Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phương pháp tác động tâm lý “ám thị gián tiếp” và tinh huống minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.42 KB, 14 trang )


MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU
Tác động tâm lý là một trong các hình thức tác động qua lại giữa các cá nhân
trong quá trình sống và hoạt động của họ, Nghiên cứu tâm lý nói chung là nghiên
cứu về các hiện tượng tâm lý khác nhau trong đời sống con người, các quy luật các
cơ chế của hoạt động tâm lý của con người .Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư
pháp là qúa trình nghiên cứu bản thân các hiện tượng, đặc điểm các quy luật tâm lý
của các chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng
và nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động tư pháp điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án để từ đó thu thập được những thông tin về tâm lý của đối tượng cần
quan tâm. Các cách thức và biện pháp của phưong pháp nghiên cứu tâm lý rất đa
dạng mà người nghiên cứu có thể trực tiếp tiếp xúc với đối tượng cần nghiên cứu
hoặc có thể gián tiếp thông qua việc nghiên cứu tài liệu, hồ sơ, tiểu sử ..của đối
tưọng cần nghiên cứu.Các phương pháp nghiên cứu chính là quá trình mà người
nghiên cứu cần phải có kế hoạch nghiên cứu rõ ràng và chu đáo từ việc xác định
mục đích nghiên cứu, các phương tiện, lượng, phương pháp nào? hoàn cảnh tiến
hành cần phải như thế nào để đối tượng nghiên cưu tâm lý có thể nói được hết nỗi
lòng của mình.., ngoài ra người nghiên cứu cũng cần có trình độ về chuyên môn và
có kinh nghiệm trong xử trí các tình huống. Có nhiều phương thức tác động tâm lý,
nhóm xin lựa chọn phương pháp tác động tâm lý “ám thị gián tiếp” để nghiên cứu
và làm rõ qua bài luận và tình huống cụ thể.


B. NỘI DUNG
I. Khái quát về phương pháp ám thị gián tiếp
1. Khái niệm
a. Khái niệm ám thị
Theo định nghĩa của từ điển thuật ngữ tâm lý học (GS. TS Vũ Dũng chủ


biên): ám thị là quá trình tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý con
người nhằm mục đích điều khiển họ thực hiện những yêu cầu nhất định.
Trong trạng thái bị ám thị, năng lực ý thức, tính phê phán của người bị ám thị
đối với những Nội dung bị ám thị giảm đi rõ rệt. Những Nội dung này được cá
nhân lĩnh hội một cách tự động, rất khó bị phê phán, suy xét, phân tích một cách
logic.
Ám thị là một thành tố của giao tiếp, song nó cũng có thể được tổ chức, xây
dựng thành một dạng giao tiếp đặc biệt, thường được sử dụng trong lĩnh vực y học,
Tôn giáo… Phương tiện được sử dụng trong ám thị có thể là ngôn ngữ và Phi ngôn
ngữ (nét mặt, điệu Bộ…). Chủ thể gây ám thị có thể là một cá nhân hay một nhóm.
b. Khái niệm phương pháp ám thị gián tiếp

Theo cách phân loại dựa theo phương thức tác động lên tâm lý có thể chia
thành ám thị trực tiếp và ám thị gián tiếp. Trong phạm vi bài làm thì nhóm xin
được đi sâu vào phương pháp khái niệm ám thị gián tiếp
Ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý được thực hiện bằng cách
chủ thể tác động đưa ra những câu hỏi và thông tin về sự kiện nào đó không có
quan hệ trực tiếp đến vụ án, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cộc sống riêng tư


của người tác động, nhằm làm cho họ hiểu rằng những vẫn đề đó chủ thể tác động
đã biết thì chắc những vấn đề khác của vụ án, hành vi của mình chắc chắn đã bị cơ
quan tiến hành tố tụng cũng đã biết hoặc sẽ biết. Từ đó, người bị tác động phải suy
nghĩ, cân nhắc và thay đổi thái độ của mình.
2. Mục đích của phương pháp ám thị gián tiếp
Mục đích của phương pháp ám thị gián tiếp cũng chính là mục đích chung
của việc tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp:
- Nhằm hình thành trạng thái tâm lý cần thiết hoặc làm thay đổi nhận thức
của người được tác động
- Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người,

hạn chế vi phạm pháp luật dẫn đến làm tổn thương con người trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự.
- Xác định sự thật khách quan của vụ án trong quá trình điều tra, xét xử.
- Khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở
những người tham gia tố tụng, tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ thông qua
lời khai của họ được nhanh chóng chính xác và khách quan.
- Giáo dục những người có phẩm chất tâm lý tiêu cực
- Giáo dục cảm hóa người phạm tội
- Kích thích tính tích cực hoạt động của những người tiến hành tố tụng và
tham gia tố tụng.
II. Phương pháp ám thị gián tiếp


