Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

khảo sát thực trạng dự trữ trang thiết bị y tế tại kho 706 cục quân y – tổng cục hậu cần năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ LINH NHÂM

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DỰ TRỮ
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI KHO 706
CỤC QUÂN Y – TỔNG CỤC HẬU CẦN
NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ LINH NHÂM

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DỰ TRỮ
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI KHO 706
CỤC QUÂN Y – TỔNG CỤC HẬU CẦN
NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: 07/2018 -11/2018

HÀ NỘI 2019




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, lãnh đạo Chỉ huy Kho
706, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
GS. TS. Nguyễn Thanh Bình - người thầy đã trực tiếp tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng Sau đại
học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và dìu dắt
tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Chỉ huy Kho 706 - cùng
các đồng nghiệp tại Kho 706 đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, chồng, con, anh chị em và bạn bè
đồng nghiệp, những người luôn động viên và khích lệ tinh thần giúp tôi vượt
qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2018
Học viên

Phạm Thị Linh Nhâm


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1 MỘT SỐ NÉT ĐẠI CƯƠNG VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ…… ….3
1.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y tế........................................................ 3
1.1.2 Phân loại trang thiết bị y tế (Theo nghị định 36). ........................... 6
1.2 THỰC TRẠNG VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ…………………... . 11
1.2.1 Các văn bản chính sách liên quan đến quản lý trang thiết bị y tế .. 11
1.2.2 Thực trạng TTBYT Việt Nam ....................................................... 12
1.2.3 Thực trạng TTBYT ngành Quân y................................................. 13
1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ KHO 706 - CỤC QUÂN Y - TỔNG CỤC HẬU
CẦN VÀ THỰC TRẠNG DỰ TRỮ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ……. ......... 16
1.3.1 Một vài nét sơ lược về Kho 706……………………………… …16
1.3.2 Một vài nét về Phân Kho Máy Dụng cụ ........................................ 19
1.3.3. Một vài nét về thực trạng dự trữ trang thiết bị y tế Kho 706 ........ 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………. . 23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………… …23
2.2.1 Biến số nghiên cứu ........................................................................ 23
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 26
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu. ....................................................... 26
2.2.4 Mẫu nghiên cứu............................................................................. 27
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu. ............................................................ 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………... . 30


3.1 KHẢO SÁT CƠ CẤU DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CẤP
PHÁT CHO CÁC ĐƠN VỊ CỦA KHO 706 NĂM 2017…………. ............ 30

3.1.1 Số lượng, giá trị trang thiết bị y tế nhập, xuất, tồn năm 2017 ....... 30
3.1.2 Khảo sát cơ cấu danh mục của các trang thiết bị y tế cấp phát cho
các đơn vị năm 2017 ..................................................................................... 32
3.2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DỰ TRỮ TTBYT TẠI KHO 706… . 35
3.2.1 Đảm bảo về dự trữ TTBYT tại Kho 706........................................ 35
3.2.2.Trang thiết bị y tế đắt tiền .............................................................. 38
3.2.3 Tỷ lệ trang thiết bị y tế tồn kho lâu năm không cấp phát so với
hàng tồn đến 31/12/2017 ............................................................................... 41
3.2.4 Tuân thủ nguyên tắc theo FIFO, FEFO ........................................ 42
3.2.5 Thời gian kho trống........................................................................ 45
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................... ……..46
4.1 CƠ CÁU DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CẤP PHÁT CHO
CÁC ĐƠN VỊ CỦA KHO 706 NĂM 2017……………………… ………..46
4.1.1 Số lượng, giá trị trang thiết bị y tế nhập, xuất, tồn năm 2017 ....... 46
4.1.2 Cơ cấu danh mục của các trang thiết bị y tế cấp phát cho các đơn
vị năm 2017................................................................... .......................... .....47
4.2 THỰC TRẠNG DỰ TRỮ TTBYT TẠI KHO 706………………...49
4.2.1 Đảm bảo về dự trữ TTBYT tại Kho 706…………………… ……49
4.2.2 Trang thiết bị y tế đắt tiền…………………………………… …..51
4.2.3 TTBYT tồn kho lâu năm không cấp phát……………………… ...52
4.2.4 Tuân thủ nguyên tắc FIFO, FEFO…………………………… …..53
4.2.5 Thời gian kho trống………………………………………… ……54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………… ……...55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTBYT


Trang thiết bị y tế

CQY

Cục Quân Y

K706

Kho 706

SSCĐ

Sẵn sàng chiến đấu

TTB

Trang thiết bị

FIFO

Nhập trước - xuất trước

FEFO

Hết hạn dùng trước thì xuất trước



Quân đội


TL

Tỷ lệ

SL

Số lượng

GT

Giá trị

BQP

Bộ Quốc phòng

MTTQ

Mặt trận Tổ Quốc

XN

Xét nghiệm

PT

Phẫu thuật

KHCN


Khoa học công nghệ

K1

Kho 1

K12

Kho 12

K13

Kho 13

K14

Kho 14


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Bảng phân loại trang thiết bị ngành Quân Y


