Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận môn SNA hệ thống tài khoản quốc gia - đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam 2.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.06 KB, 10 trang )

MÔN HỌC: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA SNA
Đề tài: Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, hãy đánh giá về nợ nước ngoài
của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
---------------------******************--------------------
“Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ nước ngoài quốc gia (bao gồm nợ nước ngoài
Chính phủ và nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, áp dụng tỷ giá quy
đổi tại thời điểm cuối kỳ.” theo SAGA.com. Hay “Theo số liệu của The Economist, vào năm
2001, nợ công của Việt Nam mới là chưa đầy 9 tỷ USD, bình quân mỗi người gánh số nợ
công xấp xỉ 112 USD, và nợ công mới tương đương 28% GDP.” trích dẫn trên
vneconomy.com. Trong năm 2010 trước tình trạng Hy Lạp tuyên bố phá sản và một số nước
khác cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công thì tại Việt Nam các phương tiện truyền
thông cũng đầy ắp các thông tin về thực trạng nợ nước ngoài. Vậy theo quan điểm của Hệ
thống tài khoản quốc gia thì tình trạng nợ nước ngoài Việt Nam sẽ được lý giải như thế nào?
Hệ thống tài khoản quốc gia được nghiên cứu xuất phát từ những vấn đề đặt ra cho
việc phân tích hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, đặc biệt là những mối quan hệ giữa các
yếu tố, các bộ phân hợp thành của nền kinh tế. Đây là những mối quan hệ có ý nghĩa trong
việc đảm bảo sự phát triển kinh tế. Như vậy, hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) là một hệ
thống thông tin kinh tế cho cái nhìn tổng quát nhất về nền kinh tế. Nó bao gồm hệ thống các
tài khoản, mỗi tài khoản phản ánh một khía cạnh khác nhau về nền kinh tế. Các tài khoản
này được thiết kế nhằm đảm bảo tính nhất quán, liên kết và tích hợp dựa trên một tập hợp
các khái niệm, các định nghĩa hay quy tắc hoạch toán thống nhất trên toàn thế giới.
Việc xây dựng SNA được dựa trên lý luận của các nhà kinh tế thị trường cho rằng hoạt
động sản xuất là tất cả các hoạt động tạo ra thu nhập, bao gồm sản xuất tạo ra của cải
vật chất và các ngành tạo ra giá trị. Theo quan điểm chủa SNA thì hoạt động sản xuất được
chia theo 3 khu vực là:
- Khu vực I: các ngành nông – lâm – ngư nghiệp
1
- Khu vực II: các ngành công nghiệp và xây dựng
- Khu vực III: các ngành dịch vụ
Các chỉ tiêu đo tăng trưởng kinh tế được sử dụng trong SNA bao gồm: tổng giá trị sản xuất
(GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI). Trong đó, tổng giá


trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra do kết quả hoạt
động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một nước trong thời gian một năm. Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) là toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra do kết
quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một nước trong thời gian một năm. Còn tổng thu
nhập quốc dân (GNI) là toàn bộ giá trị gia tăng của sản phâm vật chất và dịch vụ được tạo ra
do kết quả hoạt động kinh tế hoạt động kinh tế củacông dân một nước trong thời gian một
năm. SNA là một hệ thống biểu kinh tế được thiết kế mang đặc trưng tài khoản để phản ánh
hoạt động kinh tế- xã hội ở tầm vĩ mô bao gồm các điều kiện, các kết quả của quá trình hoạt
động sản xuất, quá trình phân phối- sử dụng sản phẩm và mối quan hệ tác động qua lại giữa
các bộ phận hợp thành của nền kinh tế. Các tài khoản chủ yếu của SNA bao gồm: tài khoản
sản xuất; Tài khoản thu nhập và chi tiêu; tài khoản vốn (tài sản – tài chính); Tài khoản quan
hệ kinh tế với nước ngoài; Bảng I/O.(nguồn: giáo trình hệ thống tài khaorn quốc gia SNA –
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân)
Để có thể đánh giá về tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam trước hết chúng ta sẽ
phải nhận thức một cách rõ ràng về các thuật ngữ và thực trạng. Hỗ trợ phát triển chính thức
ODA: dòng vốn tài trợ chính thức với mục đích chính là phát triển nền kinh tế cho các quốc
gia và có yếu tố không hoàn lại ít nhất là 25%. Theo quy ước, luồng vốn ODA bao gồm các
đóng góp của các cơ quan Chính phủ tài trợ ở tất cả các cấp cho các nước đang phát triển
(ODA song phương) và cho các tổ chức đa phương. Việc nhận ODA bao gồm việc giải ngân
từ các nhà tài trợ song phương và các tổ chức đa phương. Việc cho vay bởi các tổ chức tín
dụng xuất khẩu với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu không được tính vào nguồn ODA. Nợ
nước ngoài: tổng số nợ nước ngoài, tại một thời điểm, là số dư của các khoản nợ thực tế,
không tính đến nghĩa vụ dự phòng. Con nợ được yêu cầu thanh toán lãi và/ hoặc gốc của các
khoản nợ tại một thời điểm trong tương lai, và là nghĩa vụ của người cư trú với người không
cư trú. Nợ nước ngoài có bảo lãnh của chính phủ: nghĩa vụ nước ngoài của con nợ được
2
Chính phủ hoặc một tổ chức thay mặt Chính phủ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. Nợ nước
ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của
chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp
Nhà nước và các tổ chức kinhh tế nhà nước (gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp vay

