HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỖ THỊ DIỆP
NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA
CÁC HỘ DÂN VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỖ THỊ DIỆP
NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SINH KẾ
CỦA CÁC HỘ DÂN VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành:
Kinh tế phát triển
Ma sô:
9310105
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Song
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020
Tác giả luận án
Đỗ Thị Diệp
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc GS.TS Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND tỉnh Thái
Bình, UBND hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thuỵ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
án./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2020
Nghiên cứu sinh
Đỗ Thị Diệp
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục hình................................................................................................................. ix
Danh mục hộp.................................................................................................................. xi
Trích yếu luận án.............................................................................................................xii
Thesis abstract................................................................................................................xiv
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
1.4.
Những đóng góp mới của đề tài............................................................................ 4
1.5.
Ý nghĩa khoa học và thỰc tiễn của đề tài..............................................................5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 5
Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................6
2.1.
Cơ sở lý luận về chiến lược sinh kế của hộ dân ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu.....................................................................................................6
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................... 6
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu và khung sinh kế bền vững.......................................................15
2.1.3. Nội dung nghiên cứu chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh biến
đổi khí hậu...........................................................................................................21
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu...................................................................................................25
iii
2.2.
Cơ sở thực tiễn về chiến lược sinh kế của người dân ven biển trong bối
cảnh biến đổi khí hậu.......................................................................................... 31
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chiến lược sinh kế của
người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu..........................................................31
2.2.2. Thực tiễn chiến lược sinh kế của hộ dân ven biển ở Việt Nam trong bối
cảnh biến đổi khí hậu.......................................................................................... 34
2.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho vùng nghiên cứu............................................................38
2.3.
Các nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên cứu..................................38
Tóm tắt phần 2.................................................................................................................40
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................41
3.1.
Địa điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................................41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 41
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng ven biển Thái Bình............................................43
3.1.3. Tình hình phát triển sinh kế vùng ven biển tỉnh Thái Bình.................................44
3.1.4. Một số thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bàn liên quan đến vấn đề
nghiên cứu...........................................................................................................47
3.2.
Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................48
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích...........................................................48
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................52
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...............................................................................61
Tóm tắt phần 3.................................................................................................................61
Phần 4. Kết quả nghiên cứu VÀ THẢO LUẬN............................................................62
4.1.
Thực trạng chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh Thái Bình trong
bối cảnh biến đổi khí hậu.................................................................................... 62
4.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu tại ven biển tỉnh Thái Bình..................................62
4.1.2. Nguồn lực sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí
hậu..........................................................................................................................68
4.1.3. Hoạt động sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu......78
4.1.4. Chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu.....88
4.1.5. Kết quả sinh kế của các hộ dân ven biển...........................................................110
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh
Thái Bình...........................................................................................................119
iv
4.2.1. Ảnh hưởng của thể chế, chính sách...................................................................119
4.2.2. Ảnh hưởng của tài sản công.............................................................................. 120
4.2.3. Ảnh hưởng của dịch vụ công.............................................................................123
4.2.4. Vai trò của chính quyền địa phương và nguồn lực xã hội................................. 126
4.2.5. Yếu tố thuộc về người dân ven biển..................................................................127
4.4.
Giải pháp cải thiện chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển Thái Bình
trong bối cảnh biến đổi khí hậu.........................................................................130
4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp................................................................................... 130
4.4.2. Giải pháp thích ứng với điều kiện thời tiết........................................................134
4.4.3. Giải pháp cải thiện tổ chức, định chế, chính sách............................................. 135
4.4.4. Giải pháp cải thiện các nguồn lực sinh kế.........................................................137
4.4.5. Giải pháp cải thiện chiến lược sinh kế...............................................................141
Tóm tắt phần 4...............................................................................................................146
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................148
5.1.
Kết luận..............................................................................................................148
5.2.
Kiến nghị........................................................................................................... 149
5.2.1. Đối với Chính phủ............................................................................................. 149
5.2.2. Đối với tỉnh, các bộ ngành.................................................................................150
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án....................................151
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................152
Phụ lục...........................................................................................................................159
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADPC
Nghĩa tiếng Việt
:Climate Change and Climate Risk Management - Quản lý biến đổi
và rủi ro khí hậu
BĐKH
:Biến đổi khí hậu
CLSK
:Chiến lược sinh kế
CRD
:
DFID
:Department for International Development - Cục phát triển quốc tế
ĐVT
:
FAO
:Food and Agriculture Organization of United Nations - Tổ chức
Climate-Resilient Development - Phát triển
Đơn vị tính
lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GTSX
:Giá trị sản xuất
IPCC
:Intergovernmental Panel on Climate Change - Uỷ ban liên chính
phủ về Biến đổi khí hậu
NN
:
Nông nghiệp
NTTS
:Nuôi trồng thủy sản
PTNT
:Phát triển nông thôn
TĐPTBQ
:Tốc độ phát triển bình quân
THCS
:Trung học cơ sở
THPT
:Phổ thông trung học
vi
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1.
Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển...........................................................38
3.1.
