Tải bản đầy đủ (.doc) (199 trang)

luận án tiến sĩ thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 199 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ TRỌNG MẠNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ TRỌNG MẠNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Chính sách công
Mã số: 9.34.04.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Đặng Nguyên Anh (HDC)
2. TS. Trần Ngọc Ngoạn (HDP)


HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng
dẫn của các nhà khoa học:
Các số liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án
là trung thực, khách quan, khoa học, trên cơ sở điều tra, nghiên cứu, đánh giá,
phân tích và tổng hợp. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định./.
Hà Nội, 07 tháng 8 năm 2020
Nghiên cứu sinh

Tô Trọng Mạnh


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách công...................................................... 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài.......................................................... 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.......................................................... 8
1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách nông nghiệp, nông thôn,
nông dân và xây dựng nông thôn mới................................................................................... 9
1.2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài.......................................................... 9

1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
...........................................................................................................................................................

20
1.3. Khoảng trống của các nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án .. 35
Tiểu kết chương 1............................................................................................................................... 37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI........................39
2.1. Xây dựng nông thôn mới...................................................................................................... 39
2.1.1. Nông thôn và nông thôn mới
...........................................................................................................................................................

39
2.1.2. Khái niệm xây dựng nông thôn mới
...........................................................................................................................................................

48
2.1.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới
...........................................................................................................................................................

49
2.1.4. Ý nghĩa, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
...........................................................................................................................................................

51
2.1.5. Chủ thể, nguồn lực và tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới
...........................................................................................................................................................

54
2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới

...........................................................................................................................................................

61
2.2. Chính sách xây dựng nông thôn mới............................................................................ 66


2.2.1. Chính sách công
...........................................................................................................................................................

66
2.2.2. Cấu trúc nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới
...........................................................................................................................................................

71
2.2.3. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
...........................................................................................................................................................

74
2.3. Tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới.................................. 76
2.3.1. Ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới
........................................................................................................................................................................

76
2.3.2. Quy trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
...........................................................................................................................................................

79
2.3.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới 84
2.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông



thôn mới..................................................................................................................................................... 85
2.3.5. Yêu cầu đối với tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới................................................................................................................................................................ 89
Tiểu kết chương 2............................................................................................................................... 92
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................. 94
3.1. Bối cảnh thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.....94
3.2. Công tác tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới..............97
3.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.................................... 97
3.2.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách............................................... 99
3.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
...........................................................................................................................................................

105
3.2.4. Đôn đốc thực hiện
...........................................................................................................................................................

107
3.2.5. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm................................................................. 110
3.3. Kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay.............................................................................................................................. 113
3.3.1. Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới của cả nước......................................... 113
3.3.2. Kết quả huy động nguồn vốn và xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ
bản nông thôn mới................................................................................................................................ 115
3.3.3. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới...................116
3.4. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.................................................................................................... 122
3.4.1. Những nội dung thực hiện được

...........................................................................................................................................................

122
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
...........................................................................................................................................................

125
Tiểu kết chương 3.............................................................................................................................. 136
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025...................137
4.1. Những gợi ý nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chính sách xây dựng
nông thôn mới ở Việt Nam............................................................................................................ 137
4.1.1. Những kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện chính sách xây dựng
nông thôn mới thời gian qua
........................................................................................................................................................................

137


4.1.2. Xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 26/NQ-TW
...........................................................................................................................................................

139
4.1.3. Định hướng mục tiêu thực hiện xây dựng nông thôn mới trong
giai đoạn tiếp theo (2021-2025)
........................................................................................................................................................................

141
4.2. Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng
nông thôn mới ở Việt Nam............................................................................................................ 145

4.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ..................................................... 145


4.2.2. Giải pháp về công tác quy hoạch, chỉ đạo thực hiện chính sách
...................................................................................................................
147
4.2.3. Giải pháp về công tác phổ biến, tuyên truyền
...........................................................................................................................................................

150
4.2.4. Giải pháp về công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới
........................................................................................................................................................................

153
4.2.5. Giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn
...........................................................................................................................................................

155
4.2.6. Giải pháp phát huy nguồn lực, sức mạnh và tiềm năng của vùng
và địa phương
........................................................................................................................................................................

157
4.2.7. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các ngành, các tổ chức chính
trị - xã hội và người dân vào thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
........................................................................................................................................................................

159
4.2.8. Giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giám sát,

đánh giá tình hình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
........................................................................................................................................................................

160
4.2.9. Giải pháp hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới . 161
4.2.10. Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức phục vụ thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
........................................................................................................................................................................

163
4.2.11. Giải pháp về tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế trong thực
hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
........................................................................................................................................................................

