Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 4-5 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONGKHÔNG GIAN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ TRONGTRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 22 trang )

UBND QUẬN KIẾN AN
TRƯỜNG MẦM NON NAM HÀ

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 4-5 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG
KHÔNG GIAN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ TRONG
TRƯỜNG MẦM NON

Tác giả: Đỗ Thị Thanh Nga
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Mầm non Nam Hà

Kiến An, tháng 03 năm 2017

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm học: 2016- 2017
Kính gửi: - Ủy Ban nhân dân quận Kiến An
- Phòng Giáo dục huyện quận Kiến An
Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Nga
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Mầm non Nam Hà.
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi định hướng trong không gian
thông qua các hoạt động của trẻ trong trường mần non”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức.
I. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết:
1. Một số giải pháp đã biết


- Một số kinh nghiệm về cách định hướng trong không gian cho trẻ.
- Dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua giờ học phát triển nhận thức.
* Ưu điểm
- Các giải pháp trên đã giúp trẻ 4-5 tuổi định hướng trong không gian.
- Giúp trẻ tích cực tiếp thu những khái niệm cô cung cấp thích được tham gia hoạt
động học cùng cô và các bạn.
* Nhược điểm
- Các giải pháp trên mới thu được kết quả nhất định trên trẻ
- Nhiều trẻ vẫn chưa thực sự tự tin và hứng thú khi tham gia học.
- Hình thức tổ chức chưa đổi mới.
- Đồ dùng phục vụ cho những hoạt động chưa đầy đủ và phong phú cho cô và trẻ
hoạt động. Hầu hết cô giáo là những đồ phế thải, đồ dùng các cô tái chế cho hoạt
động của mình vì thế trẻ tri giác còn chưa nhanh. Vì thế khả năng định hướng
trong không gian của trẻ chưa thực sự đạt kết quả cao.
- Lớp học còn chật hẹp và môi trường hoạt động chưa phong phú nên cũng hạn chế
việc xác định trong không gian của trẻ.
- Sự kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo, nhà trường chưa thực sự chặt chẽ vì thế
mà ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận thức của trẻ.
2


II. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
Trước thực trạng của lớp mình tôi đưa ra các giải pháp như sau:
* Biện pháp 1: Dạy trẻ định hướng các phương hướng đối với bản thân mình thông
qua các trò chơi, bài thơ.
* Biện pháp 2: Dạy trẻ xác định đồ vật đối với trẻ và đối với các bạn khác thông
qua mọi lúc mọi nơi đồng thời tích hợp nội dung các môn học
* Biện pháp 3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ định hướng trong không
gian.
* Biện pháp 4. Tuyên truyền phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc

dạy trẻ định hướng trong không gian.
1. Khả năng áp dụng và nhân rộng:
- Áp dụng hiệu quả tại tất cả các trường, lớp mầm non.
2. Hiệu quả , lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
* Hiệu quả kinh tế:
- Sử dụng sáng kiến trên nhằm phát triển khả năng định hướng trong không
gian cho trẻ trong trường mầm non đã góp phần tiết kiệm về thời gian và kinh phí
cho các hoạt động giáo dục trẻ của nhà trường.
* Hiệu quả xã hội:
- Giáo viên và trẻ tích cực tham gia các hoạt động, trẻ chủ động tham gia vào
các hoạt động giáo dục,học mà chơi, chơi mà học trẻ được thực hiện định hướng
trong không gian một cách tự tin, chính xác và hứng thú từ đó góp phần hoàn thành
mục tiêu giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Nhà trường và phụ huynh có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất trong việc chăm
sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
3.Giá trị làm lợi khác:
- Giáo viên nắm chắc hơn về nội dung, phương pháp để chủ động trong việc tổ
chức một tiết học định hướng trong không gian cho trẻ được chính xác. Đồng thời
có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chon các trò chơi , câu truyện, câu đố, bài
hát... sao cho phù hợp với cách định hướng trong không gian để trẻ được tham gia
hoạt động một cách tự nhiên , hứng thú.

