Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt namf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 30 trang )

MỤC LỤC
Phần I: Cơ sở lý thuyết về nợ công...............................................3
1, Khái niệm....................................................................................3
2, Mục tiêu vay nợ..........................................................................3
3, Phương thức vay nợ...................................................................3
4, Những tác động tiêu cực và ngưỡng nợ công...........................4
5, Cách tính nợ công.......................................................................4
6, Nguồn tră nợ công......................................................................4
7, Ngưỡng nào cho nợ công...........................................................4
Phần II: Các nghiên cứu về ngưỡng nợ công và các phương
pháp xác định ngưỡng nợ công của Việt Nam...........................5
1, Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và mô
hình nghiên cứu............................................................................5
2, Một số phương pháp đo lường ngưỡng nợ công......................7
2.1. Phương pháp Cây nhị phân và ứng dụng trong
phân tích nợ công .........................................................................7
2.2. Phương pháp kinh tế lượng và ứng dụng phân tích nợ
công ................................................................................................15
Phần III: Thực trạng nợ công và ngưỡng nợ công an toàn
của Việt Nam từ năm 2010 – 2016...............................................21
1, Nợ công đến đâu là an toàn.......................................................21
2, Thực trạng nợ công của Việt Nam giai đoạn
2010 – 2016.....................................................................................23
3, Đề xuất ngưỡng nợ công cho Việt Nam
giai đoạn 2010 -2020 .....................................................................25
4, Giải pháp.....................................................................................26

1


LỜI MỞ ĐẦU


Như chúng ta đều biết, dù công khai hay ngấm ngầm thì cũng đã có
không ít những vụ phá sản tầm cỡ quốc gia diễn ra trong suốt thời kỳ
thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế. Có rất nhiều lý do dẫn tới cuộc
khủng hoảng toàn cầu này nhưng trong đó phải kể tới tình trạng nợ
công tràn lan ở nhiều nước. Nợ công khó kiểm soát ở nhiều quốc gia
chính là nguyên nhân khiến nền kinh tế phục hồi rất chậm chạp, mong
manh và đứng trước nguy cơ tiếp tục khủng hoảng. Bất kể từ nước
giàu có nhất thế giới như Mỹ, hay Nhật Bản cho tới những quốc gia
phát triển ở Châu Âu như Đức, Pháp, Tây Ban Nha,… hay Trung
Quốc “chủ nợ lớn nhất của Mỹ và các quốc gia”, tất cả các “đại gia”
này đều đang mắc một khoản nợ công không hề nhỏ. Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường và hội nhập cũng không tránh khỏi tình trạng
trên. Trong khi tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thông qua chi tiêu để
dành cảu quốc gia liên tục giảm thì nợ công liên tục tăng, nguồn để
đầu tư tăng và ngân sách ngày càng trở nên thâm hụt. Đáng lo ngại
hơn cả là vay nợ nhưng làm ăn kém hiệu quả và khả năng trả nợ ngày
càng khó khăn hơn. Điều đó khiến nợ công ở Việt Nam tăng cao và
tiến tới mức nguy hiểm. Nhưng mức nguy hiểm là bao nhiêu, nền kinh
tế Việt Nam có thể chịu đựng được đến mức nợ công nào?
Đây là câu hỏi đang làm nóng nghị trường Quốc hội trong những năm
gần đây. Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Ngưỡng chịu
đựng nợ công của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2016” để giúp
mọi người phần nào hiểu rõ hơn thực trạng và mức an toàn của nợ
công Việt Nam những năm qua. Bên cạnh đó là một số đề xuất để giúp
chúng ta thoát khỏi tình trạng này.
I.

Cơ sở lý thuyết về nợ công
1. Khái niệm:


Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), nợ công, hay còn gọi là nợ chính phủ, là những phần nghĩa vụ nợ trực tiếp hoặc
được thừa nhận của chính phủ một quốc gia với phần còn lại của nền kinh tế và nước
ngoài.
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ
của 4 nhóm chủ thể bao gồm:
(1) nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương;


(2) nợ của các cấp chính quyền địa phương;
(3) nợ của Ngân hàng trung ương;
(4) nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn.
Như vậy, có thể khái quát, nợ công là toàn bộ các khoản vay nợ của các cấp chính
quyền từ trung ương đến địa phương tại một thời điểm nào đó.
2. Mục tiêu vay nợ
Nhìn lại lịch sử kinh tế thế giới có thể thấy hầu như không có nền kinh tế nào “miễn
dịch” với “căn bệnh” nợ công. Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ
công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung, chứ không phải để thỏa mãn những
lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Nợ công thường phát sinh do các cấp chính quyền chi tiêu (kể cả chi thường xuyên và
chi đầu tư) nhiều hơn thu, hay nói cách khác nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt
ngân sách chính phủ và quy mô nợ công đúng bằng quy mô thâm hụt ngân sách tích tụ
qua các năm. Để bù đắp thâm hụt ngân sách, các chính phủ phải đi vay trong và ngoài
nước chứ không được phát hành tiền để tránh nguy cơ xảy ra lạm phát cao.
Hoạt động vay nợ giúp chính phủ tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và
tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước; tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi
trong dân cư; sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.
3. Phương thức vay nợ
Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính
phủ, vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế,

chẳng hạn IMF, WB…
Nói riêng về việc phát hành trái phiếu chính phủ thì trái phiếu chính phủ phát hành
bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm
chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. So với trái phiếu chính phủ
phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ có rủi ro tín dụng
cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có
thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Về thời hạn, nợ công được phân thành khoản nợ công là ngắn hạn (dưới 1 năm) hay
trung hạn (dưới 10 năm) hay dài hạn (trên 10 năm).
4. Những tác động tiêu cực và vấn đề quản lý nợ công
Bên cạnh những tác động tích cực như giúp chính phủ tăng cường nguồn vốn để phát
triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư…, nợ công cũng gây ra những tác động
tiêu cực nhất định. Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các
khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra
kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát
chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công.
Vì những tác động tiêu cực đó, nợ công thường được quản lý theo quy trình chặt chẽ
với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ công hiệu quả
sẽ giúp mục đích vay vốn đạt được với chi phí thấp nhất, đồng thời đảm bảo khả năng
trả nợ đúng hạn.


5. Cách tính nợ công
Do quy mô nền kinh tế ở các nước khác nhau, nên gánh nặng nợ công quốc gia thường
được tính trên phần trăm (%) của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Số liệu nợ công thường được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể phân ra
thành nợ của Chính phủ hay nợ chung của Chính phủ và các cấp chính quyền.
Nợ công có thể được phân ra dưới dạng các chủ nợ trong ngoài nước, cụ thể là nợ
công từ các nhà đầu tư trong nước hay nợ công từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, nợ công có thể được báo cáo theo dạng tổng nợ Chính phủ, tức tổng nợ tài

chính của Chính phủ, hay nợ ròng Chính phủ, tức tổng nợ tài chính trừ đi tổng tài sản
tài chính Chính phủ nắm giữ.
6. Nguồn trả nợ công
Nợ công là hệ quả của việc Nhà nước tiến hành vay vốn và Nhà nước phải có trách
nhiệm hoàn trả. Nợ công không xấu nếu một quốc gia có khả năng thanh toán nó.
Nguồn để trả nợ công là các khoản thu trong tương lai bao gồm cả thu ngân sách và
thu từ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay (nếu có). Do rất nhiều chính phủ trên thế
giới có thâm hụt ngân sách, kể cả ngân sách chính phủ ở các nước công nghiệp phát
triển và đang phát triển nên vấn đề nợ công rất phổ biến trên toàn cầu.
7. Ngưỡng nào cho nợ công?
Không phải lúc nào nợ công cao cũng sẽ ngay lập tức mang lại những kết cục bi đát.
Thực tế trên thế giới cho thấy những cuộc khủng hoảng nợ công chỉ diễn ra khi chính
phủ quốc gia nào đó không thể trả nợ đúng hạn, cả nợ gốc và nợ lãi, nên phải tuyên bố
phá sản quốc gia hoặc cầu cứu sự trợ giúp quốc tế.
Có nhiều nghiên cứu về bản chất của khủng hoảng nợ công đã được tiến hành, đồng
thời cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về khủng hoảng nợ công. Theo định
nghĩa của Manasse, Roubini và Schimmelpfennig (2003): “Một quốc gia được cho là
bị khủng hoảng về nợ công nếu được Standard & Poor’s xếp hạng là vỡ nợ, hoặc được
nhận một khoản vay không ưu đãi lớn của IMF”.
Nợ công phản ánh và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng tài chính của một
nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đánh giá khoản nợ của một quốc gia có an toàn hay
không trở nên vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư cũng như chính bản thân chính
phủ của quốc gia đó. Nhờ đó mà xếp hạng tín dụng nợ công ra đời.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung về mức ngưỡng an toàn đối
với các chỉ tiêu về nợ công để áp dụng cho tất cả các nước.
Việc xác định các chỉ tiêu an toàn về nợ công của từng nước thường được dựa trên cơ
sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ, nhu cầu
về vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm của quốc gia và có thể tham khảo khuyến