Phân bổ mẫu điều tra.........................................................................................55
3.2
Thu thập thông tin sơ cấp...................................................................................56
4.1.
Tham gia vào các tổ chức đoàn thể....................................................................69
4.2.
Mức độ tiếp cận các nguồn lực tự nhiên............................................................ 75
4.3.
Nguồn lực vật chất của các hộ dân ven biển......................................................76
4.4.
Thực trạng vay vốn của các hộ dân....................................................................77
4.5.
Thực trạng hoạt động sinh kế của các hộ dân ven biển......................................79
4.6.
Ảnh hưởng của bão đến nuôi trồng thuỷ sản tại điểm nghiên cứu.....................83
4.7.
Các hình thức khai thác thủy hải sản tại địa bàn nghiên cứu.............................85
4.8
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động phi nông nghiệp......................87
4.9.
Chiến lược sinh kế dựa trên tiêu chí thu nhập và mức độ phụ thuộc vào tài
nguyên thiên nhiên.............................................................................................89
4.10.
Chiến lược sinh kế phân theo các tiêu chí tổng hợp của hộ...............................90
4.11.
So sánh chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển..........................................94
4.12.
Lý do không thay đổi chiến lược sinh kế trong dài hạn.....................................99
4.13.
Thay đổi quy mô sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu............................. 101
4.14.
Lựa chọn thay đổi giống trong bối cảnh biến đổi khí hậu................................102
4.15.
Thay đổi phương thức sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu.....................106
4.16.
Các hoạt động nâng cấp, cải thiện nguồn lực sản xuất.................................... 107
4.17.
Kết quả sinh kế của các hộ dân ven biển..........................................................111
4.18.
Kết quả sản xuất trồng trọt của các nhóm hộ phân theo chiến lược sinh kế....112
4.19.
Kết quả chăn nuôi của các nhóm hộ phân theo chiến lược sinh kế..................114
4.20.
Kết quả nuôi trồng thuỷ sản của các nhóm hộ................................................. 115
4.21.
Kết quả đánh bắt của các nhóm hộ...................................................................117
4.22.
Kết quả làm thuê trong nông nghiệp phân theo chiến lược sinh kế.................118
4.23.
Kết quả làm phi nông nghiệp phân theo chiến lược sinh kế............................ 119
4.24.
Tình hình trang bị cơ sở vật chất hạ tầng của tỉnh Thái Bình.......................... 122
4.25.
Đánh giá của hộ dân ven biển về dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư..............123
4.26.
Hỗ trợ sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu................................................126
vii
4.27.
Một số chỉ tiêu về nguồn lực con người phân theo chiến lược sinh kế............128
4.28.
Nhận biết về rủi ro trong sản xuất....................................................................129
4.29.
Phân tích ma trận SWOT chiến lược sinh kế ven biển trong bối cảnh biến
đổi khí hậu........................................................................................................133
viii
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
2.1.
Lựa chọn chiến lược sinh kế trong ngắn hạn và dài hạn....................................13
2.2.
Phân loại chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu....14
2.3.
Khung sinh kế bền vững của DFID....................................................................20
2.4.
Vai trò của các cấp chính quyền.........................................................................29
2.5.
Quá trình thay đổi nhận thức, hoạt động và chiến lược sinh kế của hộ dân
ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu...........................................................30
3.1.
Vị trí của tỉnh Thái Bình.................................................................................... 41
3.2.
Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2017 tỉnh Thái Bình phân theo ngành hoạt động
46
3.3.
Khung phân tích chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển Thái Bình
trong bối cảnh biến đổi khí hậu..........................................................................53
3.4.
Mô phỏng mô phân tích hệ thống.......................................................................60
3.5.
Sơ đồ phân tích SWOT trong nghiên cứu chiến lược sinh kế của các hộ
dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu.................................................... 60
4.1.
Diễn biến bão, lũ ở Việt Nam và các tỉnh ven biển............................................62
4.2.
Các mốc sự kiện thời tiết bất thường tại tỉnh Thái Bình....................................63
4.3.
Diễn biến và xu hướng nhiệt độ tại ven biển Thái Bình giai đoạn
1962 – 2017........................................................................................................65
4.4.
Diễn biến và xu thế số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt tại ven biển
tỉnh Thái Bình giai đoạn 1962 – 2017............................................................... 66
4.5.
Diễn biến và xu thế số ngày rét đậm, rét hại tại ven biển Thái Bình giai
đoạn 1962 – 2017...............................................................................................66
4.6, 4.7. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc cửa sông Hồng và sông Trà Lý.......................68
4.8.
Diện tích đất canh tác vùng ven biển Thái Bình................................................ 71
4.9.
Phân bổ nguồn lực và hoạt động sinh kế của các hộ dân ven biển xã Thuỵ
Trường, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.........................................................79
4.10.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến trồng trọt................................................. 80
4.11.
Chiến lược sinh kế phân theo mức độ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên....89
4.12.
So sánh mức quan trọng của sinh kế theo thu nhập và thực tế...........................91
4.13.
