Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận kinh tế khu vực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện việt nam canada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.58 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau năm 1975,Việt Nam bước ra từ những năm tháng chiến tranh gian khổ.
Đất nước ta phải oằn mình gánh chịu những mất mát đau thương từ hai cuộc
chiến tranh thực dân, đế quốc. Nhưng, những người con đất Việt vẫn vững
vàng đứng lên khôi phục đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển
kinh tế xã hội, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển. Năm 1986,
nhờ những nhận định đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã chuyển đổi nền kinh tế
từ quan liêu, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của
Chính phủ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở cửa đất nước, đặt quan
hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đến nay, Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 185 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam còn nâng tầm quan
hệ song phương với một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thành quan
hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác toàn diện. Điều này đã cho thấy, Chính
phủ nước ta rất coi trọng việc thiết lập và duy trì quan hệ ngoại giao với các
quốc gia trên thế giới.
Trong khuôn khổ tuần lễ hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 được tổ chức tại
thành phố Đã Nẵng, Việt Nam. Ngày 8 tháng 11 năm 2017, Thủ tướng Canada
Justin Trudeau và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố: Việt Nam và
Canada xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện trên phương diện các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,… Đây là dấu mốc quan trọng
trong quan hệ của hai quốc gia, là động lực, kịp thời tăng cường quan hệ hữu
nghị, hợp tác sâu rộng, hiệu quả trong bối cảnh hai nước ngày càng chia sẻ
nhiều lợi ích trên các bình diện song phương, trong khu vực và trên thế giới.

1


Nắm bắt tình hình đó, và để có cái nhìn khách quan về quan hệ hợp tác toàn
diện của Việt Nam và Canada cũng như nhìn nhận được những cơ hội và
thách thức khi cùng Canada xác lập quan hệ hợp tác toàn diện, chúng em xin


thực hiện tiểu luận với đề tài: “Thúc đẩy Quan hệ hợp tác toàn diện Việt
Nam – Canada”.
Chúng em đã thực hiện phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp nghiên
cứu, nhận định những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa – giáo dục mà
hai quốc gia đã đặt được trong hơn 40 năm thiệt lập quan hệ ngoại giao. Từ
đó, đánh giá về cơ hội và thách thức của Việt Nam cũng như Canada sau khi
xác lập quan hệ hợp tác toàn diện. Trên cơ sở đó chúng em xin đề xuất giải
pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Canada và Việt Nam.
Bài tiều luận có kết cấu 3 phần:
Chương 1: Khái quát về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Canada.
Chương 2: Đánh giá, nhận xét thành tựu của quan hệ giữa hai quốc gia và
nhìn nhận tiềm năng phát triển khi xác lập quan hệ hợp tác toàn diện.
Chương 3: Đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia.

NỘI DUNG
Chương I: Khái quát về quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Canada
1. Quan hệ hợp tác toàn diện
a. Khái niệm
- Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, dàn xếp,
thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia.
2


Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo,
thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của
các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn
hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình …
- Ngoại giao song phương là hoạt động ngoại giao giữa hai quốc gia, hai đối
tác; khác với ngoại giao đa phương là hoạt động giữa ba quốc gia, ba đối
tác trở lên

- Quan

hệ

ngoại

giao

song

phương

bao

gồm:

+ Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ
lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn
nhau ở cấp chiến lược.
Tới năm 2016, có 3 nước đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam là Nga,
Trung Quốc và Ấn Độ.
+ Đối tác chiến lược là đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất
toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền
với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có
thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự. Số lượng đối tác chiến lược loại này
đang gia tăng nhanh chóng. Hiện nay Việt Nam có 15 nước là đối tác chiến
lược (3 nước là đối tác chiến lược toàn diện), trong đó có 5 đối tác là các
quốc gia ASEAN, gồm: Nga (2001), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008),

Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức và Italy
(2011), Thái Lan, Indonesia, Singapore và Pháp (2013), Malaysia và
Philippines (2015).
3


+ Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một
hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng
đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm
chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối
tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và
cùng hướng tới tương lai. Tới 2017, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác
toàn diện với 12 quốc gia: Nam Phi (2004), Chile, Brazil và Venezuela
(2007), Australia và New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraine
(2011), Hoa Kỳ và Đan Mạch (2013), Myanmar (2017), Canada (2017).
+ Đối tác đối tác chiến lược lĩnh vực là sự hợp tác trong một lĩnh vực nào
đó mà cả hai nước đều có sự tin cậy lẫn nhau. Nhưng sự hợp tác ấy chỉ
trong lĩnh vực ấy không sang các ngành và chuyên môn khác.( Vương quốc
Hà Lan)
- Quan hệ đặc biệt là mối quan hệ mật thiết với Việt Nam, gắn bó với quá
trình lịch sử lâu dài
b. Vai trò
Là bước tiến quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác hai nước, đáp
ứng lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển ở khu vực và trên thế giới, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên
hợp quốc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và luật pháp của
mỗi nước.
- Tạo tiền để để thúc đẩy hợp tác thương mại - đầu tư, hỗ trợ phát triển và
giáo dục, đồng thời phối hợp thúc đẩy các sáng kiến trong những lĩnh vực
mà hai bên cùng quan tâm (VD: tăng trưởng toàn diện, an ninh lương thực,

