Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Xây dựng trung tâm ẩm thực dinh dưỡng kết hợp vui chơi giải trí cho trẻ em.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.88 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
Môn học: Thẩm định dự án
Giảng viên: TS. Nguyễn Thanh Bình
Đề tài: Xây dựng trung tâm ẩm thực dinh dưỡng kết hợp vui chơi
giải trí cho trẻ em
Thành viên nhóm
Nguyễn Thị Hồng Lợi
Trần Minh Hằng
Trương Ái Liên
Lục Thị Hằng
Phạm Thúy Hằng
Phan Thị Hồng Liên
Page | 1
LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước tới nay, trẻ em luôn đứng ở một vị trí quan trọng trong các
chính sách giáo dục và phát triển của nước nhà. Làm thế nào để thế hệ trẻ
em Việt Nam có thể được chăm sóc toàn diện về cả thể chât và tinh thần
luôn là môi quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Đã có rất nhiều các
trung tâm và nhà trẻ ra đời nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao trong công cuộc hiện đại hóa đất nước và trẻ em chính là những chủ
nhân tương lai của đất nước ấy. Để thế hệ trẻ có sự phát triển đồng đều về
thể chất, ngoài việc nâng cao chế độ dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các em
được sống trong môi trường lành mạnh, việc tập thể dục và hoạt động năng
động ngoài nhà trường sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao thể chất cũng
như tư chất của các em. Nhóm chúng tôi đã cùng tiến tới một ý tưởng là xây
dựng một trung tâm chăm sóc trẻ em có đầy đủ những yếu tố mang lại cho
các em một đời sống vật chất, văn hóa, tình cảm, nhận thức tốt để phát triển
toàn diện trong tương lai. Dự án mới chỉ bước đầu được lên kế hoạch nên
còn nhiều thiếu sót, hi vọng nhận được sự góp ý của thầy giáo.
Page | 2


I. Phân tích môi trường vĩ mô
Đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, nếu một yếu tố có sự
thay đổi nhỏ cũng đủ để dẫn đến sự thay đổi khá lớn đối với nền kinh tế của
nước đó. Có thể thấy rõ nhất là thảm họa động đất và sóng thần xảy ra hôm
11/3 tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản đã làm cho nền kinh tế lớn thứ ba thế
giới này bị ảnh hưởng quá lớn ở mức độ sâu và lâu dài. Hay việc bạo loạn ở
Thái Lan đã khiến cho cả đất nước lâm vào khốn đốn trong thời gian khá
dài. Vậy có thể các yếu tố về chính trị - pháp luật hay yếu tố thiên nhiên có
ảnh hưởng rất lớn đến nền nền kinh tế của một quốc gia. Ở Việt Nam, các
yếu tố này có mức độ ảnh hưởng như thế nào?
1. Yếu tố về chính trị pháp luật
Ở Việt Nam, thuận lợi lớn nhất đối với một nhà đầu tư là môi trường
chính trị khá ổn định chỉ với một Đảng duy nhất chứ không phải đa Đảng
như ở Mỹ. Hay vấn đề sắc tộc mâu thuẫn màu da cũng không có. Thêm vào
đó, Đảng và Nhà nước luôn có các chủ trương chính sách theo sát từng thời
kỳ kinh tế, điều này giúp ích rất lớn trong việc điều hành nền kinh tế đi vào
ổn định trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các chính sách tài khóa, chính sách tiền
tệ là một biện pháp rất hữu ích trong thời kỳ kinh tế bất ổn như ngày nay.
Về mặt pháp luật, Nhà nước ta ban hành các bộ luật quy định rõ ràng
về hoạt động của các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào nền kinh
tế. Đây là yếu tố cần thiết để bảo đảm quyền cũng như lợi ích mà các chủ thể
kinh tế đuợc hưởng.
2. Yếu tố văn hóa xã hội
"Kinh tế và văn hóa là hai chân của sự phát triển, chúng ta không thể
đi chân ngắn chân dài, chân cao chân thấp...", Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
Page | 3
đã phát biểu như vậy trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp
hành T.Ư khóa 9.Vậy để tiến hành các hoạt động kinh tế cần phải chú trọng
đến cả văn hóa chứ không phải chỉ mình các yếu tố về chính trị, pháp luật…
Khi nhìn vào lịch sử của Việt Nam nói riêng cũng như các nước trên thế giới