nghị của IMF/WB về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài theo phân loại chất lượng khuôn
khổ thể chế và chính sách.
Riêng tại các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu thì lại quy định hạn mức trần nợ
công áp dụng chung cho tất cả các nước trong khối là dưới 60% GDP, thâm hụt ngân
sách dưới 3% GDP.
Khi nói về ngưỡng an toàn cho nợ công, các chuyên gia đến từ Chương trình hỗ trợ
phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế
giới (WB) đều nhấn mạnh không nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ.
Ngưỡng nợ công là thông số hữu ích nhưng chỉ nhìn vào cái ngưỡng đó là chưa đủ,
TS. Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam cho biết. Theo
chuyên gia này, thì khi xem xét nợ công của một nước cần phải xem các nước có nền
kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào, và phải tính đến cả rủi ro về lòng tin. Bởi
không thể dự báo rủi ro trên toàn thế giới, nên phải có biên độ về ngưỡng để "cảm thấy
thoải mái". Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và chất lượng nợ thực
chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn, dài hạn…
Điều đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và rất chi tiết.
II.

Các nghiên cứu về ngưỡng nợ công và các phương pháp xác định
ngưỡng nợ công của Việt Nam
1. Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và mô hình nghiên
cứu:

Các tranh luận về chủ đề mối quan hệ giữa quy mô nợ công và tăng trưởng kinh tế
thường không được kết quả thống nhất. Có ba quan điểm khác nhau về chủ đề này.
Thứ nhất là quan điểm kích thích. Nợ công có lẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc quyết
định sự tăng trưởng kinh tế tùy thuộc vào mức độ nợ (Tsangyao Chang, 2010). Theo
điểm truyền thống, khi tăng trưởng kinh tế thấp hoặc khu vực tư không có động cơ
đầu tư thì chính phủ cần phải theo đuổi chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ để
kích thích nền kinh tế và chấp nhận phương sách tài trợ. Eisner(1992) tranh luận nếu

được đo lường một cách chính xác thì thâm hụt và nợ công sẽ kích thích lao động,
tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Eisner lạc quan về thâm hụt và nợ công với
quan điểm nếu tỉ lệ nợ công/GDP được duy trì ở mức sao cho nợ không được tăng
nhanh hơn GDP. Kormendi phát hiện sự mở rộng nợ công sẽ đẩy mạnh tăng trưởng
kinh tế. Ông cho răng gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ cải thiện môi trường đầu tư
quốc gia và cuối cùng là tạo ra hiệu ứng thu hút đầu tư tư nhân, Đồng tinh với quan
điểm này, IMF (2007) cho rằng trong điều kiện nền kinh tế hoạt động dưới mức
tiềm năng, một sự gia tăng tổng cầu từ mở rộng chi tiêu công sẽ thúc đẩy đầu tư khu
vực tư nhân.
Thứ hai là quan điểm chèn lấn. Thâm hụt và nợ công càng cao sẽ làm giảm tăng
trưởng kinh tế, do đó gia tăng lãi suất và gây chèn lấn đầu tư tư nhân. Nói cách
khác, khi nền kinh tế ở trong trạng thái tăng trưởng bình thường hoặc ở trên khuynh
hướng dài hạn thì sự gia tăng nợ công có lẽ gây bất lợi cho nền kinh tế. Nợ công lớn


sẽ tạo ra gánh nặng nợ mà hậu quả là làm giảm hay trì hoãn đầu tư tư nhân cho răng
tiền lời đầu tư của họ sẽ bị nhà nước nước đánh thuế cao để trả nợ. Ngoài ra, nợ
công cao sẽ gây ra hiệu ứng nghịch đối với với ổn định nền kinh tế vĩ mô, không
khuyến khích các dòng chảy vốn và gia tăng đọng cơ cho các nhà chính trị đương
quyền thực hiện trò chơi mạo hiểm, dẫn đến biến động về chính trị. Cho dù tổng đầu
tư không giảm nhưng hiệu suất đầu tư sẽ giảm vì nghi ngờ hành động đầu tư của
chính phủ không thể giải quyết gánh nặng nợ nên các nhà đầu tư muốn lựa chọn đầu
tư ngắn hạn, rủi ro thấp hơn là các dự án có rủi ro cao, dài hạn. Khu vực tư cũng
cũng phải đối mặt với các giới hạn tài trợ, đặc biệt trong các quốc gia có tỉ trọng nợ
công trong nước lớn và thị trường tài chính không phát triển, lãi suất tăng và các
ngân hàng có khuynh hướng thích tư vào trái phiếu chính phủ có rủi ro thấp. Khối
lượng nợ và kéo theo là lãi suất gia tăng có thể gây cản trở tăng trưởng và đầu tư bởi
lẽ phần tiền trả nợ công đẫ tiêu hóa hết phần lớn nguồn thu thuế, làm giảm nguồn tài
trợ dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Hameed, Asheaf & Chauhary(2008) kiểm ta mối
quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Pakistan trong khoảng thời

gian từ 1970 – 2003. Thông qua phân tích hàm sản xuất, họ phát hiện gánh nặng nợ
công gây hiệu ứng nghịch đến hiệu suất tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Thứ ba là quan điểm trung lập. Theo quan điểm của trường phái Ricardo (Barro,
1989), thâm hụt nợ không có bất kỳ tắc động đến tăng trưởng kinh tế bởi vì sự giảm
đi thu nhập và tiêu dùng trong tương lai sẽ bù lại sự gia tăng chi tiêu trong hiện tại
của chỉnh phủ.
Từ các quan điểm khác nhau được đề cập, cần thiết phải nghiên cứu mối quan hệ phi
tuyến tính giwuax nợ công và tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, có nhiều nghiên cứu
thực nghiệm minh chứng sự tồn tại quan hệ phi tuyến tính giữa nợ công và tăng
trưởng (Pattillo, 2002). Các nghiên cứu gần đây tập trung vào xác định ngưỡng nợ
công. Ngưỡng nợ công là điểm mà tại đó bất kỳ tổng nợ của chính phủ thấp hơn giá
trị này sẽ có hiệu ứng tích cực trong khi cao hơn sẽ gây bất lợi trong tăng trưởng.
Andrea F.Presbitreo (2010) tiến hành nghiên cứu quan hệ giữa tổng nợ công và tăng
trưởng ở các quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian 1990 -2007. Kết quả
cho thấy nợ công có tác động âm đến tăng trưởng nếu như ngưỡng nợ công trên 90%
GDP. Hiệu ứng phi tuyến tính này được giải thích thêm bằng các yếu tố chi tiết quốc
gia là nợ công làm giới hạn tăng trưởng ở cả các quốc gia có chính sách vĩ mô tốt và
thể chế ổn định. Reinhan và Rogoffof (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ và
tăng trưởng của 44 quốc gia trong vòng 2 thế kỷ trở lại đây. Kết quả nghiên cứu cho
thấy ngưỡng nợ công là 90% ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Đối với
các nước phát triển ới ngưỡng nợ công trên 90% thì tăng trưởng trung bình vào
khoảng 2%, thấp hơn ở các quốc gia có mức nợ công nhỏ hơn 30% GDP. Dựa trên
dữ liệu của 99 nước phát triển và đang phát triển từ năm 1980 -2008, Cancer (2010)
đã thiết lập mức ngưỡng nợ công 77% và 64% đối với các quốc gia đnag phát triển.
Tsangyao Chang & Gengnan Chiang (2010) thực nghiệm bằng mô hình hồi quy
ngưỡng để khám phá hiệu ứng ngưỡng của nợ/GDP lên GDP đầu nguwoif ở các
nước OECD ( tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Kết quả là tồn tại một giá trị
ngưỡng của tỉ lệ nợ/GDP và phản ứng bất cân xứng của GDP đầu người với hệ số
nợ/GDP trong các nước OECD. Giá trị ngưỡng của hệ số nợ công/GDP là 66,636%
2. Một số phương pháp đo lường ngưỡng nợ công:



