Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến kinh nghiệm hình học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.61 KB, 11 trang )

Trường THCS Tây Sơn Giáo viên : Đặng Hoàng Anh
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1/ Họ và tên: Đặng Hoàng Anh
2/ Ngày, tháng, năm sinh: 25 – 05 – 1985
3/ Nam, nữ: Nam
4/ Địa chỉ: Ấp 2 – Phú Ngọc - Định Quán - Đồng Nai.
5/ Điện thoại:
6/ Pax: Email:
7/ Chức vụ: Giáo viên.
8/ Đơn vị công tác: Trường THCS Tây Sơn.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị cao nhất: Cử nhân cao đẳng.
- Năm nhận bằng: 2006.
- chuyên nghành đào tạo: Toán - Tin.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC.
− Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy bộ môn Toán - Tin
− Số năm kinh nghiệm : 4 năm.
− Sáng kiến kinh nghiệm đã có: Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy,
học hình học 7 theo phương pháp dạy học tích cực.
− Tên sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng phương pháp bài toán ngược nhằm nâng cao
chất lượng dạy, học hình học 7 theo phương pháp dạy học tích cực.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 1
Trường THCS Tây Sơn Giáo viên : Đặng Hoàng Anh
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toán học là ngành khoa học cơ bản, toán học có tác dụng lớn đối với các ngành khoa
học khác. Đây là một khoa học suy diễn, mẫu mực về sự chính xác cao và suy luận chặt chẽ.
Môn toán có một vị trí quan trọng trong trường phổ thông, vì nó có khả năng to lớn trong việc
thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. đồng thời nó giúp cho học sinh phát triển các năng lực và
phẩm chất trí tuệ. việc tìm kiếm, chứng minh một định lý, tìm một lời giải hay cho một bài
toán, có tác dụng rèn luyện cho học sinh các phương pháp khoa học trong suy nghĩ, trong suy


luận… qua đó có tác dụng tốt rèn luyện cho học sinh trí thông minh, sáng tạo.
Trong toán học có nhiều phân môn, mỗi phân môn có nét đặc trưng riêng của nó. Ở
trường trung học cơ sở hiện nay, học sinh được học các phân môn số học, đại số và hình học.
Riêng hình học là một môn học rất khó với lứa tuổi học sinh cấp hai, vì tính trừu tượng của
môn học khá cao. Có thể nói rằng, hầu hết các học sinh hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong
việc học tập môn hình học, từ phần nắm bắt lý thuyết, các định nghĩa, các định lý, tiên đề,…
đến việc hoàn thiện các chứng minh dạng toán, các lập luận, suy luận để đến điều phải chứng
minh. Hầu hết học sinh chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp ở hình học, rất ngại khi học môn
này vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới kết quả học tập chưa cao.
Trong quá trình dạy học môn Toán: Các quy tắc, định nghĩa khái niệm, chứng minh
định lí, giải toán trong quá trình dạy học trở thành một chuỗi phản xạ có điều kiện và trở nên
vững chắc ở người học một khi chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần có hệ thống, ổn định trong
cả hai chiều thuận và đảo. Sự đối lập, đan xen của các tác nhân kích thích tương phản ảnh
hưởng tích cực đến quá trình tư duy.
Phương pháp bài toán ngược trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông có thể giúp
người thầy giáo tổ chức, điều khiển hợp lí và tích cực hóa các hoạt động tư duy của học sinh,
dẫn dắt học sinh sáng tạo, tự mình đi đến kiến thức, do đó tư duy phải rất mềm mại trên cơ sở
nắm vững bản chất các khái niệm.
Phương án áp dụng phương pháp bài toán ngược trong dạy học môn Toán có thể áp
dụng cho tất cả các phân môn Toán ở trường phổ thông. Tuy nhiên trong khả năng hạn hẹp của
mình, tôi chọn viết đề tài: “Sử dụng phương pháp bài toán ngược nhằm nâng cao chất
lượng dạy, học hình học 7 theo phương pháp dạy học tích cực”.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 2
Trường THCS Tây Sơn Giáo viên : Đặng Hoàng Anh
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.
1. Thuận lợi :
− Hiện nay ngành giáo dục thực hiện giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
− Ngành giáo dục không ngừng đổi mới, luôn được nhà nước quan tâm và đặt lên hàng
đầu.

