Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Văn Hoá Việt Nam và Phương Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LỊCH SỬ
*****

TIẾP XÚC GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI PHƯƠNG TÂY

GVHD : THS TRẦN THỊ HIỀN
SVTH: TĂNG TIẾN TOÀN

1210964

ĐINH XUÂN MINH

1210944

LÊ THỊ THU THỦY
TRẦN THỊ DUNG

1210927

H YEN H MOK

1210938

LỚP : LSK36

ĐÀ LẠT, NĂM 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LỊCH SỬ


*****

ĐỀ TÀI : TIẾP XÚC GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI PHƯƠNG TÂY

GVHD : THS TRẦN THỊ HIỀN
SVTH: TĂNG TIẾN TOÀN
ĐINH XUÂN MINH
LÊ THỊ THU THỦY
TRẦN THỊ DUNG
H YEN H MOK

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thời kỳ cận đại, Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á một
mặt phải tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để dành độc lập
dân tộc. Mặt khác, trong bối cảnh lúc bấy giờ ở Việt Nam nhà Nguyễn đã áp
dụng gần như nguyên vẹn thể chế Trung Hoa, một mô hình của đế chế
Phương Đông đã lỗi thời và dần sụp đổ. Như từ những thế kỷ trước, ông cha
ta học theo văn minh của Trung Hoa, đó là một sự lựa chon đúng đắn, sáng
suốt.
Nhưng đến triều Nguyễn mô hình Trung Hoa không thể áp dụng vào đất
nước ta, không thể nào đưa Việt Nam đi vào con đường phát triển hiện đại. Vì
vậy đã diễn ra quá trình tiếp xúc với nền văn hóa Phương Tây để hiện đại hóa
nền văn hóa truyền thống của đất nước và quá trình đổi mới văn hóa Việt
Nam trong sự tiếp xúc với văn hóa Phương Tây trong giai đoạn này rất được
nhiều nhà nghiên cứu chú ý và quan tâm đến.

Làm một đề tài mang tính tìm hiểu và sưu tầm về sự giao lưu tiếp xúc của
văn hóa Việt Nam với văn hóa Phương Tây trong thời kỳ cận hiện đại, với
mong muốn trang bị cho mình những kiến thức. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã
chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Theo sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc
Thêm xuất bản năm 1997, có đề cập đến quá trình du nhập văn hóa Phương
Tây vào Việt Nam và sự tác động của văn hóa Phương Tây đến văn hóa Việt
Nam trên nhiều phương diện như tôn giáo, chữ viết. Tuy nhiên, trong cuốn
sách này viết chưa đề cập đến đặc điểm của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Trong cuốn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á của tác giả
Phạm Đức Dương xuất bản năm 2000 tại nhà xuất bản Khoa học xã hội đã đề
cập đến con đường phát triển của văn hóa Việt Nam trong sự tiếp xúc với văn
hóa phương tây và quá trình hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên cuốn
sách chưa đề cập đầy đủ đến những mặt hạn chế trong quá trình tiếp xúc với
văn hóa Việt Nam với Phương Tây.
Trong cuốn lịch sử Văn hóa Việt Nam của tác giả Huỳnh Công Bá xuất
bản năm 2012, nhà xuất bản Thuận Hóa đã đề cập đến văn hóa Việt Nam
 Nhóm 3

4


trong thời kỳ Pháp thuộc và sự tiếp biến văn hóa Phương Tây thời bấy giờ về
các mặt tư tưởng tôn giáo nghệ thuật. Tuy nhiên cuốn sách này chưa đánh giá
chung về quá trình tiếp xúc giữa nền văn hóa Việt Nam với nền văn hóa
Phương Tây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu là quá trình tiếp xúc giữa văn hóa Việt Nam với
văn hóa Phương Tây.

Về phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trên đất nước Việt Nam
Thời gian: từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài nhóm chúng tôi đã sử dụng phương pháp luận dựa
trên quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quá
trình giao lưu tiếp xúc giữa nền văn hóa Việt Nam với văn hóa Phương Tây.
Đồng thời kết hợp với phương pháp chuyên ngành là phương pháp lịch sử,
phương pháp logic và chủ yếu là phương pháp cụ thể như so sánh, phân
tích… để làm rõ quá trình tiếp xúc giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa
Phương Tây
5. Đóng góp của đề tài
Thông qua nghiên cứu đề tài, góp phần làm rõ hơn quá trình tiếp xúc giữa
văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây đồng thời nghiên cứu đề tài này
còn có bạn trong nhóm cũng như các bạn trong lớp và những ai quan tâm đến
vấn đề này làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu….

6 Bố cục của đề tài
 Nhóm 3

5


Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo…bố cục của đề tài gồm
2 chương:
Chương 1: Quá trình xâm nhập Văn hóa phương tây vào Việt Nam.
1.1
1.2

.Nguyên nhân của quá trình xâm nhập nền văn hóa Phương Tây vào

Việt Nam.
.Quá trình xâm nhập nền văn hóa Phương Tây vào Việt Nam.

Chương 2 :Tiếp xúc giữa văn hóa Việt Nam với phương Tây
2.1. Văn hóa vật chất
2.2.Văn hóa tinh thần
2.3 .Nhận xét, đánh giá quá trình xâm nhập nền văn hóa Phương Tây vào
Việt Nam.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY
VÀO VIỆT NAM.
 Nhóm 3

6


1.1 Nguyên nhân của quá trình xâm nhập nền văn hóa Phương Tây vào
Việt Nam.
Bối cảnh thế giới
Từ thế kỉ thứ XVI, chủ nghĩa tư bản đã manh nha phát triển ở Tây Âu về
khoa học kĩ thuật, do đó đã có ưu thế hơn về mọi mặt so với chế độ phong
kiến. Bản chất của chủ nghĩa tư bản là trao dổi hàng hóa, với một thị trường
hạn hẹp ở phương Tây không đáp ứng nổi sự phát triển như vũ bão của chủ
nghĩa tư bản.
Nên việc tìm kiếm thị trường trở thành một nhu cầu thiết yếu. Do vậy, sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản, gắn liền với quá trình thực dân hóa.
Cho đến thế kỉ XIX, hầu như trên thế giới không có vùng đất nào vắng
chân người phương Tây. Ngược lại, nếu như phương Tây có bước chuyển

biến mạnh mẽ như vậy thì phương Đông vẫn chìm đắm trong đêm trường
trung cổ, đang chịu sự ràng buộc của chế độ phong kiến lạc hậu, hầu hết các
quốc gia vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, không đủ khả năng đảm
nhận sứ mệnh lịch sử giao phó.
Mà phương Tây đã xem vùng đất phương Đông là vùng đất đai rộng lớn,
có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào, rẻ mạt và là một thị
trường rộng lớn.
Chính những điều kiện đó đã thu hút người phương Tây đến, Thêm vào đó
là sự khủng hoảng về chính trị của các nước phương Đông, còn tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đẩy mạnh quá trình xâm lược và truyền bá văn hóa phương
Tây được tiến hành nhanh chóng hơn.
Bối cảnh trong nước
Việt Nam nằm ở nhã ba của bán đảo Đông Dương, là một trong những
trung tâm giao lưu văn hóa lớn nhất trong khu vực, thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế, trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau.
Ngoài ra, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú mà thiên
nhiên ban tặng như khoáng sản, thủy sản, nông lâm sản quý... không những
vậy Việt Nam còn là nước có thị trường tiêu thụ rộng lớn bởi số lượng dân cư
đông.
Tuy là nước có vị trí thuận lợi, nhưng Việt Nam bước vào thời kỳ khủng
hoảng trong các thế kỷ XVI đến XIX. Trong giai đoạn này nước ta đang trong
quá trình bị chia cắt thành 2 bộ phận là Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo theo
 Nhóm 3