3


- Sử dụng sáng kiến trên vào giờ phát triển nhận thức hay trong các hoạt động của
trẻ tại trường mần non của lớp mình tôi thấy các cháu tự tin mạnh dạn hơn trong
việc thực hiện định hướng trong không gian một cách chính xác hơn trong các hoạt
động trong trường mầm non.
- Các cách xác định hướng trong không gian : Phía trên, phía dưới, phía trước, phía

sau . phía phải, phía trái của bản thân và của người khác.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Kiến An, ngày 11 tháng 03 năm 2017

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Người viết đơn

Đỗ Thị Thanh Nga

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
4


1.Tên đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi định hướng trong không gian
thông qua một các hoạt động của trẻ trong trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức
3. Tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Nga
Ngày tháng năm sinh: 21/06/1988
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nam Hà
Điện thoại di động:
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm non Nam Hà
Địa chỉ: 784- Trần Nhân tông- Kiến An- Hải Phòng.
Điện thoại:
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mần non , hoạt động giáo dục phát

triển nhận thức đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển toàn diện của trẻ
.Vậy người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ vừa vui chơi một cách hồn
nhiên, vừa có thể tiếp nhận các các kiến thức một cách tự nhiên không gò bó trẻ
nhất .Để trẻ không tiếp nhận những kiến thức một cách thụ động mà phải hứng thú
tích cực, chủ động, thích được tham gia chơi. Những yếu tố đó rất quan trọng giúp
cho việc hình thành và phát triển những cách định hướng trong không gian của trẻ.
Chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non trẻ “ học bằng chơi, chơi mà học”. Qua
trò chơi mà tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả . Để trẻ phát triển
tốt lĩnh vực phát triển nhận thức thì thông qua trò chơi, bài thơ, câu truyện ... trẻ
được trải nghiệm, tiếp thu kiến thức một các tự nhiên, thích thú...Mặt khác thông
qua các trò chơi mà giáo viên cần tìm hiểu và lựa chọn sao cho phù hợp với nội
dung kiến thức giúp trẻ định hướng trong không gian một cách chính xác nhất.
Những biện pháp định hướng trong không gian phải đảm bảo tính vừa sức với
lứa tuổi trẻ, vừa kích thích trẻ muốn được tham gia chơi và chơi thích thú từ đó
giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy của trẻ....Xong trên thực tôi nhận thấy các biện

5


pháp chưa đạt được hiệu quả tối ưu , trong quá trình thực hiện những biện pháp đó
vẫn còn tồn tại những ưu khuyết điểm sau:
1. Ưu điểm
- Giúp trẻ cải thiện khả năng định hướng trong không gian tuổi trong mọi hoạt
động của trẻ ở trường mầm non.
- Trẻ chủ động tiếp thu một cách tự nhiên những kiến thức do giáo viên cung cấp.
- Trẻ tự tin, mạnh dạn nói lên ý kiến của bản thân
- Áp dụng linh hoạt sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ trong trường mầm
non.
2. Nhược điểm
- Đầu tư chưa đồng bộ lên việc phát triển những giải pháp còn hạn chế.

- Lớp học còn chật hẹp và môi trường hoạt động chưa phong phú nên còn hạn chế
khả năng xác định của trẻ.
3. Giải pháp thay thế:
- Lên kế hoạch cụ thể cho sao cho nội dung của trò chơi phù hợp với nội dung xác
định vị trí trong không gian .
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để theo dõi và hướng trẻ tham gia chơi các trò,
câu đố, hò, vè... mang tính xác định vị trí trong không gian .
- Linh hoạt trong cách lựa chọn hình thức tổ chức và sử dụng các trò chơi,câu đố,
hò, vè...
- Tích cực cho trẻ được thường xuyên tham gia chơi , trải nghiệm các trò chơi , câu
truyện, hò, vè...đan xen trong các giờ học phát triển nhận thức và các hoạt động
khác trong trường mầm non.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
II.1.Tính cấp thiết:
Định hướng trong không gian là một trong những nội dung của lĩnh vực phát
triển nhận thức có trong chương trình. Định hướng trong không gian là một hoạt
động quan trọng và gần gũi đối với thực tế. Đó là cơ sở để trẻ hiểu về mối quan hệ
vị trí giữa các vật trong không gian. Do vậy mà đã có rất nhiều đề tài, công trình
nghiên cứu về vấn đề này.

