Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

GA SINH 6-RẨT HAY- 4 COT -2O11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 152 trang )

Trường THCS Mỹ Đơng GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Tuần: 3 Ngày soạn: 29/08/2010
Tiết: 5 Ngày dạy: 01/09/2010

I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Học sinh nhận biết các bộ phận của kính lúp
-Biết cách sử dụng kính lúp
2.Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng thực hành
3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn bảo vệ kính lúp
II.Phương pháp:
-Trực quan-Nêu và giải quyết vấn đề -Hợp tác nhóm
III.Phương tiện:
-Giáo viên: kính lúp ,tiêu bản
-Học sinh: xem bài trước
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Ổn đònh:
Kiểm tra bài cũ: 4 phút
-Thực vật được chia làm mấy nhóm? cho 3 ví dụ về cây có hoa và 3 cây không có
hoa
-Cơ thể thực vật có hoa có mấy loại cơ quan? nêu chức năng của chúng?
2.Vào bài: 1 phút
Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp.Vậy kính lúp và kính
hiển vi có cấu tạo như thế nào và cách sử dụng ra sao bài học hôm nay sẽ trả lời câu
hỏi trên
3.Các hoạt động:
Hoạt động1: Kính lúp và cách sử dụng
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và cách sử dụng kính lúp
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
(25
phút)


-Cho học sinh đọc thông tin
sgk và phát mẫu kính lúp
cho các nhóm thảo luận 4
phút:chỉ ra cấu tạo và cách
sử dụng kính lúp
-Đại diện các nhóm báo cáo
các nhóm khác nhận xét bổ
sung
-Học sinh đọc thông tin sgk
quan sát kính lúp thảo luận
chỉ ra các bộ phận kính lúp
và cách sử dụng
-Đại diện các nhóm báo
cáo , nhóm khác nhận xét
bổ sung
*Cấu tạo: tay cầm, khung,
tấm kính trong,dầy, lồi 2
mặt
*cách sử dụng: tay trái cầm
-Kính lúp là
loại kính dùng để
quan sát vật nhỏ
không nhìn rõ
bằng mắt thường
-Cấu tạo:
*Tay cầm
*Khung
*Tấm kính trong
dầy 2 mặt lồi
GV: Lê Hồng Kim Bảo

Trường THCS Mỹ Đơng GIÁO ÁN SINH HỌC 6
-Cho học sinh quan sát cây
rêu giáo viên kiểm tra tư thế
và cách sử dụng cũng như
hình vẽ của học sinh
kính lúp để mặt kính sát
vật mẫu từ từ đưa kính lên
cho đến khi nhìn rõ vật
-Học sinh quan sát cây rêu:
tách riêng 1 cây ra giấy
quan sát và vẽ
-Cách sử dụng:
Tay tría cầm kính
lúp để mặt kính
sát vật mẫu từ từ
đưa kính lên cho
đến khi nhìn rõ
vật
4.Cũng cố: 5 phút
-Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp?
-Bộ phận nào của lúp là quan trọng nhất ? Vì sao?
5. Kiểm tra đánh giá: 8 phút
Gọi 1 Hs lên tiến hành làm lại khi quan sát mẫu vật
6.Dặn dò: 2phút
-Học bài cũ-Đọc mục em có biết
-Chuẩn bò đem quả cà chua chín
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
GV: Lê Hồng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đơng GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Tuần: 3 Ngày soạn: 29/08/2010
Tiết: 6 Ngày dạy: 08/09/2010
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Học sinh nhận biết các bộ phận của kính hiển vi
-Biết cách sử dụng kính hiển vi
2.Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng thực hành
3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn bảo vệ kính hiển vi
II.Phương pháp:
-Trực quan -Nêu và giải quyết vấn đề -Hợp tác nhóm
III.Phương tiện:
-Giáo viên: kính hiển vi, tiêu bản của tế bào thòt quả cà chua và tế bào vảy hành
-Học sinh: mẫu vật
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Ổn đònh: 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 7 phút
- Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp.
- Bộ phận nào của lúp là quan trọng nhất ? Vì sao?
2.Vào bài: 1 phút
Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp và kính hiển vi.Vậy
kính lúp và kính hiển vi có cấu tạo như thế nào và cách sử dụng ra sao bài học hôm
nay sẽ trả lời câu hỏi trên
3.Các hoạt động:
Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng

Mục tiêu : Nắm được cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
(25
phút)
-ChoHSđọc thông tin sgk
phát mỗi nhóm 1 kính hiển
vi thảo luận 4 phút để chỉ ra
các bộ phận của kính hiển vi
và cho biết bộ phận nào của
kính hiển vi là quan trọng
nhất ? Vì sao?
-Cho các nhóm báo cáo
nhận xét bổ sung
-Giáo viên làm thao tác sử
dụng kính hiển vi cho cả lớp
theo dõi từng bước
-Phát cho mỗi nhóm 1 tiêu
bản mẫu để các nhóm tập
-Học sinh đọc thông
tin,quan sát mẫu vật thảo
luận để racác bộ phận của
kính hiển vi và xác đònh bộ
phận nào là quan trọng
nhất ? Vì sao?
-Các nhóm báo cáo:
+Bàn kính
+Thân kính
+Chân kính
*Ống kính là bộ phận quan
trọng nhấtvì giúp phóng

đại vật lên rất nhiều lần
-Học sinh quan sát các thao
-Kính hiển vi là
loại kính dùng để
quan sát những
vật nhỏ không
nhìn thấy bằng
mắt thường
-Cấu tạo:
*Bàn kính
*Thân kính
*Chân kính
-Cách sử dụng:
+Đặt và cố đònh
tiêu bản trên bàn
kính
GV: Lê Hồng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đơng GIÁO ÁN SINH HỌC 6
quan sát qua đó giáo viên
kiểm tra các thao tác và tư
thế của học sinh để chỉnh
sửa
-Chỉ cho học sinh cách bảo
quản kính lúp và kính hiển
vi
-Giáo viên cho học sinh thấy
được tầm quan trọng của
kính lúp và kính hiển vi
tác sử dụng của giáo viên
để nêu lên các bước sử

dụng
-Học sinh dựa trên các
bước sử dụng kính để quan
sát tiêu bản do giáo viên
phát
-Học sinh chú ý cách bảo
quản
+Điều chỉnh ánh
sáng bằng gương
phản chiếu
+Điều chỉnh hệ
thống ốc cho đến
khi nhìn rõ vật
4.Cũng cố: 5 phút
-Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi?
-Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất ? Vì sao?
5.Kiểm tra đánh giá: 5 phút
u cầu HS lên thực hành lại các bước tiến hành khi quan sát mẫu vật dưới kính hiểm vi?
6.Dặn dò: 1phút
-Học bài cũ -Đọc mục em có biết.
-Chuẩn bò mẫu hành tây và cà chua.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
GV: Lê Hồng Kim Bảo

Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
BÀI 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Học sinh hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ
-Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và muối khoáng.
-Biết sử dung kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh
II. Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện:
-Giáo viên:Tranh vẽ hình 10.1, hình 10.2
-Học sinh:Xem trước kiến thức ở nhà
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định
- Kiểm tra bài cũ (4 phút):
+ Có mấy loại rễ chính,nêu đặc điểm của từng loạivà cho ví dụ
+ Rễ có mấy miền ,nêu chức năng của từng miền
2. Vào bài (1 phút):
Rễ có 4 miền các miền của rễ đều có chức năng quan trọng ,nhưng vì sao miền hút lại là
phần quan trọng nhất của rễ
3. Các hoạt động
Hoạt đông 1: Chỉ ra cấu tạo miền hút gồm 2 phần vỏ và trụ giữa
-Mục tiêu: Thấy được cấu tạo miền hút gồm vỏ và trụ giữa
TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG
15
phút
-Treo tranh phóng to hình
10.1,hình 10.2 sgk

