Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận kinh tế quốc tế 2 nghiên cứu tính bổ sung thương mại của việt nam và thái lan giai đoạn 2009 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.13 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong việc thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa các nước trên thế giới. Là một nước đang phát triển và nung nấu hy vọng tiến
ra biển lớn, sánh vai với các cường quốc năm châu, Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu hướng này. Tính đến năm 2019, Việt Nam đã có hơn 200 đối tác thương mại trên
toàn cầu. Trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản,Thái Lan, Malaysia,
Đức, Ấn Độ, Hồng Kông và ASEAN là 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
chiếm hơn 72% tổng giá trị xuất nhập khẩu trong năm 2018
Thái Lan, là đối tác thương mại lơn thứ 5 của Việt Nam trong năm 2018 và cũng
là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Nghiên cứu
thương mại Việt Nam – Thái Lan đang là một động thái cần thiết, đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai.
Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, em đã quyết định chọn đề tài
“NGHIÊN CỨU TÍNH BỔ SUNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI
LAN GIAI ĐOẠN 2009 – 2017 ” để nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa hai
bên, từ đó phân loại các ngành hàng hóa dựa theo các chỉ số kinh tế được sử dụng cũng
như đề ra giải pháp để phát triển trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

2


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các chỉ số sử dụng trong bài tiểu luận
Hệ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA)
Hệ số so sánh hiện hữu RCA được dùng để xác định các mặt hàng mà một quốc
gia có lợi thế so sánh
RCAij = (Xij/Xi)/( ∑Xwj/Xw)
Trong đó:



RCAij: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu trong xuất khẩu của quốc gia i đối với
sản phẩm j



Xij:Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia i



Xi= ∑jXij: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i



Xwj= ∑iXij:Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j toàn cầu



Xw=∑i∑jXij: Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
Nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước i đối với sản phẩm k lớn hơn tỷ trọng sản

phẩm đó trong tổng xuất khẩu của thế giới, tức là RCAij> 1 thì quốc gia i được coi là
có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j. Hệ số này càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh càng
cao. Ngược lại nếu RCAij< 1 thì quốc gia i không có lợi thế so sánh về trong sản xuất,
xuất khẩu sản phẩm j.
Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES)
Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) cũng tương tự như RCA nhưng tham
chiếu đến một thị trường cụ thể, cho biết thị trường đối tác đang xem xét liệu có phải là
thị trường tiềm năng hay không
ES = (Xij/Xit) / (Mkj/Mkt)
Trong đó:



Xij: Giá trị xuất khẩu mặt hàng j của quốc gia i

3




Xit: Tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i



Mkj: Giá trị nhập khẩu mặt hàng j của quốc gia k



Mkt: Tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia k
ES lớn hơn 1 thể hiện cơ hội chuyên môn hóa để xuất khẩu sang nước khác.

Ngược lại, ES nhỏ hơn 1 thể hiện quốc gia không có lợi thế so sánh ở thị trường nước
đối tác với sản phẩm này
2. Phân loại hàng hóa
Bài viết sử dụng phân loại hàng hóa theo Hệ thống điều hòa phân loại và mã hóa
hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới. 99 chương hàng hóa trong HS sẽ được
gộp thành 19 nhóm dựa trên cơ sở tên và mô tả chi tiết của từng loại hàng hóa, nhóm
hàng hóa.
Nhóm ngành