− Giáo viên tích cực trong giảng dạy và không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm
chất năng lực.
2. Khó khăn :
− Phần lớn học sinh chưa cảm nhận được vẻ đẹp, tính Logic, tư duy của hình học, rất ngại
học hình, vì tính trừu tượng cao, quá nhiều áp lực khi giải quyết hàng loạt các định lý, định
nghĩa, tiên đề, hệ quả,… Song bên cạnh đó, hệ thống bài tập thực hành còn ít, khó, không cụ
thể, không đa dạng.
− Số lượng học sinh trong lớp quá đông, dẫn đến việc chuẩn bị điều kiện học tập cho học
sinh của giáo viên quá nhiều, việc quản lí học sinh trong giờ học hoặc tạo điều kiện cho học
sinh phát biểu ý kiến của mình về kiến thức của mình còn ít, hoặc không thể thực hiện được.
− Một số học sinh chưa có thái độ đúng đắn, chưa tự giác trong học tập, chưa tập trung
chú ý, khám phá kiến thức, thực hiện các yêu cầu của giáo viên và sách giáo khoa đề ra, mà chỉ
ỷ lại ở bạn bè, phụ thuộc vào bạn bè trong các hoạt động học tập. điều đó dẫn đến hiệu quả,
chất lượng học tập không cao.
− Một số học sinh xem nhẹ việc học lý thuyết, việc vận lý thuyết vào thực tế giải toán.
− Phần lớn học sinh hiểu được vấn đề, song không diễn đạt được, hoặc không thể trình
bày được hoàn chỉnh, hoặc không định hướng được phương pháp giải toán trên hướng phân
tích tổng hợp.
− Phương tiện dạy học còn nhiều hạn chế về số lượng củng như chất lượng. Số lượng đèn
chiếu còn quá ít chưa sử dụng được do điều kiện địa phương chưa cho phép sử dụng rộng rãi.
3. Số liệu thống kê ban đầu :
Năm học
Tổng số
HS
Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
Năm học
2008-2009
70
7 10 28 15 10
10 % 14.3 % 40 % 21.4 % 14.3 %

Sáng kiến kinh nghiệm Trang 3
Trường THCS Tây Sơn Giáo viên : Đặng Hoàng Anh
III. NỘI DUNG :
1. Cơ sở lý luận :
− Dạy là hoạt động của giáo viên nhằm định hướng, tổ chức, điều khiển giúp cho người
học tự mình tìm kiếm, chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng và hình thành hoặc biến đổi những
tình cảm, thái độ.
− Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý
thông tin lấy từ môi trường xung quanh.
− Tính tích cực là phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. khác với động
vật, con người không chỉ biết tồn tại trong xã hội mà còn biết cách cải tạo xã hội làm cho xã
hội phát triển. Hình thành và phát triển tính tích cực vốn có trong mỗi con người là một trong
những nhiệm vụ của giáo dục. Có thể xem tính tích cực như là một điều kiện đồng thời là một
kết quả của sự phát triển nhân cách trong giáo dục.
− Tính tích cực học tập hay tính tích cực trong hoạt động học tập - về thực chất là tính tích
cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng, trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức.
− Tổ chức dạy học theo phương pháp bài toán ngược là sự khám phá ra bản chất đối lập
của các sự vật và hiện tượng, đòi hỏi phải xem xét đồng thời các bộ phận và các mặt đối lập.
Từ đó, giúp học sinh phát triển các thao tác và tư duy đảo ngược. Tùy theo mức độ phức tạp
của các nhiệm vụ mà vai trò của sự đảo ngược không ngừng tăng lên.
− Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước hàm chứa
cả phương pháp dạy và phương pháp học, để chỉ những phương pháp giáo dục - dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương pháp tích cực hướng
tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung phát
huy tính tích cực của người học chứ không phải tập trung phát huy tính tích cực của người dạy.
2. Sử dụng phương pháp bài toán ngược trong dạy, học hình học 7.
2.1 Cấu trúc định lí:
Để tạo được bài toán ngược với bài toán đã cho ta lập mệnh đề đảo với định lý đã cho
và kiểm tra tính đúng đắn của nó. Vậy ta phải nắm rõ được cấu trúc của định lý.