nói chung, sự phát triển của kinh tế và văn hóa tuy không song hành nhưng
luôn có sự tương trợ lẫn nhau. Nói một cách khái quát, hai lĩnh vực này cùng
nhau phát triển, cùng thúc đẩy xã hội đi lên, từ thấp đến cao trong quá trình
phát triển của lịch sử. Môi trường văn hóa xã hội tác động tới rất nhiều mặt
trong hoạt động của doanh nghiệp như: Năng suất, số lượng sản xuất cũng
như khả năng tiêu thụ của hàng hóa hay nguồn nhân lực, quy mô sản xuất …
Các hoạt động văn hóa, giải trí cũng tạo ra xu hướng tiêu dùng rất rõ
ràng, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xác định thị trường một cách cụ thể
và dễ dàng hơn. Chính vì các yếu tố văn hóa mà rất nhiều đơn hàng đã bị
hủy vì ảnh hưởng đến các vấn đề nhạy cảm, khó chấp nhận hoặc thậm chí vi
phạm vào nét văn hóa của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cũng cần
nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến đời sống văn hóa, thói quen
tiêu dùng của đối tượng mình đang nhắm đến.
3. Yếu tố tự nhiên
Môi trường tự nhiên của Việt Nam được xếp vào hạng được nhiều ưu
ái với “Rừng vàng biển bạc”, với các mỏ khoáng sản, hay các bãi biển tuyệt
đẹp …rất thuận lợi đối với nhiều loại hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần
nghiên cứu kỹ càng để tránh các vấn đề không đáng có như ảnh hưởng
không tốt tới địa phương về các vấn đề sức khỏe, lối sống… Hay các vấn đề
về thiên tai, lũ lụt, hạn hán để từ đó có các biện pháp giảm thiểu rủi ro hay
đối phó kịp thời. Hiện nay đối với các nước có nền kinh tế phát triển thì yếu
Page | 4
tố tự nhiên đã được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau, nhờ đó mà các
yếu tố đầu ra không bị ảnh hưởng.
4. Yếu tố công nghệ
Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ, nền kinh tế thế giới ngày càng
phát triển với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong thời gian ngắn, thế giới đã có bao
nhiêu phát minh đủ để gây ảnh hưởng tới nền kinh tế của một quốc gia hay
một khu vực. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định tên
tuổi, thương hiệu của một doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp sử dụng các

loại máy móc đã lạc hậu để tham gia vào quá trình sản xuất thì chắc chắn sản
phẩm đưa ra không thể đáp ứng nhu cầu khách hàng và sẽ nhanh chóng bị
loại khỏi thị trường. Do đó, khi tiến hành một kế hoạch, dự án bản thân
doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để sử dụng kỹ thuật sao cho
bảo đảm tiết kiệm chi phí lẫn chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà mình đưa ra.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu kỹ tất cả các vấn đề liên
quan để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, góp phần vào sự phát triển của
toàn xã hội.
5. Yếu tố kinh tế
a. Lạm phát
• CPI tháng 7 so với tháng trước bất ngờ tăng tốc 1,17%, cao nhất
trong 15 năm trở lại đây; So với cùng kỳ là 22,16%, cao nhất từ đầu
năm và thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Nhóm hàng thực phẩm
tăng mạnh nhất với 3,2%. CPI 7 tháng tăng 16,89% so với cùng kỳ
và tăng 14,61% tính từ đầu năm 2011.
• Có nhiều yếu tố dẫn tới lạm phát cao như do chi phí đầu vào tăng,
chuỗi cung ứng hàng hóa không đảm bảo, nhưng vấn đề chính
Page | 5
là công tác dự báo kém khiến chỉ tiêu lạm phát liên tục điều
chỉnh lên tới 17% so với 7% vào đầu năm. Việc điều chỉnh tăng hàng
loạt các mặt hàng cơ bản đã liên tiếp tạo những cơn sốc về giá. Trước
tình hình lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại vào tháng 7, Chính Phủ
đã phải dãn tiến độ tăng giá, điều này lại làm tích tụ các yếu tố tăng
lạm phát trong tương lai.
• Diễn biến chỉ số lạm phát so với cùng kỳ năm trước năm 2008 và 2011.
b. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế trong quý 2 cao hơn so với quý 1 ở 7,4%, tốc độ
tăng GDP 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5,57%, so với 5,43% năm 2010. Tăng
trưởng 2 đầu tàu Hà Nội và Hồ Chí Minh cao hơn bình quân chung cả nước
ở 9,3% và 9,9%.

