Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

chuyên đề hướng dẫn băng bó cứu thương môn GDQP AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.82 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT CHUN
………………………………
MÔN HỌC : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH 10

CHUN ĐỀ
ĐỐI TƯỢNG: KHỐI LỚP 10

GIÁO VIÊN: VŨ CHÍ PHI
TỔ: GDTC

NĂM HỌC 2019 - 2020


Phần 1:
Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN
I.

MỤC ĐÍCH :
- Huấn luyện cho học sinh biết cách băng bó vết thương để
có thể tự băng bó cho bản thân và làm cơ sở để vận
dụng trong công việc băng bó sau này.
II. YÊU CẦU :
- Nắm được mục đích, nguyên tắc băng.
- Thực hiện được các cách băng bó các vết thương khác
nhau.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình huấn luyện.
III. NỘI DUNG :
1. Nội dung
- Mục đích, tác dụng và nguyên tắc băng vết thương.
- Các loại băng .


- Một số kiểu băng cơ bản sử dụng băng cuộn và băng
cá nhân.
- Cách băng các vết thương thường gặp.
2. Trọng tâm
- Cách băng các vết thương thường gặp.
IV. THỜI GIAN :
- Mục đích, tác dụng và nguyên tắc băng vết thương
:
phút.
- Các loại băng
:
phút.
- Một số kiểu băng cơ bản sử dụng băng cuộn và băng
cá nhân :
phút.
V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP :
1. Tổ chức
- Lấy lớp học để lên lớp.
- Lấy đơn vò tổ hoặc cá nhân để luyện tập.
2. Phương pháp
Xem video hướng dẫn hoặc thực hiện qua 3 bước :
- Bước 1 : Làm nhanh khái quát động tác.
- Bước 2 : Làm chậm phân tích động tác .
- Bước 3 : Làm tổng hợp.
VI. ĐỊA ĐIỂM :
- Sân trường hoặc xem trực tuyến
VII. VẬT CHẤT :
- Giáo án, vở, bút, băng



Phần 2 :
NỘI DUNG
I. MỤC ĐÍCH_TÁC DỤNG VÀ NGUYÊN TẮC BĂNG VẾT
THƯƠNG :
1. Mục đích_tác dụng :
- Che kín vết thương được sạch sẽ, ngăn cản hạn chế vi khuẩn,
vi trùng theo đất cát xâm nhập vào; góp phần vào làm mau
lành vết thương.
- Băng vết thương có tác dụng cầm máu, bảo vệ vết thương
tránh ô nhiễm vết thương, nhiễm trùng vết thương có tác
dụng giảm đau.
2. Nguyên tắc băng :
- Băng kín vết thương không bỏ sót vết thương.
- Cần kiểm tra các vết thương trước khi băng; đặc biệt khi bò
thương vào ban đêm, khi bò nhiều vết thương trên cơ thể.
- Băng đủ chặt, băng không lỏng quá vì dễ gây chảy máu
hoặc tuột băng trong quá trình vận chuyển.
- Không được buộc chặt quá vì sẽ gây thiếu máu cho cơ thể
ở đoạn dưới vết thương.
- Không làm ô nhiễm vết thương, làm bẩn vết thương trong
quá trình băng.
- Băng sớm mất ít máu, giảm đau và tránh ô nhiễm vết
thương, giúp cho tuyến sau điều trò hiệu quả.
- Nếu vết thương nhẹ, băng sớm vẫn có thể tiếp tục chiến
đấu.
II. CÁC LOẠI BĂNG

1.

Băng cá nhân .


- Được trang bò cho cán bộ chiến só trong chiến đấu mỗi người
1-2 cuộn, băng cá nhân được để trong túi cao su (hoặc ni lông
dày) dán kín nhằm bảo vệ băng vô khuẩn, tránh làm ẩm
ướt băng; tiếp theo là lớp giấy bọc (thường là giấy chống
ẩm ), trong cùng là cuộn băng kích thước dài 4m, rộng 6cm:
có 2 miếng gạc, một miếng cố đònh, một miếng di động.
Băng cá nhân đã được vô khuẩn, vì vậy cần bảo vệ cẩn
thận tránh để rách hoặc thủng lớp vỏ bọc bên ngoài.

2.

Băng cuộn .

- Thường làm bằng vải xô hoặc là vải mềm, kích thước
chiều dài 4-5m, chiều rộng 6-8cm.

3.

Băng tam giác .

