Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

HOÀNG BÍCH HỒNG

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG
BÓNG ĐÁ CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM TẠI PHƢỜNG
VĂN QUÁN, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

HOÀNG BÍCH HỒNG

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG
BÓNG ĐÁ CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM TẠI PHƢỜNG
VĂN QUÁN, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Văn Hƣng

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này, công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Mai Văn Hƣng, không sao chép các
công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Học viên

Hoàng Bích Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp
lớp cao học chuyên ngành Khoa học bền vững tại Khoa Các khoa học liên ngành,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng toàn thể
các thầy cô Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá
trình tham gia khóa học, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô đối
với từng môn học cũng nhƣ sự hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô, cán bộ Phòng Đào
tạo và Công tác sinh viên; thầy cô, cán bộ khác trong khoa.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Văn Hƣng,
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng, giúp đỡ, khích lệ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và những ý kiến quý giá để
hoàn thiện bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Môi trƣờng đã tạo điều kiện cùng
các anh, chị đồng nghiệp đã ủng hộ, khích lệ tôi học tập và thực hiện luận văn.

Tôi xin cảm ơn các trung tâm bóng đá cộng đồng, các vị phụ huynh, các em
nhỏ cùng các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn phƣờng Văn Quán, quận
Hà Đông đã giúp đỡ, cung cấp thông tin để tôi hoàn thành hoạt động điều tra, khảo
sát.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo cùng các Huấn luyện viên của Trung tâm bóng đá
học đƣờng H.Y.S Văn Quán đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ tôi về tài liệu,
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về bóng đá cộng đồng cho trẻ em để thực
hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những ngƣời luôn
quan tâm, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua.
Học viên
Hoàng Bích Hồng

ii


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................... 4
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu........................................................... 4
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản............................................................................... 16
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của bóng đá................................................ 19
1.1.4. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển thể dục, thể thao nói chung
và phát triển bóng đá nói riêng................................................................................ 27

1.1.5. Phát triển bền vững........................................................................................ 30
1.1.6. Tính liên ngành của vấn đề nghiên cứu......................................................... 33
1.2. Địa bàn nghiên cứu........................................................................................... 34
1.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu...................................................... 37
1.3.1. Cách tiếp cận................................................................................................. 37
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÓNG ĐÁ CỘNG
ĐỒNG CHO TRẺ EM............................................................................................ 42
2.1. Hiện trạng hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em....................................... 42
2.1.1. Hình thức, quy mô......................................................................................... 42
2.1.2. Nhu cầu chơi bóng và tập luyện bóng đá...................................................... 48
2.1.3. Huấn luyện viên............................................................................................ 51
2.1.4. Chƣơng trình huấn luyện (Giáo án, bài tập)................................................. 54
2.1.5. Cơ sở vật chất, môi trƣờng tập luyện............................................................ 56
2.1.6. Các hoạt động khác....................................................................................... 59
2.1.7. Chất lƣợng chung.......................................................................................... 60
2.1.8. Hiệu quả kinh tế............................................................................................ 62
2.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ
em........................................................................................................................... 63
2.2.1. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói
riêng........................................................................................................................ 64
iii


2.2.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội......................................................................... 65
2.2.3. Cơ sở vật chất, môi trƣờng tập luyện............................................................ 66
2.2.4. Chất lƣợng hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em.................................. 67
2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho
trẻ em...................................................................................................................... 67
2.3.1. Thuận lợi....................................................................................................... 67

2.3.2. Khó khăn....................................................................................................... 69
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÓNG ĐÁ
CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM................................................................................ 71
3.1. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ
em…..……………………………………………………………………………...71
3.1.1. Phát triển bền vững xã hội............................................................................. 71
3.1.2. Phát triển con ngƣời bền vững...................................................................... 72
3.1.3. Phát triển bền vững nền bóng đá Việt Nam................................................... 72
3.1.4. Phát triển kinh tế bền vững............................................................................ 74
3.1.5. Bảo vệ môi trƣờng........................................................................................ 74
3.2. Kết quả đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ
em…..……………………………………………………………………………... 74

3.2.1. Xác định phƣơng thức đánh giá.................................................................... 75
3.2.2. Đánh giá về hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em.................................. 75
3.2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá và kết luận về tính bền vững của hoạt động bóng
đá cộng đồng cho trẻ em......................................................................................... 80
3.3. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ
em…..……………………………………………………………………………. .. 81

3.3.1. Giải pháp về phƣơng diện xã hội.................................................................. 82
3.3.2. Giải pháp về phát triển con ngƣời................................................................. 82
3.3.2. Giải pháp về phát triển nền bóng đá Việt Nam.............................................. 82
3.3.4. Giải pháp phát triển kinh tế........................................................................... 85
3.3.4. Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng.................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 89
PHỤ LỤC.................................................................................................................. a

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CLB
FIFA

Nguyên nghĩa
Câu lạc bộ
Liên đoàn Bóng đá quốc tế (International
Federation of Association Football)

FFAV

Dự án “Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam”
(Football For All in Vietnam)

HLV

Huấn luyện viên

UBND

Ủy ban nhân dân

VĐV

Vận động viên

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin về các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em....................45
Bảng 2.2. Mục đích của trẻ em khi học bóng đá..................................................... 49
Bảng 2.3. Thực trạng huấn luyện viên..................................................................... 53
Bảng 2.4. Thực trạng chƣơng trình huấn luyện...................................................... 55
Bảng 2.5. Thực trạng cơ sở vật chất, môi trƣờng tập luyện.................................... 58
Bảng 2.6. Thực trạng bảo vệ môi trƣờng tập luyện................................................ 58
Bảng 2.7. Thực trạng các hoạt động khác............................................................... 60
Bảng 2.8. Thực trạng chất lƣợng các trung tâm bóng đá cộng đồng......................61
Bảng 2.9. Điều trẻ em nhận đƣợc khi tham gia học bóng đá.................................. 61
Bảng 2.10. Hiệu quả kinh tế của hoạt động bóng đá cộng đồng............................. 63
Bảng 2.11. Các yếu tố tác động đến hoạt động bóng đá cộng đồng........................ 64
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ phát triển xã hội.......................................................... 75
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ phát triển con ngƣời................................................... 76
Bảng 3.3. Đánh giá mức độ phát triển nền bóng đá Việt Nam................................ 76
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ phát triển kinh tế......................................................... 79
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ bảo vệ môi trƣờng...................................................... 80
Bảng 3.6. Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng....................81

