Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học Kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn Xã…, Huyện…..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.39 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.Qua 30 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đã
hoàn toàn thay đổi từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trở thành
một tỉnh có ngành công nghiệp cơ bản hiện đại trong cả nước. Bên cạnh đó, bộ mặt
đô thị cũng được quan tâm đầu tư, tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng thông thoáng,
hiện đại, đáp ứng nhu cầu sống, học tập và làm việc của người dân và các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Công nghiệp phát triển tác động mạnh đến các mặt đời
sống kinh tế - xã hội, nhất là ở những nơi có công nghiệp phát triển mạnh. Những
KCN mọc lên đã đưa cuộc sống người dân nơi đây ấm no, khấm khá. Cùng với sự
phát triển của kinh tế và các khu cong nghiệp các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn
hoá trên địa bàn tỉnh hiện phát triển khá phong phú, đa dạng với nhiều loại hình
kinh doanh dịch vụ như karaoke, internet, băng đĩa, quảng cáo, biểu diễn nghệ
thuật... từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Bên cạnh mặt
tích cực, mặt tiêu cực cũng vô cùng phức tạp, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn
hoá chạy theo lợi nhuận, bất chấp thủ đoạn gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh
thần của người dân, nhất là thanh thiếu niên trong tỉnh. Trước thực trạng về hoạt
động kinh doanh karaoke trên địa bàn, tôi đặc biệt quan tâm và chọn tình huống:
"Kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa
trên địa bàn Xã…, Huyện….."làm tiểu luận về xử lý tình huống Lớp tiêu chuẩn
ngạch chuyên viên.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được một tình huống, phân tích được tình huống trên cơ sở đó đưa
ra được những phương án giải quyết và xây dựng được kế hoạch tổ chức thực hiện
phương án tối ưu nhất
3. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp xử lý tình huống
4. Phạm Vi Nghiên Cứu
Tại địa bàn xã ….- huyện – Bình Dương
5. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị thì phần nội dung bao gồm
các phần sau:
- Mô tả tình huống
- Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Phân tích nguyên nhân - hậu quả Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống.
- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn.

2


NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Tên tình huống "Xử lý tình huống về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kinh doanh Karaoke tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An.
Cụ thể tình huống như sau: Ông Hoàng Văn Oanh, đăng ký thường trú tại
Thuận Giao, thị xã Thuận An.Năm 2014, Nhà nước tiến hành quy hoạch đất đai và
gia đình Ông cũng có một phần diện tích đất nằm trong diện quy hoạch và được
đền bù số tiền là 850.000.000 đồng. Do nắm bắt được xu hướng phát triển của các
ngành dịch vụ nên Ông đã quyết định đem số tiền được đền bù đầu tư kinh doanh
ngành nghề karaoke với tên gọi “ Tiếng gọi". Cơ sở kinh doanh của Ông Hoàng
Văn Oanh ra đời đã làm thay đổi bộ mặt nơi đây, khiến cho khu phố trở nên sầm
uất hơn, ồn ã người qua lại hơn. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh,
cơ sở này thường xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự cộng với tiếng ồn lớn gây
bức xúc cho người dân xung quanh.
Ngày 05 tháng 03 năm 2015, người dân khu phố đã có đơn khiếu nại gửi Ủy
ban nhân dân phường Thuận Giao với nội dung phản ánh về những hoạt động tại

cơ sở này gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân
xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” tại khu dân cư.
Qua xem xét, đánh giá Ủy ban nhân dân phường Thuận Giao đã thành lập tổ
kiểm tra liên ngành về tình hình hoạt động của cơ sở kinh doanh này và đã phát
hiện cơ sở "Tiếng gọi" có nhiều sai phạm. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản
3


