Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng hoạt động đầu tư, thanh toán và quản lý thanh toán tiền ảo bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới định hướng cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
********************

PHAN THỊ BÍCH NGÂN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, THANH
TOÁN VÀ QUẢN LÝ THANH TOÁN TIỀN ẢO
BITCOIN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI - ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
********************

PHAN THỊ BÍCH NGÂN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, THANH
TOÁN VÀ QUẢN LÝ THANH TOÁN TIỀN ẢO
BITCOIN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI - ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Ngân hàng (Hướng Công cụ và
Thị trường tài chính)


Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG HẢI YẾN

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế với tên đề tài: “Thực trạng hoạt
động đầu tư, thanh toán và quản lý thanh toán tiền ảo Bitcoin ở một số quốc
gia trên thế giới - Định hướng cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn Hoàng Hải Yến.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, được
trích dẫn, phát triển từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, tạp chí và các trang web
có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy được trình bày đầy đủ trong danh mục tài liệu
tham khảo.

Tác giả luận văn

Phan Thị Bích Ngân


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1. Sự cần thiết của vấn để nghiên cứu ...................................................................... 1
1.2. Muc tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 2
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO BITCOIN .......................................... 5
2.1. Lý thuyết chung về tiền ảo và tiền ảo Bitcoin...................................................... 5
2.1.1. Lý thuyết chung về tiền ảo ................................................................................ 5
2.1.1.1. Định nghĩa về tiền ảo ..................................................................................... 5
2.1.1.2. Phân loại tiền ảo ............................................................................................. 6
2.1.1.3. Đặc điểm ........................................................................................................ 7


2.1.1.4. Các chủ thể tham gia ...................................................................................... 9
2.1.2. Tổng quan về tiền ảo Bitcoin ............................................................................ 9
2.1.2.1. Khái niệm tiền ảo Bitcoin .............................................................................. 9
2.1.2.2. Đặc điểm và cơ chế giao dịch ...................................................................... 11
2.1.2.3. Cơ chế giao dịch Bitcoin .............................................................................. 13
2.1.2.4. Cơ hội và rủi ro ............................................................................................ 16

2.2. Các nghiên cứu liên quan đến tiền ảo Bitcoin .................................................. 20
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 20
2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 25
2.3. Tổng quan tiền ảo Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới ................................ 26
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Bitcoin ......................................................... 26
2.3.2. Bối cảnh thế giới về tiền ảo Bitcoin ................................................................ 29
2.3.3. Những đóng góp của tiền ảo Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới ............ 32
2.3.4. Sự tồn tại của tiền ảo Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới ........................ 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ, THANH TOÁN VÀ QUẢN LÝ
THANH TOÁN TIỀN ẢO BITCOIN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI.......................................................................................................................... 40
3.1. Một số sàn giao dịch Bitcoin phổ biến trên thế giới và thực trạng đầu tư Bitcoin
ở Mỹ .......................................................................................................................... 40
3.1.1. Một số sàn giao dịch Bitcoin phổ biến trên thế giới ....................................... 40
3.1.2. Thực trạng đầu tư tiền ảo Bitcoin ở Mỹ .......................................................... 49
3.2. Thực trạng thanh toán Bitcoin ở Mỹ .................................................................. 53
3.3. Thực trạng quản lý thanh toán Bitcoin ở Mỹ ..................................................... 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 64
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ, QUẢN LÝ, GIÁM SÁT TIỀN ẢO BITCOIN ............................................. 65
4.1. Bối cảnh Việt Nam về tiền ảo Bitcoin ............................................................... 65
4.1.1. Bitcoin - Những vấn đề tồn tại tại Việt Nam .................................................. 65


4.1.2. Bitcoin – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam ........................................... 70
4.1.2.1. Xu hướng phát triển của thị trường thế giới ............................................... 70
4.1.2.2. Rủi ro của tiền ảo Bitcoin ............................................................................ 72
4.2 Định hướng cho Việt Nam trong hoạt động đầu tư, quản lý, giám sát tiền ảo
Bitcoin ....................................................................................................................... 74

4.2.1. Định hướng cho Việt Nam trong hoạt động đầu tư tiền ảo Bitcoin ................ 74
4.2.2. Định hướng cho Việt Nam trong hoạt động quản lý, giám sát tiền ảo Bitcoin...
................................................................................................................................... 75
4.2.2.1. Đối với Chính phủ Việt Nam ....................................................................... 78
4.2.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng ........................................................................ 79
4.2.2.3. Đối với các nhà đầu tư ................................................................................. 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 81
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTC

: Bitcoin

FSA

: Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản

ICO

: Initial Coin Offering (Hoạt động chào bán tiền ảo lần đầu)