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội..........................35
Hình 2.1. Hình ảnh về H.Y.S Văn Quán.................................................................. 43
Hình 2.2. Hình ảnh về VietGoal – Hà Đông............................................................ 43
Hình 2.3. Hình ảnh về CLB bóng đá năng khiếu FHS............................................ 44
Hình 2.4. Hình ảnh về Học viện La Masia.............................................................. 44

Hình 2.5. Mức độ yêu thích bóng đá của trẻ em..................................................... 48
Hình 2.6. Mức độ tham gia tập luyện bóng đá của trẻ em....................................... 50
Hình 2.7. Thời gian tập luyện bóng đá của trẻ em................................................... 50
Hình 2.8. Chi phí dành cho bóng đá của trẻ em mỗi tháng..................................... 51
Hình 3.1. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng
cho trẻ em................................................................................................................ 71

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bóng đá là môn thể thao ra đời từ năm 1863. Trải qua 156 năm phát triển, thế
giới đã chứng kiến những bƣớc phát triển mạnh mẽ của môn thể thao này. Từ 7
thành viên đầu tiên của tổ chức bóng đá thế giới, ngày này Liên đoàn Bóng đá quốc
tế (FIFA) đã trở thành gia đình bóng đá với trên 200 nƣớc thành viên. Bóng đá trở
thành “môn thể thao vua” đƣợc yêu thích và phát triển không ngừng ở khắp các
Châu lục, từ các nƣớc còn nghèo đói của Châu Phi, Châu Á đến những nƣớc phát
triển mạnh nhƣ Anh, Hàn Quốc, Nhật... Nơi đâu bóng đá cũng đƣợc đón nhận,
quan tâm và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Bởi lẽ, bóng đá
không chỉ có tính giải trí cao mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe và là môn thể
thao dành cho tất cả mọi ngƣời, là nguồn động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Không chỉ có bóng đá chuyên nghiệp, tại các nƣớc đã phát triển và cả các nƣớc
đang phát triển bóng đá nhƣ Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, hoạt động bóng đá phong
trào cho trẻ em rất đƣợc quan tâm và đang phát triển mạnh mẽ. Mỗi khu vực dân
cƣ cấp quận đều có ít nhất một đội bóng nghiệp dƣ, tại đây tất cả trẻ em từ 4 đến
18 tuổi có thể đăng ký tham gia đá bóng không phân biệt trình độ. Các em đƣợc
chia thành nhiều nhóm phù hợp lứa tuổi và trình độ, thi đấu thƣờng xuyên ít nhất
một tuần một trận. Bên cạnh việc thi đấu thƣờng xuyên, các em còn có cơ hội tham
gia các giải đấu giao hữu giữa các vùng dân cƣ khác nhau. Việc xây dựng dàn trải

các đội bóng khắp các cộng đồng dân cƣ giúp cho tất cả các em đƣợc có cơ hội
chơi bóng thƣờng xuyên, khoa học và có tổ chức.
Tại Việt Nam, bóng đá cũng là một môn thể thao đƣợc quan tâm hàng đầu,
đƣợc yêu thích đối với mọi lứa tuổi. Theo “Chiến lược phát triển bóng đá Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, nền bóng đá Việt Nam cần đƣợc đầu
tƣ, phát triển từ nền móng thông qua việc phát triển bóng đá theo hƣớng toàn diện
và bền vững; chú trọng tới bóng đá phong trào. Do đó, song song với bóng đá
chuyên nghiệp, bóng đá phong trào và bóng đá cộng đồng ngày càng phát triển.
Đặc biệt, bóng đá cộng đồng cho trẻ em có vai trò quan trọng trong việc tạo nên
một thế hệ trẻ có thể chất tốt, phát triển toàn diện và góp phần hình thành nền móng
1


vững chắc cho nền bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy bóng đá
phong trào, bóng đá cộng đồng còn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch... dẫn đến
chƣa có nhiều kết quả. Hơn nữa các giải bóng đá, tổ chức bóng đá phong trào/cộng
đồng chƣa phát huy đƣợc tài năng bóng đá trẻ em trong khi đây mới là đối tƣợng
đóng góp quyết định cho tƣơng lai bóng đá Việt Nam.
Tại các thành phố lớn nhƣ Thành phố Hà Nội và cụ thể trên địa bàn quận Hà
Đông, Thành phố Hà Nội hiện nay đã có nhiều trung tâm bóng đá cộng đồng cho
trẻ em nhƣ H.Y.S Văn Quán, VietGoal, Học viện La Masia, FHS, Fireball, FC Fun
Hà Đông… Đặc biệt, tại địa bàn phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông – một phƣờng
trung tâm của quận thì hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em thời gian qua rất
phát triển. Riêng trên địa bàn phƣờng có tới 4 trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ
em. Đây là hƣớng đi đúng với nhiều dấu hiệu rất tích cực tuy nhiên mỗi trung tâm
lại có quy mô, phƣơng thức hoạt động khác nhau và không có nhiều sự liên kết nên
việc phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn quận Hà Đông
nói chung và tại phƣờng Văn Quán chƣa đƣợc phát huy tối đa và ảnh hƣởng đến
sự phát triển bền vững lâu dài.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tính bền vững của hoạt động

bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố
Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài xác định thực trạng phát triển nhằm đánh giá tính bền vững của hoạt
động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành
phố Hà Nội từ đó đề xuất giải pháp góp phần phát triển bền vững hoạt động bóng
đá cộng đồng cho trẻ em tại phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
nói riêng và hoạt động bóng đá cộng đồng nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định thực trạng phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại
phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội;

