Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận tài chính doanh nghiệp hoạt động đầu tư vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.3 KB, 26 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh đất nước bị bao vây, cấm vận kinh tế - xã hội gặp muôn vàn khó
khăn, phụ thuộc nặng nề vào viện trợ nước ngoài, lạm phát 3 con số, Đại hội Đảng lần thứ
VI 1986 đã đề ra chủ trương Đổi mới mở cửa hợp tác đầu tư với nước ngoài. Sau hơn 30
năm mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn FDI đã đóng góp tích cực vào
thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam, đẩy mạnh Việt Nam phát triển kinh tế và
hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng
hóa xuất khẩu, đồng thời tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang
gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu của nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia.
Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đối với đất nước Việt Nam được đánh giá là một trong những nước thu hút
nguồn vốn FDI thành công nhất khu vực và trên thế giới, trở thành nước đầu tư tin cậy,
hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiểu được tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, chúng em chọn đề tài “Hoạt động
đầu tư vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam” để nghiên cứu.
Kết cấu của bài nghiên cứu có 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn đầu tư nước ngoài FDI tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng của hoạt động đầu tư vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài
vào VIệt Nam
Chương 3: Đánh giá chung về tình hình nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại
Việt Nam

3




CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI FDI TẠI VIỆT NAM
1.1.
Khái niệm, bản chất, đặc điểm của vốn đầu tư nước ngoài FDI
1.1.1. Khái niệm của vốn đầu tư nước ngoài FDI
Đầu tư quốc tế là quá trình vận động của nguồn lực vốn (tư bản) từ quốc gia này
sang quốc gia khác nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra. Hiện
nay có 4 hình thức đầu tư quốc tế: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI), Đầu tư theo hình thức vay thương
mại.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng ta chỉ nghiên cứu về vốn đầu tư trự tiếp
nước ngoài FDI.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm
đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền
kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý
thực sự doanh nghiệp.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, FDI được thực hiện nhằm thiết
lập các mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả
năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp.
Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO, FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương tiện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ
tài chính khác.
Theo Luật đầu tư Việt Nam 2005, FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài
bỏ vốn đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn
đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này hoặc quy định khác có
liên quan.
Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Mai, FDI là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân

nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia trực tiếp quản lý
quá trình sử dụng và thu hồi số vốn bỏ ra.

4


Từ các khái niệm trên, ta có thể kết luận rằng FDI là sự di chuyển nguồn vốn từ
nước này sang nước khác để tiến hành đầu tư một tỷ lệ vốn nhất định nhằm thu được lợi
ích về kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.1.2. Bản chất của vốn đầu tư nước ngoài FDI
Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là nhằm tối đa hóa lợi ích đầu tư hay
nói cách khác là tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua quá trình di chuyển
vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nahf đầu tư nước ngoài) từ
nước đầu tư đến nước nhận đầu tư. Nhà đầu tư ở đây bao gồm cacr tổ chúc và các cá nhân
mong muốn đầu tư với mong muốn rằng khoản đầu tưu đó có thể mang lại lợi ích, lợi
nhuận cho họ. Cụ thể, bản chất của đầu tư nước ngoài có thể chia thành các ý nhỏ như sau:
Thứ nhất, có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty nước ngoài tại một
nước khác.
Thứ hai, có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu
tư tức là nhà đầu tư FDI phải có sự kết hợp sở hữu và quản lý với các công ty nhận đầu tư
trong nước.
Thứ ba, đầu tư vồn FDI phải có kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và kỹ năng
quản lý cho nước nhận đầu tư.
Thứ tư, có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia.
Thứ năm, gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại
quốc tế.
1.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư nước ngoài FDI
Vốn đầu tư nước ngoài FDI có những đặc điểm cơ bản sau:
Mục tiêu hàng đầu của FDI là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thu nhập mà chủ
đầu tư thu được mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Loại hình

thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh.
FDI là loại hình đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền điều hành
doanh nghiệp. Chủ đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh
và tự chịu trách nghiệm về lỗ lãi. Bên cạnh đó họ còn được tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư,
hình thức đầu tư… Vì thế có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất mang lại lợi nhuận
cao.
Tùy theo luật đầu tư nước ngoài của từng quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài phải
đóng góp một lượng vốn tối thiểu để có quyền và tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận
đầu tư.
5


FDI là loại hình đầu tư trực tiếp dài hạn, không phải vốn vay
Tỷ lệ đóng góp vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quyết định quyền và
nghĩa vụ của các bên. Lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỷ lệ đóng góp vốn
này.
FDI thường di chuyển vào các lĩnh vực, khu vực có nhiều lợi thế của nước chủ nhà,
nhằm tối đa hóa các lợi ích khi thực hiện đầu tư
Muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, các nước được đầu tư phải có
hành lang pháp lý rõ ràng
1.2.