7


đó là các cuộc nội chiến liên miên giữa 2 đàng khiến đời sống nhân dân vô
cùng khốn khó, đất nước bị suy thoái nặng nề, tình trạng mất mùa thường
xuyên, tệ nạn mua quan bán chức diễn ra công khai và phổ biến.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thống nhất toàn vẹn đất nước Việt
Nam. Tuy nhiên trong giai đoạn này, Chế độ phong kiến lỗi thời và tư tưởng
nho học lạc hậu đã kéo nước ta bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng trầm
trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, ruộng đất tập trung vào tay địa
chủ, nhân dân không có ruộng đất để cày cấy.
Thế nhưng, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lúc này vì lợi ích cá nhân,
dòng họ mà quên đi lợi ích của dân tộc. Trong khi đó Việt Nam là một nước
nông nghiệp truyền thống đóng vai trò chủ đạo nhưng đã bị sa sút nghiêm
trọng, sản phẩm mang ra vẫn mang tính chất tự cung tự cấp là chính, nhu cầu
trao đổi rất hạn chế. Hàng hóa sản xuất ra nhiều mà nhà Nguyễn thực hiện
chính sách bế quan tỏa cảng làm cho nhu cầu trao đổi hàng hóa trở nên khó
khăn. Chính vì vậy đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà Nguyễn một
cách sâu sắc.
Hơn nữa, trong giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng
khoảng trầm trọng. Lợi dụng tình hình này thực dân Pháp đã cho các giáo sĩ
giả làm người buôn sang Việt Nam truyền đạo mà mục đích chính là thăm dò
tình hình nước ra lúc bấy giờ. Trước tình hình đó, vua quan nhà Nguyễn đã thi
hành chính sách cấm đạo, không những thế còn ra lệnh sát đạo. Chính vì lý do
đó mà thực dân Pháp đã mang quân sang xâm lược nước ta.
Trong bối cảnh đó, nhân dân Việt Nam một mặt phải tiến hành cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc. Mặt khác phải tiếp
nhận văn hóa phương Tây để hiện đại hóa nền văn hóa truyền thống.
1.2

.Quá trình xâm nhập nền văn hóa Phương Tây vào Việt Nam.

Quá trình tiếp xúc văn hóa Việt Nam và văn hóa Phương Tây khá sớm, cụ
thể:
Dấu tích của các cuộc trao đổi này là những tấm mề đay bằng vàng ghi
niên hiệu năm 152 (thuộc triều đại hoàng đế Antoni le Pieux), những đồ trang

sức sản xuất từ Roma tìm thấy ở Óc Eo (An Giang), những dồng tiền vàng
được tìm thấy tại vùng Thừa Thiên Huế, vùng núi Ba Vì (Hà Tây); tại Ba Vì
còn tìm thấy những đông tiền muộn hơn thuộc thời đại Costantin Đệ nhất
(306-327) và thời đại Byzance (thế kỷ V), ngay từ cuối thế kỷ II, nhà địa lý
học Claudius Ptolemee đã là người đầu tiên vẽ bản đồ Đông Nam Á.
 Nhóm 3

8


Thời Trung Cổ nặng nề có lẽ đã là 1 trong những nguyên nhân khiến cho
cuộc giao lưu này bị gián đoạn. Phải đến thời kỳ Phục Hưng, sau những phát
kiến địa lý của nhà thám hiểm Bồ Đào Nha tên Vasco de Gama và sự phát
triển của ngành hàng hải Châu Âu, cuộc tiếp xúc giữa Phương Tây với Việt
Nam và Đông Nam Á mới diễn ra đều đặn và liên tục. Người Phương Tây đầu
tiên trở lại Việt Nam được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi
nhận là “Năm Nguyên Hòa thứ 1 (1533) đời vua Lê Trang Tông có một người
Tây dương tên là I-nê-khu theo đường biển lẻn vào giảng đạo Gia-tô ở các
làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ (thuộc tỉnh Nam Định cũ”. Từ đó trở đi,
các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông. Ban đầu,
do chưa quen thông thổ và không thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo thu
được ít kết quả. Dần dần công việc tiến triển ngày càng khá hơn. Theo tài liệu
của giáo hội thì đến năn 1593, ở nam Trung Bộ họ đã lôi kéo được 5 vạn
người vào đạo và đào tạo được 40 tu sĩ người Việt, ở Nghệ An đã có 12 làng
công giáo toàn tòng. Như vậy là Kito giáo đã đóng vai trò mở đầu cho sự giao
lưu văn hóa Việt Nam với văn hóa Phương Tây.
Sự tiếp xúc trong giai đoạn này diễn ra trên phương diện tôn giáo và
thương mại. Vươn cánh tay tới Phương trời Đông xa xôi này, nhà truyền giáo
và nhà tư bản tất yếu có nhu cầu liên kết chặt chẽ với nhau. Nhà truyền giáo
muốn mở rộng nước Chúa cần phương tiện để đi xa. Nhà tư bản muốn kiếm

lời cần người am hiểu thị trường. Nhà buôn với đội thương thuyền của mình
sẵn sang giúp đỡ tài chính để cho các giáo sĩ và chở họ tới bất cứ đâu. Bù lại,
khi đến nơi, các giáo sĩ sẽ vừa di chuyển đạo vừa tìm sẵn các thứ hàng quý
hiếm (như ở Việt Nam là Kì Nam, trầm hương, đường, hồ tiêu, tơ lụa…) chờ
khi tàu buôn tới nơi thì giao nộp và nhận tiền. Nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn
bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ buôn bán.
Trong hoạt động buôn bán và truyền đạo trong giai đoạn này (thế kỉ XVIđầu thế kỷ XVII), các giáo sĩ và thương nhân phương Tây phục tùng nghiêm
chỉnh các quy định nhà nước phong kiến. Đổi lại các chính quyền phong kiến
Việt Nam cũng rất niềm nở tiếp đón họ. Chúa Trịnh từng nhận thuyền trưởng
một tàu buôn Hà Lan làm con nuôi, cho phép thương nhân Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Hà Lan tự do đi lại buôn bán. Cả chúa Nguyễn, chúa Trịnh, chúa
Nguyễn và nhà Lê nhiều lẫn gửi thư, phái sứ đi mời đón các giáo sĩ và thương
nhân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan. Cả 3 đều muốn thông qua việc
truyền đạo và buôn bán này để củng cố thế lực, phát triển kinh tế và tăng
cường tiềm lực quân sự để kiềm chế và chống lại đối phương.

 Nhóm 3

9


Trong khi đó thì ở Châu Âu, Chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng mạnh
và đi theo con đường thực dân: nó chi phối mọi hoạt động của xã hội, kể cả
tôn giáo. Nếu ban đầu, nhà truyền giáo liên kết với nhà tư bản để đi lại thì bây
giờ còn phải dấn thân sâu hơn nữa vào việc đời, phục vụ cho kẻ thực dân cầm
quyền để được bảo trợ. Từ tôn giáo và thương mại, sự dính líu của người
Phương Tây ở Việt Nam (và ở các vùng xa phương Tây nói chung) lan dần
sang lĩnh vực chính trị. Sự câu kết này giữa giáo hội và các cường quốc tư
bản phương Tây để bành trướng chủ nghĩa thực dân và Kito giáo ra khắp thế
giới là một hiện tượng tất yếu – sản phẩm của sự phát triển như vũ bão của

chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Cuối năm 1624, giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (1591-1600)
thuộc giáo hội dòng Tên Bồ Đào Nha từ Ma Cao đến Đàng Trong. Sau mấy
năm ở Đàng Trong và Đàng ngoài, A de Rhodes trở về Châu Âu vận động tòa
thánh Roma giao cho Pháp quyền truyền đạo ở Viễn Đông. Kết quả năm
1658 Giáo hoàng đã phong cho 2 giáo sư người Pháp là Francois Pallu và
Lambert de la Motte làm giám mục cai quản hai địa phận đầu tiên ở Đông
Dương là Đàng trong và Đàng ngoài, Năm 1664, Hội thừa sai Paris thường
được gọi là Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp, được thành lập. Mối liên hệ
tay ba “truyền giáo-thương mại-chính trị” được nói khá rõ trong bản điều trần
của Hội này gửi đến Quóc hội Pháp năm 1790: “Các giáo sĩ của Hội không
quên quyền lợi của nước mình…họ đã và sẽ mãi mãi có nhiệm vụ thông báo
cho Nhà nước mọi phát kiến và những tin tức cần thiết mà họ đạt được bằng
con đường hoạt động khoa học hoặc thương mại. Họ tạo điều kiện cho việc
buôn bán của nước Pháp ở Phương Đông và chính họ tổ chức ra các Công ty
Đông Ấn đầu tiên…Các giáo sĩ của Hội tin tưởng rằng Nhà nước sẽ có sựu
che chở đặc biệt đối với Hội
Cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn vào thế kỷ XVIII là một cơ hội tốt
cho sự bành trướng của Hội truyền giáo nước ngoài và sự can thiệp của chủ
nghĩa thực dân Pháp. Giám mục Pignecau de Behaide (1741-1799), thường
phiên âm là Bá Đa Lộc, còn gọi là Cha Cả, đại diện tòa thánh ở Đàng Trong,
đã trở thành cố vấn và người đỡ đầu tích cực cho Nguyễn Ánh. Ông đã đưa
Hoàng tử Cảnh đi Pháp, và năm 1787 đã đại diện Nguyễn Ánh kí với đại diện
của vua Pháp Louis XVI Hiệp ước Versailles mà theo đó thì Nguyễn Ánh giao
cửa biển Hội An và đảo Côn Lôn cho Pháp, đổi lại chính phủ Pháp cung cấp
cho Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, một đội quân gồm 1650 người và vũ khí giúp
Nguyễn Ánh giành lại đất đai, Do xảy ra cách mạng 1789, Hiệp ước Versailles
không được thực hiện, Bá Đa Lộc đã tự mình mộ quân và sắm vũ khí giúp
 Nhóm 3


