Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận kinh tế khu vực tình hình xuất khẩu thép của việt nam và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại mỹ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.11 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc là một trong những mối quan hệ thương
mại song phương quan trọng nhất hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định
kinh tế của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt là mối quan hệ xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa giữa các nước trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo chuyên đề
mới nhất về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, trung tâm WTO nhận
định: “Trong lâu dài, nếu cuộc chiến tranh này lan rộng, khó có ai có thể lường trước
được điều gì. Đó có thể là những thị trường đột nhiên bị bỏ trống, tạo cơ hội cạnh
tranh mới cho hàng hóa Việt Nam. Nhưng đó cũng có thể là luồng thương mại dịch
chuyển sang các thị trường thay thế sự chuyển dịch của dòng đầu tư có thể ảnh hưởng
cả tiêu cực lẫn tích cực đến các nền kinh tế nhỏ như Việt Nam”.
Trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, liệu ngành thép Việt Nam có bị ảnh
hưởng? Cuộc chiến đã tác động như thế nào đến tình hình xuất khẩu Thép ở Việt
Nam? Bằng kiến thức của môn Kinh tế khu vực và một số môn học liên quan nhóm
chúng em quyết định chọn đề tài “Tình hình xuất khẩu Thép của Việt Nam và ảnh
hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung” làm đề tài nghiên cứu.
Bài tiểu luận gồm 3 chương :
Chương I: Tình hình xuất khẩu Thép của Việt Nam trước chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung.
Chương II: Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến tình hình
xuất khẩu Thép của Việt Nam.
Chương III: Đánh giá, rút ra bài học, một số giải pháp cho tương lai.

1. Đặc điểm của ngành sản xuất thép ở Việt Nam.


Cấu trúc ngành


Thép là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp, vì vậy


mẫu mã và hình dáng của thép phụ thuộc vào ngành tiêu thụ nó. Sản phẩm ngành thép
thường có khối lượng lớn nhưng thế tích nhỏ, thích hợp cho việc vận chuyển đường
bộ, đường sắt. Sản phẩm ngành thép Việt Nam khá đa dạng có thể chia thành hai
nhóm chính là thép dài và thép dẹt. Đầu ra theo cơ cấu sản phẩm của ngành thép Việt
Nam trong năm 2016 gồm khoảng 60% là thép dài phục vụ ngành xây dựng, các sản
phẩm tôn mạ và ống thép chiếm phần còn lại. Tỷ trọng này có thể thay đổi trong thời
gian tới với sự gia tăng của thép dài trong cơ cấu đầu ra vì xây dựng cơ sở hạ tầng đô
thị tại Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên xét cho cùng thì cả hai loại sản phẩm thép sẽ
đều tăng rất mạnh.
Ngành thép Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm thép dài
do đầu tư vào sản phẩm này cần vốn ít, thời gian xây dựng nhà máy ngắn, hiệu quả
đầu tư tương đối cao. Đối với sản phẩm thép dẹt, để đảm bảo hiệu quả thì yêu cầu
công suất nhà máy phải lớn, cần vốn đầu tư lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, các
doanh nghiệp trong nước không đủ vốn đầu tư nên đến nay chưa phát triển. Tuy nhiên
hiện có nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư vào xây dựng các nhà máy thép quy mô lớn
hoặc khu liên hiệp và tập trung nhiều vào sản phẩm thép dẹt, nên trong tương lai cơ
cấu sản xuất thép dài và thép dẹt tại Việt Nam sẽ không mất cân đối như hiện nay.


Vốn
Ngành sản xuất thép là ngành thâm dụng vốn đầu tư, yêu cầu lượng lớn vốn vào
dây chuyền công nghệ, các nước phát triển thường có ngành thép mạnh hơn nhiều so
với các nước đang phát triển. Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển
khác, có chi phí đầu tư ít nên công nghệ sản xuất thép còn thấp, do đó khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp nội địa còn thấp so với các nước phát triển kèm theo công
nghệ sản xuất chưa cao làm môi trường bị ô nhiễm.



Công nghệ và quy mô



Công nghệ của ngành thép Việt Nam đang đan xen giữa công nghệ hiện đại so
với thế giới và dây chuyền công nghệ lạc hậu làm tiêu hao năng lượng nhiều, ảnh
hưởng môi trường lớn. Khoảng 40% dây chuyền công nghệ của ngành thép thuộc diện
lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều nhà máy 10-20 năm nay không đổi mới,
không đầu tư lại cho đồng bộ, dựa vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu làm gia công
với hàm lượng giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc vào nước ngoài.
Quy mô nhỏ: Công nghệ và quy mô sản xuất của Việt Nam nhìn chung là nhỏ và
không tiên tiến, nên tổn hao nhiều nhiên liệu và năng lượng, hậu quả là tính cạnh tranh
của sản phẩm không cao. Các ước tính cho thấy có 30% nhà máy sản xuất thép có quy
mô nhỏ và sử dụng công nghệ lạc hậu, 40% sử dụng công nghệ với trình độ trung
bình.
-

- Chỉ số tiêu hao năng lượng rất lớn và hiệu suất kinh tế – kỹ thuật thấp.
Có sự phân hóa về công nghệ sản xuất thép và đi kèm với đó là vấn đề sử dụng nguồn
lực.
Tính mùa vụ: Nhu cầu sử dụng thép thường tăng vào thời điểm cuối năm, một
phần là do nhu cầu xây dựng tăng cao khiến nhu cầu về các sản phẩm của thép tăng

theo.
• Nguyên liệu đầu vào
Ở Việt Nam phần lớn sử dụng thép phế để sản xuất phôi và hoàn toàn là phôi
vuông để làm thép xây dựng. Phôi vuông sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được
khoảng 50% nhu cầu cán thép, 50% còn lại là từ nguồn nhập khẩu. Mặc dù tự sản xuất
khoảng 20% thép dẹt, nhưng chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam sản xuất được
phôi dẹt mà phải nhập khẩu từ bên ngoài. Nguồn nhập khẩu thép, phôi thép các loại và
thép phế của Việt Nam hiện giờ là từ Trung Quốc (là chủ yếu) và một số nước khác
trên thế giới như Mỹ, Nhật, Nga...



Như vậy có thể thấy ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động
về phôi và thép trên thế giới. Giá thép trong nước có xu hướng biến động cùng chiều
với giá phôi trên thế giới.



Nghịch lý của quá trình phát triển
Phát triển ngược: Ngành thép Việt Nam có công nghệ sản xuất còn non trẻ, đặc
biệt có quá trình phát triển ngược so với thế giới, khi công nghiệp cán có trước công
nghiệp luyện. Thép Việt Nam đi ngược với thế giới do sự hạn chế trong chính sách
phát triển ngành của Nhà nước, vốn đầu tư còn thấp.
Phát triển mất cân đối: Sản lượng sản xuất của các công ty thép trong nước dư
thừa so với nhu cầu tiêu thụ nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thép của thế giới.

