Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

tiểu luận tài chính công bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.01 KB, 38 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi quốc gia, vay nợ là cần thiết và nợ công là nguồn lực tài chính có vai
trò quan trọng trong việc bổ sung vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
cân đối cán cân ngân sách nhà nước. Vì thế, không thể phủ nhận rằng, nợ công là một
phần tất yếu trong cơ cấu tài chính của mọi nền kinh tế trên thế giới. Nợ công cao
không phải lúc nào cũng dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Nhưng một khi nợ công
tăng đột biến, vượt quá xa giới hạn an toàn thì nền kinh tế ở một mức độ nào đó cũng
sẽ bị ảnh hưởng và chịu nhiều sức ép cả bên trong lẫn bên ngoài. Và khi nợ công tăng
cao đến mức Chính phủ của một quốc gia không thể trả nợ đúng hạn và phải tuyên bố
phá sản hoặc đề nghị cộng đồng quốc tế cứu trợ thì khi đó khủng hoảng nợ công sẽ
xảy ra. Trên thế giới, đã có nhiều cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra ở các nước
thuộc Liên minh châu Âu (EU) hay một số nước châu Á… Trong bối cảnh nền kinh
tế hiện nay, nợ công của Việt Nam đã đạt đến mức báo động và có xu hướng tiếp tục
tăng. Có thể nói đây là vấn đề được chú ý nhiều nhất trong thời gian gần đây.
Theo báo cáo của Bộ tài chính, nợ công của Việt Nam đạt 61% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) tại thời điểm tháng 9/2016 và con số này tăng lên xấp xỉ 63% vào thời điểm
2017-2018. Theo các chuyên gia, Chính phủ hàng năm phải chi trả 14% tổng nợ Chinh
phủ vay và nợ Chinh phủ bảo lãnh. Việt Nam đang loay hoay trong vay vốn để phát triển
và vì sử dụng vốn chưa hiệu quả nên trở thành một trong số các nước có tỷ lê nợ công
tăng nhanh nhất. Nhưng nếu không tiếp tục vay thì cũng không có vốn để phục vụ phát
triển và để trả nợ. Theo dự đoán trong thời gian tới, Việt Nam cần huy động 39,5 tỷ đô la
Mỹ để đầu tư phát triển đến năm 2020. Nợ công cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống người dân trong đất nước về mọi mặt: kinh tế, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội… Giả
sử nếu tồn tại là một quốc gia không chịu ảnh hưởng của vay nợ

4


trầm trọng, với GDP tăng trưởng thì Việt Nam có lẽ phát triển hơn nhiều khi Nhà
nước chú trọng cho đầu tư chất lượng học tập, y tế, đời sống và phúc lợi xã hội... Từ


đó gây ra các hệ lụy như: Lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá và thất nghiệp tăng
cao, kinh tế kém phát triển.
Khi gặp khó khăn, Nhà nước sẽ in thêm tiền để ổn định một phần chi tiêu. Điều
này kéo theo lượng tiền trong lưu thông tăng, đồng tiền mất giá. Tăng thuế là việc
sớm muộn do thu nhập của Nhà nước phụ thuộc phần lớn vào các khoản thu từ thuế.
Điều này tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân, khi tỷ lệ nợ công tăng, Chính
phủ phát hành trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu
Chính phủ và khoản tiết kiệm trong dân giảm dần. Khi khoản nợ quá lớn, Chính phủ
buộc tăng thuế để trả nợ vay làm tổn thất xã hội. Điều này tạo thành một vòng luẩn
quẩn không thoát được.
Nhận thức được sự quan trọng của vấn đề trên, chúng em chọn đề tài “Bàn về
ngưỡng nợ công tối ưu đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
i. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt Nam.
ii. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các nghiên cứu , xây dựng khung lý thuyết về ngưỡng nợ công
tối ưu.
- Xây dựng mô hình thực nghiệm phân tích xu hướng biến động về nợ công
của Việt Nam cũng như các nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
- Đưa ra hàm ý chính sách về nợ công trong thời gian tới.

