Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 262 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐINH THỊ PHƯƠNG LAN

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 9 14 01 14

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐINH THỊ PHƯƠNG LAN

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 9 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Lộc
TS. Phạm Quang Sáng

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình của tác giả khác.

Tác giả

Đinh Thị Phương Lan

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, khoa Quản
lý giáo dục, phòng Đào tạo trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà
Nội, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu sinh.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Lộc, TS. Phạm
Quang Sáng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, các
chuyên gia đã cung cấp tư liệu, dữ liệu để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin tri ân sự khích lệ, ủng hộ nhiệt tình của gia đình và bạn bè trong
thời gian tôi thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày ... tháng... năm 2019
Người tri ân

Đinh Thị Phương Lan

ii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Chữ viết tắt

CS

CS

CSVC

Cơ sở vật chất

DBĐH

Dự bị đại học

DTTS

Dân tộc thiểu số

DTTS&MN

Dân tộc thiểu số và miền núi

GD&ĐT


Giáo dục và Đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

PTDTBT

Phổ thông dân tộc bán trú

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI
CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC........................................................................ 8
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ........ 8
1.1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến quá trình chính sách........................... 8
1.1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số ......................................................................... 9
1.1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ gián tiếp đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....................................................................... 13
1.1.4. Những vấn đề đã nghiên cứu và cần tiếp tục nghiên cứu ..................... 14
1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 15
1.2.1. Chính sách ............................................................................................. 15
1.2.2. Học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ..................................................... 17
1.2.3. Chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...................... 18

1.2.4. Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số..... 20
1.3. Nội dung chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ..... 22
1.3.1. Các tiếp cận chính về chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 22
iv


1.3.2. Đặc trưng, vai trò của chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 24
1.3.3. Yêu cầu của chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .. 26
1.3.4. Hệ thống chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....... 27
1.4. Quá trình chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ... 36
1.4.1. Xác định vấn đề chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .. 36
1.4.2. Xây dựng, thông qua chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 37
1.4.3. Tổ chức thực hiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 39
1.4.4. Đánh giá chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số........ 41
1.4.5. Kết thúc, duy trì, hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân
tộc thiểu số ...................................................................................................... 43
1.5. Bối cảnh đổi mới giáo dục với chính sách đối với học sinh phổ thông
dân tộc thiểu số .............................................................................................. 44
1.6. Nội dung, quy trình hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông
dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục....................................... 46
1.6.1. Nội dung hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........................................................ 46
1.6.2. Quy trình hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........................................................ 49
1.7. Một số yếu tố tác động đến hoàn thiện chính sách đối với học sinh
phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................ 53

1.7.1. Những yếu tố bên trong tác động đến hoàn thiện chính sách đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....................................................................... 53
1.7.2. Những yếu tố bên ngoài tác động đến hoàn thiện chính sách đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....................................................................... 53
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 54
v


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ .................. 55
2.1. Kinh nghiệm quốc tế và những bài học kinh nghiệm về hoàn thiện
chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiếu số............................. 55
2.1.1. Kinh nghiệm quốc tế ............................................................................. 55
2.1.2. Những bài học kinh nghiệm về hoàn thiện chính sách đối với học sinh
phổ thông dân tộc thiểu số .............................................................................. 57
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số.................................................................... 58
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách đối với học sinh
phổ thông dân tộc thiểu số .............................................................................. 58
2.2.2. Đối tượng và mẫu nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách đối với
học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ................................................................ 58
2.2.3. Quy trình nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách đối với học sinh
phổ thông dân tộc thiểu số .............................................................................. 59
2.3. Bối cảnh hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 60
2.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ............................................................ 60
2.3.2. Khái quát, đặc điểm vùng dân tộc thiểu số ........................................... 61
2.4. Thực trạng chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số . 62
2.4.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với học sinh phổ thông dân
tộc thiểu số ...................................................................................................... 64

2.4.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ gián tiếp đối với học sinh phổ thông dân
tộc thiểu số ...................................................................................................... 76
2.5. Thực trạng hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 80
2.5.1. Thực trạng xác định vấn đề chính sách đối với học sinh phổ thông dân
tộc thiểu số ...................................................................................................... 80
vi


