêu âm có thể
chuẩn đoán được từ sớm giới tính thai nhi và dịch vụ phá thai dễ dàng trong trường
hợp mang thai hoặc giới tính của đứa con tương lai không đáp ứng được mong
muốn của cha mẹ, theo nhiều nhà nghiên cứu, là nguyên nhân kỹ thuật chủ yếu dẫn

đến mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh. ở VN, tỷ lệ các bà mẹ biết giới tính thai
nhi trước khi sinh rất cao và ngày càng tăng: năm 2003- 2004 là 61%, năm 20052006 tăng lên đến 66%, năm 2007- 2008 là 73% và 98% các bà mẹ này biết là do
siêu âm.
+ Về kinh tế, trong nền sản xuất nông nghiệp, thủ công, sự vượt trội về cơ
bắp của con trai trở thành một ưu điểm. Năng suất lao động thấp nên cha mẹ
thường không có tích lũy để dành cho tuổi già nên khi hết khả năng lao động cuộc
sống hoàn toàn phải dựa vào con, chủ yếu là con trai, vì con gái đã đi lấy chồng.
Việt Nam với 70% dân số sống ở khu vực nông thông và 52% lao động hoạt động
trong khu vực nông- lâm- thủy sản cùng với xu hướng chuyển đổi nền kinh tế càng
làm cho hành vi sinh sản của các cặp vợi chồng mang theo những toan tính có tính
kinh tế, và càng dễ dẫn tới việc tìm cách lựa chọn có con trai.
+ Về chính sách dân số, sự hạn chế sinh con kết hợp với sự quá độ về dân số
tại Việt Nam đặc trưng bởi mức sinh thấp và giảm nhanh trong vòng 10- 15 năm
gầy đây càng làm cho việc lựa chọn giới tính thai nhi diễn ra mạnh hơn.
+ Về thống kê, cũng cần phải lưu ý rằng, đăng ký dân số không đầy đủ,
thống kê không chính xác cũng làm mất cân đối giới tính một cách giả tạo. Chẳng
hạn, do tâm lý “trọng nam, khinh nữ” nên nếu sinh được con trai, cha mẹ có thể
“sốt sắng” đi khai sinh ngay, nhưng nếu sinh con gái, cha mẹ lại “lần lữa” làm việc
này.
12

12


IV. Phân bố dân cư
Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng
như trên thế giới. Với mật độ dân số 259 người/km 2 (năm 2009), Việt Nam là nước
có mật độ dân số đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Phi-líp-pin (307
người/km2) và Xin- ga-po (7.486 người/km2) và đứng thứ 16 trong số 51 quốc gia
và vùng lãnh thổ của khu vực Châu Á. Theo tính toán của của Liên Hợp Quốc, để

có cuộc sống thuận lợi chỉ nên có từ 35 đến 40 người/1km 2 . Như vậy, ở Việt Nam,
mật độ dân số đã gấp khoảng 6 - 7 lần “mật độ chuẩn”. Căn cứ vào chỉ số này, có
thể khẳng định Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số đông.
1. Dân số nước ta phân bố không hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.
Dân số nước ta tập trung đông ở các đồng bằng, trong khi đồng bằng chỉ
chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nhưng lại chiếm 75% dân số làm cho mật độ dân số ở
đồng bằng rất cao, như đồng bằng sông Hồng 1225 người/km 2; đồng bằng sông
Cửu Long: 425 người/km2. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ở các đô thị lớn
tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng, có thể phát triển những
ngành đòi hỏi kĩ thuật cao. Tuy nhiên, dân cư tập trung quá đông ở đồng bằng, tạo ra
sức ép lên nền kinh tế, giải quyết việc làm, nhà ở.
Dân cư nước ta thưa thớt hơn ở miền núi và cao nguyên. Miền núi và cao
nguyên chiếm ¾ diện tích lãnh thổ thổ nhưng chỉ chiếm 25% dân số. Mật độ dân số
miền núi thấp càng lên cao mật độ dân số càng thấp (như Tây Bắc 69 người/km 2,
Tây Nguyên 89 người/km2/2005). Miền núi giàu có về tài nguyên thiên nhiên
nhưng lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động lành nghề, chưa được khai thác hợp
lí, các thế mạnh mới ở dạng tiềm năng; kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân
thấp kém.
2. Dân cư nước ta phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn
Phân bố dân số nước ta không đều, trên 70% dân số ở khu vực nông thôn,
khu vực thành thị chỉ chiếm gần 30% - đây là tỉ lệ thấp so với trung bình thế giới và
với các nước trong khu vực. Hiện nay, cơ cấu dân số thành thị có sự thay đổi theo
hướng giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị do ảnh hưởng của quá trình
đô thị hóa và do mức sống ở thành thị cao nên thu hút đông dân cư đến sinh sống.
Phân bố dân số thành thị, nông thôn giai đoạn 1965-2009
Năm

