Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu xác định chu kỳ kinh doanh hiệu quả rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium willd )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------o0o----------

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHU KỲ KINH DOANH HIỆU QUẢ
RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.)
TẠI CÔNG TY XUÂN SƠN, THẠCH THÀNH, THANH HÓA.

NGÀNH: LÂM SINH

Hà Nội - Năm 2019


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................2
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................2
1.1.1 Sự phát hiện loài Keo tai tượng ..............................................................2
1.1.2 Các nghiên cứu về Keo tai tượng.............................................................2
1.1.3 Nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh.............................................................4
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước..............................................6
1.2.1 Sự phát hiện loài Keo tai tượng...............................................................6
1.2.2 Nghiên cứu xác định chu kỳ kinh doanh...................................................6
1.3. Thành thục sản lượng và thành thục kinh tế............................................10
CHƯƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................12


2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................12
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................12
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................12
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................13
CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY XUÂN SƠN, THẠCH THÀNH, THANH HÓA.....20
3.1 Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................20
3.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................................20
3.1.2 Địa hình, địa mạo...................................................................................20
3.1.3 Điều kiện về khí hậu, thủy văn...............................................................21
3.2. Mô hình sản xuất kinh doanh của công ty Xuân Sơn...............................21
3.2.1 Đất đai, thổ nhưỡng...............................................................................21


3.2.2 Quy trình trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng.............................................22
3.2.3 Hiện trạng và tài nguyên rừng trồng tại công ty Xuân Sơn...................24
3.3. Điều kiện kinh tế – xã hội.........................................................................26
3.3.1 Kinh tế...................................................................................................26
3.3.2 Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực.............................................26
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................28
4.1. Đánh giá sinh trưởng và sản lượng rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi
khác nhau........................................................................................................28
4.2. Tỷ lệ thể tích và sản lượng của các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng ở các
tuổi khác nhau.................................................................................................30
4.2.1 Tỷ lệ thể tích các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng.................................30
4.2.2 Sản lượng các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng.....................................31
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế (NPV, IRR, BCR) của rừng trồng Keo tai
tượng ở các tuổi khác nhau.............................................................................32
4.3.1 Giá bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng.........................................32
4.3.2 Tính chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng Keo tai tượng ở các tuổi khác nhau.32

4.4 Đề xuất lựa chọn chu kỳ kinh doanh hợp lý theo hướng ổn định và tối ưu
hoá lợi nhuận của rừng trồng Keo tai tượng..................................................41
CHƯƠNG V KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ........................................45
5.1. Kết luận....................................................................................................45
5.2. Tồn tại......................................................................................................46
5.3. Kiến nghị..................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................47
PHỤ LỤC........................................................................................................49


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BCR

Tỷ suất thu nhập trên chi phí

NPV

Giá trị hiện tại thuần

IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

LN


Lợi nhuận

Cx

Chi phí sản xuất

OTC

Ô tiêu chuẩn

BNN

Bộ nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

TCLN

Tiêu chuẩn lâm nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng..................................................13

Bảng 2.2: Điều tra giá bán các loại gỗ Keo tai tượng tại công ty Xuân Sơn.14
Bảng 2.3: Bảng xử lý số liệu các chỉ tiêu lâm học..........................................15
Bảng 2.4: Bảng xử lý số liệu phân loại sản phẩm gỗ tròn và tính trữ lượng
cho từng loại...................................................................................................16
Bảng 3.1: Diện tích rừng tại công ty Xuân Sơn..............................................25
Bảng 3.2: Loài cây trồng chính......................................................................26
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng Keo tai tượng ở các tuổi
khác nhau........................................................................................................28
Bảng 4.2: Tỷ lệ thể tích các loại sản phẫm gỗ keo tai tượng (1 - 4) ở các tuổi
khác nhau........................................................................................................30
Bảng 4.3: Sản lượng các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng ( 1 - 4) ở các tuổi
khác nhau tính cho 1 ha..................................................................................31
Bảng 4.4: Giá bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng tại công ty Xuân Sơn
.........................................................................................................................32
Bảng 4.5: Thu nhập từ bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng ở các tuổi
khác nhau........................................................................................................34
Bảng 4.6: Tỷ lệ thu nhập của từng loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng ( 1- 4)...35
ở các tuổi khác nhau tính cho 1 ha.................................................................35
Bảng 4.7: Tổng hợp chi phí trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ 01 ha rừng Keo
tai tượng ở các tuổi khác nhau (Phụ lục 1)....................................................36
Bảng 4.8: Giá trị thu nhập hiện tại (BPV), giá trị chi phí hiện tại (CPV) và lợi
nhuận thuần hiện tại (NPV) cho 1 ha Keo tai tượng cho các phương án
khai thác ở các tuổi 4,5,6,7,8 và 10...............................................................38
Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu tài chính tính cho 01 ha Keo tai tượng ở các
phương án khai thác ở các tuổi khác nhau.....................................................39
Bảng 4.10: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận tính cho 1 ha rừng keo tai tượng
ở các mô hình kinh doanh khác nhau.............................................................40


Bảng 4.11: NPV trong kinh doanh 1 ha rừng Keo tai tượng ở các chu kỳ kinh

doanh khác nhau với các mức lãi suất vay khác nhau....................................42
Bảng 4.12: NPV từ 1 chu kỳ kinh doanh và 1 chu kỳ giao đất (nhiều chu kỳ
kinh doanh)......................................................................................................43

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Tăng trưởng về trữ lượng (M) của lâm phần Keo tai tượng ở các
tuổi khác nhau.................................................................................................29


