Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế II brexit và tác động của nó đến hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.25 KB, 29 trang )

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ VÀ BREXIT
1. Hội nhập kinh tế quốc tế
Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài
(tiếng Anh là “international integration”). Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu
trong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ
trước ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc
đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến
tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu. Hội nhập kinh tế, theo quan
niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau.
Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt
động tăng cường sự gắn kết nền kinh tế với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu,
giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi
chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Đây là quá trình gắn kết các
nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa
và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau.
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính
sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế-tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và
thuận lợi hoá thương mại, đầu tư bao gồm các lĩnh vực:
- Đàm phán cắt giảm thuế quan, thực hiện thuế suất bằng 0 đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu
- Giảm thiểu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với hoạt động thương
mại. Những biện pháp phi thuế phổ thông (như giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh
kiểm dịch...) cần được chuẩn mực hoá theo các quy định chung của WTO hoặc các thông
lệ quốc tế và khu vực khác
- Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại, dịch vụ, tức là tự do hoá hiện nay có
khoảng 12 nhóm dịch vụ được đưa vào đàm phán, từ dịch vụ tư vấn giáo dục, tin học đến
các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải...

1



- Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường hơn nữa cho tự do hoá thương
mại
- Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những quy tắc và luật chơi chung
quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại, như thủ tục hải quan,
quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh ...Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực hiện
nay, việc điều chỉnh và hài hoà các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương
mại được gọi là hoạt động thuận lợi hoá thương mại
- Triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao năng lực
của các nước trong quá trình hội nhập.
Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành năm mô hình cơ
bản từ thấp đến cao như sau:
- Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Các nước thành viên dành cho nhau các ưu
đãi thương mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhưng còn hạn chế về phạm vi (số lượng
các mặt hàng đưa vào diện cắt giảm thuế quan) và mức độ cắt giảm.
- Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Các thành viên phải thực hiện việc cắt giảm và loại
bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lượng (có thể bao gồm cả việc giảm và
bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong thương mại hàng hóa nội khối, nhưng vẫn duy trì
chính sách thuế quan độc lập đối với các nước ngoài khối.
- Liên minh thuế quan (CU): Các thành viên ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan
trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với
các nước bên ngoài khối.
- Thị trường chung (hay thị trường duy nhất): Ngoài việc loại bỏ thuế quan và hàng
rào phi quan thuế trong thương mại nội khối và có chính sách thuế quan chung đối với
ngoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển của các
yếu tố sản xuất khác (vốn, lao động…) để tạo thành một nền sản xuất chung của cả khối.
- Liên minh kinh tế-tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai đoạn cao nhất dựa trên
cơ sở một thị trường chung/duy nhất cộng thêm với việc thực hiện chính sách kinh tế và
tiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ương thống nhất của khối).


2


Như vậy, ta có thể thấy: để một tổ chức kinh tế có thể được hình thành, cần thỏa mãn
những yêu cầu sau: áp dụng cơ chế thị trường; có sự phối hợp và thống nhất hành động
giữa các quốc gia và cùng lãnh thổ, các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển tới mức cần
được điều chỉnh, có các nước phát triển cao làm chỗ dựa cho các quốc gia còn lại.
Sự phát triển của các tổ chức kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cụ
thể như sau:
- Thứ nhất, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ...trong phạm vi khu vực
cũng như là giữa các khu vực với nhau. Mức độ tự do hoá là khác nhau nhưng không một
khối kinh tế nào lại không đề cập chủ trương tự do hoá này.
- Thứ hai, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường
khu vực rộng lớn.
- Thứ ba, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá đời sống kinh tế thế giới.
- Thứ tư, sự hình thành và phát triển của các khối kinh tế khu vực cũng gây ra một số
vấn đề: khả năng bảo hộ mậu dịch của các khối kinh tế khu vực sẽ lớn và mạnh hơn; sức
mạnh cạnh tranh của nó cũng lớn hơn, đe doạ các quốc gia yếu kém khác đồng thời tạo ra
một tình thế mới đó là các khối kinh tế có thể sẽ chi phối thế giới chứ không phải chỉ là
một hay vài quốc gia.
2. Brexit là gì?
Một trong những sự kiện nổi bật nhất trong năm 2016 là việc Liên hiệp vương quốc
Anh trưng cầu dân ý cho việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn được biết đến
với tên gọi: Brexit (hay Brixit). Brexit là một từ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa hai từ:
Britain (Vương quốc Anh) và Exit (ra khỏi, thoát ra), lần đầu tiên được sử dụng vào ngày
15/5/2012 trong một bài viết nói về khả năng Anh sẽ rut khỏi EU. Thực tế, trong quá khứ,
một cuộc trưng cầu dân ý như vậy đã được diễn ra. Năm 1975, Liên hiệp vương quốc
Anh đã tổ chức nhằm trả lời cho câu hỏi: Liệu Anh có nên tiếp tục tham gia cộng đồng
kinh tế châu Âu (EEC) hay không? Trong hầu hêt các đơn vị hành chính trên lãnh thổ
Anh quốc, người dân đa số đều chọn “Có”, chỉ trừ hai khu vực là đảo Shetland và Outer

Hebrides. Theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, 67.2% trên tổng số phiếu hợp lệ đồng
3