164
Tiểu kết chương 4............................................................................................................................... 165
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 167
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả........................................................... 169
Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................................................... 170
Phụ lục....................................................................................................................................................... 187


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Giải nghĩa

1


ATXH

An toàn xã hội

2

BCĐ

Ban chỉ đạo

3

BĐKH

Biến đổi khí hậu

4

CB, CC

Cán bộ, công chức

5

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

6


ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

7

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

8

CCKT

Cơ cấu kinh tế

9

CNH

Công nghiệp hóa

10

CP

Chính phủ

11


CSC

Chính sách công

12

CSHT

Cơ sở hạ tầng

13

CSVC

Cơ sở vật chất

14

HĐH

Hiện đại hóa

15

HĐND

Hội đồng nhân dân

16


HTCT

Hệ thống chính trị

17

HTX

Hợp tác xã

18

KHCN

Khoa học công nghệ

19

KHKT

Khoa học kỹ thuật

20

MTQG

Mục tiêu quốc gia

21


MTTQ

Mặt trận tổ quốc


22



Nghị định

23

NN

Nông nghiệp

24

NT

Nông thôn

25

NQ

Nghị Quyết


26

NSNN

Ngân sách nhà nước

27

NTM

Nông thôn mới

28

NXB

Nhà xuất bản

29



Quyết định

30

TS

Tiến sĩ


31

TTg

Thủ tướng

32

TU, TW

Trung Ương

33

UBND

Ủy Ban Nhân dân

34

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

35

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


36

VPĐP

Văn phòng điều phối


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Sự khác biệt trong mô hình nông thôn cũ và mới.......................................... 45
Bảng 2.2. Ý kiến nhận xét về ý nghĩa của chính sách XDNTM.................................. 52
Bảng 2.3. Ý kiến nhận xét về việc tổ chức thực hiện “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân quản lý và dân hưởng lợi” ở cấp cơ sở
trong thực hiện XDNTM.................................................................................................................. 57
Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cơ sở.........58
Bảng 2.5. Tình hình FDI và FDI trong NN của Việt Nam 2011-2017......................63
Bảng 3.1. Tổng hợp mức độ đạt chuẩn nông thôn mới của cả nước..........................113
Bảng 3.2. Mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí của cả nước.................................................... 114
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về nhận thức của người dân trong huy động nguồn
lực cho thực hiện XDNTM.............................................................................................................. 116
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ..........................125
Bảng 3.5. Khảo sát mức độ, tiến độ tình hình triển khai thực hiện chính sách
XDNTM..................................................................................................................................................... 126
Bảng 3.6. Điều tra về những tệ nạn xã hội nông thôn....................................................... 128
Bảng 3.7. Kết quả trong công tác phổ biến, tuyên truyền về XDNTM....................129
Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá về công tác phổ biến, tuyên truyền trong thực hiện
chính sách XDNTM............................................................................................................................ 129


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nghề nông thôn.................................................................. 41

Hình 2.2. Mối quan hệ của các chủ thể quản lý và tham gia đóng góp thực
hiện chương trình XDNTM............................................................................................................. 54
Hình 2.3. Phương thức tham gia của người dân vào quá trình CSC..........................55
Hình 2.4. Vai trò của người dân tham gia XDNTM........................................................... 56
Hình 2.5. Tỷ lệ các hình thức tham trực tiếp của người dân trong thực hiện
chính sách XDNTM............................................................................................................................ 57
Hình 2.6. Mô hình hóa công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng NTM..................................................................................................................................... 59
Hình 2.7. Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.................................................................................... 60
Hình 2.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới............................. 61
Hình 2.9. Các yếu tố tác động đến phương thức tham gia của người dân trong
thực hiện chính sách XDNTM....................................................................................................... 65
Hình 3.1. Hình thức người dân tiếp cận thông tin về chính sách XDNTM qua
các phương tiện truyền thông đại chúng................................................................................... 101
Hình 3.2. Tỷ lệ người dân biết về những thông tin cơ bản trong XDNTM............104
Hình 3.3. Tỷ lệ nắm bắt thông tin của người dân tại các khu vực khảo sát về
thực hiện chính sách XDNTM....................................................................................................... 105
Hình 3.4. Sơ đồ bộ máy quản lý, điều hành chương trình XDNTM..........................106
Hình 3.5. Mức độ đạt chuẩn nông thôn mới của các vùng trên cả nước.................114
Hình 3.6. Hình thức người dân tham gia bàn bạc ra quyết định trong XDNTM 127
Hình 3.7. Tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra, giám sát và đánh giá chính sách
XDNTM..................................................................................................................................................... 131
Hình 3.8. Lý do người dân không tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát
và đánh giá................................................................................................................................................ 132
Hình 3.9. Những hạn chế chính về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp cơ sở hiện nay................................................................................................................................ 135
Hình 3.10. Những lý do ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp cơ sở hiện nay................................................................................................................................ 135



