Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948 KB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VƢƠNG THANH TUẤN

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VƢƠNG THANH TUẤN

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 8320101.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA

HỌCCHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Đinh Văn Hƣờng


PGS. TS. Bùi Chí Trung

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đinh Văn Hường. Các số liệu thống kê, kết
quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng,
phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo
trình, tài liệu... liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn

Vƣơng Thanh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận
được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo
chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi vô cùng quý trọng,
biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các
thầy, cô giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đinh
Văn Hường - người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn. Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy
một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ
làm việc hết mình. Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn Ban lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền
máu Trung ương, lãnh đạo phòng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe của Viện

là nơi tôi công tác, những người luôn sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi
tham gia hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Cám ơn anh/chị em
đồng nghiệp, phóng viên các báo: Sức khỏe và Đời sống, Gia đình và Xã hội,
Lao động, các anh /chị công tác tại các Vụ, Cục của Bộ Y tế đã tham gia trả
lời phỏng vấn, tạo điều kiện và cung cấp những tư liệu quý cho tôi trong quá
trình viết luận văn. Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin
tưởng, động viên và ủng hộ.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân
thành của Hội đồng Khoa học, của quý thầy, cô giáo cùng với sự góp ý của
bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện có chất lượng tốt hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Vương Thanh Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 15
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 17
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................ 18
7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 18
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY TRÊN BÁO CHÍ ............................................. 19
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài.................................................. 19
1.1.1. Báo chí................................................................................................... 19
1.1.2. Sức khỏe và giáo dục sức khỏe ............................................................. 24
1.1.3. Cộng đồng và giáo dục sức khỏe cộng đồng ........................................ 28

1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục sức
khỏe cộng đồng ............................................................................................... 31
1.3. Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về vấn đề
giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay ........................................................... 34
1.4. Vai trò của báo chí trong việc giáo dục sức khỏe cộng đồng ................... 36
1.5. Tiêu chí về thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí ............. 39
Tiểu kết chương 1:........................................................................................... 42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG TRÊN CÁC BÁO ĐƢỢC CHỌN KHẢO SÁT ................ 43
2.1. Vài nét về các báo được chọn khảo sát .................................................... 43
2.1.1. Báo Sức khỏe và Đời sống .................................................................... 43

1


2.1.2. Báo Gia đình và Xã hội ......................................................................... 44
2.1.3. Báo Lao động ........................................................................................ 45
2.2. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng
hiện nay trên các báo được chọn khảo sát....................................................... 46
2.2.1. Số lượng tác phẩm................................................................................. 46
2.2.2. Về nội dung............................................................................................ 48
2.2.3. Về hình thức .......................................................................................... 70
2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 79
2.3.1. Thành công ............................................................................................ 79
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 85
2.3.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế ............................................. 86
Tiểu kết chương 2:........................................................................................... 88
CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN
NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN GIÁO DỤC
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRÊN BÁO CHÍ THỜI GIAN TỚI ............ 89

3.1. Những vấn đề đặt ra ................................................................................. 89
3.2. Một số giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng thông tin giáo dục sức
khỏe cộng đồng trên báo chí ........................................................................... 92
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với hoạt động thông tin về kiến thức
chăm sóc sức khỏe cộng đồng của ngành y tế ................................................ 92
3.2.2. Đổi mới nội dung và hình thức thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe
cộng đồng ........................................................................................................ 97
3.2.3. Đa dạng hóa hình thức chuyển tải thông tin, phát hành đến độc giả
....................................................................................................................... 106
3.2.4. Duy trì phóng viên chuyên theo dõi mảng y tế.................................... 109
3.2.5. Nâng cao năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức của phóng
viên, biên tập viên làm công tác thông tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe

2


cộng đồng ...................................................................................................... 110
3.2.6. Thành lập các câu lạc bộ nhà báo viết về y tế, tăng cường mở các lớp
đào tạo nhà báo chuyên viết về y tế .............................................................. 115
3.3. Một số kiến nghị cụ thể cho 3 tờ báo được chọn khảo sát ..................... 117
3.3.1. Đối với báo Sức khỏe & Đời sống ...................................................... 117
3.3.2. Đối với báo Gia đình & Xã hội ........................................................... 118
3.3.3. Đối với báo Lao động ......................................................................... 119
Tiểu kết chương 3:......................................................................................... 120
KẾT LUẬN .................................................................................................. 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 123
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 129