2


- Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại
phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội;
- Đề xuất giải pháp phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ
em tại phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho
trẻ em tại phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em từ 5 đến 15
tuổi.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu đƣợc tiến hành tại phƣờng Văn Quán,
quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 11/2018 đến tháng 06/2019
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phƣờng Văn Quán, quận Hà

Đông, Thành phố Hà Nội đang phát triển thiếu tính bền vững.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, luận văn đƣợc cấu trúc thành 3
chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận và phƣơng pháp
nghiên cứu.
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em.
Chƣơng 3. Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ
em.

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁCH
TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Bóng đá và sự phát triển con người, xã hội, cộng đồng bền vững
Giá trị xã hội và cộng đồng của bóng đá đã đƣợc khẳng định thông qua nghiên
cứu của nhóm tác giả Adam Brown, Fiona McGee, Matthew Brown và Adrian
Ashton (2010). Với mục tiêu: (1) Điều tra, đƣa ra cách xác định giá trị xã hội và
cộng đồng của các CLB bóng đá; (2) Thực trạng những giá trị về xã hội và cộng
động mà bóng đá có thể mang lại; (3) Phác thảo vai trò cộng đồng của các CLB
bóng đá, nghiên cứu thực hiện tập trung ở Anh, thông qua việc điều tra, khảo sát tại
10 câu lạc bộ bóng đá. Kết quả đã cho thấy các CLB bóng đá giúp tạo ra tác động
tích cực đối với cộng đồng, tạo nên sự tham gia và gắn kết cộng đồng và niềm tự
hào dân tộc.
Nghiên cứu của tác giả Olajide (2017) về “Phát triển cộng đồng thông qua
bóng đá”cũng đã chứng minh bóng đá không chỉ là một môn thể thao quốc tế, phổ

biến mà còn có vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục, tạo ra sự thay đổi xã
hội tích cực và tạo ra năng lƣợng tái tạo. Nghiên cứu này đƣợc kiểm chứng thông
qua một dự án về học kỹ năng sống thông qua bóng đá tại công viên Kempton ở
ngoại ô thành phố Johannesburg, Nam Phi. Một nhóm nam thanh niên trải qua các
xét nghiệm chẩn đoán nhanh ngẫu nhiên về sử dụng rƣợu và ma túy tham gia dự án
này. Họ đƣợc tiếp cận với một chƣơng trình đào tạo nghề và đào tạo kỹ năng sống.
HLV bóng đá cung cấp các buổi đào tạo và các slide hình ảnh âm thanh giáo dục.
Họ đƣợc dạy các nguyên tắc cơ bản của thay đổi hành vi. Họ đã sử dụng các cuộc
trò chuyện không chính thức, các tình huống trong thế giới thực và đóng vai để
khuyến khích các hành vi xã hội.
Kết quả cho thấy, thể thao có thể giúp nam thanh niên phát triển các thói quen
cần thiết để duy trì sức khỏe xã hội, phát triển cộng đồng và đảm bảo công
4


việc. Những kỹ năng này bao gồm: phát triển nhất quán thói quen hàng ngày;
không hút thuốc; hình thành mối quan hệ lành mạnh; hòa đồng; giải quyết vấn đề,
đặt mục tiêu, giải quyết xung đột và tôn trọng các cam kết (Olajide, 2017).
Nhƣ vậy, bóng đá có giá trị xã hội và cộng đồng rất lớn và việc phát triển cộng
đồng thông qua bóng đá cũng rất quan trọng. Bóng đá không chỉ góp phần gắn kết
cộng đồng mà còn phát triển con ngƣời tích cực và lành mạnh, hƣớng tới đảm bảo
an ninh xã hội và phát triển bền vững.
Bóng đá cộng đồng với sự phát triển bền vững nền bóng đá quốc gia
Ngoài những nghiên cứu về bóng đá chuyên nghiệp thì những nghiên cứu về
bóng đá cơ sở hay bóng đá cộng đồng chƣa nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm
tác giả Masahiro Sugiyama, Selina Khoo và Rob Hess (2017) về “Phát triển bóng
đá cơ sở tại Nhật Bản” đã khẳng định vai trò quan trọng của bóng đá cơ sở đối với
nền bóng đá quốc gia.
Thông qua việc phân tích lịch sử, vai trò và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển
bóng đá cơ sở tại Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng của bóng đá cơ sở đã đƣợc

Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA) ngày càng chú ý từ năm 2003. Kết quả nghiên
cứu của JFA cho thấy số lƣợng cầu thủ đăng ký dƣới 12 tuổi từ 2003 (262.956 cầu
thủ) đến 2014 (315.178 cầu thủ) tăng 20%. Nhật Bản hiện là một trong những quốc
gia thành công nhất ở châu Á về phát triển bóng đá cơ sở và JFA đã giành giải
thƣởng của Liên đoàn bóng đá châu Á, cụ thể là “Hiệp hội thành viên xuất sắc nhất
năm 2013 cho bóng đá cơ sở”. Nghiên cứu kết luận rằng các yếu tố dẫn đến thành
công của bóng đá cơ sở của Nhật Bản là việc điều hành Hiệp hội bóng đá tỉnh;
chƣơng trình giáo dục HLV, phát triển các giải đấu của các CLB và trƣờng học;
hợp tác với các bên liên quan trong và ngoài Hiệp hội bóng đá tỉnh (Masahiro
Sugiyama và cộng sự, 2017).
Nghiên cứu cũng cho thấy, bóng đá cơ sở là nền tảng cơ bản cho sự phát triển
của nền bóng đá, một nền bóng đá phát triển bền vững cần chú trọng ngay từ việc
phát triển bóng đá cơ sở, cụ thể là các tổ chức bóng đá cơ sở, chất lƣợng HLV cũng
nhƣ các chƣơng trình, giải đấu.
5