Thích ứng với rủi ro thời tiết ở các cấp độ.........................................................93
4.14.
So sánh chiến lược sinh kế trong quá khứ, hiện tại và tương lai........................96
ix
4.15.
Xu hướng thay đổi chiến lược sinh kế trong dài hạn của các hộ dân ven biển. .97
4.16.
Thay đổi lịch thời vụ trong bối cảnh biến đổi khí hậu.....................................104
4.17.
Khái quát chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh biến
đổi khí hậu........................................................................................................110
4.18.
Tiếp cận nguồn lực tài chính trong bối cảnh biến đổi khí hậu......................... 125
4.19.
Nhận thức/tiếp cận về thông tin các biểu hiện thời tiết bất thường..................129
4.20.
Xu hướng biến động đất canh tác, dân số - lao động và cân bằng lúa gạo
của tỉnh Thái Bình đến năm 2039....................................................................142
4.21.
So sánh xu hướng biến động cân bằng lúa gạo tỉnh Thái Bình đến năm 2039 143
x
DANH MỤC HỘP
STT
Tên hộp
Trang
4.1.
Lựa chọn sinh kế trọng thực tế...........................................................................91
4.2.
Lựa chọn sinh kế dựa vào làm thuê trong nông nghiệp..................................... 96
4.3.
Giảm diện tích nuôi trồng thuỷ sản.................................................................. 102
4.4.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với mùa vụ đánh bắt.............................. 105
4.5.
Lựa chọn hoạt động cải thiện sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu............108
4.6.
Tìm kiếm việc làm thêm trong bối cảnh BĐKH..............................................109
xi
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đỗ Thị Diệp
Tên Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình trong
bối cảnh biến đối khí hậu
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng CLSK của các hộ dân ven biển
tỉnh Thái Bình trong bối cảnh BĐKH, đề xuất giải pháp cải thiện chiến lược sinh tại địa bàn
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng
để xem xét chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh BĐKH. Số liệu thứ
cấp được thu thập thông qua các nguồn tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước có liên
quan đến nội dung nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số kênh: (i) quan
sát địa bàn nghiên cứu, (ii) thảo luận nhóm; (iii) phỏng vấn cán bộ cấp huyện, xã, thôn; (iv)
điều tra 240 hộ dân chia theo các nguồn lực và hoạt động sinh kế khác nhau. Phương pháp
thống kê mô tả và thống kê so sánh là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng phân tích số
liệu bên cạnh phương pháp phân tích sinh kế, phân tích tình huống, nghiên cứu trường hợp
và phương pháp mô hình phân tích hệ thống trong sử dụng các nguồn lực.
Kết quả chính và kết luận
Biến đổi khí hậu với các biểu hiện thời tiết bất thường diễn ra một cách thường
xuyên hơn, cường độ mạnh hơn trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây.
Các biểu hiện thời tiết bất thường điển hình ở vùng ven biển Thái Bình bao gồm bão lũ
kết hợp với mưa lớn và triều cường, hạn hạn, xâm nhập mặn, rét đậm rét hại ảnh hưởng
đến nguồn lực sinh kế và hoạt động sinh kế của người dân ven biển theo những cách
khác nhau, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong bối cảnh đó, các hộ dân ven biển lựa
chọn thay đổi CLSK trong dài hạn theo hướng chuyển sang các sinh kế khác ít rủi ro
hơn, có thu nhập cao hơn. Trong ngắn hạn, lựa chọn của các hộ dân ven biển theo hướng
thích ứng với BĐKH thông qua các biện pháp như: (i) thay đổi giống cây trồng vật nuôi;
(ii) thay đổi lịch mùa vụ; (iii) thay đổi phương thức sản xuất; (iv) nâng cấp cải tạo cơ sở
vật chất phục vụ sản xuất; (v) tìm kiếm các hoạt động sinh kế bổ trợ.
xii
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến CLSK của các hộ dân ven biển trong bối cảnh
BĐKH. Bên cạnh các yếu tố khách quan như môi trường tổn thương; thể chế, chính
sách; tài sản công; dịch vụ công còn có các yếu tố chủ quan thuộc về bản thân của hộ
như nguồn nhân lực và nhận thức về BĐKH. Các yếu tố này ảnh hưởng đến CLSK của
hộ theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Các ảnh hưởng tích cực tạo điều kiện cho các hộ
lựa chọn và ổn định sinh kế dựa trên nguồn lực mà các hộ hiện có, trong bối cảnh thể
chế chính sách nhất định. Các ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến rủi ro thời tiết do
BĐKH ảnh hưởng đến nguồn lực, các hoạt động sinh kế, và thu nhập; do đó, ảnh hưởng
đến CLSK của các hộ dân một cách trực tiếp và gián tiếp.