5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung khái quát về nghiên cứu, xây dựng mô hình phân tích, mối quan
hệ giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế và ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng
trưởng kinh tế.

b) .Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Ngưỡng nợ công tối ưu của Việt Nam.
- Giới hạn về thời gian: Dựa trên các dữ liệu về nợ công và tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam giai đoạn 1990–2018.
- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu biến động nợ công tại Việt Nam đồng
thời tập trung phân tích kinh nghiệm của 04 quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng
với Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài tổng hợp, phân tích, khái quát hóa lí luận và những nghiên cứu liên quan
để xác định khung lý thuyết cho đề tài.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Sau khi đã xác định các chỉ tiêu, biến số cần phân tích và chọn ra mẫu nghiên cứu
phù hợp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu từ các nguồn chính thống và
có tính xác thực cao. Cụ thể là:

6


Với các số liệu liên quan tới nợ công, tăng trưởng GDP, lạm phát ... của Việt
Nam, đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu trên trang web của Worldbank data, các Bản
tin nợ công, web theglobaleconomy.com
Với đối tượng nghiên cứu là là bốn nước được tập trung nghiên cứu, số liệu chủ
yếu được tổng hợp từ IMF Country Report và cơ sở dữ liệu của IMF, trang web
theglobaleconomy
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi đã tổng hợp được xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel. Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài kết hợp sử dụng cả phương pháp định tính lẫn định lượng trong quá trình
phân tích. Một số phương pháp phân tích định tính bao gồm:

- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Từ bộ số liệu thu thập được, đề tài tiến hành
so sánh thực trạng, xu hướng biến động của nợ công giai đoạn 1990- 2018.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đề tài tổng kết kinh nghiệm xử lý nợ công
tại bốn quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề tài cũng áp dụng một số phương pháp định lượng sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Số liệu đã thu thập sẽ được mô tả theo các đặc
trưng khác nhau nhằm đánh giá một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích mô hình hồi quy dữ liệu mảng:
Đề tài sử dụng phần mềm Eviews 8 để ước lượng mô hình đánh giá ảnh hưởng của
nợ công và xác định hiệu ứng ngưỡng của nợ công ở Việt Nam giai đoạn 1990 –
2018. Thêm vào đó, mô hình cũng cho phép xem xét ảnh hưởng của các biến số

7


kinh tế vĩ mô như độ mở của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, GDP bình quân đầu
người tại các ngưỡng nợ công xác định.

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài
Nợ công là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm chú ý của nhiều nhà khoa
học, nhà nghiên cứu và hoạch định trong và ngoài nước. Nợ công giữ vai trò quan
trọng đối với bất kỳ quốc gia nào vì nó là nguồn tài chính quan trọng cho sự phát
triển kinh tế, là một trong những nhân tố tạo ra động lực phát triển toàn diện quốc
gia. Tuy nhiên, khi nợ công tăng cao thì nó có thể được xem như một mối nguy tiềm
ẩn với nền kinh tế quốc gia đó. Vì lẽ đó, có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề
về ngưỡng an toàn nợ công và mối quan hệ giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế

được ra đời. Dưới đây là những phân tích khái quát về một số kết quả nghiên cứu nổi
bật đã được công bố. Đáng chú ý, các kết quả ước lượng về ngưỡng nợ công cho thấy
những sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ và giữa các
quy mô nghiên cứu khác nhau. Cụ thể:
Nghiên cứu “Growth in a Time of Debt” (2010) của Reinhart và Rogoff là một
nghiên cứu tiên phong thu hút nhiều quan tâm của giới kinh tế cũng như các nhà
hoạch định chính sách về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn, cụ thể là thông quan mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ, tăng trưởng và lạm phát.
Dựa trên số liệu quan sát của 44 nền kinh tế tiến bộ và mới nổi và hơn 3700 số
liệu định kỳ hàng năm về hệ thống chính trị, thể chế, những thay đổi về tỷ giá cũng
như hệ thống tiền tệ và các điều kiện lịch sử khác, kết quả nghiên cứu chỉ ra ngưỡng
nợ nguy hiểm là 90% GDP, khi quốc gia có ngưỡng nợ công vượt qua con số này tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế thường niên sẽ bắt đầu giảm. Và nghiên cứu lập luận dựa trên
riêng số liệu của các nề kinh tế mới nổi chỉ ra rằng khi tổng số dư nợ nước ngoài
chạm ngưỡng 60% GDP, tăng trưởng hàng năm của nước đó sẽ giảm 2% và khi các
mức nợ nước ngoài vượt quá ngưỡng 90% thì tăng trưởng GDP của nước đó gần như
cắt giảm một nửa.
9