2.5.2. Thực trạng xây dựng, thông qua chính sách đối với học sinh phổ thông
dân tộc thiểu số................................................................................................ 82
2.5.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân
tộc thiểu số ...................................................................................................... 83
2.5.4. Thực trạng đánh giá chính sách, đánh giá tác động của chính sách đối
với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số.......................................................... 85
2.5.5. Thực trạng củng cố, duy trì, hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ
thông dân tộc thiểu số ..................................................................................... 92
2.6. Đánh giá chung về hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông
dân tộc thiểu số .............................................................................................. 95
2.6.1. Kết quả về hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 95
2.6.2. Hạn chế về hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 96
2.6.3. Nguyên nhân của kết quả, hạn chế về hoàn thiện chính sách đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....................................................................... 99
2.7. Một số nội dung cần hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ
thông dân tộc thiểu số ................................................................................. 101
2.7.1. Thực hiện tốt một số khâu của quá trình chính sách đối với học sinh
phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................ 101
2.7.2. Hoàn thiện một số nội dung của chính sách đối với học sinh phổ thông

dân tộc thiểu số.............................................................................................. 102
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 102
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI
CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.................................................................... 104
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục .................................................. 104
vii


3.2. Nguyên tắc xây dựng giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục .......... 104
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống...................................................... 104
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển .................................................... 105
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...................................................... 105
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................ 105
3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ
thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục .......................... 106
3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh
phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........................ 106
3.3.2. Nội dung giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông
dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ......................................... 107
3.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ
thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............................... 120
3.3.4. Điều kiện tổ chức thực hiện giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ................ 125
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục .......... 126
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các giải pháp hoàn thiện
chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi

mới giáo dục ................................................................................................. 127
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 127
3.5.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................ 128
3.5.3. Cách thức tiến hành khảo nghiệm ....................................................... 128
3.5.4. Phân tích, đánh giá kết quả khảo nghiệm ........................................... 129
3.6. Kết quả phỏng vấn ............................................................................... 131
3.7. Kết quả nghiên cứu trường hợp ......................................................... 138
3.7.1. Lào Cai ................................................................................................ 138
viii


3.7.2. Khánh Hòa........................................................................................... 141
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 144
1. Kết luận .................................................................................................... 144
2. Kiến nghị .................................................................................................. 146
2.1. Đối với Quốc hội .................................................................................... 146
2.2. Đối với Chính phủ .................................................................................. 147
2.3. Đối với các địa phương .......................................................................... 147
2.4. Đối với các trường phổ thông ................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 150
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 167
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 180
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 195
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................. 205
PHỤ LỤC 5 .................................................................................................. 207
PHỤ LỤC 6 .................................................................................................. 236

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hệ thống chính sách dân tộc ........................................................... 24
Bảng 2.1. Thống kê một số văn bản về chính sách, liên quan đến chính sách
đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ................................................... 63
Bảng 2.2. Số liệu trường, lớp, học sinh học tiếng dân tộc thiểu số từ năm học
2010 - 2011 đến năm học 2017 - 2018............................................................ 69
Bảng 2.3. Tuyển sinh của 04 trường Dự bị đại học từ năm học 2009 - 2010
đến năm học 2017 - 2018 ............................................................................... 73
Bảng 2.4. Số lượng, quy mô học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú ....... 77
Bảng 2.5. Mạng lưới và quy mô trường Phổ thông dân tộc bán trú .............. 78
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp ................. 129
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp .................... 130
Bảng 3.3. Số liệu học sinh dân tộc thiểu số trúng tuyển vào trường Trung học
phổ thông chuyên tỉnh Lào Cai năm học 2019 - 2020 .................................. 140

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng xác định chính sách ....................... 82
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng, thông qua chính sách .... 83
Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ......... 85
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá chính sách ....................... 86
Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát chung về sự phù hợp của chính sách .............. 86
Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát cụ thể về sự phù hợp của các chính sách ........ 87
Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát chung về ảnh hưởng của chính sách ............... 88
Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát cụ thể về sự ảnh hưởng các chính sách .......... 89