6


Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn làm quen với toán
đóng vai trò quan trọng nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán
học, nhất là đối với trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi, cho trẻ làm quen với số lượng, kích
thước, hình dạng, định hướng trong không gian…sẽ là những kiến thức cơ bản
nhất là tiền đề giúp trẻ tiếp thu kiến thức khó hơn ở bậc học trên.
Do đó, với vai trò là giáo viên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để truyền thụ những
nội dung cần mang đến cho trẻ giúp trẻ nhận thức sâu sắc làm cho trẻ cảm thấy đơn

giản, gần gũi mà dễ hiểu.
Đối với trẻ 4-5 tuổi dạy trẻ định hướng trong không gian luôn gần gũi với thực tế
xung quanh trẻ, có rất nhiều các đồ vật, con vật, hiện tượng khác nhau… có những
đồ vật thì phạm vi rộng hơn, tất cả đều được sắp xếp bố trí ở các hướng khác nhau
đối với trẻ. Để giúp trẻ nắm vững các biểu tượng định hướng trong không gian là
một nội dung quan trọng, vừa phù hợp với thực tiễn hiểu biết của trẻ vừa mang tính
lâu dài trong việc hình thành kiến thức toán học sau này của trẻ qua đó giúp trẻ
nắm bắt rõ hơn được những kiến thức về xác định phương hướng trong không gian
đối với bản thân trẻ, đối với bạn khác và đối vơi các đồ vật, để từ đó trẻ áp dụng
vào thực tiễn về trí tuệ và phát triển về nhân cách con người mới từ tuổi thơ.
Qua thăm lớp tại trường mầm non Nam Hà, tôi nhận thấy ở lớp tôi một số trẻ còn
nhút nhát, thiếu tự tin khi thực hiện xác định vị trí trong không gian.Vì vậy mà ảnh
hưởng rất nhiều tới khả năng học tập của trẻ.
II.2:Tính mới, tính sáng tạo:
Xuất phát từ thực trạng trên, cùng với yêu cầu của giáo dục hiện nay cũng như
nhu cầu phát triển của trẻ. Là người giáo viên trực tiếp đưa giáo dục trẻ lên hàng
đầu , bản thân tôi thấy việc phát triển nhận thức mà ở đây chủ yếu chú trọng cách
xác định vị trí trong không gian cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng. Xong kết quả
còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của giờ học, giờ chơi. Chính vì vậy tôi đã
nghiên cứu và chọn đề tài “ một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi định hướng trong
không gian thông qua một các hoạt động của trẻ trong trường mần non”. Tôi tăng
cường sử dụng các trò chơi , bài thơ, câu đố, hò vè... trong các giờ học cũng như
các giờ học khác. Những trò chơi, câu đố, bài hát... có thể sử dụng để giúp trẻ hứng
thú hơn khi tiến hành xác định vị trí trong không gian, ngoài đây cũng là một hình
7


thức chuyển tiếp hấp dẫn trong các giờ học khác như: Tìm hiều môi trường xung
quanh, kể chuyện, hoạt động ngoài trời…. Qua đó trẻ được cung cấp và củng cố
thêm kiến thức để trẻ xác định vị trí trong không gian một cách chính xác hơn.