ý, và Anh tiếp tục là một thành viên của EEC. Thế nhưng, mọi chuyện chưa chấm dứt ở
đó. Cuộc đấu tranh đòi rút khỏi EU vẫn tiếp diễn trong lòng Anh quốc. Năm 2012, Thủ
tướng đương nhiệm David Cameroon đã không chấp thuận một cuộc trưng cầu dân ý về
vấn đề này, nhưng gợi ý về một cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai nhằm đánh giá mức
độ ủng hộ của người dân về việc Anh ở lại EU. Tuy nhiên, trước áp lực từ các nghị sĩ và
những thành viên trong đảng đối lập, vào tháng 1 năm 2013, Thủ tưởng đã công bố chính
phủ của ông sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này trước năm 2017. Trong
cuộc Tổng tuyển cử vào năm 2015, đảng Bảo thủ đã chiến thắng với việc giành đa số ghế
trong Quốc hội. Ngày sau đó, một yêu cầu đã được gửi lên Quốc hội, theo đó trưng cầu
dân ý về vấn đề EU sẽ được tiến hành. Thủ tướng Cameroon ấn định ngày thực hiện
trưng cầu là ngày 23/6/2016, và cho phép các thành viên trong nội các, bao gồm cả ông,
được quyền bỏ phiếu, mặc dù theo luật quy định, các thành viên nội các chính phủ phải
công khai ủng hộ mọi quyết định của chính quyền đương nhiệm, cho dù họ có thích hay
không.
Đảng Lao động Tự do Anh Quốc (The UK Independence Party) đã đấu tranh nhiều
năm cho việc Anh rời khỏi EU. Họ đã tham gia vào yêu cầu trưng cầu dân ý cùng với một
nửa thành viên Đảng Bảo thủ, bao gồm Boris Johnson và năm thành viên khác trong nội
các; và còn một vài đảng phái khác cũng tham gia. Họ cho rằng, EU chính là nguyên
nhân khiến cho Anh không có được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua. EU
đã áp đặt quá nhiều luật liên quan đến đầu tư, khiến các nhà đầu tư của Anh không thể
cạnh tranh với các nước khác trong khổi cộng đồng chung này. Hơn nữa, để tham gia vào
tổ chức lớn nhất châu Âu này, Anh phải chịu một khoản phí thành viên quá lớn, lên tới
hàng tỷ bảng mỗi năm, nhưng những gì thu lại được thì lại quá ít hoặc không tương xứng.
Họ cũng muốn Anh thiết lập lai toàn bộ hệ thống đường biên giới với EU, đồng thời giảm
số lượng người nhập cư tới đây hàng năm. Những người thuộc phe ủng hộ bác bỏ một
trong những nguyên tắc cơ bản của EU: Tự do di chuyển; mà theo họ, việc này sẽ ảnh

hưởng xấu tới chính nước Anh. Ngược lại, những người ủng hộ việc Anh ở lại EU, trong
đó có Thủ tướng tiền nhiệm Cameroon, Thủ tưởng đương nhiệm Thesera May, 16 thành
viên trong nội các của ông Cameroon và nhiều đảng phải khác nữa, lại cho rằng: việc
4


Anh ở lại EU sẽ tạo nên một cú hích lớn cho nền kinh tế Anh, hàng hóa Anh sẽ vào thị
trường EU dễ dàng hơn mà không qua bất kỳ một công cụ hay rào cản nào như hạn
ngạch, thuế quan… Qua đó, sản lượng của Anh sẽ tăng cao hơn. Hơn nữa, những người
phản đối cũng chất vấn lại những lí lẽ của bên ủng hộ về vấn đề làn sóng người nhập cư:
phần lớn trong số đó là những lao động trẻ, có tay nghề và trình độ, đồng thời họ cũng
đang trong thời kỳ hăng hái làm việc nhất trong cuộc đời. Đây chính là nguồn lao động
bổ sung phù hợp cho nền kinh tế Anh, giúp cho Anh đạt mức tăng trưởng cao, và đất
nước có thể chi trả được các khoản phí công cộng. Cùng với đó, vị thế của Anh cũng sẽ bị
suy giảm trên trường quốc tế nếu Anh rời khỏi EU, và theo như những người phản đối,
Anh sẽ an toàn khi tham gia với tổ chức này, hơn là tự thân vận động.
Vào ngày 23/6/2016, cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra. Theo đó, người dân Anh hầu
hết ủng hộ cho Brexit. 53.4% trên tổng số phiếu bầu hợp lệ đồng ý rời khỏi Anh. Tỷ lệ
này cũng tương đương ở xứ Wales, với 52.5% đồng ý. Tại Scotland và Bắc Ireland, đa số
người dân bỏ phiếu ở lại EU (62% phản đối ở Scotland, và 55.8% ở Bắc Ireland). Ngay
sau đó, Thủ tướng Cameroon đã tuyên bố từ chức vào ngày 13/7/2016, và bà Thesera
May là người kế nhiệm ông Cameroon. Một nội các mới được thành lập ra, trong đó hầu
hết đều là những người thuộc phe ủng hộ Brexit. Tuy nhiên, Anh vẫn chưa chính thức rời
khỏi EU. Anh vẫn đang là một thành viên chính thức của tổ chức này, vì vậy, quốc gia
này vẫn phải tuân thủ những quy định đã được đặt ra trước đó, chỉ không được tham gia
vào các quyết định trong nội bộ EU. Theo điều 50 của Hiệp ước Liên minh châu Âu, Anh
và EU sẽ có 2 năm đàm phán nhằm ký kết các thỏa thuận mới giữa hai bên, và hoàn
thành việc rời khỏi cộng đồng chung EU. Anh sẽ vẫn là một thành viên của EU cho đến
tháng 12 năm 2018. Trong thời gian này, Thủ tướng Thesera May và thành viên nội các
của bà sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đối thoại với EU.

Vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, trong văn bản gửi đến Chủ tịch Hội đồng Châu Âu
Donald Tusk, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Anh chính thức ban hành Điều 50. Từ đây
bắt đầu đếm ngược hai năm cho đến thời điểm Vương quốc Anh chính thức rời khỏi EU.
Sau rất nhiều tranh cãi, Anh dự kiến sẽ rời Liên minh châu Âu lúc 23 giờ ngày 29 tháng 3
năm 2019
5


Tóm lại, có thể khẳng định rằng, hội nhập kinh tế quốc tế đã đang và sẽ là xu hướng
phát triển chung của hầu hết các quốc gia, ngoại trừ một số nước vì các lí do đặc biệt mà
thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế thương mại. Và như thế, bất kì sự kiện kinh tế,
chính trị, xã hội quan trọng nào trên thế giới, ví dụ như sự kiện Brexit đều sẽ có tác động
mạnh mẽ đến vấn đề này.

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT LÊN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA THẾ GIỚI, ANH VÀ EU, VIỆT NAM VÀ ASEAN
Nước Anh trên nguyên tắc đã chính thức rời EU. Việc rời đi này cần quốc hội và nữ
hoàng Anh phê chuẩn mới có hiệu lực. Sau đó, Anh sẽ phải đàm phán lại toàn bộ hiệp
ước đã từng tham gia cùng EU hoặc đã thỏa thuận trước đó với tư cách là một nước ngoài
EU. Cuộc bỏ phiếu tuy chỉ diễn ra tại Anh nhưng đã làm lung lay toàn bộ khối EU với 28
nước thành viên còn lại. Vì Anh là một nền kinh tế lớn và London là một trung tâm tài
chính của Châu Âu nên việc Anh rút khỏi khối liên minh Châu buộc hai bên phải xây
dựng một mối quan hệ mới sau hơn 40 năm gắn bó, đồng thời khiến cả Xứ sở sương mù,
EU và thậm chí là kinh tế thế giới gánh chịu những hậu quả lớn về kinh tế, chính trị và xã
hội.
1. Brexit tác động đến vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Thế Giới
Việc Anh rời khỏi EU đã gây nên một sự chao đảo không chỉ riêng trong nội bộ nước
Anh, không chỉ gây bất ngờ và bối rối cho khu vực EU mà còn làm chao đảo nền kinh tế
Thế Giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo nguy cơ nước Anh rời khỏi EU có
thể sẽ tác động mạnh tới hoạt động kinh tế và tạo ra những biến động trên các thị trường.