NHNN

: Ngân hàng nhà nước


SEC

: Ủy ban Thị trường chứng khoán Mỹ

TCTD

: Tổ chức tín dụng

USD

: Đồng đô la Mỹ

VNĐ

: Đồng Việt Nam

WTO

: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Doanh số giao dịch Bitcoin của Mỹ giai đoạn 2013-2018


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Phân loại tiền ảo theo nền kinh tế thực
Hình 2.2: Số lượng các cuộc tấn công bằng mã độc ngày càng có xu hướng gia tăng
và Mỹ là quốc gia hứng chịu nhiều cuộc tấn công nhất

Hình 3.1: Những quốc gia có thị trường Bitcoin phát triển
Hình 3.2: Khối lượng giao dịch Bitcoin trên thế giới bằng các tiền tệ khác nhau thời
điểm tháng 10/2017
Hình 3.3: Quy mô giao dịch BTC/USD trên sàn giao dịch Coinbase (giai đoạn 20142020)
Hình 3.4: Quy mô giao dịch BTC/USD trên sàn giao dịch BitStamp (giai đoạn 20122020)
Hình 3.5: Quy mô giao dịch BTC/USD trên sàn giao dịch Kraken (giai đoạn 20142020)
Hình 3.6: Quy mô giao dịch BTC/USD trên sàn giao dịch Gemini (giai đoạn 20152020)
Hình 3.7: Biểu đồ doanh số giao dịch Bitcoin của Mỹ giai đoạn 2013-2018
Hình 3.8: Giao dịch Bitcoin bằng USD trên thế giới
Hình 3.9: Tỷ lệ giao dịch tiền ảo Bitcoin trên thế giới năm 2018
Hình 4.1: Diễn biến sự quan tâm dành cho Bitcoin tại Việt Nam qua Google Trends


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Thực trạng hoạt động đầu tư, thanh toán và quản lý thanh toán tiền ảo
Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới – Định hướng cho Việt Nam”.
Nội dung tóm tắt:
+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Thị trường tiền ảo Bitcoin những năm gần đây phát triển rất nhanh tại Việt Nam.
Sự bùng nổ mạnh mẽ của các đồng tiền ảo nói chung và đồng Bitcoin nói riêng cùng
với sự tăng giá lên tới hàng trăm lần của đồng tiền ảo này trong thời gian qua đã khiến
thị trường tiền ảo trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn và sinh lời cao, thu hút mạnh
sự quan tâm của giới đầu tư, đầu cơ, quỹ đầu tư lớn, các nhà đầu tư cá nhân.
Ở Việt Nam hiện nay việc đầu tư Bitcoin được xem là không hợp pháp. Ngân
hàng nhà nước cũng đã từng cảnh báo, việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương
tự khác làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy
nhiên, thực tiễn vẫn tồn tại các hoạt động đầu tư, giao dịch với các tài sản ảo và tiền
điện tử. Thực tế hiện nay, thị trường đầu tư tiền ảo Bitcoin vẫn đang tồn tại trên các
sàn giao dịch không chính thức tại Việt Nam và kéo theo là các hệ lụy và rủi ro ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và người dân nói riêng.

Động cơ nghiên cứu đề tài này: Tiền ảo Bitcoin không được pháp luật Việt
Nam công nhận là đồng tiền thanh toán cũng như tài tài sản hay hình thức đầu tư hợp
pháp. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn tồn tại các sàn giao dịch Bitcoin không chính thức,
các vụ lừa đảo với nhiều hình thức như kêu gọi góp vốn đầu tư, bán hàng đa cấp…
nhằm chiếm dụng vốn, lừa gạt, rửa tiền hoặc các hành vi phạm pháp gây một hệ lụy
đến nền kinh tế và sự ổn định của xã hội. Hiện nay ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên
cứu về tiền ảo Bitcoin để làm luận cứ định hướng cho Việt Nam cũng như đề xuất
một số khuyến nghị cho Chính Phủ để quản lý và giám sát tiền ảo Bitcoin. Xuất phát
từ yêu cầu nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng hoạt động đầu tư, thanh
toán và quản lý thanh toán tiền ảo Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới - Định
hướng cho Việt Nam”.
+ Mục tiêu nghiên cứu:


Mục tiêu tổng quát của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đầu tư, thanh
toán và quản lý thanh toán tiền ảo Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới, liên hệ thực
tiễn ở Việt Nam đề xuất định hướng.
Mục tiêu cụ thể của đề tài:
Tổng quan thị trường Bitcoin ở một số quốc gia hợp pháp tiền ảo
Làm rõ tính chất, đặc điểm, cơ chế hoạt động của thị trường Bitcoin.
Thực trạng đầu tư, thanh toán và quản lý, giám sát Bitcoin ở một số quốc gia
trên thế giới.
Những đóng góp và hạn chế của Bitcoin trên thị trường thế giới
Liên hệ thực tiễn Việt Nam những vấn đề về Bitcoin còn tồn tại trong bối cảnh
pháp luật không thừa nhận.
Định hướng cho Việt Nam trong hoạt động đầu tư, quản lý, giám sát tiền ảo
Bitcoin.
Khoảng trống nghiên cứu: Hiện nay, Bitcoin vẫn đang tồn tại trong nền kinh
tế và xã hội Việt Nam gây ra các hệ lụy như lừa đảo, rửa tiền… làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự ổn định của xã hội. Bên cạnh đó, xu hướng

phát triển và độ lan tỏa một cách nhanh chóng và rộng lớn của Bitcoin đang là vấn đề
khó khăn cho Chính Phủ trong việc kiểm soát và quản lý. Kiến thức cũng như thông
tin trong bài nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế, do đó, bài nghiên cứu không
tránh khỏi những thiếu sót.
+ Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp định tính thông qua việc
tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu. Tìm kiếm thông tin, thu thập dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy. Chọn
ra một số quốc gia đang thành công trong hoạt động đầu tư, thanh toán và cách quản
lý, giám sát thanh toán tiền ảo Bitcoin để đi phân tích và từ đó đưa ra các định hướng
cho Việt Nam.
+ Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa với nền kinh tế và xã hội
Việt Nam. Luận văn này của tác giả góp phần định hướng cho Việt Nam trong hoạt
động đầu tư, quản lý, giám sát tiền ảo Bitoin. Bên cạnh đó, hạn chế những rủi ro và
hệ lụy cho nền kinh tế - xã hội gây ra bởi tiền ảo Bitcoin. Đồng thời, cảnh tỉnh các


nhà đầu tư nên có kiến thức và tỉnh táo hơn trong việc quản lý danh mục đầu tư của
mình để hạn chế rủi ro và tránh bị lợi dụng bởi những thành phần lừa đảo.
+ Kết luận và hàm ý: Hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam còn ở giai đoạn
đang phát triển, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra đổ vỡ. Thêm vào đó, các
yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin… còn kém xa so với các nước
phát triển. Vì vậy, việc chấp nhận đồng bitcoin trong giai đoạn này chưa phù hợp đối
với thực tiễn ở Việt Nam. Để hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội và nền kinh tế,
kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, Chính Phủ cần
phối hợp với các cơ quan chức năng và Ngân hàng nhà nước để đưa ra những giải
pháp cụ thể, thiết thực, hợp lý phù hợp với điều kiện phát triển và thực tiễn của Việt
Nam trong tương lai không xa.
Từ khóa: Tiền ảo Bitcoin, đầu tư, thanh toán, quản lý, định hướng cho Việt Nam.



ABSTRACT
Title: "Status of Bitcoin investment, payment and payment management activities
in a number of countries around the world - Orientations for Vietnam".
Abstract:
+ Reasons for choosing research topics:
Bitcoin virtual currency market in recent years has grown very fast in Vietnam.
The strong explosion of cryptocurrencies in general and Bitcoin in particular, along
with the rise of hundreds of times of this virtual currency, has made the virtual
currency market an attractive investment market. and high profitability, attracting the
attention of investors, speculators, large investment funds, and individual investors.
In Vietnam today, Bitcoin investment is considered illegal. The State Bank has
also warned that the use of Bitcoin and other similar virtual currencies as a means of
payment is not recognized and protected by law. However, there still exist
investments and transactions with virtual assets and cryptocurrencies. In fact, the
Bitcoin virtual currency investment market still exists on the unofficial exchanges in
Vietnam and entails the consequences and risks affecting the development of the
economy in general and people in particular.
Motivation to study this topic: Bitcoin virtual currency is not recognized by
Vietnamese law as a payment currency as well as property or legal investment.
However, the reality still exists unofficial Bitcoin exchanges, scams with many forms
such as calling for capital contribution, multi-level sales ... in order to appropriate
capital, cheat, money laundering or other illegal acts have consequences for the
economy and social stability. Currently in Vietnam, there has not been much research
on Bitcoin virtual currency to support Vietnam as well as recommendations for the
Government to manage and monitor Bitcoin virtual currency. Stemming from the
above requirement, the author chooses the topic "Status of Bitcoin investment,
payment and payment management activities in a number of countries around the
world - Orientations for Vietnam".
+ Research objectives:



General objective of the topic: Based on the research on the current situation
of Bitcoin investment, payment and payment management in a number of countries
around the world, practical contact in Vietnam proposes direction.
Specific objectives of the project:
Overview of Bitcoin market in some countries where virtual money is legal
Clarify the nature, characteristics, mechanism of operation of the Bitcoin
market.
Status of investment, payment and management, monitoring of Bitcoin in a
number of countries around the world.
Bitcoin's contributions and limitations in the world market
Practical contacts with Vietnam about Bitcoin issues still exist in the context of
the law does not recognize.
Orientation for Vietnam in Bitcoin investment, management and supervision
activities.
Research gap: Currently, Bitcoin still exists in Vietnam's economy and society
causing consequences such as fraud, money laundering ... affecting the development
of the economy as well as the stability of society. Besides, the trend of development
and spread quickly and broadly of Bitcoin is a difficult problem for the Government
to control and manage. The knowledge as well as the information in the author's
research is limited, so the paper cannot avoid shortcomings.
+ Research method: The topic uses qualitative methods through the synthesis of
research in the world and research in Vietnam related to the research issues. Search
for information, collect data from reliable sources. Select a number of countries that
are successful in investing, payment and how to manage and monitor Bitcoin virtual
payments to analyze and thereby give directions to Vietnam.
+ Research results: The results of this study are significant for the economy and
society of Vietnam. This thesis of the author contributes to the orientation for
Vietnam in Bitoin investment, management and supervision activities. Besides,
limiting the risks and implications for the economy - society caused by Bitcoin virtual

currency. At the same time, alert investors should be more knowledgeable and alert


in managing their portfolios to minimize risks and avoid being taken advantage of by
fraudulent components.
+ Conclusions and implications: Vietnam's financial and banking system is still at
a developing stage, containing many risk factors that may occur. In addition, other
factors such as infrastructure, information technology ... are far inferior to developed
countries. Therefore, the acceptance of bitcoin in this period is not suitable for reality
in Vietnam. In order to limit risks and consequences to society and the economy, to
promptly detect, prevent and handle law violations, the Government should
coordinate with functional agencies and the Bank of Vietnam. countries to offer
specific, practical and reasonable solutions suitable to Vietnam's development and
practical conditions in the near future.
Key words: Bitcoin virtual currency, investment, payment, management, orientation
for Vietnam.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, khi nhu cầu đầu tư, thanh toán và giao
dịch ngày càng cao, tiền tệ với chức năng là trung gian trao đổi, đóng vai trò thiết
yếu cho sự phát triển bền vững của mỗi nền kinh tế. Lịch sử phát triển của tiền tệ đã
chứng kiến nhiều sự thay đổi về hình thái cũng như chức năng của tiền tệ nói chung,
gắn liền với từng bước phát triển của kinh tế thế giới. Ngày nay do sự phát triển của
các tổ chức tín dụng, cùng với tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin
và mạng lưới viễn thông, nhiều hình thái tiền tệ mới đã xuất hiện như tiền tín dụng
hay tiền điện tử. Trong đó, phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử trong

những năm gần đây.
Điển hình là đồng Bitcoin ra đời với vai trò như một loại tiền tệ thanh toán
trực tuyến. Dù mỗi đồng tiền ảo có ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng cùng với
xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tiền ảo ngày càng phổ biến, lan tỏa và
thâm nhập vào các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sự xuất hiện của Bitcoin, khởi đầu cho một kỷ nguyên tiền tệ thế hệ mới được
hậu thuẫn bằng công nghệ bảo mật tiên phong mang tên BlockChain. Hệ thống này
tồn tại song hành với hệ thống tiền giấy truyền thống, lớn mạnh theo từng ngày và
gần như ngoài tầm kiểm soát của các Chính phủ. Đó cũng là hàm ý của đoạn Code
nằm trong Block khởi nguyên của cha đẻ Bitcoin. Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết
và non trẻ, nhưng điểm hấp dẫn lớn nhất của Bitcoin nằm trong bản chất “bất tín, ẩn
danh và cá nhân tuyệt đối”. Chính đặc điểm nổi trội này ngày càng gieo niềm tin,
cắm rễ sâu vào một xã hội hiện đại nhưng không an toàn, bị kiểm soát hoàn toàn và
mất niềm tin. Bitcoin đang mang trên mình một sứ mạng chinh phạt, tiềm ẩn một vẻ
đẹp đầy quyến rũ và nguy hiểm.
Bitcoin nói riêng và hệ thống tiền ảo nói chung có thể thu hút sự chú ý của
các nhà kinh tế và các nhà quản trị để tạo ra tiền ảo của thế hệ kế tiếp, thiết lập một
hệ thống tài chính mới và hiệu quả hơn. Sự xuất hiện của tiền ảo có thể có tác động
tương tự mà các mạng xã hội như Facebook, zalo, webchat, instergram… làm tăng


2

năng suất và giảm chi phí truyền thông của người dùng mà không cần hệ thống viễn
thông truyền thống, trong hệ thống tài chính, kinh doanh và thương mại điện tử. Sự
bùng nổ mạnh mẽ của các đồng tiền ảo nói chung và đồng Bitcoin nói riêng cùng
với sự tăng giá lên tới hàng trăm lần của đồng tiền ảo này trong thời gian qua đã
khiến thị trường tiền ảo trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn và sinh lời cao, thu hút
mạnh sự quan tâm của giới đầu tư, đầu cơ, quỹ đầu tư lớn, các nhà đầu tư cá nhân.
(Nguồn: Võ Hữu Phước, 2017).