II.3: Khả năng áp dụng và nhân rộng
Đề tài có khả năng áp dụng cho hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 4-5 tuổi
mà giáo viên mầm non có thể áp dụng để dạy trẻ tại nhóm lớp của mình.
II.4:. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
II.4.1. Hiệu quả kinh tế
Sử dụng đề tài trên nhằm bổ sung thêm một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi định
hướng trong không gian thông qua một số hoạt động học của trẻ đã góp phần tiết
kiệm về thời gian và kinh phí cho các hoạt động giáo dục trẻ của nhà trường.
II.4.2. Hiệu quả xã hội:
Giáo viên và trẻ tích cực tham gia các hoạt động, trẻ chủ động tham gia vào các
hoạt động giáo dục phát triển nhận thức và một sô hoạt động học một cách mạnh
dạn, tự tin nhất từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục mầm non giúp trẻ
phát triển toàn diện.
Nhà trường và phụ huynh có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non.
Thay đổi nhận thức đối với xã hội, đối với phụ huynh và cộng đồng về việc tổ chức
cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Giúp giáo viên nâng cao kinh nhiệm về việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ định
hướng trong không gian .
Giáo viên nâng cao nhận thức, ý thức được việc dạy trẻ định hướng trong không
gian.
II.4.3.Giá trị làm lợi khác:
Sử dụng các biện pháp trên vào giờ phát triển nhận thức trẻ mạnh dạn, tự tin hơn
khi xác định vị trí trong không gian trẻ tích cực tham gia các hoạt động của lớp.
III.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động phát triển nhận thức
đòi hỏi trẻ phải nắm vững những kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho những kiến
thức khó hơn.
8



Đối với trẻ lứa tuổi mầm non những kiến thức về toán là rất quan trọng nhất là về
kiến thức định hướng trong không gian, đôi lúc trẻ còn nhầm lẫn việc chính rõ về
hướng và phía. Việc xác định phương hướng đối với bản thân thì có thể trẻ làm
được nhưng đối với việc xác định phương hướng của người khác, của đồ vật, đôi
lúc trẻ còn lúng túng và phải suy nghĩ để xác định cho chính xác. Đặc biệt đối với
những thuật ngữ của toán học về định hướng trong không gian còn mơ hồ. Ngoài
ra còn do đặc thù của môn học còn áp đặt theo khuôn khổ nên dễ dẫn đến sự khô
khan cứng nhắc đối với trẻ.
Vì thế, giáo viên cần phải tạo sự thoải mái và hứng thú để giúp trẻ nắm vững về
định hướng trong không gian, nhất là tạo cho trẻ vừa học vừa chơi, học mà như
đang chơi, chơi mà hóa ra học. Chính vì vậy, tôi đã cố gắng trong việc truyền thụ
kiến thức định hướng trong không gian cho trẻ đạt kết quả tốt nhất. Tôi đã suy
ngẫm tìm tòi đề ra một số biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông
qua một số hoạt động học của trẻ.
Đối với trẻ 4-5 tuổi dạy trẻ định hướng trong không gian là rất gần gũi với thực
tế xung quanh trẻ, có rất nhiều các đồ vật, con vật, hiện tượng khác nhau… có
những đồ vật thì phạm vi rộng hơn, tất cả đều được sắp xếp bố trí ở các hướng
khác nhau đối với trẻ. Để giúp trẻ nắm vững các biểu tượng định hướng trong
không gian là một nội dung quan trọng, vừa phù hợp với thực tiễn hiểu biết của trẻ
vừa mang tính lâu dài trong việc hình thành kiến thức toán học sau này của trẻ qua
đó giúp trẻ nắm bắt rõ hơn được những kiến thức về xác định phương hướng trong
không gian đối với bản thân trẻ, đối với bạn khác và đối vơi các đồ vật, để từ đó trẻ
áp dụng vào thực tiễn về trí tuệ và phát triển về nhân cách con người mới từ tuổi
thơ.Muốn đạt được mục đích trên, ta cần có những biện pháp sáng tạo, phù hợp với
thực tiễn, cần phải đồi mới hình thức để hình thành tốt các biểu tượng định hướng
trong không gian cho trẻ.
Trước những thực trạng như vậy tôi luôn đặt câu hỏi làm thế nào để cải thiện
việc dạy trẻ 4-5 tuổi định hướng trong không gian thông qua các hoạt động của trẻ
trong trường mần non .Và khi tiến hành đề tài này tôi đã gặp một số thuận lợi và