8

Bảng 1.2

Bảng phân loại trang thiết bị y tế theo thông tư
39/2016/TT-BYT của Bộ Y tế
Cơ cấu nhân lực phân kho Máy dụng cụ - Kho 706
Nhóm các biến số khảo sát cơ cấu DM TTBYT xuất
năm 2017 của Kho 706
Nhóm các biến số khảo sát thực trạng dự trữ
TTBYT năm 2017 tại Kho 706
Số lượng, giá trị TTBYT nhập, xuất, tồn tại Kho
706 năm 2017

10

32

Bảng 3.6

Số lượng và giá trị TTBYT theo nhóm phân loại
CQY Kho 706 cấp phát cho các đơn vị năm 2017
Số lượng và giá trị TTBYT nhóm Trang bị kỹ thuật
Kho 706 cấp phát cho các đơn vị năm 2017
Số lượng và giá trị TTBYT Kho 706 cấp phát năm
2017 theo nguồn gốc xuất xứ
Số các khoản hàng TTBY kiểm kê khớp nhau về
chủng loại và số lượng năm 2017
TTBYT thiếu, hỏng, vỡ, quá hạn trong năm 2017


Bảng 3.7

Số lượng và giá trị TTBYT đắt tiền

39

Bảng 3.8

Số lượng và giá trị TTBYT đắt tiền so với toàn bộ
TTBYT nhập vào năm 2017

40

Bảng 3.9

Số lượng và giá trị TTBYT đắt tiền cấp phát so với
toàn bộ TTBYT cấp phát năm 2017

40

Bảng 3.10

Số lượng TTBYT có luân chuyển, hàng tồn kho
nhiều năm không cấp phát
Số phiếu có số lần nhập, xuất kho tuân thủ nguyên
tắc FIFO của 10 mặt hàng TTBYT năm 2017

41

Số phiếu xuất kho tuân thủ theo nguyên tắc FEFO

của 10 mặt hàng TTBYT năm 2017
Số ngày trống kho của một số TTBYT trong năm
2017.

44

Bảng 1.3
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13

19
23
25
31

33
35
36
37

42


45


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa thầy thuốc,
thuốc và TTBYT

4

Hình 1.2

Sơ đồ tổ chức Kho 706 - CQY năm 2017

17

Hình 1.3.

Minh hoạ nguyên tắc FIFO

21


Hình 1.4.

Minh hoạ nguyên tắc FEFO

21


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng, của mỗi
người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền, MTTQ, các
đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò nòng
cốt.
Vì vậy đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển chung của xã hội,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Để
thực hiện tốt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung,
Quân đội nói riêng trong giai đoạn hiện nay không thể thiếu vai trò của thuốc
và trang thiết bị y tế. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trang thiết
bị y tế ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
và chất lượng của công tác khám chữa bệnh.
Kho 706-CQY trực thuộc Tổng Cục Hậu Cần được thành lập từ
08/9/1975, với chức năng là kho chiến lược cấp 1 của quân đội, có nhiệm vụ
tồn trữ, tiếp nhận và cấp phát vật tư quân y bao gồm: thuốc, bông băng, trang
thiết bị y tế cho các đơn vị quân đội ở khu vực phía Nam trong đó có những
đơn vị trọng điểm như Trường Sa, DK1, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Tuy
nhiên Trang thiết bị y tế chủ yếu là hàng tồn kho lâu năm từ chính quyền
trước năm 1975 để lại, hàng năm Kho tổ chức nhập theo điều chuyển từ Kho
708 vào và nhập trực tiếp từ các hãng do Cục Quân y đấu thầu và tổ chức cấp
phát cho các đơn vị. Song chưa có nghiên cứu nào tiến hành khảo sát thực
trạng dự trữ Trang thiết bị Y tế tại Kho 706.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát thực trạng dự

trữ Trang Thiết bị Y tế tại Kho 706 Cục Quân Y – Tổng Cục Hậu Cần năm
2017” với các mục tiêu sau :
- Khảo sát cơ cấu danh mục Trang Thiết Bị Y tế Kho 706 Cục quân y
cấp phát cho các đơn vị năm 2017
1


- Khảo sát tình hình dự trữ Trang Thiết Bị Y Tế tại Kho 706, Cục Quân
Y - Tổng Cục Hậu Cần năm 2017.
Để từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất, kiến nghị khắc phục những tồn tại,
yếu kém, khai thác những điểm mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả của công
tác dự trữ trang thiết bị tại Kho 706, Cục Quân Y – Tổng Cục Hậu Cần.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 MỘT SỐ NÉT ĐẠI CƯƠNG VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y tế
* Theo Ủy ban tư vấn về chất lượng ASEAN/ nhóm công tác về sản
phẩm trang thiết bị y tế (ACCSQ - MDPWG)