Để cải thiện CLSK nhằm nâng cao và ổn định thu nhập trong bối cảnh BĐKH cần có
các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ rủi ro thông qua tăng cường dự báo, nâng cấp các
nguồn lực phục vụ sản xuất, đa dạng hoá các hoạt động sinh kế. Để thực hiện được các giải
pháp đó, cần hoàn thiện chính sách của nhà nước liên quan đến sinh kế ven biển trong bối
cảnh BĐKH, các nhóm hộ ở các CLSK khác nhau có các giải pháp khác nhau dựa trên
nguồn lực, tính ổn định của các hoạt động tạo thu nhập hiện tại, và tính rủi ro giữa sinh kế
hiện tại và sinh kế mới. Cụ thể đối với từng nhóm CLSK như sau: (i) các hộ nông nghiệp
nên rút bớt lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp mà không ảnh hưởng đến quy hoạch và
đề án phát triển kinh tế của tỉnh; (ii) các hộ NTTS quy mô lớn và đánh bắt xa bờ nên duy trì
sinh kế hiện tại song song với các biện pháp thích ứng khác; (iii) các hộ NTTS quy mô nhỏ
và đánh bắt gần bờ cân nhắc việc thay đổi sang CLSK có thu nhập cao hơn, ổn định hơn, ít
rủi ro hơn nếu có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc mới; (iv) nhóm hộ làm
thuê trong nông nghiệp duy trì sinh kế hiện tại, đồng thời tìm kiếm bổ sung các hoạt động
tạo thu nhập phù hợp với nguồn lực của hộ; (v) các hộ phi nông nghiệp cần tăng cường bồi
dưỡng, nâng cao hơn nữa chất lượng lao động để tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp
có thu nhập cao hơn, ổn định hơn.
xiii
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Do Thi Diep
Thesis title: Livelihood Strategies of Coastal Households of Thai Binh Province in the
Context of Climate Change
Major: Development Economics
Code: 9 31 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
The purpose of this study is to assess the current situation of livelihood strategies
of coastal households in Thai Binh province in the context of climate change. Based on
that the study proposed solutions to improve livelihood strategies in the study area.
Materials and Methods
The study uses a combination of qualitative and quantitative analysis to examine
the livelihood strategies of coastal households in the context of climate change.
Secondary data was collected through published sources related to the content of the
study. Primary data was collected through several sources: (i) Village observations, (ii)
Focus group discussions; (iii) Interviews with district, commune and village officials;
(iv) Survey of 240 households divided by different resources and livelihood activities.
Descriptive and comparative statistical methods are the two main methods used to
analyze data beside some analysis methods such as livelihood analysis, case study
analysis, and system analysis model in the use of resources.
Main findings and conclusions
Climate change, along with irregular weather patterns, has occurred more
frequently and with greater intensity in Thai Binh province in recent years. Typical
irregular weather patterns in coastal areas of Thai Binh include floods, storms combined
with heavy rains and high tides, drought, saline intrusion affecting livelihood resources
and livelihood activities in different ways, both in the short and long term. In this
context, coastal households decide to change their long-term livelihood strategies
towards moving to less risky and higher-income livelihood strategies. In the short term,
coastal households' choices are geared towards adaptation to cliamate change through
measures such as: (i) changing crop and livestock varieties; (ii) changing the crop
calendar; (iii) changing production patterns; (iv) upgrading and improving facilities for
production; (v) seeking additional livelihood activities.
xiv
There are many factors that influence the livelihood strategies of coastal
households in the context of climate change. In addition to objective factors such as
vulnerable environment, policies, public assets, public services, there are subjective
factors that belong to the household such as human resources and their awareness about
climate change. These factors affect the livelihood strategy of household in both positive
and negative ways. Positive effects enable households to select and stabilize their
livelihoods based on the available resources to them, within a given institutional and
policy context. Negative impacts related to weather risks affect livelihood resources,
livelihood activities, and household income; therefore, it affects the livelihood strategies
of households directly and indirectly.
To improve livelihood strategies of coastal households in the context of climate
change, it requires adaptive measures and risk reduction through enhanced forecasting
and upgrading of resources for production, and diversify livelihood activities as well. In
order to implement such solutions, it is necessary to finalize government policies related
to coastal livelihoods in the context of climate change. The households in different
livelihood strategy groups have different solutions based on existed resources, the
stability of current income-generating activities, and the risk between existing and new
livelihoods. Specifically, solutions for each group of livelihood strategy as follows: (i)
Agricultural households should shift labor from agricultural to non-agricultural sectors
without affecting the provincial economic development planning and scheme; (ii) Large
scale aquaculture and offshore fishing households should maintain their current
livelihoods in parallel with other adaptation measures; (iii) Smallholder aquaculture and
near-shore fishing consider changing to a higher-income, more stable, less risky
livelihood strategy if human resources are available; (iv) Off-farm livelihood group
should maintain their current livelihoods beside seeking additional income generating
activities that are suitable to their resources; (v) Non-farm households should enhance
fostering and further improve the quality of labor to seek non-agricultural jobs with
higher and more stable incomes.
xv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vùng ven biển là nơi phát triển năng động, tập trung đông dân cư nhất thế
giới. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thọ Đạt & Vũ Thị Hoài Thu (2012), hiện có
khoảng 40% dân số thế giới, tương ứng với khoảng 3 tỉ người sinh sống ở khu
vực ven biển. Riêng ở châu Á, 60% trong tổng số 3,5 tỷ dân (tương ứng với 2,1
tỷ) sống dọc 62.800 km bờ biển (Barbara & cs., 2015). Việc tăng nhanh dân số ở
khu vực ven biển đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sử dụng các diện tích hoang hóa
và các loại tài nguyên khác nhau ở dải đất này, tạo ra nhiều lợi ích kinh tế như cải
thiện hệ thống giao thông, phát triển công nghiệp và đô thị, doanh thu từ du lịch
và thực phẩm.