1.1. Về thị trường ngoại hối :
Thứ nhất, GBP, EUR suy yếu: Anh rời khỏi EU khiến GBP thay đổi khoảng 15% so với
mức trước cuộc bầu cử và có khả năng là đồng GBP trượt giá mạnh. Vì vậy HSBC quyết
định hạ mức tỷ giá dự báo GBP/ USD và cho rằng cặp tỉ giá này sẽ giảm về 1.25 vào cuối
quý 3 và giảm còn 1.2 vào cuối năm 2016. Ngoài ra thì đồng EUR cũng sẽ chịu tác động
6


tiêu cực nên HSBC hạ tỉ giá EUR/ USD vào cuối năm nay từ mức 1.2 xuống 1.1. Tỷ giá
EUR / GBP ở mức 0.92 vào cuối năm 2016 so với mức dự kiến 0.75 trước đây.
Thứ hai, Đồng Yên Nhật, Franc Thụy Sỹ tăng, Nhân dân tệ ổn định : Tình hình bất ổn
hậu Brexir sẽ khiến cho hành vi “ đầu tư an toàn” lan rộng ra khắp thị trường.
Chỉ số “Risk On – Rish off” ( RORO – đầu tư theo mức độ chấp nhận rủi ro của HSBC
đã tăng cao trong vài tháng gần đây và sẽ trở thành động lực chính cho các biến động
ngoại hối trong những tháng sắp tới. HSBC cho rằng đồng tiền JPY và CHF sẽ tăng giá
trước tình hình bất ổn do Anh rời EU. Điều này có thể gia tăng áp lực đối với ngân hàng
Trung ương tại Nhật và Thụy Sỹ, cả hai nước đều từng nỗ lực rất nhiều trong quá khứ
nhằm ngăn chặn sức mạnh đồng tiền vượt ngoài vòng kiểm soát. Theo đó, tình trạng suy
yếu của GBP và EUR khiến RMB ( đồng nhân dân tệ) mạnh hơn các đồng tiền khác trong
rổ nội tệ. Vì vậy, đồng RMB sẽ hạ giá so với USD nhằm cân bằng lại và duy trì trạng thái
ổn định cho rổ. Do đồng GBP chiêm 3.86% và đồng EUR chiếm 21.39% trong rổ CFETS
RMB và bản chất cơ chế biến động giá của những đồng tiền trên có khả năng dẫn đến
tình trạng RMB biến động cao hơn. Dự đoán là GBP và EUR sẽ giảm 10% so với USD,
ngân hàng nhân dân Trung Quốc sẽ nâng tỷ giá điểu chỉnh USD/ CNY thêm 1,600 pip so
với cùng kỳ với giả định tỷ giá của những đồng tiền khác trong rổ so với USE không đổi
và việc điều chỉnh bám sát mô hình rổ CFETS

7



1.2. Về mặt kinh tế, hội nhập và giao thương giữa các nước :
Thị trường toàn cầu sẽ phản ứng tiêu cực, thậm chí dữ dội khi nước Anh rời khỏi châu
Âu, đồng thời, những rào cản được tạo ra từ Brexit sẽ tác động đến các hoạt động thương
mại, đầu tư và năng suất lao động, và điều này có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực trong thời
gian dài đối với sản lượng kinh tế. Tất cả các quốc gia có mối quan hệ kinh tế với EU nói
chung sẽ phải đàm phán lại với riêng Anh để đạt được các thỏa thuận thương mại. Ví dụ
đơn giản nhất, 30% doanh số tại châu Âu của công ty Mĩ bắt nguồn từ Anh. Thậm chí
London còn là địa điểm thích hợp để đặt văn phòng vì đồng ngôn ngữ, nhân lực chất
lượng cao, tài chính dồi dào và dễ dàng ra vào 27 nước EU còn lại. Các công ty Mỹ sẽ
một phen điêu đứng khi trụ sở họ đặt tại London nhưng không thể tới được 27 quốc gia
còn lại trong EU.
Canada (một nước thuộc Liên Hiệp Anh và cũng là thành viên G7) sẽ gặp rất nhiều rào
cản khó khăn để đạt được các thỏa thuận đối với thị trường khu vực EU vì Anh là nước
trung gian giúp Canada tiếp cận EU dễ dàng hơn rất nhiều và khi Anh không còn ở trong
EU, các thỏa thuận thương mại tự do đang đi đến giai đoạn kết thúc với EU sẽ bị đình lại
vô thời hạn.
1.3. Về mặt đàm phán, liên kết xây dựng các hiệp định quốc tế :
Brexit ảnh hưởng đến các hiệp định kinh tế quốc tế vốn dĩ đã là tất yếu và lâu năm của
khu vực EU và các châu lục khác. Brexit đe dọa tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác
Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Nếu nước Anh ra khỏi EU, đàm
phán về TTIP sẽ sụp đổ tan tành, do có quá nhiều yếu tố vô định. Đây mới chỉ là những
dự báo cho sự tác động tiêu cực đến hiệp định kinh tế này. Nhưng nếu dự đoán trở thành
hiện thực thì rất nhiều quốc gia sẽ nằm trong hiệp định này sẽ một phen điêu đứng cùng
nước Anh.