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và kỷ nguyên công nghệ 4.0, đặt ra yêu cầu rất cao đối
với nền kinh tế nước ta trên tất cả các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức nhất. Nhằm phục vụ yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới, khắc phục những tồn tại hiện
nay trong khu vực nông thôn, đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, cần
phải có nhiều chính sách. Trong đó, có chính sách xây dựng nông thôn mới.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta bước vào công
cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Nền kinh thế
thị trường và hội nhập có nhiều ưu điểm như giải phóng lực lượng sản xuất, thúc
đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Tuy nhiên, do việc phân bổ nguồn lực kinh tế tuân theo quy luật vận động của
hệ thống thị trường nên cũng bộc lộ nhiều khuyết tật. Những vùng, địa phương khó
khăn, ít tài nguyên và không có vị trí địa lý thuận lợi thì vẫn phát triển chậm, đời
sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, phân cực giàu nghèo ngày càng sâu sắc,
nhất là nông thôn ở vùng sâu, vùng xa. Một thực tế đang diễn ra là, do nông thôn
chậm phát triển nên áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn, làm ảnh
hưởng đến quá trình ổn định và phát triển của các đô thị.
Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải
pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập. Thực
hiện Nghị quyết TW 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về “Bộ
tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010
về “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” tạo cơ sở pháp lý và
thống nhất chỉ đạo việc thực hiện chính sách XDNTM trên phạm vi cả nước. Mới
đây nhất là Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ
“Ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 – 2020”. Như vậy,
sau 10 năm triển khai thực hiện chính sách XDNTM đã đạt được những kết quả to

lớn, đặc biệt người dân đã chủ động, tin tưởng, tích cực tham gia vào thực hiện
XDNTM. Bộ mặt NT được thay đổi, điều kiện vật chất và tinh thần được nâng cao.
1


Việc tổ chức hiệu quả thực hiện chính sách XDNTM đóng vai trò quan trọng
đối với khu vực NT khi người dân sinh sống chủ yếu bằng NN. Đặc biệt ở Việt
Nam, một nước NN với 64% dân cư đang sinh sống ở NT thì phát triển NN, NT đã,
đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành và có vai trò quyết
định đối với việc ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Việc thực hiện có
hiệu quả chính sách XDNTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê
hương, đất nước trong giai đoạn mới. Công tác tổ chức thực hiện chính sách
XDNTM sẽ ngăn ngừa việc thực hiện tự phát, mỗi nơi làm theo một cách và hạn
chế những khuyết điểm vốn có của nông thôn Việt Nam như: có phạm vi rộng lớn;
kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; đặc điểm địa hình phức tạp,
nhiều sông suối chia cắt và cách lập làng theo tập quán có từ lâu đời, nông thôn
nước ta phát triển còn lộn xộn, phong tục văn hóa khác nhau, nếp sống đa dạng…
Trên thực tế hiện nay, việc thực hiện chính sách XDNTM ở nước ta vẫn còn
tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Sự chênh lệnh tiêu chí giữa các xã ở các vùng
miền còn lớn; tỷ lệ hộ nghèo so với bình quân cả nước còn cao, số hộ nghèo ở các
huyện nghèo chiếm tỷ lệ lớn; nhận thức ở một số nơi về mục đích, ý nghĩa của
chương trình chưa đầy đủ. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý và công tác chỉ
đạo việc thực hiện chính sách còn hạn chế; công tác quy hoạch lập kế hoạch thực
hiện; công tác tuyên truyền, phân công phối hợp, công tác kiểm tra, đánh giá và
khảo sát thực trạng theo 19 tiêu chí trong XDNTM cũng còn nhiều khuyết điểm; cơ
chế huy động nguồn lực, phân bổ nguồn vốn trong XDNTM; trình độ dân trí của
người dân trong việc thực hiện chương trình…còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Những
điều đó dẫn đến, công tác thực hiện chính sách XDNTM chưa thực sự nhanh, mạnh
và hiệu quả. NT tuy có phát triển nhưng sản xuất còn nhỏ lẻ, các hình thức sản xuất
chưa theo kịp nhu cầu phát triển thị trường, lao động thiếu việc làm còn nhiều, chất

lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu, nghèo giữa
khu vực nông thôn và thành thị còn cách biệt lớn; một số vấn đề bức xúc xã hội phát
sinh chậm được giải quyết, nhất là trong tranh chấp, khiếu nại của công dân…
Xuất phát từ thực tiễn cho thấy, vấn đề cốt lõi của thực hiện chính sách
XDNTM chính là đạt được các mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Theo đó, thực hiện
XDNTM nhằm nâng cao thu nhập, mức sống của cư dân NT, tạo sự hài lòng của
2


người dân đối với sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Vì thế phải xác định
thực hiện chính sách XDNTM là nhiệm vụ lâu dài, không thể nhanh chóng hoàn thành
trong ngày một ngày hai, hơn nữa thực hiện XDNTM cũng chưa kết thúc khi các địa
phương hoàn thành các tiêu chí đề ra, mà cần tiếp tục duy trì và nâng cao hơn chất
lượng các tiêu chí đã đạt được. Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu lý luận,
tổng hợp và đánh giá thực tiễn, tìm giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách XDNTM trên địa bàn NT cả nước nhằm mở ra triển vọng mới trên lộ trình
xây dựng môi trường sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng dân cư.