So với các vùng sinh thái nông nghiệp khác, vùng ven biển là khu vực phát
triển năng động, nhưng đồng thời cũng là nơi chịu nhiều tác động từ tự nhiên,
đặc biệt là biến đổi khí hậu (BĐKH) trong những năm gần đây. Ngay cả khi
không phải đối mặt với BĐKH, vùng ven biển đã phải đối mặt với những áp lực
hiện tại liên quan đến gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.
BĐKH với các biểu hiện thời tiết bất thường sẽ làm trầm trọng hơn những vấn đề
hiện tại của khu vực ven biển theo những cách khác nhau (Climate Change
Science Program, 2009), sinh kế của người dân ven biển dựa vào nguồn tài
nguyên nhạy cảm với thời tiết do đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việt Nam là nước có bờ biển dài với 3260 km, đứng thứ 27 thế giới. Cùng với
Indonesia, Việt Nam là quốc gia điển hình cho việc di dân từ đất liền lấn ra biển, mật
2
độ dân số bình quân vùng ven biển dao động từ 500 đến 2000 người/km , gấp 3 lần
so với bình quân chung của cả nước. Ở Việt Nam, đa số người dân sống ở khu vực
nông thôn, miền núi và ven biển. Chiến lược sinh kế (CLSK) của họ, đặc biệt là
CLSK của người dân nghèo (chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, và
đánh bắt) phần lớn dựa vào điều kiện tự nhiên và thời tiết (Department for
International Development - DFID, 2009). Vì vậy, rủi ro thời tiết sẽ là trở ngại lớn
đối với chiến lược giảm nghèo và phát triển bền vững. Hơn nữa, Việt Nam được dự
đoán sẽ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH do có
bờ biển dài, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, trình độ phát triển thấp ở khu vực
nông thôn (MCElwee, 2010). Trong bối cảnh đó, sinh kế của cộng
1
đồng ven biển Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi tác động bất lợi từ thiên
nhiên bên cạnh các áp lực môi trường hiện tại.
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có mật độ dân
số đông, tập trung phần lớn ở khu vực đồng bằng ven biển - nơi CLSK của người
dân chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên nhạy cảm cao với dao động thời tiết,
điển hình là nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Thái
Bình, 2019). Theo thống kê, các biểu hiện thời tiết bất thường diễn ra với tần suất
nhiều hơn ở ven biển Thái Bình trong những năm gần đây. Cụ thể, bão và áp thấp
nhiệt đới tăng giảm thất thường, giai đoạn 1996 – 2004 số lượng các cơn bão và
áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Thái Bình có xu hướng giảm dần, nhưng lại có dấu
hiệu tăng trở lại giai đoạn 2004 – 2016; độ mặn tăng sâu vào các cửa sông từ 1520 km; mực nước biển tăng khoảng 2,9mm/năm giai đoạn 1993-2010 (Cục
Thống kê tỉnh Thái Bình, 2019).
Dưới lăng kính phân tích sinh kế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến CLSK
nhưng BĐKH có thể được nhìn nhận như yếu tố chủ yếu gây ra tổn hại đến các
CLSK ven biển thông qua quá trình chuyển đổi các điều kiện khí hậu quen thuộc
theo mùa (Carew-Reid, 2007). Thực tế cho thấy các hộ dân ven biển Thái Bình
đã phải đối mặt với các tác động của BĐKH, điển hình là bão, lũ bất thường kết
hợp với triều cường ngày càng tăng, các cơn bão phá hủy tài sản và ảnh hưởng
tới nhiều hoạt động và chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển, đặc biệt là các
hoạt động sinh kế gắn với nông nghiệp, rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lợi từ biển.
Trước thực trạng trên, một số câu hỏi đặt ra là: (i) Diễn biến của BĐKH tại
ven biển tỉnh Thái Bình hiện nay như thế nào; (ii) Ảnh hưởng của BĐKH đến tài
sản và hoạt động sinh kế ở vùng ven biển ra sao; (iii) Lựa chọn CLSK của hộ dân
ven biển trong bối cảnh BĐKH như thế nào; (iv) Những yếu tố nào ảnh hưởng
đến CLSK của người dân ven biển trong bối cảnh BĐKH? Và, (v) cần có giải
pháp gì để cải thiện CLSK của người dân ven biển để tăng thu nhập, giảm thiểu
rủi ro, giảm thiểu phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH?