Ngoài ra , một nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng với tựa đề “Finding the
Tipping Point–When Sovereign Debt Turns Bad” , công bố tháng 7 năm 2010 của 3
chuyên gia của WB là Mehmet Caner, Thomas Grennes và Fritzi Koehler-Geib cũng
là một trong những nghiên cứu điển hình.
Đây là nghiên cứu được thực hiện dựa trên bộ số liệu theo năm của 101 nước
phát triển và đang phát triển trong giai đoạn trải dài từ năm 1980 đến năm 2008. Các
ước lượng đã đưa ra ngưỡng nợ công/GDP chung cho tất cả các quốc gia là 77%. Nếu
nợ công vượt quá ngưỡng này, mỗi phần trăm tăng thêm của nợ sẽ làm giảm đi
0,017% của tăng trưởng thực tế hàng năm. Tác động này thậm chí còn trầm trọng hơn
khi được xem xét riêng ở các nước đang phát triển, với ngưỡng nợ là 64% GDP. Ở

các quốc gia này, mỗi điểm phần trăm vượt ngưỡng trên sẽ làm giảm tới 0,02% tăng
trưởng kinh tế. Như vậy, tác động tích lũy đối với GDP thực tế có thể rất lớn. Đặc
biệt, các ước lượng kiểm soát các biến quan trọng có thể tác động đến tăng trưởng,
chẳng hạn như mức GDP bình quân đầu người.
Thứ hai, nghiên cứu với tựa đề “The real effects of debt”, sử dụng bộ số liệu về
nợ của chính phủ, nợ của các doanh nghiệp, tổ chức phi tài chính và nợ của các hộ
gia đình trong 18 quốc gia thuộc tổ chức OECD từ năm 1980 đến 2010, được
Stephen G. Cecchetti, M. S. Mohanty và Fabrizio Zampolli công bố tháng 9 năm
2011, cũng ủng hộ quan điểm cho rằng, khi vượt quá một mức nhất định, nợ công sẽ
có tác động xấu tới tăng trưởng. Đối với nợ của chính phủ, ngưỡng an toàn này vào
khoảng 85% GDP. Tương tự như vậy, khi nợ của các doanh nghiệp tổ chức tăng vượt
quá 90% GDP, nó cũng sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và đối với nợ của các
hộ gia đình, con số này là vào khoảng 85% GDP.
Trong các cuộc nghiên cứu tương tự về vấn đề nợ công, Jaimovich, D và Panizza,
U (2010) đã chứng minh rằng các nước đang phát triển có xu hướng cam kết với nợ
công nhiều hơn so với các nước phát triển. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bất kỳ
10


quốc gia nào có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn sẽ có nợ công nhiều hơn. Tuy
nhiên, kết quả này có thể không còn thích hợp với tình hình hiện nay vì hầu hết các
nước phát triển có xu hướng muốn có nợ công càng nhiều càng tốt. Lý do dẫn đến sự
nhần lẫn này là do tác giả sử dụng số liệu của các nước OECD cho mục đích nghiên
cứu. Sức mạnh và tiềm năng của các nền kinh tế mới nổi đã bị được bỏ qua, và cuối
cùng dẫn đến sai sót này (Theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán).
Theo nghiên cứu “FDI, Technology Spillovers, Growth, and Income
Inequality: A Selective Survey”, Don P. Clark (2011) đưa ra giải đáp cho câu hỏi
FDI có gây ra tăng trưởng kinh tế hay không. Vì ngoại tác lan truyền công nghệ là
yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế dài hạn, cuộc nghiên cứu bắt đầu với bằng
chứng cấp độ công ty về ngoại tác lan truyền công nghệ của FDI đối với các công ty

trong nước. Các tài liệu FDI và tăng trưởng vĩ mô được đề cập tới. Cuối cùng nghiên
cứu kiểm tra ảnh hưởng của FDI đến bất bình đẳng thu nhập và / hoặc việc làm, kỹ
năng, hoặc công ăn việc làm. Trong nhiều bối cảnh, các chính sách làm trầm trọng
thêm bất bình đẳng thu nhập đều được xem xét đặc biệt ngay cả khi họ đang tăng
cường phúc lợi. Và sau hết nghiên cứu đi đến kết luận rằng FDI thường gắn liền với
ngoại tác lan truyền công nghệ tích cực, tăng trưởng kinh tế và tăng bất bình đẳng thu
nhập. Nghiên cứu cũng chỉ ra kết luận rằng sự gia tăng FDI sẽ ảnh hưởng đến nợ
công. Trung Quốc và Mỹ là ví dụ thích hợp cho trường hợp này. Bằng chứng cho
thấy rằng khi FDI đến bất kỳ quốc gia nào càng lớn thì nó sẽ càng là một kênh quan
trọng làm thay đổi tỷ lệ lãi suất. FDI không chỉ có thể luân chuyển vòng quanh vốn,
mà còn có thể vay nhiều hơn từ bên trong quốc gia đó. Do khả năng luân chuyển vốn
như vậy, hình ảnh xấu của FDI thường được gọi là cuộc chiến huy động vốn. Khi
cuộc chiến huy động vốn xảy ra, thảm họa sẽ tấn công bất kỳ một nền kinh tế nào có
liên quan kể vì chính phủ không thể kiểm soát cung tiền.