10


Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, Hoạt động của Bá Đa Lộc đã giúp nước cho nước
Pháp có một chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam về tôn giáo và chính trị.
Về tôn giáo, đến năm 1802 ở Đàng Ngoài đã có 30 vạn và Đàng Trong có
6 vạn giáo dân, tất cả do 6 giám mục điều khiển. Về chính trị thì sau khi
Nguyễn Ánh lên ngôi, giáo sĩ Adran Launay đã nhận định: “Gia Long đã
giành được thắng lợi cuối cùng nhờ một giám mục Người Pháp và vị Khâm
mạng Tòa thánh Nam Kì, đức ông Pigncau de Behaide, người từng về Paris
cầu viện cho ông Hoàng chạy chốn và kí kết hiệp ước 1787 là bước đầu tiên
đưa nước Pháp đến việc chinh phục xứ Đông Dương”
Sau khi lên ngôi năm 1802 lấy niên hiệu Gia Long. Nguyễn Ánh lâm vào
tình thế nước đôi: Một mặt thì chịu ơn và rất nể trọng các giáo sĩ và ân nhân
Pháp, do vậy ông đã ban thưởng hậu và sử dụng một số người Pháp làm cố
vấn và quan lại trong triều; mặt khác lo ngại sự phát triển của Kito giáo trước
mắt sẽ ảnh hưởng xấu đến truyền thống đạo đức và thuần phong mĩ tục cổ
truyền, sau nữa có thể làm mất ổn định chính trị và dẫn đến nguy cơ mất
nước.
Mối lo ngại này không phải vô cớ. Về văn hóa, không nói đâu xa, ngay cả
hoàng tử Cảnh, sau 4 năm theo Bá Đa Lộc làm con tin đi Pháp cầu viện về, đã
không chịu lạy trước bàn thờ tổ tiên vào ngày giỗ, khiến cho chính Nguyễn
Ánh rất bất bình. Còn về chính trị vào năm 1804, nhân dịp tái lập hội thừa sai
Paris, Vua Pháp Napoleon 1 đã nói rõ chủ trương lợi dụng việc truyền giáo
vào mục đích thực dân của mình trước Hội đồng Hoàng gia Pháp: “Những
giáo sĩ ấy sẽ rất có ích cho tôi ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ. Tôi sẽ cử họ đi
điều tra tình hình các xử. Tấm áo của họ sẽ che chở cho họ và dùng để ẩn giấu
những mưu đồ chính trị thương mại. Tổn phí về họ ít thôi, họ sữ được nhiều
người dã man kính trọng và vì họ không có vẻ gì là chính thức nên không thể
gây điều gì sỉ nhục cho chính phủ, Tính mẫn cảm tôn giáo sẽ làm cho họ thi

hành tốt mọi công việc và coi thường những hiểm nguy vượt hẳn lên trên một
viên chức bình thường.
Để đối phó với tình hình, nhà Nguyễn chủ trương “bế quan tỏa cảng” trong
giao lưu và giữ nguyên trạng đạo Kitô chứ không khuyến khích phát triển.
Trong tờ chiếu ban hành tháng giêng năm 1804 nhân dân nói với dân chúng
Bắc Hà về việc thờ thần Phật, Gia Long đã tuyên bố: “dân các tổng xã nào có
nhà thờ Giato đổ nát thì phải đưa đơn trình quan trấn mới được tu bổ, dựng
nhà thờ mới đều cấm”. Để bảo tồn văn hóa và tạo điều kiện giữ ổn định về
chính trị, nhà Nguyễn đã khôi phục Nho giáo làm quốc giáo.
 Nhóm 3

11


Dưới thời Nguyễn Phúc Đảm niên hiệu Minh Mạng (1820-1840), ý đồ
xâm lược của Pháp ngày càng lộ rõ: Những người Pháp làm quan tại triều
đình và nhiều cha cố để báo về cho chính phủ Pháp nhiều tin tức quan trọng,
một số giáo sỹ theo tàu chiến Pháp thâm nhập Việt Nam…Đứng trước thực
trạng đó, năm 1832 Minh Mạng đã ra chỉ dụ cấm đạo đầu tiên. Đến năm 1836
sau cuộc binh biến của Lê Văn Khôi ở Gia Định có sự tham gia tích cực của
giáo sỹ Pháp Marchand (thường gọi là Cố Du), Minh Mạng đã ra chỉ dụ thứ
hai xem những giáo sĩ Phương Tây sống lẩn lút không khai báo là trinh thám
ngoại quốc tới dò la trong nước, xử tội chém.”.
Qua thời Thiệu Trị (1841-1847) sang thời Tự Đức (1848-1883), cuộc leo
thang xâm lược của thực dân Pháp ngày càng gia tăng đỉnh cao là vụ Pháp nổ
súng chiếm Đà Nẵng (năm 1858) và thành Gia Định (năm 1859). Trong tiến
trình này, nhiều giáo sĩ đã tham gia hết sức tích cực: Phó giám mục Lefebvere
thường xuyên liên lạc với các tàu chiến Pháp, giúp chúng trong các vụ khiêu
khích quân sự năm 1845,1857. Năm 1857 giám mục đã về Paris mở cuộc vận
động trong chính giới Pháp can thiệp vũ trang và đệ trình cho vua Napoleon

III kế hoạch đánh chiếm Việt Nam. Còn Pellerin thì có mặt trên tàu chiến tấn
công Đà Nẵng. Thái độ của giáo sĩ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thái độ của giáo
dân: họ đã lôi kéo nhiều con chiên nhẹ dạ, trong đó có một số quan chức,
chống lại tổ quốc mình. Chỉ dụ của Thiệu Trị năm 1847 có đoạn: “Đạo gia tô
là tà giáo làm mê hoặc lòng người rất sâu, không những cám dỗ làm cho tiểu
dân u mê mà cả đến người trong quan chức cũng có kẻ say mê không tỉnh!
Gần đây như việc Đà Nẵng ở tỉnh Quảng Nam, suất đội Vũ Văn Điển vì
dương di mà ngầm tỏ ước thúc, làm tiết lộ quân cơ”.
Dù đầy thiện chí nhưng trên thực tế này, Thiệu Trị và Tự Đức buộc phải
tiếp tục chính sách cấm đạo với mức độ ngày càng gắt gao hơn. Đối tượng trị
tội trong các chỉ dụ ngày càng rộng ra, ban đầu là các giáo sĩ Tây dương, sau
đến các giáo sĩ Việt, rồi các quan lại theo đạo, từ sau khi Pháp đánh chiếm Đà
Nẵng và Gia Định, các chỉ dụ thứ 11 và 12 của Tự Đức ( tháng 4 và tháng 9
năm 1859) quy định cả những biện pháp đối xử đối với giáo dân: “phàm
những dân đi đạo bất luận trai gái già trẻ…đều phải thích chữ vào mặt, chia
ghép vào các nông thôn không đi dạo đẻ quản thúc. Khi quân Pháp tràn đến
vùng nào có dân bị quản thúc thì phải đem mà giết đi”.

