Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

KỸ THUẬT dạy kỹ NĂNG NGHE môn TIẾNG ANH CHO học SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KỸ THUẬT DẠY KỸ NĂNG NGHE
MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH

Giáo viên:
Chức vụ:
SKKN thuộc môn:

0

Giáo viên
Tiếng Anh


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Phần I: Đặt vấn để

3

Phần II: Giải quyết vấn đề

4

1. Cơ sở lý luận của vấn đề



4

2. Thực trạng của vấn đề

5

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

6

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

18

Phần III: Kết luận, kiến nghị

20

1. Kết luận

20

2. Kiến nghị

21

Tài liệu tham khảo

22


1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Nội dung viết tắt

1

THCS

Trung học cơ sở

2

THPT

Trung học phổ thông

3

UBND

Ủy ban nhân dân


4

XHCN

Chủ nghĩa xã hội

5

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

2

Ghi chú


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên con đường phát triển để hội nhập vào cộng đồng quốc tế các nước
trong khu vực ASEAN cũng như các nước khác trên thế giới, đặc biệt, đất nước
ta đã chính thức là thành viên của WTO trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn
ra với tốc độ nhanh thì việc biết tiếng Anh, giỏi tiếng Anh sẽ giúp chúng ta có
một ưu thế vượt trội đi đến thành công trong tương lai.
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới, là
chìa khóa để mở cửa thế giới, doanh nhân ở mọi quốc gia nếu muốn thành đạt
không thể không biết đến ngôn ngữ này… Có thể nói, trên rất nhiều lĩnh vực,
tiếng Anh đã chinh phục tuyệt đối.
Nhận thức được vai trò quan trọng của tiếng Anh, Bộ giáo dục đào tạo đã
không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và học cho đến sách giáo khoa với
mục tiêu cuối cùng là “khuyến khích tự học”, bồi dưỡng cho học sinh những

năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề. Theo phương pháp mới
này, giáo viên phải là người hướng dẫn còn học sinh phải luôn năng động sáng
tạo, tích cực trong hoạt động học tập của mình. Nét đổi mới nổi bật của nội dung
chương trình này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập bốn kỹ năng nghe,
nói, đọc và viết trên những chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên
quan đến môi trường sống trong và ngoài nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện
cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông trở thành việc dạy
sinh ngữ thay vì là dạy từ ngữ như nhiều năm trước đây. Tuy nhiên trong thực
tiễn việc dạy các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải đương đầu với
không ít khó khăn, đặc biệt là dạy kỹ năng nghe.
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Nội dung kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh ở nhà trường bao gồm 4
dạng hoạt động giao tiếp là: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Cả 4 phần nội dung này
đều được lồng ghép và xuyên suốt chương trình THCS, song ở mỗi cấp độ khác
nhau thì các dạng hoạt động giao tiếp lại được ưu tiên khác nhau. Ở chương
trình Tiếng Anh đầu cấp (lớp 6, 7) các kỹ năng giao tiếp được ưu tiên là Nghe –
3


Nói hoặc Nghe - Đọc. Kỹ năng nghe thật sự rất có tầm quan trọng trong việc
hình thành và phát triển các kỹ năng tiếp theo như nói, viết hoặc đọc vì rằng
người ta chỉ có thể nghe song rồi mới tập nói như là một bản năng tự nhiên của
con người. Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng khó đối với học sinh. Để
dạy một giờ nghe thành công, giáo viên phải biết tìm tòi, lựa chọn phương pháp
giảng dạy cho phù hợp với kiểu bài, với đối tượng học sinh từ đó giúp các em có
hứng thú học tập kỹ năng này.
2. Thực trạng của vấn đề.
Đứng trước tình hình thực tế, trường THCS ... đã thực hiện chương trình
Tiếng Anh mới được ba năm ở khối 6 và năm nay (2017-2018) trường tiếp tục