Nghiên cứu “Chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh Thái Bình trong
bối cảnh BĐKH” được tiến hành để trả lời một cách thỏa đáng các câu hỏi trên.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng chiến lược sinh kế của các hộ
dân ven biển tỉnh Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp
nhằm cải thiện sinh kế của các hộ dân ven biển tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Hệ thống hóa, phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược sinh
kế ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu;
2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược
sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu;
3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của các hộ dân
ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Thái Bình;
4) Đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế của các hộ dân ven biển trong
bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu: Sinh kế, chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh
Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Đối tượng khảo sát: các hộ dân ven biển tỉnh Thái Bình; cán bộ quản lý cấp
tỉnh, huyện, xã, thôn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu này nhằm phân tích những thay đổi trong CLSK của các hộ dân
ven biển trong bối cảnh BĐKH.
Do vốn có bờ biển thấp lại thêm sự kết hợp của dao động khí hậu và bão
nhiệt đới khiến Thái Bình ngày càng phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết bất
thường liên quan đến BĐKH thường xuyên hơn (ADPC, 2013). Vì vậy, BĐKH
sẽ được xem xét là bối cảnh tổn thương chủ yếu trong phân tích CLSK của các
hộ dân ven biển Thái Bình; trong đó nhấn mạnh đến các biểu hiện thời tiết bất
thường có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đối với vùng ven biển là bão, lũ kết
hợp với triều cường.
3
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiến hành tại hai huyện ven biển tỉnh tỉnh
Thái Bình là Tiền Hải và Thái Thụy.
- Phạm vi thời gian:
+ Thông tin thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ năm 2010 đến 2019.
+ Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các hộ dân ven biển và
các đối tượng liên quan vào các năm 2016 và 2017, 2018
+ Thời gian thực hiện luận án: từ năm 2016 đến 2020; các đề xuất giải
pháp cho giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận, luận án đã tổng quan và làm sáng tỏ lý luận về chiến lược sinh
kế vùng ven biển trong bối cảnh BĐKH. Cách phân loại CLSK dựa trên tổng hợp
các tiêu chí được kế thừa và phát triển trong nghiên cứu trong và ngoài nước, có
sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm địa bàn và nội dung nghiên cứu. Cụ thể,
CLSK vùng ven biển trong bối cảnh BĐKH được phân chia thành 02 nhóm chính
phân theo mức độ phụ thuộc vào tài nguyên thiên thiên, trong đó nhóm CLSK
phụ thuộc và TNTN bao gồm: (i) CLSK dựa vào nông nghiệp; (ii) CLSK dựa
vào NTTS; (iii) CLSK dựa vào đánh bắt; nhóm CLSK không hoặc ít phụ thuộc
vào TNTN bao gồm: (iv) CLSK dựa vào làm thuê trong nông nghiệp; (v) CLSK
phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, luận án đã phát triển nội dung nghiên cứu theo
hướng logic từ: (i) Nghiên cứu thực trạng BĐKH vùng ven biển; (ii) Nghiên cứu
ảnh hưởng của BĐKH đến nguồn lực và hoạt động sinh kế; (iii) Nghiên cứu lựa
chọn CLSK và kết quả sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh BĐKH.
Về phương pháp, luận án sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính
và phân tích định lượng để nghiên cứu chiến lược sinh kế của các hộ dân ven
biển trong bối cảnh BĐKH. Thông tin sơ cấp đa dạng, được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau: (i) Quan sát địa bàn nghiên cứu, (ii) Thảo luận nhóm; (iii)
Phỏng vấn sâu cán bộ cấp huyện, xã, thôn; (iv) Điều tra 240 hộ dân chia theo các
nguồn lực và hoạt động sinh kế khác nhau. Bên cạnh các phương pháp phân tích
phổ biến như thống kê mô tả và thống kê so sánh, luận án đã sử dụng mô hình
phân tích hệ thống (mô hình kinh tế động) để phân tích sự biến động các nguồn
lực sinh kế trong bối cảnh BĐKH.
4
Về thực tiễn, luận án đã chỉ ra ảnh hưởng của của BĐKH đến nguồn lực và
hoạt động sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh Thái Bình. Trong bối cảnh đó,
nghiên cứu đã xem xét sự thay đổi CLSK của các hộ dân cả trong ngắn hạn và
dài hạn. Kết quả cho thấy, trong dài hạn chỉ có 10,8% hộ dân thay đổi hoàn toàn
CLSK của sang CLSK khác; 89,2% số hộ còn lại lựa chọn không thay đổi .