Trang thiết bị là những dụng cụ, bộ dụng cụ, thiết bị máy móc, vật
dụng, mô cấy, thuốc thử trong phòng thí nghiệm, phần mềm, nguyên vật
liệu hay các vật phẩm tương tự hoặc có liên quan khác được dùng trong
ngành Y tế.
+ Chẩn đoán, phòng ngừa, theo dõi, điều trị hay làm nhẹ bệnh
+ Chẩn đoán, theo dõi, điều trị, làm dịu hay phục hồi thương tổn
+ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ công tác giải phẫu hay các
quy trình sinh lý khác

+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống
+ Kiểm soát sự thụ thai
+ Khử trùng các thiết bị y tế
+ Cung cấp thông tin cho mục đích chẩn đoán y học bằng phương pháp
thử nghiệm trên cơ thể con người
Thiết bị y tế được dùng độc lập sẽ không phát huy được hiệu quả như
mong muốn trên cơ thể con người, cần phải phối hợp với các phương pháp
như: dược lý học, miễn dịch học hay trao đổi chất thì chức năng của chúng
mới được hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn [4].
* Theo Nghị định 36
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép,
thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng
riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế
để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc
3


bù đắp tổn thương, chấn thương;
Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu, quá trình sinh lý;
Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
Kiểm soát sự thụ thai;
Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy
trình xét nghiệm;
Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện
pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người [1].
Trang thiết bị y tế nói chung được dùng trong công tác chẩn đoán và
điều trị bệnh có cấu tạo phức tạp và chủng loại đa dạng. Trang thiết bị y tế là
tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật như: ngành tin học, điện tử, cơ

khí, quang học, tự động hóa,...Trong khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới
(WHO), trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc
trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Trang thiết bị y tế là một trong 3 nội
dung cấu thành ngành y tế: thầy thuốc, thuốc và trang thiết bị, 3 lĩnh vực này
gắn kết với nhau, nếu thiếu một trong 3 lĩnh vực này thì ngành y tế không thể
hoạt động được [5],[6].

Thầy
thuốc

Thuốc

Trang thiết
bị y tế

Hình 1.1: Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa thầy thuốc, thuốc và TTBYT
4


Muốn nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần phải có đồng bộ ba yếu
tố: Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giỏi, tận tình; đầy đủ thuốc chữa bệnh; trang
thiết bị y tế đầy đủ an toàn và hạ tầng cơ sở tốt [12],[17].
Bộ Khoa học công nghệ đánh giá: “Trong những năm qua, ngành Y tế
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ từ việc đầu tư, ứng dụng
các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao: Đã thành công trong một số lĩnh
vực với trình độ ngang tầm trong khu vực và một số nước tiên tiến, tiết kiệm
cho xã hội hàng trăm tỷ đồng mỗi năm như: phẫu thuật nội soi, kỹ thuật can
thiệp nội mạch, ghép tạng, y học hạt nhân, ứng dụng sóng siêu cao tần, laser,
kỹ thuật bơm bóng đối xung động mạch chủ, siêu lọc máu, tuần hoàn ngoài cơ

thể, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, nuôi cấy tế bào gốc sinh tinh để điều
trị vô sinh, xây dựng ngân hàng tế bào gốc và bước đầu có những nghiên cứu
cơ bản về biệt hóa tế bào gốc, ứng dụng tế bào gốc tạo máu tự thân và đồng
loại trong điều trị ung thư, tim mạch, xương khớp” (Nguồn Bộ Khoa học công
nghệ - Đánh giá hoạt động KHCN 2006-2010). Đầu tư trang thiết bị cho
ngành y tế nói chung, ngành quân y nói riêng làm tăng chất lượng, an toàn,
hiệu quả, sự hài lòng của người bệnh từ đó góp phần cải thiện tình trạng sức
khỏe của nhân dân. Cùng với kinh nghiệm và kiến thức y học, trang thiết bị
hiện đại sẽ giúp:
+ Phát hiện sớm bệnh, chẩn đoán chính xác
+ Tăng hiệu quả điều trị
+ Rút ngắn ngày điều trị, hạn chế việc sử dụng thuốc, giảm chi phí
+ Hạn chế di chứng và góp phần giảm tỷ lệ tử vong
Vài thập kỷ trở lại đây cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học
kỹ thuật, nhiều thành tựu khoa học tiên tiến được áp dụng đã tác động tới
mọi mặt của nền kinh tế, trong đó có ngành trang thiết bị y tế. Các trang
thiết bị y tế ngày càng hiện đại, và ngày càng trở nên quan trọng quyết định
đến hiệu quả, chất lượng công tác khám chữa bệnh, chẩn đoán bệnh và
5


phục hồi chức năng [17].
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức
khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế hỗ trợ
tích cực cho người thầy thuốc trong công tác khám và chữa bệnh. Do vậy, lĩnh
vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất
lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
1.1.2 Phân loại trang thiết bị y tế (Theo nghị định 36).
Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ

rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế
đó:
Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức
độ rủi ro thấp.
Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C và D, trong đó:
Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro
trung bình thấp;
Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro
trung bình cao;
Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.
Trang thiết bị y tế có thể được chia làm hai loại: y dụng cụ và thiết bị,
nhiều loại TTBYT hiện đại đang được sử dụng trong lĩnh vực khám chữa
bệnh cho con người. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, đã giúp cho việc
chẩn đoán , điều trị bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả.
TTBYT còn giúp cho người thầy thuốc thêm vững tin và yên tâm trong công
tác khám chữa bệnh, đồng thời còn giúp cho người bệnh thêm lạc quan, hi
vọng hơn với việc đẩy lùi căn bệnh đang điều trị [3].
Mỗi loại trang thiết bị y tế có đặc điểm riêng và được sử dụng linh hoạt
cho các đối tượng khác nhau. Đặc điểm TTBYT thể hiện:
6


Trang thiết bị y tế theo giá trị: loại thông dụng như vật tư tiêu hao, công
cụ dụng cụ và loại là tài sản cố định thường là hiện đại nên có giá trị cao, đắt
tiền. Nó được sản xuất gắn liền với thành tựu khoa học tiên tiến về khám chữa
bệnh như máy xạ trị gia tốc, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp...
Trang thiết bị y tế bao gồm nhiều loại khác nhau có tính năng sử dụng
khác nhau:
Loại thiết bị cá nhân: TTBYT được sử dụng tại tư gia (Homecare).
Đây là một phương cách vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách vừa đặt nền tảng

cho một nền tảng y tế hiện đại.
Loại TTBYT đơn giản: Đây là loại thiết yếu đơn giản, dễ sử dụng, kết
hợp với các thiết bị khác được sử dụng trong bệnh viện, đặc biệt là đơn vị y
tế nhỏ.
Loại TTBYT chuyên dùng trong các bệnh viện yêu cầu người sử dụng
phải am hiểu kỹ thuật tính năng vận hành, kiểm tra theo dõi các thông số.
Loại thiết bị nghiên cứu: Đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu trong
các phòng nghiên cứu khoa học. Mặc dù hiệu quả kinh tế không phát huy
được ngay nhưng đây là cách hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâu
dài, nhằm tăng cường năng lực cho bệnh viện.
Trang thiết bị y tế luôn đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nâng cao
trình độ thường xuyên [4].
Dựa vào các công dụng của trang thiết bị y tế, đặc thù của ngành quân
y, Cục Quân Y đã phân loại trang thiết bị y tế trong ngành Quân y gồm các
nhóm trang thiết bị y tế chính như sau: [10],[11].

7


Bảng 1.1 Bảng phân loại trang thiết bị ngành Quân Y
 Trang bị kỹ thuật
Stt
1

2
3
4
5
6
7

8

9

Tên nhóm
Trang bị chẩn đoán chức năng: Máy điện tim; Máy điện não, lưu huyết
não; Máy điện cơ, Máy đo chức năng hô hấp; Máy đo và phân tích điện
tim, huyết áp 24/24; Máy đo chuyển hóa cơ bản; Máy đa ký
Trang bị chẩn đoán hình ảnh: Máy chẩn đoán hình ảnh siêu âm, Máy
chẩn đoán hình ảnh X quang, Máy chẩn đoán hình ảnh phóng xạ, Máy
cộng hưởng từ
Trang bị nội soi: Trang bị nội soi chẩn đoán, Nội soi phẫu thuật
Trang bị y học hạt nhân và xạ trị: Máy xạ trị, Máy xạ phẫu, Trang bị cho
điều trị bằng hóa chất phóng xạ, Liều xạ kế
Trang bị xét nghiệm sinh hóa: Máy xét nghiệm sinh hóa, Máy xét
nghiệm sinh hóa khô, Máy điện di
Trang bị xét nghiệm miễn dịch, sinh vật: Trang bị xét nghiệm miễn dịch,
Trang bị xét nghiệm vi sinh vật, Trang bị sinh học phân tử.
Trang bị xét nghiệm huyết học và truyền máu: Trang bị xử lý, bảo quản,
truyền máu, Trang bị xét nghiệm huyết học
Trang bị giải phẫu bệnh lý: Máy chế biến mô, tế bào, Máy mài dao tự
động, Máy chuyển bệnh phẩm, Trang bị bảo quản tử thi
Trang bị phẫu thuật, gây mê, hồi sức cấp cứu và chấn thương chỉnh hình:
Bàn phẫu thuật điện, Đèn mổ, Máy phẫu thuật (Dao mổ), Khoan cưa
xương chạy điện, Máy hút phẫu thuật điện, Máy gây mê, Máy hô hấp
nhân tạo, Thiết bị cung cấp ô xy, Hệ thống, thiết bị vô trùng phòng mổ,
Máy tim, phổi nhân tạo, Máy chống rung và tạo nhịp, bơm tiêm điện,
bơm truyền dịch điện và thức ăn, Máy theo dõi bện nhân, Giường hồi
sức cấp cứu, Kính hiển vi phẫu thuật, Hệ thống tích hợp trong phòng mổ,
xe cứu thương


10

Trang bị điều trị tim, gan, thận: Trang bị điều trị bệnh tim, Trang bị điều
trị bệnh gan, Trang bị điều trị bệnh thận.