khó khăn như sau
IV:THỰC TRẠNG:
9


IV.1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện đầu tư về
cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động.
- Trẻ ở cùng độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.
- bản thân luôn tìm tòi học tập các đồng nghiệp, đã được dự giwof các hoạt động
và một số tiết mẫu của trường, của quận nên đã phần nào học tập được một số kinh
nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn làm quen với toán.
- Được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về các phế phẩm, tạp chí, lịch cũ, dụng cụ
học tập…giúp tôi có điều kiện làm một số đồ dung, đồ chơi phục vụ cho tiết học.
IV.2: Khó khăn:
- Làm quen với toán là một môn học khó, đòi hỏi chính xác, khoa học nên không
phải giáo viên nào cũng nắm vững.
- Trong lớp có một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 3 tuổi nên việc tiếp thu còn hạn
chế, thiếu hệ thống.
- Việc tổ chức các tiết học ở lớp còn chưa phong phú.
- Một số trẻ khả năng thực hành về định hướng trong không gian còn hạn chế.
- Một vài phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con vì chỉ nghĩ các cháu đến
trường mầm non chủ yếu là vui chơi và ăn ngủ và thường cho con nghỉ học tùy tiện
nên ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp.
Từ những thuận lợi trên và nhằm khắc phục những khó khăn, tôi đã mạnh dạn chọn
đề tài “Môt số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi định hướng trong không gian thông
qua một số hoạt động học của trẻ”, nhằm có biện pháp phù hợp để giúp trẻ đạt kết
quả cao hơn.
V: BIỆN PHÁP:
Để để tài “Môt số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi định hướng trong không gian

thông qua một số hoạt động học của trẻ” có hiệu quả trong quá trình thực hiện tôi
đã có các biện pháp cụ thể như sau:
* Biện pháp 1: Dạy trẻ định hướng các phương hướng đối với bản thân mình
thông qua các trò chơi, bài thơ:
Đối với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo thì dạy trẻ dưới hình thức thông qua
các trò chơi, các bài thơ là trẻ rất hứng thú, thông qua đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức
10


một cách thoải mái hơn, sâu sắc hơn. Tuy đa số các trẻ 4-5 tuổi đều nhận biết được
các hướng đối với cơ thể mình nhưng một số vẫn còn nhầm lẫn và có khi phản ứng
còn chưa nhanh nhạy nên tôi đã đưa một số trò chơi, bài thơ giúp trẻ nhận biết
nhanh và chính xác các hướng đối với bản thân.
- Ví dụ1: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Cô ngồi trước mặt trẻ và nói: “tay cầm bút, cầm thìa” – trẻ giơ tay phải
“tay giữ vở, giữ bát” – trẻ giơ tay trái
Cô ở đâu? – trẻ chỉ lên phía trước và nói “phía trước”
Cái lưng của con đâu nhỉ? – trẻ chỉ tay ra sau lưng và nói “phía sau”
Cô nói “cái đầu” – trẻ chỉ lên đầu và nói “phía trên”
Cô nói “hai chân đẹp” – trẻ chỉ xuống dưới chân và nói “phía dưới”
Đổi hình thức và nâng cao yêu cầu cũng hỏi tương tự nhưng trẻ phải cầm thêm một
đồ vật cô yêu cầu để về phía đó.
“ Cô để các đồ vật khác nhau ở các hướng, cô cho một trẻ lên đứng giữa lớp hỏi
các phía của con có những đồ vật nào (ví dụ: tay phải con ở đâu?-trẻ giơ tay phải
và chỉ đúng hướng rồi đọc tên đồ vật có ở hướng phải. Tương tự với các hướng còn
lại tôi lần lượt áp dụng)
Hỏi trẻ nhiều hướng và lần lượt cho những trẻ khác lên (cô đổi các đồ vật ở các
hướng khác nhau sau mỗi lần trẻ khác lên), cho trẻ đứng quay mặt nhiều hướng để
xác định”.
- Trong quá trình dạy trẻ tôi đã sưu tầm bài thơ để dạy trẻ xác định các hướng cơ

bản của trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ hơn.
Ví dụ 2: Bài thơ
“Bên trên bé có cái đầu
Gặp người lớn, bé cúi đầu hỏi thăm
Kế đến là tới đôi tay
Phải - trái dùng để múa hay múa đều
Bé còn cầm viết để tô
Đó là tay phải viết cho thẳng hàng
Tay trái giữ tập đàng hoàng
Để cho bé viết ngay hàng không sai
11