 Nhóm 3

12


CHƯƠNG 2 : TIẾP XÚC GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI
PHƯƠNG TÂY
2.1 Văn hóa vật chất
2.1.1 Chữ viết
Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các nhà giáo sĩ
vấp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự, các giáo sĩ có thể học tiếng
Việt, nhưng học chữ Nôm thì quá khó. Bởi vậy, họ đã dùng bộ chữ cái Latinh

có bổ sung thên các dấu phụ (như chữ Bồ Đào Nha đã làm) để ghi âm tiếng
Việt – thứ chữ đó về sau này đã được gọi là chữ Quốc Ngữ. Chữ Quốc Ngữ là
thành quả công sức tập thể của giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Ý, Pháp… và
những người Việt Nam đã giúp họ học tiếng Việt. Năm 1632, cha Gaspar
J’amaral đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ, rồi cha Antonio Barbosa thì soạn
cuốn từ điển Bồ - Việt. Song công lao lớn nhất trong việc cũng cố và phát
triển thứ chữ này thuộc về linh mục Alexandre De Rhodes, người đã sưu tập,
bổ sung, biên soạn và cho xuất bản ở Roma vào năm 1651 cuốn từ điển
Annam – Lusitan – Latin (thường được gọi là “Từ điển Việt – Bồ - La”) với
ngữ pháp tiếng An Nam.
Cũng trong năm này, ông đã xuất bản tài liệu song ngữ Latinh – Việt đầu
tiên là cuốn Phép giảng tám ngày ( Cathechimus)
Tuy mục đích ban đầu của chữ quốc ngữ chỉ là giúp các giáo sĩ truyền đạo
( và bởi vậy mà có những sĩ phu yêu nước cực đoan như Nguyễn Đình Chiểu
đã cấm con cái học chữ quốc ngữ), nhưng so với chữ Hán và chữ Nôm nó có
ưu điểm lớn nhất là rất dễ học. Bởi vậy ngày càng có nhiều người hiểu ra cái
lợi của nó trong việc phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí, họ đã ra sức cổ
động cho việc dùng chữ quốc ngữ:
Chữ quốc ngữ là hồn của nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách Âu Mĩ, sách Chi Na,
Chữ kia, chữ nọ dịch ra cho tường
(Đông Kinh nghĩa thục)
Sự kiện thứ ba do việc thâm nhập của văn hóa phương Tây đưa vào đó là
sự ra đời của các thể loại báo chí. Việc cho báo chí ra đời trước hết là nhằm
phục vụ nhu cầu thông tin cai trị của thực dân Pháp. Gia Định báo – tờ báo
 Nhóm 3

13



đầu tiên ở Việt Nam do Ernest Potteaux làm chánh tổng tài – được phát hành
bằng chữ quốc ngữ ngay sau khi triều đình Huế nhượng ba tỉnh miền Đông
Nam Kì cho Pháp ( số đầu tiên ra ngày 15 – 1 – 1865) có hai mục đích: (a)
Phổ biến các văn kiện chính thức của chính quyền Pháp trong dân chúng Việt
Nam, (b) truyền bá thứ chữ viết dùng mẫu tự Latinh để ghi âm thanh Tiếng
Việt. Từ năm 1869 – 1872, báo này được giao cho Trương Vĩnh Ký làm
chánh tổng tài, sau Gia Định Báo, ở Sài Gòn và Hà Nội đã lần lượt xuất hiện
nhiều tờ báo khác bằng chữ Quốc Ngữ (và số tờ bằng chữ Hán), do người
Pháp hoặc người Việt làm chủ bút, Báo chí (nhất là báo chí cách mạng sau
này) đã góp phần quan trọng trong việc phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí,
thức tỉnh ý thức dân tộc và tăng cường tính năng động của người Việt Nam.
Sự tiếp xúc với phương Tây đã làm nảy sinh trong lĩnh vực văn học thể
loại tiểu thuyết hiện đại (viết bằng văn xuôi) vốn là đặc thù của văn hóa
phương Tây được đánh dấu bằng cuốn tiểu thuyết văn xuôi đầu tiên của
Nguyễn Trọng Quảng viết bằng chữ Quốc ngữ in ở Sài Gòn năm 1887 với
nhan đề Truyện thầy Lazaro Phiền, và tiếp theo là Phan Yên ngoại sử của
Trương Duy Toản (1910), rồi hàng loạt tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Chất
văn xuôi, tính cách cá nhân phương Tây còn ảnh hưởng cả vào một lĩnh vực
có truyền thống lâu đời như thơ, dẫn đến sự bùng nổ vào những năm 30 của
một dòng được gọi là thơ mới với những tên tuổi như thế Lữ, Hàn Mạc Tử,
Xuân Diệu, Huy Cận….
Sự tiếp xúc với phương Tây cũng khiến cho tiếng Việt có Biến động mạnh:
hàng loạt từ ngữ được vay mượn để diễn tả những khái niệm mới đã đi vào
đời sống thường ngày của người Việt Nam như xà phòng/xà bông (savon),
kem(crème), ga(gare,gaz), băng (band, banqe, ruban) … sự phát triển cảu báo
chí, tiểu thuyết và ngôn ngữ khoa học cũng khiến cho có những hiện tượng
ngữ pháp vốn là đặc thù của các ngôn ngữ phương Tây (như việc dùng thể bị
động, kiến trúc danh từ…) đã được dùng một cách phổ biến hơn trong tiếng
Việt.

Để dễ bề cai trị nhân dân ta, thực dân Pháp đã tạo điều kiện và cổ vũ mạnh
mẽ cho việc sử dụng chữ viết theo mẫu tự Latin vốn đã khai sinh từ các thế kỷ
trước. Một số nghị định đã được chính quyền Pháp ban hành, trong số đó,
sớm nhất và nổi bật nhất là hai nghị định sau đây:
• Ngày 6/4/1878, Thống Đốc Nam Kì là Duperre đã ban hành nghị định
nói rõ, kể từ ngày 1/1/1882, tất cả các công văn, nghị đinh, văn bản, mệnh
lệnh…áp dụng đối với người Việt Nam đều phải ghi bằng chữa quốc ngữ .
Cũng theo nghị định này, kể từ ngày 1/1/1982, chỉ những ai viết chữ quốc ngữ
 Nhóm 3

14


mới được bổ dụng và thông bậc.Với người Pháp, đây quả đúng là “làm một
việc mà được hai điều lợi”. Lợi thứ nhất là tẩy chay chữ Hán và chữ Nôm, tẩy
chay phép tư duy theo lối học truyền thống của người Việt.Lợi thứ hai là khôn
khéo cổ vũ cho tân học, từng bước mở đường cho học trò người Việt tiếp
nhận ảnh hưởng của văn hóa Pháp.
• Tuy nhiên, đến ngày 30/1/1882, chính Thống Đốc Nam Kỳ là Duperre lại
ban hành một nghị định khác, theo đó tất cả các công việc giao dịch hành
chính đều viết bằng chữ Pháp. Công văn nào viết bằng tiếng Việt cũng đều
phải có bản dịch tiếng Pháp đi kèm theo. Tuy có vẻ trái ngược nhưng thực ra
nghị định này chỉ bổ sung điều chỉnh theo nghị quyết ban hành ngày
6/4/1878. Cần lưu ý rằng, đây là hai nghị định ban hành và áp dụng tại Nam
Kì. Khi mà ở khắp các địa phương khác, chế dội giáo dục và thi cử Nho học
vẫn còn tồn tại. Nói khác hơn, quy chế về sự song hành của chữ quốc ngữ và
chữ Pháp (trong đó chữ Pháp giữ vai trò chủ đạo) đã hình thành.
Từ đây tiếng Việt viết theo mẫu tự Latin ngày càng trở nên phổ biến và tất
nhiên, trong khoảnh nửa sau thế kỷ XIX thì địa phương đầu tiên phát triển
mạnh mẽ nhất là cùng Nam Kì Lục Tỉnh. Đây chính là nền tảng nảy sinh của

tời báo tiếng Việt đầu tiên: tờ Gia Định báo
2.1.2 Giáo dục và thi cử
Lịch sử nhân loại cho rằng, không có một thắng lợi nào to lớn bền vững và
triệt để bằng thắng lợi trên địa hạt giáo dục và thi cử. Bom đạn có thể giết
hàng triệu người nhưng không thể nào hủy diệt phép tư duy của những người
may mắn sống sót. Phép tư duy ấy chinh là hiện thực sinh động của một nền
giáo dục mà họ đang thụ bẩm. Cho nên, thời đại nào cũng vậy, sau trận mạc,
hễ buôn cung kiếm là phải lập tức lấy bút nghiên, nhanh chóng thay đổi phép
võ trị của thời chiến bằng phép văn trị của thời bình.
Người Pháp tỏ ra rất nhanh nhạy trước vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng này. Họ nhanh tay nắm lấy địa hạt giáo dục và thi cử với hy vọng rằng
sẽ thông qua đó mà ngự trị và chi phối lâu dài đối với toàn thể xã hội Việt
Nam. Mưu đồ tham hiểm này được thực hiện với hai mục tiêu rất cụ thể.
Một là tìm cách đẩy lùi để rùi cuối cùng là thẳng tay xóa bỏ nền giáo dục
và thi cử Nho học vốn đã có một lịch sử hình thành và phát triển ngót cả ngàn
năm trước đó. Tất nhiên là từ giưã thế kỷ XIX trở về sau, nền giáo dục và thi
cử Nho học đã bọc lộ rất nhiều sự lạc hậu và lỗi thời, nhưng điều đó không có
nghĩa nền tân học mà thực dân Pháp ra sức quảng bá vượt trội đến mức không
có một hạn chế nào. Mọi giá trị văn minh một khi được chuyển tải trên con
 Nhóm 3

15


tàu thực dân thì đều bị biến dạng. Quá trình đẩy lùi để rồi xáo bỏ nền giáo dục
và thi cử Nho giáo thể hiện qua mấy sư kiện lớn sau đây.
Năm Tân Dậu (1861), trường Gia Định tổ chức khoa thi cuối cùng tại Sài
Gòn và đến năm Giáp Tí (1864) thì tất cả sĩ tử từ Gia Định đều phải chuyển
vè thi tại An Giang nhưng trường An Giang cũng chỉ tổi chức một kỳ thi duy
nhất vào năm 1864. Từ đó ở Nam Kì Lục Tỉnh không còn thi Nho học nữa.