3



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
KT-XH

Kinh tế - Xã hội

Nxb

Nhà Xuất bản

PGS. TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

VH-XH

Văn hóa - Xã hội

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng tác phẩm thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay
trên các báo được chọn khảo sát ..................................................... 47
Bảng 2.2. Những nội dung thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay
trên các báo được chọn khảo sát ..................................................................... 49
Bảng 2.3. Các thể loại được sử dụng để thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe
cộng đồng hiện nay trên các báo được chọn khảo sát .................... 72
Bảng 2.4. Ý kiến của công chúng về nguồn tiếp nhận thông tin kiến thức

chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo chí ....................................... 78
Bảng 2.5. Những nội dung thông tin về giáo dục sức khỏe mà công chúng
quan tâm .......................................................................................... 79
Bảng 2.6. Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung thông tin về giáo
dục sức khỏe trên báo chí................................................................ 82
Bảng 2.7. Đánh giá của công chúng về chất lượng hình thức thông tin về giáo
dục sức khỏe trên báo chí................................................................ 83

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới và Việt Nam đã từng chứng kiến và bị ảnh hưởng, tác động
bởi các dịch bệnh lớn, mới, phức tạp nguy hiểm như: SARS (2003), Mers
(2018); H1N1; H5N1. Đặc biệt, đầu năm 2020 cả thế giới phải đối mặt với
đại dịch COVID - 19, đã làm tổn hại đến tình hình sức khỏe, tính mạng và
mọi mặt của đời sống, kinh tế xã hội sâu rộng, và lan khắp các quốc gia
trên thế giới.
Trong tình hình phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, những thông tin
thời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội... luôn được cập nhập liên tục trên
các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo in,
báo điện tử. Khi đời sống được nâng cao, vấn đề sức khỏe càng được coi
trọng, bởi lẽ cha ông ta đã có câu “có sức khỏe là có tất cả”. Chính vì vậy, mỗi
người dân luôn nêu cao tinh thần chăm sóc sức khỏe, không chỉ cho mình mà
còn cho những người thân yêu nữa. Bởi vì muốn có một cơ thể tốt thì mọi
người phải chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về phòng
chống bệnh tật, rèn luyện sức khỏe, thực hành dinh dưỡng hợp lí, luyện tập
thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để phòng
chống bệnh và chữa bệnh.

Đảng và Nhà nước coi công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng là một
trong những “Quốc sách hàng đầu”. Điều này không chỉ thừa nhận ở chủ
trương, chính sách Đảng, Nhà nước mà nó còn được biểu hiện cụ thể qua thái
độ quan tâm sâu sắc của xã hội cũng như thực tiễn sôi động những năm gần
đây, khi mà người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của chính mình.
Việc nâng cao nhận thức giúp người dân hiểu đúng đắn về sức khỏe, cung cấp
những tri thức khoa học về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, cách phòng chữa bệnh
6


để đạt được chỉ số sức khỏe ở mức cần có luôn là vấn đề nóng bỏng nhất hiện
nay khi mà môi trường đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm, các đại dịch lớn,
những căn bệnh nguy hiểm... của nhân loại vẫn đang đe dọa sức khỏe và kinh
tế, chúng ta vẫn chưa được giải quyết triệt để được. Và việc đối mặt với
những thách thức này đòi hỏi phải có sự quyết tâm về chính trị và sự hiểu biết
về chuyên môn. Vì vậy, vấn đề truyền thông về vấn đề giáo dục sức khỏe
cộng đồng trên báo chí có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác y tế nói riêng.
Mục đích của truyền thông về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng là
đưa ra những cảnh báo, những thông điệp quan trọng về giáo dục sức khỏe
cộng đồng có ảnh hưởng đối với cuộc sống và tương lai của mỗi người đến
với bạn đọc. Từ đó, giúp người dân có những thay đổi về hành vi, thái độ và
tự mình biết cách chăm sóc, dự phòng bệnh tật, nâng cao thể trạng sức khỏe
của bản thân cũng như người thân trong gia đình.
Trong những năm qua báo chí được coi là một trong những kênh
truyền tải, phổ biến những thông tin về sức khỏe nói riêng và về vấn đề y tế
nói chung. Đối với các tờ báo, tòa soạn báo vấn đề y tế luôn được chú trọng
đăng tải như: tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực y tế; Chiến lược phát triển ngành y
dược, các văn bản, Đề án do Chính phủ phê duyệt; các thông tin khoa học