-Yêu cầu học sinh nghiên cứu
bảng cấu tạo và chức năng của
miền hút
-Cho học sinh thảo luận :
*Cấu tạo miền hút gồm mấy
phần?
*Vỏ và trụ giữa gồm những phần
nào?
*Nêu cấu tạo của từng phần?
*Tiểu kết: cấu tạo miền hút
gồm:vỏ và trụ giữa.Bó mạch xếp
xen kẻ.
-Học sinh theo dõi tranh trên
bảng ghi nhớ thông tin
-HS nghiên cứu thông tin.
-Nhóm thảo luận và báo cáo:
*Cấu tạo miền hút gồm 2
phần:vỏ và trụ giữa
*vỏ gồm biểu bì và thịt
vỏ,trụ giữagồm bó mạch và
ruột,bó mạch gồm mạch rây
và mạch gỗ
*Cho HS lên bảng gắn các
thông tin cấu tạo từng phần
Cấu tạo miền
hút của rễ:
Gồm 2 phần
chính: vỏ và trụ
giữa
-Vỏ: biểu bì ,

thịt vỏ
-Trụ giữa : bó
mạch(mạch rây,
mạch gỗ), ruột

Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của miền hút
Mục tiêu: Thấy được từng bộ phận của miền hút phù hợp với chức năng
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
15
phút
-GV cho HS nghiên cứu bảng sgk
và thảo luận:cấu tạo từng bộ phận
của miền hút phù hợp với chức năng
như thế nào? Sau đó cho các nhóm
gắn bảng các chức năng tương ứng
-Các nhóm nnghiên cứu
thông tin và trả lời câu hỏi
sau đó cử đại diện các
nhóm lên gắn thông tin các
nhóm khác nhận xét bổ
Chức năng của
miền hút
*Vỏ:
-Biểu bì:bảo vệ
các bộ phận bên
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
với cấu tạo
-Treo hình.2 và hình 7.4 SGK và trả
lời câu hỏi sau:

*Các thành phần cấu tạo nên tế bào
lông hút?
*Có thể coi lông hút như một tế bào
được không? Vì sao?
*Tìm sự giống nhau và khác nhau
giữa tế bào thực vật và tế bào lông
hút ?
*Lông hút có tồn tại mãi không?vì
sao?
*Có phải tất cả rễ cây đều có lông
hút không? Vì sao?
sung
-HS quan sát tranh vẽ và
trả lời câu hỏi:
*Vách tế bào, màng sinh
chất, chất tế bào, không
bào và nhân
*Được vì có đủ các thành
phần của 1 tế bào
*Khác: tế bào lông hút
không có lục lạp,có không
bào lớn,nhân di chuyển đên
đầu lông hút
*Lông hút không tồn tại
mãi mãi, vì khi già lông hút
sẽ rụng đivà thay thế bởi tế
bào lông hút khác
*Không, vì một số cây
sống ở nước không có lông
hút

trong rễ.Một số
tế bào biểu bì
kéo dài thành
lông hút hút
nước và muối
khoáng hoà tan
-Thịt vỏ: chuyển
các chất từ lông
hút vào trụ giữa
*Trụ giữa:
-Bó mạch: vận
chuyển các chất
-Ruột: chứa chất
dự trữ
4. Củng cố: (4 phút ) - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Cho HS chỉ trên mô hình các bộ phận của miền hút nêu cấu tạo và chức năng của từng
phần
5. Kiểm tra đánh giá: 5 phút
- Khoanh tròn vào câu trảlời đúng:
a.Cấu tạo miền hút gồm :vỏ và trụ giữa
b.Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ có chức năng hút nước và muối khoáng rồi chuyển vào trụ giữa
c.Trụ giữa gồm các bó mạch và ruột có chức năng vận chuyển các chất và chứa chất dự trữ
d.Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ,có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối
khoáng
6. Dặn dò: (1 phút)
Cho học sinh trả lời câu hỏi sgk và làm bài tập ; Đọc mục em có biết
Đọc trước bài sự hút nước và muối khoáng của rễ
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Tuần: 6 Ngày soạn: 25/09/2010
Tiết: 12 Ngày dạy: 29/09/2010
BÀI 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ

I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Học sinh biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của
nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây
-Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích NC của sgk đề ra
2. Kỹ năng :
-Thao tác, bước tiến hành thí nghiệm
-Vận dung một số kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên
3.Thái độ: Yêu thích môn học ,yêu thích thiên nhiên ,thích khám phá
II. Phương pháp: Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề; Thực hành
III. Phương tiện:
-Giáo viên:Tranh hình 11.1(xem trong sgk)
-Học sinh xem thí nghiệm trong sgk ở nhà
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định
Kiểm tra bài củ:4 phút
+ Nêu các bộ phận của miền hút?
+ Nêu chức năng các bộ phận của miền hút ?
2. Mở bài (1 phút):
Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút H

2
O và muối khoáng hoà
tan từ đất vậy cây cần H
2
O và muối khoáng như thế nào. Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi
trên
3.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhu cầu nước của cây
Mục tiêu: Thấy được nước rất cần cho cây nhưng tuỳ từng loại câyvà giai đoạn phát triển
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
(15
phút)
-Yêu cầu một học sinh đọc thông
tin sgk các nhóm thảo luận câu hỏi
3 phút sau đó cho các nhóm báo
cáo kết quả
*Bạn Minh làm thí nghiệm trên
nhằm mục đích gì?
*Dự đoán kết quả thí nghiệm và
giải thích
-Cho các nhóm nhận xét bổ sung
-Giáo viên chốt lại
-Cho HS báo cáo kết quả thí
nghiệm cân rau ,củ ,quả ở nhà
-Nhận xét khối lượng ban đầu và
khối lượng sau khi phơi?
-Cho biết khối lượng giảm đi đó là
gì?
-Nước có ở bộ phận nào của cây?
-Cho các nhóm thảo luận phần

-Một học sinh đọc thông tin
sgk thảo luận nhóm đại diện
nhóm báo xcáo các nhóm
khác nhận xét bổ sung
*Bạn Minh làm thí nghiệm
xem cây cần nước như thế
nào
*Dự đoán:
+chậu A tươi tốt vì có đủ
nước +Chậu B khô héo vì
thiếu nước
-Các nhóm báo cáo và nhận
xét
-HS báo cáo thí nghiệm đã
làm ở nhà
-lượng sau khi phơi sẽ bị
giảm
-lượng giảm đi đó là nước
Nhu cầu nước
của cây
Cây rất cần
nước, thiếu nước
cây sẽ chết
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
∇trong 3 phút
*Qua thí nghiệm 1 và 2 nhận xét
nhu cầu nước của cây
*Kể tên cây cần nhiều nước cây
cần ít nước?