Bóng đá cộng đồng cho trẻ em
Nghiên cứu của nhóm tác giả Daniel Parnell, Gareth Stratton, Barry Drust và
David Richardson, Viện nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, Đại học Liverpool
John Moores (2007) về “Bóng đá trong các Đề án cộng đồng: khám phá hiệu quả
trong việc thúc đẩy thay đổi hành vi lành mạnh” đánh giá tính hiệu quả của CLB
bóng đá cộng đồng Premier League (FitC) trong việc thúc đẩy thay đổi hành vi lành
mạnh tích cực ở trẻ em thông qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn những ngƣời tham
gia (nhà nghiên cứu, giáo viên, trẻ em và HLV).
Nghiên cứu này đã cho thấy hoạt động này rất tích cực, tạo cơ hội cho trẻ em
tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể thao. Điều quan trọng để trẻ em có hứng
thú là sự vui vẻ và thú vị nhƣng để duy trì thì kỹ năng của HLV và các bài tập cũng
là yếu tố chính. Về nâng cao chất lƣợng huấn luyện, ngay từ khi tuyển dụng, FitC
phải đảm bảo tuyển dụng đúng ngƣời có kỹ năng phù hợp (có kỹ năng, trình độ và

kinh nghiệm trong hoạt động cộng đồng). Để đƣợc tuyển dụng làm HLV trong
1

FitC, ứng viên phải có Chứng chỉ UEFA B (chứng chỉ HLV bắt buộc của UEFA .
Chứng chỉ này thấp hơn một bậc so với Chứng chỉ A của UEFA và cho phép ngƣời
đƣợc cấp trở thành HLV trƣởng của các CLB nghiệp dƣ nam, thanh niên đến 16
tuổi và trợ lý HLV cho các CLB chuyên nghiệp), hoặc ít nhất là bằng trình độ huấn
luyện cấp 2 do Liên đoàn bóng đá cấp. Hơn nữa, FitC cần tạo cơ hội cho HLV đặc
biệt là HLV mới đƣợc tuyển dụng đƣợc đào tạo nâng cao trình độ (Daniel Parnell
và cộng sự, 2007).
Một nghiên cứu khác của tác giả Steve Watson cũng cho rằng nếu muốn trẻ
em có động lực, hứng thú và muốn chơi bóng đá cần tìm hiểu tâm lý và mong
muốn của trẻ. Thông qua nhiều nghiên cứu trong 20 năm qua về lí do trẻ em tham
gia các môn thể thao có tổ chức, nghiên cứu đã đƣa ra những lý do hàng đầu mà trẻ
em chơi bóng đá vì chúng: (1) Mong có niềm vui; (2) Tìm hiểu về kỹ năng; (3) Phát
triển thể chất; (4) Thích sự cạnh tranh. Tính cạnh tranh sẽ dạy cho trẻ cách đối mặt
với các tình huống thể thao và còn giúp chúng đối mặt với những vấn đề trong
1

Cơ quan quản lý chính thức của bóng đá châu Âu.

6


cuộc sống.Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiến thắng và giải thƣởng (huy
chƣơng, danh hiệu...) không là lý do chính. Hầu hết trẻ em muốn chơi bóng đá vì
có tính cạnh tranh (nhƣng không nhất thiết phải thắng) và phát triển thể lực và các
kỹ năng.Tuy nhiên, kết quả đã cho thấy tất cả trẻ em chơi bóng đá vì mục đích hàng
đầu là vui chơi (Steve Watson, 2015).
Ngoài ra, độ tuổi chơi bóng đá của trẻ em cũng là một vấn đề cần quan tâm.

Tác giả Giani Boldeanu đã nghiên cứu khi nào trẻ nên bắt đầu chơi bóng đá dựa
trên các yếu tố về tâm lý và phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu kết luận thời
gian tốt nhất để trẻ bắt đầu chơi bóng đá là từ 3 đến 5 tuổi. Độ tuổi này nên để trẻ
học cách khám phá trò chơi bóng đá và phát triển các kỹ năng mà không bị hạn chế
nhiều theo bất kỳ hƣớng dẫn hay quy tắc nào. Từ 3 đến 5 tuổi, trẻ có thể chạy,
nhảy, ném bóng đá hoặc bất kỳ quả bóng nào khác mà chúng bắt đầu học và phát
triển sự cân bằng. Tầm nhìn ở độ tuổi này vẫn đang đƣợc phát triển, có thể khó
theo dõi bóng nếu di chuyển nhanh. Điều quan trọng nhất để bắt đầu chơi bóng đá
là một quả bóng đá. Nên sử dụng bóng có kích thƣớc phù hợp để giúp trẻ học các
kỹ năng và phát triển trò chơi dễ dàng và hiệu quả. Trẻ em dƣới 8 tuổi nên sử dụng
bóng cỡ 3, từ 8 tuổi đến 12 tuổi nên sử dụng cỡ 4, trên 12 tuổi dùng bóng cỡ 5. Tác
giả cũng đƣa ra một số cách hƣớng dẫn, bài tập đơn giản và cơ bản để có thể tự
hƣớng dẫn trẻ chơi bóng đá. Và việc tham gia các trƣờng bóng đá, CLB hoặc học
viện bóng đá đào tạo cho trẻ em là cách tốt nhất để trẻ em phát triển các kỹ năng
đúng cách, vui vẻ cùng với những đứa trẻ khác (Giani Boldeanu, 2017).
Các nghiên cứu trên đã chứng minh bóng đá có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển con ngƣời nói chung và trẻ em nói riêng. Hoạt động bóng đá
cho trẻ em cần chú trọng đến các yếu tố: độ tuổi phù hợp; tâm lý, thể chất của trẻ
em; bài tập; chất lƣợng HLV và mục tiêu quan trọng nhất là tạo cho trẻ em sự vui
vẻ, hứng thú khi chơi bóng. Đây sẽ là những yếu tố các tổ chức bóng đá cho trẻ em
cần nghiên cứu, quan tâm để xây dựng và phát triển bền vững.