Từ những lý do trên đây và qua kinh nghiệm từ thực tiễn, tác giả lựa chọn đề
tài luận án “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay”
làm vấn đề nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức thực hiện chính
sách XDNTM, luận án đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao việc thực hiện chính
sách XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, mỗi chương của luận án cần
hướng tới và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án;
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách XDNTM;
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách XDNTM ở nước ta
hiện nay, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài
học kinh nghiệm;
- Dự báo bối cảnh tác động, xác định mục tiêu, định hướng và đề xuất giải
pháp nâng cao việc thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên giả thuyết rằng quá trình thực hiện chính sách
XDNTM ở Việt Nam thời gian qua chưa hợp lý; chất lượng XDNTM còn nhiều yếu
kém, một số tiêu chí chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội và yêu cầu phát triển.
Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về công tác chỉ
đạo, điều hành; nguyên nhân về phân công phối hợp giữa các cấp; nguyên nhân về
3


công tác phổ biến, tuyên truyền… Nghiên cứu cũng sẽ chỉ rõ những yếu tố ảnh
hưởng, những khuyết điểm đã, đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện
XDNTM. Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hợp lý sẽ khắc phục những yếu
kém và hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
Hơn thế nữa, Luận án sẽ tìm kiếm những bài học kinh nghiệm trong thực
hiện chính sách XDNTM của một số quốc gia trên thế giới, thông qua đó giúp các
địa phương, các vùng miền trong cả nước định hướng, linh hoạt sử dụng các tiêu chí
và thực hiện XDNTM kiểu mẫu ở giai đoạn tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác tổ chức thực hiện chính sách
XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong khuân khổ đề tài luận án, tác giả tập trung

nghiên cứu công tác thực hiện chính sách XDNTM theo quy trình chính sách công.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu quy trình thực hiện chính sách XDNTM
trên phạm vi cả nước.
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu nội dung thực hiện chính sách
XDNTM, chủ yếu từ năm 2010 đến năm 2019. Phần đề xuất quan điểm và giải pháp
đến năm 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, tác giả kết hợp phương pháp luận và các phương
pháp nghiên cứu, cụ thể như:
- Phương pháp luận: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý
thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm các lý thuyết, những quan
điểm tiếp cận đối tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ
thuật và lôgíc tiến hành nghiên cứu công trình khoa học cũng như phương pháp tổ
chức, quản lý quá trình ấy. Ở đây tác giả luận án sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử cùng với việc nghiên cứu những quan điểm tổng quát,
những cách tiếp cận khác nhau, xây dựng hệ thống lý luận về chính sách NN, NT và
XDNTM. Đây là vấn đề trung tâm của phương pháp luận nhằm giải quyết vấn đề
trong lĩnh vực NTM và xem xét quy trình thực hiện XDNTM trên cơ sở một CSC.
4


- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Tiến hành thu thập nghiên cứu
các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về NTM bằng cách thu thập, xử lý và phân
tích tài liệu thu thập thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu
chúng một cách đầy đủ và toàn diện nhất. Thu thập và xử lý thông tin còn nhằm
phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả và từ
đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp phân tích – tổng hợp đòi
hỏi sự phân tích các nguồn tài liệu, số liệu thu thập được, phân tích mối tương tác,
quy trình chính sách trong thực hiện XDNTM, từ đó xác định vị trí, vai trò của các

nhân tố. Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu thực
tế về kết quả thực hiện XDNTM, từ đó tổng hợp, đánh giá và phân tích. Việc tổng
hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả ở các
chương về thực trạng và quan điểm, giải pháp.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp được áp dụng trong quá trình thực
hiện luận án nhằm đánh giá, giải mã các tài liệu định tính và định lượng. So sánh để
tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa quá trình thực hiện chính sách XDNTM ở
hiện tại và quá khứ để thấy quy luật biến đổi và lý giải sự biến đổi đó. So sánh để
tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân tố trong quy trình thực hiện chính sách. So sánh
để làm rõ mối liên hệ giữa các tiêu chí trong thực hiện XDNTM. So sánh giữa các
tài liệu nghiên cứu để tìm kiếm và đưa ra những quan điểm chung nhất về thực hiện
chính sách XDNTM.
- Phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn: Luận án đã thống kê các báo cáo,
đề án, đề tài, luận án, luận văn có liên quan đến chính sách XDNTM. Từ đó tổng kết,
rút ra những kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, làm cơ sở để luận giải những khái
niệm, quan niệm và đánh giá, bình luận những nội dung liên quan đến đề tài.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả
đã thực địa, phát phiếu điều tra và thực hiện phỏng vấn sâu người dân và các cán bộ,
công chức tại một số địa phương, từ đó có dữ liệu để phân tích, tổng hợp và đưa ra
những sơ đồ, bảng biểu, số liệu nhằm làm rõ thực trạng thực hiện chính sách
XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về lý luận:
5