Ở Việt Nam hiện nay việc đầu tư Bitcoin được xem là không hợp pháp. Ngân
hàng nhà nước cũng đã từng cảnh báo, việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo
tương tự khác làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo
vệ. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn tồn tại các hoạt động đầu tư, giao dịch với các tài sản
ảo và tiền điện tử. Thực tế hiện nay, thị trường đầu tư tiền ảo Bitcoin vẫn đang tồn
tại trên các sàn giao dịch không chính thức tại Việt Nam và kéo theo là các hệ lụy
và rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và người dân nói
riêng.
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về đồng tiền
ảo Bitcoin để làm luận cứ định hướng cho Việt Nam cũng như đề xuất một số
khuyến nghị cho Chính Phủ để quản lý và giám sát tiền ảo Bitcoin. Xuất phát từ yêu
cầu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động đầu tư, thanh toán và
quản lý thanh toán tiền ảo Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới - Định hướng
cho Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đầu tư, thanh
toán và quản lý thanh toán tiền ảo Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới, liên hệ
thực tiễn ở Việt Nam đề xuất định hướng.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài:


3

Tổng quan thị trường Bitcoin ở một số quốc gia hợp pháp tiền ảo
Làm rõ tính chất, đặc điểm, cơ chế hoạt động của thị trường Bitcoin.
Thực trạng đầu tư, thanh toán và quản lý, giám sát Bitcoin ở một số quốc gia
trên thế giới.

Những đóng góp và hạn chế của Bitcoin trên thị trường thế giới
Liên hệ thực tiễn Việt Nam những vấn đề về Bitcoin còn tồn tại trong bối cảnh
pháp luật không thừa nhận.
Định hướng cho Việt Nam trong hoạt động đầu tư, quản lý, giám sát tiền ảo
Bitcoin.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động tiền ảo Bitcoin trong bối cảnh thế giới như thế nào?
Lịch sử hình thành, đặc điểm và cơ chế hoạt động của thị trường tiền ảo
Bitcoin là gì?
Thực trạng hoạt động đầu tư, thanh toán tiền ảo bitcoin ở một số quốc gia trên
thế giới thế nào?
Một số quốc gia trên thế giới chấp nhận Bitcoin quản lý và giám sát hoạt động
đầu tư và giao dịch bitcoin như thế nào?
Tiền ảo Bitcoin mang lại những đóng góp và hạn chế như thế nào cho thế
giới?
Định hướng Việt Nam về đồng bitcoin như thế nào trong bối cảnh pháp luật
không thừa nhận Bitcoin?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thị trường Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Một số quốc gia trên thế giới nổi bật trong hoạt động đầu tư,
thanh toán và quản lý thanh toán tiền ảo Bitcoin.
+ Thời gian: Giai đoạn 2013-2019.


4

1.4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp định tính thông qua

việc tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Tìm kiếm thông tin, thu thập dữ liệu từ các nguồn đáng tin
cậy. Chọn ra một số quốc gia đang thành công trong hoạt động đầu tư, thanh toán và
cách quản lý, giám sát thanh toán tiền ảo Bitcoin để đi phân tích và từ đó đưa ra các
định hướng cho Việt Nam.
1.5. Kết cấu của luận văn: Luận văn có kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về tiền ảo Bitcoin
Chương 3: Thực trạng đầu tư, thanh toán và quản lý thanh toán tiền ảo Bitcoin ở
một số quốc gia trên thế giới.
Chương 4: Định hướng cho Việt Nam trong hoạt động đầu tư, quản lý, giám sát tiền
ảo Bitcoin.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích hoạt động đầu tư và thanh toán Bitcoin; sự
quản lý và giám sát thanh toán đồng tiền này; những đóng góp và mặt tồn tại của
Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới, qua đó định hướng cho Việt Nam. Liên hệ
thực tiễn ở Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị cho Chính Phủ hạn chế sự phát
triển và tồn tại của Bitcoin và lời khuyên cho các nhà đầu tư.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO BITCOIN
2.1. Lý thuyết chung về tiền ảo và tiền ảo Bitcoin
2.1.1. Lý thuyết chung về tiền ảo
2.1.1.1. Định nghĩa về tiền ảo
Theo Sia Partners, (2015): “Tiền ảo có thể được định nghĩa như là một đại
diện của tiền kỹ thuật số mà giá trị của nó được phát hành và kiểm soát bởi các nhà
đầu tư, được sử dụng và chấp nhận trong một cộng đồng các thành viên sử dụng
tiền ảo cụ thể nào đó”. Không giống như tiền tệ thông thường, tiền ảo dựa vào một

