Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.5 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................3
1. Các khái niệm cơ bản...................................................................................3
1.1. Ngân sách nhà nước................................................................................3
1.2. Thâm hụt ngân sách................................................................................6
1.3. Tài khoản vãng lai..................................................................................7
1.3.1. Cán cân thương mại:........................................................................7
1.3.2. Cán cân dịch vụ:...............................................................................8
1.3.3. Cán cân thu nhập:.............................................................................8
1.3.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:.........................................9
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai..................................9
2. Thực trạng ngân sách của Việt Nam và các nước trên thế giới..............10
3. Nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách ở Việt Nam.............................15
3.1. Nguyên nhân khách quan.....................................................................15
3.2.Nguyên nhân chủ quan..........................................................................15
CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH CHO TÁC ĐỘNG GIỮA
THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN VÃNG LAI.....18
1. Công thức mối quan hệ giũa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai.................................................................................................18
2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và
thâm hụt cán cân vãng lai..............................................................................19
2.1.Tác động một chiều từ thâm hụt ngân sách nhà nước đến thâm hụt cán
cân vãng lai..................................................................................................20
2.2. Tác động một chiều từ thâm hụt cán cân vãng lai đến thâm hụt ngân
sách nhà nước..............................................................................................21


2.3. Tác động hai chiều giữa thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân
sách nhà nước..............................................................................................22
2.4. Không có mối quan hệ tác động giữa thâm hụt cán cân vãng lai và


thâm hụt ngân sách nhà nước......................................................................23
2.5. Các khoảng trống của nghiên cứu........................................................25
3. Tác động của các cú sốc đến thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai:................................................................................................25
3.1. Cú sốc về thuế.......................................................................................25
3.2. Cú sốc về chi tiêu..................................................................................26
3.3. Cú sốc sản lượng..................................................................................27
4. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu........................................28
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................29
3.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................29
3.3.1. Giải thích biến phụ thuộc...................................................................29
3.3.2. Giải thích các biến độc lập:...............................................................29
3.2. Dữ liệu.......................................................................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH.....................................................33
4.1. Tổng quan.................................................................................................33
4.2. Kiểm tra tự tương quan giữa các biến...................................................34
4.3. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính......................................................35
4.3.1. Biến cân bằng ngân sách chính phủ (GFB).......................................35
4.3.2. Biến chi tiêu chính phủ (GE).............................................................36
4.3.3. Biến tốc độ tăng trưởng (GDPG).......................................................36
4.3.4. Biến tốc độ tăng cung tiền M2 (GMS)..............................................37
4.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi....................................................37
4.5. Kiểm định sự tự tương quan..................................................................39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................40
5.1. Kết luận...................................................................................................40
5.2. Kiến nghị và đề xuất giải pháp...............................................................41


5.2.1. Cải thiện thâm hụt ngân sách.............................................................42
5.2.2. Thúc đẩy thêm cán cân thanh toán....................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................45


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đang đối mặt với tình trạng
thâm hụt ngân sách nhưng tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn trong các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đa phần chính phủ các nước này
tìm mọi cách cách để giảm tình trạng thâm hụt để tạo niềm tin cho nhân dân
về sự lãnh đạo của chính phủ và chính sách tiền tệ mở rộng là biện pháp hay
được các Nhà nước áp dụng. Tuy nhiên chính sách này lại mang đến những
hậu quả là cung tiền tăng dẫn đến lạm phát tăng, làm cho giá cả trong nước
đắt hơn giá của hàng hóa nước ngoài, cuối cùng xuất khẩu ròng sẽ giảm.
Thông thường các nước đang phát triển hoặc các nước công nghiệp mới nổi là
các nước nhập siêu nên khi lạm phát tăng ,xuất khẩu ròng giảm tất yếu sẽ dẫn
đến thâm hụt cán cân thương mại và cuối sẽ dẫn đến tham hụt cán cân vãng
lai. Các nhà nghiên cứu kinh tế học đã chỉ ra rằng nếu thâm hụt ngân sách xảy
ra sẽ dẫn tới cán cân thương mại tham hụt và cuối cùng sẽ dẫn tới cán cân
vang lai cũng như cán cân thanh toán bị thâm hụt ( Mukhtar và Ahmed ,
2007), hiện tượng cán cân vãng lai và ngân sách nhà nước cùng thâm hụt
trong một thời điểm còn được gọi là thâm hụt kép .Do đó xuất hiện các tác
động của thâm hụt ngân sách đến cán cân thanh toán và cụ thể trong bài
nghiên cứu này sẽ đi sâu về ảnh hưởng ngân sách thâm hụt đến cán cân vãng
lai( một trong những cán cân quan trọng ảnh hưởng đến cán cân thanh toán).
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các tác động của
thâm hụt ngân sách đối với cán cân thanh toán ở Việt Nam trong giai đoạn
khoảng năm từ 2000 đến 2017. Việc nhận ra các tác động của thâm hụt ngân
sách đối với cán cân vãng lai sẽ giúp đưa ra các khuyến nghị, chính sách phát
triển nhằm hạn chế tình trạng cán cân vãng lai ở Việt Nam hầu như bị thâm


