Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm tại xã Eapil, huyện M’Đăk, tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.76 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM
TẠI XÃ EAPIL HUYỆN M’ĐĂK TỈNH ĐĂK LĂK

Người thực hiện

: Lý Thị Liên

Lớp

: KTNL – K11

Ngành

: Kinh Tế Nông Lâm

Khoá

: 2011- 2015

Đăk Lăk, 05/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM
TẠI XÃ EAPIL HUYỆN M’ĐĂK TỈNH ĐĂK LĂK

Người hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Minh Phương
Người thực hiện

: Lý Thị Liên

Lớp

: KTNL – K11

Ngành

: Kinh Tế Nông Lâm

Khoá

: 2011- 2015

Đăk Lăk, 05/2015

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoan thanh đươc bao cao nay, ngoai sự nỗ lực va cố gắng cua ban thân,
em đã nhân đươc sự quan tâm giup đỡ cua cac ca nhân, đoan thể trong va ngoai
trương. Em xin chân thanh cam ơn đên:

ThS Vũ Thị Minh Phương la giao viên hương dân đã giup đỡ va hương dân
em trong suốt qua trinh hoc tâp va hoan thanh bao cao thực tâp nay .
Thây cô trương Đai hoc Tây Nguyên đã giang day tân tinh va tao điêu kiên
giup đỡ em trang bị nhưng kiên thưc bổ ich trong suốt qua trinh hoc tâp tai trương.
Ban lãnh đao UBND xã Eapil, ban tự quan cac thôn xã Eapill huyên M’Đrắk tinh
Đắk Lắk đã tao điêu kiên tốt, nhiêt tinh giup đỡ em trong suốt qua trinh thực tâp
va thu thâp số liêu để thực hiên bao cao nay.
Gia đinh, tâp thể cac ban lơp KTNNK11 va ngươi thân đã luôn bên canh ung hộ va
giup đỡ em trong suốt qua trinh hoc tâp va hoan thanh tốt đơt thực tâp nay.
Đăk Lăk, thang 05 năm 2015
Sinh viên thực tâp
Lý Thị Liên

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................v
PHẦN I...................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
i


1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
PHẦN II..................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về đất và sử dụng đất........................................................................3
2.1.2. Đất nông nghiệp................................................................................................4
2.1.3. Vị trí và đặc điểm của đất trong nông nghiệp.....................................................5

2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.................................................5
PHẦN III.................................................................................................................13
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................13
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.....................................................13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................13
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................13
3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu..........................................................................13
3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá.......................................................................................14
3.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................15
3.3.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................15
3.1.2. Các nguồn tài nguyên......................................................................................17
3.1.3. Thực trạng môi trường.....................................................................................18
3.1.4. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.................................................................19
3.1.5 . Thực trạng phát triển các ngành kinh tế...........................................................19
3.2.1. Lĩnh vực văn hoá - xã hội................................................................................22
3.3. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn........................................................23
3.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.....................................................................23
3.4.1. Giao thông......................................................................................................23
3.4.2. Thuỷ lợi..........................................................................................................24
3.4.3. Năng lượng.....................................................................................................24
3.4.4. Bưu chính viễn thông......................................................................................24
3.4.5. Cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao......................................................................24
3.4.6. Cơ sở y tế........................................................................................................25
ii


3.4.7. Cơ sở giáo dục - đào tạo..................................................................................25
3.4.8. Cơ sở thể dục – thể thao..................................................................................26
3.4.9. Chợ................................................................................................................. 26

3.5. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội..................................27
3.5.1. Thuận lợi........................................................................................................27
3.5.2. Khó khăn........................................................................................................27
PHẦN IV.................................................................................................................28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................28
4.1. Thực trạng sử dụng và phân bổ đất tại xã Eapil, huyện M’Đrắk...........................28
4.1.1. Thực trạng sử dụng đất trồng cây hàng năm của tại xã Eapil, huyện M’Đrắk....28
4.1.2. Lịch mùa vụ trồng cây hàng năm tại xã Eapil, huyện M’Đrắk..........................29
4.2. Thực trạng chung của các nông hộ tại xã Eapil, huyện M’Đrắk...........................31
4.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động.....................................................................31
4.2.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng...................................................................32
4.2.4. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng........................................................33
4.3. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm của các nông hộ.................................34
4.3.1. Hệ số sử dụng đất............................................................................................34
4.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm..........................................36
4.4. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra.................................................................37
4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất............................................................38
PHẦN V..................................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................39
5.1. Kết luận.............................................................................................................39
5.2. Kiến nghị...........................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................41