2.1 Phương pháp Cây nhị phân và ứng dụng trong phân tích nợ công
a. Mục tiêu và phương pháp luận
Mục tiêu của phần này là sử dụng phương pháp Cây nhị phân để đánh giá khả năng
hay xác suất xảy ra khủng hoảng nợ ở một quốc gia sử dụng số liệu ở một thời điểm
nào đó. Ứng dụng của phương pháp này trong phân tích rủi ro nợ công đã được
Manasse và Roubini thực hiện trong một nghiên cứu của họ cho IMF vào năm 2005.
Lưu ý rằng, phương pháp này không có khả năng phân tích thực trạng liên quan đến
các rủi ro về cơ cấu, kì hạn, lãi suất, khả năng thanh toán/thanh khoản, v.v… của nợ
công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng, mà nó chỉ có khả năng chỉ ra nguy cơ và
xác suất xảy ra khủng hoảng nợ của một quốc gia nào đó dựa trên các bằng chứng thực
nghiệm trong quá khứ. Đặc biệt, phương pháp này nhấn mạnh đến vai trò của nợ nước
ngoài hơn là tổng nợ công. Việc đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai liên quan
đến các khía cạnh cơ cấu, kì hạn, lãi suất, khả năng thanh toán, v.v… sẽ được thực
hiện trong phần đánh giá tính bền vững của nợ công của Việt Nam ở mục tiếp theo.
b. Mẫu nghiên cứu và định nghĩa khủng hoảng nợ :
Dựa trên số liệu quan sát theo năm của 47 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 19702002, Manasse và Roubini đã tiến hành xây dựng Cây thực nghiệm nhị phân để phân
tích rủi ro nợ công. Trước tiên, hai nhà kinh tế này đã phân loại một quốc gia thuộc
diện có khủng hoảng nợ nếu như quốc gia đó mất khả năng chi trả gốc và lãi nợ nước
ngoài đúng hạn như phân loại của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard &
Poor’s, hoặc khi quốc gia đó phải nhận các khoản vay phi ưu đãi vượt quá 100% hạn
mức của IMF.
Khả năng mất khả năng thanh toán chủ yếu vào quy mô của khoản nợ so với khả năng
chi trả, đo lường theo GDP, xuất khẩu, hoặc tổng thu của chính phủ. Cụ thể, chính phủ
được coi là có khả năng thanh toán nợ nếu như giá trị chiết khấu của cán cân ngân sách
cơ bản trong tương lai lớn hơn hoặc bằng với giá trị hiện tại của khoản nợ công.
Tương tự như vậy, một quốc gia được coi là có khả năng thanh toán nợ nếu như giá trị
chiết khấu của cán cân thương mại trong tương lai lớn hơn giá trị hiện tại của khoản nợ
nước ngoài. Cán cân ngân sách cơ bản và cán cân vãng lai có vai trò quan trọng do

chúng làm tăng tích lũy các khoản nợ và ảnh hưởng đến ràng buộc về ngân sách.
Trong tương lai, một chính phủ không thể có thâm hụt ngân sách cơ bản và thâm hụt
thương mại mãi được. Đến một thời điểm nào đó, ngân sách cơ bản và cán cân thương
mại buộc phải thặng dư để tránh mất khả năng thanh toán. Do vậy, các cán cân này sẽ
ảnh hưởng đến khả năng chi trả bất kể quy mô nợ là bao nhiêu. Tăng trưởng GDP và
cú sốc tỉ suất thương mại cũng ảnh hưởng đến khả năng chi trả. Chế độ tỉ giá hối đoái
và việc định giá sai đồng nội tệ cũng ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ bởi vì việc
định giá quá cao có thể gây mất cân đối vãng lai và làm tăng tích lũy nợ. Ngoài ra, một
cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra do sự định giá quá cao nội tệ có thể làm xấu thêm khả
năng thanh toán nếu như phần lớn khoản nợ ở dạng ngoại tệ. Quy mô khoản nợ có thể
tăng rất nhanh về giá trị thực sau khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ.
Ngoài khả năng thanh toán, khủng khoảng nợ còn được quyết định bởi sự sẵn lòng chi
trả của các quốc gia vay nợ. Sự sẵn lòng chi trả phụ thuộc vào chi phí của việc xù nợ
so với chi phí của việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nợ. Chi phí chính của xù nợ đó là


việc mất đi khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế, sự sụt giảm tăng trưởng và
thương mại quốc tế sau khi xù nợ. Tăng trưởng kinh tế thấp không 83 chỉ ảnh hưởng
đến khả năng chi trả mà còn tác động mạnh đến sự sẵn lòng chi trả. Khi tăng trưởng
thấp, cái giá của việc rút khỏi thị trường vốn quốc tế là nhỏ. Độ mở của nền kinh tế có
thể ảnh hưởng đến chi phí xù nợ và sự sẵn lòng chi trả hay không của một nước. Độ
mở càng lớn thì nền kinh tế chịu tổn thất càng lớn do các hoạt động kinh tế bị gián
đoạn khi xảy ra vỡ nợ. Các thước đo về sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, ví dụ như
lạm phát thấp hay tăng trưởng cung tiền thấp, phản ánh sự tin cậy và khả năng dự báo
được của chính sách và do vậy có tác động đến sự nhìn nhận của các nhà đầu tư quốc
tế đối với mức độ rủi ro về sự sẵn lòng chi trả của quốc gia đó. Các nhân tố thể chế và
chính trị tác động đến lòng tin vào chính sách cũng như việc Chính phủ cam kết theo
đuổi các chính sách nhất quán với một lộ trình bền vững về nợ. Sự thay đổi thế chế
chính trị cũng có thể dẫn đến sự sẵn lòng chi trả nợ của một quốc gia, do vậy khi năm
bầu cử càng đến gần thì khả năng thoái vốn của các nhà đầu tư quốc tế càng cao và

làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng. Các quy định về luật pháp và bảo vệ quyền sở
hữu cũng phần nào phản ánh sự cam kết thực hiện nghĩa vụ nợ của Chính phủ một
quốc gia.
Khủng hoảng nợ cũng có thể xảy ra nếu một quốc gia mất khả năng thanh khoản chứ
không chỉ mất khả năng thanh toán. Do vậy, các thước đo về khả năng thanh khoản, ví
dụ như tỉ lệ nợ ngắn hạn/dự trữ hoặc cung tiền M2/dự trữ, cũng được xem xét trong
nhiều nghiên cứu gần đây về khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng tài chính. Các thước
đo khác về nghĩa vụ nợ, ví dụ như nhu cầu tài trợ từ bên ngoài (bằng cán cân vãng lai
cộng với nợ ngắn hạn chia cho dự trữ ngoại hối); hoặc gánh nặng trả nợ và lãi cũng có
thể là những chỉ số cần thiết phản ánh khả năng thanh khoản của một quốc gia.
-

Các biến giải thích cho khủng hoảng:

Các biến sử dụng giải thích khủng hoảng nợ công được chia thành 3 nhóm: (i) các biến
vĩ mô căn bản; (ii) các biến phản ánh sự biến động; và (iii) các biến phản ánh kinh tế
chính trị. Đặc biệt, 84 Manasse và Roubini sử dụng nhiều thước đo về nợ nước ngoài
và nợ công, các thước đo về khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản khác nhau,
và các biến nằm trong hệ thống cảnh báo sớm (EWS) của IMF nhằm tính đến khả năng
liên kết giữa khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ.
Phân tích của các tác giả chỉ ra rằng, các thước đo phản ánh nợ nước ngoài (bao gồm
cả nghĩa vụ nợ) là tương đối thấp ở những năm không có khủng hoảng nợ. Chúng tăng
dần ở những năm trước khi khủng hoảng nợ xảy ra và hầu hết tăng tiếp trong những
năm diễn ra khủng hoảng. Các thước đo này sau đó giảm trong năm trước khi nước đó
thoát khỏi khủng hoảng mặc dù chúng vẫn còn cao hơn so với mức trước khi khủng
hoảng nợ xảy ra. Các thước đo về nợ công nước ngoài cũng có hiện tượng tương tự,
điều này cho thấy rằng nợ công nước ngoài là động lực chính đằng sau sự biến động
của tổng nợ công bởi chúng thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ công ở nhiều
quốc gia.
Nhóm các biến vĩ mô, bao gồm cả các biến nằm trong hệ thống EWS của IMF, cho

thấy sự xấu đi của tình hình kinh tế vĩ mô khi quốc gia tiến gần đến khủng hoảng nợ
và trong những năm xảy ra khủng hoảng và có cải thiện khi quốc gia thoát khỏi khủng
hoảng. Ví dụ, thâm hụt tài khoản vãng lai tăng trong năm ngay trước khi xảy ra khủng