hành chính và xét thấy những vi phạm này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan cấp trên nên sau đó đã chuyển giao các văn bản và tài liệu có liên quan lên
Ủy ban nhân dân huyện …….để giải quyết. Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân Huyện ……., vào lúc 22 giờ 30, ngày 10 tháng 4 năm 2015 Đội kiểm tra liên
ngành của Huyện …….đã phối hợp với tổ kiểm tra xã Thanh Trì tiến hành kiểm tra
tại đây. Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra của Huyện đã xác nhận biên bản mà Ủy ban
nhân dân xã chuyển lên là có căn cứ và phản ánh đúng thực tế với những vi phạm
như:
- Giấy phép hành nghể hết thời hạn.
- 2 trong số 8 phòng đang có khách hát có sử dụng tiếp viên ngồi hát và có
biểu hiện không lành mạnh với khách trong trang phục rất “mát mẻ”
- Tiếp viên không có hợp đồng lao động
- Lắp đặt các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy không đảm bảo chất lượng
theo quy định, hết hạn sử dụng.
- Ánh sáng trong phòng dùng đèn màu rất mờ không đúng quy định của
ngành Văn hóa.
- Cửa kính dán đề can không thể nhìn thấy toàn bộ phòng như quy định
- Phòng cách âm chưa đảm bảo nên đã để lọt âm thanh ra ngoài gây ảnh
hưởng đến các hộ xung quanh. - Không có bảng nội quy và bảng niêm yết giá.
Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản những hành vi vi phạm của chủ cơ sở
kinh doanh “Tiếng gọi” đồng thời tạm giữ :

- 1 giấy phép hành nghề
- 1 giấy phép kinh doanh
4


- 3 đầu máy Karaoke vi tính Trên cơ sở tình huống được đưa ra, đòi hỏi cơ
quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền phải tìm hiểu rõ vấn đề thông qua việc
phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống gây ra một cách cẩn trọng, từ đó
có biện pháp giải quyết tình huống thích hợp
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở lý luận
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ nhất đã chỉ rõ: “ thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. “ Cụ thể là: Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán
chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ”. Các thành phần kinh tế kinh
doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội IX của
Đảng, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển tạo công ăn việc làm cho xã hội, tạo
ra nhiều của cải cho đất nước. Trong nghị quyết Đại hội lần thứ năm BCHTW đã
chỉ ra các quan điểm chủ đạo về việc phát triển kinh tế tư nhân như sau: “Kinh tế
tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển
kinh tư nhân là chiến lược phát triển lâu dài trong nền kinh tế, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Nhà
nước tôn trọng bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở
hữu hợp pháp tài sản của công dân.
2. Mục tiêu xử lý tình huống

5



Hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn xã đang diễn ra hết sức phức tạp,
đa số diễn ra trong khu dân cư và có nhiều biểu hiện “biến tướng”. Do đó tình
huống này cần được các cơ quan hữu quan xác định mục tiêu như sau:
2.1. Mục tiêu chung
Giải quyết tình huống phải:
+ Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước
+ Phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ sở
+ Góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở
+ Được nhân dân, cán bộ ở địa phương, cơ sở đồng tình ủng hộ cao
+ Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo trật tự, kỷ
cương tại địa phương, cơ sở.
2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Lập lại trật tự kỷ cương trên lĩnh vực hoạt động văn hóa và ngành nghề nhạy
cảm, ngăn ngừa những biến tướng trá hình trong kinh doanh. Đề ra những giải
pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa kiên quyết răn đe giúp chủ cơ sở
kinh doanh nhận thức, hiểu biết và chấp hành đúng chủ trương, đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước.
2.3. Đối với chính quyền địa phương
Tăng cường hơn nữa trách nhiệm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với cấp ủy
đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn mình
quản lý nhằm đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
6


Từ nội dung đơn phản ánh của nhân dân, cần tiếp tục tuyên truyền, vận động
quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác bài trừ các tệ nạn xã hội trên địa
bàn dân cư gắn liền với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa"; xây dựng Quy ước làng văn hóa, khu dân cư văn hóa...
2.4. Đối với cơ sở kinh doanh karaoke:
Nâng cao ý thức của chủ cơ sờ kinh doanh karaoke trong việc chấp hành các
quy định pháp luật. Trong tổ chức kinh doanh cần thể hiện trách nhiệm và đạo đức
nghề nghiệp, không vì lợi nhuận trước mắt đưa hoạt động trá hình vào kinh doanh,
làm ảnh hưởng đến đạo đức lối sống và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn kinh
doanh.
3. Cơ sở pháp lý
1. Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 26/4/2009 của phủ ban hành Quy chế
hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.
2. Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số Quy định tại Quy chế hoạt
động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị
định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ;
3. Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL ngày 24/8/2009 của Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch quy định chi tiết ban hành một số quy định tại Quy định xử
phạt vi phạm hành chính kèm theo Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010
của Chính phủ.
4. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ ban hành
Quy định xử phạt vi phạm hoạt động văn hoá:

7


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm
hành chính trong hoạt động văn hoá; hình thức xử phạt, mức xử phạt; thẩm quyền
xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá là những hành vi vi
phạm các quy định của pháp luật về điện ảnh; các loại hình nghệ thuật biểu diễn;
hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng...