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Ký hiệu
HSSDĐ
BQ
UBND
HQKT
HQPB
SX
ĐVT
DT
SL
ĐX
BVTV

Ý nghĩa
Hệ số sử dụng đất
Bình quân
ủy ban nhân dân
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả phân bổ
Sản xuất

Đơn vị tính
Diện tích
Sản lượng
Đông xuân
Bảo vệ thực vật

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phân theo các vùng............................10
(Tính đến 01/01/2013)..............................................................................................10
Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất phân theo các vùng (Tính đến 01/01/2013)..................11
Bảng 3.1: Bảng tiêu chí phân loại hộ.........................................................................14
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng..................................20
Bảng 3.3: Hiện trạng dân số năm 2014......................................................................22
Bảng 4.1: Biến động sử dụng đất trồng cây hàng năm của tại xã Eapil qua 3 năm
(2012-2014).............................................................................................................. 28
Hình 4.1: Lịch mùa vụ của xã Eapil..........................................................................29
Bảng 4.2: Tình hình chủ hộ, nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra.....................31
Bảng 4.3: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm............................................32
Bảng 4.4: Năng suất một số loại cây trồng hàng năm.................................................33
Bảng 4.5: Thu nhập từ các loại cây trồng hàng năm...................................................33
Bảng 4.6: Hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm.......................................................34
Bảng 4.7:Hiệu quả sử dụng đất canh tác của các nhóm hộ năm 2014.........................36
Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực và trình độ canh tác của các nông hộ.....37

v



PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời với hơn 70% dân số sống ở
nông thôn – nơi sản xuất ra lượng lớn lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội.
Nông nghiệp là một trong hai ngành kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội, nó cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp,
dịch vụ và các ngành khác. Khi nói đến sản xuất nông nghiệp thì không thể không
nói đến đất đai, về cơ bản nếu không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp,
vì thế trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế
được. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay đang đặt ra những yêu cầu
mới đòi hỏi công tác quản lý, khai thác và sử dụng đất đai tốt hơn, chủ động hơn
làm cho đất đai trở thành nguồn lực quan trọng tham gia vào quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Trên quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta thực hiện công
cuộc đổi mới trong công tác quản lý đất đai từ Trung ương cho đến cấp cơ sở, bằng
cách giao khoán dài hạn cho người sản xuất, nhằm khai thác triệt để khả năng sinh
lợi từ đất. Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta còn thực hiện công tác chuyển giao công
nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất vì đất là ngồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt , là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn xây dựng và
phát triển dân sinh kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Hiện nay việc sử dụng đất còn nhiều khó khăn và bất cập. Do đất đai là nguồn
tài nguyên có hạn, bên cạnh đó do sự phân bố đất đai không đều, dẫn đến việc sử
dụng đất chưa hợp lý. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng phải khai thác hợp lý,
tiết kiệm đồng thời không ngừng công tác bồi dưỡng cải tạo đất nhằm nâng cao sức
cản xuất của đất, tích cực mở rộng diện tích đất bằng cách khai hoang, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, từng bước tăng diện tích đất canh tác cho mỗi lao động nông
nghiệp. Đồng thời phải có định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội. Kế hoạch sử dụng đất đai phải được tiến hành trước một bước để trên cơ sở đó
các cấp chính quyền và ban ngành sử dụng đất tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất

1


đai có hiệu quả, nhằm tránh gây lãng phí, tránh sự tranh chiếm hủy hoại đất, phá vỡ
sự cân bằng sinh thái môi trường , gây tổn thất hoặc kìm hãm sự phát triển của sản
xuất, phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu
quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Vì vậy mỗi khi sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp cho các mục đích khác cần canh nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy
theo lợi ích trước mắt.
Huyện M’Đrắk cũng như các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk phát triển sản xuất
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Xã Eapil là một trong những xã thuộc huyện
M’Đrắk, với đa số dân sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, trình độ sản xuất, thâm canh cây trồng của nhân dân trong vùng còn rất hạn
chế, trình độ dân trí chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của sản xuất thị trường,
trong khi đó giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp
bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Vì vậy việc định hướng cho người dân trong xã khai thác, sử dụng đất hợp lý
và có hiệu quả là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, tăng thu nhập cho người dân tại địa phương. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi
chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm tại xã Eapil
huyện M’Đrắk tỉnh Đắk Lắk”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng về cơ cấu sử dụng đất trồng cây hàng năm của các nông hộ tại xã
Eapil.
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm của các nông hộ.
- Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng
năm tại xã Eapil.