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tài nguyên rừng tự nhiên của nước ta ngày càng cạn kiệt, nhà
nước đã có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên nhằm: duy trì tính đa dạng sinh
học, bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng chống lũ lụt… làm cho sức ép về kinh tế
đối với rừng trồng ngày càng cao. Đặc biệt đối với vùng trung du miền núi,
đời sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Bên cạnh đó, nhu cầu
sử dụng sản phẩm lâm nghiệp ngày càng lớn, vì vậy rừng trồng cung cấp sản
phẩm gỗ chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và kinh doanh
lâm nghiệp nói riêng.
Công ty Xuân Sơn là doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa, có ngành nghề kinh doanh chính là: trồng, chăm sóc,
quản lý bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác… Từ năm 2016, với sự hỗ
trợ của chính quyền địa phương, công ty Xuân Sơn đã thực hiện thí điểm mô
hình trồng rừng FSC cho các nhóm hộ trồng Keo tại huyện Thạch Thành, với
mục tiêu tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho chế biến xuất khẩu, sản phẩm
chế biến từ gỗ có chứng chỉ FSC sẽ đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện tại
công ty đã phát triển được trên 1700 ha trồng rừng FSC với 1.351 hộ tham
gia, tổ chức sản xuất theo 157 nhóm thuộc 8 xã trên địa bàn huyện Thạch
Thành. Dự kiến năm 2019, diện tích sẽ được mở rộng 3.000 ha.
Keo tai tượng có rất nhiều ưu điểm so với các loài cây mọc nhanh rừng
trồng nguyên liệu khác. Hiện nay, rừng trồng Keo tai tượng thuộc công ty

Xuân Sơn nói riêng và ở hầu hết các Lâm trường - Công ty lâm nghiệp trên cả
nước ta, chu kỳ kinh doanh thường được xác định khoảng 6 - 7 năm theo kinh
nghiệm chủ quan của chủ rừng, chưa có bất cứ nghiên cứu nào nhằm xác định
chu kỳ kinh doanh Keo tai tượng hiệu quả nhất về mặt kinh tế. Như vậy, để
kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng tại Thạch Thành, Thanh Hóa đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất thì việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định chu kỳ
kinh doanh hiệu quả rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)
tại công ty Xuân Sơn, Thạch Thành, Thanh Hóa” là rất cần thiết. Kết quả
nghiên cứu sẽ góp phần xác định được tuổi thành thục tài chính của Keo tai
tượng và đề xuất lựa chọn chu kỳ kinh doanh hợp lý theo hướng ổn định và
tối đa hóa lợi nhuận cho loài cây trồng đa tác dụng này tại địa phương.
1


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Sự phát hiện loài Keo tai tượng
Theo Gunn và Midgley (1991) [8], Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)
là loài cây mọc nhanh có biên độ sinh thái khá rộng. Keo tai tượng phân bố tự
nhiên ở phía Bắc Australia, Papua New Guinea, Đông Indonesia. Vùng phân bố
chính rộng nhưng không liên tục từ vĩ tuyến 8º – 19º vĩ Nam. Thường phân bố
ở những nơi có độ cao rất thấp từ 10 – 400 m và không vượt quá 800 m. Loài
này đã được đem trồng thành công ở Sabah (Malaysia), Philippines, Hawai,
Costa Rica và nhiều nơi khác. Ở Indonesia, Keo tai tượng cũng được trồng từ
những năm 1940. Ở Thái Lan, Keo tai tượng đã được đưa vào trồng từ năm
1935, nhưng đến năm 1964 trở lại đây mới được phát triển mạnh. Năm 1961,
Trung Quốc đã nhập khoảng 50 loài từ Australia vào trồng thử nghiệm, song
chỉ một số loài có triển vọng và được gây trồng trên diện rộng, trong đó có
Keo tai tượng. Ở nhiều nước, Keo tai tượng được trồng với mục đích kinh tế.

Ngày nay, loài cây này đang được mở rộng ở nhiều nước điển hình như:
Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Ấn Độ, Nigieria, Tanzania, Băng-lađét, Trung Quốc, Mỹ,…
1.1.2 Các nghiên cứu về Keo tai tượng
- Về giá trị sử dụng
Haruni Krisnawati và cộng sự (2008 – 2010) [9] đã đưa ra kết luận, gỗ
Keo tai tượng thích hợp cho bột giấy, ván dăm, dăm gỗ, có tiềm năng cho gỗ
xẻ, gỗ công nghiệp, đồ nội thất,… Gỗ Keo tai tượng cho nhiệt lượng 4800 đến
4900 Kcal/kg có thể được sử dụng làm củi than. Rơi cành và lá khô có thể
được sử dụng làm nhiên liệu,… Mùn cưa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng
cho nấm ăn được. Cây Keo tai tượng là cây rất hữu ích cho bóng mát, sàng
lọc, chắn gió, ranh giới,… Cây cũng được sử dụng trong nông lâm kết hợp và
kiểm soát xói mòn. Nhiều quốc gia chọn trồng loài Keo tai tượng trên các
2


cánh đồng hoang hoặc nơi đất trống đồi trọc để cải thiện độ phì nhiêu của đất,
bảo vệ đất. Cây Keo tai tượng có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, vượt qua
cạnh tranh từ cỏ dại, có khả năng cố định đạm (Nito) làm tăng hoạt động của
sinh vật đất, phục hồi thể chất và tính chất lý hóa của đất. Cây Keo tai tượng
cũng có thể được sử dụng làm hàng rào cản lửa, thông thường là những cây
có đường kính từ 7 cm trở lên. Keo tai tượng còn là loài cây có nốt sần chứa
cả Rhizobium và Bradyrhibium, có khả năng tổng hợp Nitơ tự do trong không
khí rất cao
- Về sinh trưởng
Haruni Krisnawati và cộng sự (2008 – 2010) [9] đã đưa kết luận: Keo tai
tượng là loài cây ưa sáng mạnh và đã được nhập trồng thành công ở nhiều
nước như: Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Lào,… Sinh trưởng
mạnh nhất ở nơi có độ cao dưới 300 m so với mực nước biển. Chiều cao biến
động từ 7 đến 30 m, đường kính từ 25 – 35 cm, đôi khi trên 50 cm. Rừng
trồng Keo tai tượng 10 tuổi ở nơi đất trung bình có thể cho 12 đến 15