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án cung cấp tài liệu mang tính học thuật về CLSK của các hộ dân
ven biển trong bối cảnh BĐKH với cách tiếp cận và góc nhìn mới. Theo đó, cách
phân chia CLSK trong nghiên cứu này phù hợp với đặc trưng các nguồn lực sinh
kế vùng biển, kết hợp các tiêu chí phân loại khác nhau trên cơ sở kế thừa cách
phân loại phổ biến trong các nghiên cứu trước đây (nông nghiệp – on-farm, làm
thuê trong nông nghiệp – off-farm, phi nông nghiệp – non-farm): (i) dựa vào mức
độ phụ thuộc vào TNTN; (ii) dựa vào vào thu nhập; (iii) dựa vào mức độ phân bổ
nguồn lực cho các hoạt động sinh kế vùng ven biển. Bên cạnh các mục tiêu về
thu nhập, việc làm, CLSK của các hộ dân vùng ven biển trong bối cảnh BĐKH
còn hướng tới sự bền vững về khía cạnh bảo vệ môi trường và sử dụng tài
nguyên ven biển, tính bền vững và đồng thuận của cộng đồng trong dài hạn.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp các kết quả phục vụ chỉ đạo thực tiễn cho vùng ven biển
tỉnh Thái Bình thông qua các kết quả về nhận biết ảnh hưởng của BĐKH ở vùng
ven biển của tỉnh; chỉ ra ảnh hưởng của BĐKH đến nguồn lực và hoạt động sinh
kế; nghiên cứu lựa chọn CLSK và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn
CLSK của các hộ dân ven biển trong bối cảnh BĐKH; từ đó đề xuất giải pháp cải
thiện CLSK nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao thu nhập và sử dụng bền vững tài
nguyên trong bối cảnh BĐKH.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu bổ ích sử dụng cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên và môi trường. Nghiên
cứu sử dụng mô hình phân tích hệ thống dự báo xu hướng biến động của các nguồn
lực ven biển, làm căn cứ cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách phát
triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thái Bình trong bối cảnh BĐKH. Phương pháp và
kết quả nghiên cứu có thể áp dụng phù hợp với một số vùng ven biển có điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội tương đồng với vùng ven biển tỉnh Thái Bình.
5
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA HỘ DÂN VEN
BIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm sinh kế và chiến lược sinh kế
a. Sinh kế
Có nhiều khái niệm khác nhau về sinh kế, tùy theo quan điểm và bối cảnh
đưa ra định nghĩa cũng như khía cạnh quan tâm khác nhau trong quá trình thực
hiện công tác phát triển. Về mặt học thuật, ý tưởng sinh kế được đề cập tới trong
tác phẩm của Chamber những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều
hơn trong các nghiên cứu của Ellis (2000, 2010), Barrentt & cs. (2001), Morris
(2002), DFID (2001). Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế.
Tuy nhiên, các khái niệm đều đi đến sự thống nhất chung rằng sinh kế bao hàm
nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình.
Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định
dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế,
chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập
trong cộng đồng.
Từ các khái niệm trên, sinh kế trong nghiên cứu này được hiểu là một
phương thức kiếm sống, tạo thu nhập và việc làm. Một sinh kế bao gồm khả
năng, tài sản, các hoạt động và việc tiếp cận đến các tài sản và hoạt động này
thông qua thể chế, các quan hệ xã hội. Tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá
nhân và hộ gia đình nhận được.
b. Sinh kế hộ gia đình
Khái niệm hộ gia đình nhấn mạnh đặc điểm cùng chung sống, cùng bếp ăn,
cùng hoặc tham gia ra quyết định. Những khái niệm gần đây về hộ gia đình được
mở rộng, cho phép sự chồng chéo giữa các nhóm xã hội, bao gồm gia đình hoặc
các thành viên khác có thể phụ thuộc về mặt thể chất nhưng độc lập về mặt xã
hội. Di cư mùa vụ hay lâu dài của các cá nhân trong hộ gia đình hiện nay là đặc
điểm quan trọng của các nước đang phát triển (Morris, 2002).
Hầu hết các mô hình sinh kế đều nhấn mạnh vào hộ gia đình có vai trò như
nhóm xã hội thích hợp nhất để tiến hành sinh kế, mặc dù các biện pháp bên ngoài
6
để quản lý rủi ro có thể mang tính xã hội hoặc công cộng. Tuy nhiên, sinh kế của
hộ gia đình dựa vào sự tập hợp và năng động của các thành viên, vì vậy để hiểu
về đặc điểm sinh kế phổ biến của các hộ gia đình ở nông thôn cần phải xem xét
sự năng động trong gia đình, ví dụ sự linh hoạt theo giới, độ tuổi, tình trạng hôn
nhân, điều kiện kinh tế và các đặc điểm nhân khẩu học khác.
c. Chiến lược sinh kế
Trong khung sinh kế bền vững, chiến lược sinh kế (CLSK) được hiểu là sự
kết hợp các hoạt động và chọn lựa của con người để đạt được mục tiêu sinh kế.
Tùy thuộc vào mức độ sẵn có của các nguồn lực mà các hộ gia đình ở điều kiện
hoàn cảnh khác nhau theo đuổi các CLSK khác nhau. Những chiến lược này có
thể là phản ứng ngắn hạn như việc đối phó với những cú sốc hay quản lý rủi ro.
CLSK có thể tích cực, giúp các hộ gia đình trở nên vững vàng hơn, hoặc có thể là
tiêu cực khi kết quả thể hiện ở sự suy giảm tài sản sinh kế.