-

Giải thích cho điều đó có lý do sau đây:
Năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trong nước kém
Sự mất cân đối trong các phân khúc sản phẩm thép khác nhau.
Chính sách quy hoạch phát triển ngành thép với ngành cơ khí chế tạo không tương

-

thích với nhau.
Các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của nhà nước đối với sản phẩm thép
phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo không hấp dẫn bằng các chính sách khuyến khích
đầu tư vào xây dựng và bất động sản.



2. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam.
2.1.Thuận lợi.
Nước ta có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản với thị trường trong nước
rộng lớn, rất đa dạng về gang thép và đang phát triển với tốc độ nhanh. Nước ta có khả
năng xây dựng ngành gang thép từ thượng nguồn với những dây chuyền sản xuất khép
kín có hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nước
rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia; cùng với nhiều chính sách từ
nhà nước hỗ trợ, cơ sở hạ tầng nâng cấp,… tạo điều kiện cho ngành sắt thép xây dựng
phát triển mạnh. Điều này giúp các doanh nghiệp đã thoát khỏi “nỗi ám ảnh suy thoái”
và sẵn sàng cho một giai đoạn tăng trưởng mới.
Tiếp nối xu hướng từ năm 2015, 2016, ngành thép trong năm gần đây nhìn
chung vẫn nhiều yếu tố thuận lợi. Giá nguyên liệu đầu vào (như quặng sắt, thép cán
nóng,…) sau khi tạo đáy trong tháng 12/2015 vẫn tiếp tục hồi phục, và tăng mạnh
trong thời gian gần đây, kéo theo sự cải thiện của giá bán trong nước. Nếu quản trị tốt
hàng tồn kho, biên lợi nhuận của các công ty sẽ có thể tiếp tục được mở rộng, đặc biệt
là đối với các công ty có biên lợi nhuận mỏng, lợi nhuận có thể có sự gia tăng đột
biến.
Ngoài ra, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính sách mở cửa khi cam kết gia
nhập WTO tạo điều kiện tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thép. Nhiều
doanh nghiệp đầu tư vào ngành thép nước ta do Việt Nam đã có khung pháp lý phù
hợp hơn với thông lệ quốc tế kết hợp với các yếu tố khác như chi phí nhân công rẻ,
các quy định về môi trường chưa rõ ràng... Các dự án đi vào hoạt động giúp giảm dần
sự mất cân đối trong sản xuất thép dẹt, đồng thời tăng nguồn cung, tăng cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong ngành và với thép nhập khẩu, giúp loại bớt các doanh
nghiệp yếu kém trong ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp thép lớn trên thế giới
(Posco, Tata...) đầu tư vào Việt Nam kéo theo việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến, giúp



cho khoảng cách về công nghệ áp dụng trong ngành thép Việt Nam so với thế giới
giảm dần.
2.2. Khó khăn.
Việc phân bổ và tổ chức sản xuất ngành thép của nước ta vẫn còn ở trong tình
trạng manh mún rời rạc, do năng lực tài chính hạn chế nhiều doanh nghiệp chỉ đầu tư
dây chuyền với quy mô nhỏ, công nghệ lò điện cũ, tiêu tốn nhiên liệu và chi phí cao
dẫn đến các sản phẩm không có tính cạnh tranh. Hầu hết các cơ sở đều dựa trên vốn
có từ trước mà không được nghiên cứu quy hoạch tổng thể theo yêu cầu của công
nghệ ngành thép.
Tình trạng công nghệ và thiết bị lạc hậu, lao động của ngành thép đông về lượng
nhưng kém về chất, đội ngũ chuyên gia lành nghề và công nhân có tay nghề cao ít
nên ngành công nghiệp thép Việt Nam hiện vẫn chỉ sản xuất được các loại thép cacbon
thông thường.
Điều kiện sản xuất vốn có về công nghệ của các nước ASEAN cao hơn Việt
Nam, do đó khả năng cạnh tranh sẽ vượt Việt Nam. Hơn nữa, các nước ASEAN và các
nước Nam Á khác có các chiến lược hướng về xuất khẩu sớm hơn Việt Nam và họ đã
đạt tới một cơ cấu xuất khẩu hợp lý. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là dạng thô tư tài
nguyên đến nông sản, các ngành cơ khí chế tạo cho ngành thép phát triển khá chậm và
yếu kém.
Thiếu chiến lược phát triển: Trong nhiều thập niên qua, VN thiếu hẳn một chiến
lược phát triển dài hạn, chỉ chú trọng thép xây dựng với mức sản xuất dư thừa mà giá
thành vẫn cao. Như vậy có độ chênh giữa công suất và nhu cầu tiêu thụ.
Sức ép cạnh tranh: Trong nhiều năm qua, ngành thép của nước ta đã phải chịu
nhiều sức ép lớn khi liên tục vướng vào các vụ kiện chống bán phá giá và thuế chống
trợ cấp từ các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sắt thép nước ta đã
phải rất khó khăn khi thép Trung Quốc vẫn ồ ạt được nhập vào khiến các doanh
nghiệp sản xuất đã phải rất vất vả để cạnh tranh. Thép Trung Quốc có đặc điểm là giá


rẻ hơn nhiều so với thép do Việt Nam sản xuất, vì vậy, để cạnh tranh công bằng với

thép Trung Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp phải hạ giá bán thép xuống để cạnh tranh
với thép Trung Quốc. Một quyết định cực kì khó khăn đối với các doanh nghiệp của
nước ta. Khi nguồn nguyên liệu đầu vào quá cao thì buộc phải tăng giá bán, còn nếu
hạ giá bán xuống thì các doanh nghiệp có nguy cơ phải đối mặt với thua lỗ nặng nề.
Sản phẩm luyện cán thép của Việt Nam là sản phẩm phổ thông, không có những
yêu cầu kỹ thuật đặc biệt. Vì vậy khi tham gia cạnh tranh với sản phẩm từ nước ngoài,
không thể dùng rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản phẩm trong nước. Thời gian gần đây
ngành thép Việt Nam mới phát triển mạnh do công ty nhà nước và công ty tư nhân
cùng tham gia đầu tư vào ngành này. Đến nay là thời điểm các công ty phải trả nợ các
khoản vay ngân hàng. Đây là điểm bất lợi cho các công ty thép khi phải cạnh tranh với
các nước đã sản xuất thép nhiều năm.
Khó khăn trên bước đường hội nhập: Giá thép xây dựng VN vẫn cao hơn giá
thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi Việt Nam gia nhập WTO, chỉ những doanh nghiệp
thép hiện đại và quy mô sản xuất đủ lớn, có sức cạnh tranh về giá thành mới có thể tồn
tại. Ngành thép Việt Nam chỉ tự túc được 30% phôi thép nguyên liệu cho các nhà máy
luyện cán thép, phần còn lại lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu
là từ Trung Quốc nên không chủ động được giá cả.
3. Thực trạng.
3.1. Tình hình sản xuất thép.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho hay những năm gần đây, đặc biệt là giai
đoạn 2012-2017, thị trường thép Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tốt, bình quân
khoảng 15%/năm. Cụ thể, năm 2012, sản lượng thép thành phẩm sản xuất trong nước
đạt hơn 9,2 triệu tấn; năm 2013 gần 10,3 triệu tấn, tăng 12%; năm 2014 đạt hơn 12,3
triệu tấn, tăng 20%; năm 2015 đạt hơn 15 triệu tấn, tăng 22%; năm 2016 đạt hơn 17,8
triệu tấn, tăng 19% và năm 2017 đạt hơn 22,1 triệu tấn, tăng 24%.


(nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Về năng lực sản xuất, thống kê của VSA cho thấy năng lực sản xuất các sản
phẩm thép của Việt Nam huy động công suất trung bình chỉ đạt 63%. Cụ thể, tỷ lệ huy

động công suất của gang là 65%, của thép thô là 76%, của thép cuộn cán nóng là 53%,
của thép xây dựng (thanh, cuộn, hình) là 69%, của thép cuộn cán nguội là 30%, của
ống thép hàn là 68%, của thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu là 71%. Như vậy, khả
năng huy động công suất của các sản phẩm thép Việt Nam thấp hơn so với mức huy
động công suất bình quân của thế giới, tính đến tháng 4/2018 (khoảng 76,9%, theo
thống kê của Hiệp hội thép Thế giới).
Hiện tại tổng năng lực sản xuất ngành thép nước ta đạt khoảng 30 triệu tấn/ năm,
đứng đầu các nước Đông - Nam Á, tuy nhiên công suất hoạt động chỉ đạt khoảng từ 63
đến 65% công suất thiết kế. Đối với thép xây dựng, tổng công suất các nhà máy đạt
khoảng 12 triệu tấn/năm, nhưng sản lượng tiêu thụ vài năm gần đây chỉ dao động
quanh mức từ 7 đến 9 triệu tấn. Nhiều chủng loại thép năng lực sản xuất vượt gấp hơn
hai lần mức tiêu thụ, khiến các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng từ 50 đến 55% công
suất thiết kế. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đánh giá, trong năm tháng vừa qua, các
doanh nghiệp thép thành viên VSA đã sản xuất 9,7 triệu tấn thép các loại, tăng 24% so
cùng kỳ.
3.2. Tình hình xuất khẩu thép.
Nhờ sự tăng trưởng tốt của sản xuất nên tốc độ tăng trưởng của ngành xuất khẩu
thép những năm gần đây trung bình khoảng 21,52%/năm. Cụ thể, năm 2010, sản lượng
thép xuất khẩu đạt hơn 1,28 triệu tấn; năm 2011 đạt hơn 1,84 triêu tấn, tăng 43,75%;
năm 2012 là hơn 1,96 triệu tấn, tăng 6,52%; những năm sau đó tốc độ tăng trưởng luôn
được giữ đều khoảng 6%; riêng năm 2015 sản lượng xuất khẩu thép bị giảm sút nhưng
không nhiều.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)


Năm 2016, ngành thép gặp khó khăn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại tại
các thị trường nhập khẩu chính nhưng lượng xuất khẩu thép vẫn tăng 36% so với năm
2015, đạt 3,48 triệu tấn, trị giá 2,03 tỷ USD.
Tính trung bình cả năm 2016, giá thép xuất khẩu của Việt Nam đạt 580 USD/tấn,
giảm 12% so với năm 2015.

Trong vài năm gần đây, xuất khẩu thép của Việt Nam chủ yếu sang các quốc gia
khu vực ASEAN do nhu cầu lớn về số lượng cũng như không quá khắt khe về chất
lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các quốc gia ASEAN đang áp dụng nhiều biện pháp
phòng vệ thương mại, xuất khẩu sang khu vực có xu hướng giảm.
Năm 2016, xuất khẩu thép sang khu vực này chỉ đạt 1,81 triệu tấn, giảm 7,3% về
lượng và 18% về trị giá so với năm 2015. Tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN năm 2016
là 52%, giảm so với mức 76% của năm 2015.
Theo số liệu “Báo cáo xuất nhập khẩu 2016” của Bộ Công Thương, ngược lại
với thị trường ASEAN, xuất khẩu thép của Việt Nam sang nhiều nước khác lại tăng rất
mạnh so với năm 2015: sang Hoa Kỳ đạt 568,5 triệu USD (tăng 328%); sang Hàn
Quốc đạt 121,4 triệu USD (tăng 147,7%); sang Đài Loan đạt 33,3 triệu USD (tăng
269,7%), sang Pakistan đạt 37,5 triệu USD (tăng 221,5%). Tăng trưởng xuất khẩu
sang các thị trường này đã góp phần bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu sang ASEAN.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2017 lượng sắt thép của
Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài tăng rất mạnh 35,6% về lượng và tăng
55,1% về trị giá so với năm 2016, đạt 4,71 triệu tấn, trị giá 3,15 tỷ USD.
Giá xuất khẩu sắt thép năm 2017 cũng tăng khá mạnh 14,4% so với năm trước
đó, đạt trung bình 668,6 USD/tấn. Trong đó, giá xuất khẩu sang thị trường Đức đạt
mức cao nhất 1.621 USD/tấn, tăng 35% so với năm 2016. Bên cạnh đó, các thị trường
cũng đạt mức giá cao như: Hồng Kông 1.334 USD/tấn, tăng giảm 26,4%; Thổ Nhĩ Kỳ
1.251 USD/tấn, tăng 59%; Trung Quốc 1.137 USD/tấn, giảm 24%.


Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm
59,2% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 54,4% tổng kim
ngạch xuất khẩu, đạt 2,79 triệu tấn, tương đương 1,71 tỷ USD.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 2/2018, cả nước xuất
khẩu 919.771 tấn sắt thép các loại, với tổng trị giá kim ngạch đạt gần 655,3 triệu USD.
Như vậy, tính bình quân mỗi tấn sắt thép xuất khẩu có giá 712,4 USD.
So với cùng kỳ 2017, kết quả xuất khẩu sắt thép tăng 39,7% về sản lượng và

59,2% về trị giá.

Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu sắt thép sang 4 thị trường lớn tính hết tháng
2/2018
(nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trong đó Hoa Kỳ cùng với Campuchia, Indonesia và Malaysia là 4 thị trường
xuất khẩu lớn nhất với sản lượng 2 tháng đầu năm đạt trên 100.000 tấn mỗi thị trường.