thực hiện chương trình Tiếng Anh mới cho khối 6,7, 8. Tuy thời gian dạy
chương trình SGK mới chưa nhiều, nhưng bản thân tôi cũng cố gắng đúc kết
một số kỹ năng giúp học sinh tiếp thu phần nghe một cách tốt nhất và đạt hiệu
quả cao. Qua đó giúp HS phát triển ngôn ngữ giao tiếp Tiếng Anh. Sau đây tôi
xin chia sẻ những kỹ năng dạy phần nghe tiếng Anh khối 6, 7 một cách hiệu quả
nhất theo chương trình mới của đề án 2020 mà bộ đã đề ra. Chương trình SGK
mới được biên soạn dựa theo hướng giao tiếp. Mục tiêu cuối cùng của dạy học
ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp/kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills),
năng lực giao tiếp (communicative competence). Để giao tiếp được, phương
pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội,văn hóa của ngôn ngữ, các
điều kiện xã hội của quá trình sản sinh ngôn ngữ,và tính đến ngôn ngữ được
dùng trong cuộc sống hàng ngày… Mục đích cuối cùng của người học ngoại
ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp) mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát triển được
tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ: LISTENING - SPEAKING- READING - WRITING.
SGK mới biên soạn theo hướng giúp người học có thể thực hiện được các chức
năng ngôn ngữ khác nhau. Để đạt được mục tiêu trên, người học cần phải đạt
được tất cả các kỹ năng trên đặt biệt là hai kỹ năng nghe và nói. Trong đó kỹ
năng nghe là kỹ năng mà học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội
kiến thức. Giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong tiết dạy nghe. Do đó, tôi
4


chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả việc dạy kỹ năng nghe cho học sinh lớp 6, 7’’ để
chia sẻ một số kinh nghiệm nhỏ cùng với đồng nghiệp.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
3.3.1 Nguyên nhân của thực trạng trên :
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có một số vấn đề sau:
* Về phía giáo viên:
- Đã vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy song các bước tiến hành đôi khi

còn lúng túng, lộn xộn.
- Nhiều giáo viên chưa biết khai thác phương tiện dạy học, chưa phát huy được
tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.
- Chưa biết thiết kế một bài dạy nghe có hiệu quả.
- Đôi khi chất lượng băng đài còn không chuẩn hoặc giáo viên đọc cho học sinh
nghe còn chưa đúng, chưa hay.
* Về phía học sinh:
- Ở mỗi tiết học nghe học sinh thường tỏ ra sợ nghe hoặc thờ ơ với kỹ năng đó.
- Đa số học sinh nghe mà không xác định được mục đích của bài nghe là gì.
- Nghe nhưng không biết vận dụng vào tình huống giao tiếp cụ thể.
- Các em thường cố gắng nghe tất cả các từ có trong bài nghe nên dẫn đến các
em rối trí .
- Trọng âm, ngữ âm bài nghe khác so với trọng âm, ngữ âm của giáo viên.
- Hoc sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em đã
biết.
- Tình trạng lớp đông và trình độ không đồng đều cũng gây nhiều khó khăn cho
người dạy trong việc xử lý các tình huống ở lớp. Thái độ học thụ động trong giờ
học nghe ở một số lớp tôi có dịp dự giờ cũng cho thấy học sinh dường như chưa
quan tâm đúng mức đến việc tự nâng mình lên trong quá trình học nghe.
3.3.2. Các biện pháp khắc phục khó khăn khi dạy kĩ năng nghe:
+ Giáo viên phải nỗ lực giúp học sinh nâng cao kiến thức về ngôn ngữ cho các
em bằng cách khích lệ các em học tập bằng nhiều cách khác nhau, giáo viên giới
thiệu cho các em biết những bài hát Tiếng Anh, những bộ phim hay, hấp dẫn, nổi
5


tiếng trên các kênh HBO,MTV, MOVIE STARS ..., hay các bộ phim hoạt hình
nổi tiếng, phổ biến trên kênh Cartoon...,hay kênh VTV4 phát cho người Việt
Nam ở nước ngoài đều được dịch sang Tiếng Anh.
+ Giáo viên nên khuyến khích các em tự học Tiếng Anh qua trang web học