1


hụt. Từ mục tiêu tổng quát ta có những mục tiêu cụ thể cho nghiên cứu các tác
động của thâm hụt ngân sách đến cán cân vãng lai của Việt Nam như sau:
- Một là, Đo lương các tác động của thâm hụt ngân sách lên cán cân
vãng lai ở Việt Nam.
- Hai là, Các biện pháp giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách cũng như
cán cân vãng lai và ảnh hưởng của nó đến các biến vĩ mô,từ đó đo lường sự
hiệu quả của các biện pháp này tại Việt Nam.
- Ba là, Đưa ra các kiến nghị liên quan để giải quyết thâm hụt ngân sách
cung như cán cân vãng lai của Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo từ
năm 2019-2022.
3. Đối tượng nghiên cức và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào mối quan hệ giữa thâm hụt
ngân sách và cán cân vãng lai.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các tác động của thâm hụt ngân sách
tới cán cân vãng lai Việt Nam trong vòng 17 năm.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các khái niệm cơ bản
Để tìm hiểu rõ về thâm hụt ngân sách thì ta phải hiểu được một số
khái niệm:
1.1. Ngân sách nhà nước
Theo Luật ngân sách nhà nước 2015: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng

thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách là các khoản thu vào ngân sách
mà không kèm theo hay không phát sinh theo nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp cho
các đối tượng phải nộp ngân sách Nhà Nước. Trên phương diện khác, thu
ngân sách bao gồm các khoản mang tính chất cưỡng bức hay là trách nhiệm
của mọi người hay của các thành phần kinh tế đối với Nhà Nước. Bao gồm:
 Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
 Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà
nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ;
các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật;
 Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa
phương;
 Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách là các khoản chi ra từ ngân sách
không làm phát sinh theo nghĩa vụ bồi hoàn trực tiếp đối với các đối tượng
được hưởng thụ ngân sách Nhà Nước, đó chính là toàn bộ khoản thực chi của
ngân sách theo luật định trong 1 năm tài khóa ( tài chính). Bao gồm:

3










Chi đầu tư phát triển;
Chi dự trữ quốc gia;
Chi thường xuyên;
Chi trả nợ lãi;
Chi viện trợ;
Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là
công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Cho nên có
thể nói chức năng và nhiệm vụ cơ bản của NSNN là động viên hợp lý các
nguồn thu đồng thời tổ chức và quản lý chi tiêu NSNN, thực cân đối thu - chi.
Do đó, NSNN có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau đây:
 Một là, chức năng phân phối NSNN.
Bộ máy Nhà nước muốn thực hiện được sự hoạt động của mình một cách
bình thường và ổn định để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ là quản lý
mọi mặt của đời sống xã hội của một quốc gia thì nhất thiết phải có nguồn
NSNN đảm bảo.
Với quyền lực tối cao của mình, Nhà nước sử dụng các công cụ, các biện
pháp bắt buộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực
tài chính cần thiết. Nhưng cơ sở để hình thành nguồn lực tài chính đó là từ sự
phát triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, muốn động viên
được nguồn thu NSNN ngày càng tăng và có hiệu quả thì nền kinh tế nói
chung, sản xuất kinh doanh nói riêng phải được phát triển với tốc độ nhanh,
bền vững và có hiệu quả cao. Vì vậy, Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế
- xã hội phải nắm được quy luật kinh tế và tôn trọng các quy luật kinh tế
khách quan. Đồng thời phải bảo đảm hài hoà các quan hệ lợi ích của các chủ
thể của nền kinh tế.
 Hai là, chức năng giám đốc quá trình huy động các nguồn thu và thực

hiện các khoản chi tiêu.
Thực hiện chức năng này, Nhà nước thông qua NSNN để biết được
nguồn thu - chi nào là cơ bản của từng thời kỳ, từng giai đoạn và do đó có
4


những giải pháp để làm tốt thu - chi. Nhà nước định ra cơ cấu thu- chi hợp lý ;
theo dõi các phát sinh và những nhân tố ảnh hưởng đến thu- chi... NSNN
kiểm tra, giám sát quá trình động viên các nguồn thu, tránh tình trạng trốn lậu
thuế, chây ỳ nộp thuế của các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN hoặc
bị lạm dụng, làm trái pháp luật, coi thường pháp luật và các chính sách động
viên khác. Trong khâu cấp phát nếu buông lỏng việc kiểm tra, kiểm soát chi
thì dễ dẫn đến tình trạng làm sai luật định và các chế độ chi quy định. Đồng
thời thông qua kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu chi NSNN giúp ta giám sát
việc chấp hành các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Kết luận là, NSNN có hai chức năng cơ bản- chức năng phân phối và
chức năng giám đốc. NSNN không thể cân đối được nếu như không thực hiện
đầy đủ hai chức năng đó, bởi vì: nếu không có sự giám đốc trong việc động
viên khai thác hợp lý các nguồn thu và do đó sẽ dẫn đến tình trạng thất thu
dưới nhiều hình thức. Nếu không thực hiện tốt chức năng phân phối thì cũng
không thể động viên được nguồn thu cho NSNN.
Trong tất cả các công cụ để quản lý mọi hoạt động kinh tế- xã hội, Nhà
nước ta hết sức quan tâm đến công cụ NSNN, vì nó là yếu tố vật chất vô cùng
quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó
là một công cụ quản lý quan trọng trong điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô của đất
nước, đặc biệt thể hiện rất rõ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Vai trò đó đã được thể hiện cụ thể ở các lĩnh vực sau:
 Về kinh tế: Nhà nước tạo các môi trường và điều kiện để xây dựng cơ
cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh. NSNN đảm bảo
cung cấp kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở kết cấu hạ tầng, hình

thành các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh
tế then chốt. Trên cơ sở đó từng bước làm cho kinh tế Nhà nước đảm đương
được vai trò chủ đạo nền kinh tế nhiều thành phần.
 Về mặt xã hội: Thông qua hoạt động thu, chi NSNN cấp phát kinh phí
cho tất cả các lĩnh vực hoạt động vì mục đích phúc lợi xã hội. Thông qua công

5


cụ ngân sách, Nhà nước có thể điều chỉnh các mặt hoạt động trong đời sống
xã hội như: Thông qua chính sách thuế để kích thích sản xuất đối với những
sản phẩm cần thiết cấp bách, đồng thời có thể hạn chế sản xuất những sản
phẩm không cần khuyến khích sản xuất. Hoặc để hướng dẫn sản xuất và tiêu
dùng hợp lý. Thông qua nguồn vốn ngân sách để thực hiện hình thức trợ cấp
giá đối với các hoạt động thuộc chính sách dân số, chính sách việc làm, chính
sách thu nhập, chính sách bảo trợ xã hội v.v...
 Về thị trường: Thông qua các khoản thu, chi NSNN sẽ góp phần bình
ổn giá cả thị trường. Ta biết rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự biến
động giá cả đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nền kinh tế có
nguyên nhân từ sự mất cân đối cung - cầu. Bằng công cụ thuế và dự trữ Nhà
nước can thiệp đến quan hệ cung - cầu và bình ổn giá cả thị trường.
1.2. Thâm hụt ngân sách
Bội chi ngân sách (thâm hụt ngân sách) nhà nước bao gồm bội chi ngân
sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách
trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách
trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương.
Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh
của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi
ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp
tỉnh của từng địa phương.