Bé ngoan học giỏi hát hay
Cô yêu bạn mến bé hay đến trường
Đến trường nhờ có đôi chân
Bước đi mau mắn lon ton nhẹ nhàng.”
Qua bài thơ tôi đã sử dụng hỏi trẻ:
Tay phải ở phía nào?
Phía trái có tay gì?
Con đi được là nhờ gì?
Đôi chân ở phía nào?
Qua những trò chơi ,bài thơ trẻ rất thích và đã khắc sâu được những kiến thức về
xác định hướng cho trẻ học toán.
* Biện pháp 2: Dạy trẻ xác định đồ vật đối với trẻ và đối với các bạn khác
thông qua mọi lúc mọi nơi đồng thời tích hợp nội dung các môn học:
Dạy trẻ định hướng trong không gian không những tiến hành trện tiết học mà phải
tổ chức cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Tích hợp cho trẻ xác định hướng khác nhau
Ví dụ 1: Phân nhóm một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp

Để các đồ dùng đồ chơi ở các hướng trên, dưới các kệ và các hướng khác nhau,
trẻ tìm đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu và hỏi đồ dùng đồ chơi ở hướng nào của con
hoặc một trẻ tìm hỏi trẻ khác đồ dùng đồ chơi đó ở hướng nào của bạn. Sau khi tìm
các đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu và đủ để phân nhóm các đồ vật, cô vào bài mới
dạy tìm hiểu môi trường.
Hoặc có thể tích hợp sau khi học bằng trò chơi củng cố “Hãy sắp xếp các đồ
dùng đồ chơi theo nhóm và theo các hướng khác nhau đối với bản thân mình” như:
nhóm đồ dùng để học tập ở bên phải, đồ dùng vệ sinh cá nhân bên trái, đồ chơi ở
trước mặt… và nâng cao yêu cầu sắp xếp các nhóm đồ dùng đồ chơi theo các
hướng đối với người khác: một trẻ lên đứng và trẻ khác lên sắp xếp các nhóm đồ
dùng theo các hướng của bạn.
(Hoặc ta có thể áp dụng trò chơi này vào tiết học “Phân nhóm đồ dùng trong gia
đình: đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để mặc, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng

12


giải trí… và cách chơi tương tự ví dụ như đồ dùng để mặc thì nón đội phía trên
đầu, dép đi phía dưới chân…).
Ví dụ 2: Giờ hoạt động ngoài trời :Quan sát chiếc xe máy.
Tôi cho trẻ chỉ các bộ phận của chiếc xe máy, cho trẻ phát âm và cứ sau mỗi lần
cho từng cháu lên chỉ kết hợp cho trẻ xác định hướng cơ bản của trẻ, của các bạn
khác và đồ vật như:
Xe máy đứng ở phía nào của cháu?
Phía sau xe máy là ai?
Phía trên xe có gì?
Phía dưới xe có gì?
Phía trước xe có gì?
Phía sau xe có gì?
Qua những lần thao tác được luyện tập không những khắc sâu kiến thức về xác