HS


Mô tả

Nhóm 1

HS1- HS05

Động vật sống và các sản phẩm về động vật

Nhóm 2

HS06-HS14

Các sản phẩm từ thực vật

Nhóm 3

HS15-HS24

Thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá

Nhóm 4

HS25-HS27

Khoáng sản và dầu mỏ

Nhóm 5

HS28-HS38


Sản phẩm hóa chất

Nhóm 6

HS39-HS40

Nhựa và cao su

Nhóm 7

HS41-HS43

Sản phẩm da

Nhóm 8

HS44-HS46

Sản phẩm gỗ

Nhóm 9

HS47-HS49

Giấy và bột giấy

Nhóm 10

HS50-HS56


Nguyên liệu dệt may

Nhóm 11

HS57-HS63

Hàng dệt may

Nhóm 12

HS64-HS67

Giày dép, mũ và các sản phẩm đội đầu

Nhóm 13

HS68-HS70

Sản phẩm bằng đá, xi măng, thạch cao, gốm, thủy tinh

Nhóm 14

HS71

Ngọc trai, kim loại quý

Nhóm 15

HS72-HS83


Sản phẩm kim loại cơ bản

Nhóm 16

HS84-HS85

Máy móc, thiết bị cơ khí và điện tử

Nhóm 17

HS86-HS89

Phương tiện và thiết bị vận tải

Nhóm 18

HS90-HS92

Thiết bị quang học, đồng hồ, dụng cụ y tế, âm nhạc

Nhóm 19

HS93-HS99

Các mặt hàng khác

4



II. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – THÁI LAN (2009 -2017)
1. Tổng quan thương mại Việt Nam – Thái Lan (2009 – 2017)
Thương mại giữa Việt Nam – Thái Lan có xu hướng gia tăng đều trong giai
đoạn 2009 – 2017.
Dưới sự tác động của hiệp định ATIGA được kí kết vào tháng 2/2009, thương
mại Việt Nam – ASEAN nói chung và Việt Nam – Thái Lan nói riêng trong giai đoạn
2009 – 2012 nhìn chung có xu hướng gia tăng nhẹ. Mức tăng xuất khẩu trung bình của
Việt Nam đạt 33.3% / năm, mức tăng nhập khẩu trung bình của Việt Nam đạt 9.5% /
năm.
Sau khi Thái Lan xóa bỏ toàn bộ 9.558 dòng thuế thuộc lộ trình cắt giảm trong
biểu cam kết thuế quan ATIGA từ năm 2012, thương mại Việt Nam – Thái Lan đã
chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2013–2017. Đến năm 2017, xuất
khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Thái Lan đều tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất
khẩu đạt 4.6 tỉ USD, tăng 251.3% so với năm 2009 và 10.5 tỉ USD, tăng 132.5% so với
năm 2009 với kim ngạch nhập khẩu. Năm 2017, Thái Lan là đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN và Việt Nam là bạn hàng lớn thứ hai của
Thái Lan.
Tuy nhiên , kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu và không ngừng
gia tăng qua các năm đã khiến Việt Nam trở thành nước nhập siêu trong giai đoạn
2009–2017. Đặc biệt từ năm 2013, mức thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam
ngày càng cao, mức thâm hụt tăng trung bình 17.2% / năm. Năm 2017, thâm hụt cán
cân thương mại của Việt Nam đạt mức cao nhất, đạt 5.9 tỉ USD. Việt Nam là nước nhập
siêu do cơ cấu mặt hàng của hai nước tương đối giống nhau, nhưng nhiều mặt hàng của
bạn luôn có tính cạnh tranh cao hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng
thường thích nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Thái Lan thay vì ở Việt Nam. Mặt khác,
các doanh nghiệp Thái Lan thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại rất hiệu quả
tại Việt Nam.
5



12000000
10000000
8000000
6000000
4000000

XUẤT KHẨU

2000000

NHẬP KHẨU

0
-2000000

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


2017

CÁN CÂN

-4000000
-6000000
-8000000

Hình 1: Thương mại giữa Việt Nam-Thái Lan giai đoạn 2009-2017 (đơn vị nghìn USD)
2. Cơ cấu thương mại Việt Nam – Thái Lan (2009 – 2017)
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan phản ảnh rõ lợi thế so sánh của
Việt Nam về nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và giá nhân công rẻ. Nhóm ngành
hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Thái Lan giai đoạn 2009 – 2017 là máy
móc, thiết bị cơ khí và điện tử (Nhóm 16), chiếm 34.74% tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Thái Lan năm 2009 và tăng lên đến 45.77% vào năm 2017. Đây
cũng là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong giai đoạn 2009 – 2017.
Đứng thứ hai là nhóm ngành khoáng sản và dầu mỏ (Nhóm 4), chiếm 34.03% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan vào năm 2009, dao động trong khoảng từ
10 – 18% giai đoạn 2010 – 2014 và tụt giảm chỉ còn 6.84% vào năm 2017. Đứng thứ
ba là nhóm ngành sản phẩm kim loại cơ bản (Nhóm 15) với tỉ trọng xuất khẩu ổn định,
dao động từ 8 – 13% trong giai đoạn 2010 – 2017. Tiếp theo là các nhóm phương tiện
và thiết bị vận tải (Nhóm 17), các sản phẩm từ thực vật (Nhóm 2), động vật sống và
các sản phẩm từ động vật (Nhóm 1), thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá (Nhóm 3),
nguyên liệu dệt may (Nhóm 10), nhựa và cao su (Nhóm 6), sản phẩm hóa chất (Nhóm
5) và hàng dệt may (Nhóm 11). Các ngành hàng còn lại có tỉ trọng thấp hoặc rất thấp.

6



Nhóm
ngành

Tỉ trọng xuất khẩu
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Nhóm 1
4.17
4.70
4.33
4.13
3.75
4.20
Nhóm 2
2.43
6.53
5.44
5.44
4.67
5.70
Nhóm 3
2.71
3.71
4.60
3.73
3.26

3.53
Nhóm 4 34.03 10.10 14.54 18.44 11.69 15.71
Nhóm 5
3.27
4.96
4.93
4.11
3.08
2.64
Nhóm 6
2.36
4.11
4.62
4.76
3.60
3.44
Nhóm 7
1.33
1.15
0.58
0.42
0.41
0.49
Nhóm 8
0.14
0.16
0.13
0.27
0.33
0.36

Nhóm 9
0.40
0.67
0.56
0.61
0.42
0.45
Nhóm 10 4.55
8.69
6.78
3.94
3.11
2.98
Nhóm 11 1.37
1.83
1.73
1.38
2.00
2.19
Nhóm 12 0.57
0.70
0.84
0.76
0.97
0.84
Nhóm 13 0.80
1.65
1.61
1.59
1.46

1.21
Nhóm 14 0.18
0.20
0.09
0.06
0.04
0.05
Nhóm 15 3.61
8.57 13.64
9.49
10.98 11.05
Nhóm 16 30.74 32.79 27.00 30.68 36.52 33.00
Nhóm 17 3.30
4.82
3.51
5.99
8.13
6.93
Nhóm 18 0.01
0.01
0.01
0.00
0.00
0.00
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên số liệu trên Trademap

2015
5.74
5.91
4.43

6.48
2.55
3.66
0.75
0.61
0.31
3.35
2.33
1.20
1.19
0.07
10.78
38.49
6.39
0.00

2016
5.20
5.73
5.65
8.09
2.55
3.18
0.67
0.59
0.36
2.94
2.55
1.54
1.01

0.07
8.73
41.13
5.19
0.00

2017
4.34
4.99
4.49
6.84
2.42
3.04
0.49
0.47
0.50
2.82
2.84
1.50
0.88
0.05
9.72
45.77
4.51
0.00

Về cơ cấu nhập khẩu, nhóm ngành hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Thái
Lan là máy móc, thiết bị cơ khí và điện tử (Nhóm 16), chiếm trung bình khoảng 25% tỉ
trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan trong giai đoạn 2009 – 2017. Đứng thứ hai
là khoáng sản và dầu mỏ (Nhóm 4) và đứng thứ ba là nhựa và cao su (Nhóm 6). Sản

phẩm hóa chất (Nhóm 5), Phương tiện và thiết bị vận tải (Nhóm 17), động vật và các
sản phẩm từ động vật (Nhóm 1), sản phẩm từ thực vật (Nhóm 2), thực phẩm chế biến,
đồ uồng, thuốc lá (Nhóm 3), nhựa và cao su (Nhóm 6), nguyên liệu dệt may (Nhóm
10), hàng dệt may (Nhóm 11) cũng là hai nhóm ngành Việt Nam nhập khẩu khá nhiều
từ Thái Lan.