11

Trang bị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: Máy siêu âm điều trị, Máy
điện trị liệu, Máy sóng ngắn điều trị, Thiết bị điều trị bằng ánh sáng, Máy
laser điều trị, Máy kéo giãn cột sống, lưng, cổ, Các thiết bị tập và xoa
bóp tự động, Thiết bị điều trị o xy cao áp

12

Trang bị chuyên khoa: Trang bị chuyên khoa răng, hàm, mặt, Trang bị
chuyên khoa mắt, Trang bị chuyên khoa tai, mũi, họng, trang bị chuyên
khoa sản, phụ khoa
8


13
14
15
16

Trang bị La-Bo Y, Dược:Máy quang phổ, Máy sắc ký, Cân, Thiết bị
kiểm tra đánh giá tính chất dược lý của thuốc, Kính hiển vi, Máy li tâm
điện, máy lắc, Máy khuấy, Máy đo pH, tủ ấm, lò nung, Thiết bị cất nước
Trang bị sản xuất thuốc: Trang bị sản xuất thuốc viên, Trang bị pha chế

dịch tiêm truyền, Trang bị sắc thuốc.
Trang bị hấp sấy, tiệt trùng: Nồi hơi, Nồi hấp điện, Nồi luộc dụng cụ, Tủ
sấy, Thiết bị rửa dụng cụ, Thiết bị tiệt trùng bằng tia tử ngoại
Trang bị vệ sinh phòng dịch - kiểm tra môi trường: Máy phun hóa chất,
Xe phòng chống dịch chuyên dụng, Thiết bị kiểm tra môi trường

17

Cơ số trang bị

18

Trang bị đảm bảo hậu cấn, Kỹ thuật khác: Trang bị điện năng, Điều hòa
không khí, Trang bị giặt, sấy, là, Trang bị xử lý bảo vệ môi trường
 Dụng cụ y tế

STT

Tên nhóm

1

Dụng cụ khám bệnh chung

2

Dụng cụ điều trị hộ lý

3


Dụng cụ phẫu thuật chung

4

Dụng cụ chấn thương chỉnh hình

5

Dụng cụ khoa tiết niệu

6

Dụng cụ chuyên khoa mắt

7

Dụng cụ chuyên khoa răng hàm mặt

8

Dụng cụ chuyên khoa tai- mũi- họng

9

Dụng cụ chuyên khoa sản, phụ sản, nhi

10

Dụng cụ xét nghiệm và labo y-dược


11

Dụng cụ tẩy uế tiệt trùng

12

Dụng cụ khác

9


 Doanh cụ y tế - Đồ vải
STT

Tên nhóm

1

Doanh cụ y tề: Bàn; Ghế; Giường bệnh nhân; Tủ quân y; Xe chuyên
dụng y tế; Doanh cụ y tế khác

2

Đồ vải: Đồ vải quân y; Đồ vải bạt, tráng nhựa;
 Phụ tùng linh kiện và vật tư tiêu hao

STT

Tên nhóm


1

Phụ tùng linh kiện theo thiết bị

2

Vật tư tiêu hao y tế
Theo thông tư 39/2016/TT-BYT ra ngày 28/10/2016, các loại trang

thiết bị y tế được chia làm 4 loại: A, B, C, D và phân thành các nhóm,
tóm tắt trong Bảng 1.2
Bảng 1.2 Bảng phân loại trang thiết bị y tế theo thông tư
39/2016/TT-BYT của Bộ Y tế [3].
STT

Tên nhóm

1

Trang thiết bị y tế không xâm nhập: Trang thiết bị y tế tiếp xúc với
da tổn thương; Trang thiết bị y tế không xâm nhập sử dụng để
truyền hoặc bảo quản; Trang thiết bị y tế không xâm nhập có chức
năng chuyển đổi hóa – sinh; Trang thiết bị y tế không xâm nhập
khác

2

Trang thiết bị y tế xâm nhập: Trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua
lỗ của cơ thể không qua phẫu thuật; trang thiết bị y tế xâm nhập qua
phẫu thuật sử dụng tạm thời; Trang thiết bị y tế xâm nhập qua phẫu

thuật sử dụng trong thời gian ngắn; Trang thiết bị y tế xâm nhập qua
phẫu thuật sử dụng trong thời gian dài và trang thiết bị y tế cấy ghép