Biểu đồ 2.9. Kết quả khảo sát chung về hiệu quả của chính sách .................. 90
Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát cụ thể về hiệu quả của các chính sách .......... 91
Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát chung về sự bền vững của chính sách .......... 91
Biểu đồ 2.12. Kết quả khảo sát cụ thể về sự bền vững của các chính sách .... 92
Biểu đồ 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng củng cố, duy trì, hoàn thiện
chính sách ............................................................................................. 93
Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ và đi học theo từng
cấp học .................................................................................................. 94
Biểu đồ 2.15. Kết quả khảo sát sự phù hợp của ngân sách nhà nước phân bổ
cho chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số........................... 95

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Chi phí học tập của học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .................... 35
Sơ đồ 1.2. Quá trình chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...... 44
Sơ đồ 1.3. Đánh giá tác động của chính sách đối với học sinh phổ thông dân
tộc thiểu số ...................................................................................................... 52
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học
sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ................ 127

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt nam là một quốc gia đa dân tộc, sự tồn tại của các dân tộc và mối
quan hệ giữa các dân tộc là điều kiện tất yếu của CS dân tộc. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển

năm 2011) xác định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát
triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách
kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là
các dân tộc thiểu số”. [4]
CS đối với HSPT DTTS có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện
cho HSPT DTTS thuận lợi trong tiếp cận giáo dục. CS trực tiếp hỗ trợ HSPT
DTTS giảm khó khăn vì kinh tế gia đình, vì cư trú ở vùng có điều kiện KT XH khó khăn, hỗ trợ tăng cường thể trạng, thể chất, bảo tồn phát huy văn hoá
dân tộc, hỗ trợ bình đẳng giới, phân luồng, hướng nghiệp hiệu quả, hỗ trợ phổ
cập, tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng. CS gián tiếp hỗ trợ đầu tư phát
triển cơ sở vật chất, thiết bị GDPT, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên GDPT vùng DTTS. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,
GDPT vùng DTTS, chất lượng giáo dục đối với HSPT DTTS tốt hơn. Hệ
thống trường phổ thông, PTDTNT, PTDTBT được đầu tư xây dựng. Đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên GDPT vùng DTTS tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục các cấp, phổ cập giáo dục TH, THCS
vùng DTTS chưa bền vững. Tỷ lệ phòng học kiên cố của các trường phổ thông ở
nhiều huyện còn thấp, thiếu nhà vệ sinh, nước sạch. Nguồn lực chưa đảm bảo cho
tổ chức thực hiện CS. Công tác xã hội hóa góp phần nâng chất lượng giáo dục đối
với HSPT DTTS chưa tốt. Hệ thống CS đối với HSPT DTTS chưa đồng bộ. Một
1


số CS hỗ trợ trực tiếp đối với HSPT DTTS không phù hợp. Đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu nâng chất lượng giáo dục vùng
DTTS. Một số khâu trong quá trình CS đối với HSPT DTTS chưa tốt. Việc tổ
chức thực hiện CS đối với HSPT DTTS ở một số trường phổ thông, địa phương
vùng DTTS chưa kịp thời, hiệu quả.

GD&ĐT đang trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết 29/NQTW8 về đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục. Đổi mới từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu,
nội dung, phương pháp, cơ chế, CS, điều kiện thực hiện. Đổi mới hệ thống giáo dục
theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ, phương thức giáo
dục, đào tạo. Yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa GD&ĐT được chú trọng. Hiến pháp
năm 2013 được sửa đổi, ban hành, hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện.
Quốc hội thông qua luật Giáo dục sửa đổi. Chính phủ, bộ ngành thể chế hóa các chủ
trương, CS về phát triển GD&ĐT, liên quan đến CS phát triển GD&ĐT.
Vì vậy, tiếp tục hoàn thiện CS trong đó có CS đối với HSPT DTTS là yêu
cầu cấp thiết. Đề tài “Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc
thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục” được lựa chọn nghiên cứu, đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện CS nhằm góp phần nâng chất lượng GDPT vùng
DTTS, giáo dục đối với HSPT DTTS.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực tiễn về CS đối với HSPT
DTTS, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS
trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm hỗ trợ HSPT DTTS tăng cơ hội đến
trường; đảm bảo giáo dục toàn diện; hỗ trợ phân luồng, hướng nghiệp hiệu
quả; tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: CS đối với GDPT vùng DTTS.
Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối
cảnh đổi mới giáo dục.
2