m3/ha/năm, nơi đất tốt với xuất xứ phù hợp và trồng thâm canh có thể cho từ
18 đến 20 m3/ha/năm, thậm chí đạt 25 m3/ha/năm. Tăng trưởng bình quân ở
giai đoạn 10 – 13 tuổi đạt tới 24 m3/ha/năm, ở Nam Phi rừng trồng Keo tai
tượng bằng cây con từ hạt đạt 21,9 m3/ha/năm và từ các dòng vô tính đạt 30
m3/ha/năm. Keo tai tượng thích nghi tốt với nhiều loại đất và điều kiện môi
trường, phát triển nhanh chóng ở những nơi có hàm lượng dinh dưỡng trong
đất thấp, thậm chí là có tính axit, đất bị suy thoái. Keo tai tượng sinh trưởng
tốt trên đất đá ong (đất có một lượng lớn oxit sắt và nhôm), tuy nhiên cây
không phát triển được trong điều kiện nhiễm mặn và bóng râm.
Gunn và Midgley (1991) [8] đã báo cáo rằng: Keo tai tượng là loài xuất
hiện rất nhiều sau khi xáo trộn rừng, dọc theo những con đường và vùng nông
nghiệp ở Indonesia, Papua New Guinea. Loài Keo tai tượng thường được tìm
thấy ở vùng đất thấp nhiệt đới, vùng khí hậu đặc trưng bởi thời kỳ khô hạn
ngắn trong 4 tháng. Độ cao giới hạn của loài ngay trên mực nước biển (đến
3


khoảng 480 m so với mực nước biển). Tuy nhiên, loài có thể phát triển ở độ
cao tới 800 m. Tổng lượng mưa hàng năm ở các khu vực nơi Keo tai tượng
phát triển từ 1000 mm đến hơn 4500 mm, với trung bình hàng năm lượng
mưa từ 1446 mm đến 2970 mm. Keo tai tượng thích hợp ở nhiệt độ trung bình
tối thiểu khoảng 12°C đến 16°C và tối đa trung bình nhiệt độ xấp xỉ 31°C đến
34°C. Keo tai tượng là loài không phát triển liên tục trong suốt cả năm, tăng
trưởng thường chậm nếu không thuận lợi về điều kiện lượng mưa thấp và
nhiệt độ mát mẻ, dễ bị chết nếu sống trong vùng hạn hán hoặc sương giá kéo
dài.
1.1.3 Nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh
Mc Connell và các cộng sự (1983) [10] đã khảo sát ảnh hưởng của thay
đổi giá gỗ và chi phí trồng rừng đến chu kỳ khai thác bằng phương pháp giải
bài toán tối ưu động, trong đó đặt tình huống trong tương lai, đất trồng rừng

có thể dịch chuyển khỏi khu vực lâm nghiệp và khi đó, chi phí trồng rừng có
thể rất cao. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, nếu giá gỗ tăng với tỷ lệ tăng
không đổi, và chi phí trồng rừng tăng nhanh, thì chu kỳ khai thác sẽ tăng theo
thời gian, còn ngược lại, nếu giá gỗ tăng với tốc độ tăng cao hơn tỷ lệ tăng
của chi phí, thì chu kỳ khai thác sẽ giảm theo thời gian. Ngoài ra, tỷ lệ tăng
giá thuần của gỗ phải nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, bởi nếu ngược lại, thì việc
khai thác rừng sẽ bị trì hoãn do giá trị hiện tại của thu nhập từ trồng rừng sẽ
liên tục tăng theo thời gian.
- Các nghiên cứu trên thế giới khi xác định tuổi khai thác rừng trồng thường
sử dụng các tiêu chí sau:
+ Tối đa hóa sản lượng rừng trồng (MGY): Theo Thomson (1942) [13],
tiêu chí này được sử dụng ở Đức và nhiều nước cho đến những năm 30 của
thế kỷ 20. Tiêu chí này hiện không còn giá trị thực tiễn bởi nó bỏ qua các yếu
tố quan trọng như chi phí trồng rừng, lãi suất chiết khấu và giá trị của đất
trồng rừng, tiêu chí này cũng không cho phép đạt mục tiêu tối đa hóa về sản
lượng rừng và tổng sản lượng gỗ xét về dài hạn.
4


+ Tối đa hóa tăng trưởng rừng bình quân năm (CMAI)/tối đa hóa sản
lượng rừng bền vững về mặt sinh học (MSY): Tiêu chí này hướng tới tối đa
hóa tổng sản lượng gỗ từ một diện tích đất trồng rừng xét trong dài hạn
(Goundry, 1960) [7], có ưu điểm là tương đối đơn giản, thuận lợi cho việc lập
kế hoạch và quản lý, nhược điểm là bỏ qua khía cạnh kinh tế trong xác định
chu kỳ kinh doanh rừng trồng như: chi phí trồng rừng, giá gỗ, lãi suất.
+ Tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ một luân kỳ trồng rừng
(PNW): Các nhà kinh tế lớn như Fisher, Jevons và Wicksell đã sử dụng mô
hình này để xác định chu kỳ khai thác, một số nhà kinh tế khác (Duerr, 1956)
[3], gọi mô hình này là mô hình thành thục tài chính. Như vậy, mô hình này
giả thiết chủ rừng trồng theo mục tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ

đầu tư vào rừng trồng trong 1 chu kỳ, không quan tâm đến các chu kỳ tiếp
theo, nghĩa là không tính đến chi phí cơ hội của sử dụng đất.
+ Tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ vô số các chu kỳ trồng
rừng: Mô hình này được xây dựng đầu tiên bởi Faustmann năm 1894 [6] và
sau đó bởi Pressler và Ohlin, nên còn được gọi là mô hình FPO. Điểm khác
biệt giữa mô hình này với mô hình PNW nêu trên là giả định rừng được tiếp
tục trồng ở các chu kỳ tiếp theo, nghĩa là quyết định về chu kỳ khai thác rừng
hiện tại chịu ảnh hưởng của các khả năng sinh lợi trong tương lai. Đây được
coi là mô hình xác định chu kỳ khai thác rừng trồng ưu việt nhất, bởi nó tính
đến hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của chủ rừng như: chi phí
trồng rừng, thu nhập từ gỗ (sản lượng, giá gỗ), lãi suất và chi phí cơ hội của
đất trồng rừng sau khai thác.
Trong 4 tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng nói trên, mô hình
Faustmann (hay các tên gọi khác là FPO, SEV, LEV) được coi là quan điểm,
tiêu chí chuẩn, tân cổ điển, bởi nó phù hợp với các lý luận phổ biến trong
phân tích kinh tế, bao hàm được nhiều nhất các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi của người chủ rừng.

5


1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Sự phát hiện loài Keo tai tượng
Sự phát hiện loài Keo tai tượng theo Nguyễn Hoàng Nghĩa và Lê Đình
Khả (1993) [11]; ở Việt Nam cùng với một số loài Keo khác, Keo tai tượng
được đưa vào trồng thử nghiệm ở miền Nam nước ta từ những năm 1960.
Năm 1970 – 1971, Keo tai tượng được đưa ra Huế trồng trang trí đường phố
và làm cây phong cảnh dọc hai bên bờ sông Hương. Năm 1976, Keo tai tượng
được trồng thử nghiệm mở rộng trên một số dạng lập địa như đất phèn ở Tân
Tạo (TP Hồ Chí Minh), đất xám miền Đông Nam Bộ, đất bazan Tây Nguyên

(Lâm Đồng và Pleiku). Năm 1977 – 1980, Keo tai tượng được trồng mở rộng
từ vĩ tuyến 17 trở ra như: Đông Hà – Quảng Trị, Đại Lải – Vĩnh Phúc,
Hữu Lũng – Lạng Sơn, Đồng Hỷ – Thái Nguyên,… Keo tai tượng được đưa
vào miền Bắc nước ta từ năm 1981, là một trong những loài cây chủ yếu được
giới thiệu để trồng rừng thâm canh ở các vùng đất thấp của khu vực nhiệt đới
ẩm. Ở Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam, Keo tai tượng chiếm một tỷ lệ
khá lớn và có rất nhiều những nghiên cứu cụ thể về loài này. Theo nghiên cứu
của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam [5], hiện nay Keo tai tượng được
trồng rất phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Phú Thọ, Thái Nguyên,
Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá … với quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh
tế. Đây là loài cây được đánh giá có tiềm năng, thế mạnh để phát triển và mở
rộng, đem lại hiệu quả thu nhập cho người trồng rừng, một trong những loài
cây chiến lược trong phương án tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả sản xuất
lâm nghiệp trong giai đoạn tới. Từ 1988 đến 1995, chương trình hợp tác lâm
nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển đã nhập hạt từ Australia đưa vào nước ta để
trồng rừng.
1.2.2 Nghiên cứu xác định chu kỳ kinh doanh
Xác định tuổi khai thác rừng trồng, hay chu kỳ khai thác rừng (forest
rotation) là vấn đề quan trọng trong kinh tế và quản lý lâm nghiệp. Do vậy,
các nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện từ rất sớm – từ cuối thế kỷ
6


19, được bổ sung hoàn thiện theo thời gian cho đến nay. Các kết quả nghiên
cứu, mà vấn đề trọng tâm là tiêu chí xác định tuổi khai thác rừng dựa trên các
quan điểm về vật lý, sinh thái, kinh tế đã được đưa vào các sách giáo khoa về
kinh tế, quản lý tài nguyên, và các văn bản pháp quy lâm nghiệp ở nhiều
nước. Tuy nhiên, cho đến nay tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng
vẫn tiếp tục là vấn đề đang được đặt ra cả về lý luận trong kinh tế, quản lý
lâm nghiệp và ứng dụng trong thực tiễn.

* Cơ sở thực tiễn về kinh doanh rừng trồng
Tình hình trồng rừng nguyên liệu tại các tỉnh Theo quyết định số
911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19 tháng 03 năm 2019 về việc công bố hiện trạng
rừng toàn quốc năm 2018 [1], hiện nay tổng diện tích rừng của nước ta là
14.491.295 ha trong đó có 2.155.178 ha rừng đặc dụng, 4.588.059 ha rừng
phòng hộ và 7.748.058 ha rừng sản xuất. Diện tích rừng trồng của nước ta
tính đến năm 2018 là 4.235.770 ha, diện tích rừng mới trồng trong vòng 5
năm tăng 769.466 ha so với năm 2013, bình quân tăng 153.893 ha/năm.   Sản
lượng gỗ khai thác năm 2018 đạt 27,5 triệu m 3, trong đó từ rừng trồng tập
trung là 18,5 triệu m3 tăng 3% so với năm 2017. Cây trồng phân tán và cây
cao su tái canh khoảng 9 triệu m3, đáp ứng được khoảng 80% nguồn nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Theo thống kê của Tổng cục lâm
nghiệp, diện tích rừng trồng lớn nhất nước ta hiện nay là vùng Đông Bắc với
1.549.658 ha (36,58%), vùng Bắc Trung Bộ với 881.146 ha (11,37%), Duyên
hải Nam Trung Bộ với 846.601 ha (10,93%), Tây Nguyên với 350.347 ha
(4,5%), các vùng còn lại có diện tích rừng trồng trên dưới 200.000 ha. Tuy
diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng đã tăng nhưng chủ yếu là cung cấp gỗ
nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ… giá trị kinh tế thấp chưa có các giải pháp
về kỹ thuật và chính sách phát triển rừng nâng cao giá trị sử dụng phục vụ cho
sản xuất đồ mộc, gỗ xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Nhằm khắc phục những
hạn chế đó, Tổng cục lâm nghiệp đang triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu
ngành Lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng chuyển
7