hệ thống đáng tin cậy và không phải do ngân hàng trung ương hoặc một cơ quan
ngân hàng nào phát hành.
Tiền ảo là một đơn vị trao đổi số hóa, không được đảm bảo bởi một đồng tiền
chính thức do chính phủ phát hành. Tiền ảo có thể được sử dụng rộng rãi trong một nền
kinh tế ảo (là nền kinh tế được định nghĩa bao gồm các hoạt động kinh tế giữa các
nhóm cộng đồng, tương tác với nhau thông qua các thiếp lập ảo) hoặc có thể được sử
dụng thay cho đồng tiền chính phủ để mua bán hàng hóa, dịch vụ trong một nền kinh tế
thực. (Theo Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ - United States Gorverment
Accountability Office, 2014).
Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số, không được quản lý, do người sáng lập
phát hành và thường do người sáng lập kiểm soát, được sử dụng và chấp nhận bởi
các thành viên của một nền kinh tế ảo cụ thể (Theo ECB - European Cetral Bank,
2012 – Ngân hàng trung ương Châu Âu).
Theo FICEN (Financial Crimes Enforcement Network -Mạng lưới thực thi
tội phạm tài chính), là một cục trực thuộc Kho bạc Hoa Kỳ định nghĩa tiền ảo là
một phương tiện trao đổi, hoạt động như tiền tệ trong một số môi trường nào đó,
nhưng không có tất cả thuộc tính của tiền thật cũng như không có tư cách pháp lý.
Theo FATF (Financial Action Task Force, 2014 – Lực lượng đặc nhiệm
hành động tài chính về rửa tiền), tiền ảo là một giá trị kỹ thuật số có chức năng và
hoạt động như một phương tiện trao đổi; một đơn vị tài khoản và lưu trữ giá trị,


6

nhưng không có bất kỳ tư cách pháp lý nào. Nó không được ban hành và cũng
không được bảo đảm bởi bất kỳ tổ chức pháp lý nào, và đáp ứng các chức năng trên
chỉ bằng thỏa thuận trong cộng đồng người dùng tiền ảo. Tiền ảo khác biệt với các
loại tiền tệ khác đó là tiền xu và tiền giấy của một quốc gia được chỉ định là một
loại đơn vị tiền tệ hợp pháp, được lưu hành, được sử dụng rộng rãi và được chấp
nhận làm phương tiện trao đổi ở quốc gia phát hành ra chúng.

Tóm lại, tiền ảo là vật trao đổi ngang giá trung gian hoạt động trên môi
trường internet dưới những thuật toán. Là một phương tiện trao đổi điện tử, không
có tất cả thuộc tính của tiền thật, không có hình hài vật chất cụ thể và không được
kiểm soát hoặc hỗ trợ bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Tiền ảo là loại tiền
không có giá trị thực, không được bảo đảm bởi tiền mặt, vàng, và các tài sản có giá
trị khác, có thể được mua hoặc bán thông qua trao đổi tiền ảo và được sử dụng để
mua hàng hóa hoặc dịch vụ khi được chấp nhận.
2.1.1.2. Phân loại tiền ảo
Tiền ảo có thể được sử dụng trong các môi trường khác nhau để thực hiện
các giao dịch trao đổi. Về cơ bản tiền ảo được chia làm 03 loại:
Tiền ảo đóng: không thể quy đổi thành tiền thực, chỉ sử dụng cho các dịch vụ
và hàng hóa ảo (các trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong các trò chơi game).
Tiền ảo hỗn hợp: không thể quy đổi thành tiền thực. Ví dụ như các trò chơi
game, người chơi phải dùng tiền thực để mua (quy đổi) thành tiền ảo (coin) trong
các trò chơi game nhằm phục vụ hoạt động trong game. Tuy nhiên, tiền coin trong
game không thể quy đổi ngược lại thành tiền thực.
Tiền ảo mở: có thề quy đổi hai chiều từ tiền thực sang tiền ảo và ngược lại.