1. Các trường hợp sử dụng
Phương pháp ám thị gián tiếp là một trong những phương pháp tác động tâm
lí trong hoạt động tư pháp. Phướng pháp ám thị gián tiếp sẽ được lựa chọn trong
quá trình hỏi cung bị can khi chủ thể tác động đã nắm rõ, hoặc sẽ biết về những
thông tin ngoài lề của vụ án như về đời tư, gia đình, tình cảm, những mối quan hệ
ngoài luồng và xoáy quanh những vấn đề vần cuộc sống, về quá trình sinh sống,
tác động trong xã hội của người bị tác động.
Bên cạnh đó, phương pháp ám thị gián tiếp được áp dụng khi người bị tác
động có bản chất ngoan cố, lì lợm, ranh ma và không tích cực phối hợp với điều tra
viên trong quá trình hỏi cung, luôn luôn chối và chọn hình thức im lặng thì trong
trường hợp này, chủ thể tác động sẽ chọn cách áp dụng phương pháp ám thị gián
tiếp để tác động đến tâm lí và bản năng bên trong của người bị tác động từ đó,
người bị tác động sẽ thay đổi, suy nghĩ và cân nhắc vè thái độ của mình, giúp quá
trình hỏi cung được thuận lợi và có kết quả tích cực hơn, thúc đẩy vụ án được giải
quyết nhanh chóng.
2. Yêu cầu sử dụng
Thứ nhất, đối tượng cần tiến hành phương pháp này bị thiếu thông tin: Đối

tượng bị tạm giữ hình sự, bị can bị tạm giam, họ chưa biết cơ quan điều tra đã biết
những thông tin gì rồi. (Còn đối với bị cáo thì họ ko còn thiếu thông tin nữa, họ đã
được tống đạt cáo trạng).
Tại sao trong phương pháp này, để sử dụng nó, ta cần áp dụng đối với những
đối tượng bị thiếu thông tin, nếu đối tượng đó có nhiều thông tin về những hoạt
động, hiểu biết của cơ quan điều tra thì sẽ thế nào? Tại vì phương pháp ám thị gián
tiếp là phương pháp tác động tâm lý bằng cách ám thị thông qua việc cung cấp
những thông tin tuy không có quan hệ trực tiếp với sự kiện phạm tội nhưng làm
cho bị can, bị cáo có xu thế đi đến kết luận là người tác động đã hiểu rõ toàn bộ sự
kiện phạm tội xảy ra, không thể che giấu bí mật được nữa, từ đó mà khai ra sự thật
của vụ án đó. Vậy, câu trả lời là nếu như đối tượng đó khi đã biết nhiều về hoạt
động, hiểu biết của cơ quan điều tra thì việc áp dụng phương pháp này sẽ là rất
khó, và thậm chí sẽ thất bại khi áp dụng phương pháp này, bởi cơ quan điều tra
đang tác động đến tâm lý của họ, cho họ bất ngờ không hiểu sao rằng họ biết được
những bí mật của bản thân mình, tuy nhiên họ lại biết vì lí do nào đó mà cơ quan


điều tra vô tình biết được sự kiện đó trong quá khứ của mình và việc mình phạm
tội vẫn là một dấu hỏi chấm đối với các cơ quan chức năng tức là người bị buộc tội
đó nắm bắt được sự hiểu biết, nắm bắt được tâm lý của người muốn tác động mình.
Vậy muộn tác động tâm lý người khác mà để người đó bắt bài, hiểu biết quá về
mình thì tất nhiên việc áp dụng phương pháp này sẽ không thành công.
Thứ hai, sử dụng phương pháp này ở thời điểm đầu buổi xét hỏi. Khi sử
dụng phương pháp này, cần sử dụng ở thời điểm đầu buổi xét hỏi, bởi vì tại thời
điểm đó, người được áp dụng phương pháp này còn chưa có nhiều thông tin, họ
vẫn chưa biết được cơ quan điều tra đã biết gì về mình hay chưa, vẫn chưa biết
được cơ quan điều tra đã điều tra được những gì… Cái hay trong phương pháp này
là tạo bất ngờ cho người bị áp dụng, đánh đòn tâm lý một cách gián tiếp cho họ
hiểu rằng là chỉ đơn giản những việc nhỏ trong quá khứ của họ cơ quan điều tra
còn biết đến nói chi đến sự việc phạm tội mà mình thực hiện, từ đó giúp việc khai