Dân số chung

Dân số thành thị


Dân số nông thôn

(Triệu người)

Triệu người

Tỷ lệ (%)

Triệu người

Tỷ lệ (%)

1965

34,929

6,008

17,2

28,921

82,8

1975

47,638

10,242


21,5

37,396

78,5

1985

59,872

11,360

19,6

48,512

81,4

13

13


1995

71,995

14,938


20,8

57,057

79,2

1999

76,569

18,081

23,6

58,515

76,4

2009

85,785

25,463

29,6

60,562

70,4


(Nguồn: Niên giảm thống kê 2005. Điều tra dân số 1/4/2009)
Các đô thị tập trung phần lớn ở các đồng bằng châu thổ, quá trình đô thị hoá
chưa phù hợp với công nghiệp hóa nên tỉ lệ người chưa có việc làm tương đối cao
và các vấn đề xã hội khác. Nông thôn, diễn ra tình trạng dư thừa lao động. Hàng
năm số lao động nông thôn ra thành phố tìm việc làm tăng anhanh, gây khó khăn
cho vấn đề giải quyết nhà ơ, việc làm, môi trường... của các thành phố.
3. Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng.
Phân bố diện tích đất, dân số và mật độ dân số
phân theo các vùng kinh tế - xã hội năm 2009
Diện tích
(%)

Dân số

Mật độ dân số

(%)

(người/ km2)

Toàn quốc

100

100

295

Trung du và miền núi phía Bắc


30,6

12,9

116

Đồng bằng sông Hồng

4,5

22,8

930

Duyên hải miền Trung

25,6

22,0

196

Tây Nguyên

16,5

6,0

93


Đông Nam Bộ

10,6

16,3

16,3

Đồng bằng sông Cửu Long

12,1

21,1

423

Các vùng kinh tế

Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, vùng Đồng bằng
sông Hồng, với số lượng dân số lớn nhất nước song chỉ cư trú trên 6% diện tích
lãnh thổ cả nước. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước, tới
930 người/km2, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ, với mật độ dân số 594 người/km 2.
Hai vùng này tập trung tới 39% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm gần 13% diện tích
lãnh thổ. Trong khi hai vùng, Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, có
19% số dân nhưng sống trên gần một phần hai lãnh thổ cả nước (trên 45%). Vùng
Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có diện tích rộng thứ hai nhưng cũng chỉ
đứng thứ 5 về quy mô dân số. Mật độ dân số của vùng Trung du và miền núi phía
Bắc là 116 người/km2 và của Tây Nguyên là 93 người/km2, thấp nhất cả nước.