của các chuyên gia có ý nghĩa đối với công tác khám, chữa bệnh của nhân
dân; hay những văn bản chỉ đạo của ngành y tế nhằm truyền tải những
thông tin y tế một cách nhanh nhất, chính xác nhất đối với nhân dân. Qua
báo chí, bạn đọc thu lượm được nhiều thông tin, chính sách của Đảng, Nhà
nước và của ngành y tế.
Báo chí cũng luôn cập nhập, đăng tải những tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong lĩnh vực y tế trong nước cũng như thế giới. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm
7


thấy những thông tin y học bổ ích như: Ghép tạng từ người cho chết não,
Ghép Tế bào gốc cho bệnh nhân mắc bệnh về máu và cơ quan tạo máu; Nong
mạch vành bằng y học can thiệp, điều trị lao bằng phương pháp DOST... Tại
Việt Nam và điều chế thuốc cho bệnh nhân HIV/AIDS trên thế giới... Những
thông tin này đã giúp độc giả rất nhiều trong việc chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng.
Đối với những vấn đề gắn bó mật thiết đối với cuộc sống hàng ngày
của người dân như vấn đề tăng giá thuốc, bán thuốc giả như VN Pharma,
tăng giá máy xét nghiệm, thiết bị y tế, đặc biệt là tăng giá khẩu trang y tế
trong đợt dịch COVID - 19 vừa qua. Có thể nói báo chí cũng là yếu tố
chính làm bình ổn giá thuốc trên thị trường và vạch trần sự gian lận của
công ty VN Pharma. Các bài báo, các tác phẩm truyền hình, phát thanh đã
đưa thông tin, phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp cho việc bình ổn
giá, giúp khán thính giả biết được sự thật. Báo chí đã phát huy vai trò tạo
dư luận xã hội, hướng dẫn dư luận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển theo
hướng dân chủ công bằng văn minh.
Ngoài những vấn đề bất cập cần giải quyết, báo chí cũng đã đăng tải
những gương người tốt việc tốt, những gương điển hình tiên tiến trong ngành
y tế. Hình ảnh người Viện trưởng của một Viện đầu ngành trong lĩnh vực
Huyết học - Truyền máu lúc nhà nước cho về nghỉ chế độ được cả cán bộ,

nhân viên và người bệnh tiếc nuối tri ân và xã hội tôn vinh. Nâng cao ý thức
dự phòng... là những trọng tâm của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay. Nhờ
tác động báo chí, đạo đức cán bộ y tế cũng đã được nâng lên vì báo chí vừa
nêu gương người tốt trong thực hiện y đức, vừa phê phán những cá nhân thiếu
y đức, góp phần giáo dục cho cán bộ y tế.
Như vậy, báo chí với chức năng và thế mạnh của mình đã góp phần
không nhỏ vào sự nghiệp chăn sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình
8


hình như Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, về tần suất, chất
lượng của các tác phẩm báo chí về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng ở trên
báo chí hiện nay đang đứng trước những đòi hỏi khá phong phú của đông đảo
độc giả về nội dung và hình thức. Việc khảo sát và tìm ra cách thức, định
hướng thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng đạt hiệu quả cao nhất
có ý nghĩa đối với xã hội và hoạt động tác nghiệp của nhà báo.
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Báo
chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay” để làm đề tài luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học của mình nhằm đánh giá tổng quan thực
trạng báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng thông tin về vấn đề giáo
dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay có một số
nghiên cứu, luận án, luận văn như sau:
- Về sách và tạp chí
Tạp chí của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam với chuyên đề “Phòng
chống một số bệnh truyền nhiễm vì sức khỏe cộng đồng”, xuất bản bởi văn
phòng UNESCO tại Hà Nội, năm 2009 của nhóm tác giả Lê Thị Tuyết Mai,
Nguyễn Thị Hương Lan, Thái Thị Xuân Đào. Các tác giả đã đề cập đến các