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt
động văn hoá.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt
động văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo
Điều ước quốc tế đó.
Điều 5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu
quả
1. Hình thức xử phạt chính Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính
trong hoạt động văn hoá bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp
dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
8


a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại
các điều của Chương II Nghị định này.
Mục 3 HÀNH VI VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ
KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HOÁ CÔNG CỘNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC
PHẠT
Điều 18. Vi phạm các quy định về nếp sống văn hoá
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với

một trong các hành vi sau:
a) Cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng
karaoke;
b) Say rượu. bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn nhà hàng, quán ăn, vũ
trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hoá, kinh doanh
dịch vụ văn hoá trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các
điểm a và b khoán 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu sung công quỹ số tiền thu bất chính đối với hành vi quy định tại
các điểm a và d khoản 2 Điều này.
9


Điều 19. Vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hoá,
kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
b) Không bảo đảm đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ
công cộng, phòng hát karaoke;
c) Sử dụng người lao động làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke mà
không có hợp đồng lao động theo quy định;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
a) Không bảo đảm đủ diện tích theo quy định của vũ trường, nơi khiêu vũ
công cộng, phòng karaoke sau khi đã được cấp giấy phép;
b) Che kín cửa hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không
nhìn rõ toàn bộ phòng karaoke;
c) Tắt đèn tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke khi đang
hoạt động; khoá hoặc chốt cửa phòng karaoke khi đang hoạt động;

d) Sử dụng người dưới 1 8 tuổi làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt
thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:

10


a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 12 tháng đối với các hành
vi quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định
tại khoản 4 và tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 20. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
a) Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung, không
đúng phạm vi quy định trong giấy phép, không đúng quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy
phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke, trình
diễn thời trang.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
a) Kinh doanh karaoke không có giấy phép;
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản
2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm
a khoản 1, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.


11


Điều 22. Vi phạm các quy định cấm đồi với hoạt động văn hoá và kinh
doanh dịch vụ văn hoá công cộng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi uống rượu
tại phòng karaoke;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
a) Bán rượu tại phòng karaoke;
b) Sử dụng từ 2 đến 3 nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke;
c) Bán tranh, ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.
3. Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
a) Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có nội dung đồi trụy khiêu
dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke
hoặc tại nơi hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác;
b) Lưu hành tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke,
phim, băng đĩa, vật liệu có nội dung ca nhạc, sân khấu hoặc biểu diễn tác phẩm sân
khấu, âm nhạc, múa chưa được phép lưu hành;
c) Sử dụng từ 4 đến 5 nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke;
d) Hoạt động karaoke, quầy bar, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang, vui chơi giải trí quá giờ được phép.
4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
12


a) Dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại vũ trường, nơi

khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, nơi hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch
vụ văn hoá công cộng khác;
b) Sử dụng từ 06 nhân viên phục vụ trở lên trong một phòng karaoke.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
a) Dung túng, bao che cho các hoạt động có tính chất đồi trụy, khiêu dâm,
kích động bạo lực, hoạt động mại dâm, sử dụng ma tuý, đánh bạc hoặc “cá độ”
được thua bằng tiền hoặc hiện vật tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng
karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công
cộng khác;
b) Lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành,
quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo
lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức
hoạt động văn hoá kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác;
d) Nhảy múa thoát y tại vũ trường, nhà hàng karaoke, nhà hàng ăn uống, nơi
tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu
hành phim đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội
dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng,
nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá kinh doanh dịch vụ văn
hoá công cộng khác.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức
hoặc thiếu trách nhiệm để cho khách tự nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động
13