7


Nhóm
ngành

Tỉ trọng nhập khẩu
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Nhóm 1
1.13
1.02
0.70
0.88
0.73
1.03
Nhóm 2
3.54
2.99
1.91

1.59
2.93
3.29
Nhóm 3
4.85
7.00
6.10
5.23
6.11
5.23
Nhóm 4 13.41 14.54 14.39 14.17
9.40
12.21
Nhóm 5
8.16
8.75
8.98
10.23 10.60
9.79
Nhóm 6 14.33 13.26 14.73 15.52 15.23 14.15
Nhóm 7
1.43
1.48
1.53
1.60
1.81
2.02
Nhóm 8
1.31
1.46

1.42
1.37
1.06
0.90
Nhóm 9
3.58
2.76
2.92
3.22
3.39
3.37
Nhóm 10 4.05
4.27
4.76
4.68
4.74
4.20
Nhóm 11 1.26
1.50
1.70
2.22
2.33
1.75
Nhóm 12 0.15
0.13
0.12
0.18
0.17
0.21
Nhóm 13 1.37

1.50
1.36
1.35
1.49
1.43
Nhóm 14 0.05
0.07
0.08
0.07
0.06
0.08
Nhóm 15 8.40
7.51
6.69
5.70
5.39
6.23
Nhóm 16 24.04 24.35 24.35 25.44 26.28 24.92
Nhóm 17 7.51
6.02
6.71
5.15
6.55
7.52
Nhóm 18 0.60
0.70
0.84
0.69
0.61
0.63

Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên số liệu trên Trademap

2015
0.75
3.14
4.81
15.90
8.59
11.91
1.99
0.95
2.98
3.33
1.55
0.17
1.40
0.09
5.14
26.15
9.75
0.54

2016
1.12
5.33
4.83
9.11
7.87
11.53
1.85

0.91
2.96
3.03
1.47
0.15
1.50
0.08
5.50
29.17
12.14
0.51

2017
0.78
9.13
3.39
10.74
8.46
11.73
1.68
0.90
2.62
2.91
1.32
0.15
1.32
0.12
6.04
27.66
9.92

0.44

So sánh giữa cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Thái Lan giai
đoạn 2009 – 2017 mang tính nội ngành vì cơ cấu xuất – nhập khẩu giữa hai quốc gia có
sự tương đồng cao. Điều đó cho thấy tính bổ sung thương mại giữa hai bên thấp.
Thương mại nội ngành xảy ra ở mức độ cao trong ngành máy móc, thiết bị cơ khí và
điện tử (Nhóm 16) với tỉ trọng ngành này trong xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam
với Thái Lan đạt giá trị cao nhất.

8


3. Thương mại của Việt Nam - Thái Lan (2009 – 2017) qua chỉ số Lợi thế
so sánh hiện hữu (RCA)
Có sự chênh lệch tương đối rõ trong RCA của Việt Nam giữa các nhóm ngành.
Giày dép và mũ (Nhóm 12) là nhóm Việt Nam có lợi thế so sánh cao nhất trong cả giai
đoạn 2009 – 2017 với RCA cao nhất vào năm 2010, đạt mức 10.20, sau đó có sự suy
giảm nhẹ nhưng vẫn ổn định trong giai đoạn 2013 – 2017 với RCA trung bình khoảng
8.0. Nhóm có lợi thế cao thứ hai trong giai đoạn này là nhóm các sản phẩm từ thực vật
(Nhóm 2), sản phẩm da (Nhóm 7) và động vật sống, các sản phẩm từ động vật (Nhóm
1). Lợi thế so sánh của nhóm sản phẩm da duy trì ổn định trong khi lợi thế so sánh của
hai nhóm ngành còn lại có xu hướng giảm trong cả giai đoạn : các sản phẩm từ thực vật
có RCA giảm từ 4.54 năm 2009 xuống 2.37 năm 2017, động vật sống và các sản phẩm
từ động vật có RCA giảm từ 3.34 năm 2009 xuống 1.45 năm 2017. Ngược lại , hàng dệt
may (Nhóm 11) có lợi thế so sánh tăng dần qua các năm. Sản phẩm gỗ (Nhóm 8) và
nguyên liệu dệt may (Nhóm 10) có lợi thế so sánh không ổn định trong cả giai đoạn.
Trong khi đó, Việt nam đang mất dần lợi thế so sánh trong các nhóm ngành nhựa và
cao su (Nhóm 6), sản phẩm bằng đá, xi măng, thạch cao, gốm, thủy tinh (Nhóm 13) và
ngọc trai, kim loại quý (Nhóm 14). Máy móc, thiết bị cơ khí và điện tử (Nhóm 16) có
RCA tăng dần và bắt đầu có giá trị lơn hơn 1 từ năm 2012, cho thấy Việt Nam đang dần

có lợi thế so sánh ở nhóm mặt hàng này.Các nhóm ngành còn lại có lợi thế so sánh
(RCA) nhỏ hơn 1 trong cả giai đoạn là các nhóm ngành Việt Nam cần nhập khẩu từ các
nước có RCA cao trong các mặt hàng này.
Nhóm
ngành