Theo Cẩm nang Thống kê Tài chính Chính phủ (GFS) do Quỹ Tiền tệ
Thế giới (IMF) ban hành, có 3 loại thâm hụt ngân sách chủ yếu:
- Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu
thực tế trong một thời kỳ nhất định.
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính toán trong trường hợp nếu
nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiền năng.

6


- Thâm hụt ngân sách chu kỳ: các khoản thâm hụt gây ra bởi chu kỳ nền
kinh tế. Thâm hụt chu kỳ xảy ra tự động như nó là kết quả của chu kỳ kinh
doanh và được tính bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu.
1.3. Tài khoản vãng lai
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những quan hệ về kinh tế, văn
hoá, chính trị, quân sự, ngoại giao với nhiều quốc gia khác. Gắn với các quan
hệ này là các dòng ngoại tệ chảy vào, chảy ra của từng quốc gia tức là phát
sinh các khoản thu chi ngoại tệ. Để đánh giá tình hình thu chi quốc tế trong
từng thời kỳ, người ta tập hợp ghi chép trên một biểu đặc biệt gọi là cán cân
thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm 5 hạng mục sau: cán
cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, lỗi và sai sót, cán cân tổng thể và tài
trợ chính thức. Theo đó, trong cán cân vãng lai chia thành 4 cán cân tiểu bộ
phận: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân
chuyển giao vãng lai một chiều ( Nguyễn Văn Tiến , 2009) . Cán cân vãng lai
được đinhk nghĩa là bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và
người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu
nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai theo Nghị định số: 16/2014/NĐ-CP.
1.3.1. Cán cân thương mại:
Cán cân thương mại ghi chép các khoản thu và chi từ xuất nhập khẩu
hàng hóa hữu hình. Xuất khẩu làm phát sinh khoản thu nên được ghi (+)

ngược lại nhập khẩu (-).
Khi thu từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu thì cán cân thương mại ở
trạng thái thặng dư hay xuất siêu, ngược lại thì gọi là cán cân thương mại
thâm hụt hay nhập siêu. Cán cân thương mại còn gọi là cán cân hữu hình bởi
vì nó phản ánh các khoản thu và chi cho xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại gồm tỷ giá, lạm phát, giá thế
giới của hàng hóa xuất khẩu tăng, thu nhập của người không cư trú, thuế quan
và hạn ngạch ở nước ngoài (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
1.3.2. Cán cân dịch vụ:
7


Cán cân này ghi chép các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ từ vận
tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không, ngân hàng, thông
tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú với người
không cư trú. Giống như xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ làm
phát sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ) nên ghi bên có và có dấu (+); ngược lại thì
ghi bên nợ và có dấu (-). Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại gồm
tỷ giá, lạm phát, giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng, thu nhập của người
không cư trú, thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài và các yếu tố kinh tế
chính trị xã hội.
1.3.3. Cán cân thu nhập:
Cán cân thu nhập là nội dung ghi chép các khoản thu và chi về thu nhập
giữa người cư trú và người không cư trú, cán cân thu nhập bao gồm những
loại sau:
- Thu nhập của người lao động là các khoản tiền lương, tiền thưởng và
các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho
người cư trú và ngược lại.
- Thu nhập về đầu tư là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ
đầu tư các giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay

giữa người cư trú và người không cư trú.
Các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú làm phát
sinh cung ngoại tệ ( cầu nội tệ) nên ghi bên có và có dấu (+); ngược lại thì ghi
bên nợ và có dấu (-). Các yếu tố ảnh hưởng đến can cân thu nhập bao gồm
quy mô thu nhập và các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.

8


1.3.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Cán cân này ghi chép các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà
biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu
dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại.
Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu
nhập giữa người cư trú và người không cư trú, các khoản thu làm phát sinh
cung ngoại tệ ( cầu nội tệ) nên ghi bên có và có dấu (+); ngược lại thì ghi bên
nợ và có dấu (-). Nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển giao một chiều là lòng
tốt, tình cảm và mối quan hệ giữa giữa người cư trú và người không cư trú,
các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm, chính trị - xã hội và
ngoại giao giữa các nước.
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai
Trong 4 yếu tố hình thành nên tài khoản vãng lai thì những biến động
của cán cân vãng lai ( thặng dư hay thâm hụt) sẽ do cán cân thương mại quyết
định (Nguyễn Văn Tiến, 2009; Mukhtar và Ahmed, 2007). Dựa vào các
nghiên cứu có liên quan, một số yếu tố có thể tác động đến cán cân thương
mại được nhận dạng như sau:
a. Nhân tố lạm phát
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một
quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức
cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế. Điều này đồng

nghĩa với việc hàng hóa trong nước mắc hơn hàng hóa nước ngoài do đó làm
cho khối lượng xuất khẩu giảm và lượng hàng hóa nhập khẩu lại tăng, dẫn
đến xuất khẩu ròng giảm và đối với các quốc gia đang phát triển có nhập khẩu
lớn hơn xuất khẩu sẽ làm cho cán cân thương mại bị thâm hụt, cuối cùng là
cán cân vãng lai sẽ thâm hụt.
b. Tỷ giá hối đoái: Với điều kiện khác không thay đổi (hàm ý hàng hóa ở
trong nước và nước ngoài không đổi), khi tỷ giá hối đoái giảm sẽ kích thích
nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Đối với các
9