3

Trang thiết bị y tế chủ động: Trang thiết bị y tế điều trị chủ động;
Trang thiết bị y tế chủ động dùng để chẩn đoán; Trang thiết bị y tế
chủ động có chức năng cung cấp, loại bỏ thuốc, dịch cơ thể và các
chất khác vào cơ thể hoặc đưa từ cơ thể ra ngoài; TTBYT chủ động
khác;

10


4

Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro

5

Trang thiết bị y tế kết hợp dược chất

6

Trang thiết bị y tế có nguồn gốc từ động vật, vi khuẩn

7

Trang thiết bị y tế khử khuẩn, tiệt khuẩn


8

Trang thiết bị y tế dùng để tránh thai hay phòng chống các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục

1.2 THỰC TRẠNG VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1.2.1 Các văn bản chính sách liên quan đến quản lý trang thiết bị y tế
Nghị định Số: 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ: Về
quản lý trang thiết bị y tế.
Thông tư số 46/2017TT-BYT: Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quản lý trang
thiết bị y tế.
Quyết định số 4554/QĐ-BYT của Bộ Y tế: Về việc công bố thủ tục hành
chính được ban hành tại Nghị định số 36/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính
phủ về quản lý trang thiết bị y tế.
Thông tư số 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 của Bộ Y tế: Quy định
chi tiết về việc phân loại trang thiết bị y tế.
Thông tư số 42/2016/TT-BYT ngày 15/11/2016 của Bộ Y tế: quy định
về việc thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế.
Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính: Về việc
quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng trong lĩnh vực y tế.
Quy định nhiệm vụ và trữ lượng hàng quân y tại Kho 706-Cục Quân y:
Quyết định số 613/QĐ-TM ngày 7/9/2000 của Tổng tham mưu trưởng Quân
đội nhân dân Việt Nam.
Danh mục trang thiết bị ngành Quân Y của Phòng Trang bị Cục Quân y
năm 2005.

11



Danh mục Vật tư- hàng hóa chủ yếu ngành Quân Y của Cục Quân Y- Bộ
Quốc phòng 06/2016.
1.2.2 Thực trạng TTBYT Việt Nam
Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu
quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ cho người thầy thuốc chẩn đoán và
điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh, an toàn và hiệu quả [18].
Trong những năm qua, việc đầu tư trang thiết bị, xây dựng công trình y
tế được ngành Y tế chú trọng, quan tâm hơn. Với mục tiêu tăng cường quản lý
trang thiết bị y tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
36/2016/NĐ-CP quy định về quản lý trang thiết bị y tế, trong đó có quy định
rõ vai trò các đơn vị liên quan trong quản lý sử dụng các thiết bị y tế. Bộ Y tế
đang khẩn trương triển khai thực hiện các quy định của Nghị định theo lộ
trình trên cả nước. Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi UBND và sở y tế các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tăng cường kiểm tra, quản lý
đầu tư khai thác sử dụng trang thiết bị y tế; đồng thời, tổ chức nhiều cuộc hội
nghị, hội thảo, tập huấn cho 63 tỉnh thành phố và các đơn vị trực thuộc để phổ
biến các quy định của pháp luật, chấn chỉnh các hoạt động đầu tư, quản lý
khai thác sử dụng trang thiết bị y tế trong phạm vi cả nước [19].
Theo Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế: Trang thiết bị y tế
bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phục vụ cho hoạt động
chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đây là một loại hàng hoá đặc biệt với
chủng loại đa dạng và luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi. Thời gian qua, các trang thiết bị y
tế đã được đầu tư, trang bị cho các cơ sở y tế trong cả nước với một số lượng
lớn và đa dạng về chủng loại thiết bị, từ các thiết bị hiện đại như: Máy cộng
hưởng từ, máy chụp cắt lớp, máy chụp mạch máu... cho đến các thiết bị trong
hồi sức, phẫu thuật. Đến nay, hệ thống trang thiết bị y tế tại các cơ sở khám
chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo trong toàn ngành đã được cải
12