Tiếng Anh như Tiếng Anh 123, Hellochao, học Tiếng Anh 24h ,luyện nghe Tiếng
Anh, học Tiếng Anh
+ Dạy học theo cách gợi mở - GV chỉ gợi mở và dẫn dắt để HS tự tìm ra lời giải
đáp.
+ Khai thác kiến thức sẵn có/kiến thức nền về văn hoá, xã hội cũng như ngôn
ngữ của HS trong luyện tập ngôn ngữ
+ Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của HS. Chấp nhận lỗi như một phần
tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp HS học tập được từ chính lỗi của bản
thân và bạn bè.
+ Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng của bài luyện tập (product) mà còn
chú trọng đến cả quá trình (process) luyện tập và phương pháp học tập của HS.
+ Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so sánh kết
quả, thảo luận sau khi nghe nhằm kích lệ học sinh trong những tiết học sau.
Nói tóm lại, giáo viên phải kiên nhẩn chờ đợi sự tiến bộ của học sinh bằng sự
động viên, tận tình và cởi mở của mình. Sau mỗi thành công, mỗi cố gắng của
học sinh dù nhỏ giáo viên cũng phải khuyến khích các em bằng những lời khen
có cánh, bằng một tràng pháo tay tán thưởng của cả lớp hay việc thưởng điểm
cho các em sẽ đem lại tự tin và hứng thú cho các em rất nhiều.
3.3.3. Các giai đoạn và nội dung của một bài nghe:
- Thông thường khi dạy một bài nghe hiểu, giáo viên phải tiến hành theo 3 giai
đoạn của nhiệm vụ để giúp học sinh khai thác bài nghe có hiệu quả và việc
học nghe của học sinh trở nên dễ dàng hơn. Ba giai đoạn đó là:
+ Giai đoạn trước khi nghe (Pre - listening)
+ Giai đoạn trong khi nghe (While - listening)
+ Giai đoạn sau khi nghe (Post - listening)
a- Pre- listening
6


a.1. Giới thiệu chủ đề bài nghe

- Có nhiều cách khác nhau để dẫn dắt học sinh vào bài nghe. Giáo viên có thể sử
dụng một số thủ thuật sau:
*Dùng các phương tiện trực quan giúp học sinh đoán nội dung bài sắp nghe
tranh vẽ, đồ vật thật, nét phác hoạ ... )
- Mục đích của việc sử dụng thủ thuật này là giúp học sinh có liên tưởng tốt hơn
về những gì các em sắp nghe, đoán trước được những thông tin sẽ nghe, hướng
học sinh vào hoạt động.
Ví dụ: Ở Unit 4: Vietnamese food and drink – Skills 2 (English 7)
Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài nghe bằng việc đặt câu hỏi về bài nghe như:
Teacher: Name some traditional dishes in Vietname ?
Students: They are nem (spring rolls), bánh tôm (West Lake crispy shrimp
cake) Pho (Vietnamese noodle soup), súp lươn (Eel vermicelli) and mỳ quảng
(Quang Nam noodle).
Teacher: Have you ever eaten them before? Students: Yes, I have.
No, I haven’t.
* Dự đoán câu đúng – sai (True/False predictions ): Giáo viên đưa ra một số
câu phát biểu về các thông tin trong bài sắp nghe, cả thông tin đúng và thông tin
sai. Cho học sinh đọc qua một lượt và dự đoán xem thông tin nào đúng, thông
tin nào sai. Giáo viên chú ý khuyến khích học sinh dự đoán thoải mái không sợ
sai.
Mục đích:
- Giúp học sinh tập trung hơn vào các nội dung sắp nghe.
- Phát triển khả năng suy đoán thông tin của học sinh.
- Giúp học sinh có thể hình dung ra nội dung của cuộc hội thoại.
- Kích thích tính tích cực, tự giác của học sinh khi tham gia hoạt động.
Ví dụ: Unit 4 : Music and Arts – Skills 2 (English 7)
Giáo viên có thể giới thiệu tình huống của bài nghe qua một bức tranh về
Picasso, một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha.