quốc gia đang phát triển vì quốc gia này luôn là quốc gia nhập siêu nên cán
cân thương mại sẽ càng bị thâm hụt và cuối cùng dẫn đến cán cân tài khoản
vãng lai thâm hụt.
2. Thực trạng ngân sách của Việt Nam và các nước trên thế giới
- Việt Nam:
Thâm hụt (hay bội chi) ngân sách đang là một vấn đề nan giải chưa tìm
ra hướng giải quyết của Việt Nam trong những năm vừa qua kéo theo một loạt
các hậu quả làm gia tăng tỷ lệ nợ công trên GDP, làm tăng lãi suất, tác động
tiêu cực tới tỷ giá, bất ổn kinh tế vĩ mô và gây áp lực trở lại đối với ngân sách
nhà nước khiến Việt Nam đi vào một vòng luẩn quẩn với gánh nặng nợ ngày
càng tăng. Việt Nam đã thâm hụt ngân sách liên tục trong 15 năm trở lại đây
với tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP luôn ở trên mức trên dưới 5%. Mức
thâm hụt này thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực.Theo số liệu
nới nhất của Kiểm toán Nhà nước vừa gửi tới Quốc hội báo cáo tình hình thực
hiện ngân sách Nhà nước 2018 , thu ngân sách Nhà nước năm nay ước đạt
trên 1,35 triệu tỷ đồng; chi ngân sách hơn 1,56 triệu tỷ đồng. Như vậy, bội chi
ngân sách 204.000 tỷ đồng (khoảng 8,8 tỷ USD), bằng 3,67% GDP, tương
ứng với tỷ lệ bội chi kế hoạch Quốc hội giao. Tổng thu cân đối ngân sách
2018 trên 1,35 triệu tỷ đồng, vượt dự toán 39.200 tỷ đồng. Con số này tăng

3% dự toán, nhưng là tỷ lệ tăng thấp nhất so với kết quả thực hiện 4 năm gần
đây (năm 2014, 2015 tăng 9,6%; 2016 là 9,2% và 2017 tăng 6,2% so với dự
toán). Số thu vượt dự toán chủ yếu từ các nguồn thu về nhà, đất và dầu thô.
Trong khi khoản thu từ đất không ổn định, thu từ dầu thô tăng do giá lập dự
toán 50 USD một thùng, thấp hơn thực tế 23,5 USD và sản lượng tăng
450.000 tấn. Các nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đều giảm, lần
lượt trên 4.900 tỷ đồng, 33.646 tỷ và 4.855 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước
cũng nhận thấy, một nửa địa phương không đạt số thu ngân sách, trong đó 2
đầu tàu kinh tế là Hà Nội và TP HCM hụt thu hai năm liên tiếp. Thu ngân
10


sách Trung ương vượt dự toán, chiếm 44,7% tổng thu nhưng thấp hơn nhiều
mục tiêu 60-65% giai đoạn 2016-2018.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu về NSNN, 2011 - 2017
Đơn vị: %
Tổng thu NSNN/GDP

2011 - 2015 2016 - 2020
23
23,5

Tổng chi NSNN/GDP
Bội chi NSNN/GDP
Nợ công/GDP

29
5,6
55,1


25 - 26
<3,9
65

2016
24,47

2017
24,75

28
5,64
63,7

28
3,42
61,3

Nguồn: Bộ Tài chính
Bội chi ngân sách qua các năm 10 ý nghĩa hơn. Đặc biệt với trường hợp
Việt Nam khi gần một nửa GDP hiện do khối doanh nghiệp nước ngoài làm ra
trong khi nguồn thu từ khối này không chiếm tỷ lệ lớn (do vấn đề chuyển giá,
ưu đãi đầu tư,…). Đồng thời phải cân đối với số dư nợ công và vay nợ nước
ngoài. Ở các chỉ tiêu này Việt Nam đều cao hơn rất nhiều so với các nước
trong khu vực như Thái Lan, Philippin (thâm hụt số dư tương đương Thái Lan
nhưng thu ngân sách chỉ bằng một nửa, hoặc thâm hụt và vay nợ nước ngoài
đều cao hơn Philippin).

Nguồn: Moody’s Invester Service


11


- Số liệu ngân sách của các nước trên thế giới được công bố cho thấy ở
nhiều nước cho thấy không chỉ các nước trong khu vực châu Á (Trung Quốc,
Malaysia, Indonesia…) mà ngay cả các nền kinh tế lớn (Mỹ, Pháp, Italia…)
cũng đang phải đối mặt với việc thâm hụt NSNN khổng lồ, do thất thu từ
thuế. Trong khi đó, các khoản chi tiêu chính phủ (chi cho trợ cấp thất nghiệp,
chi trợ cấp năng lượng…) ngày càng tăng cao.
- Mỹ: Theo New York Times, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong
năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua tăng 113 tỷ gần 17% so với năm
trước đó và đánh dấu mức thâm hụt lớn nhất kể từ năm 2012. Khi nền kinh tế
Mỹ và các khoản thu liên bang của nước này vẫn còn chật vật do ảnh hưởng
của cơn suy thoái kinh tế lớn trước đó. Theo dự báo của các quan chức trong
Chính phủ và các nhà phân tích độc lập, thâm hụt ngân sách của Mỹ đang tiến
nhanh đến con số 1.000 tỉ USD trước năm bầu cử tổng thống 2020.
Chính phủ Mỹ cho rằng việc thâm hụt ngân sách gia tăng mạnh là do chi
tiêu liên bang gia tăng, bao gồm cả việc tăng chi tiêu quốc phòng và cho các
chương trình chi tiêu nội địa đã được ông Trump phê chuẩn chứ không phải từ
chủ trương cắt giảm thuế 1,5 nghìn tỉ USD của Tổng thống Trump. “Tổng
thống Trump đã đặt ưu tiên tăng đáng kể đầu tư cho quân đội Mỹ sau nhiều
năm ngân sách cho ngành này bị cắt giảm khiến an ninh quốc gia và tính sẵn
sàng chiến đấu của quân đội Mỹ bị ảnh hưởng”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Steven Mnuchin phát biểu.
Tuy nhiên, các số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố cho thấy việc khoản
thu từ thuế giảm mới là nguyên nhân chính dẫn tới việc thâm hụt ngân sách
liên bang của nước này tăng mạnh chứ không phải do chi tiêu tăng. Theo hãng
tin này, các khoản chi liên bang trong năm tài khóa vừa qua có tăng nhưng vì
nền kinh tế của Mỹ trong năm này cũng tăng nhanh hơn so với năm trước đó