thiện, có khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân tại các cơ sở y tế tuyến dưới, giảm bớt tình trạng quá tải của các cơ
sở y tế tuyến trên [18].
Để thực hiện Nghị định 36, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ,
trao đổi thông tin quản lý giữa các bộ, ngành liên quan nhằm tạo môi trường
bình đẳng và thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong lĩnh
vực TTBYT. Dù nhiều thuận lợi, song hiện còn nhiều khó khăn trong thực
hiện Nghị định 36. Theo đó, số lượng văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan đến TTBYT lớn, nhiều nội dung khó mang đậm tính đặc thù, phức tạp,
nhiều nội dung giáp ranh, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, sự
phối hợp của Bộ Y tế với sở y tế trong thanh, kiểm tra mới chỉ được thực hiện
ở hai thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh [19].
Tuy nhiên, việc đầu tư và sử dụng trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế
hiện còn tồn tại một số bất cập như: chưa sử dụng hết hiệu quả công suất thiết
bị, lạm dụng kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị; một số cơ sở y tế đã được
trang bị thiết bị mới nhưng chưa có cán bộ được đào tạo sử dụng thiết bị; đặc
biệt các cơ sở y tế chưa quan tâm đúng mức đến công tác duy tu, bảo dưỡng,
sửa chữa định kỳ trang thiết bị do đó chất lượng thiết bị xuống cấp nhanh,
tuổi thọ giảm; thậm chí có thiết bị được sử dụng đến khi hỏng nặng mới được
sửa chữa, thay thế gây lãng phí về kinh tế và chất lượng khám chữa bệnh;
đồng thời, công tác quản lý, kiểm định và kiểm tra chất lượng thiết bị y tế
cũng chưa được thực hiện tốt...[18].
1.2.3 Thực trạng TTBYT ngành Quân y.
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước phát
triển quan trọng của Việt Nam ở thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và
điều đó tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam nói
chung, cũng như ngành Quân y Việt Nam nói riêng. Xét về mặt tích cực, đó là
yếu tố thuận lợi để ngành Quân y có điều kiện vươn ra thế giới, tiếp tục phát
13



huy truyền thống phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ quân đội hiệu quả
hơn. Đó cũng là cơ hội để Ngành tiếp cận nhanh hơn, toàn diện hơn với quân
y nói riêng, với hệ thống y tế của các nước có nền y tế hiện đại, tiên tiến trên
thế giới nói chung, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị
người bệnh và quản lý kinh tế trong y tế…
Với các bệnh viện, có thể giảm bớt về số lượng, song tăng quy mô
giường bệnh và tăng tỷ lệ phục vụ để có đủ khả năng đầu tư mạnh hơn về cơ
sở hạ tầng và trang thiết bị y tế hiện đại. Cho phép các bệnh viện quân đội
được mở rộng liên doanh, liên kết lắp đặt các trang thiết bị y tế hiện đại, góp
phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, cấp cứu, điều trị. Sớm có kế hoạch đưa
công nghệ thông tin vào công tác quản lý Ngành, quản lý bệnh viện... và đưa
ra các tiêu chí xếp loại bệnh viện để các bệnh viện tự phấn đấu.
Bên cạnh quy hoạch lại hệ thống điều trị, cần quy hoạch lại hệ thống y
học dự phòng, vì hệ thống này hiện tại còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng
với nhiệm vụ được giao. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đã được đầu tư nhiều
trang thiết bị hiện đại, một số tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới nên cũng
cần chú ý khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị y tế đó. Cần sớm
đào tạo nhân lực phục vụ cho việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết
bị của toàn Ngành. Bên cạnh việc liên doanh, liên kết với các cơ sở bảo đảm y
tế dân sự, Quân đội có thể phải nghiên cứu tổ chức hai trung tâm sửa chữa,
bảo trì, bảo dưỡng thiết bị y tế cho Ngành ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Có như vậy, các thiết bị y tế mới được khai thác, sử dụng có hiệu quả,
và đỡ tốn kém trong lúc khả năng ngân sách của Ngành còn hạn chế [13].
Đồng thời, tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang
thiết bị y tế hiện có. Đặc biệt, các đơn vị đã tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn chuyển giao công nghệ, xây dựng nguồn nhân lực có chất
lượng cao về trang thiết bị y tế; trong đó, chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ
chuyên gia đầu ngành, chuyên viên kỹ thuật giỏi, lành nghề. Qua đó, giúp

14


khai thác, làm chủ được các thiết bị công nghệ cao, hiện đại mới được trang
bị, góp phần phát triển các kỹ thuật tiên tiến, chuyên sâu trong khám, chữa
bệnh. Quân y các cấp cũng chủ động phát huy nội lực, tích cực phát huy sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trang bị, phương
tiện, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, vừa tiết kiệm cho ngân sách hàng tỉ
đồng…[16].
Đối với ngành Quân y một số bệnh viện lớn đã được quan tâm đầu tư về
quản lý, sử dụng, trình độ chuyên môn phần nào đáp ứng, các bệnh viện cơ
bản có các khoa Trang bị. Tuy nhiên hoạt động khai thác sử dụng và quản lý
TTBYT tại các đơn vị đặc biệt là tuyến Tiểu đoàn Quân y – Sư đoàn bộ binh
hầu như không tổ chức công tác bảo đảm kỹ thuật cho các TTBYT khi được
cấp về, do đó tình trạng sử dụng bị hư hỏng nhiều, cách khai thác sử dụng,
vận hành và bảo dưỡng thường xuyên cũng như định kỳ không được đơn vị
quan tâm thực hiện cho nên một số trang thiết bị mới được cấp về đã có hiện
tượng hư hỏng do cách sử dụng và khai thác. Nhân viên được giao nhiệm vụ
sử dụng và quản lý trực tiếp các trang thiết bị hầu như chưa được đào tạo,
hướng dẫn cơ bản về cách quản lý, sử dụng vận hành và bảo dưỡng các máy,
trang thiết bị cách tổ chức quản lý sử dụng và khai thác trang thiết bị chưa
được hướng dẫn cụ thể, dẫn đến tình trạng một số trang thiết bị có giá trị rất
lớn (máy siêu âm, máy điện tim, máy nha khoa…) do Cục Quân Y cấp về,
thời gian sử dụng chưa lâu, đặc biệt một số trang bị đơn vị chưa sử dụng vào
công tác khám và điều trị, qua kiểm tra đã bị hư hỏng do công tác bảo quản
chưa được thực hiện đúng theo các yêu cầu kỹ thuật, vận hành và khai thác.
Sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy tuyến quân y cơ sở chưa được sâu sát đối
với công tác kỹ thuật, quản lý trang thiết bị. Nhận thức của cán bộ nhân viên
được giao nhiệm vụ trực tiếp sử dụng, vận hành khai thác trang thiết bị còn
đơn giản. Chính vì những nguyên nhân đó mà hiệu quả sử dụng các trang thiết