2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về đất và sử dụng đất
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm:
Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích
mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Theo chiều ngang,
trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với
các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người (Phạm Xuân Trường, 1997).
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên trong mọi quá trình sản xuất. Đất
đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội, nhưng tùy thuộc vào
từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau.
Theo Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
• Đất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2004).
• Diện tích đất canh tác: là diện tích của thửa đất đó sử dụng vào mục đích
trồng cây hàng năm.
• Diện tích gieo trồng cây hàng năm: là diện tích trên đó có trồng trọt, gieo
cấy một loại cây trồng nào đó trong 1 vụ nhất định.
• Sản lượng cây trồng là toàn bộ sản phẩm chính của một cây trồng thu được

trên toàn bộ diện tích gieo trồng của cây trồng đó trong 1 năm hoặc 1 vụ.
• Đất trồng cây hàng năm: Theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày
1/11/2004 của Bộ Tài nguyên - môi trường, đất trồng cây hàng năm là đất chuyên
trồng các loại cây có thời hạn sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không

3


quá một năm, chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm,
cỏ không dùng trong chăn nuôi.
• Đất trồng cây lâu năm: Theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1-112004 của Bộ Tài nguyên - môi trường, đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại
cây có thời gian sinh trưởng trên một năm, từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả
cây có thời gian sinh trưởng như cây hằằ̀ng năm, nhưng cho thu hoạch trong nhiều
năm như cây thanh long dứa, nho…
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất
trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.

2.1.2. Đất nông nghiệp
Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất
sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất
nông nghiệp khác.
Đất nông nghiệp gồm:


Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản

xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.



Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi

phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng
bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để
trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng
lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.


Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi,

trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.


Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.



Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà

kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình
thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại
nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng
cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá
4


nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản
xuất nông nghiệp.


2.1.3. Vị trí và đặc điểm của đất trong nông nghiệp
a. Vị trí
- Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động nó xuất hiện và tồn
tại ngoài ý muốn của con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế
được trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Nó đóng vai trò cố định cho sự tồn tài
và phát triển của nông nghiệp, vì:
• Ruộng đất vừa là đối tượng lao động, khi con người sử dụng công cụ sản
xuất tác động vào đất làm thay đổi hình dạng thông qua cày, bừa, lên luống...
• Ruộng đất vừa là tư liệu lao động, khi con người tác động lên đất thông qua
các thuộc tính lý , hóa, sinh học và các thuộc tính khác để tác động lên cây trồng
(Tuyết Hoa Niê Kdăm, 2012).
b. Đặc điểm
- Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp có giới hạn về mặt không gian
(Tuyết Hoa Niê Kdăm, 2012).
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều:
• Việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải gắn liền với vị trí của đất
đai, phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng và chất lượng đất
ngay trên vùng đất đó như khí hậu, thổ nhưỡng, cây trồng, vật nuôi, tập quán
canh tác...
• Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên
cùng 1 cánh đồng. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần cải tạo và bồi dưỡng đất
nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Nếu khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả thì sức sản xuất nông nghiệp
không ngừng tăng lên, sức sản xuất của đất đai gắn liền với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, trình độ thâm canh và biện pháp khoa học kĩ thuật.
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được
(Tuyết Hoa Niê Kdăm, 2012).