14


14


4. Phân bố dân cư không đồng đều trong nội bộ một khu vực địa hình, một
vùng, một tỉnh.
* Dân cư phân bố không đều trong nội bộ một khu vực địa hình
Dân cư phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc với đồng bằng phía
Nam (Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước với 1225
người/km2, gấp gần 3 lần mật độ dân số của đồng bằng sông Cửu Long).
Mật độ dân số giữa vùng núi và vùng trung du (đồi, bán bình nguyên) cũng
chênh lệch, mật độ ở trung du cao hơn ở miền núi. Trong khu vực TDMN thì vùng
trung du có mật độ phổ biến 101- 200, còn miền núi mật độ thưa phổ biến dưới 50
người/km2.
* Dân cư phân bố không đều ngay trong nội bộ một vùng kinh tế (hoặc trong
một tỉnh…, dân cư thường tập trung đông ở trung tâm đồng bằng (tỉnh), thưa thớt ở
vùng rìa. Như ở đồng bằng sông Hồng, dân cư tập trung đông đúc nhất ở vùng
trung tâm, và ven biển mật độ trên 1001 người/km 2, nhiều nơi trên 2000người/km2
trong khi đó rìa phía Bắc và tây nam của đồng bằng mật độ chỉ 201- 500 người/km2
5. Nguyên nhân dân cư phân bố không đều
Sự phân bố dân cư là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố: điều kiện tự nhiên,
lịch sử khai thác lãnh thổ, trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài
nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Sự phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi do: Đồng bằng có thuận lợi
về địa hình, đất đai, nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời cũng có trình
độ phát triển cao hơn miền núi nên tập trung dân cư đông hơn. Riêng đồng bằng
sông Hồng có lịch sử quần cư lâu đời nên dân cư tập trung đông đúc mặc dù điều
kiện tự nhiên khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, ở miền núi
các điều kiện cho cư trú và sản xuất không được thuận lợi như ở các vùng đồng
bằng: địa hình cao hiểm trở, bị chia cắt, cô lập gây khó khăn cho phát triển kinh tế

nên những vùng này ít có sứ hút đối với dân cư. Những nơi có điều kiện thuận lợi
cho giao thông vận tải, các đầu mối giao thông vận tải thì dân cư tập trung đông.
- Không đều giữa nông thôn- thành thị do:
+ Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của nước ta còn chậm nên tỉ lệ thị dân
còn thấp. Song đặc thù của nền sản xuất công nghiệp và dịch vụ là có tính tập trung
cao nên mật độ dân số ở đây lớn.
+ Nước ta đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu nên tỉ lệ dân nông thôn còn lớn. Song
do đặc thù của sản xuất nông nghiệp có tính phân tán nên mật độ dân cư ở đây
không lớn. Những vùng nông nghiệp thâm canh, chuyên môn hóa thì đông dân hơn
vùng quảng canh và đa canh. Trong nông nghiệp thì vùng trồng trọt dân cư thường

15

15


đông hơn so với vùng chăn nuôi, nơi có làng nghề truyền thống thì dân cư tập trung
đông.
- Sự phân bố không đều trong một khu vực địa hình hay trong một vùng là do:
lợi thế về vị trí, địa hình, đất đai, trình độ phát triển.... có sự khác nhau trong nội bộ
mỗi vùng.
V. Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động
của nước ta
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh
tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia
đình
- Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao
động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển
dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và
chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ
phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi; phát triển
công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động
của đất nước.
B – LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
I. Đặc điểm nguồn lao động
1. Nước ta có nguồn lao động đông, tăng nhanh
Do nước ta có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ nên có nguồn lao động
dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, năm 2005 nước ta có
42,53 triệu lao động chiếm 51,2% dân số. Hàng năm nguồn lao động nước ta lại
được bổ sung thêm gần 1,1 triệu lao động. Với nguồn lao động dồi dào, giá công
lao động thấp nên đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các ngành cần nhiều
lao động (công nghiệp chế biến, dịch vụ…) và là sức hút lớn với đầu tư nước ngoài
trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lao động đông, tăng nhanh gây sức ép
với việc sắp xếp việc làm nhất là ở các vùng đồng bằng và đô thị lớn.
2. Về chất lượng nguồn lao động
Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt
là sản xuất nông, lâm, ngư và tiểu thủ công nghiệp; có khả năng tiếp thu nhanh
khoa học – kỹ thuật hiện đại. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ

16

16


phát triển văn hoá, y tế, giáo dục. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng
từ 12,3% (1996) -> 25% (2005), trong đó số lao động có trình độ cao đẳng và đại
học, trên đại học tăng từ 2,3% (1996) -> 5,3% (2005). Đây là điều kiện thuận lợi

cho phát triển kinh tế, nhất là những ngành đòi hỏi hàm lượng khoa học, kỹ thuật
cao. Tuy nhiên, người lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao
động chưa cao. Lực lượng lao động kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao còn
mỏng (5,3%) trước yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
Số lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn: 75% tổng số lao động. Mặc dù rất thiếu
lao động trình độ cao nhưng hiện nay Việt Nam vẫn có rất nhiều người có trình độ
cao đẳng, đại học trở lên hiện làm những công việc bậc thấp – một dạng của “thất
nghiệp trá hình”. 6 tháng đầu năm 2014, có 1160 nghìn người có trình độ chuyên
môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên đang làm công việc thấp hơn so với trình độ, trong
đó có 631 nghìn người trình độ đại học trở lên, chiếm 55,8%.
II. Cơ cấu sử dụng lao động
1. Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có những chuyển biến tích cực nhưng
nhìn chung còn chậm
* Trong c¸c ngµnh kinh tÕ
Khu vùc kinh tÕ

2000
(%)

2005 (%)

N«ng-l©m-ng
nghiÖp

65,1

57,3

C«ng nghiÖp – x©y
dùng

13,1

18,2

DÞch vô

24,5

21,8

Hiện nay, lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ thấp
(18,2% và 24,5%); phần lớn lao động nước ta tập trung ở khu vực nông nghiệp
(57,3% nguồn lao động/ 2005) do nước ta vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, kỹ
thuật thấp, năng suất thấp nên số lao động tập trung ở khu vực nông – lâm – ngư
nghiệp nhiều.
Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực theo hướng: giảm tỉ trọng lao
động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp (72,6%/1991 – 57%/2005), tăng tỉ trọng
lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng (13,6% - 18,2%) và tăng tỉ trọng
lao động trong khu vực dịch vụ (13,8% - 24,5%). Nguyên nhân: do tác động của sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và do tác
động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
* Trong các thành phần kinh tế

17

17


Đại bộ phận lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế
tư nhân); lao động trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài có xu hướng tăng chậm (88,3%/1990 -> 90,5%/2005), lao động trong khu
vực quốc doanh chiếm tỉ trọng nhỏ và đang có chiều hướng giảm tỉ trọng (11,7% ->
9,5%). Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của nước ta đang có sự chuyển
dịch phù hợp với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập trong
giai đoạn hiện nay.
* Lao động phân theo thành thị và nông thôn
1996

2005

Lao động nông thôn

79,9%

75%

Lao động thành thị

20,1%

25%

Lao động nước ta phần lớn tập trung ở nông thôn do nước ta vẫn còn là nước
nông nghiệp lạc hậu, điểm xuất phát thấp; hiện nay cơ cấu lao động có sự thay đổi
theo hướng giảm tỉ lệ lao động trong khu vực nông thôn, tăng tỉ lệ lao động trong
khu vực thành thị. Lao động ở thành thị phần lớn có trình độ cao, hoạt động chủ
yếu trong ngành công nghiệp và dịch vụ do việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị
hoá ở nước ta.
* Hiện nay năng suất lao động xã hội ngày càng tăng nhưng vẫn còn thấp so với
thế giới. Quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp và nhiều xí nghiệp quốc doanh

chưa được sử dụng triệt để (dễ bị “chảy máu chất xám”). Điều đó ảnh hưởng đến
thu nhập của của người lao động và làm chậm lại quá trình phân công lao động xã
hội.
2. Phương hướng sử dụng hợp lý nguồn lao động nước ta hiện nay
- Thực hiện chính sách dân số Kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân
số và nguồn lao động.
- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước để sản xuất và quản lý tốt
hơn tiềm năng của đất nước.
- Cần phải giảm dần nguồn lao động nông nghiệp đặc biệt là nguồn lao động thuần
nông, tăng nguồn lao động tri thức ở nông thôn góp phần công nghiệp hóa nông
thôn.
- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các ngành nghề kinh
tế để tạo thêm nhiều việc làm mới.
- Cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho
người lao động, tiếp thu công nghệ hiện đại và tạo cơ hội xuÊt khÈu lao ®éng
t¹i chç, xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

18

18


- Nâng cao trình độ kỹ thuật và trình đô ngoại ngữ của người lao động, tạo điều
kiện tăng năng suất lao động.
III. Vấn đề việc làm - là một vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay
1 - Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn cao:
Năm 2005

Cả nước


Thành thị

Nông thôn

Lao động thiếu việc (%)