nước ngoài. Nợ nước ngoài dài hạn: là khoản nợ nước ngoài có thời hạn trên một năm. Nợ
quá hạn: là khoản nợ đã đến thời hạn trả nhưng người đi vay chưa thực hiện trả nợ với
người cho vay. Nợ quá hạn xảy ra ở cả hai trường hợp là chậm thanh toán gốc và chậm thanh
toán lãi của các công cụ nợ cũng như là việc chậm thanh toán trong các giao dịch khác. Giải
ngân/Rút vốn: là các hoạt động cấp vốn. Cả hai bên tham gia đều phải ghi lại giao dịch ngay
sau đó. Trong thực tế, giải ngân được ghi lại tại một trong các thời điểm sau: thời điểm cung
cấp hàng hóa dịch vụ (thời điểm liên quan đến tín dụng thương mại); thời điểm chuyển vốn
vào tài khoản; thời điểm người vay rút vốn từ một quỹ hoặc tài khoản hoặc từ người cho
vay. Thuật ngữ “được sử dụng” có thể áp dụng trong trường hợp tín dụng được thực hiện
dưới dạng không phải bằng tiền. Việc giải ngân có thể được ghi lại dưới dạng tổng khối
lượng giải ngân thực tế. Hoàn trả nợ gốc: là việc thanh toán thực tế được thực hiện bởi con
nợ cho các chủ nợ khoản nợ gốc trên cơ sở của lịch trả nợ. Hoãn nợ: đề cập đến việc hoàn
thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và áp dụng kì hạn mới, dài hơn đối với khoản tiền được
hoãn nợ. Hoãn nợ là cách giúp cho người mắc nợ giảm nhẹ gánh nặng nợ thông qua việc trì
hoãn hoàn trả và trong trường hợp hoãn nợ có ưu đãi sẽ dẫn đến giảm nghĩa vụ nợ. Tái cơ
cấu nợ: là hoạt động được thực hiện bởi cả người cho vay và người đi vay, kết quả là dẫn
đến sự thay đổi về nghĩa vụ nợ theo hướng làm giảm gánh nặng cho người đi vay. Hoạt động
này có thể là tổ chức lại nợ cho vay hoặc giảm nợ. Đối với trường hợp xóa nợ thì hoạt động
này chỉ được thực hiện bởi người cho vay. Tổ chức lại nợ bao gồm giản nợ, cơ cấu lại nợ và
hoạt động tái tài trợ. Tái tài trợ: là một loại thỏa thuận vay hoặc một loại tài trợ. Tái tài trợ
đề cập đến một thỏa thuận trong đó người cho vay hoặc là một tổ chức đại diện cho người
cho vay tài trợ cho việc thanh toán các phát sinh của khoản vay trước đây thông qua một
khoản vay mới. Các khoản vay mới khác với các khoản tái tài trợ vì các khoản tái tài trợ vần
giữ nguyên các điều khoản ban đầu. Các điều khoản của khoản tái tài trợ không nhất thiết là
giống với các khoản tái cấp vốn trước đây và các khoản tín dụng. Việc tổ chức lại một khoản
3
nợ, liên quan đến cả người cho vay và người đi vay, phải sử dụng đến nghiệp vụ tái tài trợ.
Hiện nay nghiệp vụ tái tài trợ được sử dụng thường xuyên trong trường hợp người đi vay
chấp nhận một khoản vay mới để trả nợ cho khoản vay cũ. Xóa nợ: là một quyền về tài chính
mà người cho vay xem là không thể đòi về được và không còn được theo dõi trong sổ sách.