+ Luận án góp phần hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết về CSC, về
thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
+ Khẳng định thực hiện chính sách XDNTM có vị trí, vai trò quan trọng

quyết định đến mục tiêu của chương trình XDNTM.
+ Kế thừa và phát triển kinh nghiệm khi thực hiện chính sách XDNTM.
- Về thực tiễn:
+ Phát hiện và chỉ ra thực trạng thực hiện XDNTM. Chỉ ra những yếu tố ảnh
hưởng, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong thực
hiện chính sách XDNTM.
+ Chỉ ra bối cảnh, định hướng và đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi
để nâng cao việc thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam đến năm 2025.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng khung lý thuyết và
phương pháp phân tích, đánh giá chính sách công. Cung cấp những luận cứ khoa
học cho việc thực hiện chính sách XDNTM.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả việc thực hiện
XDNTM trong thời gian tới. Tham mưu trong công tác hoạch định chính sách công.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các chủ thể trong việc học tập,
nghiên cứu và giảng dạy về quy trình thực hiện chính sách công và XDNTM.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình
nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và phụ lục, cấu trúc
luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương 2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới;
Chương 3. Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt
Nam hiện nay;
Chương 4. Giải pháp nâng cao việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới ở việt nam đến năm 2025.
6



Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách công
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về khái niệm CSC của các tác giả: Michael
Howlett and M.Ramesh: Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy
Subsystems [200]; J.Anderson, Planning for public policies [197]; H.D.Laswell với
cuốn The Policy Sicence [195] và F.Morstein Marx, The Social Function of Public
Adminisstration [191] … đã đề cập đến các quan niệm về CSC. Trong đó chỉ rõ
những đặc trưng, vị trí, vai trò và quy trình CSC nói chung.
Các công trình nghiên cứu về quá trình CSC của các tác giả: H.D. Lasswell,
Overview of Policy Sicence [190], đã chia quá trình CSC thành 7 giai đoạn, bao
gồm: (1) Thu thập thông tin; (2) Đề xuất; (3) Ra quyết định; (4) Hướng dẫn; (5) áp
dụng; (6) Kết thúc; (7) Đánh giá; J. Anderson (1990), Planning for public policies
[197], đã chia quá trình CSC thành 5 giai đoạn, bao gồm: (1) Thiết lập chương trình
nghị sự, (2) Hình thành chính sách, (3) Ra quyết định chính sách, (4) Thực hiện
chính sách, (5) Đánh giá chính sách; G.Brewer và P.de Leon, The foundations of
policy analysis [192], đã chia quá trình CSC gồm 5 giai đoạn, đó là: (1) khởi xướng;
(2) tranh luận; (3) lựa chọn; (4) thực thi; (5) đánh giá và kết thúc… Như vậy, các
công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các giai đoạn trong quy trình CSC, tuy
nhiên do cách tiếp cận khác nhau mà phân chia CSC thành một quá trình gồm nhiều
giai đoạn khác nhau.
Các công trình nghiên cứu của tác giả: Parker, B, Planning Analysis: The
Theory of Citizen Participation [204]; Nabatchi, T., A manager's guide to
evaluating citizen participation [201]; Cohen, J.M. and Uphoff, N, Rural
Development Participation: Concepts

and Measure


for

Project Design,

Implementation and Evaluation [186]; Rifkin, S. B, và Kangere, M, What is
participation [205] … đã đề cập đến các quan điểm về khái niệm tham gia và
phương thức tham gia của người dân vào quá trình chính sách.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả: Box, R. C, Citizen governance: Leading
American communities into the 21st century: Sage Publications [184]; Weeks, E. C, The
practice of deliberative democracy: Results from four large‐scaletrials [207]; Irvin, R. A,
và Stansbury, J, Citizen participation in

7


decision making: Isit worth the effort? [196]; Parker, B., Planning Analysis: The
Theory of Citizen Participation [204]… đã chỉ ra những mặt tích cực, tiêu cực và
cách thức hạn chế những tiêu cực để khuyến khích mở rộng sự tham gia các nhân tố
vào quá trình CSC. Điển hình là nghiên cứu của Irvin và Stansbury [196], tác giả đã
chỉ ra những lợi ích đối với cả công dân và chính phủ trong việc tham tham gia ban
hành quyết định. Cụ thể, công dân được học tập từ công chức, gia tăng kỹ năng
tham gia, tránh sự bế tắc và chi phí kiện tụng. Ngược lại, chính phủ được học hỏi từ
dân, có thêm nhiều ý tưởng, đạt được tính hợp lý trong các quyết định của mình.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về khái niệm CSC của các tác giả như: cuốn
Chính sách công - những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn Hữu Hải [58]; cuốn
Những vấn đề cơ bản về chính sách và quá trình chính sách của tác giả Lê Chi Mai
[94]; cuốn Lựa chọn công cộng một tiếp cận nghiên cứu CSC của Viện chính trị
học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [74]; Lê Vinh Danh,
CSC của Hoa Kỳ: Giai đoạn 1935-2001 [34]; cuốn Khoa học CSC của Học viện