đổi cơ cấu cây trồng và sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng, tạo vùng nguyên
liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất
khẩu đạt chứng chỉ FSC, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Mặc dù, trong
quy hoạch bảo vệ phát triển rừng đến năm 2020 của các tỉnh đã có quy hoạch
trồng rừng đạt chứng chỉ FSC để xuất khẩu, song những năm qua hầu hết các

tỉnh chủ yếu tập trung cho phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ phục vụ
chế biến bột giấy, băm dăm, gỗ bóc, trụ mỏ, số mô hình trồng rừng theo mô
hình FSC ở một số tỉnh còn rất ít, diện tích nhỏ. Các đơn vị, chủ rừng chủ yếu
áp dụng phương thức trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ, nguyên liệu giấy, băm
dăm với mật độ trồng rừng bình quân 1.666 cây/ha, tùy từng điều kiện cụ thể
có thể kéo dài thời gian nuôi dưỡng rừng (trên 10 năm đối với cây Keo, trên
14 năm đối với cây Mỡ,…)
* Sản lượng và giá trị rừng trồng
Sản lượng và giá trị rừng trồng theo Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN
về việc Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao sản lượng, chất lượng và giá
trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 – 2020 [15]. Tại các tỉnh vùng Đông
Bắc Bộ: Tuổi khai thác chủ yếu từ 5 – 7 năm, nên sản lượng khai thác bình
quân chỉ từ 65 – 70 m3/ha, sản lượng bình quân khoảng 10 m3/ha/năm. Rừng
trồng khai thác ở tuổi 5, bán gỗ cây đứng được khoảng 35 triệu đồng/ha; trong
khi chi phí đầu tư trồng rừng khoảng 20 triệu đồng/ha bình quân chỉ thu 3
triệu đồng/ha/năm. Khi khai thác rừng trồng ở tuổi 8, đã có một tỷ lệ lợi dụng
để bán chế biến đồ mộc (20% số cây có đường kính từ 15 cm trở lên); còn lại
bán nguyên liệu giấy thì giá trị rừng trồng cao hơn (bán khoảng 80 triệu
đồng/ha, với chi phí trồng rừng khoảng 30 triệu đồng/ha thì bình quân thu
khoảng 6 triệu đồng/ha/năm). Tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ: Tuổi khai thác chủ yếu từ 5 – 8 năm, sản lượng khai thác bình
quân dao động từ 70 – 180 m 3/ha, sản lượng bình quân đạt 15 – 25 m 3/ha/năm
(Công ty lâm nghiệp Sông Hiếu – Nghệ An, Công ty Lâm Nghiệp Quy Nhơn
– Bình Định) và giá bán cây đứng đạt được từ 70 – 100 triệu đồng/ha. Giá trị
8


gỗ rừng trồng tăng lên theo cấp đường kính: Nếu bán gỗ dăm hoặc gỗ nguyên
liệu giấy thì chỉ đạt khoảng 700.000 – 800.000 đồng/tấn, nhưng nếu gỗ sản
phẩm có đường kính càng cao thì giá trị càng lớn (đường kính 15 cm giá

1.100.000 – 1.200.000 đồng/m3, đường kính 25 – 30 cm khoảng 1.800.000 –
2.000.000 đồng/m3, đường kính trên 35 cm khoảng 3.000.000 đồng/m3).
* Các nghiên cứu có liên quan
Trong thực tiễn nghiên cứu chu kỳ kinh doanh rừng trồng, có thể kể đến
một vài nghiên cứu của các tác giả: Dương Thị Thanh Tân (2015) [2]: Nghiên
cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu của rừng
trồng cây gỗ lớn tại Công ty TNHH Vĩnh Hưng; Đỗ Anh Tuấn (2013) [4]:
Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu rừng trồng Keo lai theo quan điểm kinh tế
tại Lâm trường Lương Sơn – Hòa Bình; Nguyễn Quang Hà (2001) [12]: Ứng
dụng mô hình FPO để xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu cho hai loài cây
rừng trồng nguyên liệu (Bồ đề và Mỡ)… Các nghiên cứu trên sử dụng các chỉ
tiêu NPV, IRR, BCR để đánh giá tài chính, đánh giá kinh tế (trước và sau) dự
án, sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu tổng NPV, NPV/năm theo các
chu kỳ kinh doanh khác nhau để đề xuất tính toán chu kỳ kinh doanh,...
Trên thực tế, độ tuổi khai thác của rừng trồng đang được xác định theo
kinh nghiệm – thói quen của chủ rừng, và tiêu chí phổ biến mà các chủ rừng
lựa chọn thường là sớm nhất có thể khi sản phẩm khai thác đáp ứng được tiêu
chuẩn nguyên liệu của người mua. Các tính toán, cân nhắc về lợi ích thu nhập
để đưa ra quyết định giữa khai thác hay để lại chưa khai thác rất ít khi được
các chủ rừng, kể cả các chủ rừng lớn như Công ty lâm nghiệp thực hiện.
Do vậy, có thể khái quát các vấn đề đặt ra đối với các nghiên cứu xác
định chu kỳ kinh doanh đối với rừng trồng ở Việt nam là: Chu kỳ kinh doanh
(hay tuổi/luân kỳ khai thác) rừng trồng không được xác định trên quan điểm
kinh tế, mà chủ yếu là trên quan điểm kỹ thuật hoặc kinh nghiệm của chủ
rừng. Hiệu quả kinh tế không được sử dụng để xác định chu kỳ kinh doanh,
mà ngược lại chu kỳ kinh doanh nào đó được xác định trước, được sử dụng để
9