biến đổi khí hậu, trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế,…)
4


- Là động lực, kịp thời tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác sâu rộng, hiệu
quả trong bối cảnh hai nước ngày càng chia sẻ nhiều lợi ích trên các bình
diện song phương, khu vực và quốc tếViệt Nam và Canada sẽ thúc đẩy và
tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ sạch và
bền vững, nông nghiệp và thực phẩm, công nghệ thông tin truyền thông,
nghiên cứu môi trường và nghiên cứu biển, giảm nhẹ và thích nghi với biến
đổi khí hậu. Mục tiêu là để tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều thành
phần nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và các chủ đề cùng quan tâm.
Hai nước nỗ lực hơn nữa tìm kiếm các cơ hội tiềm năng để cộng tác về
nghiên cứu và phát triển, triển khai và thương mại hóa công nghệ sạch, tiên
tiến và sáng tạo để ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu toàn
cầu…
2. Tầm quan trọng của quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Canada
Việt Nam và Canada thiết lập mối quan hệ ngoại giao hòa hảo từ năm
1973, tính đến nay đã được 44 năm. Trên cơ sở hợp tác lâu dài, bền vững
và mối quan hệ hợp tác nhiều mặt ngày càng tốt đẹp giữa hai nước kể từ
khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, trong buổi hội đàm 8/11/2017 vừa
qua, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Justin Trudeau
đã thông qua Tuyên bố chung về việc xác lập quan hệ Đối tác toàn diện
giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Canada. Đây là mốc
son quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước, vừa khẳng
định mối quan hệ ngoại giao bền vững, vừa đem lại nhiều lợi ích thiết thực
cho cả hai đất nước.
a. Đối với Việt Nam:
- Về mặt kinh tế, Canada hiện xếp thứ 14 trong 112 quốc gia vùng lãnh thổ
có đầu tư tại Việt Nam với 149 dự án có hiệu lực với tổng số vốn đầu tư lên

5


đến 5.28 tỉ USD với bình quan một dự án là 35.4 triệu USD. Ngoài ra,
Canada còn tạo cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu lao động với đa dạng ngành
nghề: Công nhân, phụ tá y tế,... tạo hàng nghìn cơ hội việc làm cho người
lao động Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc
dân.
- Về mặt thương mại, Canada cũng là một thị trường xuất khẩu tiềm năng
của Việt Nam cho các mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của đất nước
thuần nông như Việt Nam. Ngoài ra, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ
gỗ của Việt Nam cũng khá được ưa chuộng tại thị trường Canada.
- Về mặt chính trị, từ trước đến nay, Canada luôn là quốc gia phản đối chiến
tranh phi nhân đạo tại Việt Nam, luôn ủng hộ Việt Nam trong 2 công cuộc
xây dựng tổ quốc trước hai kẻ thù hùng mạnh là Pahsp và Mỹ. Hiện nay,
đối với vấn đề nóng gây nhức cộng đồng trong nước và quốc tế ở biển
Đông, trong buổi hội đàm ngày 8/11/2017 vừa qua, cả hai nước đã có
những tuyên bố chung nhấn mạnh đến vấn đề này:
+ “Việt Nam và Canada sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các thể chế đa
phương như Liên hợp quốc (UN), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế
(IAEA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng đồng Pháp
ngữ. Hai nước tái khẳng định cam kết chung trong việc duy trì hòa bình, an
ninh và ổn định trên thế giới, ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và các
nguyên tắc của luật pháp quốc tế và sẽ xem xét hợp tác trên các lĩnh vực
liên quan cùng quan tâm trong các khuôn khổ song phương và đa phương
trên tinh thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, góp phần thúc đẩy quan hệ
hai nước.”
+ “Việt Nam và Canada nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa
bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ủng hộ việc duy trì
trật tự dựa trên pháp luật trên biển và đại dương, bao gồm Biển Đông. Cách