7



Cho học sinh dự đoán một số câu nói về nội dung bài sắp nghe xem đúng hay
sai.
Exercise: True/False predictions.
1. Picasso was born in Spain.
2. Picasso received formal artistic training from his father at the age of thirteen.
3. In 1896, he completed ‘Portrait of Aunt Pepa’.
4. He produced 1,885 paintings during his life.
5. Picasso died in 1971.
* Cho học sinh tự đoán: (Predictions )
Giáo viên có thể cho học sinh tự đoán các thông tin mà các em sẽ nghe
sau khi giới thiệu chủ điểm và thiết lập tình huống. Học sinh có thể làm việc cá
nhân, theo cặp, theo nhóm để có thể so sánh dự đoán của mình với bạn.
Mục đích:
- Giúp học sinh định hướng mục đích của bài tập nghe.
- Hướng học sinh hoạt động một cách tự giác, chủ động.
Các bước thực hiện:
- Unit 7: Traffic - Skills 2 (English 7)
Bước 1: Giáo viên thiết lập tình huống và ngữ cảnh của bài nghe.
Bước 2: Giới thiệu từ mới trong bài nghe.
Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh tự đoán những vấn đề giao thông ở các
thành phố lớn bằng câu hỏi:
T: What are the traffic problems in big cities ?
8


Bước 4: Học sinh dự đoán câu trả lời và cho biết ý kiến của mình
( giáo viên chỉ lấy một vài dự đoán mẫu rồi viết lên bảng )
S1: traffic congestion.....

S2: too many people using the road, too many vehicles, ....
S3: narrow and bumpy roads,....
* Ra câu hỏi trước khi nghe:
- Các câu hỏi này có liên quan đến nội dung chính của bài mà học sinh sẽ nghe.
- Câu hỏi phải mang tính trọng tâm, làm nổi bật được nội dung bài nghe.

Ví dụ: Unit 8: Films - Skills 2 (English 7)
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống, nội dung bài sắp nghe (nếu có từ mới
thì giới thiệu luôn).
Bước 2: Đưa câu hỏi cho học sinh suy nghĩ .
a - Who’s Tom Hanks ?
b - Has he won any the Oscars ?
a.2. Giới thiệu từ vựng, cấu trúc mới.
Nếu như bài nghe sắp tới của học sinh có từ mới liên quan đến kiến thức
chính của bài nghe thì giáo viên phải giới thiệu các từ mới đó như nghĩa của từ,
cho cách đọc luyện cách phát âm cho học sinh và có thể lấy ví dụ cho các từ đó.
Hoạt động giới thiệu từ mới sẽ giúp học sinh có thể nhận biết được các thông tin
cần thiết theo yêu cầu.
Ở phần này GV có thể dạy một số từ mới theo yêu cầu của nội dung bài nghe.
(Thực hiện theo đúng các bước dạy từ vựng)
GV có thể sử dụng một số thủ thuật để kiểm tra việc nhớ nhanh từ vựng của học
sinh
- Matching English words with the pictures.
- Rub out and remember.
- What and where….
9


Phần này rất quan trọng vì nó giúp học sinh trang bị được một số từ vựng
quan trọng liên quan đến bài nghe và cách phát âm của nó.Tuy nhiên không nhất

thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới hoặc cấu trúc trước khi nghe. Các em có
thể phát triển kỹ năng nghe bằng cách thực hành đoán nghĩa của từ. Chỉ có
những từ gây khó khăn cho học sinh khi hoàn thiện bài tâp mới cần được dạy
trước.
Ví dụ : Unit 7 - Traffic- Skills 2 (English 7).
Listen and number the picture as you hear.
- Giáo viên phải giới thiệu một số từ mới xuất hiện trong bài nghe như:
+ congestion (n) : sự tắc nghẽn.
+ to queue (a) : xếp hàng.
+ to obey (n) : tuân theo
a.3 Dự đoán: Chuẩn bị cho học sinh nghe, nghĩ về điều sắp nghe bằng cách
sắp xếp, dự đoán hoàn thành các dạng bài tập trước khi nghe. Các dạng bài tập
đó thường là:
+ T/F statement prediction: Giáo viên viết 3- 5 câu lên bảng về ý chính của
bài nghe. Học sinh chia sẻ, dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp
nghe.
+ Open - prediction
Cho học sinh xem một số tranh, học sinh đoán và viết dự đoán về điều sẽ
nghe hoặc giáo viên đặt câu hỏi, học sinh đoán câu trả lời. Hoặc giáo viên cho
học sinh đoán để điền từ còn thiếu trong đoạn văn, đoạn hội thoại ... Khi nghe,
học sinh sẽ đánh dấu vào đều mình đoán đúng.
+ Ordering
Cho học sinh một số tình huống hoặc tranh có đánh số a,b,c... đã bị đảo vị
trí lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm đoán thứ tự tranh hoặc câu có sẵn sẽ xuất
hiện trong bài nghe.
+ Pre- questions:
Giáo viên cho một vài câu hỏi dể có chứa ý chính của bài nghe để tập trung
sự chú ý của học sinh trong khi nghe. Học sinh chỉ đoán câu trả lời, sau khi nghe
10