7

Tiền ảo đóng
Tiền
thực
Không
thể quy
đổi thành
tiền thực

Tiền

ảo

Chỉ sử dụng
cho hàng hóa
và dịch vụ ảo

Tiền ảo hỗn
hợp

Tiền ảo mở

Tiền
thực

Tiền
thực

Tiền
ảo

Có thể sử dụng
cho cả hàng
hóa, dịch vụ ảo
và thực

Không
thể quy
đổi thành
tiền thực


Có thể
quy đổi
thành
tiền thực

Tiền
ảo

Có thể sử dụng
cho cả hàng
hóa, dịch vụ ảo
và thực

Hình 2.1: Phân loại tiền ảo theo nền kinh tế thực
Nguồn: Virtual currency schemes – a further analysis (February 2015)
2.1.1.3. Đặc điểm
Theo nguồn từ Virtual currency schemes (October 2012)

và Virtual

currency schemes – a further analysis (February 2015) của European Central Bank
và một số nguồn khác, tác giả tổng hợp đặc điểm của tiền ảo như sau:
Tiền ảo có tính thanh khoản cao, sử dụng nhanh chóng, thuận tiện. Tiền ảo
tuân thủ theo những quy tắc nhất định, không phát hành với số lượng quá nhiều để
tránh xảy ra tình trạng lạm phát. Mỗi đồng tiền ảo có giá trị giống nhau dù nó được
phát hành hay tạo ra ở các thời điểm khác nhau, do đó tiền ảo mang đặc tính đồng
nhất. Tiền ảo được lưu chuyển với tốc độ nhanh, dễ dàng đến các địa điểm khác
nhau thông qua máy tính hay các thiết bị điện tử khác. Hệ thống tiền ảo luôn luôn
hoạt động sẵn và đảm bảo cung cấp bất cứ lúc nào cho người sử dụng. Tiền ảo
không mất chi phí giao dịch hoặc chi phí giao dịch rất thấp, không có sự can thiệp

của bên thứ ba.
 Ưu điểm của tiền ảo:


8

Tiền ảo mang lại nhiều lợi ích hơn so với các đồng tiền truyền thống
như giao dịch nhanh chóng, không mất phí giao dịch, không có bên thứ 3 can thiệp.
Cụ thể như sau:
Tiền ảo được chấp nhận rộng rãi: Mỗi đồng tiền ảo được chấp nhận và sử
dụng trong các cộng đồng hoặc môi trường kinh tế cụ thể. (Edward V. Murphy và
cộng sự, 2015).
Tiền ảo dễ dàng sử dụng và thanh toán trong các giao dịch mua bán, trao đổi
hơn so với các loại tiền tệ truyền thống. (Raymaekers, 2014); (Kelly Y. Yu, 2015).
Chi phí giao dịch tiền ảo thấp (Jonathan B. Turpin, 2014); (G.Zhu, X.J. Wei,
2015); (Raymaekers, 2014); (Kelly Y. Yu, 2015); (Majid Pakrou , 2016)
Độ bảo mật an toàn cảu tiền ảo cao (Daniel Smith,2012); (G.Zhu, X.J. Wei,
2015); (Raymaekers, 2014); (Swan, 2015)
Tiền ảo thuận tiện trong giao dịch: Người dùng có thể chuyển hoặc nhận tiền
điện tử ngay lập tức mà không cần thông qua bên trung gian như ngân hàng, chính
phủ,... (G.Zhu, X.J. Wei, 2015); (Raymaekers, 2014); (Majid Pakrou, 2016)
Tiền ảo tạo tiềm năng phát triển cho ngành thương mại điện tử (Chris Rose,
2015), (Popper, 2013), (Lee, 2013); (Eyal, 2013)
Bên cạnh đó, tiền ảo cũng tồn tại một số nược điểm như sau:
 Nhược điểm của tiền ảo:
Với những người mới sử dụng cần có thời gian để họ có thể làm quen với
công nghệ tạo ví tiền và sử dụng nó một cách thành thạo. Daniel Smith (2012. Giá
cả tiền ảo lên xuống thất thường, biến động liên tục khiến mọi người khó dự đoán
được do tiền ảo không được đảm bảo bằng hiện vật (vàng hay đồng tiền của Chính
Phủ) (Matthew Beck, 2016)

Tiền ảo dễ bị ảnh hưởng bởi hệ thống do nó được thiết lập và lưu hành thông
qua các thiết bị điện tử (Jaysing Bhosale, 2018); (Gans, 2013). Hầu hết tiền ảo chỉ
được quản lý bởi một cá nhân hay tổ chức phát hành ra nó mà không chịu sự giám
sát của nhà nước, vì vậy nó sẽ không phải chịu thuế. (Kelly Y. Yu, 2015); (Majid
Pakrou, 2016)