2009

2010

2011

RCA VIET NAM
2012
2013
2014

2015

2016

2017

Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nhóm 6
Nhóm 7

Nhóm 8
Nhóm 9
Nhóm 10
Nhóm 11
Nhóm 12
Nhóm 13

3.34
4.54
0.75
0.99
0.15
1.09
2.56
1.47
0.28
1.96
1.41
9.87
1.21

3.24
4.58
0.87
0.67
0.19
1.38
2.55
1.93
0.32

2.25
1.56
10.20
1.24

2.94
4.34
0.91
0.61
0.22
1.34
2.41
2.16
0.28
2.16
1.66
9.85
1.06

2.53
4.12
0.84
0.53
0.22
1.18
2.33
2.13
0.31
1.99
1.83

9.14
1.17

1.65
2.64
0.83
0.30
0.18
0.73
2.89
2.12
0.21
1.82
2.53
8.41
1.00

1.55
2.58
0.70
0.24
0.16
0.72
3.01
1.71
0.22
1.91
2.53
8.39
0.90


1.45
2.37
0.64
0.19
0.16
0.75
2.70
1.57
0.26
2.00
2.55
8.02
0.88

2.15
2.99
0.94
0.43
0.21
1.01
2.36
2.34
0.29
1.92
2.12
8.62
1.04

2.04

3.14
0.87
0.40
0.21
0.85
2.75
2.04
0.26
2.02
2.16
8.49
1.09

9


Nhóm 14
1.81
1.35
0.79
0.12
0.10
0.13
Nhóm 15
0.36
0.52
0.54
0.54
0.55
0.57

Nhóm 16
0.46
0.57
0.76
1.07
1.32
1.26
Nhóm 17
0.15
0.18
0.19
0.22
0.19
0.21
Nhóm 18
0.01
0.01
0.01
0.01
0.00
0.00
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên số liệu trên Trademap

0.11
0.53
1.37
0.17
0.00

0.14

0.55
1.44
0.15
0.00

0.09
0.58
1.53
0.14
0.00

4. Thương mại của Việt Nam - Thái Lan (2009 – 2017) qua chỉ số chuyên
môn hóa xuất khẩu (ES)
ES của Việt Nam với Thái Lan cho nhóm hàng giày dép, mũ (Nhóm 12) cao
nhất trong suốt giai đoạn 2009 – 2017 tuy không ổn định và có sự suy giảm từ 48.29
năm 2009 xuống còn 34.19 năm 2017. Nhóm có ES cao tiếp theo là hàng dệt may
(Nhóm 11) sản phẩm gỗ (Nhóm 8), các sản phẩm từ thực vật (Nhóm 2) và sản phẩm da
(Nhóm 7). Đây cũng là 5 nhóm ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh (RCA) cao. Điều
đó cho thấy Việt Nam đã và đang tận dụng rất tốt lợi thế so sánh của mình trong thương
mại với Thái Lan và xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng tốt nhu cầu của Thái Lan. Nói
cách khác, đây là năm nhóm mặt hàng Việt Nam có cơ hội chuyên môn hóa cao để xuất
khẩu sang Thái Lan trong tương lai. Động vật và các sản phẩm từ động vật ( Nhóm 1)
có ES liên tục giảm trong suốt giai đoạn, từ 3.83 năm 2009 xuống còn 1.60 năm 2017.
Thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá (Nhóm 3), nguyên liệu dệt may (Nhóm 10), sản
phẩm kim loại cơ bản (Nhóm 15) có ES khá thấp và không ổn định trong suốt giai
đoạn. Điều đó cho thấy các nhóm mặt hàng này trong tương lai có cơ hội chuyên môn
hóa xuất khẩu sang Thái Lan nhưng không ổn định. Máy móc, thiết bị cơ khí và điện tử
(Nhóm 16) có ES tăng dần lớn hơn 1 từ năm 2013 trở lại đây, cho thấy nhóm mặt hàng
này có cơ hội tăng dần xuất khẩu sang Thái Lan trong tương lai. Nhóm nhựa và cao su
(Nhóm 6), sản phẩm bằng đá, xi măng, thạch cao, gốm, thủy tinh (Nhóm 13), ngọc trai

và kim loại quý (Nhóm 14) có ES giảm dần và có giá trị nhỏ hơn 1 trong các năm trở
lại đây, cho thấy ba nhóm mặt hàng này đang mất dần cơ hội chuyên môn hóa xuất
khẩu sang Thái Lan. Các nhóm ngành còn lại có ES nhỏ hơn 1

10


trong suốt giai đoạn là các nhóm ngành không có cơ hội chuyên môn hóa xuất khẩu
sang Thái Lan.
Nhóm
ngành

2009

2010

2011

ES VIET NAM
2012
2013
2014

Nhóm 1
3.83
3.98
3.50
2.92
2.59
2.47

Nhóm 2
7.74
7.99
7.55
6.46
5.34
5.30
Nhóm 3
1.28
1.52
1.64
1.42
1.50
1.28
Nhóm 4
0.81
0.65
0.62
0.54
0.39
0.33
Nhóm 5
0.18
0.21
0.23
0.26
0.24
0.23
Nhóm 6
1.01

1.24
1.35
1.11
1.02
0.79
Nhóm 7
3.66
3.68
3.55
3.34
3.26
3.29
Nhóm 8
3.03
4.32
5.11
4.84
6.01
5.39
Nhóm 9
0.40
0.41
0.39
0.43
0.41
0.33
Nhóm 10 1.73
1.92
1.84
1.90