Báo chí và Tuyên truyền [71]; Học viện Hành chính (2008), giáo trình Hoạch định
và phân tích CSC, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội[75]; cuốn Đại cương về
CSC [60] và Đại cương về phân tích CSC tác giả Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa
(2013) [59], NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; cuốn Chính sách công của tác giả
Phạm Quý Thọ (2013) NXB Thống kê [142]; Giáo trình Khoa học chính sách của
tác giả Vũ Cao Đàm (2011) Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [51]; sách chuyên khảo
Chính sách công, lý luận và thực tiễn của tác giả Cao Quốc Hoàng và cộng sự, Nxb
Tư Pháp, Hà Nội [69] … đã nêu lên các cách tiếp cận về tổng quan về CSC, giúp
phân biệt CSC với chính sách của các tổ chức phi Nhà nước, mỗi cách tiếp cận đã
nêu lên một định nghĩa về CSC của các nhà nghiên cứu, qua đó đã cung cấp các
quan niệm khác nhau những hiểu biết nhất định về CSC.
- Các công trình nghiên cứu về quá trình CSC như cuốn CSC những vấn đề
cơ bản của tác giả Nguyễn Hữu Hải [58]; cuốn Giáo trình chương trình đào tạo
thạc sĩ chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ chí Minh [72]; cuốn Những
vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Lê Chi Mai [94]; cuốn“Quản
lý công” của tác giả Trần Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Hải [163]; cuốn “Tìm hiểu về
khoa học chính sách công”, của Viện Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quốc
8


gia Hồ Chí Minh [73]; Chính sách công, lý luận và thực tiễn, [69] và Phân tích,
đánh giá chính sách công, lý thuyết, thực tiễn [70] của tác giả Cao Quốc Hoàng và
các tác giả…Tất cả những công trình này, ở những khía cạnh và cấp độ khác nhau
đã cung cấp những kiến thức lý luận chung nhất về quá trình phát triển khoa học
chính sách; Tuy nhiên, trong các nghiên cứu nêu trên, việc phân chia các giai đoạn
trong quá trình chính sách cũng đang còn có nhiều quan điểm khác nhau.
1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách nông nghiệp, nông thôn,
nông dân và xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “Tam nông”) là vấn đề được
Đảng cộng sản Trung Quốc quan tâm, bởi đó không đơn thuần là kinh tế mà còn là
vấn đề chính trị, xã hội - một hệ thống vấn đề tổng thể, xuyên suốt và gắn kết với
toàn bộ quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế, xã hội. Ở một quốc gia đông dân
nhất thế giới với 900 triệu nhân khẩu NT và có sản lượng NN đứng đầu thế giới. Do
đó, giải quyết vấn đề tam nông đang là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu
để phát triển đất nước của Trung Quốc, nhằm thúc đẩy XDNTM XHCN. Bởi vậy
các công nghiên cứu vấn đề NN, nông dân và nông thôn của Trung Quốc có khá
nhiều, tiêu biểu như:
- Hoàng Thế Kiệt (1992), “Vấn đề XDNTM ở Trung Quốc. Bài giảng” [84].
Tác giả trình bày tình hình phát triển kinh tế NT Trung Quốc từ khi mở cửa cải cách
cho đến nay, nghiên cứu chỉ rõ bối cảnh cơ bản XDNTM, tư tưởng chỉ đạo, biện
pháp chủ yếu XDNTM, các loại mô hình NTM và quan điểm, định hướng về
XDNTM ở Trung Quốc.
- Ole Odgaard, “Kinh tế tư nhân ở nông thôn Trung Quốc - Sự tác động đến
phân tầng xã hội và phát triển nông nghiệp” [113]. Tác giả mô tả sự thay đổi tổ
chức phân quyền và vấn đề tài nguyên ở NT Trung Quốc. Phát triển hãng kinh
doanh nhà nước và tư nhân NT: tác động đến phân phối thu nhập, huy động tài
nguyên cho phát triển NN. Sự khác nhau về thu nhập và tầng lớp xã hội trong các
hãng. Một số xu hướng hiện nay hình thành các hãng kinh doanh ở NT Trung Quốc.
- Dang Guoying; Transl. Wang, Pingxing, “Nông nghiệp, nông thôn và nông
dân ở Trung Quốc” [33]. Tác giả nêu khái quát chung về NN, các vùng NT và các
9


trang trại ở Trung Quốc. Phân tích tình hình kinh tế và xã hội ở các khu vực NT
Trung Quốc; sự thành thị hoá và sự luân chuyển dân số NT ra thành thị và đưa ra
một số phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng một số vùng NTM.
- Cát Chí Hoa, “Từ vùng quê đến NTM” [65]. Cuốn sách tập hợp các bài
nghiên cứu về thực trạng và những biến động của NT Trung Quốc trong công cuộc

