Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT NÔNG THÔN. PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 38 trang )

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM
VIỆN NƯỚC, TƯỚI TIÊU VÀ MÔI TRƯỜNG

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT NÔNG THÔN
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PVT Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

Hà Nội, 2014


NỘI DUNG CHÍNH
1. Mở đầu
2. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt nông thôn
3. Các yếu tố tác động đến công tác QLCTRSH nông thôn
4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện QLCTR nông thôn

5. Kết luận


1. MỞ ĐẦU
Tháng 6/2014, hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện
chương trình MTQGNTM đã đánh giá:
- Cả nước mới chỉ có 14,7% số xã đạt tiêu chí môi
trường. Trong đó, tiêu chí về chất thải rắn được thu gom,
xử lý hợp vệ sinh hầu hết các xã đều chưa đạt yêu cầu.
- Ngay cả những xã đạt tiêu chí NTM thì nội dung
này cũng còn nhiều tồn tại. Nội dung bài viết sẽ tập
trung phân tích đánh giá những yếu tố tác động đến việc
thu gom, xử lý CTR sinh hoạt nông thôn và những giải


pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề này.


2. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt
nông thôn
2.1. Phát sinh CTR sinh hoạt nông thôn
Tính đến năm 2012, khối lượng CTR phát sinh
khoảng 14.759.777 tấn/ngày và tập trung chủ yếu ở
khu vực ĐBSH và ĐBSCL (Bảng 1).


Bảng 1: Khối lượng chất thải sinh hoạt
nông thôn Việt Nam
Khu dân cư

Tổng cộng

Tấn/năm

Khu DVTM
(tấn/năm)

Tấn/năm

Tỷ lệ
(%)

TT

Vùng


Tiêu chuẩn
phát thải
kg/ng/ngày

1

ĐBSH

0,4

2.954.558

945.459

3.900.017

26,42

2

Vùng núi PB

0,2

832.215

216.376

1.048.590


7,10

3

Miền Trung

0,3

2.099.509

566.868

2.666.377

18,07

4

Tây Nguyên

0,3

589.066

159.048

748.114

5,07


5

Đông Nam Bộ

0,4

2.218.076

776.327

2.994.402

20,29

6

ĐBSCL

0,4

2.539.013

863.264

3.402.277

23,05

Tổng cộng/TB


0,33

11.232.437

3.527.342

14.759.777

100,00

Nguồn: Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, 2012


Bảng 2: Thành phần CTR sinh hoạt nông thôn (%)
TT Thành phần rác thải Khoảng biến động

Trung bình

1 Rác hữu cơ

55-69

61,26

2 Rác có thể tái chế

7-16

12.34


3 Rác thải nguy hại

0,02- 1,72

0,46

12-36

26,05

4 Rác còn lại

Nguồn: Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, 2007


2.2. Hình thức tổ chức thu gom CTR sinh hoạt
nông thôn
Vùng nông thôn đang tồn tại 3 hình thức thu CTRSH:
• Thu gom, chôn lấp tại hộ gia đình: Chủ yếu ở vùng
núi, các gia đình có vườn đất rộng, hình thức này
hiện chiếm tỷ lệ thấp
• Thu gom tập trung theo từng thôn, hoặc từng xã:
Phổ biến ở các vùng nông thôn
• Thu gom tập trung theo huyện, liên xã: Chiếm tỷ lệ
thấp, chủ yếu ở 1 số vùng ven đô khi công ty
MTĐT mở rộng dịch vụ thu gom CTRSH cho nông
thôn



2.3. Tổ chức dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt
nông thôn
• Tổ thu gom tự quản hoặc dưới sự quản lý của chính quyền
địa phương, chiếm tới >90% ở nông thôn
• HTX dịch vụ VSMT: Cả nước mới chỉ có khoảng 125
HTX dịch vụ VSMT (bình quân mỗi tỉnh có 2 HTX)
• Công ty Môi trường đô thị phối hợp với tổ thu gom cấp xã
• Doanh nghiệp tư nhân: Đến nay hầu như không có doanh
nghiệp tư nhân làm dịch vụ thu gom, xử lý rác thải
Các tổ chức dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn
vẫn được đánh giá là kém hiệu quả. Kinh phí hoạt động
chủ yếu từ nguồn thu phí VSMT của các hộ gia đình mà ít
có hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hoặc ngân sách địa
phương.