7


1.1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Thể dục, thể thao nói chung và bóng đá nói riêng với sự phát triển con người
bền vững
Phát triển con ngƣời một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển, là phát
triển thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân

cách con ngƣời – phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở
dƣới dạng tiềm năng của con ngƣời nhằm làm phong phú thêm và ngày càng nâng
cao hơn chất lƣợng cuộc sống của mỗi ngƣời cũng nhƣ của cả cộng đồng và qua
đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế – xã hội (Nguyễn Trọng Chuẩn,
2005).
Một trong những khía cạnh về phát triển con ngƣời bền vững là vấn đề thể
lực, tầm vóc. Chính phủ đã ban hành Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc
ngƣời Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 và đề ra mục tiêu tổng quát: phát triển thể
lực, tầm vóc ngƣời Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; từng bƣớc nâng
cao chất lƣợng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của ngƣời Việt Nam. Và một
trong những mục tiêu cụ thể là hình thành phong trào của toàn xã hội chăm lo phát
triển thể lực, tầm vóc ngƣời Việt Nam; mở rộng các hoạt động sinh hoạt văn hóa,
thể thao.
Phát triển con ngƣời bền vững phải xuất phát ngay từ sự phát triển của trẻ em
– thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Đối với trẻ em, tập luyện thể thao có lợi ích rất lớn.
Theo nghiên cứu của tác giả Hà Mỹ Giang thì rèn luyện thể thao giúp phát triển toàn
diện. Cụ thể, rèn luyện thể thao là cách bền vững nhất để có một thể lực tốt,

giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện về chiều cao, cân nặng, sức bền - nhanh - mạnh,
độ dẻo dai, trí thông minh và sự khéo léo. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phát
triển thể chất trong giáo dục, nhiều quốc gia tiên tiến đã hƣớng học sinh tham gia
các trò chơi thể thao từ rất sớm (Hà Mỹ Giang, 2018). Ngoài ra, thể thao còn mang
đến cho trẻ những lợi ích tâm lý và xã hội hàng đầu: Tình bạn; Tôn trọng quy định,
luật lệ; Kiểm soát cảm xúc; Xây dựng lòng tự trọng; Kiên nhẫn; Thành tích học tập;
8


Làm việc nhóm; Giảm bớt ích kỷ; Sức mạnh tinh thần (Trần Thu Nguyệt và
Nguyễn Thế Võ, 2018).

Để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ em, cần quan tâm đến các hoạt động
vui chơi hay đào tạo kỹ năng sống. Hoạt động vui chơi, các trò chơi bổ ích bồi
dƣỡng cho trẻ tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, tính thật thà, lòng dũng cảm,
ý chí lạc quan, yêu đời, giúp các em có nghị lực vƣợt qua những khó khăn trong
cuộc sống. Chơi cũng là một phần không thể thiếu nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt
động của trẻ, đảm bảo phát triển tốt về cả thần kinh và cơ thể. Tổ chức hoạt động
vui chơi một cách đều đặn, có kế hoạch sẽ giúp cho việc giáo dục đạo đức thuận lợi
và có kết quả tốt hơn (Nguyễn Dục Quang, 2007).
Về giáo dục kỹ năng sống, nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Hằng đã
khẳng định giáo dục kỹ năng sống là việc rất cần thiết, là nền tảng giúp các em phát
triển nhân cách sau này cũng nhƣ tăng khả năng thích ứng, hƣớng tới sự phát triển
bền vững con ngƣời trong các môi trƣờng khác nhau. Nghiên cứu cũng đƣa ra đặc
điểm sinh lý của học sinh tiểu học (từ 6 đến 14 tuổi) với các đặc điểm về mặt sinh
học, tâm lý từ đó đƣa ra mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục kỹ năng sống
phù hợp cho các em. Các kỹ năng cơ bản, cần thiết: kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng
đồng cảm, sẻ chia; kỹ năng tƣ duy tích cực; kỹ năng kiểm soát tức giận; kỹ năng
giải quyết xung đột; kỹ năng hợp tác; kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ. Các kỹ năng
này sẽ giúp các em có lối sống lành mạnh, biết tự khẳng định mình, biết quan tâm
đến nhu cầu của ngƣời khác, sẵn sàng giúp đỡ họ, giải quyết mâu thuẫn một cách
hòa bình và thành công hơn trong cuộc sống (Trần Thị Minh Hằng, 2015).
Thể dục thể thao, hoạt động vui chơi hay kỹ năng sống đều là những yếu tố
quan trọng đối với sự phát triển bền vững con ngƣời, đặc biệt là trẻ em. Là một
hoạt động thể dục thể thao, hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em cần lồng ghép
các hoạt động vui chơi, giáo dục kỹ năng sống nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển
bền vững con ngƣời và hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em.
Bóng đá cộng đồng – hình thức xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao hướng
tới phát triển bền vững
9



