I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ
– Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, việc đổi mới
phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng, một yêu
cầu bức thiết nhằm góp phần đào tạo những con người thông
minh, sáng tạo, tích cực, tự giác, năng động, có năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Nghị quyết TW II khóa VIII đã khẳng định: “ Đổi mới
phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành tư duy sáng tạo của người học, từng
bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện
đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện tự học, tự
nghiên cứu của học sinh”. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy
học là hướng tới hoạt động học tập chống thói quen học tập
thụ động. Từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể tận dụng mọi cơ hội,
mọi khả năng học tập để tìm ra kiến thức, tận dụng những
kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống, đem lại niềm vui hứng
thú và trách nhiệm học tập cuả học sinh.
– Tiếp tục chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy do
Phòng GD và ĐT quận Phú Nhuận đã thực hiện từ năm học
2009 – 2010 với ba nội dung :
+ Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
+ Đổi mới phương pháp dạy học của từng bộ môn; chống
đọc chép thụ động mà không hiểu bản chất của vấn đề.
+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
dựa trên căn bản chuẩn kiến thức kỹ năng.
– Bên cạnh đó, với đặc trưng của môn Toán là một môn học
có tính tư duy logic do vậy cần xây dựng và hình thành cho
học sinh các kỹ năng từ tư duy trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng, từ khả năng nhận thức thực thể khách
quan đến năng lực phân tích, tổng hợp thông qua việc thực
hiện và phối hợp các kỹ năng nghe, quan sát, thảo luận và
thực hành trong các hoạt động học tập do GV tổ chức và
điều khiển. Qua đó học sinh khắc sâu bài học, đạt thành quả
học tập tương xứng, và hình thành lòng tự tin, yêu thích
môn học.
II. THỰC TRẠNG :
VỀ GIÁO VIÊN .
–
Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương
pháp để truyền đạt tri thức cho HS theo quan hệ một chiều : Thầy
truyền đạt, trò tiếp nhận. Điều này tạo ra thói quen thụ động của trò.
Thầy nói sao, trò ghi vậy, và chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy
nghĩ.
–
Từ thói quen thuyết giảng, không ít người chỉ “chạy” theo khối
lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, không quan tâm đến việc
tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS.
Đây là thói quen, cũng là rào cản thứ hai của GV khi đổi mới PPDH.
–
Tâm lí e ngại khi thay đổi phương pháp sẽ không đủ thời gian
truyền đạt hết kiến thức cho học sinh nên diễn giảng vẫn là chính.
–
Còn hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động học tập tích
cực cho học sinh trong lớp học.
–
Chưa chú trọng việc gắn nội dung dạy học với các tình huống
thực tiễn
VỀ HỌC SINH .
–
Chủ yếu nghe giáo viên truyền đạt là chính, lười khai
thác kiến thức, chỉ tiếp thu một cách thụ động.
–
Không có ý thức tự tìm tòi sáng tạo, không chủ động
tham gia giải quyết vấn đề bằng chính khả năng của
mình từ đó dẫn đến việc học sinh không hứng thú học
bộ môn.
–
Chưa có được khả năng tự học, tự hình thành kiến thức
thông qua các hoạt động thực tiễn.
–
Lĩnh hội được kiến thức rồi vẫn không có khả năng áp
dụng kiến thức đó vào việc giải bài tập.
VỀ ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN .
–
Cơ sở vật chất chưa đầy đủ. Các trường chưa được
trang bị đồng bộ các trang thiết bị hiện đại.
–
Sỉ số mỗi lớp quá đông gây khó khăn trong việc tổ chức
hoạt động giáo dục phát huy năng lực cá nhân và hợp
tác nhóm.
II. THỰC TRẠNG :
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
So với cùng lứa tuổi trước đây, hiện nay học sinh có
khả năng nhận thức, vốn sống, vốn hiểu biết cao hơn do sự
bùng nổ tri thức, sự phát triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy
phương pháp giáo dục cũ không phù hợp với đặc điểm nhu
cầu nhận thức này của học sinh. Giáo dục cần phải dựa trên
việc khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh bằng
cách tăng cường tổ chức hoạt động cho học sinh.
Căn cứ các kết quả nghiên cứu khoa học về tính hiệu
quả của các phương pháp dạy học của các Quốc gia có nền
giáo dục tiên tiến cho thấy : Không có bất kỳ một phương
pháp dạy học nào là độc tôn, ưu việt. Phương thức tổ chức
phối hợp các phương pháp dạy học nào sao cho phát huy
được sự phối hợp thực hiện các kĩ năng: lắng nghe, quan
sát, thảo luận và thực hành của HS trong quá trình hoạt
động học thì phương thức đó sẽ đạt được kết quả giáo dục
cao .
1. Các định hướng đổi mới
(Trích : )