6


tiếp cận này dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); ủng hộ bảo đảm tự do hàng hải, hàng
không, thương mại và việc sử dụng đại dương vì các mục đích hòa bình,
bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển.”
+ “Việt Nam và Canada khẳng định ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh
chấp ở Biển Đông, bao gồm tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp
lý và phù hợp với luật pháp quốc tế.”
- Về mặt văn hóa, giáo dục thì Canada - đất nước với nền giáo dục tiên tiến
hàng đầu trên thế giới, luôn chào đón và tạo cơ hội cho du học sinh Việt
Nam tại Canada vì thế du học Canada hiện đang dần trở thành xu hướng
trong cộng đồng giáo dục Việt Nam. Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong số
các nước có nhiều sinh viên du học ở Canada. Tính đến trong năm 2017 đã
có hơn 5.000 học sinh, sinh viên Việt Nam học tập ở Canada và các trường
Canada vẫn luôn tìm kiếm dối tác tại Việt Nam. Điều này không chỉ giúp
Việt Nam giao lưu giáo dục mà còn góp một lượng không nhỏ nhân tài vào
công cuộc xây dưng, đổi mới đất nước.
Ngoài ra Canada cũng là đất nước có lượng lớn kiều bào Việt Nam sinh
sống và làm việc, giúp truyền bá rộng rãi văn hóa Việt Nam. Không những
vậy những kiều bào này cũng thường xuyên đóng góp, ủng hộ đất nước
trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước.
b. Đối với Canada:
- Hiện nay, có khoảng hơn 180.000 người Việt Nam đang sinh sống tại
Canada so với con số 1.500 người vào cuối 1974. Cộng đồng người Việt tại
Canada cũng là một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất
trên thế giới. Trong đó, khoảng hơn 50% trong số đó nằm trong độ tuổi lao
7



động, góp một phần vào lực lượng lao động cho Canada. Thị trường
Canada cũng khá chuộng lao động đến từ Việt Nam bởi đức tính cần cù,
chịu khó, dễ hòa nhập sẵn có của người Việt Nam. Ngoài ra, cộng đồng hải
ngoại này cũng quan tâm và tham gia tích cực trong chính trị Canada.
Trong cuộc bầu cử liên bang năm 2000, 57% người Canada gốc Việt có đủ
điều kiện cho biết họ đã tham gia bầu cử, và 51% cho biết họ đã tham gia
trong cuộc bầu cử cấp tỉnh bang trước đó. Thêm vào đó, những người Việt
sinh sống tại Canada còn thổi màu sắc Châu Á vào đất nước Bắc Mỹ này,
ngày càng làm đa dạng nền văn hóa của đất nước Canada.
- Về giáo dục, hai nước Việt Nam và Canada ngày càng thúc đẩy mạnh việc
trao đổi học sinh từ hai nước nhằm đa dạng hóa nền giáo dục và củng cố
ngoại giao hai nước. Những học sinh Canada du học tại Việt Nam luôn
được chính phủ Việt Nam dành nhiều đãi ngộ, ưu tiên, tạo mọi điều kiện để
học sinh, sinh viên Canada theo học tại Việt Nam.
- Về chính trị, Việt Nam luôn ủng hộ những quan điểm của Canada tích cực
trên các diễn đàn kinh tế, chính trị mà cả hai nước cùng tham gia.
3. Quá trình hình thành và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước
Canada và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào năm 1973.
Tính đến năm 2017, Canada và Việt Nam đã có 44 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao.
Năm 1994, Việt Nam và Canada cùng nhau kí kết “Hiệp định về Hợp
tác kinh tế giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ Canada”, đặt nền tảng bước đầu cho mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Đại Sứ quán tại Hà Nội được mở vào cùng năm và đến năm 1997 thì Tổng
Lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh được. Đây là các cơ quan đại diện
cho Canada tại Việt Nam. Tại Canada, Việt Nam cũng có Đại sứ quán Việt
Nam ở Ottawa. Việt Nam cũng mở cơ quan Tổng lãnh sự tại Vancouver.
8



Canada cũng trở thành thành viên của Ủy ban Giám sát Quốc tế trong gần
25 năm, bắt đầu từ năm 1954, sau khi chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp
kết thúc.
Canada và Việt Nam đều là thành viên của các diễn đàn đa phương bao
gồm ASEAN, trong đó Canada là Đối tác Đối thoại. Việt Nam là nước điều
phối hoạt động của Canada trong giai đoạn 2006 – 2009. Canada và Việt
Nam cũng là thành viên của Tổ chức hợp tác Kinh tế Châu Á–Thái Bình
Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới(WTO), Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF), Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp và Liên Hiệp Quốc.
Hơn 220.000 người gốc Việt sinh sống tại Canada; có nhiều sinh viên
Việt Nam hơn bất kỳ nước nào tại Đông Nam Á đang theo học tại Canada.
Một số phái đoàn thương mại, văn hóa và từ thiện đến Việt Nam đã được tổ
chức với sự tham gia của cộng đồng người Canada gốc Việt.
Quan hệ giữa Canada và Việt Nam đang ngày càng mở rộng, thể hiện
qua thương mại, đầu tư ngày càng tăng và sự hiện diện nổi bật của Cơ quan
hỗ trợ phát triển quốc tế Canada (CIDA). CIDA đã xác định Việt Nam là 1
trong 20 quốc gia cần tập trung hỗ trợ. Trong suốt 5 năm qua trao đổi
chính trị cấp cao giữa hai nước cũng được tăng cường. Canada nối lại hỗ
trợ phát triển chính thức cho Việt Nam vào năm 1990 và kể từ đấy thông
qua CIDA đã cung cấp hơn 770 triệu USD hỗ trợ các chương trình cải cách
nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Năm 2009, trong chương trình nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Canada,
Việt Nam được CIDA chọn là quốc gia cần tập trung hỗ trợ. Hiên nay,
chương trình của CIDA hỗ trợ Việt Nam thực hiện các ưu tiên trong lĩnh