tính toán hiệu quả kinh tế. Trong thực tế kinh doanh lâm nghiệp, các chủ rừng

cũng không quan tâm (hoặc không có điều kiện để thực hiện) đến việc lựa
chọn tuổi khai thác rừng theo tiêu chí định trước nào đó, thay vào đó là
thường khai thác ở năm sớm nhất mà sản phẩm gỗ có thể bán. Với những hạn
chế đó, có thể nói trên thực tế ở Việt nam các nghiên cứu xác định chu kỳ
kinh doanh rừng trồng chưa có cơ sở khoa học, chưa được tính toán, thực hiện
bài bản. Như vậy, từ nghiên cứu tổng quan nói trên đối với xác định chu kỳ
kinh doanh có thể kết luận: Về lý thuyết, tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh
có sức thuyết phục được thừa nhận rộng rãi, chính thống là: Tối đa hóa lợi ích
của người trồng rừng (cụ thể là tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng
của người trồng rừng, từ tất cả các chu kỳ trồng rừng trên đất được giao).
1.3. Thành thục sản lượng và thành thục kinh tế
Theo Giáo trình quy hoạch Lâm nghiệp (Trần Thị Thu Hà, Phạm Văn
Điển – 2014) [17], thành thục cây rừng thể hiện trạng thái cây rừng trong
quần thể sinh trưởng và phát triển đạt đến mức độ phù hợp nhất với yêu cầu
kinh doanh, tuổi ở trạng thái thành thục gọi là tuổi thành thục.
+Thành thục sản lượng: Là tuổi ở đó sự tăng trưởng về sản lượng rừng
đạt cực đại và không tăng thêm nữa, như vậy về mặt sản lượng cây rừng đã
đạt tuổi thành thục. Trong khoa học về sản lượng rừng, người ta thường quan
tâm đến tuổi thành thục sản lượng của một chỉ tiêu điều tra nào đó của lâm
phần (ví dụ: D1.3, Hvn, V) và tuổi này thường được xác định ở thời điểm khi
đường cong tăng trưởng xuyên hàng năm cắt đường cong tăng trưởng bình
quân năm của chỉ tiêu điều tra đó.
+Thành thục kinh tế: Khác với khác niệm thành thục sản lượng (quyết
định bởi yếu tố sinh học của cây rừng và điều kiện lập địa), thành thục kinh tế
(thành thục tài chính) lại là khái niệm liên quan nhiều đến mối liên hệ giữa
tuổi khai thác và chỉ tiêu tài chính, là tuổi mà ở đó lâm phần cho giá trị lợi
nhuận thuần cao nhất. Trên thực tế chỉ tiêu thành thục này là chỉ tiêu quan
trọng nhất đối với các đơn vị kinh doanh rừng trồng, vì nó quyết định khả
10



năng tối ưu hóa lợi nhuận từ việc khai thác rừng trồng. Người ta hay sử dụng
chỉ tiêu lợi nhuận thuần hiện tại (NPV) để xác định tuổi thành thục tài chính,
tuổi thành thục tài chính là tuổi mà lâm phần cho giá trị NPV trên một đơn vị
diện tích cao nhất. Mặc dù tuổi thành thục tài chính có liên quan đến tuổi
thành thục sản lượng, nhưng nó còn liên quan chặt chẽ tới chi phí và thu nhập
của đơn vị sản phẩm (liên quan nhiều đến yếu tố giá bán và giá thành). Trong
khi đó, yếu tố giá là yếu biến động nhanh, mạnh và phức tạp hơn yếu tố sản
lượng. Do vậy, trong thực tế tuổi thành thục tài chính khá linh hoạt theo yếu
tố thị trường.
Trong lâm nghiệp, thành thục tài chính là chỉ tiêu quan trọng và thường
được tính toán kỹ trong kinh doanh rừng trồng sản xuất ở các nước phát triển.
Tuy nhiên ở nước ta, chỉ tiêu quan trọng này chưa thực sự được quan tâm ở
các công ty Lâm nghiệp hay Lâm trường. Ở nước ta, các đơn vị kinh doanh
rừng trồng thường xác định tuổi khai thác chính một cách cứng nhắc, định sẵn
chứ không hoặc rất ít khi dựa vào phân tích tài chính để xác định. Do vậy, nội
dung nghiên cứu chính của đề tài này là: Xác định hiệu quả kinh tế của kinh
doanh rừng trồng Keo tai tượng theo hướng tiếp cận thành thục tài chính để từ
đó xác định chu kỳ kinh doanh hiệu quả, ổn định và tối đa hóa lợi nhuận.