*Cây rất cần nước nhưng việc tưới
nước cho cây phụ thuộc vào các
yếu tố nào cho hợp lí
-Vì sao cung cấp đủ nước và đúng
lúc cây sẽ sinh trưởng tốt, cho
năng suất cao
-Nước có ở tất cả các bộ
phận của cây
-Các nhóm thảo luận 3 phút
*Cây rất cần nước thiếu
nước cây sẽ chết
*Cây cần nhiều nước: cải
,lúa ,bắp;cây cần ích nước:
xương rồng ,cỏ sa mạc
*Cây cần nước nhưng khi
tưới nước cho cây cần chú ý
các loại cây khác nhau các
giai đoạn khác nhau mà tưới
nước hợp lí
-Vì nước sẽ thúc đẩy các quá
trình của cây diễn ra tốt hơn
cây sẽ phát triển tốt
Hoạt động 2:Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây
Mục tiêu: Học sinh thấy được cây rất cần các loại muối khoáng, các loại muối khoáng chủ
yếu của cây là: đạm, lân, kali
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
15
phút
-Cho học sinh đọc thông tin
SGK treo hình 11.1 SGK

-Cho các nhóm thảo luận 4 phút
GV hướng dẫn thiết kế thí
nghiệm:
+Mục đích thí nghiệm
+Đối tượng thí nghiệm
+Tiến hành:*Điềukiện
*Kết quả
- Các nhóm báo cáo kết quả các
nhóm khác nhận xét bổ sung
-Giáo viên chốt lại
-Yêu cầu một học sinh đọc
thông tin SGK
-Em hiểu như thể nào về vai trò
muối khóang đối với cây
-Qua kết quả thí nghiệm cùng
với bảng số liệu trên giúp em
khẳng định điều gì?
-Tìm ví du chứng minh nhu cầu
muối khoáng của cây,các giai
đoạn khác nhau trong chu kì
sống là không giống nhau
- Rễ chỉ hút được muối khoáng
như thế nào?
-Giải thích tại sao bón phân ta
phải tưới thêm nước?
-HS đọc thông tin sgk quan
sát hình 11.1 trả lời câu hỏi
sgk
-Các nhóm báo cáo kết quả:
+Xem nhu cầu muối đạm của

cây
+Trồng 2 cây đậu vào 2 chậu
A và B
+Chậu A: để đủ muối
khoáng
+Chậu B :để thiếu đạm
+Kết quả: chậu A xanh tốt
chậu B thấp bé
-Học sinh đọc thông tin SGK
và trả lời ∆ SGK 4phút
-Cây rất cần các loại muối
khoáng
-Cây cần 3 loại muối khoáng
chủ yếu: đạm, lân, kali
-Có thế tưới 1kg cho cây
xoài nhưng không thể tưới
1kg cho cây cải. Nên tưới lúc
cây đang ra lá non hoặc lúc
ra hoa kết quả
-Rễ chỉ hút được muối
khoáng hoà tan
-Để các loại muối khoáng
hoà tan trong nước cây dễ
hấp thụ
Nhu cầu muối
khoáng của cây
-Rễ cây chỉ hút
được muối khoáng
hào tan
-Các loại muối

khoáng chủ yếu của
cây: đạm , lân, kali
*Tuỳ theo từng loại
cây các giai đoạn
khác nhau mà nhu
cầu nước và muối
khoáng cũng khác
nhau
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
4.Củng cố: ( 4phút ) Yu cu HS đọc phn ghi nhớ SGK
-Nêu vai trò nước và muối khoáng của cây
5. Kiểm tra đánh giá :5 phút
-Những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng
-Trình bài thí nghiệm để chứng minh cây có cần nước hay không?
6.Dặn dò: (1 phút)
-HS học bi v làm bài tập sgk -Đọc mục em có biết
-Xem trước bài mới
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Tuần: 7 Ngày soạn: 03/10/2010
Tiết: 13 Ngày dạy: 06/10/2010
BÀI 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
(tiếp theo)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Hiểu biết được lông hút là bộ phận hút nước và muối khoáng chủ yếu của rễ
-Hiểu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ
2.Kỹ năng: Quan sát, vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế
3.Thái độ: Yêu thích môn học, chăm sóc và bảo vệ cây
II. Phương pháp: Tìm tịi, hoạt động nhĩm
III. Phương tiện:
-Giáo viên: hình 11.2 SGK, bảng phụ ∇ SGK( xem SGK)
-Học sinh: kiến thức cấu tạo miền hút của rễ
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định
Kiểm tra bài cũ (4 phút):
- Nhận xét về nhu cầu nước và muối khoáng của cây
- Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu của nước đối với cây
2. Vào bài (1 phút):
Sự hút nước và muối khoáng như thế nào? Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng
tới sự hút nước và muối khoáng đối với cây? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng
Mục tiêu: Thấy được rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ lông hút
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung

15ph
út
-Treo hình 11.2 SGK
-Cho các nhóm thảo lụân câu
hỏi SGK 4 phút
-Nước và muối khoáng hòa tan
trong đất được lông hút hấp
thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ
-Rễ mang các lông hút có cức
năng hấp thụ nước và muối
khoáng hòa tan
-Cho HS nghiên cứu thông tin
SGK và trả lời câu hỏi:
+Bộ phận nào của rễ có chgức
năng hấp ythụ nước và muối
khoáng hòa tan?
+Vì sao quá trình hút nước và
muối khoáng không thể tách
rời nhau?
-Quan sát tranh vẽ SGK, thảo
luận 4 phút sau đó cử đại diện
bnhóm báo cáo các nhóm khác
nhận xét bổ sung
-Học sinh làm việc cá nhân
nghiên cứu thông tin và trả lời
câu hỏi:
+Lông hút là bộ phận chủ yếu
làm nhiệm vụ hút nước và muối
khoáng hòa tan
Vì rễ cây chỉ hút được muối

khoáng hòa tan trong nước
Rễ cây hút
nước và muối
khoáng
- Rễ mang các
lông hút có chức
năng hút nước
và muối khoáng
hoà tan trong
đất
-Nước và muối
khoáng hoà tan
trong đất được
lông hút hấp thụ
chuyển qua vỏ
tới mach gỗ đi
lên các bộ phận
của cây
Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và,
muối khoáng của rễ
Mục tiêu : Biết được thời tiết, khí hậu, các loại đất trồng khác nhau ảnh hưởng tới sự hút
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
nước và muối khoáng của rễ
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung
15
ph
-Cho học sinh đọc thông
tin SGK, và trả lời câu hoỉ
thảo luận 4 phút:

+Những điều kiện bên
ngoài nào ảnh hưởng tới
sự hút nước và muối
khoáng của rễ?
+Đất trồng ảh như thế nào
tới sự hút nước và muối
khoáng của rễ? Cho vd
+Thời tiết khí hậu ảnh
hưởng như thế nào tới sự
hút nước và muối khoáng
của rễ? Cho ví dụ:
-Giáo viên cho các nhóm
báo cáo các nhóm khác
nhận xét bổ sung
-Giáo viên chốt lại
- Học sinh đọc thông tin SGK và
trả lời câu hỏi
+Các loại đất trồng, thời tiết, khí
hậu
+Đất đá ong: nước và muối khoáng
trong đất ít nên sự hút nước và
muối khoáng gặp khó khăn
Đất phù sa: nước và muối khoáng
trong đất nhiều sự hút nước của rễ
thuận lợi
+Nhiệt độ thấp 0°C nước đóng
băng, muối khoáng không hòa tan
rễ cây không hút được
Đất bị ngập úng lâu ngày sự hút
nước và muối khoáng bị ngừng