9


vực giảm nghèo, tập trung cải thiện môi trường đầu tư lành mạnh, hỗ trợ

phát triển doanh nghiệp ở vùng nông thôn và năng suất trong nông nghiệp.
CIDA tập trung nâng cao năng suất nông nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh,
thông qua hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác cho người nông dân cũng
như các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao sản xuất, kỹ thuật thu hoạch, an
toàn thực phẩm và chất lượng.
CIDA tập trung hỗ trợ cải cách pháp luật, chính sách và cải cách hành
chính cần thiết đối với tăng trưởng theo thị trường, củng cố phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại khu vực nông thôn. CIDA cũng tập
trung nâng cao kỹ năng cho người lao động thông qua việc tăng cường cơ
hội tiếp cận cũng như quản lý hệ thống giáo dục dạy nghề và kỹ thuật.
Thương mại hai chiều với Việt Nam đã tăng trưởng ổn định trong suốt
thập kỷ qua, hiện giờ đang gấp 4 lần so với kim ngạch năm 2000. Kim
ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Canada đã đạt mức cao nhất
từ trước đến nay với gần 1,46 tỷ đô la vào năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu
từ Việt Nam đạt giá trị 1,3 tỷ đô la, trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt gần
300 triệu đô la. Theo Tổng cục thống kê Canada, đầu tư trực tiếp của
Canada tại Việt Nam vào cuối năm 2010 là 89 triệu đô la. Các công ty
Canada tìm thấy cơ hội tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp
và nông sản thực phẩm, giáo dục và đào tạo, các ngành công nghiệp liên
quan đến rừng, dầu khí và công nghệ thông tin, truyền thông (ICT).
Việt Nam cam kết giữ vững mục tiêu lâu dài với quá trình hội nhập kinh
tế toàn cầu bằng việc tham gia APEC, khu vực tự do mậu dịch ASEAN và
WTO.

10


Tháng 9/2014, Canada và Việt Nam ký một thỏa thuận thư song phương
nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác về nhân quyền, liên kết giữa những
người dân, giáo dục, hợp tác phát triển, thương mại và đầu tư, an ninh khu

vực và toàn cầu.
Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Justin Trudeau đã công bố hỗ trợ dự án
Phát triển Kinh doanh Hợp tác xã Việt Nam, một dự án sẽ giúp giảm nghèo
và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế công bằng tại Việt Nam. Chính phủ
Canada sẽ là đối tác với Hiệp hội Hợp tác vì Phát triển Quốc tế cho dự án
này thông qua tài trợ 12,9 triệu đô-la trong 5 năm (2015-2020) để nhằm hỗ
trợ tăng cường tính cạnh tranh và năng suất của các hợp tác xã nông nghiệp
Việt Nam.
Các hoạt động sẽ bao gồm thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp
theo định hướng thị trường, nâng cao kiến thức, kỹ năng và tính cạnh tranh
của nông dân Việt Nam, cải tiến cách thức quản lý hợp tác xã, phát triển
môi trường chính sách và pháp quy phát triển hợp tác xã. Dự kiến khoảng
10.000 hộ gia đình nông dân tại 5 tỉnh của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ
sáng kiến này.
Ngày 8,9/11/2017, Thủ tướng Justin Trudeau cũng thăm chính thức Việt
Nam. Chuyến thăm chính thức lần này được coi như là một dấu mốc quan
trọng, nhằm nâng tầm quan hệ hai nước, tạo cơ sở để thúc đẩy quan hệ hữu
nghị, hợp tác giữa hai nước thời gian tới theo hướng thực chất, hiệu quả
hơn trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế - thương mại, an ninh quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, hợp tác phát triển.
4. Cơ hội và thách thức
• Cơ hội
11


- Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước ngày càng khởi sắc.
- Canada là nơi cộng đồng hơn 220.000 người Việt Nam làm ăn và sinh sống.
- Trong năm 2014, hơn 47.000 người dân Canada chọn Việt Nam làm điểm

du lịch hoặc làm ăn.
- Thanh niên và sinh viên cũng là một khía cạnh quan trọng trong mối quan


hệ giữa hai nước, khi Việt Nam được chọn là quốc gia trọng điểm trong
Chiến lược giáo dục toàn cầu của Canada.
- Về thương mại hai chiều,Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của

Canada trong ASEAN.
- Về đầu tư, Canada đang đầu tư 5,28 tỷ USD vào Việt Nam với 149 dự án,

đứng thứ 14/112 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện có hơn
5.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập tại Canada (tăng gấp đôi
trong 10 năm qua) và Việt Nam trở thành nước ASEAN có đông du học
sinh tại Canada nhất.
- Việt Nam là cửa ngõ giao thương đường biển, có ý nghĩa cả về mặt kinh tế

và chính trị của Canada vào khu vưc Đông Nam Á.
- Việc hợp tác với Canada về mặt quân sự giúp Việt Nam có thêm hâu thuẫn

trong vấn đề giữ gin hòa bình khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông.
- Về giáo dục, Canada cũng rất có lợi thế. Hiện nay mệnh giá đồng đô la

Canada thấp hơn đồng đô la Mỹ, điều này có lợi cho những học sinh quốc
tế muốn tới học ở Canada.