hoảng, ổn định trong những năm khủng hoảng và cải thiện trong năm trước khi thoát
khỏi khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế giảm trong khi lạm phát tăng trong năm ngay
trước khi xảy ra khủng hoảng. Cán cân tài khóa tổng thể cũng như cán cân tài khóa cơ
bản xấu đi trong những năm trước khủng hoảng. Điều đáng thú vị là cả lãi suất cho
vay bình quân liên ngân hàng trên thị trường London và lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ
đều tăng trong những năm trước khủng hoảng. Điều này cho thấy rằng sự thắt chặt tiền
tệ ở những nước G-7 có thể làm giảm dòng vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi và
do vậy góp phần làm khó thêm khả năng trả nợ ở những nước này như đã từng xảy ra
trong năm 1982.
Nhóm biến số thứ hai là các biến phản ánh sự bất ổn/biến động. Nhóm biến số này
được các tác giả tính toán thông qua hệ số biến thiên của tỉ lệ thặng dư tài khoá/GDP,
lạm phát, tỉ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế và tỉ suất thương mại. Các hệ số biến
thiên này được tính toán trượt dần trong vòng bốn năm một.
Cuối cùng là nhóm các biến kinh tế chính trị. Các chỉ số phản ánh quyền chính trị và
tự do công dân do Freedom House (2002) xây dựng và các chỉ số phản ánh ràng buộc
chính trị đo lường bởi số chính trị gia có quyền phủ quyết đối với những cải cách do
Henisz (2000) xây dựng, đều cho thấy có vẻ như không có sự khác biệt lớn giữa thời
kì trong và ngoài khủng hoảng. Tuy nhiên, số năm trước khi cuộc bầu cử tiếp theo diễn
ra lại có liên quan tới khả năng xảy ra khủng hoảng. Điều này cho thấy, sự bất ổn
chính trị trước các cuộc bầu cử đóng một vai trò nhất định trong việc gây ra khủng
hoảng.
Số lượng các biến giải thích cho khủng hoảng là khá lớn. Để xây dựng Cây thực
nghiệm nhị phân, các tác giả lựa chọn ra mười biến số quan trọng nhất trong số 50
biến số thuộc ba nhóm có ảnh hưởng đến việc phân loại rủi ro và dự đoán nợ công ở
trên. Mười biến số này bao gồm: tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP; tỉ lệ nợ ngắn hạn/dự trữ

ngoại hối; tốc độ tăng trưởng GDP thực; tỉ lệ nợ công nước ngoài/ tổng thu ngân sách;
lạm phát CPI; số năm đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo; lãi suất trái phiếu kho bạc
Mỹ; nhu cầu tài trợ từ bên ngoài (bằng cán cân vãng lai cộng với nợ ngắn hạn chia cho
dự trữ ngoại hối); định giá tỉ giá quá cao; và sự biến động của tỉ giá.
-

Phân loại vùng rủi ro/an toàn:

Các quốc gia trong mẫu nghiên cứu sẽ được xếp vào vùng an toàn hoặc rủi ro tuỳ
thuộc vào giá trị của các biến số trên ở quốc gia đó. Ví dụ, một quốc gia được coi là
nằm trong vùng an toàn nếu như nó có tổng nợ nước ngoài thấp (< 49,7% GDP); nợ
ngắn hạn nước ngoài thấp (< 130% dự trữ); nợ công nước ngoài thấp (< 214% tổng thu
ngân sách); và tỉ giá không bị định giá quá cao (mức độ định giá 86 quá cao < 48%).
Ba dạng rủi ro cũng được xác định gồm: (i) rủi ro thanh toán hay tính không bền vững
của nợ; (ii) rủi ro thanh khoản; và (iii) rủi ro tỉ giá vĩ mô. Rủi ro về tính không bền
vững của nợ được đặc trưng bởi các chỉ số sau: nợ nước ngoài vượt quá 49,7% GDP,
sự mất cân đối về tài khóa hoặc tiền tệ và nhu cầu tài trợ từ bên ngoài lớn. Rủi ro thanh
khoản được xác định bởi quy mô nợ vừa phải nhưng có nợ ngắn hạn vượt quá 130%
dự trữ, cộng với sự bất ổn chính trị và các thị trường vốn quốc tế bị kiểm soát chặt.
Cuối cùng, rủi ro tỉ giá vĩ mô là sự kết hợp của tăng trưởng thấp và tỉ giá tương đối cố
định. Mỗi một loại rủi ro này khác nhau ở khả năng gây ra khủng hoảng.


Các tác giả đã chỉ ra rằng, phương pháp này mặc dù đơn giản nhưng lại rất hữu ích
trong việc phân tích tính bền vững của nợ do nó xem xét được rủi ro dưới nhiều góc độ
khác nhau. Ví dụ, phương pháp này có khả năng chỉ ra rằng, một quốc gia có tỉ lệ vay
nợ cao nhưng xác suất xảy ra khủng hoảng có thể là thấp, trong khi quốc gia khác có
thể chỉ có tỉ lệ vay nợ ở mức vừa phải nhưng lại có rủi ro vỡ nợ khá lớn. Nguyên nhân
ở đây là do hiệu ứng kết hợp của các khoản vay sắp đáo hạn, sự bất ổn chính trị và tỉ
giá tương đối cố định có thể khiến cho khủng hoảng thanh khoản có thể dễ xảy ra hơn

ở quốc gia có tỉ lệ nợ thấp. Trong khi đó, khả năng xảy ra khủng hoảng ở quốc gia có tỉ
lệ nợ cao có thể là rất thấp nếu như quốc gia đó có được sự ổn định về tiền tệ, thặng dư
cán cân vãng lai và nền tảng tài chính công vững chắc.
c. Cây nhị phân:
Cây nhị phân là phương pháp dùng để phân loại và dự báo theo dạng hình cây. Mỗi
điểm nút mẹ được phân tách thành 2 điểm nút con, sau đó mỗi điểm nút con lại được
phân tách thành hai điểm nút cháu, v.v… Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi
chúng ta có được nút cuối cùng. Manasse và Roubini đã áp dụng phương pháp Cây nhị
phân để thực hiện phân tích rủi ro nợ công cho các nền kinh tế mới nổi. Nội dung chi
tiết Cây nhị phân của Manasse và Roubini được trình bày trong Hình 4.1.
Đầu tiên mẫu nghiên cứu được phân tách thành hai nhánh: (i) nhánh các nước có nợ
nước ngoài cao (> 49,7% GDP) ở bên phải với xác suất xảy ra khủng hoảng tăng từ
20,5% trong toàn bộ mẫu lên tới 45,4%; và (ii) nhánh với nợ nước ngoài thấp với xác
suất xảy ra khủng hoảng là 9,7%. Tiếp theo, nhánh các nước có nợ nước ngoài cao (>
49,7%GDP) lại tiếp tục được phân tách thành hai nhánh nhỏ với lạm phát cao và thấp
(lớn hơn hoặc nhỏ hơn 10,5%). Các nước thuộc nhánh có lạm phát cao này có xác suất
xảy ra khủng hoảng nợ lên tới 66,8% (xem nút cuối số 14). Hơn một nửa số cuộc
khủng hoảng trong mẫu nghiên cứu thoả mãn hai điều kiện này. Ví dụ, nợ nước ngoài
cao cộng với lạm phát cao được thấy trước khi xảy ra khủng hoảng ở các nước
Jamaica, Ai-Cập, Bolivia, Peru, Ecuador, Uruguay, Indonesia, Bolivia, Maroc, Thổ Nhĩ
Kỳ, Nam Phi, Uruguay, Brazil và Venezuela. Nút cuối số 7 là nút có số cuộc khủng
hoảng nhiều thứ hai trong Cây nhị phân. Bất chấp nợ nước ngoài chỉ ở mức trung bình
(từ 19-49,7% GDP), hiệu ứng kết hợp giữa nợ ngắn hạn (lớn hơn 130% dự trữ), tỉ giá
hối đoái tương đối cứng nhắc (mức độ biến động thấp) và sự bất ổn chính trị (số năm
đến cuộc bầu cử tiếp theo nhỏ hơn 5) đã làm cho xác suất xảy ra khủng hoảng lên tới
41%.
Ngược lại, dọc theo phía bên trái của cây đến nút cuối số 3, chúng ta có thể thấy rằng
các trường hợp có rủi ro thấp đó là những nước có nợ nước ngoài thấp, tỉ lệ nợ ngắn
hạn/dự trữ thấp (< 130%), và tỉ lệ nợ công nước ngoài/tổng thu (< 210%), cùng với
nền kinh tế không ở trong tình trạng suy thoái. Khoảng 58,4% những nước không có

khủng hoảng nợ thoả mãn các điều kiện này.
Dựa trên các quy tắc phân nhánh này, các quan sát có thể được xếp vào vùng rủi ro
hoặc vùng an toàn. Các quan sát trong một nút nào đó được phân vào vùng rủi ro/an
toàn nếu trong nút đó tỉ lệ số quan sát có khủng hoảng lớn hơn/thấp hơn tỉ lệ trung
bình đó trong cả mẫu nghiên cứu.


d. Ứng dụng phân tích cho Việt Nam:
Để đánh giá rủi ro nợ công áp dụng phương pháp Cây nhị phân, trước tiên, chúng tôi
thực hiện việc tính toán mười chỉ số có ảnh hưởng lớn nhất đến khủng hoảng nợ công
theo khuyến nghị của Manasse và Roubini (2005) cho Việt Nam. Thời điểm tính toán
là cuối năm 2011. Các chỉ số này được trình bày trong bảng dưới đây.