Năm Mậu Ngọ (1918) là năm tổ chức khoa thi Hương cuối cùng và năm
Kỉ Mùi (1919) là năm tổ chức khoa thi Hội cuối cùng. Kể từ năm này trở đi,
nền giáo dục và thi cử Nho học ở Việt Nam coi như chấm dứt.
Hai là, đồng thời với quá trình từng bước đẩy lùi để rùi xóa bỏ nền giáo
dục và thi cử Nho học, thực dân Pháp đã nhanh chóng xây dựng một nền giáo
dục mới hơn và khác hơn. So với nhiều nền giáo dục cũ thì đây là đúng là Tân
Học, nhưng đây không phải là bản sao của nền giáo dục Pháp. Tư tưởng chủ
đạo và mục tiêu cao nhất của nền giáo dục là đào tạo một đội ngũ viên chức
bản địa phục vụ đắc lực cho guồng máy chính quyền cai trị của chủ nghĩa
thực dân. Với tư tưởng và mục tiêu như vậy, trường học do Pháp nở trên đất
Việt Nam trong thế kỷ XIX chỉ đào tạo bậc thấp, vốn liếng hiểu biết chỉ đủ để
làm thông ngôn hoặc làm thư lại cho chính quyền địa phương. Phải sang thế
kỉ XX, chế độ giáo dục và thi cử của Pháp ở Việt Nam mới được mở rộng và
nâng cao hơn chút ít, nhưng đó hoàn toàn là chuyện của thế kỷ XX chứ không
phải là của thế kỷ XIX. Tất nhiên, dù chỉ mới mở các hệ thống đào tạo bậc
thấp, dù với tư tưởng chủ đạo và mục tiêu như thế nào thì tự thân nền giáo
dục này cũng có những tác động tích cực khách quan của nó:
• Hệ thống tri thức mới hơn, đa dạng hơn, đáp ứng những nhu cầu thiết
thực của cuộc sống hơn.
• Tiếng Pháp không đơn giản để giao tiếp và giao dịch trong nước mà còn
là bước đầu giúp những người Việt Nam giàu ý chí có thể giao lưu với
phương Tây và đó chính là cơ hội để họ có được tầm nhìn khác hẳn đội ngũ
trí thức Nho học cũ.
2.1.3 Báo chí
Báo chí nét mới của đời sống văn hóa Việt Nam
Trước thế kỷ XIX, báo chí chưa hề có ở Việt Nam. Bấy giờ để thông báo
cho xã hội một vấn đề cấp thiết nào đó, Hoàng đế thường ban chiếu chỉ, bố
cáo hoặc đạo dụ và sai quan lại tại địa phương tìm cách truyền đi khắp nơi.
Triều đình hoặc các chính quyền địa phương, khi cần thì dán tờ yết thị, cáo thị
 Nhóm 3


16


hoặc bố cáo cho thiên hạ biết. Đó là hình thức thông tin một chiều và mức độ
phổ biến vừa chậm chạp, vừa hạn hẹp. Thông tin ấy không tìm đường đến với
xã hội, ngược lại xã hội muốn tìm đến nơi niêm yết thông tin mà đọc. tình
hình này không phỉa chỉ có riêng ở Việt Nam mà còn phổ biến ở khắp các
nước thời Trung Đại.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm
lược nước ta, báo chí Pháp cũng theo chân đội quân viễn chinh mà tràn đến.
Ngày nay nhìn lại, chúng ta có thể tạm chia báo chí thế kỉ XIX ra làm hai cấp
độ từ thấp đến cao như sau:
Cấp độ 1 Những tờ báo thông tin rất ngắn gọn về tình hình hoạt động của
quân viễn chinh. Về sau, đi kèm theo các thông báo này còn có thêm một số
tin tức. Đỉnh cao nhất của cấp độ này là sự ra đời của tờ Le Courrier d’
Haiphong( tin tức Hải Phòng) vào ngày 19/9/1986. Tuy chỉ mới có một số in
rất ít ỏi nhưng chính tờ báo này đã khai mở ra một phương pháp truyền đạt
thông tin mà trước đó, chưa có người Việt Nam nào biết tới. Tiếp theo tờ Lư
Courrier d’Haiphong, nhiều tờ báo đã nối tiếp nhau xuất hiện và phục vụ rất
đắc lực cho những nhu cầu cai trị đa dạng của thực dân Pháp.
Cấp độ 2: Xuất bản và phát hành các loại báo như một loại kinh doanh văn
hóa. Với cấp độ này, tờ báo đầu tiên là Gia Định báo có giấy phép xuất bản
ngày 1/4/1865 và đã ấn hành số đầu tiên vào ngày 15/4/1865, Gia Định báo là
tờ báo đầu tiên được viết bằng Tiếng Việt, xuất bản hàng tuần tại Sài Gòn,
khổ 25 cm x 32 cm và trên danh nghĩa thì tờ báo này đã tồn tại được 44 năm
(1865-1909). Trong số đó những người gắn bó lâu dài có công lớn nhất với
Gia Định báo, nổi bật hơn cả vẫn là Trương Vĩnh Ký.
Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của báo chí mới lạ nhất của thế kỷ XIX.
Bây giờ, ngoài việc đăng tải các văn bản và quy định mới của chính quyền,

báo còn giới thiệu nhiều thông tin đủ loại và cả quảng cáo nữa.

2.1.4 Tôn Giáo
Từ sau khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng và Gia Định, các chỉ dụ thứ 11 và 12
của Tự Đức ( tháng 4 và tháng 9 năm 1859) quy định cả những biện pháp đối
xử đối với giáo dân: “phàm những dân đi đạo bất luận trai gái già trẻ…đều
phải thích chữ vào mặt, chia ghép vào các nông thôn không đi dạo đẻ quản
thúc. Khi quân Pháp tràn đến vùng nào có dân bị quản thúc thì phải đem mà
giết đi”.
 Nhóm 3

17


Trong bối cảnh của tình hình lúc bấy giờ, cấm đạo là việc tuy có thể hiểu
được nhưng đó là biện pháp rất sai lầm. Sai lầm là đã không phân biệt được
bọn thưc dân đội lốt tôn giáo và tay sai với những con chiên nhẹ dạ cả tin và
những giáo dân lương thiện. Thành ra việc cấm đạo và giết giáo dân đến lược
mình lại tạo ra một cớ rất mũi lòng cho bọn thực dân can thiệp vũ trang ráo
riết hơn. Cái sai này kéo theo cái sai khác. Trước sức ép của Pháp. tháng
5/1862, nhà Nguyễn buộc phải ký với Pháp một hòa ước (thường gọi là Hòa
ước Nhâm Tuất), mà theo đó triều đình phải nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền
Đông Nam Bộ và bỏ cấm đạo. Sự kiện này đã gây ra một phản ứng quyết liệt
từ phía quan lại và các nhà Nho yêu nước, vùng miền Trung sôi động phong
trào “Bình Tây sát Tả” (dẹp giặc Tây, giết tả Đạo) kéo dài tới thời Cần
Vương.
Sau hơn bốn thế kỷ truyền giáo, tới nay Kirto giáo đã có chỗ đứng vững chắc
ở Việt Nam với khoảng hơn 5 triệu tính đồ công giáo và gần nửa triệu tín đồ
Tin Lành. Tuy nhiên so với 130 triệu tín đò Kito giáo ở Châu Á và 1,5 tỉ trên
thế giới, hoặc như so với anhe hưởng của Phật Giáo ở Việt Nam thì con số