định hướng, mà còn giúp được trẻ xác định hướng cơ bản giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ và phát âm dược nhiều từ, phát âm chính xác hơn.
Ví dụ 3: Tiết học tạo hình “Vẽ ngôi nhà của bé”
Cho trẻ xem tranh về các ngôi nhà của bé có các hình ảnh được bố trí cân đối và
chính xác theo hướng cơ bản để trẻ xác định các hướng:
+ Các con nhìn xem phía trên ngôi nhà có gì? (có ông mặt trời, có đám mây)
+ Phía dưới ngôi nhà có gì? Có mặt đất
+ Bên phải ngôi nhà bạn đã vẽ gì? (vẽ vườn hoa)
+ Cô đã vẽ đàn gà ở bên nào của ngôi nhà?( Phía bên trái)
+ Vậy thì bên phải vườn hoa có gì(cây chuối)
Sau khi cho trẻ định được hướng các đồ vật ở mọi lúc mọi nơi trẻ sẽ nhớ được lâu
hơn và khả năng định hướng của trẻ trong không gian được nhanh hơn.
Ví dụ 4: Giờ học thể dục
Khi chuyển đổi hình thức tôi hô: bên phải quay, bên trái quay, đằng sau quay
=> Qua đó trẻ sẽ nhớ lại và định hướng được bản thân mình.
Ví dụ 5: Trong chủ đề : “Phương tiện giao thông”.
Với tiết học âm nhạc tôi cho trẻ hát bài “đường em đi” vừa cho trẻ hát và kết hợp
hỏi trẻ.
13


+ Đường em đi bên nào? (Bên phải)
+ Đường em không đi là đường bên nào?( Bên trái)
=>Qua đó trẻ sẽ định hướng dược bên phải, bên trái bản thân mình.

* Biện pháp 3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ định hướng trong
không gian:
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì việc cho trẻ học qua máy
vi tính, máy chiếu là điều cần thiết. Nên trong quá trình dạy cho trẻ làm quen với
toán tôi đã sử dụng cho trẻ học qua máy chiếu để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ.

Ví dụ 1: Trong chủ đề “phương tiện giao thông”
Tiết dạy trẻ định hướng không gian: trên, dưới, trước, sau. Tôi cho trẻ xem tất cả
các loại phương tiện giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt và trò chuyện
nhẹ nhàng về chúng, sau đó tôi có một số hình ảnh về bầu trời có máy bay bay ra
và hỏi trẻ :
Trên bầu trời có gì? (Máy bay).
Phía dưới có gì? (Thuyền buồm) và ngược lại.
Tiếp theo tôi cho một đoàn tàu ra và hỏi trẻ :
Phía trước toa tàu là gì? (đầu tàu).
Phía sau đầu tàu có gì?(có toa tàu).
Tôi có hình ảnh một chiếc ô tô con ra trước tiếp theo là xe máy ,xích lô và xe đạp.
Lần lượt cô mời trẻ nhận xét về các vị trí đứng của các phương tiện giao thông…
* Biện pháp 4. Tuyên truyền phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong
việc dạy trẻ định hướng trong không gian.
Tôi nghĩ việc nâng cao chất lượng làm quen với toán nói chung và định hướng
trong không gian cho trẻ nói riêng sẽ không đem lại kết quả cao nếu không kết hợp
chặt chẽ với phụ huynh.
Sau những buổi học tôi trao đổi với phụ huynh về việc học toán không gian của
trẻ ở lớp, nhờ phụ huynh hỗ trợ cho trẻ luyện tập thêm ở gia đình từ đó trẻ sẽ hiều
hơn. Cung cấp một số kiến thức cần thiết hơn.
Tôi đã động viên những phụ huynh có điều kiện hướng dẫn trẻ một số trò chơi
trên máy vi tính phù hợp với lứa tuổi của trẻ giúp trẻ phát triển tư duy, nhận thức
để trẻ có thêm kiến thức cho những hoạt động học sau này.
14


Tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền bằng những hình ảnh minh họa về lợi ích của
môn học nên nhận thức của phụ huynh đã được nâng cao , phụ huynh tuân thủ quy
định của nhà trường của lớp.
Nhờ có những biện pháp trên đã giúp tôi thực hiện các hoạt động đạt kết quả cao

trong việc giảng dạy trẻ.
VI:KẾT QUẢ VÀ HÀI HỌC KINH NGHIỆM.
VI.1.Kết quả:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên trong việc giúp trẻ định hướng trong không
gian tôi nhận thấy trẻ trên lớp rất thích thú và say mê học toán. Trẻ nhanh nhẹn,
mạnh dạn, tự tin hơn. Kết quả thu được như sau:
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỨNG THÚ CỦA TRẺ
CHỈ TIÊU
Số