8


2. Tác động của Brexit đến nước Anh và EU
2.1. Ảnh hưởng đến nước Anh

Quyết định rời khỏi EU sau 43 năm gắn bó của Anh đã gây nên một cú sốc đối với đất
nước này . Trong ngắn hạn, Brexit có thể đẩy nước Anh rơi vào tình trạng suy thoái, bởi
EU chính là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Anh.
Hai năm kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân, các chuyên gia dự báo đưa ra mức ước tính mức
độ thiệt hại từ quyết định Brexit (chỉ việc Vương quốc Anh rời khỏi EU) đối với kinh tế
"xứ sở sương mù" vào khoảng từ 1-2% GDP, tương đương 20-40 tỷ bảng mỗi năm.
Đến hết quý I/2018, quy mô kinh tế Anh thu hẹp khoảng 1,2% so với giai đoạn trước
Brexit, tương đương 24 tỷ bảng. Theo đó, “chi phí Brexit” vào khoảng 450 triệu bảng
mỗi tuần hoặc 870 bảng mỗi hộ gia đình và con số này đang gia tăng. Khi Financial
Times tiến hành nghiên cứu tương tự hồi tháng 12/2017, con số đưa ra là 350 triệu bảng
mỗi tuần.
Các nhà kinh tế cho rằng, trong năm 2018, tác động của Brexit sẽ tiếp tục tích dồn lại và
có thể tương đương 2% GDP vào cuối năm nay. Mặc dù mức tăng trưởng thu nhập thực
tế có thể trở lại, song mức tăng trưởng tiêu dùng vẫn thấp hơn trung bình và những “cơn
gió ngược” đối với đầu tư doanh nghiệp vẫn có thể dai dẳng.
2.1.1. Về tài chính :
Hậu quả đầu tiên chính là “những biến động chưa từng có tiền lệ” trên sàn chứng khoán
nước Anh. Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý Brexit được công bố, giá trị
đồng bảng Anh đã giảm tới 9%. Sự lao dốc của đồng bảng Anh vào rạng sáng ngày 24/6
được giới đầu tư mô tả là “tồi tệ nhất kể từ năm 1985”. Theo thống kê, con số 9% là mức
giảm lớn nhất trong một ngày đối với một đồng nội tệ. Sự trượt giảm của đồng bảng Anh
có sức công phá tương đương với sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ
khơi mào cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, hay “Ngày thứ Sáu
đen tối” năm 1992 khi đồng bảng Anh bị buộc phải rời khỏi Hệ thống Ngoại hối châu Âu,
9


tiền thân của đồng euro. Cùng sụt giảm với đồng bảng Anh chính là chỉ số chứng khoán
FTSE 100. Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu 24/6, chỉ số FTSE 100 được niêm yết trên
sàn chứng khoán London đã giảm 3% giá trị. FTSE 250 mất 7.2% trong phiên và như vậy

có phiên giảm điểm sâu nhất từ năm 1988.
Bên cạnh đó, thủ đô London có trung tâm tài chính lớn nhất thế giới và là nơi đặt trụ sở
của hơn 250 ngân hàng nước ngoài có quyền tiếp cận thị trường chung theo các thỏa
thuận quy chế thành viên EU của Anh. Các dịch vụ tài chính chiếm tới 10% tổng sản
lượng quốc nội (GDP) của Anh. Khu Tài chính London là nhà xuất khẩu các dịch vụ tài
chính bán sỉ lớn nhất thế giới, tuyển dụng hơn 1 triệu người làm việc.
Việc rời khỏi EU khiến Anh phải thương lượng lại các điều khoản của bất cứ quyền tiếp
cận thị trường chung hậu quy chế thành viên nào, trong khi các trung tâm tài chính đối
thủ của nó ở cả trong và ngoài EU như New York, Hong Kong, Tokyo, Frankfurt và
Dublin đều sẽ tìm cơ hội trục lợi trong giai đoạn bất ổn này.
2.1.2. Về vấn đề hội nhập, xuất khẩu và nhập khẩu:
Nước Anh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau Brexit. Thương mại và đầu tư xuyên biên
giới cũng bị ảnh hưởng. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Roberto
Azevêdo nói rằng nếu nước Anh rời EU thì người tiêu dùng và các doanh nghiệp xứ sở
này có thể thiệt hại 9 tỷ bảng Anh (13.2 tỷ USD) tiền thuế nhập khẩu bổ sung mỗi năm,
cũng như đứng trước nguy cơ phải tiến hành các cuộc đàm phán chưa từng có với 161
nước thành viên WTO về các điều khoản liên quan tới tư cách thành viên. Bởi khi ra khỏi
EU, Anh sẽ không còn có được các ưu tiên hội nhập kinh tế, không còn quyền hành và tư
cách giống như khi còn là thành viên của EU nữa. Nói cách khác, Anh sẽ phải bắt đầu lại
từ đầu. Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng bị ảnh hường. London cũng sẽ không được hưởng
những ưu đãi như thuế nhập khẩu ở mức thấp hoặc bằng 0% khi tiếp cận thị trường 58
nước tham gia 36 thỏa thuận thương mại của EU. Như vậy tất cả các hàng hóa Anh nhập
khẩu từ EU đều sẽ có giá cao hơn so với thời điểm Anh còn là thành viên của EU. Người
tiêu dùng Anh sẽ phải trả một khoản tiền nhiều hơn để sở hữu những hàng hóa đó. Ngược
10


lại, việc xuất khẩu của nước Anh sang thị trường các nước EU cũng khó khăn hơn rất
nhiều. Nó không đơn giản chỉ là được tự do lưu thông hàng hóa, tự do di chuyển từ nước
này sang nước khác nữa. Các doanh nghiệp sản xuất tại Anh hoặc có trụ sở sản xuất tại

Anh sẽ gặp vô vàn khó khăn khi tiếp cận thị trường này, không chỉ vì thuế xuất nhập
khẩu mà còn vì vô số các cuộc kiểm tra thử nghiệm sản phẩm nữa. Các nhà sản xuất sở
hữu dây chuyền sản xuất tại Anh, hiện tại các tiêu chuẩn an toàn và môi trường cho phép
bán sản phẩm ở thị trường châu Âu nhưng vì Anh rời EU, các doanh nghiệp đó không thể
kinh doanh tại thị trường châu Âu khác, không phải vì họ phải đối mặt với mức thuế nhập
khẩu thấp, mà bởi vì họ sẽ phải trải qua vô số các cuộc kiểm tra chứng nhận an toàn.
Trong năm 2017, xuất khẩu giảm trong khi nhập khẩu tăng đã đẩy cán cân thương mại
giữa Vương uốc Anh với các nước trên thế giới tiếp tục thâm hụt đáng kể. Đây là một dấu
hiệu cho thấy một năm sau quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là
Brexit), kinh tế Anh đứng trước bài toán khó về tái cân bằng nền kinh tế. Số liệu của Cơ
quan Thống kê quốc gia Anh (ONS) cho hay thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ
của nước này trong tháng 6/2017 đã tăng 2 tỷ bảng so với tháng 5/2017 và chạm mức cao
nhất kể từ tháng 9/2016 là 4,56 tỷ bảng. Điều này chủ yếu do xuất khẩu hàng hóa của
nước Anh giảm 4,9%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành
viên EU ngày 23/6/2016. Xét chung cả quý II/2017, thâm hụt thương mại của Anh tăng
0,1 tỷ bảng, lên 8,9 tỷ bảng. Trong khi đó, nhập khẩu và xuất khẩu giai đoạn này tăng với
nhịp độ tương tự nhau, lần lượt là 4,8% và 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
2.1.3. Về sự chuyển dịch nguồn vốn đầu tư nước ngoài :
Việc Anh rời khỏi EU thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thay vì đổ vào Anh, sẽ chuyển
hướng sang Pháp hoặc Đức, Italy. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Anh giảm đi đồng
nghĩa với việc các doanh nghiệp Anh có ít cơ hội để đầu tư phát triển và mở rộng sản
xuất, điều này cản trở đà tăng trưởng kinh tế của Anh. Ngoài ra, khi tách rời khỏi
Brussels, London sẽ đánh mất lợi thế nắm giữ vai trò là “lá phổi” tài chính của châu Âu,
nơi cửa ngõ đón nhận luồng tư bản của thế giới vào thị trường Châu Âu. Nhìn tổng thể,