Các hình thức của nguồn vốn FDI
Theo Luật đầu tư Việt Nam 2005, có các hình thức FDI tại Việt Nam như sau:
Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của

nhà đầu tư nước ngoài
Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu
tư nước ngoài
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng

BT
Đầu tư phát triển kinh doanh
Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư nước

ngoài khá tốt, tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư và là địa điểm ưa thích đối với các dự
án FDI. Tuy nhiên bên cạnh những chính sách của chính phủ thì còn rất nhiều các yếu tố
khác có ảnh hưởng đến lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam:
1.3.1. Tác động của môi trường đầu tư đến hoạt động thu hút vốn FDI
Để đưa ra được quyết định đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chú trọng đến môi
trường đầu tư của nước sở tại. Môi trường đầu tư ảnh hưởng đến dòng vốn FDI thông qua
việc tác động đến chi phí đầu tư, rủi ro đầu tư và rào cản vốn cạnh tranh của cơ hội đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất hạn chế khi tham gia đầu tư vào những nước có môi trường

6


đầu tư kém ổn định vì khi đầu tư vào những nơi này sẽ tạo ra những rủi ro kinh doanh mà
các nhà đầu tư không thể lường trước được.
Khi có sự bất ổn về môi trường đầu tư, rủi ro tăng cao thì các dòng vốn FDI trên
thế giới sẽ chững lại và vốn đầu tư sẽ di chuyển đến những nơi an toàn và có mức sinh lời
cao hơn, ngay cả khi đã đầu tư rồi mà có sự bất ổn nhất là bất ổn về chính trị thì các nhà
đầu tư nước ngoài sẽ tìm mọi cách để rút lui vốn.
Vì vậy, môi trường đầu tư có tác động trực tiếp tạo điều kiện hoặc cản trở việc thu
hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và muốn thu hút được vốn từ các nhà đầu tư nước

ngoài thì các nước phải ổn định được môi trường đầu tư của mình trước.
1.3.2. Sự bất ổn định về chính trị
Đối với các doanh nghiệp FDI, trong môi trường chính trị với sự ổn định về chính
quyền và sự ổn định về chính sách, điều đáng quan tâm nhất là sự ổn định về chính sách.
Trong nhiều trường hợp dù chính quyền đã thay đổi nhưng chính phủ mới vẫn cam kết tiếp
tục theo đuổi các chính sách kế hoạch xã hội và đặc biệt là những chính sách kinh tế đối
ngoại của chính phủ tiền nhiệm. Còn nếu như chính quyền ổn định không có xáo trộn
nhưng chính sách lại hay thay đổi thì đó vẫn là một môi trường bất ổn định và có nhiều rủi
ro.
Tất nhiên các nhà đầu tư FDI muốn đầu tư vào thị trường có sự ổn định, và Việt
Nam đã đáp ứng điều đó. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự ổn định vào về kinh tế,
chính trị, bên cạnh đó còn có nhiều chính sách của nhà nước đưa ra tạo điều kiện tốt nhất
cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này càng biến Việt Nam điểm đến lý tưởng cho các
nhà đầu tư FDI.
1.3.3. Hệ thống pháp luật của các nước tiếp nhận vốn đầu tư
Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật, các quy định, thủ tục pháp lý và cách phán
xử khác nhau. Do đó, hoạt động ở bất kỳ quốc gia nào, DN cũng cần tìm hiểu thật kỹ pháp
luật, đặc biệt là những điểm khác biệt so với luật pháp nước mình và luật của những quốc
gia khác mà DN đã từng hoạt động trước đó để tránh những hiểu lầm có thể dẫn đến những
tổn thất không đáng có.

7


Hệ thống pháp luật của nước sở tại bao gồm các luật liên quan đến hoạt động đầu
tư như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường… và các văn bản hướng
dẫn luật, các quy định về hoạt động đầu tư đối với người nước ngoài, các văn bản về quản
lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư. Đây chính là hành lang pháp lý đảm bảo sự an tâm
cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một nước nào đó thì họ sẽ quan tâm đến

cá nhân họ khi đầu tư được bảo vệ như thế nào, tài sản của họ có được đảm bảo không, các
quy định chuyển phần lợi nhuận về nước họ ra làm sao…đây cũng chính là nhân tố ảnh
hưởng đến các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
1.3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Kết cẩu hạ tầng kỹ thuật lả cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đầy hoạt
động FDI diễn ra nhanh chóng, có sức ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết
định. Các quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ
thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng… tạo điều kiện cho các dự án
FDI phát triển thuận lợi. Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát
triển của mỗi quốc gia và tạo môi trờng đầu tư hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án,
các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được
rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin…sẽ làm tăng
hiệu quả đầu tư.