c. Sản xuất kinh doanh
Page | 6
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng ở
1066 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ và nếu loại trừ yếu tố giá thì
tăng 4,6%. Sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng 8,8% so với cùng kỳ. Chỉ số
tồn kho đầu tháng 7 toàn nghành công nghiệp chế biến tăng 16% so với cùng
kỳ năm trước.
d. Cán cân thanh toán
• 7 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 51,5 tỷ $, tăng 33,5% so với cùng
kỳ và tổng kim ngạch nhập khẩu tăng đạt 58,1 tỷ $, tăng 26,2% so với
cùng kỳ. Nhập siêu 7 tháng là 6.64 tỷ $, bằng 12,9% tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu.
• Thu hút FDI đến 20/7 đạt hơn 9 tỷ $, bằng 75,6% so với cùng kỳ 2010
trong đó vốn đăng ký 7,6 tỷ USD của 504 dự án được cấp phép mới
(giảm 27,8% về vốn và giảm 33,9% về số dự án so với cùng kỳ năm
trước); vốn đăng ký bổ sung 1,4 tỷ USD của 147 lượt dự án được cấp
phép từ các năm trước.
• Xu hướng FDI cũng có sự thay đổi khi dần dịch chuyển sang lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo thay cho lĩnh vực bất động sản với số vốn
đăng ký lớn nhất với 4,3 tỷ $. Hải Dương dẫn đầu về vốn đăng ký với 2,5
tỷ $, chiếm 32,4% tổng vốn đăng ký và Hồng Kông là nhà đầu tư lớn
nhất với 2,8 tỷ $, chiếm 36,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.
e. Tăng trưởng tín dụng
• Tính đến 10/6, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,05%. Trong đó, tăng
trưởng tín dụng VND chỉ ở mức 2,72% so với tín dụng bằng ngoại tệ
tăng tới 22,21%; tín dụng ngắn hạn tăng 6,17%, tín dụng trung dài hạn
tăng 7,66%.
Page | 7
• Dư nợ tín dụng lĩnh vực sản xuất đã tăng 10,97%, chiếm 83% tổng dư
nợ; trong đó tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 24,96%, tín dụng xuất

khẩu tăng 25,77%; dư nợ lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46%, chiếm tỷ
trọng 16,92% tổng dư nợ.
• Trong khi đó tính đến 10/6, huy động vốn của hệ thống ngân hàng chỉ
tăng 2,37%. Huy động vốn bằng VND tiếp tục dương nhưng vẫn thấp,
chỉ tăng 1,15%, trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 8,89%.
• Tổng phương tiện thanh toán vẫn tăng chậm ở 2,33%, rất thấp so với chỉ
tiêu cả năm 15% - 16%.
f. Thị trường ngoại hối
• Không còn tình trạng 2 tỷ giá, hạn chế tình trạng đầu cơ USD và nguồn
cung USD không còn căng thẳng là những kết quả rất tích cực từ các biện
pháp của Chính phủ. Cho tới cuối tháng 7, tỷ giá liên ngân hàng có sự ổn
định với chuỗi 17 phiên liên tiếp không thay đổi ở 20.608 đ/USD. Tỷ giá
niêm yết của NHTM ở 20.560 – 20.610 đ/USD. Tỷ giá ổn định tạo điều
kiện NHNN mua vào 4,5 – 4,8 tỷ $, tăng dự trữ ngoại hối lên 1,6 tháng
nhập khẩu. Tuy nhiên liệu tỷ giá có ổn định từ nay cho tới cuối năm hay
không vẫn là một câu hỏi.
• Diễn biễn tỷ giá liên ngân hàng từ thời điểm điều chỉnh tỷ giá
Page | 8
• Tỷ giá ổn định cùng mức lạm phát thấp kích thích các doanh nghiệp vay
bằng USD với chi phí bình quân 6,74%, không đổi so với thời điểm cuối
năm 2010. Việc này càng được khuyến khích bởi lãi suất VND dù rất cao
nhưng cũng không thể vay được do trần tăng trưởng tín dụng 20% của
NHNN. Các doanh nghiệp sau đó đổi sang tiền đồng để sản suất và thậm
chí gửi lại ngân hàng với lãi suất lên tới 18-19%.
g. Lãi suất
Lãi suất huy động – cho vay của NHTM: Dù NHNN quy định trần lãi
suất huy động ở 14% với VND và 2% với USD nhưng hiện tượng các
NHTM huy động vượt trần là rất phổ biến, thường từ 17% -19%. Đặc biệt,
kỳ hạn huy động là ngắn và siêu ngắn. Tính bình quân, lãi suất cho vay là
18,74%, tăng khoảng 3,4% từ cuối năm 2010 trong đó nông nghiệp - xuất

khẩu từ 16% - 21%, sản xuất kinh doanh khác từ 18% - 22%, phi sản xuất từ
20% - 25%.
Page | 9

×