Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Địa Lí 7 Tuần 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.14 KB, 6 trang )

Tuần :13 Thứ 7 ngày 13 tháng 11 năm 2010
Tiết :23
Chương IV : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Bài 21. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU BÀI HOC:
- HS Nắm được những đặc điểm cơ bản của đới lạnh (khắc nghiệt, có ngày và đêm dài
từ 24 giờ đến tận 6 tháng, lượng mưa rất ít, chủ yếu là tuyết.)
- Biết được cách thích nghi của động vật và thực vật để tồn tại và phát triển trong môi
trường đới lạnh . Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ & ảnh địa lí, đọc biểu đồ nhiệt độ
và lượng mưa của đới lạnh.
- Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và các loài động vật ở đới
lạnh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Lược đồ hình 21.1, 21.2 phóng to.
- Bản đồ hai miền địa cực .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các
hoang mạc ngày nay ?
- Hãy nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế
quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới ?
2. Bài mới :
Nếu môi trường hoang mạc có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, khô hạn, rất bất lợi cho
sự sống, thì cũng có một môi trường nữa của Trái Đất có khí hậu khắc nghiệt không
kém, thực động vật cũng rất nghèo nàn.Có tính chất tương đồng nhưng đối nghịch nhau
vì: một môi trường quá nóng, một môi trường quá lạnh. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên
cứu tiếp một môi trường mới đó là " Môi trường đới lạnh hoạt động kinh tế của con
người ở môi trường này ".
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
Hoạt động 1 :


? Dựa vào lược đồ 21.1 và 21.2 em hãy xác định vị
trí của môi trường đới lạnh ?
- Giới thiệu cho HS đường vòng cực thể hiện bằng
vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm .
- Đường ranh giới lạnh là đường đẳng nhiệt:
(Đường đẳng nhiệt 10
o
tháng 7 BBC & tháng 1 ở
1. Đặc điểm của môi trường :
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ
vòng cực đến cực ở hai bán cầu.
NBC ).
? Qua H21.1và H21.2 cho biết sự khác nhau giữa
môi trường đới lạnh ở BBC và NBC?
- HS xác định được đới lạnh Bắc cực ( BBC ) là
đại dương còn Nam cực (NBC ) là lục địa .
? Quan sát H21.3 cho biết diễn biến nhiệt độ và
lượng mưa trong năm ở đới lạnh?
* Nhiệt độ:- Cao nhất (tháng 7) dưới 10
0
C
- Thấp nhất ( tháng 2) dưới – 30
0
C
* Lượng mưa: Mưa nhiều (tháng7,8): 20mm/tháng
Các tháng còn lại ít mưa chủ yếu dưới dạng tuyết
rơi.
==> KL đặc điểm khí hậu đới lạnh.
GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ Băng trôi, Băng
sơn”

? GV cho HS quan sát hình 21.4 & 21.5 tìm ra sự
khác nhau của núi băng & băng trôi?
( Kích thước khác nhau)
GV liên hệ hiện tượng tan băng ở hai cực ảnh
hưởng đến đời sống ở Việt Nam.
Hoạt động 2 :
* GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 21.6 &
21.7 mô tả so sánh 2 hình trên ?
(21.6 là vài đám rêu & địa y đang nở hoa đỏ và
vàng; phía xa ở ven bờ hồ là các cây thấp lùn,mặt
đất chưa tan hết băng)
(21.7 thực vật nghèo nàn & thưa thớt chỉ thấy vài
cụm địa y mọc đang nở hoa đỏ, không có cây thấp
lùn)
=>Bắc Mĩ lạnh hơn Bắc Âu
? HS nhận xét thực vật ở đài nguyên có đặc điểm
gì ?
(có thấp lùn, giảm chiều cao để chống bão tuyết
mạnh và giữ nhiệt độ)
?Vì sao cây cỏ chỉ phát triển vào mùa hạ ?
(Nắng ẩm, băng tan, lộ đất, cây cối mọc lên)
? Quan sát hình (21.8 & 21.9, 21.10 ) & nêu tên
các con vật sống ở đới lạnh ? (tuần lộc sống dựa
vào cây cỏ, rêu, địa y ; còn chim cánh cụt, hải cẩu
- Ở Bắc Cực là đại dương còn
Nam Cực là lục địa.
- Khí hậu vô cùng lạnh lẽo:
+ Mùa đông rất dài
+ Mùa hạ ngắn( nhiệt độ dưới
10

0
C)
+ Lượng mưa ít, chủ yếu dưới
dạng tuyết rơi.
2. Sự thích nghi của động vật
và thực vật với môi trường
- Thực vật đặc trưng ở đới lạnh là
rêu, địa y … và một số loài cây
thấp lùn.
- Động vật thích nghi được với
khí hậu lạnh nhờ có lớp mỡ, lớp
lông dày hoặc bộ lông không
thấm nước. - Một số động vật di
cư để tránh mùa đông lạnh, có
một số loài ngủ suốt mùa đông.
sống dựa vào tôm cá dưới biển)
? Giải thích cách thích nghi & sinh họat của các
động vật vào mùa đông : ngủ đông, di cư đến nơi
ấm áp.
* GV nêu rõ động vật ở đới lạnh phong phú hơn
thực vật : là nhờ có nguồn thức ăn tôm cá dưới
biển đồi dào .
3 .Củng cố:
a. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ?
- Nhiệt độ lạnh nhất Trái Đất: Mùa đông kéo dài, mùa hè ngắn.
- Gió lớn, bão tuyết.
- Mưa ít, chủ yếu dạng tuyết.
b. Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?
Sự giống nhau giữa hoang mạc nóng và đới lạnh
- Lượng mưa rất ít- rất khô.