báo sự thật của vụ án của họ trở nên dễ ràng hơn, các sự thật khách quan sẽ được
tiết lộ. Chính vì vậy để càng tạo bất ngờ, càng tạo tâm lý mạnh cho người bị áp
dụng kết hợp với việc họ chưa biết gì về hoạt động của cơ quan điều tra, cần phải
áp dụng phương pháp này ở thời điểm đầu buổi xét hỏi.
Thứ ba, thông tin phải chính xác mặc dù không liên quan đến nội dung vụ
án. Mục đích hướng đến khi thực hiện phương pháp này là để tìm ra sự thật khách
quan, những tình tiết trong vụ án và cách thức sử dụng là nhắc về một vài sự kiện
mà họ đã từng trải để hướng tới mục đích đó, do đó nếu tình tiết sai hoặc không
chính xác với những thứ họ làm thì tất nhiên sẽ không hiệu quả khi sử dụng
phương pháp này, trái lại có thể xảy ra suy nghĩ trong đầu những người được áp
dụng rằng, cơ quan điều tra không biết gì về quá khứ mình còn suy diễn những thứ
đó, vậy thì chắc trong vụ án vừa xảy ra nghiệp vụ yếu kém như vậy dễ gì tìm ra
manh mối để kết tội mình. Như vậy, nếu thông tin không đúng không chỉ không
hiệu quả mà còn dẫn đến khó khăn trong việc điều tra của cơ quan điều tra.
Thứ tư, thông tin phải đánh vào yếu điểm tâm lý của đối tượng: “yếu điểm”
là điểm quan trọng. Yếu tố quan trọng để sử dụng phương pháp này là đánh đòn
tâm lý, tạo tâm lý bất ngờ cho người bị áp dụng, cho họ biết là kể cả những việc
nhỏ mà họ đã từng làm cơ quan điều tra còn có thể biết chứ đừng nói đến vụ án mà
họ vừa thực hiện đó. Chính vì thế, đây được xác định là “yếu điểm” của người bị
áp dụng, tuy nhiên những yếu điểm đó phải làm cho họ lo lắng, suy nghĩ rằng tại


sao cơ quan điều tra lại biết, nghiệp vụ của họ giỏi đến vậy hay sao, tại sao những
điều sai trái mình từng làm nhỏ như vậy họ lại biết… Ví dụ: Chưa có thông tin về
đối tượng nhận tham ô tài sản, nhưng có thông tin rằng đối tượng đó có nhiều tài
sản bất minh, nhiều nhân tình hoặc việc man khai lý lịch, bằng cấp giả để được lên
lương, lên chức…
3. Ưu nhược điểm của phương pháp
a. Ưu điểm
Đạt hiệu quả cao đối với những bị can cứng đầu, ngoan cố, không chịu thành

khẩn khai báo.
Tác động đến các tình tiết không liên quan trực tiếp đến vụ án làm giảm sự
cảnh giác của bị can đối với điều tra viên.
Tạo sự thân thiện thoải mái giữa điều tra viên và bị can, tạo tâm lí tích cực
cho bị can.
b. Nhược điểm
Đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo, nhẹ nhàng, bình tĩnh, đồng thời cũng
cương quyết của điều tra viên trong quá trình hỏi cung.
Việc xác định thông tin về bị can, thông tin không được quá rõ ràng hoặc mới
xảy ra nếu không sẽ khiến cho bị can thấy được sự hạn chế về thông tin của điều
tra viên.
Phải kết hợp hài hòa giữa phương pháp ám thị gián tiếp với các phương pháp
khác để lấy được lời khai của bị can.
4. Yếu tố làm tăng hiệu quả của phương pháp
Để phương pháp ám thị gián tiếp đạt hiệu quả thì cần quan tâm đến những
phẩm chất của người ám thị, vị thế xã hội, khả năng truyền cảm, những ưu thế về
tính cách, ý chí và trí tuệ, ví dụ: rõ ràng là một người có học vị cao thì lời nói sẽ
thuyết phục hơn một người không có bằng cấp nào cả, một người nói ngọt ngào thì
sẽ đạt được mục đích hơn người khác nói cục mịch.
Những đặc điểm cá nhân người bị ám thị, trong đó nổi bật nhất là khả năng
ám thị: họ dễ rơi vào trạng thái nhận thức đặc biệt của ý thức, được đặc trưng bởi