12


• Thách thức
- Quan hệ hai nước hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của

mỗi bên, chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Đặc biệt là khi về

cấp địa phương chưa chủ động nghiên cứu, nắm bắt cơ hội, tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút đầu tư.
- Hai nền văn hóa khác nhau, sự phát triển cách xa nhau là một khó khăn của

2 nước khi muốn hợp tác với nhau.
o Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ của Canada khi đưa vào Việt Nam còn

gặp phải nhiều thủ tục, rườm rà, chưa mình bạch hoặc không phù hợp với
nền văn hóa của nước ta.
o Vấn đề về cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn khiến cho không chỉ Canada mà

bất kì quốc gia nào muốn dầu tư vào Việt Nam cũng tốn không ít vốn và
nguồn lực để xây dựng, giám sát (toàn bộ quy trình).
- Nhiều ngành Canada muốn đầu tư vào nhưng gặp phải trở ngại về trình độ

nhân lưc trong nước không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư.
- Canada không có nhiều công ty lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư truyền

thống mà Việt Nam đang tìm kiếm, cũng như không có công ty lớn tới Việt
Nam để xây dựng nhà máy, thực hiện dự án nhằm thu hút vốn đầu tư FDI
về cho Việt Nam.
- Thế mạnh thực sự của Canada là trong ngành dịch vụ. Tuy nhiên, do dịch

vụ ở Việt Nam còn cách xa Canada nê đối tượng mà các công ty Canada có

13


thể hợp tác chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam, giúp
họ phát triển sản xuất hay thực hiện các dự án.

- Việt Nam cần xây dựng được môt môi trường thuế cũng như các đạo luật

về lao động thuận lợi hơn nữa cho Canada khi gia nhập vào thị trường nội
địa.
- Canada luôn luôn cố gắng đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất (của quốc tế)

để thành công,Việt Nam sẽ phải cố gắng rất nhiều để đuổi theo được những
tiêu chuẩn đó.
- Chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở chính các quốc gia hàng đầu Thế Giới

(Mỹ rút khỏi TPP, Anh rời khỏi Liên Minh Châu Âu). Đó là mối nguy cơ,
thách thức cho các quốc gia khác trong đó có Việt Nam và Canada.

14


Chương II: Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Canada trên nhiều
khía cạnh
1. Về kinh tế - chính trị
a. Tình hình kinh tế
Trong hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Canada,
Việt Nam luôn coi Canada là một đối tác chiến lược. Cả hai quốc gia đều đi
đến thống nhất, ký kết và có nhiều chính sách về phát triển kinh tế Việt
Nam và Canada.
Hiệp định Hợp tác Kinh tế giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ Canada kí kết năm 1994 tại Ottawa đã bày tỏ mong
muốn mở rộng quan hệ hữu nghị và vốn có giữa hai bên; nhận thức tầm
quan trọng của mậu dịch mở của và các thể chế đầu tư nước ngoài,..
Hiệp định Thương mại và Mậu dịch giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Canada kí kết vào năm 1995, tại Hà Nội. Cả

hai nước đã bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển kinh tế song phương về hàng
hóa, dịch vụ sẽ nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác giữa nhân dân
hai quốc gia; tạo điều kiện để phát triển mậu dịch thương mại giữa hai
nước.
Về thương mại
Kinh tế Việt Nam và Canada đã đạt được những thành tựu đáng kể:
- Đối với Việt Nam, Việt Nam luôn dẫn đầu các nước ASEAN trong
trao đổi thương mại mậu dịch với Canada. Điều này đã cho thấy
Canada luôn coi Việt Nam là đối tác chiến lược trong hoạt động
thương mại.
15


- Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Canada các mặt hàng như dệt may,
giày dép, đồ gỗ, thủy hải sản và nhập khẩu từ nước bạn những mặt
hàng như lúa mì, than đen, thiết bị huấn luyện bay và phụ tùng, dược
phẩm,...

Biểu đồ 1: Tốc độ gia tăng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Canada từ 1996
đến 2016