(nguồn Bản tin nợ nước ngoài số 5 của Bộ tài chính)
CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP (%) 32.5 29.8 39.0
Nợ nước ngoài khu vực công so với GDP (%) 28.2 25.1 29.3
Nghĩ vụ trả nợ so với xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ (%)
3.8 3.3 4.2
Nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách
nhà nước (%)
3.6 3.5 5.1
Dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn (%) 10,177.0 2,808.0 290
Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so với thu
ngân sách nhà nước (%)
4.6 4.7 4.3
(nguồn Bản tin nợ nước ngoài số 5 của Bộ tài chính)
Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ nước ngoài quốc gia (bao gồm nợ nước ngoài Chính
phủ và nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, áp dụng tỷ giá quy đổi
tại thời điểm cuối kỳ. Phải chăng xét theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), theo
đó trên 50% được cho là nợ quá nhiều; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất
khẩu hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng 4,2% (WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ
nước ngoài ngắn hạn là 290% (khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa vụ trả nợ Chính
phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước 5,1% (ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%)… thì
nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn ở trong giới hạn an toàn?
Năm 2010 Việt Nam đã nợ thêm 1 tỷ đô nâng tổng mức nợ nước ngoài của Việt Nam
thành 29 tỷ đô. “Đánh giá khoản nợ 29 tỉ USD, ông Nguyễn Thành Đô - cục trưởng Cục
4
Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - cho rằng con số này là phù hợp với nhu cầu và chiến
lược, các định hướng về nợ của đất nước. Với số vay như vậy, theo ông Đô, việc trả nợ hằng
năm vẫn đang nằm trong khả năng của đất nước. Ông Đô cho biết tính từ năm 1993 đến nay,

VN luôn trả được nợ và trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi, chưa bao giờ để nợ nước ngoài quá hạn,
vượt khả năng thanh toán.Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, riêng quý
1-2010 VN phải trả trên 329 triệu USD cả gốc và lãi, phí. Các doanh nghiệp, tổ chức được
Chính phủ bảo lãnh cũng phải dành số tiền trả gốc và lãi, phí trong quý 1-2010 là trên 127
triệu USD. Với số nợ hiện tại, trong những năm tới không vay thêm thì số tiền VN phải bỏ ra
mỗi năm để trả nợ sẽ cao nhất vào năm 2016 với trên 1,7 tỉ USD trả nợ gốc và trên 250 triệu
USD trả lãi. Trước mắt, năm 2011 VN sẽ phải trả nợ khoảng 1,1 tỉ USD tính cả gốc lẫn lãi.
Đến năm 2025, VN cũng còn phải trả 764 triệu USD/năm tiền gốc và 91 triệu USD lãi...”
(nguồn tuoitre.vn).
Nếu như theo quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia thì nền kinh tế được chia thành 5
thành phần kinh tế là là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài, kinh tế cá thể tiểu chủ hay chia theo khu vực thì có khu vực nhà nước, khu
vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì nợ nước ngoài phần lớn xuất
phát từ khu vực nhà nước (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể) nhưng gánh nặng trả nợ thì lại
đè nặng lên vai toàn bộ nền kinh tế. Thực tế cho thấy các dự án có vốn vay nước ngoài chủ
yếu thuộc ngành năng lượng, giao thông vận tải, thủy sản, trồng rừng… mà đầu ra của các
ngành này luôn luôn biến động, phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu để trả nợ. Cùng với
việc lạm phát tăng cao, bổ sung cho đầu tư phát triển, bù đắp thâm hụt ngân sách thì hàng
năm chúng ta lại tiếp tục vay thêm nợ mới để chi trả cho các hoạt động và chi trả cho các
khoản nợ cũ..
Trên quan điểm của hệ thống tài khaorn quốc gia SNA, dựa vào banrgtaif khaorn thu nhập và
chi tiêu chúng ta có thể thấy được một cash rõ ràng hơn về thực trạng nợ nước ngoài của
Việt Nam trong thời gian gần đây.
Tài khoản phân phối lần đầu thu nhập
5

×