- Khí hậu khắc nghiệt. Biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn.
- Động thực vật nghèo nàn.
4 . Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập 4 SGK.
- HS học bài cũ – Chuẩn bị bài 22.
Tuần :13
Tiết :24
Bài 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Giúp cho HS: Thấy được hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh chủ yếu là chăn
nuôi hoặc săn bắt động vật. Các hoạt động kinh tế hiện đại dựa vào khai thác tài nguyên
thiên nhiên của đới lạnh(săn bắt cá voi, săn bắn và nuôi các loại thú có lông và da quý ,
thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt … ) và những khó khăn trong hoạt động kinh tế
của đới lạnh .
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí , kĩ năng vẽ sơ đồ về các mối
quan hệ.
- Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:- Bản đồ kinh tế thế giới hay bản đồ khoáng sản thế giới.
- Ảnh các hoạt động kinh tế của các dân tộc ở đới lạnh.
2. Học sinh:- Học bài cũ- Chuẩn bị bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Ổn định lớp:
2 .Kiểm tra bài cũ:
- Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?
- Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?
3 .Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
Bất chấp cái lạnh và băng tuyết nhiều dân tộc đã sinh sống ở phương Bắc từ hàng nghìn
năm nay. Họ chăn nuôi, đánh cá hoặc săn bắn. Ngày nay, với phương tiện kĩ thuật hiện

đại, con người đã bắt đầu khai thác các tài nguyên ở vùng cực.
b. Giảng bài:
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
Hoạt động 1:
* Bước 1 : cho HS xem lược đồ 22.1
? Tên các dân tộc đang sinh sống ở phương Bắc
và hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là gì ?
(Người chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-Yet
ở Bắc Á ; người La Pông ở Bắc Âu ,sống chủ
yếu bằng nghề chăn nuôi)
(địa bàn cư trú của những dân tộc sống bằng
nghề săn bắn người I-nuc ở Bắc Mĩ )
? Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven biển Bắc
Âu , Bắc Á, Bắc Mĩ … mà không sống ở gần cực
Bắc, cực Nam ? (gần 2 cực rất lạnh, không có
1. Hoạt động kinh tế của các
dân tộc ở phương Bắc

- Đới lạnh là nơi có ít người sinh
sống nhất trên Trái Đất .
- Hoạt động kinh tế cổ truyền
của các dân tộc ở đới lạnh phương
Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh
bắt cá, săn thú có lông quý để lấy
mỡ, thịt và da .
nguồn thực phẩm cần thiết cho con người)
* Bước 2 : cho HS quan sát ảnh 22.2 & 22.3 mô
tả lại thấy những gì trong ảnh :
- Ảnh 22.2 là cảnh 1 người LaPông đang chăn
đàn tuần lộc trên đài nguyên tuyết trắng với các

đám cây bụi thấp bị tuyết phủ .
- Ảnh 22.3 : là cảnh một người đàn ông người I-
nuc đang ngồi trên 1 chiếc xe trượt tuyết (do chó
kéo) câu cá ở một chổ được khoét trên lớp băng
trên mặt sông có vài con cá để bên cạnh , trang
phục của ông toàn là bằng da thú . đặc biệt là ông
đeo đôi kính mát đen sậm để chống lại ánh sáng
chói phản xạ từ mặt tuyết trắng .
Hoạt động 2:
? Hãy kể các nguồn tài nguyên ở đới lạnh ?
( khoáng sản, hải sản, thú có lông quý )
? Tại sao cho đến nay các tài nguyên ở đới lạnh
vẫn chưa được khai thác ?
(do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh
năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân công mà
đưa nhân công từ nơi khác đến thì quá tốn kém,
thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện
đại …)
Cho HS mô tả nội dung 22.4 & 22.5
- Ảnh 22.4 : là một dàn khoan dầu mỏ trên biển
Bắc giữa các tảng băng trôi .
Ảnh 22.5 : là cảnh các nhà khoa học đang
khoan thăm dò địa chất ở châu Nam Cực (mùa
hạ họ sống ở các lều và làm việc ở đó, mùa đông
rút về các trạm ở ven biển để tránh lạnh và bão
tuyết ).
? Vậy hoạt động kinh tế chủ yếu ở đới lạnh là gì?
(Khai thác dầu mỏ và khoáng sản quý: kim
cương, vàng, Urani … đánh bắt và chế biến sản
phẩm cá voi, nuôi thú có lông quý)

- GV nhắc môi trường đới nóng (xói mòn đất,
diện tích rừng suy giảm, đới ôn hoà ô nhiễm
nguồn không khí )
? Vậy ở đới lạnh vấn đề cần quan tâm đối với môi
trường là gì ?
( là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm : cá voi,
thú có lông quý, do săn bắt quá mức có nguy cơ
tuyệt chủng và vấn đề thiếu nhân lực)
2. Việc nghiên cứu và khai thác
môi trường :
- Ngày nay, con người đang
nghiên cứu để khai thác tài
nguyên ở đới lạnh như : dầu mỏ,
kim cương, vàng, urani …

- Hai vấn đề lớn phải giải quyết
là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt
chủng của một số loài động vật
quý.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×