8,1

4,5

9,3

Lao động thất nghiệp (%)

2,1

5,3

1,1

Ở các đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao tới
5,3%; số người thiếu việc làm cũng lên tới 4,5%. Còn khu vực nông thôn, lao động
gắn với sản xuất nông nghiệp, việc làm có tính chất mùa vụ, số lao động nông nhàn
tương đối đông. Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 1,1%, tỉ lệ thiếu việc
làm là 9.3%.
2 - Số lượng lao động của nước ta hiện nay đông và tăng nhanh (năm 2005, số dân
hoạt động kinh tế là 42,5 triệu người, chiếm 51,2% dân số; hàng năm lại được bổ
sung thêm khoảng 1,1 triệu lao động) nên nhu cầu về việc làm lớn và tăng nhanh
trong khi nền kinh tế phát triển không tương ứng với sự gia tăng lao động, khả năng
tạo việc làm của nền kinh tế còn khó khăn.

3 - Các vấn đề liên quan đến việc làm ngày càng bức xúc như thu nhập bình
quân/người, chất lượng cuộc sống, di dân tự do từ nông thôn ra thành phố, các tệ
nạn xã hội. Do vậy, giải quyết vấn đề việc làm là một thách thức lớn đối với nền
kinh tế. Vì theo tính toán của Bộ lao động & thương binh xã hội, Bộ tài chính thì
giải quyết việc làm cho một lao động thì trung bình phải mất 3.000 USD. Đây là
điều khó có thể đáp ứng được.
4 - Cơ cấu đào tạo lao động ở VN hiện tại là bất hợp lý: thừa lao động, thiếu việc
làm; thừa kỹ sư, thiếu công nhân lành nghề; thừa lao động phổ thông - thiếu lao
động có chuyên môn kỹ thuật cao. Đó là những nghịch lý về cung - cầu lao động ở
VN. (Từ năm 1988 -> còn khoảng 37% tổng số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc
làm)
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, cơ cấu đào tạo lao
động còn nhiều bất cập (trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của một số
ngành công nghiệp, dịch vụ), nguồn lao động đông lại tăng nhanh, phân bố lao
động không đồng đều giữa các vùng, nên giải quyết vấn đề việc làm hiện nay gặp
nhiều khó khăn - đây chính là vấn đề xã hội gay gắt (lớn) ở nước ta hiện nay. Do
vậy, để giải quyết vấn đề việc làm cần thực hiện tốt các giải pháp:
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để khai thác tài nguyên, tạo ra việc
làm cho người lao động. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài, giải pháp
mang tính chiến lược là phải giải quyết việc làm tại chỗ. VD: Tây Nguyên được
19

19


coi là nơi “đất rộng người thưa” nhưng bình quân đất nông nghiệp theo đầu người
chỉ có 0,28 ha (2005).
- Thực hiện tốt công tác dân số, sức khỏe sinh sản ở các vùng nhằm giảm tỉ lệ sinh,
từ đó dẫn đến giảm tỉ lệ tăng nguồn lao động.
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp…) và hoạt động của các ngành dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất
hàng xuất khẩu.
- Mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao
chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo các công việc hoặc tham gia vào
các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động – đây là một trong những giải pháp trước mắt cần
thực hiện nhằm giải quyết nhanh tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
B. ĐÔ THỊ HÓA
1. Đặc điểm đô thị hóa.
1.1. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
Các đô thị đầu tiên của nước ta xuất hiện khá sớm: Từ thế kỉ VIII TCN nước
ta đã xuất hiện: Cổ Loa, Thăng Long, Phú Xuân, Hội an, Đà Nẵng, Phố Hiến.,. các
đô thị này chủ yếu có chức năng thương mại quân sự nằm ở các nơi có điều kiện
thuận lợi. Thời kỳ thuộc Pháp: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu, công nghiệp chưa phát triển cho nên đô thị chưa có điều kiện mở rộng và phát
triển mở rộng, đô thị chủ yếu có chức năng hành chính quân sự. Một số đô thị được
hình thành trong giai đoạn này là Hà Nội, Hải Phòng, Nam định. Từ sau CMT8 cho
đến hết kháng chiến chống Pháp, quá trình đô thị hoá không có nhiều thay đổi. Đô
thị không được mở rộng ở vùng tự do, vùng tạm chiến thì có các đặc điểm đô thị
nhưng lại là đặc điểm tập trung dân cư bất thường phục vụ cho chiến tranh.Từ năm
1954 đến năm 1975, quá trình đô thị hoá của nước ta phát triển theo hai xu hướng.
Năm 1954, miền bác được giải phóng, quá trình đô thị hoá diễn ra phức tạp. Dân cư
thành thị trước đây lánh nạn về nông thôn nay trở lại các đô thị làm cho tỉ lệ dân cư
đô thị tăng lên. Một số trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
được cải tạo, mở rộng. Một số trung tâm công nghiệp và đô thị được xây dựng mới
như Việt Trì, Thái Nguyên…. ( tuy nhiều quá trình này cũng bị gián đoạn do sự
đánh phá, phá hoại của mỹ). Ở miền Nam: quá trình đô thị hoá diễn ra một cách
nhanh chóng do Mỹ - Nguỵ dùng “đô thị hoá”, như một biện pháp dồn dân phục vụ
chiến tranh. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của quân đội viễn chinh Mỹ.