2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

 Yếu tố điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa,
thủy văn, không khí...trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử

5


dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các
nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt đọ cao hay thấp, sự
khai thác về nhiệt độ, về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa
ngày và đêm...trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh turowngr và phát triển của
cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong
việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất cũng như khả năng đẩm bảo khả năng cung cấp
nước cho các cây, con sinh trưởng, phát triển (Lương Văn Hinh và cs, 2003).
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực
nước biển, độ dốc hướng dốc...thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh
hưởng đến sản xuất và phân bổ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ
dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa
chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.
- Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng, công cụ và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của tự
nhiên, tận dụng lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và
môi trường.
 Yếu tố về kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản
lý, sức sản suất trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản
xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của

khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động...thường có ý nghĩa
quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai (Lương Văn Hinh và cs, 2003).

6


2.1.5. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất

a. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
- Khái quát về hiệu quả sử dụng đất: Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu
công việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu
cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào?
Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không?
Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản
phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một nội
dung đánh giá hiệu quả. Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng
nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn
lực để phát triển bền vững (Trần Ngọc Kham, 2011).
• Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động
sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Hiệu
quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau:
- Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm
thời gian.
- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ
thống.
- Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích
của con người.

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá
trị của các nguồn lực đầu vào. Hay nói cách khác HQKT được đo bằng hiệu số giữa
giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Từ những
vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế sử dụng đất
là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều
nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội (Phạm Vân Đình, 2009).
7


• Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã
hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này
đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. Hiệu quả về mặt xã
hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên
một diện tích đất nông nghiệp (Tuyết Hoa Niê Kdăm, 2012).
• Hiệu quả môi trường: là môi trường được sản sinh do tác động của sinh
vật, hóa học, vật lý, chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các
loại vật chất trong môi trường theo Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa,
1998. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh
hưởng tác động xấu được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác
động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu
đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học (Tuyết Hoa Niê Kdăm, 2012).
b. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“Thế giới đang sưr dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản suất nông nghiệp. Tiềm
năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3- 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất
nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất nông
nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nu cầu về sản phẩm
nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở

rộng diện tích đất nông ngiệp” FAO, 1976).
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ
đất, đấn giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều
rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặt những suy thoái
tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của on người, đồng thời nhằm hướng dẫn về
sử dụng đất và quản lý đát đai sao cho nguồn tài nguên này được khai thác tốt nhất
mà vẫn duy trì sản suất trong tương lai.
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển
chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải
thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài
nguyên cho thế hệ sau này.
c. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất

8


Trong quá trình sử dụng đất tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu
quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các
nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó, tiêu chuẩn đánh giá việc
nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm nghiệp là mức độ tăng lên các
kết quả sản suất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí
các nguồn lực khi sản suất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007).
• “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông –
lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời sống người dân. Vì vậy, đánh giá
hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba
tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về
môi trường” (FAO, 1994).
- Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí

đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào trong sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương
diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực được dùng vào thì
sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hay nói cách khác, HQKTh là khả năng thu
được kết quả sản xuất tối đa với những yếu tố đầu vào là cố định. HQKTh phụ
thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào SX trong nông nghiệp,
kỹ năng của con người cũng như môi trường kinh tế - xã hội mà trong đó kỹ thuật
được áp dụng (Tuyết Hoa Niê Kdăm, 2012).
- Hiệu quả phân bổ sử dụng đất: là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi thêm vào đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của HQPB là HQKTh có tính đến
các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. HQPB là việc sử dụng các yếu tố
đầu vào theo những tỉ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào
(Tuyết Hoa Niê Kdăm, 2012).
- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó đạt cả HQKTh và HQPB.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Việt Nam là một nước nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn
70% số dân sống ở nông thôn và tỉ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 15,25%. Từ chỗ
9


không đủ lương thực đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo và nhiều nông
phẩm nhiệt đới như cao su, cà phê, tiêu, điều... và gần đây là thủy sản. Như vậy,
nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của
đất nước.
Theo số liệu thống kê năm 2011, cả nước có 26.226,4 ha đất nông nghiệp,
trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 10.126,1 ha, đất lâm nghiệp chiếm
15366,5 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 689,8 ha, đất làm muối chiếm 17,9 ha, còn
lại là đất nông nghiệp khác 26,1 ha. Đến 01/01/2012 tổng diện tích đất nông
nghiệp cả nước là 26.280,5 ha với dân số cả nước lên tới 88,78 triệu người, trong