lần một, yêu cầu học sinh đối chiếu kết quả đoán với đáp án học sinh đã nghe
được.
+ Prediction and matching: Học sinh đoán và ghép người hoặc vật với bức
tranh hoặc câu phát biểu, địa điểm và bản đồ hoặc tình huống ...
- Khi tiến hành dạy nghe, học sinh phải gấp sách hoàn toàn và nghe một cách
chủ động theo yêu cầu của bài tập.
Ví dụ1: Unit 3 – Community service - Skills 2 (English 7)
Listen to the recording and answer the questions.
Bước 1: Giáo viên treo tranh hai Bức tranh lên và yêu cầu học sinh quan sát về
đặc điểm mỗi bức tranh.
Bước 2: Giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi cơ bản về mỗi bức tranh.
Bước 3: Học sinh nghe băng và theo dõi tranh trong sách và làm bài tập.

Good for you..
Good for others.

Helping hands

Ví dụ 2: Unit 2 – Health - Skills 2( English 7 )
11


Listen to the interview with an ironman. Tick ( V ) the problems he had as a
child
Trong phần này chúng ta có thể cho học sinh xem một đoạn video về sự kiện
Olympic và việc thi ba môn kết hợp triathlons với sự kiện ironman.
Ví dụ 3: Unit 5 – Vietnamese food and drink - Skills 2( English 7 )
Cho học sinh xem qua một số tranh ảnh về các món ăn truyền thống của Việt
Nam để giới thiệu bài học .


12


II. While – listening : (Trong khi nghe)
Giai đoạn này giáo viên tiến hành theo 5 bước sau :
Bước 1: Cho học sinh nghe theo băng lần 1 để nắm bắt thông tin chung.
Bước 2: Cho học sinh nghe lại lần 2 để lấy thông tin chi tiết cụ thể.
Bước 3: Cho học sinh so sánh kết qủa bài tập của mình bạn bên cạnh.
Bước 4: Giáo viên lấy câu trả lời của một vài học sinh viết lên bảng và
cho học sinh nghe với những dự đoán ban đầu của mình.
Bước 5: Giáo viên cho câu trả lời đúng.
Tùy theo yêu cầu của từng bài học, tôi sử dụng một số thủ thuật trong những
thủ thuật sau để tiến hành dạy phần while- listening:
- True/false.
- Yes/No - questions
- Multiple-choice
- Wh-questions
- Matching
- Find mistakes
- Listen & draw
- Gap-fillings
- Grids.
13


- Alternative
Chú ý: đối với học sinh yếu hơn , giáo viên có thể cho nghe thêm một số lần
song cần đảm bảo 5 bước nêu trên.
a. Nghe và ghép tên với tranh.

Ví dụ : Unit 3 - My friends - skills 2. ( English 6).
1. What do you see in the photos? Choose the words in the box to fill the
table. Then listen and check.
Giáo viên treo tranh yêu cầu học sinh quan sát. Chọn từ thích hợp để điền vào
bảng bên.

b. Nghe và điền thông tin.
Ví dụ 2. Listen to Mr Lee, the camp leader, talking on the phone with
Phuc’s parents. What are they doing on Day Two and Day Three at the
camp?
Morning