khác mang tính chất đồi trụy tại vũ trường, nơi hoạt động văn hoá công cộng, nhà
hàng ăn uống, giải khát, nhà hàng karaoke.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định

tại các điểm a và b khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7, tái phạm hành vi quy
định tại khoản 2, các điểm a, b, c và d khoản 3, điểm c khoản 4, các điểm c và d
khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản lý các điểm
a và c khoản 2, các điểm a, b và đ khoản 3, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều này.
* THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của
Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 1 Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2008 và Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 trong phạm vi
địa phương mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hoá được quy định tại Nghị định này.
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh
tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên chuyên ngành văn hóa đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
14


c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị
đến 2.000.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Chương II Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái
phép.
2. Chánh Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị
định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền,
đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị
định.
Điều 46. Thủ tục xử phạt
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, người
có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.
15


2. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định
xử phạt tại chỗ theo thủ tục xử phạt đơn giản quy định tại khoản 21 Điều 1 Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2008 và tại Điều 21 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008.
3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trên
200.000 đồng, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản về hành vi
vi phạm hành chính. Thủ tục lập biên bản, thời hạn ra quyết định xử phạt thực hiện
theo quy định tại các Điều 22 và 23 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP tháng 16 tháng
12 năm 2008.
4. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi
vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó được
quy định tại Nghị định này. Trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì có thể
phạt thấp hơn, nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung tiền phạt đã được

quy định. Trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt cao hơn, nhưng
không được vượt mức tối đa của khung tiền phạt đã được quy định. Khi phạt tiền,
phải công bố cho người bị phạt biết khung tiền phạt và mức phạt cụ thể.
5. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết
định quy định ngày có hiệu lực khác. Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ
chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra
quyết định xử phạt.
Điều 47. Thu, nộp tiền phạt
Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa mà bị phạt
tiền thì phải nộp tiền tại địa điểm theo quy định tại Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính năm 2002.
16


Điều 48. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong hoạt động văn hoá, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng thủ tục
quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm tổ chức bảo quản tang vật
phương tiện bị tịch thu. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm, người ra quyết định tịch thu phải chuyển giao quyết định xử
phạt, biên bản tịch thu và toàn bộ tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan có
thẩm quyền để tổ chức bán đấu giá theo quy định tại Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính năm 2002, trừ băng đĩa và các sản phẩm văn hoá đó có nội
dung.
Điều 49. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép trong hoạt động văn hóa thực
hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
và Điều 11 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

1. Nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan
Đất nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường, vì vậy bên cạnh những
mặt tích cực, nó cũng tiềm ẩn những mặt tiêu cực và tác động mạnh mẽ vào đời
sống kinh tế, xã hội cũng như từng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, gây ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của nhân dân .
Cụ thể:
17


+ Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền
+ Suy thoái đạo đức nghề nghiệp, xói mòn lối sống truyền thống
+ Văn hóa lai căng, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan ngày một phổ biến
- Nguyên nhân chủ quan
Về mặt nhận thức:
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật còn yếu
hoặc chưa thường xuyên dẫn đến việc các hộ kinh doanh không hiểu hoặc không
hiểu rõ về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
+ Xuất phát từ chính những cá nhân, cơ quan liên quan đến tình huống như:
cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, cơ sở và chủ cơ sở kinh doanh
chưa thực sự quan tâm, nắm bắt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước; do sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến nội dung vụ việc; chưa thường xuyên cập nhật những văn bản mới
cho nên xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật hay xử lý không đúng quy định trong
các hoạt động kinh doanh.
Về mặt trách nhiệm:
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
+ Công tác quản lý còn lỏng lẻo, thiếu sự phối kết hợp một cách đồng bộ
giữa các cơ quan có liên quan với nhau; vẫn còn tình trạng chồng chéo, thậm chí
vô hiệu hóa lẫn nhau như ngành này đình chỉ, thu hồi Giấy phép kinh doanh thì

ngành kia lại cấp giấy phép.
+ Công tác thanh, kiểm tra, xử lý tệ nạn xã hội của cơ quan có chức năng
còn chưa triệt để, thường xuyên; đôi lúc xử lý còn nhẹ tay chưa nghiêm nên chủ cơ
18