Ở một góc nhìn khác, Ellis (2010) cho rằng CLSK bao gồm các hoạt động
sản xuất, chiến lược đầu tư và các lựa chọn tái đầu tư. Phương pháp tiếp cận sinh
kế này được sử dụng để hiểu chiến lược mà các hộ gia đình theo đuổi và các yếu
tố đằng sau quyết định lựa chọn của con người, để củng cố những yếu tố tích cực
và giảm thiểu những yếu tố bất lợi.
Theo cách hiểu chung nhất, CLSK là cách mà con người tiếp cận và sử
dụng những tài sản sinh kế, trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường
để tạo thành một CLSK. Phạm vi và tính đa dạng của CLSK là rất rộng. Một cá
nhân có thể tiến hành vài hoạt động sinh kế để đáp ứng nhu cầu của bản thân,
hoặc nhiều cá nhân có thể tham gia vào các hoạt động đóng góp cho CLSK tập
trung của hộ. Trong phạm vi hộ gia đình, các cá nhân thường đảm nhận trách
nhiệm khác nhau để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình.
Như vậy, có thể phân biệt CLSK (livelihood strategies) khác với hoạt động
sinh kế (livelihood activities). Một chiến lược bao gồm nhiều hoạt động khác
nhau, CLSK mang tính chất dài hạn, có kế hoạch và sự đồng thuận hơn là các
hoạt động tự phát, dựa vào kinh nghiệm và mang tính chất ngắn hạn.
d. Phân loại chiến lược sinh kế
Dựa trên khái niệm về CLSK, nhiều học giả đã tiến hành nghiên cứu phân
loại CLSK dựa trên bối cảnh cụ thể gắn với sinh kế của hộ, cộng đồng tại khu vực
nghiên cứu. Điển hình như trong nghiên cứu của Alemu (2012), CLSK được phân
7
chia thành bốn loại: (i) chỉ dựa vào nông nghiệp, (ii) nông nghiệp và phi nông
nghiệp, (iii) chỉ phi nông nghiệp, và (iv) chiến lược không sử dụng lao động
(Alemu, 2012). Cách phân loại này một phần dựa trên hoạt động sinh kế nông
nghiệp là chính, một phần dựa trên mức độ sử dụng lao động vào các hoạt động
sinh kế nên tiêu thức phân loại không đồng nhất.
Trên quan điểm khác, Soltani & cs. (2012) nhấn mạnh việc phân loại
CLSK dựa trên các hoạt động sinh kế chính và chú ý đến bản chất năng động
của CLSK. Theo đó, họ phân loại CLSK thành ba loại: (i) chiến lược dựa vào
rừng/chăn nuôi; (ii) chiến lược dựa vào trồng trọt/chăn nuôi, và (iii) chiến lược
phi nông nghiệp (Soltani & cs., 2012). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số hộ
chuyển từ chiến lược dựa vào rừng và chăn nuôi sang chiến lược thực hành hỗn
hợp bởi khu vực nông thôn đặc thù bởi các hoạt động sinh kế đa dạng, một số
liên quan đến nông nghiệp, một số khác lại không, việc chuyển đổi từ các chiến
lược dựa hoàn toàn vào nông nghiệp sang các chiến lược hỗn hợp và phi nông
nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng (Barrett & cs., 2001).
Ở một bối cảnh tự nhiên, kinh tế - xã hội khác, Peng & cs. (2017) khi
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CLSK ở lưu vực Miyun của
Trung Quốc đã nhóm CLSK thành ba nhóm: Nông nghiệp (farming), làm thuê
trong nông nghiệp tại địa phương (local off-farm) và lao động di cư (labormigrant). Cách phân loại CLSK trong nghiên cứu này được xác định dựa trên sự
tổng hợp của các tiêu chí: thu nhập từ hoạt động sinh kế chính, mức độ phụ thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên và sự phân bổ lao động vào các hoạt động sinh kế
chính của các hộ dân ở địa bàn nghiên cứu.
Một cách tổng quát về tiêu chí phân loại CLSK của hộ ở khu vực nông thôn,
các nghiên cứu trước đây có xu hướng chia hộ thành các nhóm dựa vào thu nhập từ
các hoạt động sinh kế khác nhau (Alemu, 2012; Ellis, 2010; Soltani & cs., 2012),
hoặc dựa vào tài sản mà hộ sử dụng hay phân bổ lao động vào các hoạt động sinh kế
(Brown & cs., 2006). Tuy nhiên, CLSK của các hộ không chỉ được định nghĩa đầy
đủ bởi thu nhập, tài sản và lao động, mà những chiến lược này còn được xác định
bởi sự đa dạng của các loại tài sản (tài sản hữu hình như vật chất, tài chính, tài
nguyên; hay vô hình như nguồn vốn con người và xã hội) cũng như định chế xã hội
điều chỉnh cách thức và phương thức tiếp cận các loại tài sản đó (Leo & Annelies,
2005) (Schoenberger & Turner, 2008). Theo đó, CLSK không hiểu đồng nghĩa với
tổng hợp các cách kiếm tiền dựa vào tài nguyên, mà CLSK rất đa dạng, nhiều khía
8