4. Câu hỏi nghiên cứu
CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần được hoàn
thiện như thế nào cho phù hợp?
5. Giả thuyết khoa học

CS đối với HSPT DTTS trong thời gian qua đã hỗ trợ HSPT DTTS
trong học tập. Tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, CS đối với HSPT
DTTS bộc lộ một số bất cập như thiếu đồng bộ, chưa phù hợp.
Nếu CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục được tiếp
tục hoàn thiện đồng bộ, phù hợp hơn thì có thể hỗ trợ HSPT DTTS tăng cơ
hội đến trường; được giáo dục toàn diện; được phân luồng, hướng nghiệp hiệu
quả; tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoàn thiện CS đối với
HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
2. Nghiên cứu pháp lý: Nghiên cứu văn bản về CS đối với HSPT DTTS.
3. Nghiên cứu thực trạng: Nghiên cứu thực trạng hoàn thiện CS đối với
HSPT DTTS.
4. Nghiên cứu đề xuất: Trên cơ sở lý luận, thực trạng, nghiên cứu, đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo
dục.
7. Phạm vi nghiên cứu
Văn bản của Quốc hội, Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ. Nghiên cứu bổ
sung hệ thống văn bản của Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành Trung ương
Đảng.
CS đối với HSPT DTTS tổ chức thực hiện tại địa bàn vùng DTTS&MN
theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 về tiêu chí thôn ĐBKK,
xã thuộc vùng DTTS&MN giai đoạn 2016 - 2020.

3


Khảo sát thực trạng tại các tỉnh có, không có đường biên giới giáp các
quốc gia khác, tỉnh có biển, tỉnh trong nội địa (Lạng Sơn, Lai Châu, Tuyên
Quang, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước, Sóc Trăng, Yên Bái).

8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận duy vật lịch sử
Bằng phương pháp luận duy vật lịch sử, hệ thống cơ sở lý luận, phân
tích, đánh giá tác động của CS, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CS. Giải
pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục trên
cơ sở kế thừa thành tựu, nghiên cứu đề xuất, khắc phục hạn chế của CS đối
với HSPT DTTS hiện hành.
8.2. Phương pháp luận duy vật biện chứng
Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, hệ thống cơ sở lý luận,
phân tích, đánh giá tác động của CS, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CS.
CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục được hoàn thiện
không độc lập, tách rời khỏi hệ thống CS dân tộc, hệ thống CS phát triển
GD&ĐT.
8.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống cơ sở lý luận, tổng hợp khung lí thuyết về đánh giá tác động
hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS.
8.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát bằng phiếu hỏi, kết hợp phỏng vấn: 200 cán bộ quản lý, giáo
viên, chuyên gia. Nghiên cứu thực trạng làm cơ sở khuyến nghị một số giải
pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Khảo sát tính khả thi, cấp thiết của một số giải pháp hoàn thiện CS đối với
HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm về
CS, CS dân tộc, CS đối với GDPT, CS đối với HSPT DTTS.

4


Nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu văn bản, báo cáo, đề tài
về CS đối với HSPT DTTS.

Nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu việc tổ chức thực hiện CS đối với
HSPT DTTS của tỉnh Lào Cai, Khánh Hòa.
8.5. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán để phân tích, xử lý, so sánh, tổng
hợp rút ra nhận định.
9. Những luận điểm bảo vệ
9.1. CS hỗ trợ HSPT DTTS là một trong những giải pháp quan trọng nhằm
tạo điều kiện thuận lợi để HSPT DTTS bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Trong
vòng đời của một CS, hoàn thiện là một khâu mang tính qui luật.
9.2. Cùng với sự thay đổi của bối cảnh CS thì khả năng tiếp cận CS, tác
động của CS cũng biến đổi theo. Giải pháp hoàn thiện CS được đề xuất trên cơ sở
đánh giá thực trạng hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS.
9.3. Nếu CS đối với HSPT DTTS được tiếp tục hoàn thiện về nội dung,
các khâu của quá trình CS được thực hiện tốt thì có thể hỗ trợ HSPT DTTS
tăng cơ hội đến trường; được giáo dục toàn diện; được hỗ trợ phân luồng,
hướng nghiệp hiệu quả; tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng.
10. Những đóng góp mới của luận án
10.1. Về lý luận
Luận án hệ thống cơ sở lí luận về hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong
bối cảnh đổi mới giáo dục. Kế thừa các công trình nghiên cứu, luận án đề xuất
một số khái niệm cơ bản “Học sinh phổ thông dân tộc thiểu số”, “Chính sách đối
với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số”, “Hoàn thiện chính sách đối với học sinh
phổ thông dân tộc thiểu số”. Luận án xác định quá trình CS đối với HSPT DTTS
phù hợp thực tiễn Việt Nam, tổng hợp, xác định khung lý thuyết đánh giá tác động
hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS với 4 tiêu chí (phù hợp, ảnh hưởng, hiệu quả,
bền vững).
5