nên khi dất bị ngập úng cần phải
tháo nước ngay
Những điều
kiện bên ngoài
ảnh hưởng tới
sự hút nước và
muối khoáng
của rễ: Thời tiết,
khí hậu, các loại
đất trồng khác
nhau ảnh hưởng
tới sự hút nước
và muối khoáng
của rễ
4.Củng cố:4 phút
Yu cu HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Cho học sinh trả lời câu hỏi sgk
5. Kiềm tra đnh gi: 5 pht
-Giải thích hiện tượng thực tế:
+Vì sao khi bón phân cần phải bón đúng loại, đúng lúc, đúng cách
+Tại sao trời nắng nhiệt độ cao cần tưới nhiều nước cho cây
+Tại sao khi đất ngập úng cần phải tháo hết nước ngay
+Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?
5.Dặn dò: (1 phút)
-Đem mẫu vật các lọai :+Củ sắn ,củ cải,cà rốt
+Dây tiêu, dây trầu không, vạn niên thanh
+Cây tầm gửi, tơ hồng
-Đọc mục em có biết
-Xem trước bài mới
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
...............................................
Tuần: 7 Ngày soạn: 03/10/2010
Tiết: 14 Ngày dạy: 08/10/2010
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
BÀI 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Học sinh phân biệt được 4 loại rễ biến dạng
-Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng
-Học sinh giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi chúng ra hoa
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh
3.Thái độ: Tùy theo từng loại rễ mà ta có cách trồng và chăm sóc cũng như tiêu diệt những
cây có hại
II. Phương pháp: Quan sát tìm tòi: Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề
III. Phương tiện:
-Giáo viên: Bảng phụ các loại rễ biến dạng, tranh,mẫu vật các loại rễ biến dạng
-Học sinh: chuẩn bị mẫu: củ sắn, cà rốt, cành trầu không. Bảng trang 40 SGK
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định Kiểm tra bài cũ (4 phút):
-Nêu con đường hút nước và mối khoáng của rễ
-Tại sao trời nắng, nhiệt độ cao cần tưới nhiều nước cho cây
-Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?

2.. Vào bài (1 phút):
Trong thực tế, rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan mà ở một số cây
rễ còn có chức năng khác nữa, nên hình dạng của rễ thay đổi làm rễ biên dạng. Có những
loại rễ biến dạng nào? Chúng có chức năng gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
3. Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ
Mục tiêu :Thấy được các hình thái của rễ biến dạng
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
(15
phú
t)
-Yêu cầu học sinh tập trung
mẫu vật theo từng
nhóm.Treo tranh vẽ hình
12.1
-Phát phiếu học tập cho các
nhóm thảo luận 5 phút
+Có thể chia rễ thành mấy
nhóm?
+Dựa vào đặc điểm nào để
phân chia?
+Đặt tên cho các nhóm
-Giáo viên không đáng giá
mà để học sinh tự đánh giá
sau khi làm bài tập trang 40
SGK
-Các nhóm tập trung mẫu vật
quan sát tranh vẽ
-Các nhóm thảo luận ghi kết
quả vào phiếu học tập
Tên

cây
Đặc điểm để
phân chia
Đặt
tên




….
……………
………….
……………
………..
……
……
……
……
Đại diện các nhóm báo cáo các
nhóm khác nhận xét bổ sung
Cĩ 4 loại rễ biến
dạng:
- Rễ củ ….
- Rể mĩc …
- Rễ thở …
-Rễ gic mt…
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng
Mục tiêu: Thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng các loại rễ biến dạng
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung
15 p -Cho HS làm việc cá nhân hoàn

thành bảng trang40 SGK
-Cho 1 vài cá nhân báo cáo kết
quả
-Các nhóm lên gắn các thông tin
-HS hoàn thành bảng trang 40
SGK
-Lần lượt từng HS báo cáo kết
quả
-Nhận xét và bổ sung. HS gắn
Một số loại rễ
biến dạng làm các
chức năng khác
nhau của cây
như:
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
giáo viên ghi sẵn trong phiếu
lần lượt gắn các cột:tên rễ biến
dạng , tên cây..
-Có mấy loại rễ biến dạng được
giới thiệu trong bài này?
-Nêu chức năng của từng loại rễ
biến dạng
-Ngoài những loại rễ biến dạng
trên trong tự nhiên cón nhiều rễ
biến dạng khác:rễ chống :đa,rễ
cà kheo:đước, rễ không khí,rễ
bám thanh long
-Tại sao phải thu hoạch rễ củ
trước khi ra hoa?

-Bần trồng ven sông có tác
dụng gì?
-Rễ giác mút có lợi hay có
hại,ta phải làm sao?
-Những cây có rễ móc thường
leo lên và bám chặt vào trụ vậy
khi trồng cây rễ móc ta cần phải
chú ý điều gì ?
-Ngoài ra còn có một số rễ biến
dạng có giá trị kinh tế rất cao:
nhân sâm, tam thất nhưng có số
lượng rất ít do đó cần phải bảo
vệ.
*Nhận xét hình thái của rễ biến
dạng so với rễ thường ?
*Sự biến dạng của rễ có ý nghĩa
gì ?
các thông tin do GV phát lên
bảng và nhận xét bổ sung
-Có 4 loại rễ biến dạng
-Nhìn lên bảng phụ để trả lời
-HS biết được trong tự nhiên
không chỉ có 4 loại rễ biến
dạng trên mà còn nhiều loại rễ
biến dạng khác
-Vì nếu để chúng ra hoa thì
chất dinh dưỡng dự trữ sẽ
không còn vì chúng sẽ sử dụng
nuôi hoa quả
-Có tác dụng tránh sạt lỡ đất ở

bờ sông
-Giác mút có hại nên cần phải
tiêu diệt chúng
-Khi trồng cây rễ móc ta phải
trụ hoặc cây to: để cho chúng
có chỗ bám
-Biểu hiện thái độcủa mình đối
với các loài thực vật quý hiếm
*Rễ biến dạng có nhiều hình
dạng khác nhau .
*Rễ biến dạng có nhiều hình
dạng như vậy để phù hợp với
chức năng và môi trường sống.

-Rễ củ: chứa chất
dự trữ cho cây dùng
khi ra hoa tạo quả
Ví dụ: cây sắn,củ
cải..
-Rễ móc : bám vào
trụ giúp cây leo lên
Ví dụ: trầu
không ,hồ tiêu
-Rễ thở: giúp cây
hô hấp trong không
khí, ví dụ:bần, bụt
mọc
-Giác mút:lấy thức
ăn từ cây chủ
Ví dụ:tầm gửi, tơ

hồng
4.Củng cố: 4 phút
Yu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
5. Kiểm tra đnh gi : 5 pht
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
a.Rễ cây trầu không,cây hồ tiêu,cây vạn niên thanh là rễ móc
b.Rễ cây cải củ,củ su hào,củ khoai tây là rễ củ
c.Rễ cây mắm ,cây bần, cây bụt mọc, cây bần là rễ thở
d.Dây tơ hồng,cây tầm gửi có rễ giác mút
6.Dặn dò:1 phút
-Học và trả lời câu hỏi sgk
-Xem trước bài cấu tạo ngoài của thân
-Chuẩn bị mẫu 1thân cây bé
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………................
Ngày soạn: 10/10/2010 Tuần: 8
Ngày dạy: 13/10/2010 Tiết: 15
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
CHƯƠNG III: THÂN
BÀI 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm được vị trí, hình dạng, cấu tạo ngoài của thân gồm:thân chính ,cành,chồi ngọn và
chồi nách; Phân biệt được 2 loại chồi nách: chồi lá, chồi hoa
- Nhận biết, phân biệt được các loại thân:thân dứng ,thân leo, thân bò
2.Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh mẫu so sánh
3.Thái độ:Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên
II. Phương pháp: Quan sát tìm tòi; Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề

III. Phương tiện:
- Giáo viên: Tranh phóng to H.13.2, 13.3 SGK trang 43, 44; ngọn ổi
- Học sinh: cành cây ổi, râm bụt, rau má....
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra cũ: (4 phút)
- Nêu chức năng khác của rễ củ?
- Có mấy loại biến dạng?
3. Vào bài (1 phút): Thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây có chức năng vận chuyển các
chất trong câyvà nâng đỡ tán lá
Vậy thân gồm những bộ phận nào?Có thể phân chia thân thành mấy loại ?Bài học hômnay
trả lời câu hỏi trên
Các hoạt động:
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thân
Mục tiêu: Xác định được thân gồm:thân chính ,cành ,chồi ngọn và chồi nách.
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
(20
phút)
-Cho các nhóm đặc mẫu vật lên
bàn treo hình 13.1 sgk yêu cầu
học sinh thảo luận câu hỏi∇sgk
+Thân mang những bộ phận
nào?
+ Những điểm giống và khác
nhau giữa thân và cành
+Vị trí của chồi ngọn trên thân
và cành?
+Vị trí của chồi nách?
+Chồi ngọn phát triển thành bộ
phận nào của cây?

-Cho các nhóm báo cáo các
nhóm khác nhận xét bổ sung
-Giáo viên chốt lại
-Cho học sinh chỉ trên mẫu vật
các bộ phận của thân
-Treo hình 13.2 SGK yêu cầu
học sinh quan sát và thảo luận 3
phút
-Các nhóm đặt mẫu vật
lại quan sát hình và thảo
luận∇sgk trong 5phút
+Thân gồm thân chính
,cành trên thân và cành
mang lá ở đỉnh có chồi
ngọn ở kẻ lá có chồi
nách
+Giống: đều mang lá và
chồi
+ Khác:
Thân Cành
-Mọc thẳng -Mọc xiên
- Do chồi - Do chồi
ngọn phát nách phát
triển triển nằm
ở trên thân
chính
+Chồi ngọn
+Chồi nách nằm nách lá
+ Chồi ngọn sẽ phát triển
thành thân chính

-Các nhóm báo cáo các
Cấu tạo ngoài của thân
-Thân cây gồm thân chính,
cành ,chồi ngọn và chồi
nách.Trên thân và cành có
mang lá
-Chồi ngọn phát triển
thành thân chính
-Chồi nách: có 2 loại
+Chồi lá:phát triển thành
cành mang lá
+Chồi hoa: phát triển
thành cành mang lá hoặc
cành mang hoa hoặc hoa
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
+So sánh cấu tạo chồi hoa và
chồi lá
+Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển
thành bộ phận nào của cây?
-Giáo viên chốt lại: Chồi nách
có 2 loại chồi lá và chồi
hoa.chồi hoa và chồi lá nằm ở
kẻ lá của thân và cành
nhóm khác bổ sung
-HS chỉ trên mẫu vật các
bộ phận của thân
-Các nhóm quan sát tranh
vẽ thảo luận 3 ph
+Giống : đều có mầm lá

+ Khác:
Chồi lá Chồi hoa
-Mô phân - Mầm
Sinh ngọn hoa
+Chồi lá phát triển thành
cành mang lá
+Chồi hoa phát triển
thành cành mang hoa.
Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân
Mục tiêu: Dựa vào cách mọc của thân để phân chia
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung
14
phút
Giáo viên treo hình 13.3
SGK yêu cầu các nhóm tập
trung mẫu vật để phân chia
các loại thân 3 phút
-Cho các nhóm báo cáo kết
quả
-Cho học sinh hoàn thành
bảng phụ
-Cho học sinh nhận xét bổ
sung để hoàn thành bảng
-Nhín trên bảng cho biếycó
mấy loại thân và cho ví dụ
-Giáo viên chốt lại
-Học sinh quan sát
trang vẽ tập trung mẫu
vật để phân chia các
loại thân

-Các nhóm báo cáo
-Học sinh hoàn thành
bảng phụ
Dựa váo cách mọc của
thân mà người ta chia
thành 3 loại:
- Thân đứng:
+ Thângỗ: xoài, mận...
+ Thân cột: cau....
+ Thân cỏ: cà ,ớt...
- Thân leo:
+Thân quấn: mồng tơi
+ Tua cuốn: bầu, bí
- Thân bò: rau má, rau
lang....
4.Củng cố: 2 phút
Yu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
5. Kiểm tra đánh giá: 2 phút
Chọn từ thích hợp điền vào ô trống
- Có 2 loại chồi nách......(1)......phát triển thành cành mang lá........(2).......phát triển thành
cành mang hoa hoặc hoa
- Tùy theo cách mọc của thân mà chia thành 3 loại: Thân........(3)....... (thân......(4).......,
thân......(5)......., thân........(6).........), thân.......(7)....... (thân.......(8).... thân........(9).........) và
thân.........(10).........
5.Dặn dò: (1 phút)
-Làm bài tập SGK;
-Ghi lại kết quả thí nghiệm
-Xem trước bài mới
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Ngày soạn: 10/10/2010 Tuần: 8
Ngày dạy: 15/10/2010 Tiết: 16
BÀI 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh
-Qua thí nghiệm học sinh tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn
2.Kỹ năng: Biết vận dụng bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng thực tế
Biết thí nghiệm chứng minh về sự di ra của thân
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật
II. Phương pháp:
Quan sát tìm tòi; Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề; Thực hành thí nghiệm
III. Phương tiện:
- Giáo viên: tranh hình 14.1, hình 13.1(xem trong SGK)
- Học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm
IV. Tiến trình bài giảng
1.Ổn định
Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Nêu cấu tạo ngoài của thân ? Có mấy loại thân
2.. Vào bài (1 phút):
Ta thấy rằng thân mỗi ngày một dài ra. Vậy thân dài ra do đâu? Bài học hôm nay trả lời
câu hỏi trên
3. Các hoạt động:(35 phút):
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân
Mục tiêu: Qua thí nghiệm biết được thân dài ra do phần ngọn
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung

15
phút
-Cho học sinh nhắc lại cách tiến hành
thí nghiệm
-Cho đại diện các nhóm báo cáo kết
quả thí mnghịêm
-Dựa trên kết quả thí nghiệm cho các
nhóm thảo luận∇ SGK
+So sánh chiều cao của 2 nhóm cây
trong thí nghiệm: ngắt ngọn và không
ngắt ngọn
+Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết
thân cây dài ra do bộ phận nào?
+Xem lại bài 8: sự lớn lên và phân
chia tế bào để giải thích vì sao thân
dài ra được
-Cho HSđọc thông tin  SGK
Treo hình 14.1 và giải thíchTùy theo
từng loại cây mà sự dài ra của thân là
không giống nhau:
Mướp, bạch đàn
-Khi bấm ngọn chất dinh dưỡng sẽ
tập trung nuôi bộ phận nào?
-Khi tỉa cành chất dinh dưỡng tập
trung nuôi những bộ phận nào?
-Học sinh nêu lại cách tiến hành
thí nghiệm
-Các nhóm báo cáo kết quả thí
nghiệm
-Các nhóm thảo luận 4 phút