20

20


Từ năm 1975 đến nay, quá trính đô thị hoá diễn ra khá mạnh, đặc biệt từ năm 1986
cùng với cuộc đổi mới nền kinh tế, công cuộc công nghiệp - hiện đại hóa nền kinh
tế.
1.2. Số lượng các đô thị tăng lên rõ rệt song quy mô đô thị còn nhỏ bé, chưa trở
thành hạt nhân của các vùng lãnh thổ.
Năm 1986 cả nước có 480 đô thị, năm 1995 tăng lên 550 đô thị, đến năm
2007 lên 729 đô thị (trong đó có 2 đô thị đặc biệt; 4 đô thị loại 1; 13 đô thị loại 2;
36 đô thị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5) với 97 thành phố, thị xã và
632 thị trấn.
1.3. Tỉ lệ thị dân còn thấp
Dân số Việt nam phần lớn sống ở nông thôn với hoạt động nông nghiệp là
chủ yếu. Tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm chạp. Giai đoạn 1931- 1975, tỉ lệ dân đô
thị từ 7,6% lên 21,5%, bình quân mỗi năm chỉ tăng 0,3%. Giai đoạn 25 năm tiếp
theo (1975- 2000), tỉ lệ đô thị hóa cũng chỉ nhích lên thêm 2,7%, bình quân mối
năm chỉ có 0,11%. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh hơn, từ
24,2% lên 29,6%, bình quân mỗi năm tăng 0,6%. Dự báo đến năm 2020, tỉ lệ dân
đô thị của nước ta sẽ tăng lên 45-50%.
Quy mô các độ thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa. Trong tổng số 729 đô thị
của cả nước năm 2007, chỉ có 2 đô thị (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) có quy
mô lớn (trên 3 triệu dân).
1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu với mục
tiêu phát triển đô thị bền vững. Đô thị hóa mang tính chất đan xen giữa nông thôn
và thành thị ở mọi phương diện: không gian đô thị, cơ sở hạ tầng, lối sống, sinh
hoạt văn hóa, phong tục tập quán và mối quan hệ kinh tế, nhất là ở các đô thị vừa

và nhỏ.
1.5. Đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Tỉ lệ dân số đô thị phân theo các vùng giai đoạn 1995- 2009 (%)
Các vùng

1995

2000

2007

2009

Cả nước

19,7

24,1

28,2

29,6

Đồng bằng sông Hồng

18,6

20,2

25,1


29,2

Đông bắc

11,3

14,5

16,1

16,5

Tây Bắc

11,3

12,5

14,1

14,5

Bắc trung Bộ

9,5

12,9

13,9


15,8

Duyên hải Nam Trung Bộ

20,0

27,5

30,6

33,5

21

21


Tây Nguyên

17,0

26.8

27,7

27,8

Đông Nam Bộ


19,7

52,1

54,8

57,2

Đồng bằng sông Cửu Long

15,1

17,6

21,2

22,8

(Nguồn: Niên giám thống kê 2009, NXB thống kê 2010)
2. Mạng lưới đô thị
2.1. Phân loại đô thị Việt Nam: theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009
về các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị
Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh gia trên cơ sở
hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị
hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:
1. Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyển ngành, cấp quốc
gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của một vùng
lãnh thổ nhất định.
2. Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên
3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và