Trước hết, chúng ta xem xét các chỉ tiêu phản ánh rủi ro về khả năng thanh toán hay
tính không bền vững của nợ nước ngoài của Việt Nam. Rủi ro này được phản ánh qua
các chỉ số bao gồm tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP, sự mất cân đối về tài khoá/tiền tệ và thâm
hụt vãng lai cộng với nợ ngắn hạn lớn. Vào cuối năm 2011, ước tính nợ nước ngoài
của Việt Nam chiếm khoảng 41,5% GDP và nằm trong ngưỡng an toàn theo khuyến
cáo của các tổ chức quốc tế như IMF và WB. Tuy nhiên, Việt Nam lại có sự mất cân
đối về tài khoá nghiêm trọng khi thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục và thậm chí có xu
hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, thâm hụt vãng lai cũng là
một mối quan ngại khác đối với khả năng thanh toán nợ nước ngoài trong tương lai
của Việt Nam. Trong giai đoạn 2007-2011, mặc dù được tài trợ phần lớn bởi dòng kiều
hối nhưng mức thâm hụt thương mại cao đã khiến cán cân vãng lai của Việt Nam thâm
hụt trung bình mỗi năm vào khoảng 7,2% GDP. Tổng giá trị thâm hụt vãng lai trong
giai đoạn này ước tính vào khoảng 32 tỉ USD, tương đương với tổng nợ công nước
ngoài và gấp khoảng 2,5 lần dự trữ ngoại hối của Chính phủ Việt Nam vào thời điểm
cuối năm 2011.


Nhóm các chỉ tiêu thứ hai là nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản. Rủi ro này
chủ yếu được đặc trưng bởi một quy mô nợ vừa phải nhưng có nợ ngắn hạn vượt quá


130% dự trữ, cộng với sự bất ổn chính trị và các thị trường vốn quốc tế bị kiểm soát
chặt. Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam tại
thời điểm 31/12/2011 là khoảng 6,8 tỉ USD, tương đương với khoảng 53,5% dự trữ
ngoại hối vào thời điểm đó và chưa đầy 34,0% dự trữ ngoại hối vào thời điểm cuối quý
II/2012. Điều này là nhờ phần lớn các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam
có kì hạn dài với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, môi trường chính trị và đầu tư ổn định, cộng
với khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cao khi Việt Nam vẫn đang nằm trong danh
sách những nền kinh tế đang phát triển cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng là
những yếu tố giảm thiểu rủi ro nợ công trong ngắn hạn. Yếu tố rủi ro duy nhất đối với
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Việt Nam có lẽ nằm ở mức dự trữ ngoại hối thấp
khi nó chỉ tương đương với giá trị hai tháng nhập khẩu của toàn nền kinh tế.
Cuối cùng là nhóm biến số phản ánh rủi ro tỉ giá vĩ mô. Rủi ro này là sự kết hợp của
tăng trưởng thấp và tỉ giá tương đối cố định. Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao
trong khu vực và trên thế giới. Trung bình trong năm năm qua, mặc dù phải đối mặt
với các cú sốc bất lợi từ kinh tế thế giới cũng như trong nước nhưng Việt Nam vẫn đạt
được tốc độ tăng trưởng GDP xấp xỉ 6,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm
sút trong những năm gần đây tuy nhiên đó vẫn là một thành tựu đáng kể trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu gặp khó khăn. Không gặp rủi ro về tăng trưởng kinh tế nhưng Việt
Nam lại có mức rủi ro tỉ giá khá cao. Sự định giá quá cao đồng nội tệ trong một chế độ
tỉ giá khá cứng nhắc đã khiến tỉ giá thực VND/USD lên giá khoảng 50% trong giai
đoạn 2001-2012. Sự lên giá thực này thứ nhất góp phần làm tăng thâm hụt tài khoản
vãng lai của Việt Nam. Ngoài ra, trong bối cảnh dự trữ ngoại hối mỏng, nó còn làm
tăng nguy cơ của các cuộc tấn công tiền tệ.

Với các chỉ tiêu trong Bảng 4.1, chúng ta có thể dễ dàng áp dụng Cây Nhị phân trong
Hình 4.1 để đánh giá rủi ro khủng hoảng nợ của Việt Nam. Lần lượt di chuyển theo

các bậc ở Cây nhị phân, chúng ta thực hiện trả lời các câu hỏi cụ thể sau:


+ “Tổng nợ nước ngoài của Việt Nam có lớn hơn 49,7% hay không?” - Do câu trả lời
là KHÔNG (khoảng 41,5%) nên chúng ta chuyển sang nhánh bên trái và thực
hiện tiếp câu hỏi thứ hai;
+ “Nợ ngắn hạn có lớn hơn 130% dự trữ ngoại hối hay không” - Câu trả lời tiếp tục
là KHÔNG (xấp xỉ 53,5%) nên chúng ta di chuyển tiếp theo nhánh trái;
+ “Nợ công nước ngoài có lớn hơn 215% tổng thu ngân sách hay không?” - Câu trả
lời tiếp tục là KHÔNG. Nợ công nước ngoài xấp xỉ bằng 117% tổng thu ngân
sách của Việt Nam năm 2011. Do vậy chúng ta tiếp tục di chuyển theo nhánh
trái;
+ “Tăng trưởng kinh tế có lớn hơn -5,45% hay không” - Câu trả lời là CÓ do kinh tế
Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương (5,89%). Do vậy, Cây nhị phân này cho
thấy, vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012, Việt Nam không/chưa rơi vào vùng
có nguy cơ khủng hoảng nợ.
Mặc dù các số liệu thống kê về nợ nước ngoài hiện tại cho thấy Việt Nam không/chưa
có nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, do số liệu của Việt Nam sai lệch
lớn so với số liệu của các tổ chức tài chính quốc tế và chưa được thống kê đầy đủ, do
vậy nhiều thống kê trong Bảng 4.1 là khá nhạy cảm và dễ thay đổi, đặc biệt là Tổng nợ
nước ngoài/GDP, Nợ công nước ngoài/Tổng thu ngân sách và Nợ ngắn hạn/Dự trữ
ngoại hối. Khi đó câu trả lời ở mỗi bậc trong Cây nhị phân có thể sẽ rất khác. Do vậy,
chúng tôi giả định các kịch bản khác nhau để đánh giá rủi ro khủng hoảng nợ trong
tương lai của Việt Nam.
Thứ nhất, giả sử tổng nợ nước ngoài vượt 50% GDP - một khả năng dễ xảy ra nếu Việt
Nam theo đuổi những dự án đầu tư quá lớn và tốn kém như Dự án Tàu cao tốc Bắc
Nam hoặc các dự án cơ sở hạ tầng tốn kém mà không đem lại hiệu quả kinh tế một
cách tương xứng, hoặc khi nợ xấu hiện nay của DNNN trở thành gánh nặng của
NSNN. Khi đó, câu trả lời đối với câu hỏi ở bậc thứ nhất trong Cây nhị phân sẽ là CÓ.
Tiếp theo, ở bậc thứ hai câu trả lời tiếp tục là CÓ khi lạm phát của Việt Nam những

năm gần đây luôn ở mức hai con số. Như vậy, Việt Nam sẽ rơi vào nút số 14 với xác
suất xảy ra khủng hoảng nợ lên tới 66,8%. Hàng loạt các cuộc khủng hoảng trong quá
khứ thuộc nhóm này bao gồm Jamaica 1981 và 1987, Ai Cập 1984, Bolivia 1986, Peru
1978, Ecuador 1982, 99, Uruguay 1987, Indonesia 2002, Bolivia 1980, Maroc 1983,
Thổ Nhĩ Kỳ 2000, Nam Phi 1985, Uruguay 1990, v.v…
Kịch bản thứ hai là trường hợp Tổng nợ nước ngoài/GDP < 50% tuy nhiên Nợ công
nước ngoài/Tổng thu ngân sách > 2,15 lần. Kịch bản này cũng tương đối dễ xảy ra khi
thu ngân sách của Việt Nam đang có sức ép giảm và có nhiều nguồn không bền vững
và khi tốc độ gia tăng của nợ công không được kiểm soát chặt hoặc chưa được thống
kê đầy đủ. Trong trường hợp này, Việt Nam sẽ rơi vào nút số 5 với xác suất xảy ra
khủng hoảng là 55%.
Cuối cùng, kịch bản thứ ba là trường hợp nợ ngắn hạn/dự trữ ngoại hối vượt 1,34 lần.
Kịch bản này tuy khó xảy ra hơn so với hai kịch bản trên tuy nhiên xác suất xảy ra
không hề nhỏ khi nghĩa vụ trả gốc và lãi nợ nước ngoài của Việt Nam ngày càng tăng,
và khi các khoản vay thương mại ngày càng lớn. Đặc biệt, rủi ro này sẽ tăng mạnh nếu