+Cây ngắt ngọn thấp hơn cây
không ngắt ngọn
+Thân cây dài ra do phần ngọn
+Thân dài ra do sự lớn lên và
phân chia của tế bào mô phân
sinh ngọn
-Học sinh đọc thông tin SGK
Thân gỗ lớn chậm nhưng sống
lâu
Thân leo dài rất nhanh
-Khi bấm ngọn chất dinh dưỡng
tập trung nuôi chồi lá, chồi hoa
-Khi tỉa cành chất dinh sẽ tập
trung nuôi thân
Thân dài
ra do phần
ngọn. Vì sự
phân chia
và lớn lên
của tế bào ở
mô phân
sinh ngọn
giúp thân
dài ra
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Hoạt động 2: Giải thích hiện tượng thực tế
Mục tiêu: Giải thích được tại sao 1 số cây bấm ngọn, một số cây tỉa cành
Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung
15

phút
-ChoHS đọc thông tin SGK và
thảo luận ∇ trong 4 phút
+Vì sao trồng đậu, bông, cà phê
trước khi ra hoa tạo quả người ta
thường ngắt ngọn?
+Vì sao trồng cây lấy gỗ, lấy sợi
người nta thường tỉa cành xấubị
sâu mà không bấm ngọn?
-Giáo viên chốt lại
Học sinh đọc thônh tin sgk và thảo
luận:
+ vì đậu bông, cà phê là những cây
lấy quả cần nhiều cành nên người
ta ngắt ngọn
+Vì những cây lấy gỗ, lấy sợi cần
thân dài và to nên ta tỉa cành mà
không ngắt ngọn
Bấm ngọn
những loại
cây lấy
quả, lấy
hạt.. để ăn;
tỉa cành
những cây
lấy gỗ, lấy
sợi
4.Củng cố: (5 phút )
Yu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
-Hướng dẫn học sinh thiết kế thí nghiệm

5. Kiểm tra đánh giá: 4 phút
-Cho học sinh làm bài tập sgk
5.Dặn dò: (1 phút)
-Làm bài tập sgk
-Xem lại bài cấu tạo miền hút của rễ
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Ngày soạn: 16/10/2010 Tuần: 9
Ngày dạy: 20/10/2010 Tiết: 17
BÀI 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo trong của thân non: gồm vỏ và trụ giữa.
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo của vỏ ,trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên bảo vệ cây
II. Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi; Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện:
- Giáo viên: Tranh phóng to hình 15.1, SGK.
- Học sinh ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ.
IV. Tiến trình bài giảng
1.Ổn định :

Kiểm tra bài cũ (4 phút):
-Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại vây nào thì tỉa
cành? Cho ví dụ
-Trình bày thiết kế thí nghiệm để biết thân dài ra do bộ phận nào
2. Vào bài mới: (1 phút)
Thân non của tất cả các loại cây là phần ở ngọn thân và ngọn cành.Thân non thường có
màu xanh lục, vậy cấu tạo trong của thân non như thế nào? Và cấu tạo trong của thân non có
những điểm gì giống và khác với cấu tạo miền hút củarễ.
3.Các hoạt động :
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non
Mục tiêu : Thấy được thân non cấu toạ gồm 2 phần vỏ và trụ giữa
TG Hoạt động của thầy Hoạt đông của trò Nội dung tiết dạy
10
phút
- Treo hình 15.1 SGK hs
hoạt động cá nhân xác
định các bộ phận của
thân non và nêu cấu tạo
của từng bộ phận
- Cho học sinh chỉ trên
tranh vẽ và nêu cấu tạo
của từng bộ phận
- Gọi một số học sinh
nhận xét và bổ sung
- Giáo viên chốt lại cấu
tạo trong của thân non
gồm vỏ và trụ giữa
-Học sinh quan sát hình
15.1sgk xác định từng bộ
phận của thân non

-Học sinh chỉ trên tranh vẽ và
nêu cấu tạo của thân non
gồm vỏ và trụ giữa
+ vỏ: biểu bì , thịt vỏ
+ trụ giữa: bó mạch và ruột
Bó mạch: mạch rây và mạch
gỗ
Cấu tạo trong của thân
non gồm 2 phần:
vỏ và trụ giữa
-Vỏ: biểu bì, thịt vỏ
-Trụ giữa: bó mạch , rụôt
Bó mạch: mạch rây, mạch
gỗ

Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của thân
Mục tiêu: Thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung
10 p -Treo bảng cấu tạo trong và
chức các bộ phận của thân
non và tranh vẽ H. 15.1 cấu
tạo trong của thân non
-Các nhóm tiến hành thảo
-Các nhóm quan sát tranh vẽ và
bảng cấu tạo và chức năng các
bộ phận của thân non
-Các nhóm tếin hành thảo luận
Chức năng của
thân non
* Vỏ:

-Biểu bì: bảo vệ và
tham gia quang hợp
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
luận 4 phút để hoàn thành
bảng SGK
-Đại diện các nhóm báo cáo
nhận xét bổ sung
-GV chốt lại vấn đề
-Phát các miếng bìa ghi sẵn
thong tin gọi học sinh lần
lược gắn thông tin ở các
cột:các bộ phận của thân
non, cấu tạo, chức năng của
từng bộ phận
4 phút hoàn thành cột chức
năng sgk
-Đại diện các nhóm báo cáo:
+Biểu bì bảo vệ và tham gia
quang hợp
+Thịt vỏ dự trữ và quang hợp
+Mạch rây vận chuyển chất hữu

+Mạch gỗ vận chuyển nước và
muối khoáng
+Ruột chứa chất dự trữ
-Thịt vỏ :dự trữ và
quang hợp
*Trụ giữa:
-Bó mạch :vận chuyển

các chất
-Ruột : Chứa chất dự
trữ
Hoạt động 3: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
Mục tiêu: Phát hiện điểm gióng nhau giữa thân non và miền hút của rễ
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung
10p - Treo hình 15.1 và hình
10.1 SGK gọi 2 học sinh
lần lược chỉ trên tranh vẽ
các bộ phận của thân non
và miền hút của rễ
-Cho các nhóm làm bài tập
∇ SGK trong 4 phút
+Đặc điểm giống nhau đều
có các bộ phận
+Đặc điểm khác nhau vị trí
bó mạch,đặc điểm phù hợp
với chức năng của từng bộ
phận
-Cho đại diện các nhóm
báo cáo nhận xét bổ sung
GV chốt lại
-Học sinh quan sát tranh vẽ 2
học sinh lần lược chỉ trên
tranh vẽ các bộ phận của thân
non và miền hút của rễ
-Các nhóm thảo luận trong 4
phút
*Giống nhau:
-Có vỏ và trụ giữa

_Có cấu tạo bằng tế bào
*Khác nhau
Thân non:có diệp lục ;bó
mạch xếp xen kẻ
Miền hút của rễ: có lông hút;
bó mạch xếp thành vòng
So sánh cấu tạo trong của
thân non và miền hút của
rễ
*Giống nhau:
-Đều cấu tạo bằng tb
-Đều gồm vỏ -trụ giữa
+vỏ: biểu bìvà thịt vỏ
+Trụ giữa: bó mạch , ruột
Bó mạch :mạch râyvà mạch
gỗ
*Khác nhau:
Miền hút rễ Thân non
-Có lông hút -Có diệp lục
-Bó mạch -Bó mạch
xếp xen kẻ xếp thành
vòng
(mạch rây ở ngoài mạch gỗ
ở trong)
4.Cũng cố: 4 phút
Yu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
5. Kiểm tra đánh giá: 5 phút
-Chỉ trên tranh vẽ các phần của thân non nêu chức năng của từng phần
- So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
6.Dặn dò: 1 phút