Lớn nhất là Campuchia với 168.037 tấn, kim ngạch 105,23 triệu USD; Indonesia
134.317 tấn, kim ngạch 100,36 triệu USD; Hoa Kỳ 124.573 tấn, kim ngạch đạt 104,23
triệu USD; Malaysia 114.363 tấn, kim ngạch 73,85 triệu USD.
Như vậy, trong các thị trường chủ lực kể trên, Hoa Kỳ là nơi có mức giá xuất
khẩu bình quân cao nhất đạt 836,8 USD/tấn, trong khi Campuchia là 626 USD;
Indonesia là 747 USD tấn; Malaysia là 645,7 USD. Mức giá xuất khẩu bình quân vào
Hoa Kỳ cũng cao hơn bình quân chung cả nước 124,4 USD/tấn (tương đương khoảng
2,8 triệu đồng).
Với tổng sản lượng 541.290 tấn, 4 thị trường chủ lực này chiếm gần 59% tổng
sản lượng thép xuất khẩu cả nước trong 2 tháng qua, và tổng trị giá kim ngạch của 4
thị trường (đạt gần 384 triệu USD) chiếm khoảng 58,6% thị phần kim ngạch cả nước.
So với cùng kỳ 2017, sản lượng sắt thép xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng gần 110%,
trong khi kim ngạch tăng gần 120%. Việc tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao hơn sản
lượng giúp mức giá sắt thép xuất khẩu bình quân vào Hoa Kỳ cũng tăng thêm gần 37
USD/tấn (cùng kỳ 2017 đạt khoảng 800 USD/tấn).
Ngoài sắt thép các loại, 2 tháng đầu năm 2018, cả nước xuất khẩu gần 74 triệu
USD sản phẩm từ sắt thép sang thị trường Hoa Kỳ, chiếm 16,7% tổng trị giá kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong cùng thời điểm.
II. Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến tình hình xuất
khẩu thép của Việt Nam.

1. Sơ lược chiến tranh thương mại Mỹ Trung.
Chiến tranh thương mại hay còn gọi là chiến tranh mậu dịch là cuộc chiến giữa
hai hay nhiều nước trong đó các nước cố gắng tấn công thương mại của nhau bằng các
rào cản thương mại như thuế quan, hạn ngạch...Điều này có thể làm tổn thương nền
kinh tế của các quốc gia khác đồng thời dẫn đến căng thẳng chính trị leo thang giữa
các nước đối lập.(nguồn: Wiipedia, Zing.vn)


Diễn biến chung:
Những tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được bắt đầu từ những
tháng đầu năm 2017 với những cáo buộc việc Bắc Kinh ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ
của Mỹ và khiến thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng tăng. Nhưng đến ngày
6/7/2018, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mới chính thức bắt đầu sau
khi các qui định áp thuế trị giá 34 tỷ USD của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc có
hiệu lực. Để đáp trả, Bắc Kinh cũng áp thuế thêm 25% đối với mặt hàng Mỹ nhập vào
Trung Quốc với giá trị tương đương số hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế.
Sau gói thuế đầu tiên của Mỹ áp thuế 25% lên nhiều mặt hàng trị giá 34 tỷ USD
hàng nhập khẩu của Trung Quốc, kể từ ngày 23/8, Mỹ tiếp tục áp thuế 25% lên 279
hàng hóa với tổng trị giá 16 tỷ USD của nước này, trong đó có xe gắn máy, đồng hồ
tốc độ, ăng-ten…Trung Quốc ngày 23/8 cũng đã áp thuế quan bổ sung 25% lên 16 tỷ
USD hàng hóa Mỹ, ngay sau khi Mỹ áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Trung
Quốc. Danh sách đánh thuế hàng Mỹ lần này của Trung Quốc bao gồm 333 sản
phẩm, gồm các phương tiện vận chuyển như xe hơi cỡ lớn, xe gắn máy. Nhiều loại
nhiên liệu và sợi cáp quang, than đá, dầu mỡ, Vaseline, nhựa đường, các sản phẩm
nhựa và hàng tái chế cũng nằm trong danh sách này.
Ngày 24/9, nước Mỹ đã chính thức tiếp tục áp thuế 10% với 200 tỷ USD lên
6.000 mặt hàng Trung Quốc, bao gồm rộng rãi từ tiêu dùng tới thực phẩm và cả các
sản phẩm kỹ thuật, công nghệ. Ngay lập tức, cùng ngày Bắc Kinh cũng trả đòn bằng
việc áp thuế 5% với 1.600 mặt hàng và thêm 3.500 mặt hàng chịu mức thuế suất 10%,
tổng trị giá 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Động thái này của Trung Quốc

được đánh giá là rất dễ kích động chính quyền ông Donald Trump kích hoạt gói thuế
suất thứ 3 mà ông Trump đã cảnh báo là 267 tỷ USD, chính sách thuế này nếu được
triển khai sẽ có tác động mạnh đến thương mại, đầu tư và kinh tế toàn cầu.
Oxford Economics cho biết trong báo cáo ngày 07/08: Cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung sẽ làm giảm tăng trưởng GDP toàn cầu tới 0.7% vào năm 2020, trong đó
nền kinh tế Trung Quốc giảm 1.3% và Mỹ giảm 1%. Nhiều chuyên gia đánh giá diễn


biến cuộc chiến thương mại này sẽ còn tiếp tục leo thang bởi hai bên đều trong trạng
thái “ăn miếng trả miếng” và chưa bên nào thực sự thể hiện sự nhượng bộ cần thiết,
nhằm “giảm nhiệt” căng thẳng. Cuộc đối đầu thương mại không khoan nhượng giữa
hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ-Trung không chỉ đem đến thiệt hại cho hai quốc
gia này mà còn đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu.
2. Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến Việt Nam.
Cuối năm 2017, Cơ quan chống gian lận của Ủy ban châu Âu (OLAF) cũng phát
hiện thép Trung Quốc gắn mác “Made in Vietnam” và được xuất từ Việt Nam vào
châu Âu để tránh bị đánh thuế theo quy định của EU. Doanh nghiệp thép Trung Quốc
đã trốn được khoản thuế chống phá giá khoảng 9,6 triệu USD từ EU.
Từ cuối năm 2017, sản lượng xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ của Việt Nam
đã bắt đầu suy giảm do phía Mỹ liên tục cảnh báo và đưa ra những biện pháp điều tra
chống trốn thuế. Lúc đó, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố áp mức thuế trừng phạt 265%
đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam với lý do sản phẩm này có
nguồn gốc từ Trung Quốc được đưa qua Việt Nam để xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tháng 03/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua việc đánh thuế 25% tất
cả các sản phẩm thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu từ tất cả các nước.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh thép từ Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ đã
tăng mạnh kể từ khi Mỹ đánh 14 loại thuế chống bán phá giá và 10 loại thuế tự vệ lên
sản phẩm Trung Quốc từ năm 2017 (Theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ). 2 tháng đầu
năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sắt thép sang Mỹ là 124.600 tấn
và trị giá 104,24 triệu USD, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017. Các sản phẩm làm từ

sắt thép đạt 73,67 triệu USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2017. Vì vậy, Bộ
Thương mại Mỹ cáo buộc doanh nghiệp Trung Quốc lách thuế bằng cách cho hàng đi
vòng qua Việt Nam. Số liệu từ Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) cho hay,
tính đến tháng 4 năm 2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã điều tra và áp dụng 437 lệnh
áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp, trong đó 225 lệnh là liên quan đến sản phẩm
thép.


Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tháng 6/2018, một số doanh nghiệp sản xuất
thép tại Mỹ cũng đã nộp yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế
chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với sản
phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ lẩn tránh thuế từ Đài
Loan và Hàn Quốc và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ lẩn tránh
thuế từ Hàn Quốc.
Theo đó, nguyên đơn cáo buộc rằng sau khi Mỹ tiến hành điều tra chống bán phá
giá và chống trợ cấp vào năm 2015, lượng nhập khẩu thép CORE và CRS từ Hàn
Quốc và Đài Loan giảm, trong khi đó lượng nhập khẩu từ Việt Nam gia tăng nhanh
chóng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Mỹ cũng cho rằng, Việt Nam nhập khẩu thép cán
nóng từ Đài Loan và Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm bị điều tra, và việc sản xuất này
không được coi là "chuyển đổi đáng kể".
Trước những lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể khiến thép
Trung Quốc ồ ạt đổ về Việt Nam cũng như gây khó khăn cho DN trong nước, ông
Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết hiện nay Việt
Nam nằm trong đối tượng bị nghi ngờ là nơi trung chuyển thép Trung Quốc sang các
nước khác nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Trong văn bản gửi tới Bộ Thương
mại Hoa Kỳ, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết Việt Nam có nhập nguyên liệu sản xuất
từ Trung Quốc khi chưa có nhà máy sản xuất thép cuộn cán nóng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại
để sản xuất ra các sản phẩm thép cán nguội và tôn mạ có chất lượng đáp ứng các tiêu

chuẩn khắt khe của Mỹ, Nhật Bản, tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng đáng kể trong quá
trình sản xuất chứ không phải chỉ chế biến qua loa để xuất khẩu sang Mỹ.
Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam khẳng định, Việt Nam dễ dàng giải quyết được
vấn đề này vì từ năm nay đã có thể sản xuất đủ số lượng thép cuộn cán nóng để sản
xuất các sản phẩm thép khác, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ 100% Việt Nam.


Thâm hụt thương mại Mỹ chỉ tính riêng trong tháng 1.2018 lên đến 56,6 tỉ USD,
nước Mỹ đang phải đối mặt với thâm hụt thương mại cao nhất từ cuối năm 2008 đến
nay. Mỹ là nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch nhập khẩu gấp 4
lần so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều nước cho rằng Mỹ đang quay lại bảo hộ
ngành thép trong nước, mục tiêu nhắm đến là Trung Quốc. Trung Quốc là một trong
những nước sản xuất thép hàng đầu, chiếm đến hơn 50% sản lượng toàn thế giới và
mỗi năm ước tính xuất khoảng 3 triệu tấn sản phẩm thép sang Mỹ.
Theo thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào ngày 05/12/2017, thép chống ăn
mòn Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu
thuế chống phá giá và chống trợ cấp với tỷ lệ lần lượt là 199,43% và 39,05%. Trong
khi thép cán nguội sản xuất tại Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc chịu thuế chống
phá giá và chống trợ cấp với tỷ lệ 265,79% và 256,44%.
Có thể nói, đây là một trong những động thái thương mại cứng rắn của chính
quyền Tổng thống Donald Trump nhằm bảo vệ hàng hóa và thị trường Hoa Kỳ, trong
đó phần lớn nhắm đến hàng hóa xuất xứ Trung Quốc. Riêng với sản phẩm thép, đây
cũng được coi là một bước leo thang trong những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn
tình trạng thép Trung Quốc tràn ngập thị trường Hoa Kỳ.Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro,
Việt Nam cần phải cẩn trọng trước ý định đầu tư của các DN thép Trung Quốc, để
tránh bị nước khác lấy cớ để đánh thuế lẩn tránh.
Các hành động trả đũa này trên một quy mô rộng hơn là bảo hộ sản xuất và hạn
chế nhập khẩu từ tất cả các quốc gia thì có thể ảnh hưởng tới Việt Nam.
Đặc biệt, đối với sản phẩm sắt thép các loại, việc Mỹ áp thuế mang đến lo ngại
thép Trung Quốc tìm thị trường khác để tiêu thụ hoặc xuất khẩu nhờ vào thị trường

Mỹ, trong đó Việt Nam. Tuy vậy, các nhà quản lý thị trường cần kiểm soát kỹ nhằm
ngăn chặn tình trạng này, tránh tạo lý do chính đáng để Mỹ áp thuế trừng phạt lên toàn
bộ các doanh nghiệp thép của Việt Nam có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ.


III. Bài học rút ra từ các nước và giải pháp để phát triển ngành Thép ở Việt
Nam.
1 . Bài học rút ra từ các nước.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Chúng ta cần phải rất chú ý đến tình trạng đầu tư giàn trải, công nghệ thấp. Như
ở trung quốc chúng ta thấy được lúc đầu ngành thép của trung quốc rất phát triển, tốc
độ tăng trưởng cao, nhanh, tỷ suất lợi nhuận lớn, nhưng hậu quả nó để lại là vô cùng
to lớn có thể nói nó đã xóa đi những thành tựu to lớn ngành thép đã mang lại cho
trung quốc trước đó. Môi trường xung quanh các Công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất
thép bị hủy hoại trầm trọng, nào là ô nhiễm đất, nước và không khí, sức khỏe Công
nhân và dân cư xung quanh bị giảm sút rõ rệt, và thường mắc một số bệnh nhất là các
bệnh về hô hấp hay nhiễm sắt. Sở dĩ hậu quả ngành thép để lại lớn như vậy là do công
nghệ sản xuất thép của trung quốc khá lạc hậu họ sản xuất thép thường chỉ dùng công
nghệ lò cao từ 200m3 đến 500m3, và chưa xử lý được chất thải, nước thải và khí thải.
Hơn thế nữa chính phủ Trung Quốc Còn để tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, dàn trải, thiếu
quy hoạch chính những điều đó đã làm cho công nghệ của trung quốc lúc đầu lạc hậu.
Thấy được những biểu hiện bất cập và gây hậu quả trên chính phủ trung quốc đã có
những quyết định sửa đổi, cụ thể: Trung Quốc đã có những quy hoạch rõ rành cho
ngành công nghiệp thép của họ, ban hành những tiêu chuẩn để xây dựng các lò cao
sản xuất thép, cấm các lò cao có dung tích dưới 350m3 hoạt động, có những quy định
về chất thải một cách nghiêm túc
Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Ý
Từ việc phát triển ngành thép của hàn quốc và ý một trong những nước có ngành
công nghiệp thép vô cùng phát triển nhìn chung ngành công nghiệp thép của Hàn
Quốc và Ý có sự quy hoạch khá tốt về sản xuất thép. Đặc biệt sản xuất thép của họ là

