Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bai soan giao thong (tuan II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.71 KB, 8 trang )

TUẦN II: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 ngày 19 tháng 4 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LUẬT GIAO THÔNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : TÌM HIỂU LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết được luật giao thông đường bộ, biển báo, tín hiệu đèn màu.
- Tham gia các trò chơi sôi nổi
- Giáo dục cháu thực hiện đúng luật giao thông đường bộ.
- MTR: cháu nói được một vài luật giao thông đường bộ
2/ Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Không gian tổ chức:
-Trong lớp
*Đồ dùng phương tiện:
- Máy vi tính, vòng thể dục, cột đèn, ngã tư đường phố,những bài hát về phương tiện
giao thông.
3/ Phương pháp: Thực hành trải nghiệm , trực quan minh hoạ, dùng lời nói.
4/ Tiến hành hoạt động học:
* Hoạt động 1: Cô cho cháu hát bài “ Em qua ngã tư đường phố”. Cô hỏi các con vừa hát
bài hát nói về gì? Trẻ trả lời. Cô dẫn dắt trẻ đến máy vi tính để xem tranh ngã tư đường phố.
* Hoạt động 2:-Cô trình chiếu cho cháu xem hình ảnh của ngã tư đường phố, cháu quan
sát , cô hướng dẫn và hỏi cháu đâu là vỉa hè, người đi bộ thì đi ở đâu? Các con nhìn thấy xe
cộ chạy ở đâu? Khi có đèn đỏ thì mọi người phải làm gì? Đèn xanh? Đèn vàng?
- TKT: Trẻ trả lời được một vài câu hỏi của cô
Cô nói tóm lại: Người đi bộ thì đi trên vỉa hè về phía tay phải, đối với những nơi không có
vỉa hè thì người đi bộ đi sát lề đường về phía tay phải . Cô chỉ vào sơ đồ và nói đây là sơ đồ
ngã tư đường phố muốn đảm bảo an toàn giao thông chúng ta phải chú ý đến tín hiệu đèn.
Cả lớp nhắc lại tín hiệu đèn màu. Sau đó hát bài “ Em yêu cột đèn”.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm hiếu về luật giao thông.
- Cô là ban giám khảo: Cháu là thí sinh và trả lời theo các câu hỏi sau đây.
- Tìm hiểu ở tranh và câu hỏi lý thuyết đội nào rung xắc xô trước thì đội ấy sẽ trả lời
- Khi đi trên đường bộ các con đi ở đâu? Gặp đèn xanh thì các cháu phải làm gì? Đèn đỏ,


đèn vàng? Khi tham gia giao thông các con có đội mũ bảo hiểm không?
* Hoạt động 4: Trò chơi: Bé đi đúng luật.
- Cô có sơ đồ ngã tư đường phố cô yêu cầu người đi bộ , các loại xe phải đi đúng luật của
mình.
- Kết thúc cô cho cháu hát bài “ Đường em đi”. Cô giáo dục cháu khi tham gia giao thông
phải thực hiện đúng luật giao thông để tránh xảy ra tai nạn.
5/Đánh giá các hoạt động: Cháu tham gia học tốt

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 ngày 20 tháng 4 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LUẬT GIAO THÔNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : CHUYỆN QUA ĐƯỜNG
1/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu hiểu nội dung câu chuyện : Mai và An qua đường gặp phải xe, hai bạn chẳng nhìn
trước, nhìn sau nên chút nữa bị xảy ra tai nạn.
- Giáo dục cháu khi sang đường phải chú ý, nhìn trước, nhìn sau và thực hiện đúng luật giao
thông.
- Cháu tham gia tích cực các trò chơi
-MTR:- Cháu hiếu nội dung đoạn chuyện
2/ Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Không gian tổ chức:
-Trong lớp
*Đồ dùng phương tiện:
- Tranh truỵên, mô hình gia đình An và Mai. Máy vi tính, hình ảnh các nhân vật trong
chuyện.
3/ Phương pháp:
Thực hành trải nghiệm , trực quan minh hoạ, dùng lời nói.
4/ Tiến hành hoạt động học:
*Hoạt động 1: Cô cho cháu hát bài “Em qua ngã tư đường phố”. Cô hỏi cháu các con vừa
hát bài hát nói về gì? Trẻ trả lời. Hôm nay cô cũng có câu chuyện nói về luật giao thông đấy