1.4.

Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã mang lại nhiều đóng góp quan trọng vào

tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong suốt 30 năm phát triển kinh tế vừa qua, góp phần
bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu và nhiều
lĩnh vực quan trọng khác.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

25%
8



GDP

20%

Giá trị kim nghạch xuất khẩu

72,6%

Giá trị sản xuất công nghiệp

50%

Tổng thu ngân sách nhà nước

14,46%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TTXVN
Bảng 1.1: Tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào VIệt Nam 2018
1.4.1. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, hình thành một số ngành công
nghiệp chủ lực.
FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các
quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế
giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân
công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình
độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI. Ngược lại,
chính FDI lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước chủ
nhà, vì nó làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới và góp phần nâng cao
nhanh chóng trình độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, phát triển năng suất lao
động của các ngành này. Mặt khác, dưới tác động của FDI, một số ngành nghề được kích
thích phát triển, nhưng cũng có một số ngành nghề bị mai một và dần bị xoá bỏ.

1.4.2. Thúc đẩy xuất nhập khẩu
FDI vào Việt Nam giúp thúc đẩy xuất khẩu, thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế tạo có giá trị gia tăng cao. Xuất khẩu là yếu tố quan
trọng của tăng trưởng. Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu, những lợi thế so sánh của yếu tố sản
xuất tại nước chủ nhà được khai thác có hiệu quả hơn trong phân công lao động quốc tế.
Các nước đang phát triển tuy có khả năng sản xuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được
nhưng vẫn rất khó khăn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế. Bởi thế, khuyến khích
9


đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút
FDI của các nước này. Thông qua FDI các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị
trường thế giới, vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các TNC thực hiện. ở tất cả các nước
đang phát triển, các TNC đều đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu do vị
thế và uy tín của chúng trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế. Đối với các TNC,
xuất khẩu cũng đem lại nhiều lợi ích cho họ thông qua sử dụng các yếu tố đầu vào rẻ, khai
thác được hiệu quả theo quy mô sản xuất (không bị hạn chế bởi quy mô thị trường của
nước chủ nhà) và thực hiện chuyên môn hoá sâu từng chi tiết sản phẩm ở những nới có lợi
thế nhất, sau đó lắp ráp thành phẩm.
1.4.3. Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các dự án FDI là nhằm
thu lợi nhuận, củng cố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó,
họ đặc biệt quan tâm đến việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư. Số
lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng nhanh ở các nước
đang phát triển. Ngoài ra, các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các dự án FDI
cũng tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm.
FDI cũng có tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của nước chủ nhà
thông qua các dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Các cá nhân làm việc cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi

tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến. Các doanh nghiệp FDI cũng có thể tác
động tích cực đến việc cải thiện nguồn nhân lực ở các công ty khác mà họ có quan hệ, đặc
biệt là các công ty bạn hàng. Những cải thiện về nguồn nhân lực ở các nước tiếp nhận đầu
tư còn có thể đạt hiệu quả lớn hơn khi những người làm việc trong các doanh nghiệp FDI
chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp trong nước hoặc tự mình thành lập doanh
nghiệp mới.
1.4.4. Bổ sung vốn cho nền kinh tế
Từ thế kỷ trước, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết “vòng luẩn
quẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài”. Theo lý thuyết này, đa số các nước đang
phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích luỹ vốn hạn chế. “Những nước dẫn đầu trong
10


chạy đua tăng trưởng phải đầu tư ít nhất 20% thu nhập quốc dân vào việc tạo vốn. Trái lại,
những nước nông nghiệp lạc hậu thường chỉ có thể tiết kiệm được 5% thu nhập quốc dân.
Hơn nữa, phần nhiều trong khoản tiết kiệm nhỏ bế này phải dùng để cung cấp nhà cửa và
những công cụ giản đơn cho số dân đang tăng lên”.
Trong cuốn “Những vấn đề hình thành vốn ở các nước chậm phát triển”, R.Nurkes
đã trình bày có hệ thống việc giải quyết vấn đề vốn . Theo ông, xét về lượng cung người ta
thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mức độ thấp của thu nhập thực tế. Mức thu
nhập thực tế phản ánh năng suất lao động thấp, đến lượt mình, năng suất lao động tháp
phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra. Thiếu tư bản lại là kết quả của khả năng tiết
kiệm ít ỏi đưa lại. Và thế là cái vòng được khép kín. Trong cái “vòng luẩn quẩn của sự
nghoè đói” đó, nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn. Do vậy, mở6 cửa cho đầu tư trực tiếp
nước ngoài được ông xem là giải pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển.
Samuelson cũng cho rằng, để phát triển kinh tế phải có cú huých từ bên ngoài nhằm
phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” đó, phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát
triển. Theo ông, nếu có quá nhiều trở ngại đối với việc đi tìm nguồn tiết kiệm trong nước
để tạo áôn thì tại sao không dựa nhiều hơn vào các nguồn bên ngoài? “Chẳng phải lý
thuyết kinh tế đã từng nói với chúng ta rằng, một nước giàu sau khi đã hút hết những dự án

đầu tư có lợi nhuận cao cho mình, cũng có thể làm lợi cho chính nó và nước nhận đầu tư
bằng cách đầu tư vào những dự án lợi nhuận cao ra nước ngoài đó sao”.
FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là một luồn vốn ổn định
hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị
trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư,
do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi.
1.4.5.

Nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước
Có thể nới công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của

mọi quốc gia, đối với các nước đang phát triển thì vai trò này càng được khẳng định rõ.
Bởi vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên phát
triển hàng đầu của mọi quốc gia. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi không chỉ
cần nhiều vốn mà còn phải có một trình độ phát triển nhất định của khoa học - kỹ thuật.

11


Lênin cũng đã từng khẳng định: “Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây
dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà
nước có khoa học khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu
chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nói đến
chủ nghĩa xã hội được”.
Đầu tư nước ngoài (đặc biệt là FDI) được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả
năng công nghệ của nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là
chuyển giao công nghệ sãn có từ bên ngoài vào và sự phát triển khả năng công nghệ của
các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được
nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI thường được thực hiện chủ yếu

bởi các TNC, dưới các hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một
TNC và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC. Phần lớn công nghệ được chuyển
giao giữa các chi nhánh của các TNC sang nước chủ nhà (nhất là các nước đang py_ được
thông qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh mà bên
nước ngoài nắm phần lớn cổ phần dưới các hạng mục chủ yếu như tiến bộ công nghệ, ap
công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản
líy, công nghệ marketing. Theo số liệu thống kê của trung tâm nghiên cứu TNC của Liên
hợp quốc, các TNC đã cung cấp khoảng 95% trong số các hạng mục công nghệ mà các chi
nhánh của TNC ở các nước đang phát triển nhận được trong năm 1993.
Cùng với hình thức chuyển giao trên, chuyển giao công nghệ giữa các chi nhánh
của các TNC cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 80-96
các TNC đã thực hiện khoảng 8254 hợp đồng chuyển giao công nghệ theo kênh này, trong
đó 100 TNC lớn nhất thế giới chiếm bình quân khoảng 35%.
Bên cạnh việc chuyển giao các công nghệ sẵn có, thông qua FDI, các TNC còn góp
phần làm tăng năng lực ngiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ của nước chủ nhà. Đến
năm 1993 đã có 55% chi nhánh của các TNC lớn và 45% chi nhánh của các TNC vừa và
nhỏ thực hiện các hoạt động R&D ở các nước đang phát triển. Trong những năm gần đây,
xu hướng này còn tiếp tục tăng nhanh ở các nước đang phát triển châu Á.

12


Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài )nhất là ở các doanh
nghiệp liên doanh) các doanh nghiệp trong nước học được cách thiết kế, chế tạo từ công
nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của mình. Đây là một trong
những tác động tích cực quan trọng của FDI đối với việc phát triển công nghệ ở các nước
đang phát triển.

13



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
VỐN FDI CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình đầu tư vốn FDI vào Việt Nam từ 2008 đến nay (2018)

Số dự án

Tổng vốn đăng kí

Tổng vốn đầu tư

(triệu USD)

(triệu USD)

2008

1171

71726.8

11500.2

2009

1208

23107.5


10000.5

2010

1237

19886.8

11000.3

2011

1186

15598.1

11000.1

2012

1287

16348.0

10046.6

2013

1530


22352.2

11500.0

2014

1843

21921.7

12500.0

2015

2120

24115.0

14500.0

2016

2613

26890.5

15800.0

2017


2741

37100.6

17500.0

Sơ bộ 2018

3147

36368.6

19100.0

Nguồn: tổng cục thống kê
Bảng 2.2: Tổng số vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam

Tính đến năm 2018, Việt Nam đã có tròn 30 năm nhận vốn đầu tư nước ngoài FDI
(1988-2018)
Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ
năm 1988, khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực. Sau 30 năm, Việt Nam đã trở
thành một trong những quốc gia thu hút vốn FDI thành công nhất trong khu vực.
Theo bảng số liệu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam luôn tăng
theo từng năm. Tính đến năm 2018, với tổng số dự án đầu tư là 3.147 dự án, Việt Nam đã
14


thu hút tổng vốn đầu tư FDI lên tới 36.368,6 triệu USD (theo Tổng cục Thống kê). FDI ở
Việt Nam chiếm trên 25% tổng số vốn đầu tư của xã hội, sản xuất gần 20% GDP (2018),
đóng góp trên 10% ngân sách nhà nước và thu hút 1,1 triệu lao động. Như vậy FDI đã có