sản xuất tập trung, không nhỏ lẻ vì vậy nó có thể áp dụng công nghệ sản xuất liên
hoàn năng suất lao động cao. Đặc biệt các tiêu chuẩn kỹ thuật mà công nghệ họ áp
dụng có chỉ tiêu về môi trường khá tốt. hơn thế nữa sản phẩm của họ có chất lượng tốt


hơn hẳn các sản phẩm công nghệ thấp với lò cao dưới 500m3. Cho nên năng lực cạnh
tranh của họ tốt hơn hẳn các hãng sản xuất khác. Nhưng có điều để có công nghệ hiện
đại đó thì tất yếu phải bỏ một khoản chi phí ban đầu rất lớn khoảng 250 triệu USD cho
một lò luyện thép công xuất 200 nghìn tấn thép một năm. Câu hỏi đặt ra là liệu có
doanh nghiệp nào của việt nam có thể đạt được số vốn lớn như vậy không? Trình độ
lao động, cơ sở hạ tầng của chúng ta có đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ đỏ hay
không, và đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận của ngành đó với công nghệ này liệu có nhiều
doanh nghiệp mạo hiểm đầu tư vào Việt Nam hay không?
Kinh nghiệm của Ấn Độ và một số các quốc gia khác.
Ấn Độ và một số các nước khác như Đức, Mỹ... họ luôn dành một quỹ dự phòng
nhất định cho ngành thép để đề phòng tình trạng ứ đọng, trầm xuống của thị trường,
hay khi xoay vòng vốn. Các quốc gia này còn có sự can thiệp và hỗ trợ khá nhiều
trong công tác huy động vốn, ưu đãi bởi tính lợi thế về quy mô của nó.
2. Đề xuất giải pháp để phát triển ngành Thép ở Việt Nam.
Các giải pháp vĩ mô.
Nhà nước phải có quy hoạch dài hạn việc khai thác sử dụng các nguồn tài
nguyên được huy động cho sản xuất thép như: quặng sắt, than, điện, dầu khí... Quy
định những điều kiện tối thiểu mà những doanh nghiệp kinh doanh sắt, thép phải đảm
bảo như: quy mô công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, môi trường... Thực hiện thẩm định
bảo đảm các dự án thép đạt được công nghệ tiên tiến, kiên quyết loại bỏ những công
nghệ lạc hậu và dự án có quy mô nhỏ.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sản xuất thép đối với các nhà đầu tư,
nhất là sản xuất phôi thép từ quặng, vì nó tác động sâu rộng vào nền kinh tế, thúc đẩy
mạnh các ngành kinh tế phát triển. Việc khai thác và sử dụng quặng mặc dù đã có kế
hoạch, xong cũng cần có chính sách cụ thể nhằm tăng hiệu quả sử dụng, hạn chế xuất

khẩu tràn lan như hiện nay và đảm bảo nguồn tài nguyên lâu dài cho ngành thép.
Ngoài ra, cần có những quy định cụ thể, chi tiết đối với việc nhập khẩu sắt thép phế


liệu, vừa đảm bảo an toàn đối với môi trường vừa tạo thuận lợi cho sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể hoá các chính sách và phương án phát triển công nghiệp thép thành các
dự án cụ thể. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể gặp khá nhiều khó khăn khi
tìm kiếm cơ hội đầu tư hoặc lập phương án khả thi cho các dự án phát triển ngành
công nghiệp thép. Vì vậy, cùng với các kế hoạch phát triển tổng thể ngành thép, chính
phủ nên cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư tiềm năng để họ thuận
lợi hơn trong việc xây dựng các phương án khả thi, Chính phủ có thể xây dựng sẵn
những nghiên cứu khả thi để các nhà đầu tư tham khảo. Bằng cách này chính phủ có
thể giúp nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí tìm kiếm cơ hội đầu tư và làm cho các dự
án đầu tư có thể trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Làm tốt công việc này có thể
làm cho ngành công nghiệp thép Việt Nam thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư tư nhân
và các nhà đầu tư nước ngoài.
Hỗ trợ phát triển 10 doanh nghiệp phân phối tư nhân trọng điểm, Nhà nước khó
có thể sử dụng ngân sách để rót vốn vào hệ thống phân phối tư nhân, tuy nhiên vẫn có
những cách thức nhất định để bảo lãnh cho các khoản tín dụng nhằm giúp các doanh
nghiệp phân phối trọng điểm mở rộng vốn kinh doanh theo nguyên tắc cạnh tranh.
Chính phủ nên có kế hoạch phát triển 10 doanh nghiệp phân phối tư nhân và nhà nước
sẽ hỗ trợ 10 doanh nghiệp này trong việc phát triển năng lực cạnh tranh.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chương trình nghiên cứu sản
phẩm và công nghệ, phát triển có trọng điểm các cơ sở hạ tầng. Những kỹ thuật và
công nghệ sản xuất thép, đặc biệt là các công nghệ sử dụng trong khâu thiêu kết, luyện
gang hiện đang sử dụng không phù hợp với những nguồn nguyên liệu mà Việt Nam có
thể manh. Vì vậy, các dự án thuộc công đoạn thượng nguồn đã không hấp dẫn được
các nhà đầu tư. Trong những năm tới, chính phủ cần có những chương trình hay dự án
nghiên cứu sáng tạo hoặc cải tiến các công nghệ hiện có trên thế giới để có được

những công nghệ phù hợp với nguồn quặng đang sẵn có ở Việt Nam, kinh phí thực
hiện các dự án này do chính phủ tài trợ. Một đặc điểm khác khiến nhà đầu tư không
tích cực đầu tư phát triển các công đoạn thượng nguồn là cơ sở hạ tầng, đặc biệt là