đó dân số thành thị là 28,3 triệu người chiếm 31,87%, nông thôn là 60,5 triệu
người chiếm 68,14%. Tính đến ngày 01/01/2013 tổng diện tích đất nông nghiệp là
26371,5 ha mà dân số tăng lên 90 triệu người, trong đó dân số thành thị là 28,9
triệu người chiếm 32,11%, dân số nông thôn là 60,8 triệu người chiếm 67,55%. Do
nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm
gần đây, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh điều này được thể hiện
dưới các bảng 2.1 và 2.2:
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phân theo các vùng
(Tính đến 01/01/2013)
Đơn vị tính: nghìn ha
Chỉ tiêu

Tổng

Đất nông

Đất lâm

Đất

nghiệp

nghiệp

chuyên

Đất ở

Cả nước
33,097.2

Đồng bằng sông 2,105.9

1,0210.8
770.8

15,405.8
5191

dùng
1,884.4
315,6

Hồng
Trung du và miền 9,527.5

1,596.3

5,744.2

296.5

119.0

núi phía bắc
Bắc trung bộ - 9,583.4

1881,6

5512,6


573,4

102,0

diên hải miền tây
Tây nguyên
5464,1
Đông nam bộ
2359,1
Đồng bằng sông 4057,2

2000,4
1355,2
2606,5

2815,1
511,8
303,0

209,4
229,8
259,7

53,7
76,6
112,9

695.3
141.1


cửu long
(Nguồn: />10


Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất phân theo các vùng (Tính đến 01/01/2013)
Đơn vị: %
Chỉ tiêu

Tổng

Đất nông

Đất lâm

Đất

nghiệp

nghiệp

chuyên

Đất ở

Cả nước
100
Đồng bằng sông 100

30,9
36,6


46,5
24,6

dùng
5,7
15,0

Hồng
Trung du và miền 100

16,8

60,3

3,1

1,2

núi phía bắc
Bắc trung bộ - 100

19,6

57,5

6,0

1,9


diên hải miền tây
Tây nguyên
100
Đông nam bộ
100
Đồng bằng sông 100

36,6
57,4
64,2

51,5
21,7
7,5

3,8
9,7
6,4

1,0
3,2
3,0

2,1
6,7

cửu long
(Nguồn: />So sánh những số liệu trên qua các năm (từ 2011 – 2013) cho thấy: diện tích
đất canh tác của nước ta hiện thấp nhất thế giới.
Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 5,4 triệu ha là vùng có diện tích đang

sử dụng chiếm tỷ lệ cao 81,5% đứng thứ 4 trong 7 vùng của cả nước. Địa hình đất
Tây Nguyên là một phức hợp núi, cao nguyên, trũng giữa và đồng bằng. Tài nguyên
đất ở đây rất đa dạng, đặc biệt có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan với hàm lượng chất hữu
cơ, đạm, lân, kali... cao, cho phát triển nhiều loại cây công nghiệp lâu năm như: cà
phê, hồ tiêu, cao su, chè, dâu tằm và cây ăn quả. Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi
nhọn của Tây Nguyên, chiếm tới hơn 53,97% tỷ trọng toàn ngành kinh tế, với gần
80% dân số. Tây Nguyên vùng đất đỏ bazan màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh lớn. Thực tế, trong những năm qua, sản
xuất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên luôn đóng vai trò chủ đạo của toàn ngành
kinh tế.
Đắk Lắk là một tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất vùng Tây Nguyên. Với diện
tích tự nhiên 1.959.950 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 524.908 ha, chiếm
26,7%, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1.017.955 ha chiếm 51,93%, diện tích
đất chuyên dùng là 51.985 ha chiếm 2,65%, diện tích đất ở là 13.643 ha chiếm
0,69%, diện tích chưa sử dụng và sông suối, đá là 315.549 ha chiếm 17,93%. Trong
11


nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 196,281 ha chiếm 37,39%, diện
tích thủy sản là 1,394 ha chiếm 0,26%. Do tính chất đặc thù của khí hậu, cho phép
bố trí một tập đoàn cây trồng, ật nuôi phong phú và đa dạng. Ngoài diện tích tròng
lúa, các cây ngắn ngày khác như ngô, lạc, mè, sẵn, mía có thể phát triển thành vùng
chuyên canh lớn.