11


chính phủ Anh ước tính, việc rút khỏi EU, quy mô nền kinh tế nước này sẽ giảm 3.8%7.5% tính đến năm 2030. Đây là một con số đáng phải lo ngại với quốc gia này.
2.1.4. Về di cư, nhập cư :

Theo quy định, công dân của một quốc gia EU, bao gồm cả Anh, có quyền được đi lại tự
do, sinh sống và làm việc tại bất kỳ một quốc gia nào khác thuộc khối. Nhờ quy định này
mà 1.2 triệu người sinh ra ở Anh nhưng sống ở các nước EU khác có thể tự do đi chuyển
tới châu Âu lục địa qua eo biển Anh. Ngay cả khi Anh rời khỏi EU, hai bên vẫn có thể
đàm phán một hiệp ước mới cho phép tự do đi lại. Thế nhưng, dòng người nhập cư EU,
đặc biệt là từ các quốc gia chậm phát triển hơn như Ba Lan và Lithuana, đã chạm đến
quyền lợi của người dân Anh. Những người ủng hộ rời EU tin rằng, sự cạnh tranh công
ăn việc làm của người dân Anh với những người nhập cư không còn khốc liệt như trước.
Ngoài ra, mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố sẽ thấp hơn nếu họ không còn là thành viên
của EU. Anh cũng không còn phải gánh trách nhiệm quá lớn, không phải chịu trách
nhiệm cho tình hình kinh tế, chính trị của các nước khác nữa.
Trong khi triển vọng kinh tế đất nước ảm đạm hơn, nhiều người Anh đã nhập quốc tịch
Đức để bảo đảm tương lai của mình. Cơ quan Thống kê liên bang Đức cuối tuần qua
thông báo số người Anh trở thành công dân Đức đã tăng mạnh trong năm 2017, chủ yếu
do lo ngại những tác động sau Brexit, vào năm 2019. Theo đó, riêng năm 2017 có gần
7.500 người Anh đã nộp đơn xin nhập quốc tịch Đức, tăng 162% so với năm 2016. Một
khi nước Anh chưa có một thỏa thuận Brexit rõ ràng trước thời điểm Anh rời EU vào
tháng 3-2019, sẽ còn nhiều người Anh cảm thấy bất an và lo ngại sẽ bị tước quyền sống,
làm việc tại Đức.
2.1.5. Về nguồn lao động :
Anh đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động sau Brexit. Vì ngành nông nghiệp Anh
vốn phụ thuộc vào lao động thời vụ đến từ các nước thành viên khác trong Liên minh
Châu Âu. Theo thống kê, ngành nông nghiệp Vương quôc Anh sử dụng khoảng 67000 lao
động thời vụ mỗi năm và hơn 80% số này đến từ các quốc gia khác trong EU. Bây giờ
12


Anh ra khỏi EU, nguồn lao động đó gặp khó khăn trong việc di chuyển vào Anh. Hơn
thể , lao động trong nước không chấp nhận mức lương thấp. Ngoài ra, theo Cơ quan
thống kê Quốc gia Anh, các lĩnh vực khác cũng phụ thuộc vào lao động châu Âu, với hơn

1,9 triệu công dân EU chiếm 6,1% lực lượng lao động ở Vương quốc Anh trong năm
2015.
2.2. Ảnh hưởng của Brexit đến EU
Thứ nhất, Brexit làm cho EU mất đi một mắt xích cực kỳ quan trọng trong liên minh
Châu Âu. Thủ đô London có một vị trí rất quan trọng trong địa lý, trong kinh tế và đặc
biệt là trung tâm tài chính số 1 tại Châu Âu. Việc hội nhập, giao thương kinh tế, xã hội
giữa các nước thành viên EU với Anh cũng khó khăn hơn trước nhiều. Mất đi trung tâm
tài chính lớn nhất Châu Âu là một sự mất mát to lớn đối với EU, vì EU phải mất rất nhiều
thời gian tìm kiếm và xây dựng một trung tâm tài chính như thế. Các dòng vốn đổ qua thị
trường này cũng bị gián đoạn lại hoặc nếu không cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Điều này
làm cản trở đà tăng trưởng và tốc độ hội nhập kinh tế của cả khu vực.
Thứ 2, Brexit có thể gây nên hiệu ứng Domino trong khu vực EU. Việc Anh quyết định
rời EU sẽ gây bất ổn cho phần còn lại của Châu Âu trong thời điểm các đảng phái theo
con đường dân túy khai thác triệt để mối quan tâm của người dân về các vấn đề nóng hiện
nay như cuộc khủng hoảng tị nạn và bất ổn trong khu vực đồng tiền chung Euro. Một số
vùng như xứ Catalonia và Basque từng đòi độc tập và tách khỏi Tây Ban Nha có thể học
tập “tấm gương” Anh. Pháp cũng kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tương tự để rời châu
Âu. Ngoài ra việc mất đi một trụ cột có mặt trong G7 như Anh sẽ làm suy yếu đồng Euro
và nhiều quốc gia đã sáng lập nó như Pháp và Hà Lan muốn bỏ EU. Sự tan vỡ EU đang
hiển hiện trước mắt dẫn đến quá trình hội nhập thế giới có thể bị đẩy lùi.
Thứ 3, Brexit gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và việc hội nhập của các quốc gia trong khối
liên minh Châu Âu EU. Những thiệt hại về kinh tế cũng như ảnh hưởng uy tín trên trường
quốc tế là những nguy cơ mà EU sẽ phải đối mặt trong thời kỳ hậu Brexit. Các quốc gia
có hàng hóa chủ yếu xuất khẩu vào Anh sẽ gặp khó khăn vì nước Anh rút khỏi EU. Việc
13