trên 5 triệu kia chưa phải là lớn. Vào Việt nam giữa lúc chế độ phong kiến
đang khủng hoảng trầm trọng, nạn đói kém lan tràn, trong đó Phật giáo suy
đòi và Nho giáo thì không bàn đến kiếp sau. Kito giáo đã có nhiều cơ hội để
trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân cần niềm an ủi. Nhưng như đã thấy
qua sự trình bày ở trên, sở dĩ Kito giáo đã không tranh thủ được hoàn cảnh
thuận lợi ấu mà trở thành đạo của số đông là bởi hai yếu tố chủ yếu:
Thứ nhất khác với Phương Tây, trong quá trình thâm nhập vào Việt Nam xa
xôi, các nhà truyền giáo đã phải liên kết với các nhà buôn rồi qua các nhà
buôn và cùng với họ, các giáo sĩ đã liên kết với giới chính khách thực dân. Mà
sự dính líu giữa các giáo sĩ Phương Tây với kẻ xâm lược này rõ ràng tới mức
trong cuốn bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quoc phải dành ra 1
chương nhan đề “Chủ Nghĩa Giáo Hội”. Với truyền thống bao dung, người
Việt Nam chấp nhận mọi tôn giáo ngoại lai miễn là nó phù hợp và đến với
thiện chí hòa bình; chưa có một tôn giáo hoặc hệ tư tưởng ngoại lai nào đến
cùng với chiến tranh xâm lược mà lại thành công. Do vậy mà lần đầu tiên
trong lịch sử văn hóa Việt Nam – một nền văn hóa mang tính tổng hợp, vốn
có tinh thần bao dung tôn giáo – đã xuất hiện sự đối lập “bên giáo” với tất cả
cộng đồng cư dân còn lai gọi là bên lương (lương thiện): Bên lương có ác cảm
với Kito giáo, còn bên giáo sống khép kín trong họ đạo và xứ đạo của riêng
mình. Đúng như GS Lí Chánh Trung, một tri thức công giáo, đã từng viết:
“Một di sản nặng nề đè trên vai giáo hội nay: tính cách hàm hồ mờ ám của
buổi thành lập giáo hội, một thế kỷ công khai thỏa hiệp với kẻ chiếm đất, một
 Nhóm 3

18


chính sách ngu dân có ý hay vô tình. Giáo hội chưa hòa đồng với nếp sống
sinh hoạt của cộng đồng dân tộc, tuy rằng bây giờ không thể đảy Giáo hội
cộng đồng này.

Thứ 2, khác với các tôn giáo đã vào Việt Nam trước đó (như Phật giáo, Đạo
giáo…), Kito giáo là một tôn giáo mang đậm tính cách cứng rắn của truyền
thống văn hóa Phương Tây, do vậy mà trong một thời gian dài không hòa
đồng với văn hóa Việt Nam. Xuất phát từ vùng Palestin như một tôn giáo của
những người bị áp bức (và do vậy bị chính quyền La Mã đàn áp khốc liệt vào
đầu công nguyên) hướng đến nhân từ bác ái, từ khi thâm nhập vào Châu Âu
và được các nhà cầm quyền thừa nhận. Kito giáo được chính thống hóa và
chịu ảnh hưởng sâu đậm tính cách cứng rắn độc tôn của truyền thống văn hóa
trọng động góc du mục với những tòa án dành cho các nhà khoa hoac, những
cuộc thập tự chinh..). Khi truyền giáo ở các nước Châu Âu gần gũi về địa lý
và tương đồng về văn hóa, những tính cách này ít dẫn đến xung đột. Nhưng
khi đến với Việt Nam nói riêng và Phương Đông nói chung, nó gây ra một sự
tương phản rõ nét.
Một tri thức Công giáo khác là ông Nguyễn Tử Lộc đã viết: “Sự truyền đạo
Công giáo vào Việt Nam và sự phát triển của đạo trong đời sống xã hội Việt
Nam đã khiến đạo có một tính cách ngoại quốc đối với phần còn lại của dân
tộc. Tính chất ngoại quốc gồm cả hình thức đến nội dung, từ lễ nghi, nghệ
thuật đến lối sống, tín ngưỡng. Đạo Công giáo có vẻ rất Tây từ câu kinh La
tinh đến ảnh tượng thờ, đến kiểu kiến trúc giáo dưỡng, đến quan niệm con
người và vũ trụ. Nó đối lập từng điểm với các tính ngưỡng đã có ở Việt nam
một cách toàn diện.
Vấn đè nổi bật trong quan hệ văn hóa dân tộc với Kito giáo là mâu thuẫn giữa
một bên là truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam bên kia là tính
độc tôn của Kito giáo không chấp nhận việc thờ phụng ai ngoài Chúa. Ngay
chính linh mục A de Rhodes cũng đã kể lại trong cuốn Lịch sử vương quốc
Đàng Ngoài những trường hợp về một ông quan, một ông thầy thuốc từng
được ông thuyết phục chịu phép rửa tội để theo Kito giáo, sẵn sang từ bỏ hết
mọi mê tín dị đoan nhưng khi De Rhodes yêu cầu phá bỏ bàn thờ tổ tiên thì
theo lời De Rhodes, họ không thể chấp nhận được họ ngoan cố giữ và chết
khốn khổ trong sai lầm, ngay cả Tam giáo- cả Nho, cả Phật, cả Đạo đề bị coi

là mê tín dị đoan và phủ nhận. Thực ra thì không ít giáo sĩ Phương Tây đã
nhận ra rằng quan niệm cực đoan này đã lac đường và gây trở ngại không thể
vượt qua được cho việc truyền đạo.

 Nhóm 3

19


2.1.5 Nghệ Thuật
Sự chuyển mình của văn học
Sau khi phát triển đến đỉnh cao rực rỡ ở thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX,
văn học Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Thơ văn thời kì này mang hình ảnh những người dân thường, chân lấm tay
bùn, nhưng yêu nước nồng nàn và quả cảm vô song, tiêu biểu là nhà thơ
Nguyễn Đình Chiểu. Thơ ông đã nêu cao vai trò và sức mạnh của người nông
dân lao động trong sự nghiệp chống Pháp, làm bùng lên ngọn lửa yêu nước
rực cháy trong nhân dân, và góp công vào sự nghiệp đấu tranh anh hùng bất
khuất chống xâm lược của toàn dân tộc.
Các tác giả tiêu biểu như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Văn Huân,
Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế... Các ông đều là những tác gia của những
áng văn thơ yêu nước được nhân dân yêu chuộng. Nổi bật như các tác phẩm
Việt Nam vong quốc sử (1905), Việt Nam quốc sử khảo, Văn minh tân học
sách, Cáo hủ lậu văn (1905), Hải ngoại huyết thư (1906)... Dưới ngòi bút của
các sĩ phu yêu nước lơp mới và quần chúng nhân dân, văn học lúc này trở
thành một vũ khí đấu tranh chống kẻ thù cướp nước và cổ động cho sự tiến bộ
xã hội.
Do tác động chủ quan và khách quan, văn học giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX có những bước phát triển nhanh chóng về cả nội dung và hình thức.
Trước hết là việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác văn học đã dẫn đến sự ra

đời của mảng văn học Quốc ngữ ở nước ta. Ban đầu chứ Quốc ngữ được dùng
để phiên âm các loại sách vở chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp. Hàng loạt các tác
phẩm chữ Hán như Đại học Trung dung, Kinh thi, Minh tâm bửu giám ... các
truyện thơ Nôm như Truyện Kiều, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên...Bên cạnh đó
cũng đã bắt đầu ra đời một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ, mà kí sự là thể
loại ra đời sớm nhất với tác phẩm Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) của
Trương Vĩnh Ký.
Sang thập niên đầu những năm hai mươi,tiểu thuyết Quốc ngữ ra đời càng
nhiều trên đất nước ta: ở Sài Gòn, Phạm Duy Tốn viết Tân Hà Hương phong
nguyệt (1915), Sống chết mặc bay (1918), Oán hồng quần (1920)..., Nguyễn
Chánh Sắt viết Nghĩa hiệp kì duyên (1919), Gái trả thù cha (1920)..., Hồ Biểu
Chánh viết Chúa Tàu Kim Quy (1922), Cay đắng mùi đời (1923)... Cùng với
tiểu thuyết hiện đại, thơ lãng mạn cũng đã bắt đầu xuất hiện với Giọt lệ thu
của Tương Phố, Linh phượng ký của Đông Hồ... Văn thơ lãng mạn là một nét
mới trong văn học Việt Nam lúc này. Nó là tiếng lòng sâu kín, là lời thương
thân trách phận, những nỗi buồn tủi đầy nước mắt, những ước mơ hão huyền,
 Nhóm 3