bị vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh nhân còn ở mức thấp.
15


1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ KHO 706 - CỤC QUÂN Y – TỔNG CỤC HẬU
CẦN VÀ THỰC TRẠNG DỰ TRỮ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1.3.1 Một vài nét sơ lược về Kho 706
* Lịch sử phát triển
Kho 706 – Cục Quân y được thành lập ngày 8/9/1975 – Tiền thân là
Kho quân dược B31 thuộc Phòng Quân y – Cục Hậu cần miền nam, hình
thành từ trại Lý Thường Kiệt – căn cứ tồn trữ y dược của Chính quyền Sài
Gòn tại đường Tô Hiến Thành, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Kho B31
có nhiệm vụ tiếp quản, thu hồi, bảo vệ thuốc chiến lợi phẩm và vật tư y tế từ
tổng kho Long Bình, sân bay Tân Sơn Nhất, kho của Quân đoàn 3 ngụy và
hàng ở chiến khu đưa về. Năm 1976 kho B31 chuyển từ Cục Hậu cần miền
nam sang trực thuộc Cục Quân y - Tổng cục Hậu cần và đổi tên Kho dược
B31 thành Kho Y31. Nhiệm vụ của kho là quản lý, tiếp nhận, cấp phát và bảo
quản thuốc, vật tư y tế theo chỉ lệnh của Cục Quân y cho các đơn vị bộ đội
phía nam trong đó có những đơn vị trọng điểm như: Trường Sa, DK1, Tây
Nguyên, Tây Nam bộ và chiến trường Campuchia. Tháng 01 năm 1982 Cục
Quân y đổi Kho Y31 thành Kho 706. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và
trưởng thành, Kho 706 đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong công tác
đảm bảo tiếp tế quân y, được Nhà nước và Quân đội tặng thưởng nhiều phần
thưởng cao quý [14].
* Cơ cấu tổ chức
Kho 706 là kho quân y cấp chiến lược trực thuộc Cục Quân y, có cơ
cấu tổ chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng quy định.
Kho hoạt động như một đơn vị hành chính độc lập trong hệ thống tiếp tế quân
y, có đầy đủ các bộ phận đảm trách nhiệm vụ chuyên môn và quân sự. Sơ đồ
tổ chức Kho 706 - CQY năm 2017 được thể hiện ở hình 1.2


16


Chỉ huy kho

Khối
cơ quan

Ban
Kế
hoạch
vật tư

Ban
chính
trị

Ban
Tài
chính

Khối
kho

Ban
Hành
chính
-HC


Ban
Kỹ
thuật

Phân
Kho
thuốc

Phân
Kho
máyDC

Phân
Kho
giao
nhận

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Kho 706 - CQY năm 2017
Chỉ huy Kho gồm: 03 đ/c (01 Chủ nhiệm kho, 01 Chính trị viên, 01 Phó
chủ nhiệm Kho về chuyên môn).
- Chủ nhiệm Kho: là người chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn
diện các mặt công tác của đơn vị.
- Chính trị viên: là người lãnh đạo cao nhất về công tác đảng, công tác
chính trị của đơn vị.
- Phó chủ nhiệm Kho về chuyên môn: là người phụ trách các mặt công
tác chuyên môn của đơn vị và điều hành các hoạt động của đơn vị khi Chủ
nhiệm kho vắng mặt.
- Khối cơ quan gồm 5 ban:Ban Kế hoạch vật tư, Ban Chính trị, Ban Tài
chính, Ban Hành chính hậu cần, Ban Kỹ thuật.
- Khối kho gồm 3 phân kho: Phân Kho thuốc, Phân Kho Máy - Dụng

cụ, Phân Kho giao nhận.
* Vị trí
17


×