-Đọc mục em có biết;
-Làm bài tập sgk;
-Xem trước bài mới
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………................
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Ngày soạn: 16/10/2010 Tuần: 9
Ngày dạy: 22/10/2010 Tiết: 18
BÀI 16: THÂN TO RA DO ĐÂU?
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ làm thân to ra .
- Phân biệt được dác và ròng: Tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hằng năm
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật
II. Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi; Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề
III. Phương tiện:
-Giáo viên: hình 15.1,16.1;16.2(xem trong sgk)
IV. Tiến trình bài giảng
1.Ổn định: Kiểm tra bài cũ( 4 phút):
-Chỉ trên hình vẽ các phần của thân non và nêu chức năng của mỗi phần
-So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút củarễ
2.vào bài (1 phút):
Trong quá trình sống cây không những cao lên mà còn to ra. Vậy thân to ra nhờ bộ phận
nào? Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo như thế nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi
trên
3.Phát triển bài

Hoạt động 1: Xác định tầng phát sinh
Mục tiêu : Phân biệt được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
15
phút
-Giáo viên treo hình 15.1 và 16.1
SGK yêu cầu học sinh trả lời câu
hỏi cấu tạo trong của thân trưởng
thành khác thân non như thế nào?
Theo em nhờ bộ phận nào mà
thân to ra được?
-Gọi 1 học sinh chỉ trên tranh vẽ
điểm khác nhau giữa thân non và
thân trưởng thành
-Từ tranh vẽ cho 1 học sinh ghi
lại sơ đồ cấu tạo từ ngoài vào
trong của 1 thân cây trưởng thành
-Cho các nhóm đem mẫu vật 1
phần thân cây hoạc cành ra làm
theo hướng dẫn: dựa theo trình tự
cấu tạo của thân để xác định các
phần: cạo lớp vỏ màu nâu ở ngoài
(vỏ) để lộ lớp màu xanh(tầng sinh
vỏ) dùng dao cắt sâu cho đến
phần gỗ cứng tách vỏ ra lấy tay
sờ thấy nhớt(tầng sinh trụ) cho
học sinh xác định các bộ phận có
trên 1vỏ tách ra dựa trên sơ đồ
-Cho hs đọc thông tin sgk các
-Học sinh quan sát tranh vẽ trao đổi

nhóm trong 3 phút
Thân trưởng thành khác với thân non
là có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Thân cây to ra nhờ cả vỏ và trụ giữa
- Học sinh chỉ trên tranh vẽ điểm khác
nhau giữa thân non và thân trưởng
thành
-Một học sinh hoàn thành:
Vỏ → tầng sinh vỏ → thịt vỏ
mạch rây→ tầng sinh trụ → mạch gỗ
-Các nhóm đem mẫu thân cây, dao
nhọn và làm theo hướng dẫn.
HS dựa trên sơ đồ cấu tạo của thân để
xác định, lớp vỏ màu nâu ngoài cùng là
vỏ lớp vỏ màu xanh là tầng sinh vỏ
tách vỏ ra sờ thấy nhớt là tầng sinh trụ.
Phần cứng bên trong là mạch gỗ. Các
bộ phận có trên vỏ cây:
vỏ→ tầng sinh vỏ → Thịtvỏ

Mạch rây
Tầng phát
sinh
Thân cây gỗ
to ra do sự
phân chia các
tế bào mô
phân sinh ở
tầng sinh vỏ
và tầng sinh

trụ
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
nhóm thảo lận 4 phút
+ Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
+Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
+Vậy thân cây to ra nhờ bộ phận
nào?
-Cho các nhóm báo cáo nhận xét
bổ sung để hoàn chỉnh kiến thức
-Học sinh đọc thông tin sgk
+Vỏ to ra nhờ tầng sinh vỏ
+ Trụ giữa to ra nhờ tầng sinh trụ
+Thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng
sinh trụ
-Các nhóm nhận xét bổ sung
Hoạt động 2: Nhận biết vòng gỗ hằng năm, tập xác định tuổi cây
Mục tiêu: Biết đếm vòng gỗ xác định tuổi của cây
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung
10p -Cho học sinh đọc thông tin
SGK và mục em có biết trang
53 quan sát hình 16.3 thảo luận
nhóm
+Vòng gỗ hằng năm là gì? tại
sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ
màu sáng?
+Làm thế nào để đếm tuổi của
cây? Vòng gỗ hình 16.3 có bao
nhiêu tuổi
-Đại diện các nhóm báo cáo các

nhóm khác nhận xét bổ sung
-Cho hs xác định tuổi của cây
gỗ mà nhóm mang vào
-Học sinh đọc thông tin SGK trang 51
và em có biết trang 53 quan sát hình
16.3 thảo luận nhóm 3phút
+Hằng năm cây sinh ra các vòng
gỗ(sáng và sẫm) gọi là vòng gỗ hằng
năm. Dói thức ăn mùa khô nên sinh
vòng gỗ sẫm. Mùa mưa nhiều thức ăn
nn sinh vòng gỗ sáng
+Đếm số vòng gỗ xác định được tuổi
của cây. Hình 16.3 có 36 tuổi
-Các nhóm nhận xét bổ sung
-Học sinh xác định tuổicủa cây
Vòng gỗ
hằng năm
Hằng năm
cây sinh ra
các vòng gỗ
đếm số vòng
gỗ có thể xác
định được
tuổi của cây
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm dác và ròng
Mục tiêu: Phân biệt được dác và ròng
Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung
8p -Cho học sinh đọc thông tin
SGK quan sát hính6.2 trả lời
câu hỏi

+Thế nào là dác ? thế nào là
ròng?
+ Tìm sự khác nhau giữa dác
và ròng
-Một số học sinh báo cáo kết
quả,các học sinh khác nhận xét
bổ sung
-Giáo viên chốt lại
-Học sinh đọc thông tin SGK quan sát
tranh vẽ trả lời câu hỏi
+Dác :lớp gỗ sáng, những tế bào gỗ
sống,vận chuyển nước và muối
khoáng
+Ròng: lớp gỗ thẩm những tế bào
chết, nâng đỡ cây
Dác Ròng
-ở ngoài -ở trong
-Màu sáng -Màu thẩm
-Tế bào gỗ sống -Tế bào gỗ chết
-Vận chuyển nước -Nâng đỡ cây
và muối khống
Dác và
ròng
Thân gỗ lâu
năm có dác
và ròng
4.Củng cố: (2 phút)
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
5.Kiểm tra đánh giá:(2 phút)
-Cho học sinh trả lời câu hỏi SGK

GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
- Người ta thường chọn phần nào của gỗ để xây dựng ? Vì sao?
5.Dặn dò: (1 phút)
Làm trước thí nghiệm 1 bài 17
Xem lại cấu tạo và chức năng bó mạch của thân. Học bài mới
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
...................................................................
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Ngày soạn: 23/10/2010 Tuần: 10
Ngày dạy: 27/10/2010 Tiết: 19
BÀI 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và muối khóang từ rễ lên thân, Mạch rây dẫn
chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thao tác thực hành thí nghiệm.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. Phương pháp:
Quan sát tìm tòi;Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề ;Thực hành
III. Phương tiện:
-Giáo viên xem bi trước ở nhà
- Học sinh: Làm thí nghiệm theo nhóm trn bơng sen.
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định :
Kiểm tra bài cũ (4 phút):
-Thân to ra do đâu?