công nghiệp hoá, hiện đại hoá NN và NT. Tác giả đã chỉ rõ những vấn đề lý luận về
NN, nông dân và NT, trong đó nhấn mạnh về nguồn gốc hình thành và đặc trưng
của “tam nông”.
- Đổng Liên Tường, “Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo, đổi
mới trong xây dựng đảng cơ sở” [164]. Cuốn sách tập trung trình bày về một số vấn
đề bức thiết cần phải giải quyết trong công cuộc cải cách xã hội Trung Quốc và
công tác xây dựng đảng cơ sở kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa năm
1978 đến nay như: thời cơ, thách thức, nhiệm vụ và mục tiêu của công cuộc cải cách
xã hội, vai trò, vị trí của công tác xây dựng đảng ở cơ sở; các giải pháp nhằm giải
quyết những vướng mắc nảy sinh trong xây dựng đảng cơ sở; các phương pháp
nhằm tăng cường và cải tiến công tác xây dựng đảng ở NT.
- Trong bài: “Cải cách hệ thống và cấu trúc nông nghiệp của Trung Quốc
tiến tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO” [42], tác giả DuYing đã điểm
lại những thành tựu của NN Trung Quốc sau 20 năm tiến hành chuyển dịch cơ cấu
và cải cách NN (1978 - 1999). Đồng thời, tác giả cũng nhận định những cơ hội và
thách thức đối với NN Trung Quốc một khi nước này gia nhập WTO, trong đó thách
thức được coi là nhiều hơn trong ngắn hạn và chỉ có thể vượt qua bằng một nỗ lực
lớn từ phía nhà nước trong việc đưa ra các chính sách NN hợp lý. Những chính sách
được gợi ý bao gồm tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang những loại
nông sản có lợi thế so sánh, phát triển công nghiệp chế biến, giải quyết lao động
thừa ở NT.
- Chu Chí Hoà, “Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn” [66]. Theo
tác giả, công tác xây dựng Đảng ở NT Trung Quốc phải đổi mới về hàng loạt vấn đề
như: cơ cấu tổ chức, công tác giáo dục, quản lý, giám sát đảng viên, công tác lựa
chọn, bổ nhiệm bí thư, tổ chức đảng thôn, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở
đảng. Để đổi mới công tác xây dựng đảng ở NT Trung Quốc, theo tác giả, phải đổi
mới tư duy, nâng những biện pháp có hiệu quả lên thành chế độ, đồng thời đổi mới
10



chế độ theo sự biến động của tình hình thực tế, đổi mới hình thức tuyên truyền, đổi
mới cơ chế theo hướng dân chủ, thông thoáng, khoa học, từng bước thực hiện chế
độ hóa, tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa công tác xây dựng đảng ở NT.
- “Sách Xanh về nhất thể hóa thành thị và nông thôn Trung Quốc” của Viện
Khoa học Xã hội Trung Quốc [171]. Theo đó, nhất thể hóa thành thị và NT ở Trung
Quốc chính là thu hẹp khoảng cách phát triển và thu nhập giữa thành thị và NT, thể
hiện quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc xóa nghèo cho nông dân, NT. Đô thị hóa
Trung Quốc bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh, quy mô và tốc độ phát triển thành
phố đang thay đổi nhanh chóng. Sách Xanh được dư luận Trung Quốc đánh giá là
tích cực, nhưng theo các học giả, để thực hiện có hiệu quả, cần phối hợp đồng bộ
với nhiều chính sách khác của Chính phủ để giúp dân nghèo ở cả thành thị và nông
thôn có cuộc sống ổn định, phát triển và thụ hưởng đầy đủ các phúc lợi công cộng.
Nhìn chung NN, NT Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đáng
kể trong quá trình phát triển, có được điều này phải kể đến chính sách “Tam nông”
được hình thành trong chiến lược phát triển NT của Trung Quốc. Vấn đề “Tam
nông” được hiểu là vấn đề NN, NT và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề
KT-XH mà tự nó sinh ra. Chính sách “Tam nông” cần giải quyết tốt các vấn đề đó là
tăng thu nhập cho người dân, tiêu thụ hàng hóa nông sản, ổn định xã hội NT.
Do vậy quan điểm chính sách phát triển NT Trung Quốc được xác định như
sau: ủng hộ tích cực với chính sách phát triển NT, khống chế ổn định giá cả nông
sản, thực phẩm, hỗ trợ NN, tăng cường đầu tư cho NT; quan tâm tầng lớp nông dân
ra thành thị làm việc, đảm bảo xã hội, giáo dục để cân bằng đãi ngộ, ổn định cuộc
sống, tạo điều kiện cho nông dân di cư và sinh sống tại đô thị; đảm bảo công bằng,
an sinh xã hội cho người già yếu, tàn tật ở NT.
Các chính sách tam nông trong phát triển NT Trung Quốc trong thời gian
gần đây với mục tiêu là: Tăng thu nhập nguời dân; Tiêu thụ hàng hóa nông sản; Ổn
định xã hội NT. Thành công của chính sách Tam nông của Trung Quốc cho phép
chúng ta rút ra những bài học đó là: Cải tổ việc quản lý trong NN; Tập trung nguồn
lực của Nhà nước cho kết cấu hạ tầng; Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở NT để tạo
việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân; Có nhiều chính sách hỗ trợ nông

dân, đảm bảo an sinh xã hội; Phát triển nền NN hiệu quả cao; Trừng trị tham nhũng,
xây dựng HTCT mạnh ở NT.
11