Trên cơ sở nghiên cứu các công trình liên quan, phân tích nội dung

khoảng 300 văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành, luận án hệ
thống, phân loại CS đối HSPT DTTS (10 nhóm CS hỗ trợ trực tiếp, 02 nhóm
CS hỗ trợ gián tiếp). Luận án xác định bối cảnh đổi mới giáo dục, nội dung,
quy trình, một số yếu tố tác động đến hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS
trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
10.2. Về thực tiễn
Luận án nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm về hoàn thiện CS đối
với HSPT DTTS, xác định bối cảnh hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS, đánh
giá thực trạng hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS. Trên cơ sở khảo sát, đánh
giá thực trạng, luận án chỉ ra một số hạn chế của CS đối HSPT DTTS: 1. Một
số khâu trong quá trình CS chưa thực hiện tốt. 2. Một số CS chưa thực sự phù
hợp, hiệu quả. 3. Tác động của một số CS chưa tích cực. 4. Còn khoảng trống
về đối tượng, vùng thụ hưởng CS. 5. CS được quy định tản mạn trong nhiều
văn bản. 6. CS thiếu nguồn lực tài chính. 7. Một số CS không mang tính liên
tục, bền vững làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS
trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Luận án đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện, tổ chức thực hiện tốt CS
hỗ trợ giảm khó khăn vì điều kiện kinh tế gia đình, vùng cư trú, hỗ trợ tăng cường
tiếng Việt, hỗ trợ phát triển thể chất, bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, hỗ trợ bình
đẳng giới, phân luồng, hướng nghiệp, phổ cập giáo dục, tăng khả năng tiếp cận giáo
dục, đào tạo chất lượng, hỗ trợ trực tiếp đối với HSPT DTTS rất ít người, HSPT
DTTS di cư.
Luận án đề xuất một số giải pháp hỗ trợ gián tiếp đối với HSPT DTTS
trong bối cảnh đổi mới giáo dục: tổ chức thực hiện hiệu quả CS đầu tư phát triển
cơ sở vật chất, thiết bị GDPT vùng DTTS; hoàn thiện CS phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên GDPT vùng DTTS.

6



11. Cấu trúc luận án
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI
CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI
CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC
SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến quá trình chính sách
H.D. Lasswell chia quá trình CS công thành 7 giai đoạn: thu thập thông
tin, đề xuất, ra quyết định, hướng dẫn, áp dụng, kết thúc và đánh giá. Theo
Charles O. Jones, quá trình CS gồm 5 giai đoạn: 1. thiết lập chương trình nghị
sự; 2. xây dựng CS; 3. quyết định CS; 4. thực hiện CS; 5. đánh giá CS [95, tr.
32 - 33]. Năm 1977, Jennings cho rằng quá trình làm CS gồm nhiều bước, bao
hàm nhiều quyết định của các nhà làm CS. Năm 1984, Hogwood và Gunn
chia quá trình CS ra 9 bước: 1. tìm hiểu vấn đề và đưa vấn đề vào chương
trình nghị sự; 2. lựa chọn vấn đề; 3. xác định vấn đề; 4. dự báo, 5. xác định
mục tiêu và ưu tiên; 6. phân tích các phương án; 7. thực hiện CS, theo dõi,
kiểm tra; 8. đánh giá, tổng kết; 9. sửa đổi, tiếp tục hoặc kết thúc một CS. Năm
1985, Harman xem xét quá trình CS gồm 5 giai đoạn: 1. xuất hiện vấn đề, xác