Việt Nam không cải thiện được cán cân vãng lai và môi trường kinh tế vĩ mô trong
những năm tới. Với kịch bản này khả năng xảy ra khủng hoảng nợ sẽ phụ thuộc nhiều
vào các yếu tố khác như sự linh hoạt của tỉ giá hối đoái và lãi suất trên thị trường quốc
tế.
2.2 Phương pháp kinh tế lượng và ứng dụng phân tích nợ công
a. Mô hình nghiên cứu
Nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy có sự tồn tại ngưỡng nợ công. Nhưng
câu hỏi đặt ra là tại sao ngưỡng nợ công lại khác nhau b ởi thu nh ập qu ốc gia. N ợ
có thế khác nhau ở các quốc gia thu nhập thấp bởi vì thị trường tài chính trong
nước kém phát triển, độ mở thương mại khác nhau và thể chế khác nhau. Mức
độ nợ ở quốc gia thu nhập thấp cũng có thể có hàm ý khác nhau đ ối v ới tăng
trưởng thông qua kênh lạm phát. Chính phủ các nước nước này đã ph ải vi ệ đ ến
các giải pháp tiền tệ hóa nợ công thông qua bán trái phi ếu cho ngân hàng trung

ương. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện mối quan hệ gi ữa thâm h ụt
tài khóa và lạm phát ở các quốc gia thu nhập thấp nhưng không xảy ra t ại các
nước phát triển.
Dựa vào nghiên cứu Tsangyao Chang (2010) và Caner(2010), mô hình thực
nghiệm ngưỡng nợ công của Việt Nam được thiết lập gồm biến phụ thu ộc là
tăng trưởng kinh tế(GDP), biến độc lập lập là nợ công/GDP, các bi ến ki ểm soát
gồm lạm phát và độ mở thương mại. Ở Việt Nam, lạm phát là bi ến đại di ện cho
mức độ không chắc chắn của nền kinh tế và độ mở thương mại có ý nghĩa rất
lớn đối với chính sách tăng trưởng kinh tế trong vòng 20 năm qua. Như v ậy c ơ
bản mô hình nghiên cứu có dạng:
Y = f (X,Z,I)

(1)

Trong đó Y: GDP, X: nợ công, Z: độ mở thương mại, I: lạm phát.
Lấy đạo hàm phương trình (1) theo Y ngoại trừ biến lạm phát. Ta có phương
trình (2) như sau:
(2)
Trong đó là thừa số của biến nợ công, là thừa số biên của độ mở th ương mại, là
thừa số biên của lạm phát. Gọi = 1, = , = , khi đó các bi ến trong ph ương trình (2)
có thể giải thích:
dY/Y = GDP = tỉ trọng tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội;
dX/Y = X = nợ công/ GDP %;
dZ/Y = Z = tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu (%/GDP) = độ mở của nền kinh
tế;
dI/I = inf = chỉ số lạm phát hàng năm.
Sau khi được điều chỉnh, phương tình (2) có thể viết lại:
GDPt = *Xt + *Zt + *inf

(3)


Phương trình (3) là mô hình tăng trưởng kinh tế tuyến tính truyền th ống. Có th ể
thay đổi mô hình này thành mô hình tự hồi quy ngưỡng (TAR: Threshol
autoregressive) hai chế độ của Hansen (1996, 2000). Có thể diễn tả như sau:


Yt = + *Xt + *Wt + ; nếu Xt

(4)

Yt = + *Xt + *Wt + ; nếu Xt

(5)

Trong đó, Y là biến phụ thuộc, phản ánh tăng trưởng kinh tế (GDP); X ph ản ánh
quy mô nợ công hay biến ngưỡng được đưa vào như là biến độc l ập và tách mẫu
thành hai nhóm; W là các biến ki ểm soát (Z và Inf); là giá tr ị ng ưỡng ch ưa bi ết;
là hệ số tương quan. Dựa vào Caner (2010) phương trình (4), (5) viết thành:
Yt = *l(Xi ) +*l(Xi ) + *Xil(Xi ) + *l(Xi ) + *Wil(Xi ) + *Wil(Xi ) +

(6)

Trong đó, l phản ánh hàm chỉ số, nhận giá trị 1 khi sự ki ện xảy ra, n ếu không x ảy
ra thì giá trị là 0. Để ước lượng ngưỡng , tác giả ước lượng phương trình (6) để
tìm kiếm tổng sai số () bình phương nhỏ nhất. Chan (1993) cho rằng ước lượng
bình phương nhỏ nhất của ngưỡng là rất thích hợp cho vi ệc ước lượng ngưỡng.
Điều quan trọng là xác lập tập hợp tối thi ểu các quan sát ở trên và ở dưới fias tr ị
ngưỡng. Phươgn pháp nghiên cứu dạng lưới (grid search method) được áp d ụng
để tìm kiếm giá trị ngưỡng. Tổng sai số bình phương được diễn tả:
S () =^()’ . ^()

Giá trị ngưỡng tối ưu được lựa chọn dựa vào tham s ố ước lượng bình phương
nhỏ nhất với = arg min Sl (). Một khi giá trị ngưỡng được xác định, giả thuyết H 0
(không có hiệu ứng ngưỡng) phải được kiểm tra. Nếu H 0: = (i=0,1,2,3,4,…) thì
mô hình không có hiệu ứng ngưỡng và ngược lại.
b. Phân tích thực nghiệm và kết quả nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu
Trong mô hình, tác giả thu thập dữ liệu hàng năm về tăng trưởng kinh tế (GDP
%), nợ công/GDP (X%), độ mở thương mại/GDP (Z%) và l ạm phát (Inf %).
Nguồn dữ liệu nợ công chủ yếu được khai thác từ IMF; dữ li ệu của các bi ến còn
lại được lấy từ Ngân hàng phát triển châu Á (ABD); riêng d ữ li ệu năm 2011 d ựa
vào số liệu công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam vào cu ối năm. B ảng 1 miêu
tả các biến ước lượng trong mô hình theo thời gian.
Bảng 1. Dữ liệu trong mô hình nghiên cứu (ĐVT: %)
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002

GDP %
5,09

5,81
8,69
8,08
8,83
9,53
9,34
8,15
5,76
4,76
6,79
6,89
7,08

X%
450,64
350,74
229,3
174,6
153,5
111,1
94,4
76,1
79,3
75,8
41,7
39,9
40,8

Z%
54,1

54,3
50,8
49,4
57,1
61,4
70,1
73,1
72,4
77,1
91,5
90,5
98,3

INF%
67,1
67,5
17,5
5,2
14,4
12,7
4,5
3,6
9,19
0,1
-0,6
0,8
4


2003

2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

7,34
7,79
8,44
8,23
8,46
6,31
5,32
6,7
5,8

44,3
43,4
42,2
39,5
38
43,9
49
56,6
58,7

108,4

121,5
127,2
135,3
151,3
151,7
126,1
152,55
170

3
9,4
8,4
6,7
12,6
25
6,88
11,75
18,58

Luật quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam đã xác định nợ công bao g ồm n ợ
chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Như
vậy, các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phi ếu chính ph ủ (trong và
ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị, hay một tập đoàn kinh tế vay n ợ n ước
ngoài được Chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công. Dữ liệu chuổi th ời gian
cho thấy nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2011: mức n ợ cao nh ất là
450% GDP (1990), thấp nhất 38% (2007). Nợ công trung bình của cả giai đo ạn
là 102% GDP và tăng trưởng bình quân 7,2% năm. Trong những năm đ ầu th ập
niên 90, Việt Nam là một nước nợ lớn. Tổng nợ năm 1990 tương đương 450%
GDP cho thấy sự khủng hoảng về khả năng thanh toán nợ của Việt Nam. Tuy
nhiên, nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh nên từ nửa sau th ập niên 90, GDP đã tăng

liên tục cộng với việc giảm nợ và xóa nợ của một s ố nhà tài tr ợ đ ặc bi ệt là Nga
với những khoản nợ để lại từ thời Liên Xô cũ nên tổng nợ giảm liên tục. Nếu
như giai đoạn 1990 – 1995, nợ công ở mức bình quân 244% thì đến giai đo ạn
1996 – 2000, nợ công giảm xuống còn 73%; nợ công gi ảm kéo theo m ức đ ộ tăng
trưởng kinh tế giảm, từ 7,6% xuống 6,9%. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997,
Chính phủ thực thi chính sách kích thích kinh tế đ ể kích cầu trong n ước thông
qua các giải pháp gia tăng thâm hụt ngân sách và vay n ợ nh ằm gia tăng đ ầu t ư
công để tái cấu trúc kinh tế. Kết quả là, trong giai đoạn 2000 – 2005, kinh t ế đã
được phục hồi, tăng trưởng ở mức 7,5%, cao hơn so với giai đoạn trước. Nhờ
tăng trưởng cao, Chính phủ kiểm soát nợ công ở mức thấp, bình quân 42% GDP.
Cuộc khủng hoảng 2008 xảy ra, thâm hụt ngân sách tăng vọt đạt mức k ỷ l ục
trong vòng 20 năm qua lên đến 7,7% GDP (2009). Đi ều này dẫn đ ến n ợ công t ừ
38% (2007) tăng vọt lên 58,7% (2011). Tính cho cả giai đoạn 2006 – 2011, n ợ
công bình quân khoảng 47,6% cao hơn giai đoạn trước đó. N ợ công tăng trong
khi tăng trưởng lại có chiều hướng giảm xuống, bình quân 6,8% (Bảng 2).