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, mặc dù tốc độ tăng trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu với Canada còn nhiều biến động trong giai đoạn từ năm
1996 đến 2016 nhưng nhìn chung luôn được duy trì ở mức độ 20 -30%:
● Giai đoạn từ 2000 - 2005, Việt Nam liên tục tăng cường trao đổi hàng
hóa, dịch vụ với Canada, mức độ tăng trưởng trong kim ngạch 2 nước
được cải thiện đáng kể. Sự cải thiện đáng kể này là do Việt Nam đã
từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạch định
16



chiến lược các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thị trường nội địa
Canada và nhập khẩu những mặt hàng phù hợp với nhu cầu nội tại của
Việt Nam.
● Giai đoạn 2007 - 2009, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ với những
dấu hiệu ban đầu vào cuối năm 2007, và những ảnh hưởng tiêu cực lan
rộng trên toàn thế giới vào những năm tiếp theo. Canada một quốc gia
nằm ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp giáp trực tiếp với Mỹ cũng đã tiếp nhận
những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính. Chính điều
này đã hạn chế giao thương giữa Việt Nam và Canada.
● Giai đoạn hồi phục sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế 2
nước đã có những khởi sắc trở lại, thoát khỏi bức tranh kinh tế ảm
đạm u ám, giao thương, trao đổi hàng hóa dịch vụ được thúc đẩy giữa
2 bên.
- Đối với Canada, Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong
thương mại, trao đổi hàng hóa. Dù tỷ trọng giao thương giữa Canada
và Việt Nam còn thấp nhưng tỷ trọng đã không ngừng gia tăng nhanh
chóng qua các năm. Hơn nữa Việt Nam những năm gần đây luôn dẫn
đầu các nước ASEAN về xuất khẩu hàng hóa sang Canada. Điều này
càng cho thấy, thị trường Canada ngày càng ưa chuộng các sản phẩm
dệt may từ Việt Nam. Đồng thời, nhờ việc gia tăng, thúc đẩy thương
mại với Việt Nam, Canada còn có thể mở rộng quan hệ thương mại,
trao đổi với các nước trong khu vực Nam Á, thúc đẩy nền sản xuất
phát triển.

17


Biểu đồ 2: Diễn biến thương mại Việt Nam – Canada từ 2011 đến 2017


Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
( />ID=1403&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn
%20%C4%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t
%C3%ADch&fbclid=IwAR3jSvbGvOY22syFJvQU8kX56axcJa_4d7XcBfp
AE8QRR6PbKpS9Gayz3wA)
Theo số liệu của Tổng cục hải quan, tính riêng trong năm 2017, tổng trị
giá xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Canada chính thức đạt
3,52 tỷ USD, tăng 15,3% so với kết quả thực hiện trong năm 2016.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị
trường Canada đạt 2,72 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2016, chiếm
1,3% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các đối tác thương
mại trong năm 2017. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ
18


từ Canada vào Việt Nam đạt gần 800 triệu USD, tăng mạnh 102,3% so
với năm 2016, chiếm 0,4% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước trong năm
2017.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận trong các năm qua,
Việt Nam luôn thặng dư cán cân thương mại trong trao đổi hàng hóa với
Canada. Mức thặng dư thương mại này đã liên tục tăng trong giai đoạn
năm 2011-2016. Tuy nhiên, bước sang năm 2017, mức thặng dư thương
mại đã giảm do Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh. Cụ
thể, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Canada mạnh nhất là vào năm
2016 với 2,26 tỷ USD. Trong năm 2017, Việt Nam chỉ còn thặng dư 1,92
tỷ USD trong thương mại với Canada.
- Trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam Canada đạt 1,1 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó kim
ngạch xuất khẩu đạt 819,8 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 302,8
triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Canada

gồm: hàng dệt may; giày dép; thủy sản; hạt điều; túi xách, ví, vali, mũ, ô,
dù; sản phẩm từ sắt thép… Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu chủ
yếu từ Canada là các sản phẩm đầu vào cho sản xuất, bao gồm: lúa mì;
đậu tương; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; phân bón các loại;
nguyên phụ liệu dệt may, da giầy; gỗ và sản phẩm từ gỗ… Từ cơ cấu các
mặt hàng xuất nhập khẩu chính của hai nước cho thấy, cơ cấu ngành
hàng của Việt Nam và Canada có sự bổ sung cho nhau, không cạnh tranh
trực tiếp. Đây là yếu tố thuận lợi trong hợp tác thương mại giữa hai
nước, nhất là khi Hiệp định CPTTP có hiệu lực.
Về đầu tư
Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2017, Canada có 159 dự án đầu tư có
hiệu lực với số tổng số vốn đầu tư đăng kí lên tới 5128.3 triệu USD.
19


Canada hiện đang xếp thứ 13 trong 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Theo ngành kinh Lĩnh vực kinh doanh bất động sản dẫn đầu về
tế
vốn đầu tư đăng kí của Canada tại Việt Nam với
4 dự án và tổng số vốn đăng kí là 4.24 tỷ USD.
Tổng số dự án tương đối ít nhưng chiếm 84.61%
tỷ trọng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo đã thu
hút được nhiều dự án (55 dự án), với tổng số vốn
lên tới 275.7 triệu USD.
Theo hình thức Dự án đầu tư của Canada tại Việt Nam chủ yếu
đầu tư
theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài và
hình thức liên doanh. Ngoài ra còn các hình thức

như kí kết hợp đồng,..
● 100% vốn đầu tư nước ngoài có: 112 dự
án với tổng số vốn là 4,88 tỷ USD chiếm
72,26% số dự án và 97,41% tổng vốn đầu