Afternoon

Day two
Day three
c. Nghe và điền vào chỗ trống.
Ví dụ : Unit 3 - Community service - skills 2. ( English 7 ).
Listen and fill in the blanks
1. I………………………because I can make a different in our community.
2. I’ve made many new friends, and I……….. so much more self- confident.
3. Volunteering is special to me……………….…I can help others.
4. It’s special………….I can see how happy the ………..are when they learn.
d. Nghe và vẽ
Ví dụ : Unit 2 – My home - skills 2 (English 6).
1. Nick’s parent are describing their room at the hotel. Listen and
draw the furniture in the correct place.
14



shelf

bed

fireplace

wardrobe

table

bookshelf
stool

sofa

bed

e. Nghe và dựa vào tranh để trả lời câu hỏi
Ví dụ : Unit 5 - Natural wonders of the worlds - Skills 2( English 6).
1. Nick’s family are in the travel agent’s. they want to go on vacation.
They are choosing a place from the brochure above. Which place do
they choose?

15


f. Nghe và trả lời câu hỏi
Ví dụ : Unit 5 - Natural wonders of the worlds - Skills 2(English 6).
Listen again and answer the following questions
1. What other places does the travel agent talk about ?

2. What questions does Nick’s mum ask ?
3. What advice does the travel agent give ?
4. Is Nick happy about the choice ?
g. Nghe để chọn câu đúng - sai.
Ví dụ : Unit 9 - Festivals around the world - Skills 2(English 7).
In pairs, write true (T) or false (F) for the following sentences. Then listen
again and check.
1. Thanksgiving is a seasonal festival only held in the USA.
2. It’s held on the third Thurday of November.
3. Families and friends gather to have a feast.
4. In many families, only adults prepare the feast.
5. Combread is one of the traditional dishes.
6. After the feast, people always stay at home to play board games.
7. People help those less fortunate at Thanksgiving.
h. Nghe và chọn đáp án đúng
16


Ví dụ : Unit 6 - The first university in Vietnam - Skills 2( English 7).
Listen to the recording and circle the appropriate answer A, B, and C.
1. Chu Van An was born in...........................................
A. Thanh Xuan District
B. Thanh Ba District
C. ThanhTri District
2. He passed the ...........................................
A. doctoral examination
B. royal examination
C. regional examination
3. He began his career as a...........................................
A. worker


B. teacher

C. doctor

4. He died in...........................................
A. 1370

B. 1373

C. 1337

Chú ý ở phần này nên cho học sinh nghe hết nội dung bài, không nên ngắt từng
câu sẽ làm cho bài nghe đứt đoạn không lôgich. Trừ trường hợp câu khó muốn
cho học sinh tìm thông tin chi tiết, chính xác. Khi cho càng nhiều dạng bài tập,
nhiều kênh hình ảnh.
III. Post – listening: (Sau khi đọc)
Giáo viên chọn chủ đề liên quan đến bài nghe , thiết kế các hoạt động sau khi
nghe như: thay đổi thông tin, nêu ý kiến cá nhân, nêu các vấn đề tương tự cho
học sinh liên hệ bản thân. Hoạt động có thể là:
+ answering the questions
+ sum up
+ Recall / retell
+ Write it up
+ Role- play
17


+ Disscussion
+ Interview

+ Survey...............
*Answering the questions: Đưa ra 1 số câu hỏi để HS trả lời, câu hỏi phải là
câu đơn, câu hỏi phải không, có logich theo trình tự nội dung bài nghe.
Giáo viên có thể đưa ra ba câu hỏi để các học sinh có thể nhớ lại ý chính của bài
để thực hiện kỹ năng viết ở phần tiếp theo của bài học tốt hơn.
Ví dụ Unit 6 - My new school - Skills 2( English 7).
1. Where is Susie ‘s school?
2. What are the teachers in her school like?
3. Do they wear their uniform every day?
*Sum up: Có thể đưa bài tóm tắt tương đối hoàn chỉnh chỉ còn thiếu 1 ít từ,
yêu cầu HS điền vào và đọc to.
Ví dụ Unit 1 - My hobbies - Skills 2( English 7).
Hoa is my .................. Her hobby is swimming. She started to swim .............
year ago. She usually goes swimming ................... her brother. She had to
practice swimming gradually for this hobby. She finds this hobby .......................
and relaxed. In the ............................, she will go swimming more.
4 - Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm:
* Kết quả khảo sát kỹ năng nghe:
a. Kết quả kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh lớp 7A, 7B, 7C khi chưa áp
dụng kỹ thuật dạy nghe theo sáng kiến kinh nghiệm này.
Khối
lớp