Người dân phân loại rác trong MT
ô nhiễm ở Đào Xá, Kiến Thụy, HP

Người thu gom rác không có bảo hộ
lao động, xe thu gom không đúng
qui cách ở xã Kim Giang, Cẩm
Giàng, Hải Dương


Kết quả khảo sát tại 9 xã thuộc 9 tỉnh đại diện cho các
vùng trong cả nước cho thấy:
• Về tỷ lệ rác thải được thu gom đối với các xã vùng Đồng
bằng sông Hồng đạt trung bình 70-80%, các xã miền núi
đạt trung bình 40-50% và các xã vùng Đồng bằng Tây

Nam bộ đạt trung bình 35-40%.
• Về thu nhập và các chế độ của người thu gom: 1/9 xã
người thu gom có mức thu nhập 1.000.000 đ/người/tháng;
5/9 xã người thu gom có mức thu nhập 500.000 đến dưới
1.000.000 đ/người/tháng. Mức thu nhập của người thu
gom rác ở nông thôn chỉ bằng 30-50% so với công nhân
của các Công ty môi trường đô thị và phần lớn chưa được
hưởng các chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và bảo
hiểm y tế


2.4. Về qui hoạch xử lý rác thải sinh hoạt
nông thôn
Ở tất cả 9 tỉnh khảo sát đều chưa có qui hoạch quản
lý chất thải sinh hoạt nông thôn.
- Trong đó 3/9 tỉnh chưa triển khai các hoạt động
quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn;
- 4/9 tỉnh chưa có định hướng về tổ chức quản lý
chất thải sinh hoạt nông thôn, tạm thời hỗ trợ và
hướng dẫn tổ chức thu gom, xử lý chất thải sinh
hoạt theo qui mô cấp xã


2.5. Về công nghệ, kỹ thuật xử lý rác thải
sinh hoạt nông thôn
• Xử lý rác tại hộ gia đình bằng các hố rác di động

Hố rác gia đình ở xã Đông Cao
Hố rác gia đình sau khi đậy
(Thái Nguyên)

nắp ở Đông Cao (Thái Nguyên)


2.5. Về công nghệ, kỹ thuật xử lý rác thải
sinh hoạt nông thôn (tiếp)
• Chôn lấp rác thải: Hình thức
này là phổ biến nhưng chủ yếu
là bãi rác lộ thiên, không hợp vệ
sinh. Tỉnh Nam Định đã đầu tư
xây dựng hơn 40 bãi chôn lấp
rác thải cho các xã, thị trấn,
kinh phí đầu tư từ 1-3 tỷ đồng/
bãi chôn lấp. Tuy nhiên, nhiều
bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi
trường do thiết kế và vận hành
không đúng kỹ thuật và thiếu
kinh phí để vận hành khi đưa
bãi chôn lấp vào hoạt động.

Bãi rác Giao An (Nam Định) được
đầu tư 3 tỷ đồng gây ô nhiễm môi
trường do thiết kế không phù hợp


Bãi rác lộ thiên của xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên (xã đang
xây dựng NTM, ảnh chụp 5/2014)


2.5. Về công nghệ, kỹ thuật xử lý rác thải
sinh hoạt nông thôn (tiếp)

• Ủ rác hữu cơ làm phân
bón: Mô hình được áp
dụng tại xã Kim Chung
(Hà Nội), xã Tam Đa (Bắc
Ninh), xã Tam Hồng
(Vĩnh Phúc)... nhưng
không bền vững do không
duy trì được việc phân
loại rác thải và sản phẩm
kém chất lượng không sử
dụng được.

Khu xử lý rác hữu cơ thôn
Lai Xá, xã Kim Chung (Hà Nội)


2.5. Về công nghệ, kỹ thuật xử lý rác thải
sinh hoạt nông thôn (tiếp)
- Phương pháp đốt: Thời gian gần đây, một số địa
phương đã triển khai lắp đặt các lò đốt rác công
suất nhỏ 500 kg/giờ, không tiêu tốn nhiên liệu, lò
đốt nhập ngoại của Thái Lan, Nhật Bản hoặc sản
xuất trong nước. Tuy nhiên, để vận hành lò đốt rác
thải cần phải được phân loại và làm khô ở độ ẩm
thích hợp. Ngoài ra, cần phải kiểm tra nồng độ khí
thải của lò đốt trước khi cấp phép nhập khẩu hoặc
sản xuất.