- Là loại băng làm bằng vải mềm hình tam giác có đính thêm
dải ở 3 góc. Băng có kích thước đa dạng dễ sử dụng, thường
có kích thước như sau: Đáy tam giác 1m, chiều cao 0,5m, dải ở
3 góc.
 Ưu điểm :
- Băng nhanh chóng, băng được tất các vết thương.


 Nhược điểm :

- Băng cầm máu kém vì không có nhiều lớp vải ép vết
thương như băng cuộn.
III. MỘT SỐ KIỂU BĂNG CƠ BẢN SỬ DỤNG BĂNG CUỘN
VÀ BĂNG CÁ NHÂN
- Khi sử dụng băng cá nhân và băng cuận có các kiểu băng như : Băng vòng trong , băng
vòng xoắn, băng số 8, băng vòng xoắn có nếp gấp, băng kiểu đặc biệt. Trong chiến đấu do
điều kiện ác liệt, khẩn trương nên cần băng kiểu đơn giản, nhanh đảm bảo đủ độ chắc. Có
thể dùng 2 kiểu băng cơ bản : Băng vòng xoắn và Băng số 8.
1. Băng vòng xoắn
a) Khái niệm :
- Băng vòng xoắn là đưa cuận băng đi nhiều vòng từ dưới lên trên theo hình xoắn chiếc lò
xo hoặc như hình con rắn quấn quanh thân cây.
b) Cách băng :
- Đặt đầu ngồi cuận băng ở dưới vết thương (sau khi đã đặt gạc phủ kín miệng vết
thương), tay trái quay đầu cuận băng, tay phải giữ cuộn băng ngửa lên trên. Đặt 2-3 cuộn
đầu tiên đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, đưa cuộn băng từ dưới lên trên, vòng băng sau
đè lên khoảng 2/3 vòng băng trước cho đến khi vết thương được phủ kín. Đầu cuối của
băng được cố định cho thật chặt bằng cách dùng kim hoặc xẻ đơi đầu cuộn băng đó buộc
chặt vừa phải ở phía đầu vết thương.
 Chú ý :
- Kiểu băng này thường được áp dụng ở đoạn chi trên, chi dưới, vùng ngực bụng. Các
vòng băng phải cuốn đều nhau và xiết tương đối chặt.
2. Băng số 8 :
a) Khái niệm :
- Băng số 8 là kiểu băng đưa cuộn băng vòng theo hình số 8. Kiểu này phức tạp hơn nhưng
rất phù hợp với những vết thương ở vùng vai, cẳng tay, gót chân, đùi, cẳng chân…tùy theo
vị trí băng mà đưa cuộn băng theo hình số 8 to nhỏ khác nhau.
b) Áp dung cụ thể :
- Băng cuộn có thể áp dụng băng tất cả các vết thương trên cơ thể từ những chỗ đơn giản
tới những chỗ phức tạp nhất. Tuy vậy mỗi vết thương có thể có nhiều kiểu băng khác nhau,

băng các đoạn chỉ có thể băng kiểu vòng xoắn hoặc kiểu số 8.
- Băng kiểu vòng xoắn thường được áp dụng phổ biến trong chiến đấu, băng 2-3 vòng đầu
tiên cố định đoạn đầu băng, sau đó băng vòng xoắn từ dưới lên trên, vòng nọ đè lên vòng
kia khoảng 2/3 chiều rộng của băng.
c) Cách băng :
- Băng kiểu số 8: Băng 2-3 vòng đầu đè lên nhau để cố định đoạn đầu băng sau đó băng
nhiều vòng quanh chi theo hình số 8, đường băng bắt chéo nhau mặt trước đoạn chi, băng
liên tiếp từ dưới lên trên nhiều vòng số 8, vòng băng sau đè lên vòng băng trước 2/3 chiều
ngang của băng. Băng kín vết thương rồi buộc cố định đầu còn lại của cuận băng, kiểu
băng này có thể áp dụng tốt ở tất cả các đoạn chi.


IV. CÁCH BĂNG CÁC VẾT THƯƠNG THƯỜNG GẶP

1.

Băng trán (băng kiểu vành khăn):

- Băng trán đi theo vòng tròn từ trán ra sau gáy sao cho đường
băng trán nhích dần lên từ trên xuống dưới và đường băng
sau gáy nhích dần từ dưới lên trên; cứ như vậy cho đến khi

hết băng thì cố đònh lại.

Hình 1:Băng trán
2. Băng một mắt :
- Băng cố đònh một vòng quanh trán (trên tai) sau đó một
vòng bắt chéo qua mắt bò thương và đi qua dưới tai rồi tiếp
tục một vòng quanh trán một vòng qua mắt nhích dần từ


dưới lên trên; cứ như vậy cho dến khi hết băng thì có đònh
lại.