giao thương sẽ gián đoạn hơn vì các nước này không thể đứng một mình thương lượng
với Anh, họ phải cùng EU thương lượng lại với Anh. Việc này vừa gây mất thời gian với
nhiều rào cản, quy tắc thương mại, nó cản trở trực tiếp các hoạt động xuất nhập khẩu của

các nước. Các nước thành viên EU như Bỉ, Ireland, Hà Lan, Đức, Pháp - những bạn hàng
chính lâu năm của nước Anh - sẽ bị thiệt hại rất lớn. Cán cân thương mại của Đức với
Anh có thể giảm 6.8 tỷ Euro/năm, trong khi thiệt hại đối với các doanh nghiệp Pháp vào
khoảng 3 tỷ Euro/năm. Do vậy, các quốc gia này sẽ phải nỗ lực nhằm bù đắp những
khoản thiếu hụt trong khoảng trống thương mại mà Anh đã để lại.
3. Đối với Việt Nam và ASEAN
Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), cũng sẽ gây nên sự hoài nghi cho các nước
châu Âu về mô hình EU khác và có lẽ sẽ tạo đà cho những cuộc thoát ly tương tự. Và
điều này tất yếu sẽ có những tác động to lớn đến ASEAN khi mà khu vực này trong quá
trình hội nhập đã ít nhiều được truyền cảm hứng bởi mô hình EU.
3.1. Tác động đến quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam- Anh
3.1.1. Tác động tiêu cực đến cán cân thương mại Việt Nam- Anh, có khả năng gây thâm
hụt cán cân thương mại Việt Nam:
Brexit không tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam, nhưng tác động gián
tiếp là rất lớn. Khó xác định các hệ quả với quan hệ Anh với Việt Nam nếu như Anh
không còn là thành viên của EU. Về thương mại song phương, Anh và Việt Nam chỉ có
hợp tác quy mô nhỏ khoảng 5,4 tỷ USD năm ngoái, gần bằng lượng Đức nhập khẩu từ
Anh riêng trong tháng 4 năm nay. Nguyên nhân là vì xuất khẩu của Việt Nam vào Anh
chiếm tỷ trọng thấp và chỉ chiếm 0.14% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
trên thị trường toàn cầu.

14


Kim ngạch xuất nhập khẩu của Anh và Việt Nam đã được mở rộng sang các lĩnh vực như
ngân hàng, sản xuất và dệt may. Do đó, mặc dù Anh chỉ là nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài lớn thứ 16 tại Việt Nam, đây là lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
trong khối EU. Brexit chắc chắn sẽ có tác động lớn tới mối quan hệ này.

15



Việc giảm giá đồng Bảng Anh và Euro sẽ khiến các sản phẩm của Việt Nam đắt đỏ hơn ở
Anh, trong khi sản phẩm của Anh lại có lợi thế trên thị trường toàn cầu cũng như hàng
hóa Anh trở nên cạnh tranh hơn ngay cả trong thị trường nội địa Anh. Như vậy, khả năng
cao là việc xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ trở nên khó khăn hơn, nhất là khi các đối
tác cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam cũng điều chỉnh giảm đồng tiền của họ (ví dụ như
Trung Quốc đã phá giá đồng Nhân dân tệ từ đầu năm 2016). Như vậy cán cân thương mại
của Việt Nam sẽ xấu đi tương đối.

Đồng thời tương tự như với Việt Nam, việc xuất khẩu vào Anh và EU từ những thị trường
nhập khẩu lớn của Việt Nam sẽ khó khăn hơn cũng sẽ tác động gián tiếp đến hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể là ngay sau khi có kết quả trưng cầu dân ý, như đã phân tích ở trên, đồng Bảng
Anh đã rớt giá kỷ lục xuống đáy 31 năm so với đồng USD Mỹ. Phần đông giới chuyên
gia dự đoán tình trạng sụt giá sẽ còn kéo dài trong trung và dài hạn sau cuộc trưng cầu
dân ý. Đồng tiền chung Euro cũng giảm mạnh 4%. Nội tệ mạnh lên sẽ bóp nghẹt năng lực
cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam tại Anh. Trong khi người dân Việt Nam mua
16


được nhiều hàng hóa Anh hơn, thì khả năng chi tiêu của nhà đầu tư Anh tại Việt Nam lại
bị giảm sút. Như thế, nhập khẩu tăng trong khi xuất khảu giảm, cán cân thương mại Việt
Nam thâm hụt nhiều hơn. Không riêng Việt Nam, hầu hết nội tệ của các nước Đông Nam
Á đều tăng giá so với bảng Anh, ngoại trừ Malaysia. Nhưng mức tăng của tiền đồng là
cao nhất, đồng nghĩa xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu sức ép nhất.
Đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang Anh như điện tử, da giày, máy
móc, may mặc sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nhất khi bảng Anh sụt giá. Tuy nhiên nếu so sánh
với Hong Kong, Singapore hay Nhật Bản, cú sốc với Việt Nam vẫn ở mức nhẹ vì Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam và EU chưa có hiệu lực.

3.1.2. Tác động tích cực đến đầu tư nước ngoài đến Việt Nam:
Brexit khiến các nhà đầu tư Anh xem xét lại chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. Đây có
thể được xem là cơ hội để Việt Nam củng cố thị phần tại Mỹ và Châu Âu.

17


Brexit cũng tạo ra cơ hội lớn đối với đầu tư ở Việt Nam. Bất chấp biến động trên thị
trường tiền tệ, Brexit có thể sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa của Việt Nam, dẫn
đến đầu tư vào một số ngành nhất định tăng. Mặc dù Euro và Bảng Anh mất giá sẽ cản
trở dòng đầu tư từ EU và Anh vào Việt Nam, nhưng điều này sẽ được bù đắp bởi đầu tư
đến từ Mỹ hoặc cũng có thể là từ các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan…
Ví dụ như dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt Sông Đuống, tổng vốn đầu tư đăng
ký 224,3 triệu USD, do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Hà Nội.
Cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã ký kết và đồng USD tăng mạnh,
các nhà đầu tư Mỹ sẽ có nguồn tài chính mạnh hơn để đầu tư. Việt Nam có khả năng sẽ
thu lợi từ dòng đầu tư đến từ Mỹ trong những năm tới. Như trên hình vẽ thì giai đoạn
2011-2014 vốn đầu tư Mỹ vào Việt Nam giảm, tuy nhiên, các nhà kinh tế đã nhận định do
ảnh hưởng của Brexit và các Hiệp định thương mại, cùng với đó là thị trường phát triển ở
Việt Nam với nguồn lao động giá rẻ và sự phát triển của các lĩnh vực mà Mỹ quan tâm
nên vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng.