được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố. Xây dựng tập trung của thị
trấn.
4. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội
thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
5. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
a. Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức
độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị.
b. Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng
hạ tầng và bảo đảm yêu cầu về môi trường và phát triển đô thị bền vững.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy định
chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố
văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân
cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với
môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
Như vậy, nếu căn cứ vào cấp quản lý, nước ta có các đô thị trực thuộc Trung
ương và các đô thị trực thuộc tỉnh. Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta
gồm: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Nếu căn cứ vào các tiêu
chí chủ yếu như: chức năng, số dân, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp,….

22

22


Mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại
3, loại 4, loại 5. Hai đô thị loại đặc biệt của nước ta là Hà Nội, TP. HCM.
2.2. Mạng lưới đô thị Việt Nam
Hiện nay cả nước có 724 đô thị (năm 2009). Trong đó có 5 thành phố trực
thuộc trung ương, 48 Thành phố trực thuộc tỉnh, 46 thị xã và 625 thị trấn.

Mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đều trong phạm vi cả nước.Những vùng
có mạng lưới đô thị dày đặc, nhiều đô thị lớn với số dân thành thị cao, đồng thời
đây là khu vực này có nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ như: Đồng bằng sông
Hồng, Đông Nam Bộ. Những vùng có mạng lưới đô thị thưa thớt là Tây Bắc, Tây
nguyên do công nghiệp chưa phát triển, các đô thị chủ yếu là có chức năng hành
chính.
Số lượng
các đô
thị

Thành
phố trực
thuộc
Trung
ương

Cả nước

724

5

48

46

625

Đồng bằng sông Hồng


142

2

10

6

124

Trung du miền núi Bắc Bộ

157

9

9

139

Duyên Hải miền Trung

175

14

9

151


Tây Nguyên

56

4

6

47

Đông Nam Bộ

50

1

2

7

40

Đồng bằng sông Cửu long

144

1

9


10

124

Các vùng

1

Thành
phố trực
Thị xã
thuộc
tỉnh

Thị
trấn

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị hoá là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của hầu hết các quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con
người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình
thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát
triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là
mặt tích cực của đô thị hoá. Các đô thị của nước ta với chức năng tổng hợp, là
trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật đã tạo động lực phát triển
cho địa phương. Các đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc đã tạo ra thị trường
tiêu thụ rộng lớn và lực lượng lao động dồi dào có kỹ thuật cao. Các đô thị có sức
hút đầu tư lớn cho cơ sở vật chất kĩ thuật. Các đô thị có khả năng tạo việc làm cho
23


23


người lao động và thu nhập cho họ. Các đô thị còn tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cho các địa phương và cả nước.
Tuy nhiên, ở nước ta quá trình đô thị hóa chưa phù hợp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế nên dẫn đến một số tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường (khí thải
công nghiệp, không khí, tiếng ồn). An ninh trật tự không được đảm bảo, tệ nạn xã
hội phát sinh, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trở thành vấn đề kinh
tế xã hội gay gắt. Trong quá trình đô thị hoá cần chú ý: Phát triển mạnh mạng lưới
đô thị, chú trọng đến các đô thị là trung tâm phát triển vùng. Đẩy mạnh đô thị hoá
nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nông thôn, rút nắng khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn. Sự gia tăng dân số và lao động ở thành thị phải đi đôi với
vấn đề việc làm và vấn đề cơ sở vật chất hạ tầng. Quy hoạch đô thị phải hoàn chỉnh
đồng bộ, đảm bảo có đô thị lành mạnh trong sạch.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
I. Phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan nhằm hướng đến
người học làm trung tâm. Hiện nay nhất là đối với trường chuyên, vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học đang là đòi hỏi cấp thiết để tạo ra các thế hệ HS chủ động
chiếm lĩnh tri thức và giải quyết các vấn đề có liên quan. Vì vậy, với các nội dung
Địa lý nói chung và phần Dân cư – xã hội nói riêng đặc biệt dành cho đối tượng
học sinh giỏi, cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách triệt để và
hiệu quả.
Bên cạnh các phương pháp truyền thống, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các
phương pháp mới, nhằm giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi học, theo định
hướng phát triển năng lực học sinh. Một mặt, củng cố kiến thức cho các em, mặt
khác nhằm hình thành những năng lực chuyên biệt cho học sinh chuyên.
1 Phương pháp đàm thoại gợi mở
Đây là phương pháp, trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi lớn cho HS. Sau đó,