Hiện nay, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, Đảng và nhà nƣớc đã có
những chủ trƣơng, chính sách nhằm khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa thể dục
thể thao. Tác giả Phan Thanh Cẩm đã nghiên cứu về công tác xã hội hóa thể dục thể
thao theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhằm phân tích một số kết quả đạt
đƣợc, những bất cập trong quá trình thực hiện xã hội hóa thể dục thể thao và đề
xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể dục thể thao. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, các CLB thể dục thể thao ngoài công lập đã đóng vai trò rất tích
cực trong việc duy trì, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phục vụ quần chúng
nhân dân, phát hiện và đào tạo năng khiếu thể thao ban đầu... Các cơ quan quản lý
nhà nƣớc về thể dục thể thao và chính quyền các cấp đã biết dựa vào dân, khai thác
tiềm năng trong dân để phát triển đa dạng các loại hình hoạt động thể dục thể thao
quần chúng... (Phan Thanh Cẩm, 2012).
Trên tinh thần xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao, nhiều mô hình CLB thể
dục thể thao đã đƣợc nghiên cứu, xây dựng nhƣ nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Gắng với cơ sở lý luận về xã hội hóa thể dục thể thao và CLB thể dục thể thao làm
cơ sở xây dựng mô hình câu bộ thể dục thể thao tại các trƣờng Đại học và chuyên
nghiệp Thành phố Huế (Nguyễn Gắng, 2000). Ngoài ra, các trung tâm, tổ chức hay
cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao cũng ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu
phát triển hoạt động thể dục thể thao trên thực tế. Hiện nay, Chính phủ cũng có quy
định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao tại Nghị định số 106/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp
phát triển thể dục thể thao bền vững. Việc nghiên cứu các mô hình, các quy định về
hoạt động thể dục thể thao là cơ sở để xây dựng các mô hình thể thao bền vững.
Trong đó có hoạt động bóng đá và những mô hình bóng đá bền vững nhƣ mô hình
bóng đá cộng đồng cho trẻ em.
Bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại Việt Nam
- Định hƣớng của bóng đá cộng đồng cho trẻ em

10



Hoạt động bóng đá cộng đồng tại Việt Nam đang trên đà phát triển. Tuy nhiên,
chƣa có nhiều nghiên cứu cụ thể về hoạt động này. Hoạt động này mới đƣợc đề cập
khá cụ thể tại một số tài liệu của Dự án “Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam” – FFAV
(Football For All in Vietnam).
FFAV đã đƣa ra triết lí, định nghĩa, nguyên tắc và hƣớng dẫn về bóng đá
phong trào của Liên đoàn bóng đá Việt Nam và “Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam”:
“Triết lí về bóng đá phong trào của Bóng đá Cộng đồng tại Việt Nam được xây
dựng căn cứ trên cơ sở của Liên đoàn Bóng đá Na Uy (NFF), Liên đoàn Bóng đá
2

Việt Nam (VFF), UEFA, AFC và FIFA. Bóng đá nên dành cho tất cả mọi người,
vừa vui vừa thách thức; giúp phát triển kỹ năng cầu thủ và phẩm chất con người.
Tất cả những ai muốn chơi bóng đều có cơ hội chơi bóng ở một môi trường an toàn
và vui vẻ.” (FFAV, 2018)
Theo FFAV thì việc hiểu và áp dụng triết lí bóng đá phong trào là điều cần
thiết để thành công trong việc xây dựng nền tảng bóng đá và bóng đá chuyên
nghiệp ở bất kỳ nƣớc nào.
Tầm nhìn “Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam”: Điều này đơn giản có nghĩa là
tất cả những ai muốn chơi bóng đá đều có thể chơi. Việc này phải dựa trên niềm
đam mê, chứ không phải là kỹ năng và/hoặc tham vọng của phụ huynh và giáo
viên… Một trong những mục đích của FFAV là đào tạo nhân sự và hỗ trợ thành lập
các CLB Bóng đá không cạnh tranh cho trẻ em và thanh thiếu niên, để cung cấp
cho các em những hoạt động bóng đá an toàn, vui, đƣợc tổ chức tốt, và lồng ghép
các kỹ năng sống cần thiết trong các hoạt động của CLB. Với việc thành lập các
CLB này, dự án hƣớng đến việc xây dựng các cấu trúc bền vững trong xã hội dân
sự Việt Nam, nơi các cấu trúc này còn yếu và hạn chế.
- Tiêu chí CLB bóng đá cộng đồng
Theo“Đề cương nhân rộng mô hình FFAV tại các tỉnh thành ở Việt Nam”