định vấn đề CS; 2. dự thảo, thông qua CS; 3. thực hiện CS; 4. đánh giá, tổng
kết CS; 5. kết thúc hoặc điều chỉnh CS. [65]
Trong nước, có nhiều nghiên cứu liên quan đến quá trình CS. Năm
2007, Vũ Thanh Sơn đề cập một số vấn đề về sự tham gia của người dân vào
quy trình CS công [92]. Nhiều nghiên cứu sau đó về phản biện CS, vận động
chính, tác động của các nhóm lợi ích đến CS như Nguyễn Thị Vân Hương
(2009) với “Những khó khăn, thuận lợi trong phản biện chính sách công ở
Việt Nam” [63]. Năm 2014, Nguyễn Hữu Để đề cập một số vấn đề về “Tác
động của các nhóm lợi ích đến việc ban hành chính sách” [40]. Đào Trí Úc,
Vũ Công Giao, Nguyễn Thị Mơ, Đỗ Phú Hải, Ngô Vương Anh (2015), phân
8


tích các vấn đề liên quan đến “Vận động chính sách công - Lý luận và thực
tiễn” [122]. Nguyễn Thị Thúy (2015) luận giải “Sự tác động của các tổ chức
chính trị - xã hội với chính sách công” [107]. Phạm Tất Thắng (2017), “Tăng
cường phản biện xã hội trong xây dựng chính sách ở nước ta” [97]. Một số
nghiên cứu khác phân tích sâu về các khâu trong quá trình CS như Vũ Cao
Đàm (2011) đề cập về tổ chức thực hiện CS, phân tích CS, chuẩn bị quyết
định CS [39]. Lê Như Thanh - Lê Văn Hòa (2016) luận giải về căn cứ, yêu
cầu trong hoạch định CS, lựa chọn công cụ thực hiện CS công [95]. Trương
Ngọc Nam, Chang Jae Yun, Đỗ Chí Nghĩa, Nguyễn Văn Dũng, Uhm Seung Yuong, Vũ Thanh Vân, Nguyễn Xuân Phong, Nguyễn Thị Trường Giang
(2017) phân tích về “Truyền thông chính sách - Kinh nghiệm Việt Nam và
Hàn Quốc”...[75] Các tác giả đã luận giải sâu sắc về quá trình CS, thực trạng,
giải pháp về CS, sự tham gia của chủ thể, đối tượng, các nhóm lợi ích…
Nhiều nghiên cứu về vận động, phản biện, truyền thông, yêu cầu của CS, các
khâu trong quá trình CS… Mặc dù chưa có nghiên cứu riêng cho quá trình CS
đối với HSPT DTTS nhưng các nghiên cứu trên làm cơ sở lý luận, thực tiễn
vững chắc cho luận án xác định quá trình CS đối với HSPT DTTS.
1.1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với

học sinh phổ thông dân tộc thiểu số
- Gia đình, vùng cư trú trong quá trình tiếp cận giáo dục
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến điều kiện kinh tế gia đình, môi trường
sống ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận GDPT đối với học sinh DTTS. Phạm Quang
Sáng trong nghiên cứu của mình về các rào cản phát triển giáo dục ở các xã
ĐBKK thuộc chương trình 135 đề cập sự bất bình đẳng trong tiếp nhận giáo dục
có liên quan đến nhiều yếu tố: 1. Cản trở mang tính kinh tế. 2. Cản trở về mạng
lưới trường, phân bổ trường, lớp xa chỗ ở gia đình, sự phát triển chậm các dịch vụ
cho những người nghèo, người DTTS. 3. Cản trở về điều kiện trực tiếp liên quan
đến cải thiện chất lượng giáo dục, thời gian tiếp cận giáo dục chưa đáp ứng yêu
9