giao thông vận tải ở các mỏ sắt của Việt Nam không được thuận lợi. Nếu các nhà đầu
tư sử dụng vốn của mình để đầu tư thi dự án sẽ rất tốn kém, vì vậy nhà nước cần có
những công trình trọng điểm phát triển cơ sở hạ tầng ở những khu vực có tiềm năng
và tài nguyên để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Các giải pháp vi mô.
Phát triển năng lực sản xuất phù hợp tốc độ tăng trưởng nhu cầu, đảm bảo năng
lực sản xuất trong nước có thể đáp ứng được khoảng từ 70% đến 90% nhu cầu thị
trường nội địa, đồng thời chú trọng điều chỉnh cơ cấu sản xuất thép theo hướng ưu
tiên phát triển sản xuất những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được khi thị trường
trong nước đã đủ lớn để ủng hộ những năng lực sản xuất có tính kinh tế. Nếu nhiệm
vụ này được thực hiện tốt sẽ tránh được sự lặp lại của hiện tượng dư thừa công suất và
hệ số đáp ứng nhu cầu nội địa thấp của sản xuất trong nước, đồng thời đảm bảo được
độ an toàn cho các dự án đầu tư và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp thép
bên ngoài.
Nâng cao dần khả năng tự chủ về nguyên liệu một cách hợp lý nhằm giảm bớt sự
tác động tiêu cực của những biến động về giá, nguồn cung cấp và chất lượng sản
phẩm từ thị trường thế giới. Thực hiện thành công nhiệm vụ này sẽ đem lại đồng thời
ba kết quả lớn: đảm bảo được tính tự chủ của ngành công nghiệp thép, khai thác được
những tiềm năng sản xuất thép trong nước và tiết kiệm được nguồn ngoại tệ nhập
khẩu nguyên liệu sản xuất thép. Tuy nhiên quá trình thực hiện không quá vội vàng.
Chủ động huy động các nguồn tài nguyên, chủ động sản xuất bán thành phẩm (gang,
thép phôi) và thành phẩm (thép tấm, thép tròn, thép ống, thép công cụ hình các loại)
mà trọng tâm là sản phẩm thép thô tiêu chuẩn. Chú trọng thị trường trong nước, đồng
thời mở rộng ra thị trường ngoài nước. Thực hiện đa dạng hoá chủng loại, quy cách,
phẩm chất, đáp ứng nhu cầu đa dụng của thị trường. Cần nâng cao chất lượng thép xây

dựng, sản xuất thép tấm các loại, thép tròn, thép ống, thép định hình khác phục vụ cơ
khí chế tạo. Phải đón bắt cơ hội thị trường sắp tới để định hướng chiến lược phát triển
ngành, không chờ đủ mọi điều kiện mà phải chủ động cạnh tranh ngay trên thị trường,
không để bất đắc dĩ nhường thị trường cho đối thủ cạnh tranh.


Khắc phục tình trạng sản xuất phân tán quy mô nhỏ và hiệu quả thấp, Đảm bảo
các dự án đầu tư mới được hình thành trên cơ sở một kế hoạch tổng thể và hướng đến
việc hình thành một khu liên hợp gang, trong đó các nhà máy thép thuộc các dự án
mới được đầu tư sẽ trở thành bộ phận của khu liên hợp gang thép trong tương lai. Phải
đầu tư quy mô lớn với công nghệ hiện đại nhằm sản xuất ra thép chất lượng tốt với giá
cả cạnh tranh. Các công ty luyện kim Việt Nam cần có sự liên kết, hợp nhất để khắc
phục tình trạng nhỏ lẻ, phân tán và để có đủ sức đầu tư cho các công nghệ hiện đại với
quy mô kinh tế cạnh tranh với luyện kim nước ngoài. Phải bứt phá về quy mô và sản
xuất lô loạt mới nhằm giành được lợi thế cạnh tranh về giá. Hình thành những tập
đoàn thép mạnh sẵn sàng chờ đón những cơ hội và thách thức mới.
3. Biện pháp của Việt Nam đã và đang thực hiện để tăng lượng xuất khẩu
Thép.
3.1. Về phía nhà nước.
Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đối với việc xuất khẩu thép từ Trung Quốc sang Việt Nam Tại Việt Nam, nhập
khẩu thép từ các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng đang giảm dần qua từng
năm và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Tỷ trọng thép Trung Quốc trong tổng
lượng thép nhập khẩu của Việt Nam cũng giảm dần, từ mức 60% năm 2016 xuống
40% năm 2017 và dự đoán giảm xuống còn 38% trong năm nay. Những năm trở lại
đây sản lượng thép đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp
tục đẩy thép sang Việt Nam bằng mọi biện pháp, từ hạ giá đến các chính sách hỗ trợ
xuất khẩu. Có thời điểm, giá thép Trung Quốc chỉ bằng 20% - 30% giá thép Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã sử dụng rất tốt các biện pháp phòng vệ để bảo vệ
ngành thép trong nước. Mặc dù mức thuế chống bán phá giá trong nước không cao

như các nước, chỉ từ 10% - 30%, nhưng cũng đủ để hỗ trợ doanh nghiệp thép Việt
Nam do hiện nay giá và chất lượng thép Trung Quốc và Việt Nam gần như tương
đương nhau, hoàn toàn đảm bảo việc cạnh tranh.


Về phía Nhà nước, cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo
đúng quy định để bảo vệ ngành thép trong nước trước áp lực cạnh tranh của sản phẩm
thép nhập khẩu. Đặc biệt, nhanh chóng ngăn chặn sản phẩm thép cuộn sử dụng trong
xây dựng đang bị gian lận dưới dạng thép khác để trốn thuế.
Ký các hiệp định thương mại
Với rất nhiều các hiệp định FTA đã có hiệu lực hay như Hiệp định Thương mại
tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương đang trong quá trình phê chuẩn, Việt Nam sẽ gia tăng cơ hội gia
nhập những thị trường mới. Theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép của
thế giới sẽ tiếp tục tăng năm 2018. Do đó các công ty Việt Nam nên tập trung vào
những thị trường mới, mở ra cơ hội phát triển rộng rãi, toàn diện hơn.
Đồng thời, tham gia xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn quốc
gia về các sản phẩm thép. Bên cạnh đó, tham gia xây dựng các hàng rào kỹ thuật cũng
như áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế càng ngày càng sâu rộng.
Nhà nước cũng cần phải xem xét, thông qua các biện pháp, công cụ khác. Đồng
thời, đổi mới phương pháp quy hoạch, thông tin thị trường... để phát triển ngành thép.
Nhà nước cần định hướng thông tin về thị trường, về sản phẩm cũng như chiến
lược phát triển các nhà máy thép, những chính sách khuyến khích và chế độ bảo hộ.
Nhà nước cần đưa ra những quy định mang tính chất khống chế về bảo vệ môi trường,
khuyến khích phát triển công nghệ cũng như tiêu chuẩn và các hàng rào kỹ thuật; tập
trung vào đầu tư hạ tầng công nghệ hỗ trợ như điện, nước, giao thông, logistic cũng
như có chính sách tổng thể… “Ngành thép rất khó có thể phát triển đơn lẻ mà phải
phát triển trong mối tương quan với các ngành công nghiệp khác nhau như chế tạo,
đóng tàu, cơ khí cũng như phát triển hạ tầng…”,