đóng góp to lớn và đã trở thành bộ phận kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1988 đến tháng 9-2018, FDI của 129 quốc
gia và vùng lãnh thổ đã có mặt trên 63 tỉnh, thành phố cả nước với 26.646 dự án còn hiệu
lực, với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài ước đạt 185,62 tỷ USD, bằng 55,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Sau 30 năm đón vốn FDI, Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn đa quốc gia hàng
đầu thế giới, như: Samsung, Honda, Intel, Yamaha, Panasonic, Microsoft, LG... Những dự
án “tỷ đô” của các tập đoàn kinh tế hàng đầu cho thấy Việt Nam đã và đang là điểm đến
đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với những địa phương thu hút nhiều dự
án FDI, như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Đồng Nai..., đóng góp của khu vực này đặc biệt quan trọng, làm thay đổi cơ
bản cơ cấu kinh tế của tỉnh, thành phố, tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước phát
triển.

2.2. Về cơ cấu vốn đầu tư
2.2.1. Phân theo ngành kinh tế
Phân tích đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành cho thấy, đầu tư FDI đã có mặt ở
hầu hết các ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
ngành kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực phù hợp với quá
trình CNH-HĐH.
Tính đến ngày 31/12/2017, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành kinh tế
thu hút được nhiều vốn FDI nhất với 1.106 dự án và số vốn đăng ký là 19.378 triệu USD,
chiếm 53.3 % tổng lượng vốn FDI.
Nguồn vốn này đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền
kinh góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm,
nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, góp phần cải thiện cơ
sở hạ tầng ở các địa phương.
Ngành
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
15



Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
Xây dựng
Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
Vận tải, kho bãi
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Thông tin và truyền thông
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh bất động sản
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Tổng số
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2018 phân theo ngành
kinh tế
Có thể thấy, kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là từ sau khi ban hành Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng
lên. Dự báo, trong thời gian tới, với việc các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương và đa phương của Việt Nam được ký kết và thực hiện, Việt Nam sẽ ngày càng thu
hút được nhiều vốn FDI. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều
rào cản với các nhà đầu tư nước ngoài.
Những thách thức của môi trường kinh doanh Việt Nam bao gồm vấn đề khung

pháp lý và các điều kiện kinh doanh còn chưa nhất quán, thiếu tính minh bạch, trách nhiệm
giải trình, chi phí hoạt động kinh doanh cao và nhất là khâu thực thi kém. Thời gian tới sẽ
là khoảng thời gian quan trọng và quyết liệt đối với Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục
thực hiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Tạo lợi thế cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI.
2.2.2. Phân theo địa phương
Bảng: cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ tính đến 2018

Số dự án
16


1.155,0
102,0
16,0
1,0
29,0
92,0
3.147,0
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2018 phân theo địa
phương
Tỉ lệ vốn đầu tư vào các vùng là không đồng đều, tập trung ở các vùng có nền kinh
tế phát triển hơn, nhiều đô thị, thành phố, khu công nghiệp... (Đông Nam Bộ chiếm 54%,
Đồng bằng sông Hồng chiếm 30%, Duyên hải Nam trung bộ là 8%, Tây nguyên hầu như
chưa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)
Ở từng vùng thì tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào cũng khác nhau: TP
HCM với số vốn đăng kí là 9991,3 triệu USD chiếm 28,3% tổng số vốn đăng kí cả nước,
HN là 22%, Hải phòng là 4,3%...
Để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng, chính phủ ta đã có những
chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện

kinh tế xã hội khó khăn nhưng vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại
2.2.3. Phân theo đối tác đầu tư
S

Số

T

dự

Tổng vốn

án

đăng ký

T

Quốc gia

7.48

1
Hàn Quốc

7,0
4.00

2
Nhật Bản


7,0

57.372,1

2.16

3
Singapo

1,0

46.718,2

2.59

4
Đài Loan
5

62.630,3

7,0

31.406,2

Quần đảo Virgin thuộc 793,
Anh
0
Đặc khu hành chính 1.43


6
17

20.793,6
19.845,1


Hồng Công (TQ)

7,0
2.16

7
CHND Trung Hoa

8,0

13.414,2

587,

8
Ma-lai-xi-a

0

12.478,3

529,


9
Thái Lan

0

10.440,0

1
321,

0
Hà Lan
Tổng

0
3.14

9.367,7

7,0
36.368,6
Nguồn: tổng cục thống kê
Bảng 2.5: 10 nước đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam tính đến 1018