vấn đề bệnh truyền nhiễm thường gặp, đặc điểm, dấu hiệu phát ra bệnh và
cách phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Cuốn sách Sổ tay hướng dẫn lồng ghép truyền thông do TS. Trần Đắc
Phu chủ biên, năm 2011. Cuốn sách là tài liệu dành cho cán bộ quản lý y tế
cấp trung ương, tỉnh và huyện. Cuốn sổ tay trình bày những thông tin cơ bản
về rửa tay với xà phòng và hướng dẫn một số phương pháp lồng ghép truyền
thông rửa tay với xà phòng với mong muốn hỗ trợ cán bộ quản lý y tế các cấp
9


thực hiện lồng ghép truyền thông rửa tay với xà phòng vào các chương trình
cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang
triển khai trong hệ thống ngành y tế.
Cuốn Những bệnh của gia súc lây sang người của tác giả Nguyễn Hữu
Ninh, năm 1987, Nxb Nông nghiệp. Tác giả cuốn sách đã nêu các bệnh từ gia
súc lây sang người là những bệnh nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, có thể
truyền giữa người và động vật. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam
là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên là một trong những “điểm nóng”
về các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật, trong đó có
những bệnh do virus và rickettsia: Dại, vincatxơn, sốt lở mồm; những bệnh do
vi khuẩn: Dịch hạch, đóng dấu, nhiệt than; những bệnh do giun sán: Gạo của
bò và lợn, giun bao, giun móc hay lây bệnh truyền nhiễm từ Dơi, Rắn… Điều
đáng lo ngại hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có hoạt
động chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm rất lớn. Song, phương thức chăn
nuôi chủ yếu là truyền thống, thủ công và nằm rải rác tại các hộ gia đình.
Nhiều bệnh trong số này khá nguy hiểm, như: Viêm phổi cấp lây từ loài cầy
hương; sốt rét do muỗi vằn chích; dịch hạch từ chuột cống và những loài gặm
nhấm; bệnh nhũn não lây truyền từ bò; bệnh dại từ thú hoang vật nuôi…
Cuốn Quy chuẩn quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong
các cơ sở giáo dục, do nhóm tác giả của Bộ Y tế nghiên cứu, năm 2011, Nxb

Y học. Nội dung cuốn sách đề cập đến công tác hướng dẫn tìm hiểu phòng
chống, chẩn đoán, điều trị một số bệnh dịch, bệnh tật cho các em học sinh ở
các trường học và đã được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Việc chăm sóc,
bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng góp
phần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ
tương lai của đất nước. Song trên thực tế hoạt động y tế học đường hiện nay
còn gặp nhiều khó khăn, nhiều bệnh dịch học đường đang có xu hướng gia
10


tăng. Vì vậy, để tăng cường công tác y tế trong trường học, Chính phủ và các
Bộ ngành liên quan đã ban hành Quy chuẩn, kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh
phòng chống bệnh tật, hướng dẫn công tác phòng, chống các dịch bệnh truyền
nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhìn chung các tác phẩm trên đã đưa ra hệ thống các quan điểm có tính
chất lí luận và thực tiễn về giáo dục sức khỏe cộng đồng; khẳng định tầm
quan trọng của việc giáo dục sức khỏe cộng đồng.
Đề cập đến vấn đề vai trò của báo chí được nói tới trong một số cuốn
sách, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học: Báo chí - những vấn đề lí
luận và thực tiễn của Hà Minh Đức (1994); Truyền thông đại chúng của Tạ
Ngọc Tấn; Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa, xã hội của Lê Thanh
Bình (2008); Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội của Hoàng Đình
Cúc (2007); Cơ sở lí luận báo chí của Nguyễn Văn Dững (2012)... các tác
giả đã luận giải một cách sâu sắc về chức năng xã hội cơ bản của báo chí.
Trong chức năng quản lí, giám sát và phản biện xã hội, các tác phẩm đã làm
rõ vai trò của báo chí trong thực hiện các vấn đề đó, đồng thời chỉ ra các
điều kiện để báo chí thực hiện tốt hơn các chức năng này. Có thể nói, các
tác phẩm này là “kim chỉ nam” cho những ai quan tâm hay nghiên cứu đến
các chức năng xã hội của báo chí, chức năng quản lí, giám sát và phản biện
xã hội của báo chí.