(FFAV, 2018) thì tiêu chí của CLB bóng đá cộng đồng sẽ áp dụng tất cả các tiêu

2AFC: Liên đoàn bóng đá Châu Á

11


chí của CLB Bóng đá thông thƣờng và là CLB mở dành cho tất cả mọi ngƣời trong
cộng đồng. Cụ thể các tiêu chí nhƣ sau:
(1) Độ tuổi: có tất cả các em nam và nữ ở các độ tuổi từ 6 đến 15, và các em
khuyết tật (nếu có)
(2) Số lƣợng cầu thủ tối thiểu/1 CLB là 80 cầu thủ, với ít nhất 50% Nữ. Các
cầu thủ phải đƣợc phân chia thành các đội bóng, mỗi đội 10 cầu thủ
(3) Không áp dụng việc tuyển chọn cầu thủ vào CLB dựa vào kỹ năng chơi
bóng
(4) Câu lạc bộ đảm bảo nguồn nhân lực nhƣ sau: Huấn luyện viên: Tỉ lệ: 1
HLV/40 cầu thủ/1 buổi tập luyện thƣờng xuyên. Đã tham gia các lớp tập huấn
Huấn luyện viên Bóng đá phong trào theo tiêu chí và nguyên tắc của FFAV; Ban
chủ nhiệm: Có sự tham gia của các đại diện: Hiệu trƣởng/Hiệu phó, HLV, hƣớng
dẫn viên KNS, kế toán, thủ quỹ, phụ huynh, đại diện 01 cầu thủ nam và 01 cầu thủ
nữ
(5) CLB phải duy trì hoạt động tập luyện thƣờng xuyên với tần suất ít nhất 1
buổi/ tuần/mỗi cầu thủ
(6) CLB phải tổ chức ít nhất 1 hoạt động bóng đá/1 năm bao gồm giải CLB và
các giải giao hữu.
(7) Tham gia ít nhất 1 hoạt động giao hữu bao gồm giải bóng đá cấp cụm, giải
bóng đá tại địa phƣơng, Trƣờng học bóng đá phong trào dành cho trẻ em, Ngày hội
Bóng đá vui cấp huyện, Cúp FFAV...)
(8) Hàng năm, CLB phải thực hiện các hoạt động kỹ năng sống cụ thể: Lồng
ghép các nội dung kỹ năng sống vào các hoạt động bóng đá hoặc các hoạt động

khác của CLB; Tổ chức ít nhất 1 hoạt động /1 năm theo ƣu tiên và nhu cầu của
CLB để hƣởng ứng các chủ đề kỹ năng sống mà NFF/FFAV đang thực hiện:
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS; An toàn giao thông; Giáo dục giảm thiểu
nguy cơ bom mìn; Vệ sinh cá nhân & Vệ sinh môi trƣờng; Kỹ năng giao tiếp; Giáo
dục các giá trị của FFAV (Fair play, đoàn kết, tôn trọng, v.v.)
12


(9) CLB phải đảm bảo có sân bóng an toàn và các em đƣợc quyền sử dụng
sân khi có nhu cầu mà không phải trả tiền
(10) CLB có logo và màu áo truyền thống do các em cầu thủ tự thiết kế hoặc
xây dựng ý tƣởng và đồng ý với phiên bản cuối cùng.
Căn cứ vào các tiêu chí này, các tổ chức bóng đá cộng đồng tại các địa
phƣơng có thể căn cứ vào điều kiện, định hƣớng cụ thể của mình để xây dựng mô
hình bóng đá cộng đồng cho trẻ em phù hợp.
- Một số tiêu chí cụ thể đối với hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em
Về huấn luyện viên:
HLV là ngƣời trực tiếp huấn luyện và điều hành các buổi học bóng đá cho trẻ
em. Theo FFAV, ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn về bóng đá, HLV còn
phải đáp ứng một số yêu cầu:
(1) Nhiệm vụ: Liệt kê và hệ thống hóa các nhiệm vụ; Chuẩn bị sẵn sàng các
trang thiết bị cần thiết; Chú ý thời gian – không đến muộn; Luôn tích cực và
khuyến khích các em; Chú ý và hƣớng dẫn cho tất cả các em; Tổ chức các bài tập
phù hợp với khả năng của các em; Khuyến khích tập luyện trong thời gian rảnh;
Tuân theo nguyên tắc và mục đích của trò chơi.
(2) Là hình mẫu cho các em noi theo: Thái độ và cƣ xử; Mặc trang phục phù
hợp và sẵn sàng; Thực hiện bài tập; HLV không nên hút thuốc, uống bia rƣợu hay
chất kích thích trƣớc khi, trong khi và sau khi tập trung và tổ chức hoạt động với
trẻ.
(3) Hƣớng dẫn thực hiện và tổ chức hoạt động: Thị phạm; Tổ chức hoạt động

trong thời gian ngắn; Chơi trong phạm vi nhỏ với ít cầu thủ; Tổ chức giải bóng đá –
luân phiên các đội; Tìm những sự thể hiện tốt – động viên khen ngợi; Thay đổi độ
khó của bài tập khi cần thiết; Trao đổi với các em khi kết thúc buổi tập luyện
(FFAV, 2014).
Về chƣơng trình huấn luyện (các giáo án, bài tập):

13


Theo nghiên cứu về chƣơng trình huấn luyện bóng đá trẻ lứa tuổi từ 11 đến
14: “Trẻ em có thể chơi bóng đá từ rất sớm, trước cả tuổi đi học. Giai đoạn chơi
bóng đá tự do này có thể kéo dài tới tuổi 8-9. Đây là lúc trẻ em phát triển mạnh mẽ
khả năng khéo léo và cảm giác tinh tế với trái bóng, tập làm chủ trái bóng theo
những cách riêng của trẻ em. Hoàn toàn không phải là giai đoạn đòi hỏi về kết quả
thi đấu hoặc về hiệu quả tập luyện (như không ít HLV từng huấn luyện “ép” các
học trò của mình và đòi hỏi thành tích quá sớm). Nếu ở lứa tuổi này đòi hỏi kết quả
thi đấu cao và buộc trẻ em thi đấu bóng đá theo các vị trí, sơ đồ chiến thuật sẽ là
sai lầm không nhỏ. Sự trói buộc này sẽ làm mất khả năng sáng tạo trong hoạt động
chuyên môn về sau, tức là làm thui chột tài năng.” (Phạm Ngọc Viễn và cộng sự,
2004). Do đó, chƣơng trình huấn luyện bóng đá cho trẻ em phải nghiên cứu phù
hợp với từng lứa tuổi với những yêu cầu, mục tiêu khác nhau.
Huấn luyện luôn là bản lề cho sự thành công của bất cứ môn thể thao nào,
ngoài việc nâng cao thành tích thể thao, trải qua quá trình huấn luyện cũng tạo sự
sàng lọc khắt khe để tuyển chọn đƣợc những cá nhân ƣu tú nhất có thể đạt đƣợc
thành tích thể thao cao nhất. Bóng đá là một môn thể thao tập thể với mỗi cầu thủ
tham gia thi đấu đƣợc xác định nhƣ những vị trí chiến thuật trên sân. Quá trình
huấn luyện cho các cầu thủ bóng đá là một quá trình nhiều năm với chủ yếu các mặt
là: Chiến thuật, kỹ thuật, tâm lý và thể lực. HLV cần nắm đƣợc các nội dung chính:
(1) Tổng quan về bóng đá; (2) Huấn luyện kỹ thuật bóng đá; (3) Huấn luyện chiến
thuật bóng đá; (4) Huấn luyện thể lực trong bóng đá; (5) Huấn luyện tâm lý trong