nên tỉ lệ chi trên tổng GDP lại giảm từ 20,7% xuống còn 20,3%.
Trong khi đó, mức thu thuế liên bang chỉ tăng 0,4% so với năm tài khóa
2017, giảm so với con số 1,5% từ năm 2016 sang năm 2017. Ở thời điểm giữa
12


các năm 2015 và 2016, khi tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm hơn đáng kể so
với năm 2014, mức thu ngân sách liên bang của Mỹ vẫn tăng 0,5% so với
năm tài khóa trước đó. Tính trên tổng giá trị của nền kinh tế Mỹ, tổng thu
ngân sách liên bang của nước này trong năm 2018 giảm từ 17,2% của năm
trước đó xuống còn 16,5%. Mức thu này thấp hơn gần 1% điểm so với mức
thu trung bình của Mỹ trong vòng 40 năm qua.
- Trung Quốc: Kể từ khi bị cuốn vào cuộc thương chiến với Mỹ, kinh tế
Trung Quốc dường như đã giảm tốc một cách rõ ràng. Trong quý III /2018,
tăng trưởng của nền kinh tế số 2 thế giới chỉ còn 6,5%, mức thấp nhất trong
vòng 1 thập kỷ, trong khi các chỉ số quan trọng khác cũng dự báo đà sụt giảm
sẽ tiếp tục duy trì trong quý IV/2018. Giới phân tích dự báo tăng trưởng kinh
tế của Trung Quốc sẽ “ngấm đòn” nặng nhất trong 6 tháng đầu năm 2019 khi
các biểu thuế bổ sung của Mỹ có hiệu lực toàn phần. Bên cạnh đó, chủ trương
tăng chi tiêu và cắt giảm thuế sẽ tiếp tục được thúc đẩy. Thâm hụt ngân sách
hàng năm của Trung Quốc có thể tăng so với mức 2,6% GDP năm 2018,
nhưng có khả năng được giữ dưới mức 3% GDP .Giảm thuế, tăng chi tiêu cho
cơ sở hạ tầng, nới lỏng tiền tệ… là những biện pháp lớn được Chính phủ
Trung Quốc nhắm đến trong năm 2019 với mong muốn ngăn đà tuột dốc của
nền kinh tế vì dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2019 tiếp tục
xuống thấp hơn trong năm 2018.
- Nhật Bản: Từ thập kỷ 1990, tài chính công của Nhật Bản ngày càng đi
xuống và Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia có vấn đề tài chính
đáng lo ngại nhất trong số các nền kinh tế phát triển tuy là nền kinh tế lớn thứ
ba trên thế giới. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản ước

tính thâm hụt ngân sách sơ cấp (chưa tính số tiền phải trả lãi và nợ nần) trong
tài khóa 2018 sẽ lớn hơn dự kiến, ở mức 10.500 tỷ yen (100,6 tỷ USD), chủ
yếu do nguồn thu thuế sụt giảm bắt nguồn từ quyết định hoãn tăng thuế tiêu
dùng của Tokyo. Theo những dự đoán mới nhất đưa ra trong một cuộc họp
của Hội đồng Chính sách Kinh tế và Tài khóa, thâm hụt ngân sách sơ cấp của
13


Nhật Bản trên GDP danh nghĩa sẽ ở mức tương đương khoảng 1,9% GDP
trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019, cao hơn con số ước tính 1,7% GDP
được đưa ra hồi tháng 1/2016. Thâm hụt ngân sách tài khóa 2018 của Nhật
Bản dự kiến tăng thêm 1.300 tỷ yen so với con số ước tính hồi tháng 1/2016,
khi ông Abe quyết định tiếp tục hoãn tăng thuế tiêu dùng lên 10% (dự định
ban đầu là tháng 4/2017).
- Các nước châu Âu: Trải qua nhiều năm thắt lưng buộc bụng và cải cách
kinh tế, EU vẫn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ do Hy Lạp khơi mào.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tính đến tháng 22017, có 5 quốc gia châu Âu nợ lớn hơn GDP và 21 quốc gia có nợ lớn hơn
giới hạn 60% GDP được quy định trong Hiệp ước Maastricht. Cao nhất là Hy
Lạp với mức 177% GDP, tiếp theo là Italia 132% và Bồ Đào Nha 129% GDP.
Nợ của Vương quốc Anh hiện chiếm 89,1% GDP, cao thứ 8 trong EU.
Mức nợ trên toàn khu vực đồng EUR (Eurozone) là 90,4% GDP trong
năm 2015, mức cao nhất kể từ khi đơn vị tiền tệ chung được đưa vào năm
1999. Trong những năm qua, hầu hết các nước châu Âu đều tung ra những
biện pháp để giảm nợ, nhưng chỉ có 9 quốc gia thành công, nổi bật là 5 quốc
gia: Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Đức, Ireland và Latvia. Tuy nhiên, cũng có 5
quốc gia có các khoản nợ lớn hơn 1.000 tỷ EUR, gồm Anh, Italia, Đức, Pháp
và Tây Ban Nha.
Số liệu hồi tháng 2-2018 của 28 quốc gia thành viên của EU có tổng nợ
đạt 12.500 tỷ EUR. Thống kê cho biết trong quý III-2017, tỷ lệ nợ/GDP của
Hy Lạp cao nhất trong Eurozone, ở mức 177,4%. Tiếp theo là Italia (134,1%)