Tổng số
học sinh

7A

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

46

07

15,2

15


32,6

15

32,6

09

19,6

7B

45

06

13,3

11

24,4

18

40,1

10

22,2


7C

46

08

17,4

11

23,9

19

39,1

09

19,6

b. Kết quả kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh lớp 7A, 7B, 7C khi áp
dụng kỹ thuật dạy nghe theo sáng kiến kinh nghiệm này.
18


Khối
lớp

Tổng số
học sinh


7A

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

46

11


23,9

15

32,6

16

34,8

04

8,7

7B

45

10

22,2

19

42,2

14

31,2


02

4,4

7C

46

12

26,1

18

39,1

14

30,5

02

4,3

- Kết quả khảo sát trên cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em học sinh trong quá
trình học tập và rèn luyện kỹ năng nghe theo phương pháp giao tiếp. Số lượng
học sinh khá giỏi tăng lên, số lượng học sinh yếu giảm đi. Học sinh đã có nhiều
tự tin, mạnh rạn hơn trong việc tiếp thu kiến thức ngôn ngữ và không còn sợ học
kỹ năng nghe như trước.

- Quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy có sự quan sát kiểm
tra của Ban giám hiệu, của tổ chuyên môn và được đánh giá là có kết quả tốt,
thúc đẩy quá trình học tập môn Tiếng Anh nói chung và kỹ năng nghe nói riêng.
Hơn nữa đây cũng là kinh nghiệm mà có thể phổ biến rộng rãi trong tổ chuyên
môn của trường, cũng có thể cho các trường THCS trong thành phố nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Các kỹ thuật dạy nghe theo phương pháp giao tiếp ở sáng kiến kinh nghiệm
này có thể phát triển tiếp theo cho các lớp khối 8,9.

19


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận
Trên đây là một số thủ thuật mà tôi đã rút ra được trong thời gian giảng
dạy kĩ năng nghe môn Tiếng Anh lớp 6.
Là giáo viên, ai cũng cần phải hiểu rõ đựơc mục tiêu, và định hướng đổi
mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp
nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh và giúp học sinh biến
kiến thức trong sách vở thành các kỹ năng thực tiễn.
Trong các giờ dạy giáo viên sử dụng các kỹ thuật dạy nghe theo đúng
trình tự như trong sáng kiến kinh nghiệm này thì chất lượng của giờ học sẽ cao
hơn, học sinh sẽ tích cực học tập bởi vì sáng kiến kinh nghiệm này có rất nhiều
ưu điểm là:
- Gây hứng thú học tập cho học sinh, tập trung sự chú ý của học sinh vào
hoạt động và các em cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp.
- Phương pháp này còn giúp học sinh học nghe dễ dàng hơn hiểu bài hơn.
Các em rèn luyện kỹ năng nghe thật chi tiết, khai thác triệt để với kiến thức của
các em và bài dạy nghe của giáo viên thật sự có hiệu quả.
2. Kiến nghị: Không

Để việc giảng dạy đạt được kết quả cao hơn nữa tôi rất mong các cấp lãnh đạo
quan tâm và tạo điều kiện cấp cho chúng tôi các phương tiện phục vụ cho việc
giảng dạy được tốt hơn.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục.
2. Nghị quyết số 40/2000/QH10 “Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”
3. Tài liệu tập huấn giáo viên Tiếng Anh THCS(BGĐT-2006).
4. Sách Giáo học Pháp (Teach English)
5. Hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Anh THCS
6. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6,7
7. Sách giáo viên Tiếng Anh 6,7.
8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS kì III (2004- 2007)
9. Ghi nhanh trong nghe hiểu - Nhà xuất bản Giáo dục.
10. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh -Nhà xuất
bản Giáo dục
11. Kỹ thuật dạy tiếng Anh – Nguyễn Quốc Hùng – Nhà xuất bản Giáo dục.
12. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn tiếng Anh – Nhà xuất
bản Giáo dục

21


22




×