sở kinh doanh vẫn coi thường pháp luật và tiếp tục vi phạm Và nhiều nơi vẫn có
hiện tượng tham nhũng, ô dù, thông đồng, bao che cho nhau để gây ra tiêu cực,
tham nhũng hoặc tình trạng mất đoàn kết nội bộ gây ra những bức xúc.
Đối với chính quyền cơ sở
+ Công tác kiểm tra nắm bắt tình hình trên địa bàn của cảnh sát khu vực và
Tổ kiểm tra liên ngành còn thiếu sâu sát, chưa hướng dẫn kịp thời để chủ cơ sở
kinh doanh nhận thức rõ trách nhiệm của mình. + Khi nhận được thông tin phản
ánh của người dân, chính quyền cơ sở còn nể nang, chưa kiên quyết xử lý để tình
trạng kinh doanh gây mất trật tự kéo dài dẫn đến việc người dân mất lòng tin vào
chính quyền cơ sở.
Đối với chủ cơ sở kinh doanh
+ Ngành nghề kinh doanh dịch vụ karaoke được quy định trong danh mục
"ngành nghề kinh doanh có điều kiện” nên cần có chứng chỉ hành nghề do ngành
văn hóa thẩm định và cấp giấy phép. Trong Giấy phép kinh doanh có quy định cụ
thể một số điều kiện mà chủ cơ sở kinh doanh phải thực hiện. Tuy nhiên vì những
mục đích, động cơ khác nhau mà phần nhiều là vì lợi nhuận nên cơ sở kinh doanh
cố tình phớt lờ mà vi phạm mặc dù đã được nhắc nhở trước đó từ phía cơ quan
chức năng và chính quyền cơ sở.
2. Hậu quả
2.1. Về phương diện đời sống tinh thần xã hội:
Đất nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường và đang trên tiến trình hội
nhập quốc tế. Sự xâm nhập văn hóa từ bên ngoài, lối sống thực dụng, văn hóa lai
căng nhanh chóng du nhập vào nước ta. Một bộ phận chủ cơ sở hám lợi, dùng
nhiều phương thức (tiếp viên nữ) nên dễ biến tướng thành tệ nạn xã hội (mại dâm)

19


làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa và đời sống sinh hoạt cộng đồng, gây
nhiều lo ngại, bức xúc đối với người dân. Trong thời điểm kiểm tra chưa phát hiện
và bắt quả tang những vi phạm về tệ nạn xã hội. Tuy nhiên kinh doanh karaoke là
loại hình kinh doanh nhạy cảm dễ dẫn đến tệ nạn xã hội. Do vây, chính quyền địa
phương hơn ai hết cần theo dõi và nắm bắt tình hình hoạt động để kịp thời uốn nắn
những biểu hiện lệch lạc, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
2.2. Về lĩnh vực thương mại dịch vụ
Những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, các hoạt
động kinh doanh dịch vụ văn hóa cũng phát triển đa dạng, phức tạp. Theo số liệu
điều tra toàn xã không có cơ sở kinh doanh vũ trường, tổ chức biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp, có 42 cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke hoặc các hình thức có hát
Karaoke.
2.3. Về lĩnh vực an ninh trật tự
Điều kiện quy định ngành nghề kinh doanh, khi sử dụng nhân viên phục vụ
phải ký kết hợp đồng lao động. Khi Đội kiểm tra liên ngành kiểm tra cơ sở kinh
doanh của ông ……thì các nhân viên của quán Karaoke “Tiếng gọi” không ký kết
hợp đồng lao động, có nhân viên chưa đủ 1 8 tuổi. Như vậy cơ sở kinh doanh
karaoke của bà Hồng đã vi phạm Nghị định 45/2005/NĐ-CP.
Một trong những diều kiện kinh doanh ngành nghề đặc biệt cần thiết là
phòng cháy chữa cháy. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người.
Thực tế, cơ sở kinh doanh đã không chấp hành lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa
cháy tại cơ sở, cố tình thiết kế phòng ốc, lối đi, cầu thang ngoằn nghèo để đối phó
và làm chậm bước đoàn kiểm tra cũng có nghĩa là tiềm ẩn nguy cơ chết người khi
có sự cố cháy nổ xảy ra, vi phạm Nghị định số l23/2005/NĐ-CP. Qua kiểm tra tại
quán karaoke sử dụng tiếp viên nữ phục vụ khách (tuy chưa bắt quả tang)...như vậy
20