12


PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm tại xã Eapil, huyện M’Đrắk,
tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi về không gian
Xã Eapil, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2.2. Phạm vi về thời gian
+ Thời gian thu thập và xử lý số liệu: từ ngày 15/03/2015 – 15/05/2015
+ Thời gian nghiên cứu: trong vòng 3 năm trở lại đây (2012-2014).
3.1.2.3. Phạm vi về nội dung
- Cơ cấu sử dụng đất trồng cây hàng năm của các nông hộ tại xã Eapil.
- Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm của các nông hộ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng
năm tại xã Eapil.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra
Xã Eapil có 14 thôn với 1694 hộ dân, tất cả đều có tham gia trồng cây hàng
năm và các hộ này phân bố đều trên xã. Với dung lượng mẫu là 1694 hộ tôi chọn
mẫu 70 hộ, tương ứng 4,13% dung lượng mẫu, tiến hành điều tra ngẫu nhiên các hộ
trong xã.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thứ cấp: Tổng hợp các số liệu thu thập được từ các văn bản báo cáo
qua các năm của xã Eapil, đã được công bố. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã
hội an ninh quốc phòng của UBND xã Eapil, năm 2012 - 2014; bên cạnh đó còn sử
dụng một số tài liệu tham khảo, các sách báo, tạp chí chuyên nghành, internet …
- Số liệu sơ cấp: số liệu được thu thập từ các phiếu điều tra, phỏng vấn nông
hộ dưới dạng bảng câu hỏi tại các hộ gia đình.
13



3.2.1.3. Phương pháp phân tổ thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu
- Phân tổ thống kê theo nhóm hộ, theo cây trồng.
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
- Các số liệu thứ cấp sau khi thu thập và tính toán được thể hiện qua các bảng
biểu và biểu đồ.
3.2.1.4. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng các số tuyệt đối, số tương đối, lượng tăng
giảm (+), giảm (-) để mô tả thực trạng sản xuất tại xã Eapil như hiện trạng diện tích
đất đai, cây trồng hàng năm...
- Phương pháp thống kê so sánh: sử dụng các chỉ tiêu để so sánh mức độ biến
động.
+ So sánh diện tích, sản lượng, năng suất của các loại cây trồng hàng năm
của các nhóm hộ tại xã Eapil.
+ So sánh chi phí, doanh thu, lợi nhuận bình quân trên 1 ha đất trồng cây
hàng năm.
+ So sánh chi phí, doanh thu, lợi nhuận bình quân trên hộ của các nhóm hộ
trồng cây hàng năm.
3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá
3.2.2.1. Chỉ tiêu phân loại nhóm hộ và tiêu chí đánh giá
nguồn lực của các nông hộ
- Tiêu chí phân loại hộ: Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Quyết định có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/1/2011:
Bảng 3.1: Bảng tiêu chí phân loại hộ
Tiêu chí
Khá
Trung Bình
Nghèo


Thu nhập BQ/Khẩu (đồng/người/tháng)
Trên 800.000 đồng
Từ 401.000 đồng – 800.000 đồng
Dưới 401.000 đồng
(Nguồn: UBND xã Eapil)

- Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra:
+ Diện tích đất canh tác BQ hộ.
+ Diện tích đất canh tác BQ nhân khẩu.
+ Gía trị tư liệu sản suất BQ hộ.
Tỉ lệ khẩu/hộ.
14


+ Thu nhập thuần = ∑ thu - ∑ chi.
+ Lợi nhuận/chi phí: cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thu được mấy đồng lợi nhuận.
3.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sử dụng
đất
• Chỉ tiêu cơ cấu cây trồng: Chỉ tiêu này cho ta thấy tỉ lệ diện tích canh tác hay
gieo trồng các loại cây trồng trên tổng diện tích đất. Chỉ tiêu này được xác định bởi
công thức:
Tổng diện tích canh tác (hay gieo trồng) của một loại cây
Cơ cấu cây trồng =
Tổng diện tích canh tác (hay gieo trồng) của các loại cây
• Chỉ tiêu hệ số sử dụng đất:
- Hệ số sử dụng đất: Là số lần trồng bình quân trong năm tính trên một đơn vị
diện tích đất canh tác. Được tính theo công thức:
H=


D

Trong đó:

H: Hệ số sử dụng đất canh tác
D: Tổng diện tích gieo trồng trong năm
C
C: Tổng diện tích đất canh tác
Chỉ tiêu này cho thấy trình độ kỹ thuật canh tác của các loại cây trồng trên các

loại đất khác nhau. Khả năng sử dụng đất về mặt kỹ thuật. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ
khả năng thâm canh cao và liên quan trực tiếp đến diện tích gieo trồng.
3.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Eapil thuộc phạm vi hành chính nằm ở phía Tây Bắc huyện M’Đrăk – tỉnh
Đắk Lắk, trung tâm xã cách thị trấn huyện 15 km về phía Tây, đường ranh giới được
xác định theo chỉ thị 364/CP của Chính Phủ và có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp : Xã Cư Prao
- Phía Nam giáp : Huyện Krông Bông
- Phía Đông giáp : Xã Krông Jing và xã Ea Lai
- Phía Tây giáp : Huyện Ea Kar
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai đến 01/01/2014 diện tích tự nhiên của xã
Eapil là 8.238,00 ha.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của toàn xã có 2 dạng chính:
15


- Địa hình núi cao sườn dốc: có diện tích 180 ha, chiếm 2,19% diện tích tự

nhiên, phân bố phía đông nam của xã, địa hình bị chia cắt phức tạp độ cao trung
bình 700 m so với mực nước biển, cao nhất 1000 m, độ dốc trên 200 .
- Địa hình đồi thấp chia cắt nhẹ: diện tích 8058 ha, chiếm 97,81% diện tích tự
nhiên, độ cao trung bình khoảng 300 - 400m, độ dốc từ 12 – 15 0, địa hình này bằng,
ít dốc, thảm thực vật gồm cỏ, cây bụi, dọc theo các khe suối, hợp thủy có cây gỗ
nhỏ, hiện nay một phần diện tích đất đã được khai phá trồng cây hàng năm, đây là
địa bàn chính để phát triển sản xuất nông nghiệp
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu thời tiết huyện M’Đrăk nói chung và xã Eapil nói riêng mang đặc
điểm khí hậu nhiệt đới cao nguyên, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu duyên hải
nam trung bộ, nhiệt độ cao đều trong năm, nhiệt độ trung bình năm từ 23– 25 0C,
tổng diện tích ôn 8000-85000C, lượng mưa bình quân năm từ 1800 – 2100mm,
lượng mưa cao nhất 2767mm và thấp nhất 913,8mm biên độ nhiệt ngày đêm 9120C và chia thành 2 mùa rõ rệt.
- Mùa mưa : bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc là tháng 12, kéo dài 8 tháng, chiếm
91,7% lượng mưa cả năm, mưa phân bố đều và có 2 đỉnh mưa là tháng 5 và tháng
10, mưa kéo dài và kết thúc muộn là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển,
tuy nhiên mưa lớn tập trung lũ quét xảy ra gây nên tình trạng lũ lụt, ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp và làm hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi.
- Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 4, thời kỳ này mưa ít, chiếm 8,3% lượng
mưa cả năm, giai đoạn này khô hạn, thiếu nước trầm trọng, gây rất nhiều khó khăn
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Nhìn chung khí hậu trong vùng có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông
nghiệp, nhất là mùa khô, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi lớn, làm gia tăng mức độ
khô hạn, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc bố trí cơ cấu
cây trồng và lịch thời vụ. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng cần xây dựng nhiều
công trình hồ đập nhỏ giữ nước để chủ động tưới tiêu
3.1.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn xã có nhiều suối lớn nhỏ chảy qua, tổng chiều dài các suối là
57,9km, điển hình là những suối:
16