Bên cạnh đó, còn có nhiều luận án, luận văn thạc sĩ trong những năm
gần đây đã lựa chọn vấn đề truyền thông làm đề tài nghiên cứu, như:
Luận văn thạc sĩ Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng trên
báo chí của Đỗ Võ Tuấn Dũng (2004) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tác giả luận văn đã tiến hành phân tích cơ sở lý luận, khảo sát 3 tác phẩm báo
chí cụ thể từ năm 2001 - 2003, từ đó làm sáng tỏ một số quan điểm của Đảng
và Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khỏe đồng
11


thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng truyền thông về lĩnh vực
sức khỏe trên báo chí.
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Y học Đánh giá thực trạng và hiệu quả
một số giải pháp can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe trong chăm sóc
sức khỏe trẻ em tại tuyến cơ sở của Nguyễn Thị Kim Liên (2006) tại trường
Đại học Y Hà Nội. Ở luận án này tác giả đã trình bày tổng quan về các yếu tố,
mô hình, vai trò, phương pháp ảnh hưởng của các giải pháp nâng cao hoạt
động giáo dục chăm sóc sức khỏe trẻ em; nghiên cứu về thực trạng, kiến thức,
thái độ thực hành hoạt động của giáo dục sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở và các
vấn đề can thiệp, thực hiện can thiệp. Đây là một nghiên cứu có tính chuyên
ngành, chủ yếu là nghiên cứu của hoạt động truyền thông của cán bộ giáo dục
sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí Vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm trên báo chí hiện nay (khảo sát trên các báo Lao động, Sức khỏe và đời
sống từ 1/2007 đến 6/2008) của Chu Thúy Ngà (2008). Tác giả luận văn đã
tiến hành nghiên cứu những vấn đề chung về an toàn vệ sinh thực phẩm và
vai trò của báo chí hiện nay; về công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh thực
phẩm trên báo chí hiện nay; và những bài học kinh nghiệm trong công tác
tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí.
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt

Nam” của Bùi Thị Thu Thủy, năm 2010, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã khái quát hóa và chuẩn hóa hệ thống lý
luận về lí thuyết kênh, chương trình truyền thông chuyên biệt và nhu cầu của
công chúng chuyên biệt đối với vấn đề thông tin sức khỏe. Đồng thời tác giả
luận văn đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình thông tin sức khoẻ
trên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả truyền thông.

12


Luận văn Truyền thông đại chúng Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in
hiện nay của Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012) tại trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã tìm hiểu vai trò của báo chí
trong việc chuyển tải thông tin về y tế - sức khỏe và diện mạo của báo chí viết
về mảng y tế - sức khỏe hiện nay; trình bày nội dung, hình thức thể hiện
những thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & Đời sống và Sức khỏe &
Đời sống; đánh giá ưu điểm, nhược điểm của thông tin y tế - sức khỏe trên
báo chí và đề xuất giải pháp đối với hai tờ báo Khoa học & Đời sống và Sức
khỏe & Đời sống.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Thông tin về kiến thức
chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên báo chí ngành y tế hiện nay của Hoàng Nữ
Thái Bình (2013) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận văn đã
tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin các sản phẩm
truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo in (cụ thể là
các báo, tạp chí của ngành y tế: Sức khỏe & Đời sống, Gia đình & Xã hội,
Tạp chí Dược & Mỹ phẩm), luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng của công tác thông tin, tuyên truyền về kiến thức chăm
sóc sức khỏe nhân dân trên các báo, tạp chí của ngành y tế.
Luận văn Thạc sĩ Báo chí và truyền thông “Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ

dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam” của Trần Thị Thảo, năm 2016.
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn đi sâu
khảo sát, phân tích nội dung, cách thức thể hiện của thông tin tư vấn, chỉ dẫn
an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam trong hai năm 2014 - 2015. Đáng
chú ý, luận văn còn tiến hành thu thập ý kiến công chúng với kết quả 72% ý
kiến người được hỏi cho rằng việc báo chí cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn
An toàn thực phẩm là rất cần thiết, trong đó báo điện tử được công chúng
đánh giá là loại hình thuận tiện nhất cho việc tiếp nhận thông tin này. Đây
13