sự co lại nhiều như có thể miền ý thức và dễ dàng thực hiện mệnh lệnh của ám thị,
ví dụ trạng thái thôi miên, trạng thái giấc ngủ sinh lý.
Mối quan hệ giữa người ám thị và người bị ám thị: sự phụ thuộc, tự chủ, tin
tưởng, ví dụ trong quan hệ trên - dưới (như lãnh đạo - nhân viên), hay quan hệ gia
đình (bố mẹ - con cái, vợ - chồng), hay có những nét nhân cách phụ thuộc, tính tình
cả nể, hay có xu hướng làm hài lòng người khác...
Phương thức thiết kế giao tiếp (các bằng chứng thuyết phục, sự kết hợp giữa

thành tố trí tuệ và cảm xúc, các tác động củng cố).
III. Tình huống
1. Nội dung tình huống
Nhân vật:
Kiểm sát viên (Anh), Điều tra viên (Minh), Bị can (Văn), Vợ bị can.
Nội dung:
Văn là thành viên của tổ chức buôn bán ma túy trên địa bàn Hà Nội. Lúc đang
giao ma túy thì Văn bị bắt. Trong quá trình điều tra vụ án, để tìm ra tổ chức buôn
ma túy đứng phía sau Văn thì cơ quan điều tra đã nhiều lần hỏi cung bị can Văn.
Nhưng do Văn là một tên cứng đầu và cho rằng cơ quan điều tra không có thông
tin gì về hắn và tổ chức đứng phía sau nên Văn tỏ thái đố không hợp tác và không
khai báo bất kì thông tin gì.
Qua xác minh thông tin của bị can Văn thì Điều tra viên đã nắm được những
thông tin sau:
- Văn lên Hà Nội sinh sống từ 10 năm trước. Trước khi lên Hà Nội thì Văn
sinh sống tại quê ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cùng vợ và con. Qua
khám xét ngôi nhà cũ của Văn ở huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang thì phát
hiện dưới sàn nhà có 2 bộ hài cốt, được xác định là đã chết cách đây 10 năm. Qua
điều tra và xác minh thì cho thấy 2 bộ hài cốt này là của vợ và con Văn, dồng thời
thủ phạm gây ra cái chết thương tâm này chính là Văn. Vào 10 năm trước trong lúc
sử dụng ma túy, Văn đã vô tình giết chết vợ và con mình.


- Vì cảm thấy hối hận về hành vi giết vợ và con nên từ đó Văn có thói quen
mỗi khi hút thuốc lá chỉ hút nữa điếu và nữa điếu còn lại hắn vứt đi để tưởng nhớ
đến vợ và con.
Nắm được những thông tin quan trọng trên, Điều tra viên và Kiểm sát viên đã
tiến hành hỏi cung bị can Văn. Bằng cách đưa ra những câu hỏi như về thói quen
hút thuốc lá, về vợ và con bị can Văn…và sau đó là đưa ra những thông tin về
những bí mất của Văn mà Văn tưởng chừng như không ai biết được như lí do về

