Bài tiểu luận
"Kinh tế Việt Nam
toàn cầu hóa"
MỤC LỤC
- Phần mở đầu
- PHẦN NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận triết học dùng làm tiền đề lý luận cho đề tài.
1. Nguyên tắc phương pháp luận của qui luật lượng- chất.
2. Nguyên tắc phương pháp luận của mối quan hệ nguyên nhân- kết quả.
II- Vận dụng nguyên lý triết học để phân tích, làm rõ thực trạng của nền kinh tế Việt
Nam trước xu thế toàn cầu hoá.
III- Những giải pháp và kiến nghị.
- PHẦN KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế là ngành không thể thiếu được của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, nó
chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống nhà nước của mỗi quốc gia. Không chỉ có vậy, lĩnh
vực kinh tế còn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội như: chính trị, văn hoá, môi
trường... Do có vai trò quan trọng như vậy nên mỗi một thay đổi dù lớn hay nhỏ của ngành kinh
tế đều ảnh hưởng đến sự phát triển chung của một quốc gia.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đang là một đề tài thu hút nhiều sự chú ý và gần đây hiệp định
thương mại Việt - Mỹ đã được thông qua tạo thêm nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế ở
nước ta nhưng đồng thời đây cũng là một thách thức lớn đối với nền kinh tế còn đang trong giai
đoạn phát triển như nước ta ,vì hiện nay có thể nói công nghệ và kỹ thuật của ta còn đi chậm
hơn so với thế giới và chúng ta buộc phải có những đổi mới trong cung cách sản xuất, quản lý ,
đầu tư đúng hướng ...
Bài tiểu luận này đã giúp em học hỏi được rất nhiều trong việc rèn luyện cách viết, cách diễn
giải một vấn đề và trau dồi khả năng tư duy. Song do đây là bài tiểu luận đầu tiên cho nên
không thể tránh khỏi những sai sót về nội dung cũng như hình thức. Kính mong các thầy cô
giáo sửa chữa và góp ý để tiểu luận có thể hoàn thiện hơn.
EM XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN !
PHẦN NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận triết học dùng làm tiền đề lý luận cho đề tài
1 - Q uy luật lượng- chất
Muốn hiểu thấu đáo qui luật lượng- chất thì trước hết phải tìm hiểu xem thế nào là lượng, thế
nào là chất. Trong giáo trình triết học Mác- Lênin, khái niệm về chất và lượng được dịnh nghiã
như sau:” chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật
và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho nó là nó chứ không phải cái
khác”. Còn”lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính qui định vốn có của sự vật biểu thị số
lượng, qui mô,trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các
thuộc tính của nó”.
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Trong quá trình vận động và phát triển,
chất và lượng của sự vật cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc
lập với nhau. Trái lại, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không phải bất kì sự thay đổi
nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể
thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Vượt
qua giới hạn đó sẽ làm cho vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời.
Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật được gọi
là độ. “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng
giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật .”
Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất của sự vật được
gọi là điểm nút.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới. Sự thống nhất giữa
lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Vì vậy, có thể hình dung sự phát
triển dưới dạng một đường nút của những quan hệ về độ.
Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Nói cách
khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật
do những thay đổi về chất trước đó gây ra.
Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút. Sau khi ra đời,
chất mới có thể tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn
tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Bởi vì chất và lượng là hai mạt đối lập vốn có trong lòng sự vật hiện tượng. Chất thì tương
đối ổn định còn lượng thì thường xuyên biến đổi. Sự thay đổi của lượng đến một lúc nào đó thì
đối lập với chất cũ, bị chất cũ kìm hãm, nó đòi hỏi phải phá bỏ độ cũ mở ra một độ mới để mở
đường cho lượng thay đổi. Khi chất cũ bị phá bỏ, chất mới được thiết lập lại tạo ra sự thống
nhất giữa chất và lượng.
Quy luật lượng chất được phát biểu như sau: “Bất kì sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa
chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn
bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của
lượng.
Xuất phát từ những điều trên, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải
quan tâm đến quá trình tích luỹ về lượng bởi vì không có quá trình này thì không có sự thay đổi
căn bản về chất. Sự vật cũng không thể mất đi, cái mới tiến bộ hơn không thể ra đời thay thế.
Khi chất mới ra đời thì phải biết xác định quy mô tốc độ phát triển mới về lượng cho phù
hợp, không được thoả mãn dừng lại.
Phải chống lại quan điểm tả khuynh và hữu khuynh. Tả khuynh là quan điểm coi thường tích
luỹ về lượng. Còn hữu khuynh là khi lượng thay đổi đã chín muồi cần phải có sự thay đổi về
chất lại không dám thực hiện bước thay đôỉ về chất. Cả hai quan điểm đó đều là quan điểm sai
lầm.
2. Nguyên tắc phương pháp luận của mối quan hệ nguyên nhân- Kết quả.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Do đó, nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Còn
kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện Song không phải mọi sự việc
nối tiếp trong thời gian của các hiện tượng đều là biều hiện của mối quan hệ nhân quả.
Trong hiện thực mối liên hệ nhân- quả biểu hiện rất phức tạp. Một kết quả thông thường
không phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều kết quả. Khi các
nguyên nhân tác động cùng chiều, cùng hướng, cùng một lúc lên sự vật thì chúng sẽ gây lên ảnh
hưởng cùng chiều tới sự hình thành kết quả và ngược lại.
Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động vật chất, không có hiện tượng nào được coi là
nguyên nhân đầu tiên và cũng không có kết quả nào được xem là kết quả cuối cùng. Trong mối
quan hệ này, sự vật nào đó được coi là nguyên nhân thì trong sự việc khác, nó lại được coi là
kết quả và ngược lại.