nguy cơ về tệ nạn xã hội là khó tránh khỏi nếu cơ quan quản lý và chính quyền địa
phương buông lỏng quản lý.
IV. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Sau khi kiểm tra và ghi nhận lỗi vi phạm tại cơ sở, căn cứ theo các văn bản
quy phạm pháp luật được quy định từng lĩnh vực ngành nghề. Đội kiểm tra liên
ngành xây dựng 03 phương án như sau:
Phương án 1: (Phương án lựa chọn trong xử lý tình huống)
Ngày 20/11/2014, Đội kiểm tra đã mời chủ cơ sở lên làm việc. Xét thấy cơ
sở kinh doanh karaoke “Tiếng gọi” vi phạm hành chính lần đầu, chưa vi phạm về
tệ nạn xã hội. Đội kiểm tra xử lý chế tài theo mức bình quân (lấy mức phạt cao
nhất cộng mức thấp nhất chia đôi).
- Ưu điểm: Mang tính giáo dục, thuyết phục tạo điều kiện cho cơ sở kinh
doanh hoàn thiện, bổ xung những thủ tục còn thiếu.
- Nhược điểm: Tính cương quyết, sự tác động của pháp luật còn hạn chế
quân bình chủ nghĩa, dễ bị hiểu lầm trong nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp
luật.
Phương án 2: (Hình thực xử phạt tăng nặng)
Doanh nghiệp tái phạm nhiều lần, có hành vi trốn tránh hoặc không hợp tác
với cơ quan chức năng. Lỗi vi phạm liên quan đến tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến
đời sống tinh thần và sức khỏe, thì phương án lựa chọn sẽ xử phạt theo mức phạt
cao nhất và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây chết người.
- Ưu điểm: Thể hiện tính cưỡng chế, nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo
trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.
21


- Nhược điểm: Không khuyến khích được sự phát triển kinh tế xã hội, ở góc
độ nào đó nhân dân hiểu lầm pháp luật mang tính Quân chủ.
Phương án 3:(Hình thức xử phạt giảm nhẹ)

Nếu xét thấy cơ sở vi phạm lần đầu, ít lỗi vi phạm không liên quan đến tệ
nạn xã hội nghiêm trọng, không để lại hậu quả về sức khỏe. Sẽ xử lý bằng hình
thức chế tài mức phạt thấp nhất.
- Ưu điểm:khuyến khích, tạo điều kiện trong kinh doanh góp phần phát triển
kinh tế xã hội.
- Nhược điểm:Thiếu tính răn đe, dễ dẫn đến xem thường pháp luật trong
ngành nghề kinh doanh.
* Với những phương án nêu trên là người làm công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực văn hoá, và thực tế tình hình ở địa phương kết hợp với kiến thức lý
luận về công tác tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội tôi lựa chọn phương án
phối kết hợp giữa Phương án 1và Phương án 2 là phương án tối ưu để tổ chức thực
hiện. Phương án này có tính khả thi cao trong lĩnh vực quản lý văn hoá ở địa
phương.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
1. Các bước thực hiện:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở kinh doanh
karaoke “Tiếng gọi”.
Bước 2: Mời chủ cơ sở đến văn phòng Đội kiểm tra liên ngành làm việc để
xác định lỗi vi phạm, lắng nghe cơ sở trình bày ý kiến và bổ sung giấy tờ liên quan
(nếu có)
22


Bước 3: Lập Tờ trình đề xuất UBND xã ra quyết định xử phạt.
Bước 4: Căn cứ vào đề xuất của Đội kiểm tra liên ngành, UBND xã ban
hành Quyết định xử phạt hành chính.
Bước 5: Triển khai quyết định xử phạt hành chính, phối hợp với chính quyền
địa phương theo dõi quá trình chấp hành quyết định của đương sự.
2. Kết quả giải quyết:
UBND xã …..ra Quyết định xử phạt cơ sở kinh doanh karaoke Phương