cầu. 4. Cản trở từ việc không đảm bảo nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục
vùng khó khăn…[90] Các nghiên cứu đã phân tích nguyên nhân ảnh hưởng, đề
xuất một số giải pháp tạo điều kiện tiếp cận giáo dục của học sinh vùng khó
khăn, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh DTTS, là cơ sở khoa học quan
trọng cho luận án.
- Ngôn ngữ trong quá trình tiếp cận giáo dục
Adama Ouane and Christine Glanz nghiên cứu về đa ngôn ngữ ở Châu
Phi. Tác giả đề cập một số vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ,
hiệu quả của giáo dục song ngữ đối với học tập suốt đời, mô hình ngôn ngữ
nào tốt ở Châu Phi…[130] Các nghiên cứu liên quan vai trò của ngôn ngữ,
phương tiện trong quá trình tiếp cận giáo dục của học sinh DTTS là những nội
dung quan trọng mà đề tài kế thừa nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện CS đối
với HSPT DTTS.
- Thể trạng, thể chất trong quá trình tiếp cận giáo dục
Grace Ka, Jennifer S.Thompson đề cập đến các nhóm dân tộc khác
nhau có liên quan đến sự khác biệt về kết quả học tập [132]. Sara McLanahan
(2005) đề cập thể trạng nhẹ cân, sự đóng góp của cha mẹ học sinh, tiền chăm

sóc ảnh hưởng đến việc sẵn sàng đến trường của trẻ [135].
Các nghiên cứu trong nước mặc dù không trực tiếp về CS hỗ trợ phát
triển thể chất đối với HSPT DTTS nhưng là những nghiên cứu về thể trạng,
thể chất, dân số liên quan đến giáo dục. Năm 2006, Đặng Quốc Bảo nghiên
cứu về chất lượng dân số nhìn từ góc độ giáo dục [8]. Năm 2007, Dương Thị
Hoàng Yến nghiên cứu về giáo dục trí tuệ cảm xúc, một nội dung quan trọng
và cần thiết trong giáo dục ở trường phổ thông [128]. Năm 2013, tác giả tiếp
tục đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá nhân cách học sinh phổ thông theo quan
điểm giáo dục toàn diện [129]. Năm 2017, trong Luận án tiến sỹ của mình,
Nguyễn Hồng Trường đề cập về CS dinh dưỡng cho học sinh TH ở Việt Nam
[116]. Năm 2018, Quỳnh Châm nghiên cứu về các giải pháp, CS mới trong
10


công tác giáo dục thể chất, y tế trường học và chăm sóc giáo dục học sinh
[16]. Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị lý luận, thực tiễn quan
trọng mà luận án có thể kế thừa trong quá trình nghiên cứu.
- Hỗ trợ dạy tiếng dân tộc thiểu số; bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
Năm 2018, Teacircleoxford công bố nghiên cứu về “cơ hội” và “cạm
bẫy” trong việc dạy tiếng, văn hóa và lịch sử trong các trường của Chính phủ
trong “Teaching Ethnic Languages, Cultures and Histories in Government
Schools Today: Great Opportunities, Giant Pitfalls?” [148].
Năm 2007, Lô Thị Hương nghiên cứu về giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, những vấn đề đặt ra đối với các trường PTDTNT trong giai đoạn
hiện nay. Tác giả khuyến nghị một số giải pháp như cần đổi mới, nâng nhận
thức về hoạt động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ cán
bộ quản lý ở các trường PTDTNT. Nhà trường cần chủ động xây dựng
chương trình, kế hoạch hoạt động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
phù hợp với đặc điểm của địa phương, phong phú, hấp dẫn. Nhà trường phối
hợp với các lực lượng giáo dục cùng tham gia hoạt động giữ gìn, phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc… [62] Các nghiên cứu đã phân tích, luận giải vai trò, khó
khăn, đề xuất giải pháp cho quá trình phát triển toàn diện đối với HSPT DTTS
trong nhà trường phổ thông, trường PTDTNT qua hoạt động giáo dục văn hóa
dân tộc, dạy tiếng DTTS.
- Hỗ trợ bình đẳng, bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục
Năm 1990, Steven S. Goldberg nghiên cứu về đặc tính học sinh thuộc
nhóm dễ bị tổn thương (At - Risk student). Ông tiếp cận theo bình diện rộng,
công bằng trong giáo dục [136].
Trong nước có nhiều nghiên cứu liên quan đến bình đẳng giới, bình
đẳng giới đối với HSPT DTTS. Năm 2004, Đặng Quốc Bảo công bố kết quả
GDI: Một biến thể của HDI đo sự phát triển con người bao quát được trạng
thái bình đẳng giới về giáo dục, kinh tế, tuổi thọ [6]. Phạm Văn Dũng trong
11


×