Hình 2 : Băng một bên mắt
3. Băng đầu :
- Buộc đầu ngoài của cuộn băng vào vai trái làm điểm tựa.
- Đưa cuộn băng vắt ngang đầu từ trái qua phải và làm một
quai xoắn ở mang tai phải.
- Đưa cuộn bănng đi vòng tròn quanh đầu, sau đó băng qua
đầu từ phải sang trái và kế tiếp là từ trái sang phải, xoắn
qua hai đầu băng ở bên mang tai, các đường băng nhích dần
lên giữa và ra sau gáy.
- Buộc đầu cuối của cuộn băng với đầu ngoài của vai trái

thành vòng quai mũ dưới cằm.
Hình 3: Băng đầu
4. Băng vai nách :
- Băng một hoặc hai vòng đầu tiên cánh tay bò thương để cố
đònh đầu băng.
- Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, hai vòng của số 8 luồn dưới
2 nách và bắt chéo ở vùng vai bò thương, buộc hoặc cài kim
băng đầu cuối của đoạn băng.

Hình 4 : Băng vai nách


5. Băng một bên ngực :
- Băng một vòng ngang ngực, một vòng lên vai theo chiều
hướng đi lên khi nào hết băng thì cố đònh đoạn cuối của

băng lại.

Hình 5 : Băng một
bên ngực
Hình 5 : Băng một bên ngực
6. Băng xuyên ngực :
- Đặt đường băng đầu tiên đi chéo từ dưới rốn lên vai trái,
vòng ra sau lưng, đầu băng để thừa một đoạn để buộc. Băng
theo kiểu vòng xoắn quanh ngực từ dưới lên trên, các vòng
băng xiết tương đối chặt, nhất là đối với các vết thương
ngực hơ.û
- Đường băng cuối cho vòng ra sau lưng, vắt qua vai phải, ra
trước để buộc với đầu băng kia. Khi có vết thương ngực hở,
máu và không khí phì ra ngoài qua miệng vết thương, phải khẩn
trương tiến hành băng kín, nhằm cứu sống tính mạng người bò
thương.
- Thứ tự thao tác băng kín vết thương hở như sau :
+ Bộc lộ vết thương bằng cách vén áo hoặc cởi áo.
+ Đặt gạc vi khuẩn phủ kín vết thương, đồng thời dùng
lòng bàn tay ép chặt miếng gạc vào thành ngực cho màu và
không khí không phì ra ngoài.


Hình 6 : Băng xuyên ngực
7. Băng đầu gối :
- Vòng băng đầu qua giữa gối, các vòng băng sau đưa liên
tiếp một vòng trên gối, lại một vòng dưới gối (cũng có
thể băng đầu gối theo kiểu số 8 bắt chéo trước gối).

Hình 7 : Băng đầu gối

8. Băng cẳng chân :
- Băng 2 vòng đầu phía trên cổ chân cố đònh lên nhau để cố
đònh đầu băng, sau đó đưa cuộn băng đi theo hình số 8, mặt
băng cắt chéo nhau mặt trước cẳng chân, băng liên tiếp từ
dưới lên trên nhiều vòng số 8, số 8 sau đè lên số 8 trước.
- Dùng kim băng hoặc buộc cố đònh đầu cuối của cuộn
băng.

Hình 8 : Băng cẳng chân

9. Băng bụng :


- Tùy theo vết thương to hay nhỏ mà ta lấy tô hay chén chụp
lên vết thương, sau đó băng như băng đầu gối.

Hình 9 : Băng bụng
10. Băng bàn chân :
- Băng vòng tròn đầu tiên ở sát đầu ngón chân.
- Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, vòng sau cổ chân và bắt
chéo ở mu chân.
- Buộc hoặc cài kim băng ở đầu cuối cuộn băng.

Hình 10 : Băng bàn chân


MỘT SỐ HÌNH CÁC KIỂU BĂNG VẾT THƯƠNG
1. BĂNG TRÁN

2. BĂNG 1

BÊN MẮT


3. BĂNG ĐẦU

4. BĂNG VAI NÁCH

5. BĂNG 1 BÊN NGỰC


6. BĂNG XUYÊN NGỰC

7. BĂNG BÀN CHÂN (BÀN TAY)

8. BĂNG GỐI (KHUỶU TAY)

9. BĂNG CẲNG CHÂN (CẲNG TAY)


10. BĂNG BỤNG

11. BĂNG BẸN



×