Đông do ông………làm chủ như sau:
- Phạt tiền 10.000.000đ đối với hành vi vi phạm không có bản cam kết thực
hiện các điều kiện về an ninh trật tự với cơ quan công an, vi phạm điều 14 khoản 3
điểm b Nghị định số l50/2005/NĐ-CP ngày l2/12/2005 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội;
- Phạt tiền 2.000.000đ đối với hành vi vi phạm không thực hiện các quy định
khác cơ liên quan khi kinh doanh dịch vụ có điều kiện (đặt hệ thống đèn báo động),
vi phạm điều 21 khoản 3 điểm b Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2005 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; - Phạt tiền
5.000.000đ đối với hành vi vi phạm không trang bị lắp phương tiện, hệ thống
phòng cháy chữa cháy theo quy định về xử phạt vi phạm điều 21 khoản 4 điểm a
Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong phòng cháy chữa cháy;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong hành
vi sau: Không đảm bảo đủ diện tích theo quy định của vũ trường, nơi khiêu vũ
công cộng, phòng Karaoke sau khi đã được cấp giấy phép;

23


Che kín cửa hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không
nhìn rõ toàn bộ phòng Karaoke.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau: Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung,
không đúng vi phạm quy định trong giấy phép, không đúng quy định của pháp
luật; Theo Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa của Chính phủ. Ngoài hình thức
xử phạt chế tài nêu trên, cơ quan kiểm tra còn đề nghị chủ Doanh nghiệp chấp
hành thực hiện đúng các thủ tục giấy phép về ngành nghề kinh doanh đặc biệt (giấy
chứng nhận đăng ký ngành nghề, giấy chứng nhận về an ninh trật tự, an toàn xã hội

và phòng cháy chữa cháy) trong thời gian chậm nhất 30 ngày; đội kiểm tra liên
ngành là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp chấp
hành.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong xử lý tình huống
3.1. Thuận lợi
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng văn hóa trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước, ban hành những chính sách chiến lược phát triển văn hóa bền
vững gắn với công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, được thể hiện một cách cụ
thể rõ ràng trong những văn bản pháp luật theo trình tự thời gian phù hợp công
cuộc đổi mới đất nước.
Ý thức trách nhiệm của người dân đóng vai trò tích cực và không thể thiếu
trong việc ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn xã hội. Do vậy, cần nêu gương điển hình
và kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phong trào giữ
gìn trật tự, an ninh khu phố.

24


3.2. Khó khăn
Các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là kinh
doanh karaoke...chỉ có hình thức xử phạt chế tài, mức xử phạt mang tính răn đe
nên chủ cơ sở kinh doanh tiếp tục vi phạm vì “món hời” lợi nhuận khá cao. Hầu
như việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng lại ở mức "hình thức", phạt rồi lại cho phép
hoạt động hoặc chỉ tiến hành theo phong trào kiểu “bắc cóc bỏ dĩa”, “đá ném ao
bèo" đã dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật.
Rõ ràng là với những điều khoản không thống nhất, không cụ thể như vậy đã
tạo ra những bất cập và kẽ hở của Pháp luật, để cho một số những cán bộ công
chức thừa hành lợi dụng để tham nhũng "làm luật" dẫn đến vô hiệu hóa pháp luật.
Từ đó, đặt ra cho các nhà quản lý vấn đề về phẩm chất tư cách đạo đức nói chung,
đạo đức nghề nghiệp nói riêng của đội ngũ những người làm công tác quản lý kiểm

tra.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với xu thế hợp tác
và hội nhập ngày càng sâu rộng chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn đặc
biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên để có được sự phát triển bền vững và hạn
chế tối đa mặt trái của kinh tế thị trường ngoài sự chỉ đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước còn đòi hỏi tham gia tích cực của các thành phần liên quan khác. Trong
lĩnh vực văn hóa, bảo tồn và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại là con đường đúng đắn để
đảm bảo tính độc lập và chủ quyền đất nước. Những thế lực thù địch đang phá hoại
đất nước ta bằng con đường “diễn biến hòa bình”, đưa văn hoá độc hại cùng với lối
sống sa đọa, làm băng hoại những giá trị đạo đức. Chính vì vậy song hành với quá
25


×