-Làm thế nào để xác định tuổi của cây
-Người ta thường chon phần nào của gỗ để xây dựng?Tại sao?
2. Vào bài (1 phút):
Các chất trong thân được vận chuyển bằng cách nào. Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan
Mục tiêu: Biết được nước và muối khoáng vận chuyển nhờ mạch gỗ
TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG
15
phút
-Cho các nhóm đem thí nghiệm đã
chuẩn bị sẵn để giáo viên kiểm tra
cho cac nhóm trình bày lại cách làm
thí nghiệm ở nhà
-Các nhóm nhận xét bổ sung
-GV cho HSquan sát thí nghiệm của
mình để so sánh và đánh giá
-Giáo viên chỉ ra những nguyên nhân
mà các nhóm làm thí nghiệm không
thành công
-Hướng dẫn học sinh cắt lát mỏng
qua cành của nhóm quan sát bằng
kính lúp(kính hiển vi)
-GV phát cho mỗi nhóm đã chuẩn bị
hướng dẫn học sinh bóc vỏ cành
Yêu cầu học sinh chỉ ra trên thân cây
chỗ bị nhuộm màu? Nước và muối
khoánh được vận chuyển qua phần
nào của thân
-Đại diện các nhóm báo cáo

-Để 2 cành hoa màu trắng vào 2
chậu A và B, chậu A đđựng dung
dịch màu hồng , chậu B để nước.
Cho cả lớp quan sát kết quả TN
của nhóm mình
-Học sinh quan sát và so sánh thí
nghiêm của mình
-Các bọt khí bám vào cuống,
hoặc mực có cặn
-Học sinh cắt lát mỏng và quan
sát dưới kính hiển vi
-Các nhóm nhận 1 cành cây bóc
vỏ thảo luận 4phút trả lời câu hỏi
Phần bị nhuộm trên thân cây đó
là mạch gỗ
Nước và muối khoáng vận
chuyển nhờ mạch gỗ
-Các nhóm khác nhận xét bổ
sung
Vận chuyển
nướcvà muối
khoáng hoà
tan
Nước và muối
khoáng vận
chuyển lên
thân nhờ
mạch gỗ

GV: Lê Hoàng Kim Bảo

Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ
Mục tiêu: Biết được chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung
15p -Yêu cầu 1 học sinh đọc thông tin
SGK và quan sát hình 17.2 trang 55
-Khi bóc vỏ cây ta đã bóc đi mạch
nào?
-Cho các nhóm thảo luận 4 phút ∇
+Vì sao mép vỏ phía trên phình to ra
mà mép vỏ phía dưới không phình to
ra?
+Mạch rây có chức năng gì?
+Nhân dân ta thường làm như thế nào
để nhân giống nhanh cây ăn quả như
cam,vải,nhãn,hồng xiêm?
-Đại diện các nhóm báo cáo nhóm
khác nhận xét bổ sung
-Vậy khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở
thân thì cây có sống được không tại
sao?
-Do đó chúng ta cần bảo vệ cây tránh
tướt vỏ để chơi đùa, chằng buột dây
thép vào thân cây
-Học sinh đọc thông tin sgk và
quan sát hình 17.2 SGK
-Khi bóc vỏ ta đã bóc luôn mạch
rây
-Các nhóm thảo luận 4 phút
+Vì chất hữu cơ vận chuyển từ lá

xuống thân, rễ nhưnh do đoạn tâh
bị bóc vỏ mạch rây bị mất không
thể vận chuyển xuống nên bị ứ
lại,mép trên phình to ra còn mép
dưới do chất hữu cơ vận chuyển
được xuống dưới nên không
phình to ra
+Mạch rây vận chuyển chất hữu

+Người ta thường chiết cành
-Các nhóm báo cáo
-Khi bị cắt vỏ làm đứt mạch rây
ở thân thì cây sẽ chết vì chất hữu
cơ sẽ không thể vận chuyển đi
nuôi cây
Vận chuyển
chất hữu cơ
Mạch rây vận
chuyển chất
hữu cơ trong
thân
4.Củng cố: ( 4 phút )
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Học sinh trả lời câu hỏi sgk
5. Kiềm tra đánh giá : (5 phút)
-Điền từ vào ô trống
+Mạch gỗ gồm những.........(1)....... không có chất tế bào, có chức năng......(2)......
+Mạch rây gồm những.......(3).......có chức năng..........(4)........
6.Dặn dò: (1 phút)
-Học bài cũ

-Chuẩn bị mẫu vật: khoai tây, su hào, gừng, dong ta.....
-Xem trước bài biến dạng của thân
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
GV: Lê Hoàng Kim Bảo
Trường THCS Mỹ Đông GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Ngày soạn: 24/10/2010 Tuần: 10
Ngày dạy: 29/10/2010 Tiết: 20
Bài 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nhận biết những đặc diểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của 1 số thân biến
dạng qua quan sát mẫu và trang ảnh
- Nhận dạng được 1 số thân biến dạng trong thiên nhiên
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát mẫu vật, nhận biết kiến thức qua quan sát , so sánh
3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II. Phương pháp: Trực quan; Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề
III. Phương tiện:
- Giáo viên: Tranh vẽ hình 18.1 , 18.2 SGK ;
- Học sinh: Củ gừng, xương rồng, su hào
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định :
Kiểm tra bài cũ (4 phút):
-Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng
-Mạch rây có chức năng gì?
2.Vào bài (1 phút):

Thân cũng có những biến dạng giống như rễ. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu 1số loại thân
biến dạng và chức năng của chúng
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng
Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến
dạng,thấy được chức năng đối với cây
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
15
phút
-Giáo viên cho học sinh đặt mẫu
vật lên bàn treo tranh vẽ hình
18.1 SGK thảo luận câu hỏi 5
phút
+Tìm những đặc điểm chứng tỏ
chúng là thân?
+Phân loại các củ dựa vào vị trí
của nó so với mặt đất hính dạng
các củ
+Tìm điểm giống nhau giữa củ
gừng và củ dong ta
+Tìm đặc điểm giống nhau và
khác nhau giữa khoai tây và củ
su hào
-Các nhóm báo cáo các nhóm
khác nhận xét bổ sung
-Giáo viên chốt lại
-HS đọc thông tin SGK và thảo
luận∇ SGK trong 5 phút
-HS đặt mẫu vật lại với nhau thảo
luận ∇ trong 5 phút.Đại diện các

nhóm báo cáo
+Chúng đều có chồi ngọn, chồi
nách, lá → là thân
+Vị trí : nhóm dưới mặt đất:
gừng ,dong ta, khoai tây; nhóm
trên mặt đất: su hào
+Giống nhau: đều phình to chứa
chất dự trữ, có hình dạng giống
rễ, nằm dưới mặt đất
+Giống nhau: đều phình to chứa
chất dự trữ, có hình dạng giống
củ
khác nhau: khoai tây: dưới mặt
đất, su hào : trên mặt đất
-HS đọc thông tin sgk và thảo
luận ∇ SGK nhóm báo cáo
Một số loại thân
biến dạng như
sau:
-Thân củ: su hào
-Thân rễ: gừng..
-Thân mọng
nước: xương
rồng, cành giao....
GV: Lê Hoàng Kim Bảo

×