18


19


Chứng khoán tại Việt Nam mất điểm vì hoảng loạn. Thông tin về Brexit đã cuốn bay hơn
1 tỷ USD Mỹ khỏi thị trường Việt Nam, khiến 500 mã cổ phiếu giảm điểm và VN-Index

chốt phiên ngày 24/6 giảm 1.9%. Tuy nhiên, Dezan Shira & Associates đánh giá đây chỉ
là hiệu ứng hoảng loạn của nhà đầu tư, chứ không phải do các tác động tiêu cực thực tế
của Brexit lên Việt Nam.
3.1.3. Tác động hai chiều đến các Hiệp định thương mại quan trọng tại Việt Nam:
Tác động tiêu cực:
Tác động lớn nhất có thể là London sẽ không được hưởng lợi từ Hiệp định tự do thương
mại (FTA) mới đạt được giữa EU với Việt Nam. Khi cả Việt Nam và Anh đều là thành
viên WTO hai nước sẽ không phải chịu mức thuế quá cao cũng như tránh được một số
hạn chế thương mại nhất định giữa hai nước (ví dụ hạn ngạch, các yêu cầu kĩ thuật, kiểm
dịch… sẽ được nới lỏng phần nào). Như thế, hàng rào thuế của Anh đối với Việt Nam và
ngược lại có thể sẽ tăng cao hơn mức hiện tại.
Hơn nữa, việc Anh rời EU sẽ gây ra hệ lụy là nhiều vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước sẽ
tăng cao, các hàng rào kĩ thuật, tiêu chuẩn bền vững…được đặt ra nhiều hơn, hạn chế lưu
thông hàng hóa cũng sẽ tăng. Từ đó cũng phần nào cản trở xuất nhập khẩu hàng hóa giữa
hai nước.
Tác động tích cực:
Có thể Anh sẽ bắt đầu thương lượng thương mại với Việt Nam và các nước khác càng
sớm càng tốt khi nước này thực sự rời khỏi EU. Việt Nam có thể thực sự hưởng lợi từ
tình hình này và đạt được vị thế tốt với chính phủ tương lai của Anh, nếu là nước đầu tiên
hoàn tất FTA với Anh sau Brexit. Quan hệ thương mại ổn định hiện đều mang lại lợi ích
cho cả hai nước.

20


3.2. Tác động đến quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam - EU
Sau kết quả bỏ phiếu việc Anh rời EU đã có những bước tiến quan trọng về các điều
khoản và điều kiện pháp lý, mọi thứ dường như đã chắc chắn khiến thế giới cũng dần
quen với sự kiện này. Về mặt chính trị này, cùng với thực tế Anh là nền kinh tế lớn thứ
hai của EU có thể rời đi sẽ ảnh hưởng tới kinh tế các nước thành viên, có thể tác động

đến quan hệ thương mại với các nước ngoài khối như Việt Nam.
EU luôn được xác định là một trong những thị trường xuất khẩu chiến lược, đồng thời là
khu vực nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam do thị trường EU có hơn 500 triệu dân,
GDP đứng thứ 2 thế giới và chiếm 22% GDP thế giới, tổng ngoại thương đạt 4500 tỷ
USD, kể cả nội khối là 8000 tỷ USD. EU cũng là khu vực đứng đầu về xuất khẩu dịch vụ,
đầu tư chiếm 37% FDI toàn thế giới. Vì vậy, Brexit sẽ có những tác động tương đối lớn
đến cán cân thương mại Việt Nam và EU.
Tác động hai chiều đến cán cân thương mại:
Tác động tiêu cực:
Các công dân EU có thể quyết định trì hoãn việc mua bán và các công ty EU có thể đình
lại các kế hoạch đầu tư. Như vậy tất yếu là thương mại giữa Eu và Việt Nam có thể gặp
bất lợi.
Hơn nữa, cũng cần lưu ý rằng, hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam vào EU qua cửa ngõ
nước Anh chiếm khoảng 20%, riêng một số mặt hàng như đồ gỗ chiếm gần 60%. Do đó,
hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào EU cần lưu ý khả năng EU sẽ chỉ còn 27 nước, và Anh
là một trong ba thị trường lớn tại EU sẽ phát sinh nhiều thách thức hơn trong thời gian
tới.
Tác động tích cực:
Tuy nhiên, cũng có khả năng là do Anh không còn là một phần của EU nên rào cản của
Anh đối với các nước thành viên EU sẽ tăng lên, do đó, có thể Việt Nam sẽ có được thuận
lợi lớn hơn hiện tại khi xuất nhập khẩu hàng hóa qua EU.
21


Ngoài ra, khi châu Âu lâm vào khủng hoảng, nhiều thỏa thuận thương mại tự do (FTA)
giữa EU với ASEAN, bao gồm các nước Thái Lan, Singapore và Philippines sẽ bị gián
đoạn. Anh và châu Âu có nhiều vấn đề khác cần quan tâm hơn, dẫn đến số phận của các
FTA trên sẽ bị bỏ ngỏ. Việt Nam, với ưu thế là nước duy nhất tại ASEAN đã hoàn tất
thành công thỏa thuận FTA với EU, sẽ thu hút các nhà đầu tư châu Âu chuyển hướng
sang Việt Nam vì người tiêu dùng EU muốn hàng nhập khẩu giá rẻ.