Nhìn chung, khảo sát sơ bộ dữ liệu giai đoạn 1990 – 2011 cho th ấy gi ữa n ợ công
và tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phi tuyến. Tuy nhiên, cần ph ải th ực hi ện
nghiên cứu thực nghiệm để khẳng định chắc chắn hơn.
-

Kiểm tra dữ liệu:

Trước khi thực hiện kiểm định, tác giả kiểm tra tính dừng của các chuỗi thời gian bởi
lẽ phương pháp kiểm định OLS không áp dụng cho các chuỗi không dừng, mặt khác là
để loại trừ tương quan giả mạo. Kết quả cho thấy các chuỗi thời gian GDP, X và INF
đều có tính dừng theo tiêu chí thống kê ADF ( Augmented Dicked - Fuller) lần lượt là
105, 1% và 5%. Riêng chuỗi số Z dừng lại ở sai phân bậc 1 với ý nghĩa thống kê là
1%. Như vậy các chuỗi số thời gian GDP , X, dZ và INF sẽ được sử dụng để chạy mô

hình hồi quy (bảng 3). Kiểm tra tính tương quan giữa hai biến GDP và X bằng biểu đồ
phân tán 9Hình 1) ta thấy hai biến này có quan hệ rất yéu (hệ số tương quan 0,19) và
dữ liệu biêur hiện sự phân phối ngẫu nhiên. Với dữ liệu như vậy, thực hiện ước lượng
ngưỡng bằng mô hình phi tuyến tính là thích hợp. Trước khi ước lượng mô hình , tác
giả ứng dụng kiểm định nhân quả Granger giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Bảng
4 cho thấy nợ công có gây tác động đến tăng trưởng với ý nghĩa thống kê 10% và
không có chiều ngược lại. Kết quả này giúp cho việc khẳng định tính đúng đắn hơn
trong lựa chon các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình.


-

Kết quả thực nghiệm:

Tác giả thực hiện ước lượng phương trình (6) theo phương pháo OLS theo đề xuất của
Chan (1993). Biến ngưỡng λ được tạo ra trong giưới hạn từ 38% (mức nợ công thấp nhấtnăm 2007) đến 108% (mức trung bình). Để đạt được mực tiêu nghiên cứu, công việc ước
lượng bắt đầu từ mức ngưỡng 38% và nâng dần lên 1%. Trong quá trình ước lượng, thông số
RSS được tính toán. Mức ngưỡng sẽ có RSS bé nhất và giá trị p có ý nghĩa thống kê (Yasỉ Ali
Mubarik, 2005)


Kết quả bảng % cho thấy, với mô hình hồi quy tuyến tính, quan hệ giữa nợ công và
tăng trưởng kinh tế là không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. trong mô hình ngưỡng
nợ công tác động dương lên tằn trưởng có ý nghĩa thốn gkê 1%. Nợ công được xác
định ở mức ngưỡng 75,8%. Vượt qua mức ngưỡng tác động của nợ công lên tăng
trưởng kinh tế là âm. các hệ số beta () trong mô hình hồi quy ngưỡng có giá trị khác
nhau. Điều này cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa là mô hình có hiệu ứng
ngưỡng. bảng 6 cho thấy hiwwụ ứng ngưỡng trong mô hình có ý nghĩa thống kê 10%.
III.


Thực trạng nợ công và ngưỡng nợ công an toàn của Việt Nam từ 20102016
1. Nợ công đến đâu là an toàn?


Nợ công ở các nước giàu bùng nổ trong giai đoạn 2007-2012, từ trung bình 53% lên
gần 80% GDP. Có người nghĩ đó là một vấn đề và nói chính phủ cần phải cố hết sức
để cắt giảm nợ. Nhưng quan điểm này không giống với một tài liệu của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) cho rằng trả sạch nợ chưa hẳn là một ý hay. Vậy nợ công đến mức nào
là đủ, là an toàn?
Theo tạp chí chuyên về kinh tế The Economist của Anh, các kinh tế gia của IMF tính
toán rằng nếu một chính phủ có thể, họ sẽ chọn mức nợ công thấp. Cuối cùng thì khi
nợ công cao, các chính phủ phải áp những mức thuế không hề dễ chịu lên người dân
và doanh nghiệp để lấy tiền trả nợ. Thuế cao là gánh nặng của cả nền kinh tế.
Bởi khi chính phủ phải gánh mức nợ công cao, câu hỏi được đặt ra ra liệu áp dụng
chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ tốt hơn hay tận dụng mức lãi suất thấp để đầu
tư phát triển? Câu trả lời phụ thuộc vào “không gian tài chính” của chính phủ đó. Nói
đơn giản, nợ nhiều nhưng làm ra nhiều khác với nợ nhiều nhưng làm ra rất ít. Ở đây có
một khái niệm quan trọng là tỷ lệ “nợ/GDP”. Moody, một hãng đánh giá tín nhiệm,
thường dựa vào tỷ lệ này để xếp hạng độ an toàn và ổn định của các quốc gia. Các
nước có thể được xếp hạng dựa vào mức độ nợ/GDP và khả năng trả nợ bền vững.
Đối với các quốc gia được xếp vào khu vực màu đỏ hay vàng đậm trên bảng xếp hạng
của Moody, điều chắc chắn là họ phải hành động để giảm nợ. Nhưng đối với các quốc
gia ở khu vực màu xanh (Mỹ hay Brazil, nước tuy ngấp nghé khu vực màu vàng nhưng
vẫn trong nhóm màu xanh), các chuyên gia IMF nói: đừng lo về nợ của các anh.
Với những nước này, tăng thuế và cắt giảm các khoản chi tiêu cần thiết để giảm nợ
thậm chí còn gây hại hơn nhiều. Ví dụ một quốc gia ở khu màu xanh muốn giảm nợ từ
mức 120% về 100% GDP. Người ta tính toán rằng cái giá phải trả cho việc tăng thuế
(ví dụ số việc làm mất đi) còn cao hơn lợi ích nó mang lại.
Vậy họ nên làm gì trong trường hợp này? IMF cho rằng, tốt nhất là để nền kinh tế tiếp
tục tốc độ tăng trưởng. Về lâu dài, nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn nợ, gánh

nặng nợ công tự nhiên sẽ giảm xuống vì tỷ lệ nợ/GDP đã giảm đi. Như vậy, theo IMF,
nợ công cao hay thấp không quan trọng bằng tỷ lệ nợ/GDP và tốc độ, chất lượng tăng
trưởng của nền kinh tế. Khi bàn về nợ công, nhiều nhà kinh tế thường lấy ví dụ về các
quốc gia trong liên minh thuế quan CAN gồm bốn nước Nam Mỹ là Bolivia,
Colombia, Ecuador và Peru.
Những nước này đã làm mất đi cơ hội tăng trưởng vì nợ nần quá nhiều? Năm 2010, hai
nhà kinh tế là Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff của Đại học Harvard cho rằng tốc
độ tăng trưởng của một quốc gia sẽ chậm lại đáng kể khi tỷ lệ nợ công/GDP đạt mức
90%. Ít ai bị thuyết phục với lý luận này. Rồi năm 2013, ba nhà kinh tế của Đại học
Massachusetts Amherst phát hiện ra rằng lỗi tính toán đã làm lệch kết quả nghiên cứu
của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff.
Tài liệu của IMF đưa ra năm 2014 lại một lần nữa thách thức lý luận của bà Reinhart
và ông Rogoff. Sử dụng các số liệu nợ và tăng trưởng từ năm 1821 đến 2012, các tác
giả của IMF phát hiện ra rằng, tăng trưởng GDP trên đầu người diễn ra chậm hơn ở
những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên 90%, khi soi chiếu vào số liệu các năm.