Kinh nghiệm từ phát triển nông thôn của Trung Quốc
Trung quốc đã hình thành xí nghiệp Hương Trấn trong phát triển NT từ năm
1950. Kể từ cuối năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách để
phát triển xí nghiệp Hương Trấn. Hội thảo các Trường Đại học Việt Nam – Trung
Quốc về vấn đề NN, nông dân, NT của tác giả Phạm Văn Đình [53], cho thấy: Đầu
năm 1997 toàn quốc có khoảng 20 triệu xí nghiệp Hương Trấn, với số lao động là
130 triệu người. Trong đó, xí nghiệp do tập thể quản lý 1,5 triệu với 60 triệu lao
động, 30.000 xí nghiệp Hương Trấn hợp tác, liên doanh với nước ngoài, ngoài ra là
các loại xí nghiệp khác do tư nhân hoặc tư nhân liên doanh, liên kết.
Xí nghiệp Hương Trấn là một hình thức mới của CNH NT, đã đẩy mạnh tốc
độ CNH đất nước, làm giảm chênh lệch về thu nhập giữa NT và thành thị. Tuy vậy,
Trung Quốc rất chú ý phát triển NN, lấy sản xuất NN là chính và lấy xí nghiệp
Hương Trấn làm trụ cột để phát triển NN và NT [125].
Kinh nghiệm cho Việt Nam khi XDNTM cần phát triển mô hình HTX, khai
thác làng nghề với các sản phẩm truyền thống và gắn thương hiệu để có thể xuất
khẩu, từ đó tạo đà cho việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng quê.
1.2.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào, Thái Lan và Đài Loan
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào coi việc xây dựng NT là vấn đề chiến lược,
coi nông dân là lực lượng sản xuất to lớn ở Lào hiện nay. Trên cơ sở đó, Đảng và
Nhà nước Lào đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng về việc xây dựng
NT. Do đó, vấn đề NN, nông dân, NT được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập
đến, tiêu biểu như:
- “Về vấn đề nâng cao sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, của Phêngphavăn
Đaophoncharơn [114]. Tác giả đã hệ thống hóa và khai thác những nguyên lý cơ

bản về hiệu quả đầu tư; phân tích thực trạng đầu tư nhà nước vào lĩnh vực KT-XH
NT Lào, từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi về nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển KT-XH NT ở Lào những năm tiếp theo.
- “Kinh tế nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào thời kỳ đổi mới”,
của Xỉnxỏn Phunbunsỉ [179]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn phải
phát triển kinh tế NT Lào trong thời kỳ đổi mới; phân tích thực trạng phát triển kinh
tế NT, đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế NT Lào trong
12


thời gian tới.
- “Đổi mới Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay”, của
Lachay Sinhsuvan [86]. Tác giả khái quát lý luận và thực tiễn HTCT cấp cơ sở ở
NT Lào, trình bày thực trạng, quan điểm, giải pháp đổi mới HTCT cơ sở ở NT Lào
hiện nay.
- “Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo XDNTM trong gia đoạn hiện
nay”, của Bun Thoong Chít Ma Ni [25]. Luận án đã góp phần làm rõ đặc điểm của
NT Lào; có quan niệm đúng về NTM và XDNTM ở Lào, làm rõ quan niệm, nội
dung và phương thức của Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo XDNTM. Lãnh
đạo XDNTM là hệ thống các hoạt động của Đảng từ đề ra đường lối, chủ trương,
chính sách XDNTM đến tổ chức thực hiện nhằm cải tạo và xây dựng, làm biến đổi
NT còn nhiều khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển hiện nay thành NT xã
hội chủ nghĩa năng động, phát triển mạnh mẽ, giàu có, văn minh, hiện đại, góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng. Trên cơ sở đánh giá
toàn diện cả thành tựu và hạn chế, yếu kém cùng những nguyên nhân của chúng
trong lãnh đạo XDNTM vừa qua, luận án đã rút ra được 5 kinh nghiệm quan trọng
làm cơ sở cho tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào trong XDNTM. Luận án đã đề xuất 7 giải pháp chủ yếu mang tính đồng bộ, khả
thi nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo XDNTM của Đảng nhân dân cách mạng Lào
hiện nay.

Ngoài ra còn có một số cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn có các công
trình đăng trong các tạp chí liên quan đến xây dựng NT ví dụ: Văn Na Lết Bút Ta
Vông, “Thành quả và những vấn đề quan tâm trong công tác xây dựng cơ sở chính
trị - phát triển NT” [166]; Xay phon Thôm Pa Đít, “Một số thành quả trong việc
xây dựng cơ sở chính trị và phát triển cụm bản Na Lâu Chom Ong, Huyện Xay, tỉnh
UĐôm Xay” [178]… Các công trình này cũng góp phần cung cấp thêm những cơ sở
lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Kinh nghiệm từ phát triển nông thôn của Thái Lan
Thái lan đã lựa chọn chiến lược xuất khẩu nông sản từ năm 1977, chiến lược
đó đặt mục tiêu làm cho những nông sản có ưu thế của Thái Lan với tính chất một
nước nhiệt đới có thể chiếm lĩnh được thị trường thế giới bằng chính sản phẩm NN
đã kinh qua chế biến. Công nghiệp chế biến được chọn là khâu đột phá để thực hiện
13


×