9

Độ tin cậy của tiền ảo không cao so với các đồng tiền được Nhà nước công
nhận là tiền tệ quốc gia, không có tư cách pháp lý (Jonathan B. Turpin, 2014).Tiền
ảo là nơi tội phạm rửa tiền hoạt động. (Kelly Y. Yu, 2015); (Ladislav Kristoufek,
2015); (William J. Luther, 2015)
2.1.1.4. Các chủ thể tham gia
Giao dịch bằng tiền ảo phải thông qua hệ thống nối mạng Internet. Thanh
toán và chuyển tiền ảo thông qua mạng Internet cho nên không cần phải thông qua
bất kỳ một trung gian hay tổ chức tài chính nào. Các chủ thể tham gia tiền ảo như
sau:
Người dùng: là những cá nhân, tổ chức sở hữu tiền ảo để mua bán hàng hóa,
dịch vụ.
Người môi giới là cá nhân, tổ chức tham gia vào việc trao đổi tiền ảo lấy tiền
thực hoặc tiền ảo khác, hoặc làm người trung gian trong việc mua bán tiền ảo.
Người quản trị: là những cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm phát hành tiền
ảo (đưa tiền ảo vào lưu thông) và có khả năng thu hồi những đồng tiền ảo đó (rút
tiền ảo khỏi lưu thông).
Tuy nhiên với loại tiền ảo cao cấp như Bitcoin thì không có sự tham gia của
người quản trị.
2.1.2. Tổng quan về tiền ảo Bitcoin
2.1.2.1. Khái niệm tiền ảo Bitcoin
Kelly, (2014): “Bitcoin là một đồng tiền ảo lưu chuyển mở, người dùng

Bitcoin có thể thực hiện mọi giao dịch, trao đổi giữa Bitcoin với tiền thực và với
các hàng hóa, dịch vụ thực và ảo khác”. Nói cách khác, Bitcoin có cả những đặc
điểm và chức năng của tiền tệ, cũng như một loại tài sản gần giống như vàng.
Theo Jaysing Bhosale and Sushil Mavale, (2018): Bitcoin được hỗ trợ bởi
một mạng lưới người dùng phân tán và dựa vào các kỹ thuật mật mã tiên tiến để
đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy của nó. Bitcoin chỉ đơn giản là một chuỗi chữ ký
số được lưu trong một tệp "ví". Chuỗi chữ ký này chứa lịch sử cần thiết của Bitcoin


10

cụ thể để hệ thống có thể xác minh tính hợp pháp của nó và chuyển quyền sở hữu
của nó từ người này sang người khác theo yêu cầu.
“Bitcoin là một loại tiền ảo được tạo bởi các lập trình viên, được tạo ra với
tốc độ định trước. Giá trị của nó bắt nguồn từ sự tin tưởng của người sử dụng và
được bảo vệ bởi bản chất giới hạn của nó và mật mã mà tiền tệ được bảo đảm và
xác thực. Bitcoin không được ngân hàng trung ương hoặc chính phủ bảo đảm, việc
sử dụng Bitcoin gặp nhiều rủi ro, cả về mặt pháp lý, giao dịch và đầu tư”. Tuy
nhiên, Bitcoin sở hữu sự tăng trưởng kinh tế đáng kể so với các loại tiền tệ truyền
thống và phương thức giao dịch trực tuyến. (Jonathan B. Turpin, 2014)
Satoshi Nakamoto, (2008) nhấn mạnh những gì đã được coi là một vấn đề cơ
bản với thương mại Internet: sự cần thiết cho các bên thứ ba đáng tin cậy - các tổ
chức tài chính - để xử lý vai trò của việc xử lý thanh toán và các chi phí được áp đặt
bởi các bên thứ ba đó. Bitcoin là một mạng lưới phân phối có thể đảm nhận vai trò
của việc xử lý thanh toán, do đó làm giảm chi phí giao dịch do không có trung gian
thanh toán. Mạng lưới phân phối này sẽ xử lý các mật mã của máy tính cá nhân, cho
phép được sử dụng để đổi lấy thanh toán trong Bitcoins.
Theo Marc Gronwald, (2015): Tiền ảo của Bitcoin xuất hiện vào năm 2008,
được phát triển bởi một nhóm lập trình viên ẩn danh với mục đích tạo ra các khoản
thanh toán trực tuyến mà không có sự tham gia của một tổ chức tài chính hoặc các

bên thứ ba khác. Bitcoin là loại tiền ảo phổ biến nhất và thu hút sự chú ý đáng kể là
do có một số tính năng độc đáo, bên cạnh đó giá biến động liên tục và phương thức
giao dịch mới lạ, nhanh chóng, tiện lợi.
Mạng Bitcoin cố gắng đảm bảo tính ẩn danh của mọi giao dịch, mặc dù thực
tế là mỗi giao dịch phải được xuất bản để xác minh. Cấu trúc của mạng yêu cầu tiết
lộ công khai mọi giao dịch để chúng có thể được xác thực, nhưng danh tính của các
bên trong mỗi giao dịch được giữ kín. Điều này tương tự nhất với cách một thị
trường chứng khoán phát hành thông tin về mọi giao dịch diễn ra, nhưng không xác
định các bên liên quan. Tuy nhiên, có thể nếu chủ sở hữu danh tính của một khóa bị


×