Quốc gia có vốn FDI lớn nhất là Hàn Quốc với 7.487 dự án và tổng số vốn đăng ký
là 62.630,3 triệu USD.
Số vốn bình quân trên một dự án là 8,36 triệu USD, cao hơn rõ rệt so với quy mô
vốn trung bình của một dự án FDI ở Việt Nam chỉ gần 5 triệu USD. Các doanh nghiệp có
vốn FDI của Hàn Quốc tiêu biểu như các hãng Samsung, LG hay Lotte... luôn là một bộ

phận quan trọng của nền kinh tế nước ta.
Đối tác đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam là Nhật Bản với các thương hiệu như
Honda, Toyota... với 4.007 dự án và tổng số vốn đăng ký là 57.372,1 triệu USD. Tập đoàn
Aeon đã xây dựng 3 khu trung tâm Aeon Mall tại 3 thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà
Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Tiếp theo là Singapore với số vốn FDI đầu tư vào nước ta có xu hướng ngày càng
tăng mạnh. Lượng vốn này tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến và kinh
doanh bất động sản.
Sau các đối tác trên,Đài Loan, quần đảo Virgin (thuộc Anh), Đặc khu hành chính
Hồng Kông (Trung Quốc), CHND Trung Hoa, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Hà Lan là các đối
tác đầu tư lớn của Việt Nam.

18


2.3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Việt Nam sử dụng vốn đầu tư nước ngaoif FDI khá hiệu quả và phân bố chủ yếu
cho các ngành công nghiệp với mục đích thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, cụ thể trong một số ngành công nghiệp như sau:
Lĩnh vực dầu khí: thu hút một số tập đoàn kinh tế lớn của thế giới tham gia đầu tư.
Công ty SP Chemical của Singapore đang khẩn trương tiến hành dự án hạ tầng khu công
nghiệp hóa dầu và dự án tổ hợp hóa dầu Phú yên với tổng mức đầu tư là 11 tỷ USD
Lĩnh vực công nghiệp điện tử là lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
tương đối sớm, vốn thực hiện chiếm tỉ lệ cao so với vốn đăng kí. Vốn đăng kí 615 triệu
USD, vốn thực hiện là 60%
Lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy: thu hút nhiều nhà đầu tư nổi tiếng như Toyota,
Honda, Suzuki với tổng vốn thực hiện các dự án đầu tư sản xuất ô tô là 376 triệu USD
(bằng 43,12 vốn đăng kí)
Nhận định trong năm 2019, có thể thấy dòng chảy đầu tư FDI tiếp tục đổ về Việt
Nam một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, điều đó có thể cho thấy kinh tế Việt Nam

năm 2019 sẽ có bước tiến tốt hơn 2018 và thực tế đến thời điểm này là như vậy.
Sở dĩ nền kinh tế phát triển tốt hơn là vì FDI tiếp tục vào Việt Nam, nhà đầu tư
nước ngoài đã nhận thấy rõ hơn cơ hội tại thị trường Việt Nam. Mặt khác tác động của
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng góp phần dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung
Quốc qua Việt Nam.
Những doanh nghiệp SME cũng có thị trường tiêu dùng nhiều hơn từ hiệu ứng này;
nông thủy sản cũng tốt hơn. Tóm lại kinh tế sản xuất tiêu dùng nền tảng sẽ tốt hơn trong
năm 2019. Ngoài ra, CPI và tỷ giá cũng khá ổn định, việc làm của người lao động tăng qua
đó nông thôn cũng tiêu thụ nông sản thực phẩm tốt hơn. Duy chỉ có nhóm đầu tư tài chính
sẽ gặp nhiều vướng mắc do các dự án đầu tư bị đình trệ, xử lý....
Trong khi đó chính phủ Việt Nam đang tăng cường cải thiện môi trường đầu tư,
nhiều chính sách mở cửa hội nhập sâu rộng tạo thêm cơ hội rõ nét cho dòng vốn FDI. Ở
đây các doanh nghiệp trong nước cũng nên nhìn nhận đó là cơ hội trên sân nhà để hợp tác
làm ăn và cải tiến năng lực sản xuất.

19


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NHẬN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI TẠI VIỆT NAM
3.1. Thành tựu
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau hơn 30 năm thực hiện
thu hút đầu tư nước ngoài, đến nay vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 350 tỷ USD, bình quân
tăng trên 20%/năm. Tính đến tháng 8-2018, đã có hơn 26.500 dự án FDI vào Việt Nam với
tổng vốn đăng ký hơn 334 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, khu vực FDI
ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Khu vực FDI có đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho
vốn đầu tư phát triển với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; 58%
tổng vốn FDI tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra hơn 50% giá trị sản xuất công