thói quen hút thuốc lá, thông tin vợ và con Văn đã bị chết và đặt biệt là thông tin
Văn chính hung thủ giết chết vợ và con mình. Những thông tin đó làm cho Văn
hiểu rằng những bí mật đó mà Cơ quan điều tra còn biết được thì sớm muộn gì
những thông tin về đường dây buôn ma túy đứng phía sau Văn cũng sẽ bị phát
hiện. Từ đó, tác động đến suy nghĩ của Văn và khiến Văn thay đổi thái độ, hợp tác
khai báo với cơ quan chức năng.
2. Phương pháp tác động sử dụng trong tình huống
Trong tình huống trên nhóm đã sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp để tác
động đến tâm lý của bị can Văn. Nhóm chọn sử dụng phương pháp này bởi vì:
- Phương pháp này đạt hiệu quả cao đối với những bị can cứng đầu, ngoan
cố, không chịu thành khẩn khai báo như bị can Văn.
- Bị can Văn đang có suy nghĩ là cơ quan điều tra không không có thông tin
gì về Văn và tổ chức đứng phía sau. Vì vậy cần sử dụng phương pháp ám thị gián
tiếp để tác động đến tâm lí bị can Văn, nhằm làm cho Văn thay đổi suy nghĩ về cơ
quan điều tra và thành khẩn khai báo.
- Cơ quan điều tra đã nắm được những thông tin, bí mật của bị can Văn,
đồng thời những thông tin này không liên quan điến vụ án đang điều tra. Những
thông tin này có thể là yếu điểm tâm lý của bị can Văn vì Văn sẽ cho rằng không ai
có thể biết được những bí mật này. Từ đó có thể sử dụng phương pháp ám thị gián
tiếp để đánh đòn tâm lý, tạo tâm lý bất ngờ cho bị can, cho họ biết là kể cả những
việc bí mật tưởng chừng như không ai biết mà họ đã từng làm, cơ quan điều tra còn
có thể biết được thì đến những thông tin về vụ án mà họ vừa thực hiện đó cũng sẽ
bị điều tra ra.


3. Cách thức và hiệu quả áp dụng
a. Cách thức áp dụng
Phương pháp ám thị gián tiếp trong tình huống này được thực hiện bằng cách
Cơ quan điều tra sẽ đưa ra những câu hỏi như vì sao bị can Văn lại có thói quen hút
thuốc lá chỉ hút nữa điếu, vợ và con bị can Văn hiện nay đang sinh sống ở đâu, …

và sau đó là đưa ra những thông tin về những bí mật của Văn mà Văn tưởng chừng
như không ai biết được như lí do về thói quen hút thuốc lá chỉ hút nữa điếu vì cảm
thấy hối hận, hay về thông tin vợ và con Văn đã bị chết, đặt biệt là thông tin Văn
chính hung thủ giết chết vợ và con mình. Những thông tin này làm cho Văn hiểu
rằng những bí mật như vậy mà Cơ quan điều tra còn biết được thì sớm muộn gì
những thông tin về đường dây buôn ma túy đứng phía sau Văn cũng sẽ bị phát
hiện. Từ đó, tác động đến suy nghĩ của Văn và khiến Văn thay đổi thái độ, hợp tác
khai báo với cơ quan chức năng.
b. Hiệu quả áp dụng
Trong tình huống này khi áp dụng phương pháp ám thị gián tiếp sẽ cho ta kết
quả cao đối với quá trình hỏi cung bị can Văn. Vì đã nắm được những thông tin, bí
mật về bị can và những thông tin này không liên quan đến vụ án đang điều tra.
Chính vì vậy việc áp dụng phương pháp ám thị gián tiếp trong tình huống này là
hết sức hợp lí và việc lựa chọn phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất so
với việc áp dụng những phương pháp tác động tâm lí khác.


C. KẾT LUẬN
Phương pháp ám thị gián tiếp được sử dụng khá phổ biến trong quá trình tác
động tâm lý của các chủ thể tiến hành tố tụng bởi những ưu điểm của nó. Tuy
nhiên trong những trường hợp cụ thể, chủ thể hoạt động tác động tâm lý cần áp
dụng linh hoạt những biện pháp khác đi cùng với biện pháp ám thị gián tiếp để đạt
được mục đích là tìm ra được sự thật của vụ án. Cùng với tình hình tội phạm ngày
càng có diễn biến phức tạp thì các chủ thể như điều tra viên, kiểm sát viên... cần
phải trau dỗi thêm những kỹ năng nghiệp vụ để có thể tác động tâm lý lên đối
tượng phạm tội để đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo tìm ra được sự thật và đưa vụ án
ra xét xử, đảm bảo xét xử đúng người đúng tội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học tư pháp, Nhà suất bản
Công an nhân dân, Hà Nội, 2018.
2. GS.TS Vũ Dũng (Chủ biên), Từ điển thuật ngữ Tâm lý học, Nhà xuất bản
Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012.
3. />



×