chia câu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo ra
những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn. Đàm thoại gợi mở là một
phương pháp truyền thống, sử dụng tương đối phổ biến trong các trường, các cấp
học. GV dựa vào những phản hồi thường xuyên của HS để liên tiếp đưa ra những
gợi ý hoặc tái hiện kiến thức nhằm đưa HS tới nội dung cần đạt. Đối tượng học sinh
giỏi là đối tượng có kiến thức chắc chắn, vững vàng nên phương pháp này đem lại
hiệu quả rất lớn.

24

24


Ví dụ 1: Dân số la động lực phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Với
đặc điểm dân số đông, đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển
kinh tế - xã hội của nước ta?
2. Phương pháp đóng vai
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí sẽ khuyến khích HS
nhập mình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào vị trí của những người có địa
vị khác nhau trong xã hội giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống. Phương
pháp này giúp HS tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định và tiếp cận
quan điểm của người khác. Mặt khác khi tham gia đóng vai HS phải thể hiện diễn
xuất của mình, xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩa, óc tưởng tượng, sáng tạo của
HS đã tạo cho người học cảm xúc. Đó là cơ sở HS quan tâm đến những vấn đề thực
tế, đặc biệt đối với môn địa lí là môn khoa học xã hội, gắn liền với thực tế cuộc
sống, trình bày nhiều vấn đề gần gũi với HS thì sử dụng phương pháp đóng vai sẽ
mang lại hiệu quả cao.
Trong chuyên đề Dân cư xã hội Việt Nam, phương pháp này rất thích hợp khi
áp dụng cho học sinh đứng ở vị trí nhà quản lí để đề xuất các cách thức, giải pháp
nhằm giải quyết các vấn đề dân số, sử dụng hợp lí và phát triển nguồn nhân lực của

nước ta.... Để đạt được hiệu quả cao nhất, giáo viên nên kết hợp với phương pháp
thảo luận nhóm và tranh luận để từ đó học sinh có cái nhìn đa chiều, sâu, rộng hơn
về vấn đề, từ đó đề xuất những giải pháp tối ưu.
- Ví dụ 1: Xuất phát từ đặc điểm nguồn lao động nước ta (đông, tăng nhanh, xu
hướng già hóa...). Trong vai trò người lãnh đạo đất nước, em sẽ đề ra các giải pháp
gì nhằm phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động?
- Ví dụ 2: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra, bên cạnh những tích cực còn
có những ảnh hưởng tiêu cực. Theo em, với cương vị của nhà lãnh đạo, cần có các
giải pháp gì để điều khiển quá trình đô thị hóa diễn ra hợp lí?
Như vậy, để củng cố kiến thức, giúp các em nắm chắc vấn đề thì đây là
phương pháp rất hiệu quả, và hấp dẫn. Tùy theo mục đích của giáo viên muốn tái
hiện kiến thức, muốn làm rõ, khắc sâu vấn đề học sinh còn mơ hồ hay muốn thêm
các kĩ các kĩ năng sống khác mà vấn đề đưa ra có thể khác nhau, nhưng cần kèm
thêm luật tranh luận được thống nhất ngay từ đầu.
3. Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt HS vào môi trường học
tập (nghiên cứu, thảo luận...) theo các nhóm HS. Một trong những lí do chính để sử
dụng phương pháp này nhằm khuyến kích HS trao đổi và biết cách làm hợp tác với
người khác để học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập. Phương
pháp này giúp các em có khả năng tương tác với người học khác, là một cách để

25

25


×