Lò đốt rác thải xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy,

Hải Phòng


3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt nông thôn
3.1. Tác động của chính sách đến quản lý chất thải
sinh hoạt nông thôn
(i) Tác động tích cực:
Nhờ có các qui định trong thông tư 113/2008/TT-BTC
mà các tỉnh đã triển khai các dự án hỗ trợ trang thiết bị,
kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng, khu xử lý chất thải.
Những hỗ trợ của các tỉnh, huyện đã có những tác động
tích cực nhất định trong việc giải quyết tình trạng đổ rác
bừa bãi gây mất mỹ quan và làm ô nhiễm môi trường
nông thôn


Xe vận chuyển rác thải của HTX
môi trường Trung Thành do
huyện Phổ Yên hỗ trợ

Trụ sở HTX dịch vụ MT Trung
Thành - Thái Nguyên do tổ chức phi
Chính Phú Tây Ban Nha hỗ trợ
xây dựng


3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt nông thôn (tiếp)
• Căn cứ thông tư 97/2008/BTC hướng dẫn về mức thu phí

vệ sinh môi trường 4/9 tỉnh đã có qui định về mức thu phí
VSMT đối với khu vực nông thôn. Mức thu phí phổ biến
ở mức 1.000 đ/khẩu/tháng. Tỷ lệ nộp phí VSMT ở mức
thấp 40-50%
• Thực hiện Nghị Quyết số 41/NQ-CP về bảo vệ môi
trường, công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng
đồng về quản lý chất thải sinh hoạt đã được triển khai
thông qua các chương trình truyền thông trên các phương
tiện truyền thông, báo đài…đặc biệt vào các dịp lễ, tết


3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt nông thôn (tiếp)
(ii) Hạn chế
• Thông tư số 121/2008/TT-BTC qui định hỗ trợ từ ngân sách
địa phương đối với các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng không qui
định mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, nguồn kinh phí hỗ trợ dẫn
đến các xã đã tổ chức dịch vụ VSMT, nhiều tổ chức chịu trách
nhiệm cả việc xử lý chất thải sinh hoạt nhưng mức hỗ trợ còn
rất hạn chế, kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn thu phí
VSMT. Với mức thu phí chỉ khoảng 1.000 đ/khẩu/tháng
không đủ chi phí hoạt động dẫn đến chất lượng dịch vụ kém
không thu hút được các hộ gia đình tham gia.


• Chưa có chính sách hỗ trợ đối với các vùng đặc biệt khó
khăn dẫn đến một số tỉnh khó khăn như tỉnh Sơn La, Bến Tre
chưa có bất kỳ dự án, đề án nào về thu gom, xử lý chất thải
sinh hoạt.

• Mức thu phí thấp dẫn đến không đủ trang trải và chất lượng
dịch vụ kém. Việc qui định mức thu phí phải thông qua
HĐND tỉnh dẫn đến việc điều chỉnh mức thu phí khó khăn
đối với cấp huyện, xã
• Chưa có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ giảm
thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải sinh hoạt nông thôn
dẫn đến kết quả khảo sát tại 9 tỉnh đều chưa có các dự án về
phân loại chất thải hoặc áp dụng công nghệ giảm thiểu, tái
chế, tái sử dụng đối với chất thải sinh hoạt.


3.2 Tác động của cơ chế đến quản lý chất thải
sinh hoạt nông thôn
(i) Tác động tích cực:
• Theo quyết định 269/2009/QĐ-CP, 7/9 tỉnh khảo
sát đã thành lập doanh nghiệp dịch vụ công ích để
quản lý chất thải cho các đô thị. Trong 9 xã điều
tra mới chỉ có 1 xã thành lập HTX dịch vụ VSMT,
8/9 xã là các tổ VSMT, chưa có doanh nghiệp tư
nhân làm dịch vụ thu gom rác thải ở nông thôn


ii) Hạn chế
• Quyết định 249/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển
dịch vụ môi trường đến năm 2020 đã cho phép cấp cơ sở
(huyện, xã) thành lập các tổ chức dịch vụ VSMT nhưng do
chưa có hỗ trợ từ ngân sách địa phương dẫn đến hoạt động
của các tổ chức dịch vụ kém hiệu quả
• Thông tư số 13/2007/TT-BXD hướng dẫn qui hoạch quản lý
CTR liên vùng, liên đô thị, trong khi nông thôn có những

điều kiện khác biệt không áp dụng được theo hướng dẫn trên
dẫn đến các tỉnh đều lúng túng và hầu hết đều chưa có qui
hoạch quản lý CTR nông thôn. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến nhều địa phương không có bãi tập kết
và rác thải đổ bừa bãi.


Rác thải trước cống của HTTL
U Minh Thượng

Không qui hoạch được khu tập
kết, rác thải sinh hoạt của xã Gia
Xuyên, Gia Lộc, Hải Dương (xã
đang XD NTM) đổ ven đường
liên xã


×