Cụ thể là Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc đàm
phán. Việt Nam và EU dự kiến ký kết và đưa EVFTA có hiệu lực từ năm 2018, nhưng
tiến trình này có thể thay đổi do Brexit. Mặt khác, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải
đàm phán FTA với Anh, do nước này đã rời EU.
EU là thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam; trong đó, tính bổ sung giữa thị trường Việt Nam và EU thể hiện rõ rệt ở hoạt động
xuất nhập khẩu. Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu vào EU các mặt hàng hải sản, cà phê, dệt
may, giày dép, đồ gỗ, điện thoại…Đồng thời, nhập khẩu từ EU gồm: máy móc, nguyên
phụ liệu dệt may, tân dược, sắt thép, phân bón… Tính 5 tháng năm 2016, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu Việt Nam – EU đạt 17.3 tỷ USD, tăng 10.53% so với cùng kỳ năm 2015;
trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 13.3 tỷ USD, tăng 10.5%; còn nhập khẩu từ
EU là 4 tỷ USD, tăng 9.8%.
Vậy rõ ràng là xuất khẩu Việt Nam sang EU tăng, như thế cán cân thương mại nước ta đã
phần nào được cải thiện.
Hiện tại 28 nước thành viên EU đã phê chuẩn hiệp định hợp tác và đối tác. Các thủ tục
còn lại là Hội đồng châu Âu thông qua kết quả phê chuẩn của Nghị viện châu Âu và các
nước thành viên. Do đó, Việt Nam và EU sắp có khuôn khổ hợp tác mới và toàn diện,
EVFTA đang được hoàn thiện thủ tục ký kết.
Hai bên cũng đang đàm phán Hiệp định tự nguyện đối với đồ gỗ (VPA), tuy nhiên tiến
trình còn nhiều vấn đề khi cách tiếp cận của EU rất khắt khe. EU là một trong những thị
trường có nhiều quy định kỹ thuật cao với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền
22


vững…Như thế, ngay cả khi EVFTA có hiệu lực, với cơ hội về thuế và tiếp cận thị
trường, nhưng nếu không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật thì hàng hóa của Việt Nam sẽ
không xuất khẩu vào được EU dù có lợi thế FTA. Tuy nhiên, phải khẳng định rõ rằng,
FTA tại ra những thuận lợi cực kì lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Một ưu thế nữa cho Việt Nam trên thị trường EU là Việt Nam đang được hưởng Chương
trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đầy đủ giai đoạn 2017 – 2019.

Ngoài ra, với vần đề dịch chuyển lao động, Brexit có thể làm cho các thành viên ASEAN
có sự dịch chuyển lao động có tay nghề cao giữa các nước trong khối. Do đó có 2 hệ quả,
một là, nếu môi trường làm việc không thuận lợi, một số lao động có tay nghề cao sẽ
sang các nước khác trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) làm việc, gây ra hiện tượng
chảy máu chất xám; hai là, nếu nguồn nhân lực của Việt Nam không đủ, chất lượng
không cao, không đáp ứng yêu cầu phát triển, lao động có tay nghề cao từ AEC sẽ sang
làm việc tại Việt Nam và đẩy lao động trong nước ra nước ngoài. Tác động này là tiêu
cực hay tích cực phụ thuộc vào trình độ lao động của nước ta
3.3. Tác động tích cực đối với ASEAN
Năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - EU đạt 201.4 tỷ Euro (tương
đương 227 tỷ USD), tăng 21.8 tỷ Euro, tương ứng 12.14%. Những số liệu này cho thấy
EU luôn là một trong những thị trường xuất nhập khẩu quan trọng của ASEAN.
Với EU, ASEAN có tiềm năng to lớn cho việc phát triển hợp tác thương mại hai bên bởi
ASEAN vừa là thị trường vừa là cửa ngõ để EU đi vào khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Ngược lại, hầu hết các nước Đông Nam Á đều xem EU là đối tác chiến lược và
kỳ vọng tăng cường mối quan hệ kinh tế trên nhiều lĩnh vực.
Trong bối cảnh sự kiện Brexit đã làm Anh tạm thời giảm vị thế kinh tế và chính trị, dẫn
đến nước này có nhiều khả năng chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương.

23


Các chuyên gia dự đoán, giai đoạn hậu Brexit, ngoài thị trường châu Âu, Anh sẽ chú
trọng đa dạng thị trường, giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia láng giềng và châu Á là
điểm đến năng động, giàu tiềm năng.
Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hướng đến mục
tiêu hình thành một thị trường chung sống nhất; trong đó, thương mại, đầu tư được tự do
hoá nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ASEAN trên thị trường toàn cầu. Xét về dài hạn,
đây là cơ hội tốt để ASEAN; trong đó có Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại, đầu
tư với Anh. Việc tiếp cận thị trường Anh cũng là cơ hội để ASEAN và Việt Nam chủ

động học hỏi cũng như thích ứng với biến động của tình hình kinh tế, chính trị từ sự kiện
Brexit.

24


CHƯƠNG III: NHỮNG BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM CHO
ASEAN VÀ VIỆT NAM
Tương tự EU, các nước ASEAN thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)
trong những năm đầu thập niên 1990, AFTA tạo điều kiện để các nước thành viên hưởng
lợi từ thương mại và đầu tư nội khối. Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã
đánh dấu một nỗ lực thúc đẩy sự tự do hóa thương mại và dịch vụ trong Hiệp hội.
ASEAN với mô hình và phương thức hoạt động tuy có khác biệt so với EU, nhưng cũng
đang nhắm tới mô hình EU như một tấm gương để học tập ở cả những bài học hay và cả
những kinh nghiệm tiêu cực. Vì thế, quyết định rời EU của cử tri Anh (Brexit) đã gióng
lên hồi chuông cảnh tỉnh để ASEAN cân nhắc tiến trình hội nhập. Châu Âu hậu Brexit
chính là bài học về phương hướng và việc định hướng trong tương lai cho nhóm các nước
thành viên ASEAN nói riêng cũng như cả châu Á.
Bài học chính từ Brexit đối với châu Á là phải theo đuổi hợp tác lâu dài trong khu vực mà
không cần phải hội nhập bằng mọi giá. ASEAN đã trở thành điểm tựa cho việc xây dựng
kiến trúc khu vực ở châu Á, nhưng thành công chưa thể sánh với EU. Nếu châu Âu đã
tiến quá xa trong hội nhập kinh tế và liên minh chính trị, thì ASEAN mới chỉ đang tiến
từng bước. Vẫn cần phải làm nhiều hơn trong việc thể chế hóa các không gian hợp tác
của ASEAN. Một thành tựu của ASEAN gần đây là sự ra đời của Cộng đồng ASEAN.
Tuy nhiên, ASEAN hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Các
khó khăn và thách thức chủ yếu xuất phát từ khác biệt về thiết chế chính trị, về nhận thức
trong một số vấn đề như quan niệm về an ninh, quan hệ chủ quyền quốc gia và dân chủ,
nhân quyền; mâu thuẫn về chủ quyền và lãnh thổ giữa các nước thành viên chưa được
giải quyết; các thách thức xuyên quốc gia như suy thoái môi trường, dịch bệnh, khủng bố,
hàng hải, cướp biển, biến động tài chính… Khu vực ASEAN hiện đang là nơi có nhiều

điểm nóng có thể trở thành xung đột, thế chiến III như các tranh chấp ở Biển Đông và
biển Hoa Đông.

25


×