20


những mối tình tưởng tượng mà thắm thiết. Vì vậy, ở đó có thể bắt gặp một
khía cạnh của sự xung đột về lễ giáo phong kiến với chủ nghĩa cá nhân tư sản
vừa mới nảy sinh và rồi đây đó sẽ tấn công quyết liệt vào chế độ đại gia đình
ở Việt Nam.
Sang thập niên ba mươi, bốn mươi, văn xuôi Quốc ngữ Việt Nam có những
bước tiến bộ vượt bậc. Nhóm Tự lực văn đoàn vơi Nhất Linh, Khái Hưng,
Hoàng Đạo .v.v. đã cho ra mắt bạn đọc một loạt tác phẩm như Nửa chừng
xuân, Đoạn tuyệt, Đời mưa gió...tuy thuộc chủ nghĩa lãng mạn nhưng đó là
loại tiểu thuyết luận đề nhằm hướng đến vệc cải cách xã hội và chủ trương

“Âu hóa”.
Bên cạnh nhóm Tự lực văn đoàn là các nhà văn hiện thực phê phán như Ngô
Tất Tố với Tắt đèn và Việc làng, Nam Cao với Chí Phèo, Vũ Trọng Phụng với
Giông tố và Số đỏ, Vi Huyền Đắc với Trong ao tù trưởng giả ... Tuy còn
những hạn chế nhất định, còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự nhiên chủ
nghĩa, nhưng tính chất hiện thực phê phán, tố cáo xã hội và sự trong sáng của
tiếng Việt trong các tác phẩm nói trên là một bước tiến mới trong văn xuôi
Quốc ngữ ở nước ta. Chất văn xuôi của chủ nghĩa cá nhân phương Tây đã ảnh
hưởng đến cả lĩnh vực thơ ca, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào thơ mới với
sự xuất hiện của một loạt tên tuổi nổi tiếng như Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Huy
Cận, Chế Lan Viên... đã khẳng định sự chuyển mình của văn học Việt Nam
theo hướng hiện đại hóa. Đó cũng là sự thay thế vẻ vang của nền văn học
Quốc ngữ trong đời sống văn hóa dân tộc. Sự chuyển mình của văn học Việt
Nam lúc này không chỉ ở phương diện hình thức, cái tôi cá nhân, sự ý thức về
cá thể, tình yêu đôi lứa xuất hiện trong các tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn
đoàn.
Trong non một trăm năm, nền văn học Việt Nam đã có những bước chuyển
mình quan trọng đi từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại, đồng
thời đã góp phần chuyển tải các hệ tư tưởng mới vào nước ta và đóng góp vào
sự nghiêp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sự ra đời của tân nhạc
Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp sớm nhận ra rằng “Người ta sẽ bị
thất bại nếu tấn công trực diện vào một nền văn minh cổ xưa trên 2000 năm
như nền văn minh Việt Nam.” Với một dân tộc kiên cường , bất khuất như
dân tộc An Nam thì việc dùng quân sự để đô hộ không phải là chuyện dễ
dàng. Và họ hiểu rằng : “ chỉ có chinh phục bằng đất đai thì không đủ” mà “
cần phải chinh phục về tâm hồn nữa”.
 Nhóm 3

21



Do đó, mặc dù chính thức xâm lược Việt Nam bằng vũ lực từ giữa thế kỉ XIX
và xâm lăng về văn hóa từ nửa sau thế kỉ này, nhưng phải đến đầu thế kỉ XX
thì chiến dịch “bình định về tinh thần” mới được Pháp tiến hành tại Việt Nam.
Từ đây, văn hóa phương Tây đã bắt đầu xâm nhập một cách mạnh mẽ vào
nước ta. Nằm trong chiến dịch xâm nhập về văn hóa đó, nền âm nhạc Âu Tây
đủ loại, mà trước hết là âm nhạc của nước Pháp đã xối xả tràn vào nước ta
theo nhiều nguồn, nhiều hình thức khác nhau. Từ khắp mọi ngả đường, mà
đội quân tiên phong là những đội âm nhạc của nhà thờ Thiên Chúa giáo,
những đội kèn trống của các đoàn quân viễn chinh, cùng với các đạo quân
thuộc địa do thực dân Pháp tổ chức và huấn luyện, những đội lính khố đỏ và
khố xanh người Việt, cũng như sự truyền bá của nghệ thuật âm nhạc Âu – Mỹ
qua các phương tiện truyền thanh, radio, máy hát, đĩa hát được nhập cảng
ngày một nhiều đồng thời còn qua các nhóm nhạc công phục vụ trong các
phòng trà, tiệm nhạc được mở ra để phục vụ cho các nhu cầu giải trí của của
bọn thực dân lớn nhỏ ở Đông Dương và các công chức cao cấp ở xứ thuộc
địa, bên cạnh đó là một số gánh hát, những đoàn nghệ thuật ca múa nhạc, tạp
kĩ nước ngoài đi sang Việt Nam biểu diễn, rồi loại âm nhạc trên màn bạc do
các tài tử “xine” truyền bá, những chương trình phát thanh âm nhạc thế giới
và cả những sách vở dạy nhạc... Từ đó nền âm nhạc của phương Tây đã tràn
ngập vào các đô thị ở nước ta như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Sài
Gòn...
Chúng đem vào Việt Nam đủ các loại âm nhạc của phương Tây: Nhạc Thiên
Chúa giáo, nhạc cổ điển, nhạc trữ tình, nhạc lãng mạn phương Tây, nhạc
nhẹ... Không những vậy , việc xây dựng và mở rộng hệ thống các trường Tiểu
học Pháp – Việt, sự du nhập và phát triển của các hoạt động tổ chức Hướng
đạo cũng đã đưa ca nhạc phương Tây đến với thanh thiếu niên Việt Nam một
cách sâu rộng. Và người ta dần dần làm quen một cách tự nhiên với “hơi
nhạc” mới và những nhạc cụ mới nhập cư.

Do nhu cầu của những giai cấp mới ra đời trong xã hội và bị cuốn hút bởi cơn
lốc của những cuộc vận động duy tân, cải cách, cải lương xã hội và cũng xuất
phát từ bản năng tự vệ chống lại sự cạnh tranh của nền nghệ thuật phương
Tây, một phong trào cải cách nghệ thật âm nhạc đã bắt đầu nảy nở và chúng
diễn ra khá mạnh mẽ ở các đô thị.
Chính sự bành chướng mãnh liệt cảu ca nhạc phương Tây ở Việt Nam lúc bấy
giờ đã vấp phải tinh thần tự cường dân tộc và dẫn đến sự ra đời của một loại
hình ca nhạc mới được gọi là nhạc cải cách hay tân nhạc, chúng làm nền cho
âm nhạc Việt Nam hiện đại.
 Nhóm 3

22


Đó là một nền âm nhạc được xây dựng trên hệ thống loại hình ca khúc, được
sử dụng lói ký xướng âm mới, với các nhạc cụ mới ( như ghi-ta, vi-ô-lông, pia-no, măng-đô-lin..) cùng với những cách thức đệm mới, đã hình thành nên
một nền nhạc mới được gọi là tân nhạc, để phân biệt với các nền nhạc cũ
được gọi là cổ nhạc.
Với nhiều phương tiện truyền bá khác nhau, qua thời gian, nền nghệ thuật âm
nhạc phương Tây đã thu hút được sự ham mê của một số người Việt Nam, đặc
biệt là các tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh mới lớn lên ở các đô thị. Họ tìm
học loại nhạc mới này bằng mọi cách.
Từ những năm 20-30 của thế kỉ XX, những thanh niên ở các đô thị, đặc biệt là
tầng lớp học sinh, đã bắt đầu bỏ rơi những nhạc cụ truyền thống như nguyệt,
tì bà và những bài dân ca nhạc cổ vẫn được ưa thích, để chạy theo mò mẫn
tìm học các thứ đàn mới như ghi-ta, băng-giô, măng-đô- lin... một số người
rất gắn bó với âm nhạc cổ truyền dân tộc cũng dần dần tìm thấy ở âm nhạc
phương Tây những lợi thế mag họ dự kiến sử dụng để phục vụ cho việc bảo
tồn nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc.
Từ chỗ hát những hát những bài hát Tây theo nguyên lời Pháp, người ta