1. Tốt

Trước
N
%
4/38
10

lượng

2. Khá
3. Trung bình
4. Yếu

10/38
18/38
6/38

trẻ


N = 38
VI.2. Bài học kinh nghiệm:

26
47
15

Sau
N
11/38

%
29

23/38
4/38
0

60
10
0

Qua việc nghiên cứu và sử dụng sáng kiến trên tôi rút ra được bài học kinh
nghiệm như sau:
- Với đề tài này tôi luôn mong muốn nhà trường, xã hội quan tâm tạo điều kiện
xây dựng cơ sở vật chất mở rộng sân chơi ,lớp học, bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi
để tạo cơ hội cho trẻ được học hỏi, tìm tòi, khám phá nhiều hơn…
- Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi thêm nhiều
kiến thức về cách tổ chức các hoạt động học cho trẻ trong trường mần non, đặc
biệt là cách xác định vị trí trong không gian một cách có hiệu quả thông qua các

hoạt động của trẻ trong trường mầm non.
- Luôn luôn linh hoạt, sử dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau để thu hút trẻ
vào hoạt động sao cho phù hợp, mới lạ, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ nhưng phải gần gũi
với trẻ, đặc biệt đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ.
VII:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
15


Dạy trẻ làm quen với toán chiếm vị trí rất quan trọng đặc biệt là nội dung dạy
trẻ định hướng trong không gian có ý nghĩa lớn để góp phần hoàn thiện nhân cách
trẻ.
2. Kiến nghị:
*Đối với nhà trường: Đầu tư thêm cơ sở vật chất cho môn học trang thiết trong và
ngoài lớp học ,cần mua một số đồ dùng dạy học phục vụ trẻ trong mọi hoạt động
sao cho phù hợp với từng độ tuổi, nhất là trẻ 4-5 tuổi.
*Đối với giáo viên: Trao dồi kiến thức kỹ năng dạy trẻ xác định vị trí trong không,
tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng của trường, cụm, phòng tổ chức, tự học qua
các thông tin đại chúng.
* Đối với phụ huynh: Đóng góp một số nguyên vật liệu sẵn có và kết hợp trao đỏi
thong tin về con em cùng cô để giáo dục dạy trẻ trong mọi hoạt động một cách tốt
nhất.
Trên đây là đề tài mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện “Một số biện pháp dạy trẻ
4-5 tuổi định hướng trong không gian thông qua các hoạt động của trẻ trong
trường mầm non”. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí trong hội đồng
sư phạm xét duyệt và bổ sung cho bài viết của tôi được hoàn thiện, đạt kết quả cao
hơn.

CƠ QUAN ĐƠN VỊ


Kiến An, ngày 11 tháng 03 năm 2017

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Tác giả sáng kiến

( Xác nhận)

Đỗ Thị Thanh Nga

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua các hoạt động của trẻ trong
16


trường mầm non.

Hoạt động tạo hình: Vẽ ngôi nhà
Dạy trẻ xác định vị trí các bộ phận ngôi nhà trước khi tiến hành vẽ ngôi nhà.

17


Hoạt động học PTTC:
Dạy trẻ xếp hàng đằng trước thẳng, quay phải, quay trái

Giờ học PTTC:
Dạy trẻ bật nhảy về phía trước
18



Giờ hoạt động góc- hoạt động học:
Dạy trẻ xác định tay phải cầm bút, tay trái giữ giấy.

Hoạt động góc: Trò chơi “nu na nu nống”.
Trẻ chơi trò chơi đân gian dưới sự hướng dẫn của cô “ tay phải vỗ chân phải,
tay trái vô chân trái”.
19


Hoạt động ngoài trời: Trò chơi “kéo co”
Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của cô

Giờ ăn: Dạy trẻ xác định tay phải cầm thìa- tay trái giữ bát ăn cơm.
20


Hoạt động học PTNT:
Dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của bản thân.

21


Hoạt động học PTNT:
Dạy trẻ xác định phía trên- phía dưới, phía trước- phía sau của bản thân.

22




×