các con. Đó là câu chuyện “ Qua đường”các con hãy lắng nghe cô kể nhé.
*Hoạt động 2:- Cô kể chuỵên lần 1 diễn cảm, điệu bộ.
- Tóm tát nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về hai chị em Mai và An khi sang đường
không chú ý đến tín hiệu đèn màu nên chút nữa thì xảy ra tai nạn đấy các con.
- Cô kể chuyện lần 2 xem tranh trên máy vi tính.
- Cô kể chuyện lần 3 có sự tham gia kể chuyện của trẻ
*Hoạt động 3: Trò chơi: Bé nào thông minh hơn.
- Cô chia lớp làm 2 đội trả lời theo câu hỏi của cô.
- Hai chị em Mai và An xin phép mẹ đi đâu? Hai chị em sang đường thì điều gì xảy ra?
- Cháu cảnh sát giao thông căn dặn An điều gì?Trong câu chuyện có những nhân vật
nào?
* Hoạt động 4: Trò chơi: Tô tranh theo nội dung câu chuyện.
- Cô chia lớp làm 3 đội , tô 3 tranh có nội dung từng đoạn chuyện, cháu thực hành
xong cô hỏi từng đội , đội con có nôi dung bức tranh gì? Cô cho cháu kể theo nội dung
bức tranh đó.
- Kết thúc hát bái “ Đường em đi” Giáo dục cháu khi sang đường phải nhìn trước, nhìn
sau, chú ý đến tín hiệu đèn màu.
5/Đánh giá các hoạt động:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 4 ngày 21 tháng 4 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LUẬT GIAO THÔNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : ÔN TRONG PHẠM VI 9
1/Mục đích yêu cầu:
- Ôn luyện các số từ 1 đến 9
- Trẻ thành thạo trong việc tách gọp trong phạm vi 9
- Tham gia các trò chơi sôi nổi
-MTR: - Cháu đọc được các số từ 1 đến 9 theo cô
2/ Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Không gian tổ chức:
-Trong lớp

*Đồ dùng phương tiện:
- Đồ dùng đồ chơi: Xe, ôtô, máy bay, thuyền....
3/ Phương pháp:
Thực hành trải nghiệm , trực quan minh hoạ, dùng lời nói.
4/ Tiến hành hoạt động học:
*Hoạt động 1: Ôn các số từ 1 đến 9
- Cô cho các cháu vừa đi vừa hát chọn các số theo yêu cầu của cô, sau đó đổi số cho nhau
và cứ thế tiếp tục chơi
*Hoạt động 2: - Trò chơi “ Tập tầm vông”. Trò chơi này cô ôn luyện cho các cháu tách
gọp trong phạm vi 9
*Hoạt động 3: Trò chơi: Tạo nhóm.
- Cô cho các cháu tao nhóm trên cơ thể cháu, cô cho cháu vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh
các cháu tạo thành nhóm theo yêu cầu của cô, cô kiểm tra từng nhóm.
* Trò chơi: Viết số còn thiếu vào toa tàu, thuyền.
- Cô chia lớp làm 2 đội viết số còn thiếu vào để để tạo thành dãy số tự nhiên từ 1 đến 9
* Hoạt động 4: Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Kết thúc hát bài “ Một đàn tàu”. Giáo dục cháu khi đi tàu,thuyền xe không thò đầu, tay
ra ngoài.
5/Đánh giá các hoạt động:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 4 ngày 21 tháng 4 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LUẬT GIAO THÔNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : LÀM QUEN G - Y
1/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhạn biêt và phát am đúng g- y
- Tham gia các hoạt động sôi nổi.
- Giáo dục cháu khi đi trên thuyền ghe, ca nô không thò đầu, thò tay ra ngoài.
-MTR: - Cháu phát âm được chữ cái g- y.
2/ Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Không gian tổ chức:

-Trong lớp
*Đồ dùng phương tiện:
- Cô chuẩn bị tranh ảnh tàu thuỷ, thuyền buồm, máy bay, chữ cái rời, máy vi tính.
3/ Phương pháp:
Thực hành trải nghiệm , trực quan minh hoạ, dùng lời nói.
4/ Tiến hành hoạt động học:
*Hoạt động 1: - Trò chơi: Giả làm tiếng kêu của các phương tiện giao thông. Cô nói máy
bay cháu nói ù ù... ô tô: Bim bim...Xe đạp: Kính cong...
*Hoạt động 2: - Cô cho cháu quan sát thuyền buồm trên máy vi tính.Cô đố các cháu
thuyền buồm là phương tiện đường nào?
- Cô giới thiệu thuyền buồm trẻ đồng thanh
- Cô hỏi cháu thuyền buồm có bao nhiêu chữ cái? Giới thiệu dấu thanh.
- Cô cho cháu rút chữ học rồi xuống còn lại chữ y cô phát âm mẫu, lớp đồng thanh, cá
nhân.
- Tượng tự chữ g cô cũng giới thiệu như trên với từ “ Xe gắn máy”.
- Cô gắn lại g - y cho cháu phát âm lại
*Hoạt động 3: - Trò chơi: Tập tâm vông.
- Cô dấu các chữ cái cùng chơi trò chơi tập tầm vông với trẻ.
* Hoạt động 4: Trò chơi: Truyền tin
* Hoạt động 5: - Trò chơi: Viết chữ cái g- y.Cô giới thiệu g – y viết thường cho cháu.
Kết thúc hát bài “ Anh phi công ơi”. Cô giáo dục cháu khi đi trên tàu xe phải đi đúng luậtt
để tránh xảy ra tai nạn.
5/Đánh giá các hoạt động:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 5 ngày 22 tháng 4 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LUẬT GIAO THÔNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG
1/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu định hướng ném, ném đúng kỷ thuật.
- Phát triển cơ bắp,cơ tay và cơ quan thị giác

- Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục đều đặn.
-MTR: - Cháu tập luyện cùng bạn
2/ Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Không gian tổ chức:
-Trong lớp
*Đồ dùng phương tiện:
- Túi cát, đích thẳng đứng.
3/ Phương pháp:
Thực hành trải nghiệm , trực quan minh hoạ, dùng lời nói.
4/ Tiến hành hoạt động học:
*Hoạt động 1: - Khởi động: Cô cho cháu làm đàn tàu, tàu lên dốc, xuống dốc, tàu về ga..
*Hoạt động 2: - Trọng động:
- Bài tập phát triển chung: Cô cho cháu tập với bài “ Đu quay”
- Cô cho cháu tập 2 lần theo bài hát.
*Hoạt động 3: - Vận động cơ bản:
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 giải thích : TTCB: Trẻ đứng chân trước, chan sau, tay cùng phía với
chân sau. Càm túi cát đưa cao ngang tầm mắt nhắm mắt và ném vào đích.
- Cháu khá lên làm mẫu.
- Cháu thực hiện: Mỗi cháu thực hiện 2 đến 3 lần. Cô sửa sai cho cháu.
* Hoạt động 4: Trò chơi: Ô tô vào bến.
- Cô cho cháu chơi 2 đến 3 lần.
* Hoạt động 5: Hồi tĩnh hít thở nhẹ nhàng
5/Đánh giá các hoạt động:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×