nghiệp của cả nước; kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong xuất khẩu chung của cả nước, đạt 72,6% trong năm 2017 và 71,4% trong chín tháng
đầu năm 2018. Số thu nộp ngân sách của khu vực FDI tăng đều qua các năm và đạt hơn 8
tỷ USD trong năm 2017, chiếm 17,1% tổng thu ngân sách nhà nước. Tính đến nay, khu vực
FDI đã tạo việc làm cho gần bốn triệu việc làm trực tiếp và khoảng năm triệu việc làm gián
tiếp khác. Kết quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài trong 30 năm qua đã khẳng định
đường lối mở cửa hợp tác với nước ngoài của Đảng và Nhà nước là hết sức đúng đắn, phù
hợp với xu thế phát triển chung của thời đại và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Cùng với bổ sung vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp FDI còn góp phần chuyển
giao kỹ năng quản lý cho người Việt, đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp trong
nước.
Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài đã góp phần phát triển nhiều ngành dịch vụ chất
lượng cao, như tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển,
logistics, giáo dục - đào tạo, y tế, siêu thị, khách sạn, du lịch...; tạo ra phương thức mới
trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, góp phần kích thích hoạt động thương mại nội địa;
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu, tạo ra một
số phương thức sản xuất mới, góp phần cải thiện tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng
yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương.

20


Tính đến nay, khu vực doanh nghiệp FDI tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động
trực tiếp và từ 5-6 triệu lao động gián tiếp.
Đối với những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI như: Hà Nội, Bắc Ninh,
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,
đóng góp của khu vực này còn lớn hơn nhiều, làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của từng
tỉnh, thành phố, tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước phát triển và kinh doanh có hiệu
quả cao.
Đầu tư nước ngoài cũng đã tác động đến thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương; góp phần chuyển đổi không
gian phát triển, hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, làm thay đổi bộ mặt đất nước Điển hình là Bắc Ninh, nhờ thu hút có hiệu quả FDI,
chỉ trong 5 năm gần đây đã biến đổi cơ bản, từ tỉnh nông nghiệp trở thành tỉnh công
nghiệp. Hiện nông nghiệp của tỉnh này chỉ còn khoảng 8%, công nghiệp và dịch vụ chiếm
82% cơ cấu kinh tế tỉnh.
Ngoài ra, việc thu hút và sử dụng ĐTNN trong 30 năm qua đã góp phần tích cực
hoàn thiện thể kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của kinh tế thị
trường; nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình cải cách
doanh nghiệp nhà nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3.2. Hạn chế
Mặc dù, bên cạnh những thành công đã đạt được trong thu hút FDI nhưng không
thể tránh khỏi những thiếu sót, hoặc hạn chế.
Đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh tế là không thể phủ nhận, song các chuyên
gia kinh tế cũng cho rằng, bên cạnh những dấu ấn tích cực, khu vực FDI vẫn còn bộc lộ
những hạn chế như:
Thứ nhất, có sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ. Đa số các dự án đầu tư
vào Việt Nam thường tập trung vào những nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, điển hình như
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 nơi được các nhà đầu tư nước ngoài ưu ái
hơn cả. Chỉ tính riêng 2 vùng này đã chiếm tới 66,27% tổng số FDI đăng ký với 85,47%
tổng số dự án, trong khi Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chỉ thu hút được 5,8% dự

21


án, chiếm 25,9% FDI đăng ký. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách giữa các
vùng miền về trình độ phát triển kinh tế xã hội.
Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự các nhà đầu tư nước ngoài
chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành lĩnh vực có
khả năng sinh lợi thấp, rủi ro cao không nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước

ngoài.
Thứ hai, tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được
giải quyết kịp thời. Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt là trong thời điểm doanh
nghiệp mới bắt đầu hoạt động gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung doanh
nghiệp FDI thường trả công cho người lao động thấp hơn nhưng gì họ đáng được hưởng,
không thỏa đáng với nhu cầu của người lao động. Một phần lý do là do doanh nghiệp:
Chưa chấp hành tốt pháp luật lao động; một số lãnh đạo doanh nghiệp chỉ là người làm
thuê cho chủ đầu tư, không có đầy đủ thực quyền nên những đề xuất, kiến nghị hợp pháp,
chính đáng của người lao động không được xem xét, giải quyết kịp thời; hệ thống tiếp nhận
và xử lý thông tin phản hồi từ phía người lao động và Công đoàn cơ sở lên cấp có thẩm
quyền của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế…
Thứ ba, sự liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo.
Đầu năm 2019, kết quả khảo sát Viện nghiên cứ chiến lược, chính sách Bộ Công thương
trên 4 nghìn doanh nghiệp, cho kết quả, vốn FDI thực hiện đạt hơn 160 tỷ USD; doanh
nghiệp FDI chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 18% thu ngân sách và 20%
GDP, trên 90% số máy móc được sử dụng là sản xuất trong năm 2015 – 2016. Điều này
cho thấy các doanh nghiệp đã ưu tiên phát triển công nghệ trong dây truyền sản xuất, gia
tăng năng suất và giả chi phí.thực tế vẫn tồn tại những khó khăn mang tính khách quan
khiên doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tham gia vào các ví trí cao hơn của chuỗi giá trị
toàn cầu. Ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã
hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay, 97% doanh nghiệp Việt Nam là
doanh nghiệp nhỏ và vừa, đơn hàng của doanh nghiệp phần lớn đến từ doanh nghiệp nước
ngoài. Đặc biệt, các tiêu chuẩn, yêu cầu doanh nghiệp FDI đưa ra phần lớn doanh nghiệp
Việt chưa đáp ứng được, nhất là yêu cầu về kỹ thuật.
Thứ tư, tỷ lệ nội địa hóa thấp, nhất là đối với ngành công nghiệp ô tô, điện tử. Theo
đánh giá chung của các nhà kinh tế, Việt Nam có 21% doanh nghiệp tham gia chuỗi cung
22