được coi như một chỉ báo về nhận thức, thái độ của công chúng trước diễn
biến phức tạp của vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay. Dựa trên chỉ báo này,
các cơ quan báo chí sẽ có định hướng tổ chức và đầu tư thích đáng đối với
hoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Vai trò của báo chí trong
chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết Dengue và
bệnh dịch do vi rút Zika của Nguyễn Thị Hạnh (2017) tại trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Luận văn đã bám sát cơ sở lý luận
báo chí học và đưa ra được cơ sở lý luận, thực tiễn, đồng thời phân tích, tổng
hợp, luận giải vấn đề liên quan đến luận văn. Trên cơ sở những vấn đề lý luận
đã xây dựng, luận văn đã khảo sát ý kiến công chúng, tìm hiểu cách thức tiếp
cận thông tin gồm tần suất, mục đích, nội dung tiếp cận thông tin về tình hình
dịch bệnh nói chung, bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và bệnh dịch do vi rút
Zika nói riêng trên báo chí; chỉ rõ thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế
trong công tác thông tin truyền thông phòng chống dịch bệnh nói chung, bệnh
dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika nói riêng. Từ cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn đã nghiên cứu, luận văn đưa ra những giải pháp, khuyến nghị cơ bản
đối với cơ quan quản lý, các cơ quan báo chí và công chúng nhằm nâng cao
chất lượng trong công tác thông tin truyền thông về dịch bệnh.

Đây là những đề tài có cách đặt vấn đề tương đồng với luận văn này
nên chúng tôi có thể tham khảo về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn
đề cũng như một số quan điểm về giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên
báo chí.
Nhìn chung, các công trình, bài nghiên cứu đã bước đầu đề cập một số
vấn đề về ngành y, chăm sóc sức khỏe trên các phương diện thông tin đại
chúng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trực tiếp nghiên
cứu vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí. Trong tình
hình đó, tác giả luận văn mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói
14


vào lí luận chung truyền thông vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay
trên báo chí. Đồng thời, luận văn sẽ đi tiên phong trong việc khảo sát nội
dung, hình thức của truyền thông về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện
nay trên báo chí. Chính vì vậy có thể nói đây là lần đầu tiên có đề tài luận văn
nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến đề tài, luận văn
khảo sát về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo thuộc
diện khảo sát, đánh giá thành công, hạn chế trên hai bình diện nội dung và
hình thức thể hiện, từ đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao
chất lượng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay và thời gian tới
trên báo chí.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề
giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí.
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung và hình thức

thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo được
khảo sát; từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của thông tin về vấn đề giáo
dục sức khỏe cộng đồng trên các báo được chọn khảo sát.
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông
tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay và thời gian tới trên báo chí.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là báo chí với vấn đề giáo dục sức
khỏe cộng đồng hiện nay.

15


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát trên báo in và báo điện tử, cụ thể là các báo Sức
khỏe và Đời sống; Gia đình và Xã hội và báo Lao động.
Sở dĩ các báo được khảo sát báo Sức khỏe và Đời sống; Gia đình và Xã
hội và báo Lao động với các lý do sau:
Thứ nhất, cả ba tờ báo trên đều là các tờ báo có số lượng phát hành và số
lượng độc giả lớn, bao gồm cả người dân thủ đô và các tỉnh thành trong cả nước.
Thứ hai, các báo này có số lượng tin, bài về y tế và thông tin y tế phong
phú, hoạt động chống dịch bệnh được cập nhập thường xuyên.
Thứ ba, phóng viên viết cho tờ báo này là những nhà báo, phóng viên
được đào tạo bài bản, được học qua các trường lớp về báo chí; các phóng viên
năng động, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn từ cuộc sống nên chất lượng tin,
bài khá cao. Các vấn đề mà các báo chuyển tải đều có giá trị thực tiễn, tính
thông tin cao và có hàm lượng tri thức lớn.
Thứ tư, về thời gian khảo sát từ tháng 6/2018 - 6/2019 vì trong khoảng
thời gian này các vấn đề về dịch bệnh cúm A-H1N1, sốt xuất huyết viêm
màng não bùng phát mạnh khiếm cho môi trường sống và sức khỏe cộng đồng

bị đe dạo một cách nghiêm trọng.
Do vấn đề sức khỏe cộng đồng quá rộng nên tác giả luận văn sẽ chỉ tập
trung vào các nội dung:
Chủ chương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về sức
khỏe, y tế.
Những vấn đề y khoa, đặc điểm, tình hình dịch bệnh và tư vấn sức khỏe.
Hướng dẫn sử dụng thuốc, mỹ phẩm an toàn hợp lý và các chỉ dẫn về
các bài thuốc trong y học cổ truyền.
Những thành tựu y tế, những tấm gương tiêu biểu trong công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn trong những tác phẩm đã
16