chuyển sang phỏng dịch lời Pháp ra lời Việt cho “phổ thông ”hơn. Người ta
đua nhau đặt lời Việt cho các bài hát Tây đã trở thành một cái mốt, ai không
theo thì bị coi là không tân tiến.
-Về thanh nhạc:
Trong giai đoạn đầu cảu nền tân nhạc đã xuất hiện nhiều thể loại ca khúc
như : ca khúc thiếu nhi, ca khúc dành cho người lớn, ca khúc quần chúng, ca
khúc nghệ thuật ... Có ba khuynh hướng chính trong sáng tác ca khúc trong
thời kì này đó là khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hùng ca yêu nước
và khuynh hướng cách mạng. Ngoài ra còn có một số khuynh hướng khác như
khuynh hướng vui vẻ trẻ trung, khuynh hướng đồng dao thôn dã, khuynh
hướng tôn giáo. Các khuynh hướng sáng tác đã tồn tại và phát triển đan xen
với nhau trong quá trình phát triển trong chặng đường lịch sử của thế kỉ XX.
Trong các đại biểu đầu tiên của khuynh hướng ca khúc lãng mạn có thể kể
đến Nguyễn Văn Tuyên – người có công “châm ngòi” cho phong trào sáng tác
nhạc mới; còn Nguyễn Xuân Khoát là ngọn cờ đầu trong việc học tập, kế thừa
di sản âm nhạc cổ truyền để sáng tác nhạc mới. Bên cạnh đó còn có các tác
giả như Văn Chung, Lê Yên, Doãn Mẫn, Lê Thương, Đặng Thế Phong, Văn
Cao, Phan Huỳnh Điểu...
 Nhóm 3

23


Trong khuynh hướng vui vẻ, trẻ trung và hùng ca yêu nước nổi lên nhóm
Đồng Vọng do Hoàng Qúy làm trụ cột, bên cạnh đó có Văn Cao, Đỗ Nhuận,
Phạm Ngữ, Hoàng Phú và một đại biểu kiệt xuất của những hùng ca yêu nước
là Lưu Hữu Phước.
Về khuynh hướng cách mạng đã xuất hiện ngay từ năm 1930 trong phong trào
Xô Viết - Nghệ Tĩnh với bài Cùng nhau đi hùng binh của Đinh Nhu. Sau đó,
ca khúc cách mạng được lưu hành trong hoạt động bí mật và các nhà tù chính

trị.
Có thể nói, quá trính phát triển của ca khúc mới Việt Nam mà điển hình là ca
khúc cách mạng, là quá trình hội tụ và phát triển đủ mọi khuynh hướng sáng
tác ca khúc của người Việt Nam ở thế kỉ XX theo hướng lành mạnh hóa, dân
tộc hóa những yếu tố mới du nhập, trên cơ sở kế thừa những tinh hoa âm nhạc
dân tộc và tinh hoa âm nhạc nhân loại. Chính do vậy, ca khúc mới đã hoàn
thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình, trở thành sản phẩm văn hóa có
giá trị nghệ thuật, lịch sử và mang tính chất cao cả, phù hợp với những yêu
cầu và đòi hỏi của từng giai đoạn lịch sử.
-Về khí nhạc:
Bên cạnh những nhạc cụ cổ truyền, trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam đã xuất
hiện những nhạc cụ mới cùng với cấu trúc dàn nhạc mới, mà phần lớn là của
phương Tây, được du nhập vào nước ta từ những thập niên đầu thế kỉ XX.
Chúng bao gồm những nhạc khí thông dụng như băng-giô, măng-đô-lin, cũng
như các nhạc khí ít phổ biến hơn như vi-ô-lông, pi-a-no, vi-ô-lông-xen, những
nhạc khí trong dàn nhạc nhẹ, nhạc giao hưởng... tùy theo nhu cầu phối khí của
từng bài mà số lượng nhạc khí và loại nhạc khí có thể thay đổi thêm hoặc bớt.
Trước sụ tấn công của tân nhạc, thì nền cổ nhạc của Việt Nam cũng có những
sự biến đổi. Trong 10 năm đầu thế kỉ XX, số bản nhạc tài tử đã rất phong phú,
và nó trở thành cơ sở vững chắc chuẩn bị cho bước phát triển mới và trở thành
vốn ca nhạc cơ bản cho sự hình thành loại hình sân khấu cải lương.
Du nhập loại hình sân khấu mới
kịch nói
Trong lĩnh vực sân khấu ở Việt Nam, lần đầu tiên dưới thời Pháp thuộc đẫ
xuất hiện thể loại kịch nói, một loại hình sân khấu hoàn toàn mới so với
truyền thống kịch ca ở Việt Nam và phương Đông. Kịch nói là loại hình nghệ
thuật nói tích truyện bằng lối đối thoại kèm theo hành động. Ở Việt Nam nó
được hình thành cùng với cải lương. Từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX các
 Nhóm 3


24


vở kịch nói của phương Tây đã được Nguyễn Văn Vĩnh và một số tác giả
khác dịch từ tiếng Pháp ra văn Việt ngữ và đến vớ độc giả người Việt đó là
các vở: Người bệnh tưởng,Trưởng giả học làm sang, Người biển lận...sau đó
chúng lại đến với khán giả Việt Nam dưới hình thức sân khấu hóa. Tuy ra đời
sau chèo và tuồng nhưng kịch nói phát triển rất nhanh, nhất là từ những năm
40 trở đi. Dần dần từ đó đã nảy sinh một phong trào sáng tác kịch bản cho
kịch nói ở Việt Nam , với những vở được nhiều người nhắc đến như : Tòa ấn
lương tâm (1923) của Vũ Đình Phong, Hoàng Mộng Điệp (1928) của Vi
Huyền Đắc, Ông Tây An Nam (1930) của Nam Xương... tính đến trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đã có ngót nghét 100 vở kịch nói của Việt Nam
được ra đời.
Kịch nói Việt Nam lúc bấy giờ đã tiếp thu văn hóa của Âu Tây trên nền tảng
văn hóa dân tộc và do gắn liền với đời sống, tâm hồn dân tộc nên nó phát triển
mạnh mẽ và hấp dẫn với hầu hết người Việt Nam. Tính hấp dẫn của kịch nói
còn do yếu tố sống động , hiện thưc và trữ tính của nó.
Điện ảnh
một nét đột biến mới nữa cũng hết sức quan trọng trong đời sống sân khấu ở
Việt Nam dưới thời Pháp thuộc là sự xuất hiện của loại hình nghệ thuật điện
ảnh. Chỉ chưa đầy ba năm ra đời ở châu Âu (28-12-1895), ngành nghệ thuật
thứ 7 của thế giới này đã có mặt tại Sài Gòn với tên gọi lúc đầu là “hát hình
máy” (9-1898). Đến năm 1920 đã ra đời rạp chiếu bóng đầu tiên ở Hà Nội.
Sau đó, Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương được thành lập, và bắt đầu
thực hiện một số phim tài liệu như Hội đền Kiếp Bạc, Phong cảnh tại Kinh đô
Huế và đến năm 1923 đã cho ra đời bộ phim truyện Đông Dương đầu tiên là
phim Kim Vân Kiều được trình chiếu lần đầu tiên tại rạp Casino ở Sài Gòn
vào ngày 19 tháng 9 năm 1924. Dựa trên những thành tựu kĩ thuật hiện đại,
ngành nghệ thuật này sẽ lớn mạnh không ngừng và ngày càng cạnh tranh ráo

riết, có hiệu quả với các loại hình nghệ thuật sân khấu ra đời trước đó. Đứng
trước những công chúng yêu thích cái lạ ở nước ta lúc bấy giờ, điện ảnh đã
hợp sức cùng với kịch nói thành những “đạo hùng binh” đe dọa nghiêm trọng
sự tòn tại của các loại hình sân khấu truyền thống là chèo,tuồng, khiến cho
không ít người phải lo lắng cho vận mệnh của văn hóa dân tộc.
Xiếc hiện đại
theo sách Lĩnh Nam chích quái, xiếc Việt Nam có từ thời xưa. Các nghệ sĩ
xiếc Việt Nam thời cổ đã hoạt động không chuyên và mang tính tài tử. Họ
thường biểu diễn chung với hát chèo và múa rối. Có khi nghệ sĩ xiếc kiêm
 Nhóm 3

25


×