và Bồ Đào Nha (130,8%). Dù vậy, con số này đã được cho là thành tích bởi tỷ
lệ nợ/GDP trong toàn EU đã giảm từ 82,9% xuống 82,5% so với cùng kỳ
năm 2016.
Tuy nhiên 2019 được dự báo là một năm khó khăn với châu Âu khi một
loạt các các quyết định ở Pháp, Italia . Pháp có nguy cơ vượt quá trần thâm
hụt ngân sách của Liên minh Châu Âu (EU) vào năm tới nếu không có các
14


biện pháp cắt giảm chi tiêu mới. Đây được xem là hệ quả của việc Tổng thống
Emmanuel Macron đáp ứng một loạt yêu cầu của những người biểu tình "áo
vàng”. Chính phủ Italy vừa đưa ra kế hoạch ngân sách gây tranh cãi cho năm
2019, trong đó gia tăng chi tiêu cũng như nâng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách
lên 2,4%, gấp 3 lần so với mức chỉ tiêu của Chính phủ tiền nhiệm được ví như
“lời tuyên chiến” của Rome với Brussels.
3. Nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách ở Việt Nam
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Do tác động của chu kì kinh doanh
Trong giai đoạn khủng hoảng làm cho nguồn thu của Nhà nước giảm,
nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế
và xã hội dẫn tới mức bội chi NSNN tăng lên. Còn trong giai đoạn kinh tế
hưng thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng, trong khi chi không phải tăng tương
ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động do chu
kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
- Do hậu quả các tác nhân gây ra
Xã hội luôn phải đối mặt với những hiểm họa như thiên tai, dịch bệnh
hoặc những hiểm họa do chính con người gây ra như chiến tranh, khủng bố,
tình trạng gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường… dù khi lập dự toán ngân sách
các chính phủ đã có những biện pháp dự phòng nhưng đôi khi các rủi ro vượt
ra ngoài tầm xử lý rơi vào tình trạng khản cấp nên để ổn định các hoạt dộng

kinh tế xã hội, chính phủ phải tăng chi dẫn tới thâm hụt ngân sách sảy ra
ngoài mong muốn của các chính phủ.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
 Do cơ cấu thu chi của nhà nước thay đổi
Khi Chính phủ thực hiện chính sách kích thích ddaauf tư tăng trưởng tiêu
dùng sẽ làm bội chi NSNN và ngược lại NSNN sẽ giảm thâm hụt nếu nhà nướ
giảm đâu tư và tiêu dùng. Sự thay đổi của NSNN theo sự thay đổi của cơ cấu
chính sách chính phủ được gọi là bội chi cơ cấu.
15


 Do điều hành của chính phủ chưa hợp lí
- Thất thu thuế nhà nước
Thuế là nguồn thu quan trọng và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước
bên cạnh các nguồn thu khác như doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện
trợ… Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2018 của Tổng cục
Thống kê cho thấy, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm
15/9/2018 ước tính đạt 898.300 tỷ đồng, bằng 68,1% dự toán năm, trong đó
thu nội địa 710.100 tỷ đồng, chiếm 79% tổng thu; thu từ dầu thô 43.500 tỷ
đồng, chiếm 4,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu
140.900 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng thu. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta
còn nhiều lỗ hổng, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẽ hở cho các cá nhân, tổ
chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà
nước… Ví dụ như, năm 2008 tình trạng thuốc lá nhập lậu đã làm nhà nước
thất thoát gần 3000 tỉ đổng tiền thuê gây ảnh hưởng không nhỏ đến nên kinh
tế. Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các
doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất nhưng
lại làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân sách
nhà nước.
- Đầu tư công kém hiệu quả

Vốn đầu tư công giai đoạn 2011-2017 chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng vốn đầu tư công của Việt Nam trong tổng đầu tư
toàn xã hội giai đoạn 2011-2017 đạt mức cao nhất (40,4% năm 2013) và thấp
nhất (35,68% năm 2017) .Từ năm 2011 đến nay, chi đầu tư công liên tục tăng.
Năm 2017, chi đầu tư công cao gấp 1,74 lần so với năm 2011. Bên cạnh
những thành công đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước thì việc
sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nhất
là hiệu quả đầu tư còn thấp. Một số chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư
công chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi, đã làm hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư giảm sút và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Có thể thấy, tốc độ gia
16


tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng như vốn đầu tư công khá cao qua các
năm nhưng tốc độ tăng trưởng GDP luôn duy trì ở mức thấp. Đặc biệt, trong
năm 2009 và 2012, tốc độ tăng của vốn đầu tư công rất cao (tương ứng là
37,31% và 19,01%) nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt tương ứng là 5,32% và
5,03%. Vấn đề này được nhìn nhận rõ hơn bằng việc xem xét hệ số suất đầu
tư hay còn gọi là hệ số sử dụng vốn. So với tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế
giới, hệ số hiệu quả đầu tư trên đồng vốn (ICOR) ở các nước đang phát triển
đạt mức 3.0, thì Việt Nam có ICOR khá cao, giai đoạn 2007-2014 là trên 5.
 Do nhà nước huy động vốn để kích cầu
Kích cầu là một giải pháp của chính phủ nhằm kích thích tiêu dùng và
tăng trưởng kinh tế thông qua ba nguồn tài trợ chính là phát hành trái phiếu
chính phủ ,miễn giảm thuế và sử dụng quỹ dự trữ quốc gia. Tuy nhiên sử
dụng biện pháp này làm tăng mức bội chi NSNN.
 Qui mô chi tiêu của nhà nước quá lớn
Tăng qui mô chi tiêu ngắn hạn có thể giúp cho nền kinh tế tăng trưởng
tuy nhiên trong dài hạ nó sẽ gây ra những vấn đề bất ổ như lạm phát và rủi ro
tài chính khi các khoản chi không được chi tiêu hiệu quả và giám sát không

chặt chẽ gây thất thoát không đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống
tài chính . Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng khi qui mô chi tiêu nhà nước
vượt ngưỡng nào đó sẽ gây ra tình trạng bất ổn nền kinh tế, lạm phát.