được đăng tải trên 03 báo được chọn báo Sức khỏe và Đời sống; Gia đình và
Xã hội và báo Lao động thời gian từ tháng 6/2018 - 6/2019.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Cơ sở lý luận của luận văn dựa là vào Quan điểm của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về báo chí và luật về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng
đồng. Đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả về các
lĩnh vực báo chí truyền thông liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu công cụ như:
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu lịch sử: Kế thừa kết quả nghiên cứu
của các tác giả đã nghiên cứu về những đề tài có liên quan. Tổng hợp tất cả
các quan điểm lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài từ các văn bản pháp luật,
tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí...
- Phương pháp thống kê, phân tích nội dung văn bản: Nhằm tìm hiểu
nội dung, cách thức thể hiện thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng

dưới góc độ người nghiên cứu báo chí. Về mặt định lượng, phân tích nội dung
văn bản giúp tìm hiểu tần suất, mức độ xuất hiện của thông tin về vấn đề giáo
dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí. Trên cơ sở đó so sánh, nghiên cứu và
đưa ra những đánh giá khách quan và khoa học.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với các lãnh đạo cơ
quan chủ quản, nhà báo, người dân... nhằm đánh giá ưu - nhược điểm, tìm ra
giải pháp, nâng cao hiệu quả truyền thông về giáo dục sức khỏe của cộng
đồng trên báo chí.
- Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anket): Tiến hành phát
300 phiếu giấy trưng cầu ý kiến cho đối tượng là công chúng không phân biệt
giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của công chúng đang sinh
sống và làm việc tại 3 quận/huyện của thành phố Hà Nội: Cầu Giấy, Đông
17


Anh , Mỹ Đức, nhằm lấy ý kiến của họ về ưu, khuyết điểm cũng như các giải
pháp nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe của cộng
đồng hiện nay trên báo chí. Đây được xem là cơ sở quan trọng để nhận định,
đánh giá vấn đề.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm mới và phong phú thêm lí luận về vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của báo chí đương đại.
Luận văn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho những
nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên các chuyên ngành báo chí và những ai
quan tâm đến lĩnh vực này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cũng làm rõ được những cách thức, phương pháp sáng tạo cơ
bản nhất của báo chí về giáo dục sức khỏe của cộng đồng hiện nay.
Thông qua luận văn này, các cơ quan quản lí báo chí, y tế sẽ nhìn thấy

được thực trạng thông tin về giáo dục sức khỏe của cộng đồng hiện nay trên
báo chí Việt Nam để từ đó có những biện pháp chỉ đạo thích hợp.
7. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề giáo dục sức
khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí
Chương 2: Thực trạng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay
trên các báo được chọn khảo sát
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp, khuyến nghị nâng cao
chất lượng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay
trên báo chí

18


CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG
ĐỒNG HIỆN NAY TRÊN BÁO CHÍ
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Báo chí
Theo tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lí luận báo chí, Nxb
Lao động, năm 2012 có định nghĩa “Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến
phát triển theo từng ngày và có tác động chi phối đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nhưng đến nay, chưa có sự thống nhất ở mức độ tương đối về
khái niệm này, thậm chí trong các sách, giáo trình chính thức bằng tiếng Việt,
kể cả tiếng nước ngoài cũng chưa thấy đưa ra khái niệm báo chí là gì, báo
chí và thông tin báo chí có những đặc điểm cơ bản nào để có thể nhận diện rõ
hơn về bản chất và cơ chế hoạt động” [18, tr. 53]. Tuy nhiên, quan niệm về
báo chí có nhiều quan điểm khác nhau:

Báo chí trong quan niệm của dân gian: Trong xã hội Việt Nam ngày
trước, báo chí nhiều khi được ví, được coi như “thằng mõ”; là người mách
lẻo, thóc mách, đưa chuyện, là người hóng hớt... “thằng mõ” trong xã hội Việt
Nam trước đây là người đưa tin có tính chất công báo, làm nhiệm vụ loan báo
cho dân làng biết những gì đã, đang và sắp xảy ra [18, tr. 54].
Dưới góc độ báo chí - truyền thông Việt Nam thì “thằng mõ” được xem
là một trong những dạng thức “người đưa tin” cổ xưa và sơ khai” [18, tr. 54].
Ở khía cạnh khác, báo chí được hiểu là phương tiện thông báo, thông
tin về những việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết. Báo chí là
phương tiện thông tin thời sự, phương tiện giao tiếp xã hội; là diễn đàn cung
cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin công khai.
Ở góc độ tiếp cận từ lí thuyết, báo chí được coi là “những tư liệu sinh
hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang

19


diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất
bản định kì, đều đặn” [18, tr. 54].
Theo nghĩa hẹp, báo chí được hiểu bao gồm báo và tạp chí; theo nghĩa
rộng bao gồm các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng
điện tử. Báo chí chính là một bộ máy để tìm hiểu thông tin, phổ biến và phân
tích tin tức, là những cơ quan ngôn luận, cung cấp thông tin và ý kiến về mọi
vấn đề. Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có
những loại hình báo chí sau:
- Báo in
Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang
tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Trong trường hợp này,
thuật ngữ báo in được dùng để chỉ hai bộ phận: báo và tạp chí.
Toàn bộ thông tin của báo in đồng thời xuất hiện trước mắt người đọc

hầu như trên một trang báo. Sự đồng hiện thông tin của báo in được thể bằng
những thông tin xuất hiện cùng lúc trên trang báo, thông qua việc trình bày, tổ
chức trang báo như: chuyên trang, chuyên mục, tiêu đề, tít chính, tít phụ, sapô,
nội dung, hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ... Phương thức truyền tải thông tin này là
một ưu thế nhất định của báo in với công chúng đọc báo in có thể thấy tít
hoặc sapô hấp dẫn hay cũng có thể tranh ảnh, biểu đồ minh họa gây chú ý mà
thu hút họ mua báo và đọc.
Luật Báo chí 2016 định nghĩa “báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ
viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc,
gồm báo in, tạp chí in” [34, tr. 1].
Một cách hiểu khác: báo in là sản phẩm định kỳ chuyển tải nội dung
thông tin mang tính thời sự được nhân bản bằng máy in và phát hành rộng rãi
trong xã hội.
Báo in có tính định kỳ. Tính định kỳ này được mặc định giữa tòa soạn
báo chí với công chúng bằng sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố định.

20


Sản phẩm báo in có thể ra hàng ngày hoặc hàng tuần... nhưng nếu tính định
kỳ bị phá vỡ sẽ làm báo xáo trộn thói quen theo dõi, mua báo và đọc báo của
công chúng và họ sẽ tự kiếm những phương tiện, hình thức khác để tiếp cận
thông tin.
Sản phẩm của báo in được phát hành rộng rãi trong xã hội. Nhưng mỗi
loại báo in có đối tượng công chúng đặc thù như: báo Thanh niên, báo Tiền
phong, báo Tuổi trẻ dành cho lứa tuổi đoàn viên, thanh niên; báo Nhi đồng
dành cho lứa tuổi nhi đồng; báo Người cao tuổi dành cho những người cao
tuổi; báo Phụ nữ dành cho phụ nữ... Với mỗi đối tượng công chúng lại mang
đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên cách thức tiếp cận thông tin cũng không
giống nhau. Do đó, mỗi cơ quan báo in cần có cách thức thông tin phù hợp

với đối tượng công chúng của mình.
Công chúng của báo in tiếp nhận thông tin bằng thị giác nên hoàn toàn
có thể chủ động về không gian, thời gian, địa điểm tiếp nhận thông tin khi
thấy phù hợp. Chính nhờ sự chủ động của công chúng khi đọc báo in nên việc
ghi nhớ thông tin cũng lâu hơn, chi tiết hơn giúp cho việc nhận thức các mặt
của một sự kiện phức tạp hay vấn đề cũng đầy đủ, đúng đắn hơn.
- Phát thanh
Phát thanh là một loại hình báo chí ra đời vào những năm 50 của thế
kỷ XX trên cơ sở của việc phát hiện ra sóng điện tử. Đó là phát minh quan
trọng trong lĩnh vực vật lí, gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi
tiếng thế giới lúc bấy giờ như: Ambrose Fleming, Faraday, Clerk Maxwell,
Rudolf Hext...
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Dũng: “Phát thanh là một loại hình báo chí
điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó sử dụng ngôn ngữ âm thanh tổng
hợp, sinh động bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc để chuyển tải thông điệp
nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện tử và hệ thống truyền thanh tác động trực tiếp
vào thính giác của người nghe” [13. Tr. 22].

21


×