11


CHƯƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được trữ lượng sản phẩm của rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi
4, 5, 6, 7, 8 và 10;
- Xác định được hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 4,

5, 6, 7, 8 và 10.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium
Willd.) tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và 10.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đánh giá sinh trưởng, sản lượng, tỷ lệ thể tích và
sản lượng các loại sản phẩm gỗ Keo tại tượng, hiệu quả kinh tế của rừng và
đề xuất chu kỳ kinh doanh hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 4, 5, 6,
7, 8 và 10;
+ Về địa điểm nghiên cưú: Các diện tích rừng trồng Keo tai
tượng thuộc công ty Xuân Sơn – huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa;
+ Về thời gian nghiên cứu: Từ ngày 07/01/2019 đến ngày
11/05/2019.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá sinh trưởng và sản lượng rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 4,
5, 6, 7, 8 và 10;
- Tỷ

lệ thể tích và sản lượng của các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng ở

tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và 10;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế (NPV, IRR, BCR) của rừng trồng Keo tai
tượng ở tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và 10;
- Đề xuất lựa chọn chu kỳ kinh doanh hợp lý theo hướng ổn định và tối
ưu hoá lợi nhuận của rừng trồng Keo tai tượng.
12


2.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Đề tài tiến hành lập bổ sung 3 ô tiêu chuẩn (OTC) ở các tuổi rừng (tuổi
4 và tuổi 5). Diện tích OTC: 500 m2 (20 m*25 m). Phương pháp lập OTC áp
dụng theo phương pháp: Ngẫu nhiên hệ thống, theo đó OTC được lập ngẫu
nhiên tại 3 vị trí: chân - sườn - đỉnh. Tổng số OTC lập bổ sung: 6 OTC. Kết hợp
với kế thừa số liệu về điều tra OTC trước đây ở các tuổi 6,7,8 và 10. Tổng số
OTC kế thừa: 12 OTC.
 Điều tra các chỉ tiêu trong OTC (D1.3, Hvn, Phẩm chất) :
- Đường kính ngang ngực (D1.3): Đo đường kính cây tại vị trí chiều cao
1,3 m của tất những cây có đường kính ≥ 6 cm trong OTC, bằng thước kẹp
kính hoặc thước đo vanh có độ chính xác đến 0,1 cm.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thước Blumeleiss có độ chính xác lên
đến 0,1m.
- Phẩm chất cây (Thông tư 38/2007/TT-BTT Khái niệm điều tra danh
mục rừng)[14]:
+ Cây có phẩm chất A: là cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, đoạn thân
dưới cành dài, không có khuyết tật ở trên thân;
+ Cây có phẩm chất B: là cây sinh trưởng trung bình, có khuyết tật hoặc
sâu bệnh nhưng không đáng kể có thể sử dụng được từ 50 – 70% thể tích của
thân cây;
+ Cây có phẩm chất C: là cây sinh trưởng, phát triển kém, cong queo sâu
bệnh hoặc cụt ngọn, rỗng ruột, chỉ có thể sử dụng < 50 % thể tích của thân cây.
Số liệu điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng
được ghi vào mẫu dưới đây:
Bảng 2.1: Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng
Địa điểm điều tra:

Ngày điều tra:

OTC:


Tuổi:

STT

Loài cây

D1.3 (cm)

Hvn (m)
13

A

Phẩm chât
B

C


b. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về giá bán các loại sản phẩm gỗ năm 2018 từ các tài
liệu kế toán của công ty Xuân Sơn.
- Thu thập số liệu về các chi phí bỏ ra trong cả chu kỳ kinh doanh như:
chi phí vận chuyển, chi phí khai thác, chi phí chăm sóc hàng năm, chi phí tạo
rừng, lãi suất từ công ty Xuân Sơn.
- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng rừng
Keo tai tượng tại công ty Xuân Sơn.
- Kế thừa một số số liệu về điều tra OTC đã đo đếm, thu thập trước đây
tại công ty Xuân Sơn của đề tài: “Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công
nghệ và thành thục kinh tế của các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai

tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và
Đông Nam Bộ)”, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì.
- Kế thừa một số kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sản phẩm gỗ của đề tài:
“Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của
các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng trên một số vùng sinh thái
trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ)”, do Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì.
- Điều tra các loại sản phẩm rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và
10. Quy cách sản phẩm được quy định căn cứ vào nhu cầu của thị trường, đường
kính khúc gỗ, công ty Xuân Sơn chia sản phẫm gỗ Keo tai tượng làm 4 loại:
+ Gỗ loại 1: Gỗ đồ mộc (đường kính đầu nhỏ D > 15 cm)
+ Gỗ loại 2: Gỗ bóc, ghép thanh (đường kính đầu nhỏ D từ 10 –15 cm)
+ Gỗ loại 3: Gỗ dăm (đường kính đầu nhỏ D từ 5 –10 cm)
+ Gỗ loại 4: Gỗ củi (đường kính đầu nhỏ D < 5 cm)
Bảng 2.2: Điều tra giá bán các loại gỗ Keo tai tượng tại công ty Xuân Sơn
Loại gỗ
Loại 1

Loại 2
14

Loại 3

Loại 4


Giá bán
(đồng/m3)
- Chi phí trồng rừng: Chi phí sản xuất tính cho 1 ha của 1 mô hình
trồng rừng trong 1 chu kỳ kinh doanh được tính theo công thức sau:

CSx1= Cc + CNc + CCs + Cvc + CKt
Trong đó
CSx1: Tổng tất cả các chi phí công ty bỏ ra từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc 1 chu kỳ trồng rừng (đồng/ha).
Cc: Chi phí cây con trồng vào năm đầu tiên và trồng dặm (đồng/ha).
CNc: Chi phí thuê nhân công trồng cây (đồng/ha).
CCs: Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng (làm cỏ, vun gốc, bón phân,
phòng sâu bệnh…) ở các năm (đồng/ha).
CVc: Chi phí vận chuyển khi công ty thực hiện khai thác gỗ để bán
(đồng/ha)
CKt: Chi phí khai thác gỗ để bán (đồng/ha)
c. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Xác định chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng rừng Keo tai tượng: Tổng hợp
các số liệu về đường kính, chiều cao của cây kết hợp với sử dụng lý thuyết về
điều tra rừng để xử lý số liệu xác định được trữ lượng cây đứng và lượng tăng
trưởng bình quân chung bằng phần mềm Excel.
Bảng 2.3: Bảng xử lý số liệu các chỉ tiêu lâm học
Chỉ tiêu
D1.3 (cm)
Hvn (m)
G (m2/ha)
M (m3/ha)
∆m (m3/ha)