2.03
1.93
Nhóm 11 4.71
4.70
5.36
5.47
6.49
6.35
Nhóm 12 48.29 46.87 50.71 62.88 53.09 44.01
Nhóm 13 1.28
0.93
0.80
1.02
0.88
1.06
Nhóm 14 1.32
1.05
0.49
0.16
0.16
0.35
Nhóm 15 1.19
1.37
1.35
1.14
1.23
1.33
Nhóm 16 0.35
0.36
0.47

0.73
1.09
1.29
Nhóm 17 0.31
0.36
0.32
0.30
0.25
0.35
Nhóm 18 0.01
0.01
0.01
0.01
0.01
0.01
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên số liệu trên Trademap

2015

2016

2017

1.95
3.19
1.24
0.25
0.20
0.64
3.41

6.08
0.24
1.84
7.01
38.70
0.98
0.35
1.44
1.71
0.30
0.00

1.74
3.00
1.06
0.20
0.18
0.61
3.06
5.20
0.25
1.90
6.79
32.96
0.90
0.64
1.54
1.88
0.26
0.00


1.60
3.17
1.03
0.17
0.17
0.66
2.63
5.19
0.30
2.10
7.20
34.19
0.96
0.28
1.78
1.97
0.24
0.00

III.
PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, KHÓ KHĂN VÀ
KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO CÁC NHÓM NGÀNH HÀNG HÓA
1. Nhóm ngành hàng có chỉ số RCA và ES rất cao
Bao gồm : Giày, dép, mũ và các sản phẩm đội đầu (Nhóm 12)
Đây là nhóm ngành Việt Nam có lợi thế so sánh và cơ hội chuyên môn hóa xuất
khẩu sang Thái Lan rất cao
Lợi thế:

11



Mẫu mã đa dạng:
Ngành giày dép, mũ nón của Việt Nam có tương đối nhiều các chủng loại với
mẫu mã, màu sắc đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế nói chung và
các thị trường tiềm năng nói riêng.
Ví dụ như trong lĩnh vực giày dép của Việt Nam có tới hơn 5 mặt hàng chính :
giày thể thao, giày da, giày bảo hộ lao động, giày nhựa, dép xỏ ngón và các loại khác.
Đội ngũ lao động
Nhóm ngành giày dép, mũ có đội ngũ lao động trẻ, tay nghề cao. Tay nghề của
người lao động Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực.
Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, nước Việt Nam có hơn
90 triệu dân nhưng có tới 42.1% lao động dưới 25 tuổi, phí nhân công tương đối thấp,
thời gian và cường độ làm việc cao (48h/tuần)
Môi trường kinh tế - xã hội – chính trị


Một điểm mạnh nữa phải kể đến cho ngành giày dép, mũ nón của Việt Nam đó
chính là môi trường xã hội, chính trị ổn định. Đây là điểm đến hấp dẫn thu hút
các nhà đầu tư lớn như Đài Loan, Nhật Bản,... đổ vốn xây dựng các nhà xưởng
mới, quy mô lớn hơn và trang bị các trang thiết bị hiện đại hơn.



Ngoài ra đồng tiền của Việt Nam cũng được đánh giá là tương đối ổn định,
mang tính an toàn cho các nhà đầu tư rót vốn và đầu tư trong thời gian dài
Khó khăn
Chi phí nhân công ngày càng tăng
Tuy được đánh giá là thị trường có phí nhân công tương đối thấp, nhưng những


năm gần đây, ngành giày dép, mũ nón của Việt Nam phải đối mặt với thách thức mới :
lương lao động ngày càng tăng trong khi năng suất lao động theo giờ ở Việt Nam vẫn
tương đối thấp so với các nước trong khu vực.

12




Việc tăng lương tối thiểu được cho là sẽ ảnh hưởng lớn đến khoảng 1.700 DN
da giày cả nước, trong đó 70% là DN nhỏ và vừa, sử dụng 1,2 triệu lao động sản
xuất trực tiếp. Theo đó, các DN da giày quy mô lớn bị giảm lợi nhuận sẽ giảm
đầu tư mở rộng sản xuất. Còn các DN nhỏ và vừa, hộ sản xuất làng nghề gặp rất
nhiều khó khăn sẽ phải hạn chế hoặc ngừng sản xuất.



Việc tăng lương sẽ tạo ra chi phí sản xuất tăng đột biến, mức độ bảo vệ việc làm
của Việt Nam có xu hướng ngày càng chặt hơn, trong khi với kỹ năng hạn chế,
lao động Việt trong ngành này chủ yếu làm các công việc giản đơn, giá trị gia
tăng thấp, năng suất lao động cũng tương đối thấp so với các nước khác (trung
bình 0.5 – 0.6 đôi giày / giờ). Điều này chắc chắn sẽ làm giảm khả năng cạnh
tranh của DN da giày trong dài hạn
Các mắt xích trong chuỗi giá trị hàng giày dép, mũ nón còn yếu



Công nghiệp hỗ trợ của ngành giày dép chưa phát triển đồng bộ với sản xuất sản
phẩm, nên hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất mặt hàng này phải nhập khẩu.
Do lo ngại ô nhiễm môi trường, các địa phương không khuyến khích đầu tư sản

xuất thuộc da. Các nguyên liệu khác (giả da, đế giày, pom, khoen, khóa, keo,..),
do chất lượng không đồng đều và giá thành tăng cao nên khó cạnh tranh với
hàng nhập khẩu từ các nước khác



Khâu thiết kế sản phẩm xuất khẩu giày dép cũng chưa phát triển do phần lớn các
hợp đồng xuất khẩu dưới hình thức gia công và phía các doanh nghiệp Việt Nam
phụ thuộc vào việc cung cấp nguyên liệu, nguyên phu liệu từ các doanh nghiệp
nước ngoài khiến cho hoạt động tiếp thị, bán hàng trên thị trường quốc tế không
được chú trọng khiến giá trị gia tăng của ngành thấp.