17


CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH CHO TÁC
ĐỘNG GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN
CÁN CÂN VÃNG LAI
Để có thể nghiên cứu một các tuần tự và nhamh chóng ,trước tiên ta phải
xem xét công thức của thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt cán cân
vãng lai.
1. Công thức mối quan hệ giũa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai
Đầu tiên ta xét trong nền kinh tế đóng để thấy được mới quan hệ giữa tài
khoản vãng lai, tiết kiệm và đầu tư như sau:
Y= C + I + G (1)
Trong đó Y là thu nhập quốc dân , C là tiêu dùng cá nhân, I là đầu tư
của nền kinh tế, G là chi tiêu chính phủ. Từ đó ta viết lại công thức của (i)
như sau:
I= Y – C – G (2)
Ta thấy phần Y – C – G là phần tiết kiệm của nội địa, ta gọi phần Y – C –
G là S, thì ta sẽ có một đẳng thức từ công thức (2):
S=I
Thứ hai, sau khi đã xây dựng công thức trong nền kinh té đóng ta tiếp
tục mở rộng và xét nó trong nề kinh tế mở theo Công thức của Keynes trong
nền kinh tế mở:
Y = C + I + G + X – M (3)
Trong công thức (3) này ta thêm hai yếu tố X: xuất khẩu và M: nhập

khẩu do đó chênh lệch giũa X và M được gọi là cán cân thương mại. Để đơn
giản hóa ta sẽ coi phần X – M là cán cân vãng lai viết tắt là CA. Ta có:
CA =Y – C – G – I (4)

18


Mà như trên ta gọi S= Y – C – G nên công thức (4) được viết lại như sau
với S là tiết kiệm nội địa, SG là tiết kiệm Chính phủ, SP là tiết kiệm tư nhân,
ta có:
CA =S – I
 CA = SG + SP – I
CA= (T – G) + SP – I
 CA=B + SP – I
Trong đó, B là NSNN từ đay ta xây dựng được công thức cuối cùng:
CAD = BD+ SP – I
( với CAD là thâm hụt CCVL và BD là Thân hụt NSNN )
Theo công thứ thì ta có thể thấy CAD và BD có mối quan hệ thuận chiều
, tuy nhiên trong thực các nhà khoa học và các nhà kinh tế học có rất nhiều
các nghiên cứ về mối qua hệ giữa bội chi NSNN với thâm hụt tài khoản vãng
lai với các quan điểm khác nhau.
2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước
và thâm hụt cán cân vãng lai
Những năm 1980, các nhà khoa học, kinh tế học Mỹ lần đầu quan tâm và
nghiên cứu đến hiện tượng thâm hụt cán cân vãng lai (CCVL) và thâm hụt
ngân sách nhà nước (NSNN) diễn ra đồng thời tại một thời điểm đối với một
nền kinh tế hay còn gọi với cái tên “thâm hụt kép” với lý thuyết “lý thuyết
thâm hụt kép – Twins Deficits Hypothesis”. Vấn đè này không chỉ xảy ra ở
mỹ mà nó còn nổi lên ở châu Âu cụ thể là các nước Thụy Điển và Đức vào
những năm 1990.

Đây là giai đoạn các nước định giá cao đồng nội tệ của mình, CCVL và
NSNN đều bị thâm hụt bất thường, trong khi đó, các quốc gia đang trải qua
thời kỳ bùng nổ đầu tư, khi đó thâm hụt CCVL làm cho các nước giảm các tài
sản nước ngoài hoặc là tăng vay mượn từ các nước còn lại của thế giới để tài
trợ cho việc đầu tư mới bằng việc bán tài sản cố định và tài chính (vàng, trái

19


phiếu, chứng khoán, đất…). Vì vậy, thâm hụt CCVL liên tục sẽ làm cho đất
nước tăng nợ nước ngoài ròng, dẫn đến thâm hụt NSNN.
Giả thuyết thâm hụt kép xuất hiện khẳng định rằng thâm hụt NSNN gia
tăng sẽ làm cho thâm hụt CCVL gia tăng tương ứng và ngược lại. Cùng với sự
xuất hiện ngày càng phổ biến của hiện tượng thâm hụt kép tại nhiều quốc gia
trên thế giới, các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm về hiện tượng này đã chứng minh . Không dừng lại ở kết luận của giả
thuyết thâm hụt kép cổ điển, các nghiên cứu đã đưa ra 4 mối quan hệ nhân
quả giữa 2 loại thâm hụt: (i) Thâm hụt NSNN kéo theo thâm hụt CCVL, (ii)
Thâm hụt CCVL kéo theo thâm hụt NSNN, (iii) Thâm hụt NSNN và thâm hụt
CCVL có tác động 2 chiều; (iv) Thâm hụt NSNN và thâm hụt CCVL không
có mối quan hệ nhân quả.
Về mặt hình thức, khi NSNN và CCVL của một quốc gia cùng mang giá
trị âm thì được gọi là hiện tượng thâm hụt kép. Về nội hàm, thâm hụt kép
được chia ra làm 4 loại phụ thuộc vào mối quan hệ tác động qua lại giữa hai
loại tài khoản.
2.1. Tác động một chiều từ thâm hụt ngân sách nhà nước đến thâm
hụt cán cân vãng lai
Khi thâm hụt NSNN có nguyên nhân từ việc gia tăng chi tiêu công sẽ
dẫn đến tăng thu nhập nội địa, kích thích hoạt động nhập khẩu, góp phần làm
cho CCVL trở nên thâm hụt. Tư tưởng kinh tế vĩ mô của John Maynard