Nhưng có nhiều khía cạnh mà sự tăng trưởng chậm lại được tạo ra bởi các nhân tố
không liên quan gì đến nợ công. Ví dụ, tăng trưởng của các nước với nợ công ở mức
hơn 135% GDP chủ yếu chậm lại do hai nền kinh tế Nhật Bản và Đức sụp đổ, năm
1945.
Nếu xem xét mức độ nợ công trung bình trong giai đoạn 15 năm, không có bằng chứng
nào cho thấy các quốc gia với mức nợ trên 80% GDP tăng trưởng chậm hơn. Thậm chí
những nước với tỷ lệ nợ 200% như nước Anh sau Thế chiến II vẫn có những mức tăng
trưởng trung hạn vững chắc.
Do đó, số nợ tuyệt đối không quan trọng bằng “quỹ đạo nợ”. Các nước với mức nợ
công tăng dần sẽ chịu đựng mức tăng trưởng chậm dần. Dễ thở hơn là các nước có nợ
công giảm dần, cho dù số nợ đã ở mức cao. Ở các nước có nợ công tăng dần, thâm hụt
ngân sách khiến nền kinh tế dễ mất ổn định hơn. Theo tạp chí Vox, có nhiều tranh cãi
tồn tại bấy lâu nay về câu hỏi, tỷ lệ nợ công bao nhiêu là tốt. Câu trả lời phổ biến là

60%. Có nghĩa là vượt quá mức này có thể đe dọa sự ổn định tài chính quốc gia. Đối
với các nước đang phát triển, các quốc gia mới nổi lên, 40% là tỷ lệ được đề xuất và tỷ
lệ này không nên bị phá vỡ trong dài hạn.
Tất nhiên, như nói ở trên, không thể có một tỷ lệ tốt nhất áp dụng chung cho các nước
bởi tốc độ, quy mô và chất lượng tăng trưởng của mỗi nước khác nhau.
2. Thực trạng nợ công của Việt Nam từ 2010-2016
Sau 30 năm mở cửa kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử. Tiềm lực của đất nước đã lớn mạnh hơn nhiều, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được cải thiện, chính trị - xã hội ổn định. Trong vòng 10 năm
trở lại đây, GDP của Việt Nam đã có bước tăng trưởng tới hơn 4 lần, nếu năm 2006
GDP cả nước chưa đạt 1.000 nghìn tỷ đồng và GDP/đầu người khoảng 715 USD thì
năm 2015 GDP đã đạt đến con số xấp xỉ 4.200 nghìn tỷ đồng và GDP/đầu người là
2.019 USD. GDP tăng trưởng tương đối bền vững, lạm phát được kiềm chế đáng kể
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế
của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ thuộc
nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ là chủ yếu. Do đó,
hiện tại và trong tương lai gần, việc tăng vay nợ chính phủ nói riêng và nợ công nói
chung là một nhu cầu tất yếu vì Việt Nam vẫn rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính (tức là
vay nợ và viện trợ phát triển chính thức) từ các tổ chức đơn phương, đa phương trên
thế giới để phát triển nền kinh tế hơn nữa.
Trong giai đoạn 2011- 2015, nợ công của Việt Nam gia tăng nhanh chóng với mức
16,7%/năm. Đến cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ công lên đến 2.608.000 tỷ
đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011 (1.393.000 tỷ đồng). Về số tương đối, cuối
năm 2015, nợ công/GDP ở mức 62,2%.


Theo báo cáo của Bộ Tài Chính đến cuối năm 2016 dư nợ công khoảng 64,73%
GDP, dư nợ Chính Phủ khoảng 53,62%. Hai con số này đều đã tiến đến áp sát ngưỡng
nợ không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP trong Nghị quyết về kế
hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 – 2020.

Nếu chỉ số nợ công/GDP của một quốc gia thể hiện quy mô nợ công so
với quy mô của nền kinh tế thì chỉ số nợ công trên bình quân đầu người thể hiện
trung bình mỗi người dân của quốc gia này đang gánh bao nhiêu nợ. (Biểu đồ 2)

Tính đến khoảng tháng 11/2015, nợ công bình quân đầu người ở Việt Nam xấp xỉ
1.000 USD. Sang năm 2016, với dân số khoảng 91,7 triệu người, hiện mỗi người dân
Việt Nam đang phải gánh khoản nợ khoảng 28,4 triệu đồng. Đây là con số nợ công kỷ
lục của Việt Nam.


Bản báo cáo lưu ý rằng, theo nhiều chuyên gia thì quy mô nợ công thực tế có thể đã
cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ
chức quốc tế uy tín có sự khác biệt.
Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc: trách nhiệm thanh toán
thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế được xác định trên cơ sở:
chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có trách nhiệm thanh
toán.
Theo đó, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam
cộng với nợ của: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các doanh nghiệp nhà nước (DNNN),
tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội (ASXH) và một số địa phương. "Căn cứ
theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ
công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%", báo cáo cho biết.
Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực
giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triển là 90%, các nước đang
phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30-40%. Vì vậy, theo nhận
định của Trung tâm nghiên cứu BIDV, mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hội đề ra
là 65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi
ro.
Đánh giá tổng quát về mức độ an toàn của nợ công hiện nay, nghiên cứu cho rằng: Rủi
ro vỡ nợ thấp, song mức độ an toàn nợ công là “không bền vững” do khả năng trả nợ

từ nguồn thu ngân sách Nhà nước còn hạn chế và nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong khi nợ vay trong nước có tỉ trọng cao hơn nợ vay nước ngoài và xu hướng tăng
như năm 2013 chiếm 51%; năm 2014 chiếm 54%.
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) có nhận định rằng, cơ cấu nợ
công của Việt Nam hiện đang từng bước được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn.

Nguồn: Bộ Tài chính
Cụ thể, trong cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước đang có xu hướng tăng từ
39% năm 2011 lên 57% năm 2015, tuy kỳ hạn nợ ngắn phải đảo nợ nhưng mức độ
đảm bảo thanh toán cao. Và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm


2011 xuống còn 43% năm 2015 (có tỉ trọng thấp hơn nợ vay trong nước), có mức
độ rủi ro rất thấp so với tiêu chuẩn an toàn của IMF và WB; rút v ốn của n ợ nước
ngoài rất thấp, an ninh tài chính Quốc gia đảm bảo. Tỷ trọng này là phù hợp với
Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến
2030.
Tuy nhiên, khả năng trả nợ chưa bền vững và được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu ngân sách lớn hơn 30% (2013 – 2015: 33%, 38%, 45%);
bội chi ngân sách liên tục 10 năm (Bình quân 2006 – 2015: 5,43% GDP). Bên cạnh
đó, bội chi lớn hơn chi đầu tư phát triển; Chi thường xuyên lớn hơn thu từ Thuế, phí và
lệ phí...
3. Đề xuất ngưỡng nợ công của Việt Nam 2015-2020
Dựa vào mô hình kinh tế lượng và các số liệu cập nhật năm 2010-2015 như trên, nhóm
nghiên cứu của TS. Nguyễn Thạc Hoát đã kiểm định về mối quan hệ giữa nợ công và
tăng trưởng kinh tế Việt Nam và đề xuất ngưỡng nợ công phù hợp bình quân giai đoạn
2015 - 2020 là 68 - 70% GDP.
TS. Nguyễn Thạc Hoát giải thích theo kết quả nghiên cứu, ngưỡng nợ công trong
khoảng 68 - 70% GDP là tỷ lệ đòn bẩy tài chính hiệu quả của Việt Nam, đảm bảo tính
bền vững của chính sách tài khóa và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Khi vượt ngưỡng này thì phần lớn sản lượng tạo ra phải dùng để trả nợ, làm giảm
nguồn vốn cho đầu tư phát triển, không tạo ra động lực mới để tăng trưởng. Ngưỡng
nợ công nói trên càng cao thì tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu ngân sách càng lớn,
làm giảm sự bền vững của nợ công. Nếu ngưỡng nợ công nhỏ hơn đề xuất nói trên thì
làm mất cơ hội sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Kết quả nghiên cứu này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Caner và CTG (2010):
Ngưỡng nợ đối với quốc gia đang phát triển là 64% GDP và nghiên cứu 2010 của
PGS.TS Sử Đình Thành (Đại học kinh tế TP HCM) đề xuất ngưỡng nợ tối ưu của Việt
Nam là 75,8%.
4. Giải pháp
Người đứng đầu Chính phủ đã cảnh báo về “việc không tránh khỏi sự sụp đổ nền tài
khoá quốc gia” nếu không chấm dứt được tình trạng nợ công tiếp tục tăng cao như ở
trên.
Vì vậy, trong năm 2017, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng phải có cải cách
đột phá trong tư duy ngân sách, kiểm soát nợ công và đảm bảo khả năng trả nợ. Về
phía Bộ Tài chính, một trong những giải pháp mà Bộ này sẽ triển khai trong năm mới
là không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân
sách Nhà nước. Mặt khác, Bộ Tài chính cũng khẳng định sẽ thực hiện đầy đủ các yếu
tố tác động lên nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn trước khi thực hiện các
khoản vay mới.
Đi kèm đó, để đối phó với tình hình này, có một số giải pháp được kiến nghị như sau:
-

Thành lập Ban Giám sát Nợ công thuộc Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc
hội:


×