● Hình thức liên doanh có: 39 dự án với tổng
vốn đăng ký là 84,1 triệu USD chiếm
2,11% tổng vốn đầu tư.
Theo khu vực, địa 27/63 tỉnh thành phố của Việt Nam được đầu tư,
phương
trong đó Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Dương và Thành
phố Hồ Chí Minh là những khu vực thu hút được
nhiều vốn đầu tư nhất. Một số dự án tiêu biểu của
Canada tại Việt Nam:
● Dự án Hồ Tràm do Asian Coast
Development (Canada) đầu tư, tổng vốn
đầu tư là 4,23 tỷ USD; mục tiêu xây dựng,
kinh doanh khu du lịch nghỉ dưỡng, giải
trí, khu khách sạn, vui chơi có thưởng. Dự
án được cấp phép vào ngày 12/3/2008 tại
Bà Rịa – Vũng Tàu.
• Dự án Bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam
- Canada với tổng vốn đầu tư là 260 triệu
USD, dự án được cấp phép ngày 20/2/2014
tại Hải Dương.
20


- Mặc dù nguồn viện trợ ODA đến chủ yếu từ Nhật Bản, nhưng chúng ta
cũng không thể không nhắc đến nguồn vốn ODA từ Canada để giúp Việt

Nam xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội. Chính
phủ Canada sẽ cung cấp 12,9 triệu USD trong vòng 5 năm, từ nay đến
năm 2020.
- Những kinh nghiệm của Canada trong lĩnh vực hợp tác xã nông nghiệp
sẽ giúp Việt Nam ứng dụng kỹ thuật sản xuất thân thiện với môi trường
và có tính bền vững, đem lại lợi ích cho các gia đình nông dân.
- Các hoạt động bao gồm: Xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp mới theo
định hướng thị trường; tăng cường hiểu biết, kỹ năng và sức cạnh tranh
cho nông dân; cải thiện cách thức quản lý hợp tác xã.
Ngày 8/11/2017, Việt Nam và Canada chính thức thành lập quan hệ hợp
tác toàn diện mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam cùng Canada phát triển kinh
tế bền vững. Trong đó, cả hai nước đều đã thống nhất một số điều sau:
• Việt Nam và Canada cam kết coi thương mại và đầu tư hai chiều là
động lực quan trọng của quan hệ giữa hai nước. Hai nước sẽ duy trì
quan tâm đến thị trường mỗi nước như là các thị trường quan trọng và
thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương trong các lĩnh vực chủ
chốt.
• Việt Nam và Canada sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương
mại và kịp thời giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quan hệ
thương mại-đầu tư trên nguyên tắc hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi;
tăng cường hợp tác tại các khuôn khổ hợp tác kinh tế-thương mại-tài
chính đa phương như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn

21


hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
• Việt Nam và Canada sẽ trao đổi về tiềm năng của Hiệp định thương
mại tự do Canada-ASEAN và thúc đẩy thực hiện Hiệp định Đối tác

xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trên cơ sở những quyết định, thống nhất của Canada và Việt Nam, Việt
Nam dễ dàng có thể nắm bắt được những cơ hội để có thể phát triển kinh
tế:

• Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực giao thương với Canada
để cải thiện cán cân thương mại.
• Có những chính sách phù hợp để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước
ngoài từ Canada để phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp nhận khoa học công
nghệ.
• Tiếp tục kêu gọi, huy động viện trợ ODA từ Canada để nâng cao
nguồn vốn tích lũy, đầu tư có hiểu quả, xây dựng và phát triển đất
nước.

b. Chính trị
Canada là một trong những quốc gia phản đối chiến tranh tại Việt Nam,
luôn ủng hộ nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trước 2 kẻ thù hùng mạnh là Pháp và Mỹ. Trong tuyên bố thiết lập
quan hệ hợp tác toàn diện ngày 8/11/2017, có nhắc tới:
- Việt Nam và Canada sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các thể chế đa phương
như Liên hợp quốc (UN), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA),
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng đồng Pháp ngữ.
Hai nước tái khẳng định cam kết chung trong việc duy trì hòa bình, an ninh
và ổn định trên thế giới, ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên
tắc của luật pháp quốc tế và sẽ xem xét hợp tác trên các lĩnh vực liên quan
22


cùng quan tâm trong các khuôn khổ song phương và đa phương trên tinh
thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.