Hơn nữa phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, tiềm lực
tài chính mỏng khó có khả năng dịch chuyển nhanh sang mắt xích có hàm lượng
giá trị gia tăng cao
Một số khuyến nghị
Chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

13


Nhà nước nên ban hành các chính sách định hướng phát triển cho ngành công
nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nhằm tránh phụ thuộc vài nguyên liệu nhập khẩu từ nước
ngoài và giúp Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu giày dép.
Các doanh nghiệp cần chủ động phòng tránh rủi ro từ thị trường
Trong bối cảnh cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp sản xuất giày dép đến từ
Trung Quốc, Đài Loan, các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động đổi mới công nghệ,
liên tục cập nhật những mẫu mã , chủng loại mới để bắt kịp xu hướng với các thị

trường tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chủ động nghiên cứu thị trường để
có những thay đổi về mẫu mã, màu sắc... cho phù hợp với đặc thù của thị trường xuất
khẩu.

2. Nhóm ngành hàng có chỉ số RCA và ES tương đối cao
Bao gồm: động vật sống và các sản phẩm từ động vật (Nhóm 1), các sản phẩm
từ thực vật (Nhóm 2), sản phẩm da (Nhóm 7), sản phẩm gỗ (Nhóm 8) và hàng dệt may
(Nhóm 11).
Đây là các nhóm ngành hàng của Việt Nam có lợi thế so sánh và cơ hội chuyên
môn hóa xuất khẩu sang Thái Lan tương đối cao.
Lợi thế
Điệu kiện tự nhiên
Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ , diện tích rừng lớn
và có đường bờ biển dài nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nông sản như :
lúa, các loại cây ăn quả, thủy hải sản, gia súc, gia cầm, trồng rừng ,... và thu hoạch các
sản phẩm có giá trị gia tăng như da, gỗ và các nguyên liệu cho ngành dệt may.
Nguồn lao động

14




Các nhóm ngành đề cập ở trên chủ yếu sử dụng lao động chân tay, đây là thế
mạnh lớn của Việt Nam bởi có đến 42.1% lao động Việt Nam dưới 25 tuổi. Đa
số người lao động Việt Nam quen lao động cần cù, khó nhọc, biết dựa vào và
vận dụng quy luật tự nhiên trong canh tác và nuôi trồng nên sản lượng hàng năm
các mặt hàng kể trên tương đối cao




Đặc biệt đối với ngành dệt may, Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, lành
nghề, có tay nghề cao và thời gian làm việc tương đối cao

Khoa học, kĩ thuật


Hiện nay trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản, người dân Việt
Nam đã được phổ biến áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật: sử dụng các giống
cây trồng chất lượng cao, xây dựng các mô hình chăn nuôi và nuôi trồng thủy
hải sản tiên tiến đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, ngoài ra người dân
còn được tập huấn trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản suất, nuôi
trồng , từ đó sản lượng và chất lượng các mặt hàng nông sản của Việt Nam ngày
càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.



Đối với ngành dệt may, máy móc và các thiết bị hiện đại cũng đã và đang được
đầu tư để rút ngắn thời gian làm việc cũng như nâng cao chất lượng, sản lượng
của các sản phẩm .
Khó khăn



Nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn sản xuất nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng
được yêu cầu về sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị
trường quốc tế. Thách thức, nguy cơ từ tác động của biến đối khí hậu, môi
trường, dịch bệnh lên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong
nước và tình hình cung nông sản




Vấn đề về thương hiệu : Hiện nay nông sản của Việt Nam luôn có giá trị thấp
hơn so với nông sản của các nước có cùng mặt hàng. Trong các năm gần đây,
chúng ta đang quá chú trọng đến số lượng nông sản xuất khẩu mà chưa chú
trọng đến vấn đề thương hiệu

15




Thị trường đầu ra cho nông sản Việt Nam gặp khó khăn, hiện nay các nước trên
thế giới đã quay lại tập chung cho nông nghiệp nên Việt Nam sẽ đứng trước sự
cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu, đặc biệt Thái Lan còn là nước đối thủ trong
xuất khẩu nông sản với Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu nông sản lớn của
Việt Nam như Hàn Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản,.. đều gia tăng bảo hộ hàng hóa
nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lí chất lượng và an toàn vệ sinh thực
phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, những bất ổn trong tình hình chính trị thế
giới cũng đã ảnh hưởng không nhỏ lên tình hình xuất khẩu nông sản của Việt
Nam
Ngành dệt may Việt Nam cũng gặp một số khó khăn nhất định :



Một là, do trình độ máy móc không được đổi mới nên không đáp ứng được yêu
cầu về chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng




Hai là ngành công nghiệp phụ trợ vẫn còn yếu dẫn đến tỷ lệ nhập khẩu nguyên
phụ liệu cao, tỷ lệ nội địa hóa thấp



Ba là giá sắt thép trong nước thường xuyên biến động và tăng cao, nên sản xuất
phụ tùng không có hiệu quả



Bốn là phụ tùng của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về chất lượng, đòi
hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này các doanh nghiệp cơ
khí trong ngành chưa đủ vốn để đầu tư
Một số kiến nghị
Về các mặt hàng nông sản và các mặt hàng có giá trị gia tăng từ nông sản



Tăng cường đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống thông tin về thị trường nông
sản thế giới để phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng nông sản phù
hợp, tránh thiệt hại và giảm những rủi ro không đang có



Bố sung và điều chỉnh các chính sách thu hút đầu tư cho ngành nông nghiệp,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vừa xây dựng hình
ảnh, nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế

16





Chính quyền địa phương và doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất các mặt hàng
nông thủy sản có trọng tâm, trọng điểm, có quy mô và theo hướng nâng cao chất
lượng. Tập chung đẩy nhanh công tác mở cửa thị trường đối với các mặt hàng
có tiềm năng xuất khẩu theo hướng xác định rõ mặt hàng ưu tiên.



Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động nghiên cứu thị trường, thay đổi tư
duy tiếp cận thị trường, thay đổi phương thức giao dịch từ tiểu ngạch, sang
thương mại chính quy.
Đối với ngành dệt may:



Chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Nhà nước nên ban hành các
chính sách định hướng phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
nhằm tránh phụ thuộc vài nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và giúp Việt
Nam nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu các sản phẩm từ dệt
may



Nhà nước cần có các chính sách thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước
ngoài để có vốn tân trang các trang thiết bị trong ngành để nâng cao chất lượng
cũng như gia tăng sản lượng cho ngành dệt may
3. Nhóm ngành hàng có chỉ số RCA và ES giảm dần đến giá trị nhỏ hơn 1
Bao gồm : Nhựa và cao su (Nhóm 6), Sản phẩm bằng đá, xi măng, thạch cao,


gốm, thủy tinh (Nhóm 13), ngọc trai và kim loại quý ( Nhóm 14)
Đây là các nhóm ngành Việt Nam đang mất dần lợi thế so sánh cũng như cơ hội
chuyên môn hóa xuất khẩu sang Thái Lan
Lợi thế


Việt Nam là quốc gia có năng suất sản xuất cao su dẫn đầu khu vực Châu Á,
vượt qua Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan,... Từ năm 2010, sản lượng sản xuất cao su
thiên nhiên của Việt Nam liên tục tăng trưởng, đạt mực tăng trưởng kép CAGR
đạt 5.5% trong giai đoạn 2011 – 2017

17




Ngành nhựa giai đoạn 2010 – 2015 là một trong những ngành công nghiệp tăng
trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16% - 18%/năm



Trung bình mỗi năm nước ta khai thác khoảng 90 triệu tấn đá vôi xi măng,
khoảng 70 triệu m3 đá vật liệu xây dựng, gần 100 triệu m3 cát xây dựng, cát san
lấp,...



Về nguồn lợi ngọc trai Việt Nam rất phong phú cả về định tính và định lượng. Ở
biển, theo một số tài liệu khoa học đã công bố, có phân bố 13 loài thuộc 3 giống,

trong đó có 4 loại có giá trị kinh tế cao. Ở nước ngọt khu vực Bắc Bộ có phân
bố 39 loài thuộc 19 giống, trong đó có 3 loài có giá trị kinh tế cao.
Khó khăn
Ngành nhựa đang gặp không ít khó khăn về nguyên liệu, thách thức nhiều trong

cạnh tranh với sản phẩm cùng loại có xuất xứ nước ngoài. Theo Hiệp hội Nhựa Việt
Nam, 80% nguyên liệu sử dụng trong ngành phải nhập khẩu. Theo Bộ Công Thương,
năm 2017, ngành Nhựa nhập khẩu 4.9 tấn hạt nhựa, tổng kim ngạch nhập khẩu hạt
nhựa và sản phẩm nhựa là 12.68 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu là 2.5 tỷ USD. Hơn nữa,
ngành Nhựa Việt Nam đang phải cố gắng cạnh tranh với sản phẩm nổi tiếng của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc sản phẩm ngoại nhập của Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Thái Lan,..
Nhóm ngành hàng ngọc trai và kim loại quý cũng gặp nhiều khó khăn:


Một là tuy nuôi cấy ngọc trai mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhưng hiện nay
chúng ta chưa lựa chọn được đối tượng nuôi phù hợp, những diện tích mặt nước
mặn, nước ngọt còn hoang hóa.



Hai là diện tích mặt nước mặn, nước ngọt còn hoang hóa chưa được quy hoạch.
Việc xin quy hoạch gặp rất nhiều khó khăn, mất rất nhiều thời gian hoặc không
giải quyết được.



Ba là trước đây trai sau khi cấy, nuôi 12 tháng thu hoạch ngọc, nhưng hiện nay
để ngọc trai Việt Nam cạnh tranh được với thị trường quốc tế, cần kéo dài thời


18


gian nuôi cấy ngọc 24-48 tháng. Như vậy diện tích mặt nước sử dụng tăng từ 24 lần.


Bốn là hiện nay có rất nhiều ngọc trai, hàng trang sức giả trôi nổi trên thị
trường, không có xuất xứ hàng hóa.
Một số kiến nghị
Đối với ngành Nhựa và cao su
Doanh nghiệp nên duy trì năng lực cạnh tranh nhờ có những khách hàng lớn, ổn

định. Nền tảng cho điều này nằm ở việc tập chung đầu tư máy móc theo chuẩn công
nghệ mới để tạo ra những sản phẩm chất lượng, độc đáo, hướng đến giảm giá thành sản
phẩm
Đối với ngành hàng ngọc trai và kim loại quý:


Thứ nhất, chính phủ cần quy hoạch lại mặt nước mặn, nước ngọt còn hoang hóa.



Thứ hai để ngọc trai Việt Nam có thương hiệu quốc gia, cần tạo ra mô hình liên
kết chặt chẽ trong quá trình phát triển sản xuất giữa các doanh nghiệp nuôi cấy
ngọc với ngư dân, nhà khoa học, ngân hàng thương mại.



Thứ ba cần có kế hoạch nghiên cứu sinh sản nhân tạo những loại ngọc trai có
giá trị kinh tế cao để khai thác hết nguồn lợi sẵn có, làm phong phú sản phẩm

ngọc trai Việt Nam.