− Định lí là khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
− Một định lý bất kì đều có thể tách ra phần : Giả thiết và kết luận. Giả thiết là cái đã biết
còn kết luận là cái cần chứng minh.
Như vậy, bất kì định lý nào cũng có thể biểu diễn được dưới dạng sau:
“Nếu A thì B”, trong đó: A : giả thiết B: kết luận.
Ví dụ: “Trong một tam giác cân trung tuyến ứng với cạnh đáy là đường cao”.
• Trong định lý này, đối tượng nào được xem xét?
- Tam giác cân với đoạn thẳng nối đỉnh của tam giác này với điểm trên cạnh đối diện.
• Xác định giả thiết của định lí?
- Trung tuyến của tam giác cân.
• Cần chứng minh điều gì?
- Đoạn thẳng này là chiều cao.
Nhận xét: Ta có thể dịch chuyển sự bằng nhau của các cạnh của tam giác vào giả thiết của
định lý.
2.2 Thiết lập mệnh đề đảo:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 4
Trường THCS Tây Sơn Giáo viên : Đặng Hoàng Anh
Nếu định lý đã cho được phát biểu dưới dạng mệnh đề:
“Nếu A thì B” hay A ⇒ B thì định lý đảo sẽ là “nếu B thì A” hay B ⇒ A
Do đó để áp dụng thành công “Phương pháp bài toán ngược” cần thiết hình thành cho
học sinh thủ thuật tách ra giả thiết và kết luận của một định lý hay một bài tập nào đó, dạy học
cho học sinh phát biểu các mệnh đề dưới dạng “nếu … thì…”. Việc hình thành thủ thuật này
xảy ra khi giải bài tập, mặc dù bản thân thủ thuật nhiều khi không được nhận thức. Khi tách ra
giả thiết và kết luận là giai đoạn cần trên đường đi tới nhận được mệnh đề đảo, thì chú ý của
học sinh được cố định vào chúng mọt cách có mcuj đích. Sau khi giả thiêt và kết luận được
tách ra thì việc phát biểu mệnh đề đảo là hoàn toàn dễ dàng.
Ví dụ1: Định lý: “Trong một tam giác cân, trung tuyến dựng từ đỉnh là đường cao”.
Trong các tài liệu giáo khoa, khẳng định tương ứng được nói rằng: “Trong tam giác
cân, trung tuyến dựng từ đỉnh vừa là đường cao và là đường phân giác”, thì khẳng định này
cần giải thích rõ cho học sinh ở đây có sự hợp nhất (gộp) 2 định lý đã được nêu ở trên.

- Hãy phát biểu định lý trên dạng “Nếu … thì …”?
- “Nếu tam giác là cân thì trung tuyến là đường cao”.
- Phát biểu mệnh đề đảo?
- “Nếu trong một tam giác, trung tuyến là đường cao thì nó là tam giác cân”.
Ta chứng minh định lý đảo này là đúng cùng một hình vẽ khi chứng minh định lý thuận.
Nhận thấy, nếu một học sinh nhanh ý sẽ lập được một khẳng định: “Nếu trong một tam
giác trung tuyến là phân giác thì tam giác đó là tam giác cân”. Việc chứng minh hoàn toàn có
thể.
Trong tài liệu các định nghĩa về các dấu hiệu bằng nhau của các tam giác được dẫn ra
một số các khác nhau về việc lập mệnh đề đảo của học sinh.
Giả sử cho ABC = A
1
B
1
C
1
có thể nói gì về các yếu tố của tam giác?
Các học sinh nhận xét rằng ở các tam giác này (theo định nghĩa): Các cạnh và các góc
tương ứng bằng nhau.

Nhận thấy trên hình vẽ:
µ
µ
1
A A=
, AB = A
1
B
1
.

Sau đó ta kẻ phân giác AD, A
1
D
1
?
- AD = A
1
D
1
- Hãy chứng minh: ABD = A
1
B
1
D
1
(c.g.c :
·
·
1 1 1
BAD B A D=
, AB = A
1
B
1
,
µ
µ
1
B B=
). Dựa

trên đó ta có thể phát biểu định lý sau: “Nếu hai tam giác ABC va A
1
B
1
C
1
bằng nhau thì ở
chúng các góc
µ
µ
1
A A=
, AB = A
1
B
1
và phân giác AD = A
1
D
1
thì các tam giác này bằng
nhau”.
Như vậy, nhờ giáo viên học sinh có thể nhận được một định lý mới và khẳng định nhận
được có trong bài tập sau:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 5
(
(
(
(
A

B
C
D
D
1
C
1
A
1
B
1

×