- Việt Nam và Canada nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình
và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ủng hộ việc duy trì trật tự
dựa trên pháp luật trên biển và đại dương, bao gồm Biển Đông. Tại cuộc
đến thăm và làm việc tại Canada nhân dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao, bà Trương Thị May đã có cuộc hội kiến với Phó
Chủ tịch Hạ viện Canada Bruce Stanton. Hai bên trao đổi một số vấn đề
quốc tế cùng quan tâm nhất là vấn đề Biển Đông; nhất trí cao sự cần thiết
duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong
đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, bảo đảm tự do, an ninh,
an toàn hàng hải và hàng không, tôn trọng, thực hiện đầy đủ các tiến trình
ngoại giao và pháp lý, thương mại và việc sử dụng đại dương vì các mục
đích hòa bình, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển.
Những khẳng định tuyên bố trên sẽ giúp Việt Nam và Canada ổn định nền
chính trị trong nước, làm nền tảng để xây dựng an ninh quốc phòng vững
chắc, tiếp bước để phát triển kinh tế, xã hội và nhiều phương diện khác.
2. Về văn hóa - giáo dục
Canada là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới. Đồng thời, Canada còn có các chính sách giáo dục để hỗ trợ các sinh
viên quốc tế tại quốc gia của mình.
- Chính sách ưu tiên về Visa: Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính
phủ Canada cho du học sinh Việt Nam đó là Canada Express Study. Theo
chính sách này, sinh viên có thể thay thế thủ tục chứng minh tài chính bằng
giấy chứng nhận đầu tư đảm bảo. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian xin Visa
cho các bạn học sinh.
- Có các chương trình thực tập hưởng lương.
23


- Chính sách hoàn toàn cho sinh viên quốc tế (cụ thể ở tiểu bang Manitoba):
sinh viên học tập và làm việc tại Manitoba sẽ được hoàn trả 60% số học

phí.
- Học bổng hấp dẫn từ các trường đại học danh tiếng.
Những năm gần đây, số sinh viên Việt Nam lựa chọn Canada là điểm đến
để học tập và trải nghiệm ngày càng gia tăng đã cho thấy được sức hút
mạnh mẽ từ văn hóa và nền giáo dục của Canada. Việt Nam là một trong
những quốc gia có tỷ lệ sinh viên đến học tại Canada tăng nhanh nhất
(16%). Điều này cho thấy Canada dường như đang trở thành một điểm đến
ưa thích của sinh viên Việt Nam, sau các nước truyền thống như Anh, Mỹ,
Úc, Singapore,.. Chính vì vậy mà những thống nhất mới nhất trong toàn
văn thiết lập Quan hệ hợp tác toàn diện giữa Canada và Việt Nam ngày 8
tháng 11 năm 2017 đã khẳng định sẽ tạo cơ hội để sinh viên Việt Nam tiếp
cận được nền giáo dục tiên tiến tại Canada:
- Việt Nam ghi nhận tích cực những nỗ lực của Canada nhằm thu hút nhiều
sinh viên Việt Nam hơn theo học tại các cơ sở giáo dục của Canada.
Canada hoan nghênh có nhiều sinh viên Việt Nam hơn nữa tìm kiếm các cơ
hội giáo dục tại Canada.
- Hai nước nhận thức lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của chính quyền
tỉnh bang của Canada và quyết định tăng cường và tạo thuận lợi cho mở
rộng hợp tác và trao đổi học thuật, bao gồm thông qua việc thiết lập các
quan hệ đối tác và các chương trình trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo
dục của hai nước.
3. Về khoa học - công nghệ
Việt Nam và Canada sẽ thúc đẩy và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực
như năng lượng, công nghệ sạch và bền vững, nông nghiệp và thực phẩm,
công nghệ thông tin truyền thông, nghiên cứu môi trường và nghiên cứu
biển, giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu. Mục tiêu là để tạo điều
24


kiện cho sự tham gia của nhiều thành phần nhằm chia sẻ thông tin, kinh

nghiệm và các chủ đề cùng quan tâm. Hai nước nỗ lực hơn nữa tìm kiếm
các cơ hội tiềm năng để cộng tác về nghiên cứu và phát triển, triển khai và
thương mại hóa công nghệ sạch, tiên tiến và sáng tạo để ứng phó với các
thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Canada và dự Hội nghị G7 mở rộng của
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, chiều ngày 8/6/2018 (theo giờ
địa phương), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Quỹ
Nghiên cứu của Quebec, Canada đã ký Ý định thư hợp tác về đối tác chiến
lược trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ý định thư
được ký giữa hai bên sẽ góp phần phát huy các lợi thế và tiềm năng của
Việt Nam và Quebec về nghiên cứu khoa học, công nghệ và nâng cao năng
lực.
4. Các khía cạnh khác
Ngoài những lĩnh vực trọng yếu kể trên, Việt Nam và Canada có những nỗ
lực không ngừng trong các lĩnh vực khác.
 Về quốc phòng và an ninh
- Việt Nam cùng Canada chia sẻ lợi ích chung đối với hòa bình và an ninh
ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục phối hợp tại các cơ
chế đối thoại và hợp tác song phương và đa phương về các vấn đề quốc
phòng, an ninh, xây dựng năng lực và huấn luyện.
- Việt Nam và Canada sẽ tìm kiếm và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực
gìn giữ hòa bình, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai,
cũng như các lĩnh vực khác hai bên cùng quan tâm và có lợi ích. Việt
Nam và Canada sẽ tiếp tục tìm các biện pháp tăng cường hợp tác quốc
phòng thông qua Chương trình Hợp tác và Huấn luyện quân sự quốc tế
và các chương trình đào tạo của phía Việt Nam.
25



×