4. Nhóm ngành hàng có chỉ số RCA và ES tăng dần đến giá trị lớn hơn 1
Bao gồm: Máy móc, thiết bị cơ khí và điện tử (Nhóm 16)
Đây là nhóm ngành đang dần có lợi thế so sánh cũng như cơ hội chuyên môn
hóa xuất khẩu sang Thái Lan.
Lợi thế

19


Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp cơ khí đã có điều kiện đầu tư
máy móc, thiết bị hiện đại, có khả năng chế tạo được các sản phẩm chất lượng cao để
xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu
Khó khăn


Số các doanh nghiệp kể trên còn quá ít. Mỗi năm, nước ta phải tốn đến vài chục
tỷ USD mua máy móc, thiết bị để xây dựng các công trình, trong khi ngành cơ
khí chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.



Hơn nữa, ngành cơ khí Việt Nam còn có xuất phát điểm thấp hơn các nước khác
cả nhiều thập kỉ.
Một số kiến nghị



Một là có chính sách thuế phù hợp trong nhập khẩu vật tư cho sản xuất ngành cơ

khí.



Hai là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn
cho đầu tư và phát triển, đặc biệt hỗ trợ vay vốn để doanh nghiệp đầu tư thiết bị,
máy móc, nhà xưởng sản xuất.



Ba là xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lí
trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao, hỗ trợ phát
triển thị trường.

5. Nhóm ngành hàng có chỉ số RCA và ES nhỏ hơn 1
Bao gồm: Khoáng sản và dầu mỏ (Nhóm 4), sản phẩm hóa chất (Nhóm 5), giấy
và bột giấy (Nhóm 9), phương tiện và thiết bị vận tải (Nhóm 17), Thiết bị quang học,
đồng hồ, dụng cụ y tế, âm nhạc (Nhóm 18)
Đây là các nhóm ngành hàng Việt Nam không có lợi thế so sánh cũng như
không có cơ hội chuyên môn hóa xuất khẩu sang Thái Lan.

20


Nhìn chung các nhóm ngành này gặp phải khó khăn chung là chưa theo kịp tiến
bộ khoa học, công nghệ và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước phát triển khác trên
thị trường quốc tế.
Để giải quyết được khó khăn này, nước ta cần tích cực mở rộng hợp tác, giao
lưu học hỏi những tiến bộ khoa học kĩ thuật của các nước bạn trong cùng ngành. Song
song với đó, chúng ta cần xây dựng tiềm lực kinh tế vững mạnh từ việc tập chung đầu

tư phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế so sánh cũng như có cơ hội chuyên
môn hóa xuất khẩu.

21


KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa, quan hệ thương mại Việt nam – Thái Lan ngày càng
được mở rộng.
Nghiên cứu thương mại hai nước giúp chúng ta có tầm nhìn khái quát hơn về
vai trò của hai nước trong quan hệ thương mại. Từ đó giúp Việt Nam xác định được các
mặt hàng tiềm năng có thể đầu tư và xuất khẩu sang Thái Lan trong thời gian tới.
Bài tiểu luận chỉ nghiên cứu thương mại Việt Nam – Thái Lan trong một giai
đoạn cụ thể, trong tương lai khi các biến động chính trị, kinh tế xảy ra, cần vận dụng
linh hoạt cho phù hợp các giải pháp để giúp quan hệ thương mại Việt Nam- Thái Lan
trở nên tốt đẹp hơn.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Số liệu: Trademap
2. Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương, “Đánh giá tác động theo
ngành của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU: Sử dụng các
chỉ số thương mại”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh
doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 28-38
3. Võ Minh Sang và Đỗ Văn Xê, “BA QUAN ĐIỂM CHÍNH ĐO LƯỜNG
LỢI THẾ SO SÁNH TRONG SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
QUỐC GIA”, Tap chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ
4. H.M, 30/4/2018, “Dệt may Việt Nam đối mặt với thách thức lớn”, theo

Cafef.vn
/>
5. “Cao su tự nhiên”, Investvietnam.gov.vn
nhien.html?
fbclid=IwAR36ApSYP7elAvaDFFUB8U2548PnlAmuJEodI6
Enx1Q7b3Sy5tmSTc7UL5Q
6. 06/05/2017, “Cơ hội và thách thức cho hàng nông sản Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu”, Tạp chí Tài chính Việt Nam
/>GpeWedr8u5M_CjhLNl_Zask
7. Phúc Huy, 05/05/2019, “Thị trường nông sản tiếp tục đối mặt nhiều khó
khăn”, Báo điện tử Nhân dân

/>
23


8. 15/5/2018, “Xuất khẩu giày dép của Việt Nam và một số kiến nghị”,Tạp
chí kinh tế đối ngoại Đại học Ngoại Thương Việt Nam

/>WVRPpXuLHaDzLce9t7UNw
9. KS. Nguyễn Mạnh Thắng, 03/05/2018, “Tiềm năng, thực trạng và thách
thức phát triển ngành ngọc trai Việt Nam”, Hiệp hội nuôi biển Việt Nam

/>fbclid=IwAR3MVCkN38is2_xwQdEX2I_6Ig3ytI_r8fEI
KSO53JjHV_ixsNxgBYn1qTo
10.

Thanh Giang, 05/10/2018, “Gỡ rào cản để ngành nhựa phát triển”,
Báo mới
trien/c/28023466.epi?

fbclid=IwAR0UMTXtZdtsJDqYf28czxW29cshd5O
6mvjSdOmEAd3JW68NiRfv28hYglA
11. PV, 21/01/2019 “10 đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam”,
Cafef

/>12. Vũ Khuê, 14/08/2018, “ba trở ngại chính trong xuất khẩu nông sản
Việt”, theo báo Vneconomy
/>13. Quỳnh Nga, Hoa Quỳnh, 03/10/2017, “Phát triển ngành Cơ khí – Thiếu
đòn bẩy chính sách”

/>
24



×