bóng đá; (6) Phƣơng pháp huấn luyện bóng đá; (7) Chƣơng trình kế hoạch huấn
luyện; (8) Công tác chuẩn bị và chỉ đạo trận đấu bóng đá (Trần Duy Hòa và cộng
sự, 2018).
Ngoài ra, FFAV còn hƣớng dẫn một số nội dung khác: Hƣớng dẫn thực hiện
nội dung “Kỹ năng sống trong hoạt động bóng đá trẻ em”; Hƣớng dẫn/gợi ý giúp
các em yêu thích hoạt động hơn; Hƣớng dẫn nội dung “điều chỉnh bài tập”; Bài tập
cơ bản của thủ môn; Thủ môn trong bóng đá trẻ em... (FFAV, 2014).
Về tâm lý của trẻ em:
14


Trong bóng đá chuyên nghiệp, hiệu quả đào tạo VĐV trẻ phụ thuộc vào một
loạt các yếu tố đặc trƣng của công tác huấn luyện nhƣng trong đó huấn luyện tâm
lý cho VĐV đóng một vai trò quan trọng. Huấn luyện tâm lý nằm trong quá trình
huấn luyện nhằm phát triển và hoàn thiện những biểu hiện tâm lý quan trọng nhất
của VĐV. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì bóng đá là một môn tập thể, thành tích
của đội bóng phụ thuộc vào từng cá nhân VĐV, do vậy mỗi VĐV cần phải luôn có
trạng thái tâm lý sẵn sàng và sự ổn định tâm lý trong các tình huống căng thẳng
biến đổi của tập luyện và thi đấu. Các quá trình, trạng thái tâm lý của VĐV bóng đá
diễn ra rất đa dạng và phức tạp, với các kích thích đa chiều nhƣ di chuyển của đối
thủ, quy định của luật lệ và các ảnh hƣởng bên ngoài nhƣ trình độ đối thủ, tính chất
cuộc thi đấu, thái độ khán giả, các thay đổi về môi trƣờng, nhiệt độ, mặt sân, không
gian thi đấu. Do đó việc nắm vững các năng lực, phẩm chất tâm lý của từng cá nhân
VĐV sẽ giúp cho các HLV chủ động trong việc lựa chọn biện pháp, phƣơng pháp
huấn luyện nhằm điều chỉnh trạng thái tâm lý cho VĐV giúp họ dần dần từng bƣớc
có tâm lý ổn định và phù hợp với trình độ thi đấu ngày càng cao và thích ứng đƣợc
với các hoàn cảnh, môi trƣờng khác nhau (Tạp chí Thể thao, 2017).
Trong hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em, huấn luyện tâm lý cho trẻ
không đòi hỏi yêu cầu cao nhƣ huấn luyện chuyên nghiệp nhƣng để đạt hiệu quả
cao, việc nghiên cứu tâm lý của trẻ em để huấn luyện cho trẻ tâm lý trong hoạt

động bóng đá là điều tất yếu.
Quy định về mặt pháp lý đối với các tổ chức bóng đá cộng đồng cho trẻ em:
Hiện nay, hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em đƣợc tổ chức dƣới dạng
các tổ chức (trung tâm, CLB, học viện…). Chính phủ đã quy định về điều kiện kinh
doanh hoạt động thể thao tại Điều 5 của Nghị định số 106/2016/NĐ-CP và cơ sở
kinh doanh hoạt động thể thao cụ thể là bóng đá cần đáp ứng các điều kiện quy
định tại khoản 1, 2:
“1. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể
thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
15


b) Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh hoạt động thể thao.
Nguồn tài chính do cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao tự chịu trách nhiệm;
c) Có nhân viên chuyên môn khi kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều này,
2. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao thuộc một trong các trường hợp sau
đây phải có người hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định tại khoản 1 Điều 6
của Nghị định này.
a) Cung cấp dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao;
b) Kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt
buộc có hướng dẫn tập luyện. Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng
dẫn tập luyện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.” (Chính
phủ, 2016)
Ngoài ra, đối với các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ hƣớng dẫn tập luyện
thể thao còn phải có nhân viên chuyên môn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 6;
điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong sân tập đƣợc quy định tại khoản 1
Điều 7 cùng các quy định khác liên quan.
Nhƣ vậy, để phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em cần nghiên

cứu, học hỏi kinh nghiệm của các dự án, hoạt động có tính chất tƣơng tự (CLB thể
dục thể thao, Dự án FFAV…); nghiên cứu các vấn đề liên quan nhƣ: quy định của
pháp luật; thành lập và phát triển mô hình bóng đá cộng đồng; huấn luyện viên,
chƣơng trình huấn luyện, tâm sinh lý của trẻ em, lồng ghép các hoạt động vui chơi,
kỹ năng sống trong chƣơng trình tập; phát hiện và góp phần bồi dƣỡng tài năng
bóng đá… Ngoài ra, phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cần lồng ghép với các
mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trƣờng cùng các mục tiêu liên quan để hoạt động
này phát triển bền vững.
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2.1. Bóng đá

16


×