4

5

Tuổi lâm phần (năm)
6

7

Trong đó
D1.3 là đường kính trung bình của mỗi tuổi lâm phần;
Hvn là chiều cao vút ngọn trung bình của mỗi tuổi lâm phần;
G (m2/ha) là tiết diện ngang tính cho 1 ha;
15

8

10


G

�G .10
i

(m2/ha), với Gi 

4

SOTC

 2 4 2
.D1.3 .10 (m )
4

M (m3/ha) là trữ lượng lâm phần, đối với rừng trồng: f = 0,5.
M= G.H.f

∆m (m3/ha) là lượng tăng trưởng bình quân chung, với Mt là trữ lượng
lâm phần tại tuổi t.
∆m = Mt/t
- Phân loại sản phẩm gỗ theo cấp kính và xác định sản lượng cho từng loại
sản phẩm
Bảng 2.4: Bảng xử lý số liệu phân loại sản phẩm gỗ tròn và
tính trữ lượng cho từng loại
Tuổi
(năm)

M
(m3/ha)

1
gỗ
(m3)

%

Loại sản phẫm
2
3
gỗ
%
gỗ
%
3
3
(m )
(m )


4
gỗ
(m3)

%

4
5
6
7
8
10
- Xác định một số chỉ tiêu về kinh tế: NPV, BCR, IRR
Xác định một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chủ yếu cho rừng trồng
Keo tai tượng như sau:
+ Giá trị hiện tại ròng NPV: Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hiện tại của
tất cả thu nhập trừ đi giá trị hiện tại của tất cả chi phí trong chu kỳ sản xuất kinh
doanh rừng.

 Bi  Ci 
i
i 1  1  R 
N

NPV  �
Trong đó
16



NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận đạt được;
i

B : Giá trị thu nhập năm thứ i;
i

C : Giá trị chi phí năm thứ i;
R: Tỷ lệ chiết khấu/ lãi suất;
N: Tổng số năm của chu kỳ đầu tư.
Nếu
NPV > 0: Kinh doanh đảm bảo có lãi, phương án được chấp nhận.
NPV < 0: Kinh doanh bị thua lỗ, phương án không được chấp nhận.
NPV = 0: Kinh doanh hòa vốn.
Chỉ tiêu này cho biết quy mô của lợi nhuận về mặt số lượng, nó cho phép
lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư như nhau, phương án
nào có NPV lớn nhất thì được chọn.
+ Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR: là thương số giữa toàn bộ thu nhập so
với toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại.
n

BCR 

Bi

� 1  R 
i 1
n

Ci


� 1  R 
i 1

Nếu
BCR > 1: Đầu tư có lãi.
BCR = 1: Đầu tư hoà vốn.
BCR < 1: Đầu tư bị thua lỗ.

17

i

i


Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đầu tư, tức là cho biết mức độ thu nhập
trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phương
án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR cao hơn
thì được lựa chọn.
+ Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi
vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV=0

( B  Ci )
NPV  � i
0
i
i 1 (1  IRR )
n

Nếu

IRR > r: Chương trình đầu tư có lãi.
IRR < r: Chương trình đầu tư bị lỗ.
IRR = r: Chương trình đầu tư hoà vốn.
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tư, nó phản ánh mức độ
quay vòng vốn và xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tư. Nó cho phép so
sánh và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau,
phương án nào có IRR lớn hơn thì được lựa chọn.
- Xác định chu kỳ kinh doanh, và đề xuất lựa chọn tuổi khai thác nhằm
tối đa hóa lợi nhuận
+ Xác định NPV cho rừng trồng Keo tai tượng trong trường hợp có sự biến
động về lãi suất vay vốn, từ đó lựa chọn được chu kỳ kinh doanh rừng cho lợi
nhuận tối ưu nhất.
+ Đề xuất lựa chọn tuổi khai thác dựa theo NPV từ 1 chu kỳ giao đất và
tuổi rừng để nhằm ổn định sản lượng và tối đa hóa lợi nhuận khai thác.
Tính NPV cho 1 chu kỳ giao đất trồng rừng ta tính toán theo công thức sau:
N

NPVt
NPVN  �
t
t 1 (1  r )

Trong đó
N: Số chu kỳ khai thác trong 50 năm;
NPVt: Giá trị hiện tại thuần 1 chu kỳ;
18


t: Số năm trong 1 chu kỳ kinh doanh rừng;
r: Lãi suất vay vốn.

Với 1 chu kỳ giao đất là 50 năm thì số chu kỳ của các mô hình kinh
doanh rừng trồng như sau: Mô hình kinh doanh 4 năm sẽ tiến hành kinh
doanh được 12 chu kỳ/50 năm. Mô hình 5 năm sẽ kinh doanh được 10 chu
kỳ/50 năm. Mô hình 6 năm sẽ tiến hành kinh doanh được 8 chu kỳ/50 năm.
Mô hình 7 năm sẽ tiến hành kinh doanh được 7 chu kỳ/50 năm. Mô hình 8
năm sẽ tiến hành kinh doanh được 6 chu kỳ/50 năm, tương ứng với mô hình
10 sẽ tiến hành kinh doanh được 5 chu kỳ/50 năm.

19


×