- Suối Ea Krông Jing chảy dọc toàn bộ ranh giới phía Bắc và phía Đông của
xã, đoạn chảy qua xã dài 13 km, chảy theo hướng từ Đông Nam sang Tây Bắc rồi
đổ vào sông Ea Krông Hnăng, lòng suối rộng, bờ suối thấp, có thể khai thác lấy
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Suối Ea Tyh chảy dọc toàn bộ ranh giới phía tây và phía nam của xã, đoạn
chảy qua xã dài 15,8 km, chảy theo hướng Nam – Bắc rồi đổ vào sông Ea Krông
Hnăng, lòng suối hẹp, bờ suối thấp, có nước quanh năm.
- Suối Ea Knu: dài 13,7 km, bắt nguồn từ phía nam của xã, chảy theo hướng
Nam – Bắc rồi đổ vào sông Krông Jing, lòng suối hẹp, bờ suối thấp, có thể khai thác
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra trên địa bàn còn có các suối: Ea Te, Ea Dic, Ea Kdih... là những suối
nhỏ, chỉ có nước trong mùa mưa, khả năng khai thác phục vụ sản xuất rất hạn chế.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra đất của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện
năm 1978 và bổ sung năm 1998 trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000, đất đai của xã gồm 3
nhóm chính sau:
- Đất xám trên đá Granit (Xa): diện tích 4182 ha, chiếm 50,77% diện tích tự
nhiên, phân bố dọc quốc lộ 26, độ dốc từ 3-15 0, tầng dày dưới 70cm, đất có màu
nhẹ, do có tỷ lệ hạt cát cao, nên khả năng giữ nước kém, dễ bị xói mòn, rửa trôi, độ
chua pH là 4,6-4,8, nghèo mùn, đạm tổng số trung bình: 0,11-0,15%, nghèo lân
0,03-0,05%, lân dễ tiêu thấp 2,5mg/100g đất
Đây là loại đất xấu, hướng quy hoạch sẽ sử dụng một phần để trồng cây hàng
năm, còn lại bố trí đồng cỏ chăn nuôi và trồng rừng.
- Đất vàng đỏ trên đá Granit (Fa): diện tích 3825 ha, chiếm 44,46% diện tích
đất tự nhiên, phân bố Phía Nam quốc lộ 26 và một phần phía Đông bắc của xã, đất
có độ dốc 0-150, tầng dày 50-70 cm, đất có màu vàng đỏ, thành phần cơ giới từ
nước trung bình, đất chua pH 3- 4,6, nghèo mùn, đạm, lân tổng số đều nghèo 0,180,2%, lân dễ tiêu thấp 1,5-3mg/100g đất


17


Đây là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, hiện nay phần lớn loại
đất này đã được khai thác trồng cây hàng năm, còn lại đất trống đồi núi trọc, hướng
tới khai thác để trồng rừng.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến Mica (Fs) : diện tích 180ha, chiếm 2,19% diện tích
tự nhiên, phân bố ở phía đông nam của xã, độ dốc trên 20 0, tầng dày dưới 70cm, đất
có màu vàng đỏ, chặt, ít tơi xốp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình
0,12%, nghèo lân 0,025- 0,038%, thảm thực vật hiện nay là rừng nghèo và đất đồi
núi, hướng tới để trồng rừng phòng hộ.
3.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: trên địa bàn xã mật độ sông suối nhiều và phân bố đều,
suối có nước quanh năm, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm: chưa có số liệu thăm dò về trữ lượng và khả năng khai
thác nguồn nước ngầm, song qua khảo sát những giếng đào, ở một số nơi trong
vùng cho thấy ở độ sâu 10-15m đều có nước đủ phục vụ sinh hoạt.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Trong những năm gần đây do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp lại, vì vậy trên
địa bàn xã đã có chương trình trồng rừng tái sinh. Cho đến nay tất cả số diện tích rừng
trồng đều phát triển tốt, một số diện tích rừng trồng sớm nay đã đến tuổi thu hoạch.
3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Dân số trên địa bàn xã Eapil, phần lớn là đồng bào các tỉnh phía bắc vào lập
nghiệp từ những năm 1990, bao gồm 7 dân tộc anh em cùng chung sống là Kinh,
Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Sán Chỉ. Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán
riêng tạo cho địa phương có nền văn hóa đa dạng với nhiều nét độc đáo và giàu bản
sắc nhân văn.
3.1.3. Thực trạng môi trường
Eapil mang đậm nét của khu vực Tây nguyên, môi trường của xã đến nay vẫn

khá trong lành là do công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển và được bao
quanh bởi hệ thống cây xanh. Tuy nhiên, trong tương lai để đảm bảo sức khoẻ cho
người dân nhằm nâng cao chất lượng sống đồng thời bảo vệ cảnh quan môi trường
xanh, sạch, đẹp, bên cạnh công tác quy hoạch không gian, xây dựng các khu chức

18


×