Keynes cho rằng, tổng sản lượng của nền kinh tế (tổng thu nhập) hình thành
từ chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư và mở rộng kinh doanh
của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ và chi tiêu ròng của nền kinh tế thế
giới đối với các sản phẩm nội địa.
Khi NSNN đang cân bằng thì các hành động cắt giảm thuế hoặc tăng chi
tiêu công đều sẽ dẫn đến thâm hụt NSNN, giảm tiết kiệm công và sau đó là
giảm tiết kiệm quốc gia. Tiết kiệm không đủ phục vụ đầu tư nội địa là điều
kiện thuận lợi cho làn sóng FDI chảy vào nền kinh tế, dẫn đến giảm tỷ giá hối
20


đoái, kích thích nhập khẩu, giảm xuất khẩu, làm trầm trọng hơn tình trạng
CCVL.
Nghiên cứu thực nghiệm tại Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Đức, Anh giai
đoạn 1960 - 1984 chỉ ra rằng, NSNN thâm hụt sẽ làm gia tăng thâm hụt
CCVL của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu 94 quốc gia bao gồm 30 nước
thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và 64 nước đang phát
triển cho thấy, NSNN thâm hụt thêm 1% thì CCVL thâm hụt thêm 0,15% 0,21% trong giai đoạn 1973 - 2008 (Bose, S và Jha, S, 2011).
Các nước Thụy Điển, Hàn Quốc cũng tìm ra bằng chứng thực nghiệm
cho thấy thâm hụt CCVL có nguyên nhân từ thâm hụt NSNN trong giai đoạn
1980 - 2007 (Jui-Chuan Chang và Zao-Zhou Hsu, 2009). Các diễn biến của
nền kinh tế Thái Lan giai đoạn 1976 - 2000 (Baharumshah, A.Z., E.Lau và
A.M.Khalid, 2006), Oman giai đoạn 1977 - 2003 (Hashemzadeh, N. và Wilson,
2006) cũng giúp củng cố lý luận về thâm hụt kép theo học thuyết của Keynes.
2.2. Tác động một chiều từ thâm hụt cán cân vãng lai đến thâm hụt
ngân sách nhà nước
Khi CCVL bị thâm hụt, nền kinh tế đang phải hoạt động dựa vào các
nguồn lực đi vay mượn từ nước ngoài. Một quốc gia nhận sự viện trợ từ bên
ngoài để phát triển duy trì nền kinh tế thì sẽ gặp phải nguy cơ thâm hụt
NSNN. Hiện tượng diễn ra khi các quốc gia trải qua cuộc khủng hoảng kinh

tế như khủng hoảng tài chính ,khủng hoảng khả năng thanh toán mà nguyên
nhân đến từ thâm hụt CCVL vượt ngưỡng cho phép, Chính phủ các nướcc̉ sẽ
phải sử dụng một phần lớn NSNN để phục hồi nền tài chính, cải thiện hệ
thống doanh nghiệp và đẩy lùi suy thoái. Như vậy, thâm hụt CCVL làm cho
nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm hơn, dẫn đến gia tăng thâm hụt
NSNN.Hàn Quốc sau khủng hoảng năm 1997 là một minh cứng điển hing của
thâm hụt CCVL dẫn tới thâm hụt NSNN khi để Chính phủ nước này sử dụng
chính sách tài khóa nhằm ổn định xã hội thúc đẩy kinh tế đã dẫn đên thâm hụt
ngân sách.
21


Đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế nhỏ mở cửa, sự phát triển
kinh tế phụ thuộc lớn vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và các dòng vốn đầu tư
nước ngoài khác, thì loại hình thâm hụt kép này có khả năng xảy ra lớn hơn
các nước còn lại. Nếu quốc gia sử dụng chính sách tài khóa nhằm mục tiêu
cân bằng CCVL thì khi CCVL bị thâm hụt, chi tiêu Chính phủ tăng lên đồng
thời với số thu thuế giảm, làm nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, gia tăng thâm
hụt NSNN.
Nghiên cứu thực nghiệm theo số liệu năm và số liệu quý từ 1980 đến
2007, tại Đan Mạch, có mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt CCVL
đến thâm hụt NSNN thông qua nhân tố trung gian là tỷ giá hoặc cả tỷ giá và
lãi suất. Thị trường Hồng Kông giai đoạn này cũng rơi vào trường hợp CCVL
thâm hụt dẫn đến NSNN thâm hụt (Jui-Chuan Chang và Zao-Zhou Hsu,
2009).
Nghiên cứu từ quý I/1976 đến quý IV/2000 tại các nước ASEAN-4 phát
hiện ra mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt CCVL đến thâm hụt NSNN tại
Indonesia (Baharumshah, A.Z., E.Lau và A.M.Khalid, 2006). Mối quan hệ
tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu nền kinh tế Ả Rập Saudi giai đoạn
1970 - 1999 (Alkswani, M.A, 2000), Syria và Yemen giai đoạn 1977 - 2003

(Hashemzadeh, N. và Wilson, 2006).
2.3. Tác động hai chiều giữa thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt
ngân sách nhà nước
Khi các tình huống trong 2 loại thâm hụt kép trên xảy ra đồng thời thì
xuất hiện tác động hai chiều giữa thâm hụt CCVL và thâm hụt NSNN. NSNN
bị thâm hụt với mức độ biến động lớn hơn sự thay đổi của chênh lệch tiết
kiệm tư nhân và đầu tư, nó sẽ tác động trực tiếp đến CCVL, làm tài khoản này
bị thâm hụt.
Một cách khác, thâm hụt NSNN gián tiếp thông qua lãi suất và tỷ giá sẽ
tác động tiêu cực đến CCVL. Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế sự ra
tăng thâm hụt của CCVL, khi đó Chính phủ tăng chi tiêu công, làm cho
22


×