ứng toàn cầu, trong khi đó ở Thái Lan tỷ lệ này là 30%, ở Malaysia là 46%. Như vậy, Việt

Nam kém xa các nước xung quanh về mặt này. Số lượng doanh nghiệp CNHT vẫn còn khá
khiêm tốn, ước chỉ chiếm khoảng 0,4% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và 6,3% tổng
số doanh nghiệp ngành sản xuất, chế tạo. Số lượng các doanh nghiệp CNHT đã ít, tỷ lệ
doanh nghiệp CNHT trong nước lại càng ít hơn, ước chỉ khoảng 30% tổng số các doanh
nghiệp CNHT. Hầu hết các doanh nghiệp CNHT là doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ,
thiếu nững doanh nghiệp CNHT quy mô lớn, có uy tín, chiến lược kinh doanh bài bản và
dài hơi, có thương hiệu cũng như khả năng cạnh tranh với các doanh nghiếp lớn trên thị
trường quốc tế.
Bên cạnh đó, có rất nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam với mục đích tận dụng
nguồn lao động giá rẻ, sử dụng máy móc công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường;
trong đó, có những sự cố môi trường nghiêm trọng. Ví dụ như Formosa Hà Tĩnh, Vedan
Đồng Nai,…
Hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp FDI: Vì
mục tiêu lợi nhuận, FDI thường đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao
như: khai thác tài nguyên nhiên nhiên, gia công, lắp ráp sản phẩm sử dụng nhiều lao động.
Cùng với đó, có không ít các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam vướng vào nghi
án chuyển giá, trốn thuế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Việt Nam để cùng tham
gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển.
Hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý của khối doanh nghiệp
này chưa đạt như kỳ vọng: Hầu hết các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam là từ các nước châu
Á, có công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, các nước Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có
công nghệ tiên tiến, hiện đại lại chiếm tỷ trọng nhỏ.
Như vậy, chỉ khai thác thế mạnh, mà không tạo được sự phát triển lan tỏa ra các
ngành, làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu vùng kinh tế của
Việt Nam.
Về cơ cấu đầu tư, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và kết cấu hạ tầng của nền kinh tế
còn rất ít, đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ và EU vào Việt Nam chưa tương xứng
với tiềm năng…
23



24


KẾT LUẬN

Con đường phát triển của mỗi quốc gia là không giống nhau nhưng cái đích cuối
cùng của sự phát triển không có điểm khác biệt. Dưới góc nhìn của thương mại đã đưa ta
đến với chủ đề : “Hoạt động đầu tư vốn FDI của các nhà đầu tư vào thi trường Việt Nam”.
Thông qua việc tìm hiểu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và các hoạt động của các
nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam với cái nhìn thực tế về nền kinh tế nước nhà, chúng ta
đã thấy rõ được thực trạng của FDI tại Việt Nam và vai trò FDI đối với sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế quốc tế. Phải chăng đây là những luận cứ quan trọng giúp Việt Nam có
thể xem xét đánh giá hướng đi cho chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Khi ta đã hiểu rõ vai trò của FDI thì cần chủ động tranh thủ cải thiện không ngừng môi
trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài (sự ổn định về chính trị, ổn định về kinh tế, ổn định
về pháp lý, những điều kiện thuận lợi kể cả điều kiện về kết cấu hạ tầng, tiện nghi vật chất
và những thủ tục dễ dàng cho người đầu tư nước ngoài để tranh thủ được đầu tư nước
ngoài vào nước ta). Mặt khác với đề tài tiểu luận này chúng ta đã một phần nào biết được
tình hình kinh tế của nước nhà. Có lẽ đây là bước đi chập chững của các nhà kinh tế tương
lai để có thể góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định và bền vững hơn trong
thời gian tới.

25


×