Chính phủ cần xem xét cơ cấu lại ngành thép theo hướng sáp nhập những nhà
sản xuất thép có quy mô nhỏ nên không tận dụng được lợi thế về quy mô kinh tế;


tránh việc đầu tư thiên lệch quá nhiều về những sản phẩm thép dài thông thường mà
thiếu những sản phẩm thép có chất lượng cao.
Song song với đó, xem xét cấu trúc lại về cơ cấu công nghiệp, cơ cấu sản phẩm.
Để thúc đẩy đầu tư trong nước, cần có cơ chế chặt chẽ và chính sách chống gian lận
thương mại, chống buôn lậu, chống hàng giả hàng nhái thì sản xuất thép trong nước
mới có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép cần có giải pháp tăng cường
nâng cao chất lượng thống kê về sản lượng thép; xem xét thống kê lại một cách chính
xác để giúp cho thành viên Hiệp hội thép có được quyết định đầu tư đúng đắn và có
những phản ứng kịp thời đối với những sự cố, biến động của nền kinh tế, của thị
trường từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.
3.2. Về phía các doanh nghiệp trong nước.
Tiếp cận, tập trung các thị trường tiềm năng
Điểm tích cực của Việt Nam là lượng thép xuất khẩu sang Mỹ chiếm 11,1% tổng
lượng xuất khẩu thép của Việt Nam (năm 2017). Tuy nhiên, các công ty xuất khẩu thép
của Việt Nam cũng cần cẩn trọng trong các quy trình, tìm hiểu rõ các thủ tục cần thiết
để việc xuất khẩu sang Mỹ gặp thuận lợi, không bị phạt do những quy định khắt khe
của nước này. Nếu như xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng do quyết định mới của Tổng
thống Trump, ngành thép Việt Nam có thể sẽ quay về dồn sức cạnh tranh trên thị
trường chính hiện nay là khối ASEAN, hiện chiếm 59,3%.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
Để đối phó với việc Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá cao, các doanh nghiệp
Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và danh mục sản phẩm của mình
để tối thiểu hóa tổn thất. Doanh nghiệp trong nước cần phải nâng cao năng lực cạnh
tranh của bản thân mình, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và các biện pháp tự vệ được
áp dụng nhiều như hiện nay, cần phải đầu tư vào công nghệ, gia tăng chất lượng sản
phẩm, giảm chi phí sản xuất nếu muốn thâm nhập vào những thị trường mới hay hỗ trợ

phát triển thị trường nội địa.


Trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư dây chuyền công
nghệ, nâng cao năng lực quản trị để tăng tính cạnh tranh cho thép trong nước song
song với việc tìm hiểu kỹ các luật lệ quốc tế để có những định hướng phù hợp.
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia các vụ kiện phòng vệ thương mại,
doanh nghiệp Việt Nam cần phải củng cố quan hệ với các bạn hàng, đối tác bên phía
nước ngoài vì nhóm những đối tác này cũng là một bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi vụ
việc điều tra phòng vệ thương mại.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng bộ và khép kín sản xuất,... sẽ là giải
pháp cơ bản và lâu dài trong bối cảnh các vụ kiện phòng vệ lên ngành thép ngày càng
nhiều.


KẾT LUẬN
Ngành thép Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu dài và phát triển
nhanh chóng trong những năm gần đây. Ngành thép đóng một vài trò vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân và có tác động nhiều mặt tới các ngành kinh tế xã hội
khác. Việc sản lượng thép tăng nhanh chóng trọng những năm gần đây một mặt đã
đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng mặt khác đang gây ra những hậu quả là sự
mất cân đối trong phát triển, gây tác động xấu tới toàn ngành trong tương lai.
Từ những phân tích về thực trạng của ngành thép Việt Nam có thể thấy bức
tranh ngành thép Việt Nam còn nhiều mảng tối. Quy mô, năng lực sản xuất nhỏ bé, cơ
cấu sản phẩm mất cân đối nghiêm trọng, sản xuất chủ yếu thép dài dùng cho xây
dựng, trình độ công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu, chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm cao, phân bố và tổ chức sản xuất bất hợp lý, chỉ phát triển sản xuất thép mà
không chú trọng sản xuất phối khiến cho ngành thép phụ thuộc quá nhiều vào sự biến
động của thị trường thế giới. Trong tương lai, nếu không chú trọng phát triển hạ nguồn
thì sức cạnh tranh sẽ không ổn định và sẽ rất dễ mất thị phần ngay cả trên sân nhà.

Sức cạnh tranh của ngành thép nói chung là yếu, chỉ trừ sản phẩm thép xây dựng tại
một số nhà máy mới đầu tư. Chính sách thuế và bảo hộ còn chưa hợp lý, nhiều doanh
nghiệp đang sống nhờ chính sách bảo hộ do đó cần phải được điều chỉnh cho phù hợp
với lộ trình gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế. Chính sách đầu tư còn nhiều bất
cập chưa tính đến sự phát triển tổng thể, còn hiện tượng đầu tư tràn lan không theo
quy hoạch Mặc dù Nhà nước đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép
đến năm 2015 và có đề cập đến 2025 nhưng việc thực hiện lại có nhiều lệch lạc. Điều
này có lỗi ở các cơ quan chủ quan và các doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua
lợi ích lâu dài. Phải có chính sách hợp lý từ Trung Ương, địa phương và các doanh
nghiệp giúp ngành thép Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội và quốc phòng an ninh cũng như cạnh tranh có hiệu quả trong một quá trình hội
nhập kinh tế thế giới.


Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.

/> /> /> />
622105.htm
5. />6. />7. />8. Số liệu xuất khẩu Thép của Tổng cục Thống kê Việt Nam từ 2010-1017.
9. />10. Tình hình sản xuất Thép của Việt Nam ( số liệu Tổng cục Thông Kê Việt Nam)

201
Năm

2


201
3

sản lượng

201
4

10.

(triệu tấn)

9.2

3

tốc độ tăng
trưởng (%)

5

6

15
20

%

201
7


17.

3

%

201

12.

12
0

201

8

1

22
%

22.

19
%

24
%


11. Tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam ( số liệu Tổng cục Thống Kê Việt

Nam).
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

sản lượng
(triệu tấn)
1.28

1.84

1.96


2.21

2.62

2.55

3.84

4.71

tốc độ tăng
trưởng (%) 0

6.52
43.75% %

12.76
%

36.47
18.55% -2.67% %

12. />
35.24%


×