11


Tuy nhiên, liệu mối tương quan ngược chiều này có được duy trì hay không khi nợ
công tiếp tục tăng cao và vượt lên rất xa so với ngưỡng nợ đã được ước lượng? Nghiên
cứu của Alexandru Minea và Antoine Parent tháng 2 năm 2012, “Is High Public Debt
Always Harmful to Economic Growth?”, sử dụng các kĩ thuật phân tích kinh tế lượng
tiên tiến nhất hiện nay, đã chứng tỏ rằng khi tỉ lệ nợ công/GDP vượt quá một ngưỡng
được ước lượng nội sinh là vào khoảng 115% thì mối quan hệ nghịch giữa nợ công và
tăng trưởng sẽ đổi chiều: nợ công tăng lên không còn làm suy giảm tăng trưởng, các
nước có mức nợ công trên 115% sẽ có tăng trưởng kinh tế trung bình cao hơn và đặc biệt
là tốc độ này khác biệt không đáng kể so với nhóm các nước có mức nợ công từ 6090%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế tất nhiên sẽ không tăng lên mãi khi tỉ lệ nợ
công tăng lên. Điều này hàm ý rằng, cần xem xét, phân tích thêm cơ chế và các thông số
khác trước khi đưa ra các khuyến nghị chính sách liên quan tới tác động của chính sách
tài khóa tới tăng trưởng ở các quốc gia có tỉ lệ nợ cao như vậy.

Thêm vào đó, sử dụng bộ số liệu nguyên gốc của Reinhart-Rogoff do Herndon cung
cấp, với các kiểm định kinh tế lượng chính thống, nghiên cứu “The 90% public debt
threshold: The rise and fall of a stylised fact” của Balázs Egert vào tháng 6 năm 2013
đã cho thấy mối tương quan không thực sự rõ nét giữa nợ công và tăng trưởng. Nếu xem
xét một cách thận trọng, kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa
nợ công và tăng trưởng này có thể đã bắt đầu xuất hiện tại mức nợ chỉ là 20% GDP.
Ngưỡng nợ có thể tồn tại nhưng ngưỡng này là bao nhiêu thì rất khó xác định chắc chắn.
Với nợ chính phủ nói chung, theo số liệu từ năm 19602009, tỉ lệ nợ/GDP bắt đầu xuất
hiện mối tương quan nghịch này là vào khoảng 50%. Hơn nữa, các ước lượng cho từng
quốc gia cụ thể đã cho thấy những khác biệt rất lớn. Đối với một số nước trong đó có
Mỹ, chiều âm của mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng được phát hiện
khi tỷ lệ nợ công/GDP đạt khoảng 30% trở lên. Đối với các nước khác, ngưỡng này rất
khó xác định hoặc thậm chí không xuất hiện mối quan hệ phi tuyến nào. Sự bất định này
có thể do ngưỡng nợ thay đổi theo thời gian trong các

12


quốc gia và còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế của chúng mà không được xem
xét tới trong ước lượng.
Mặc dù vậy, các tác giả cũng đồng tình với quan điểm rằng mức nợ công cao khiến
cho GDP bất ổn định hơn, chủ yếu do nguyên nhân đến từ áp lực của thị trường và các
biện pháp thắt lưng buộc bụng được đưa ra nhằm cố gắng phục hồi nền tài chính công.

Tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cũng đã có một số nghiên cứu về ngưỡng
nợ công và mối quan hệ giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế. Điển hình trong số đó
là nghiên cứu “Hiệu ứng ngưỡng của nợ công và hàm ý chính sách cho Việt Nam”
của tác giả Phạm Thế Anh và cộng sự, công bố năm 2014. Bằng việc sử dụng mẫu dữ
liệu mảng bao gồm 78 quốc gia mới nổi và đang phát triển trong giai đoạn 20012011, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng ngưỡng nợ công là khác nhau giữa các quốc gia,
dao động từ 12-57% GDP. Cụ thể hơn, nợ công sẽ có tác động tích cực đối với tăng

trưởng kinh tế khi nó ở dưới ngưỡng 33% GDP, tuy nhiên tác động tích cực này chỉ
có ý nghĩa thống kê khi nợ công thấp hơn 12% GDP. Sau ngưỡng 33%, đóng góp
biên của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế là nhỏ hơn không, tuy nhiên tác động
tiêu cực chỉ có ý nghĩa thống kê khi nợ công vượt ngưỡng 57% GDP.
Bên cạnh đó, tại hội thảo “Nợ công - kinh nghiệm quốc tế và những bài học
cho Việt Nam” do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức tại Hà Nội
ngày 15/9/2010, các chuyên gia của UNDP, IMF và WB đã chia sẻ kinh nghiệm và
đưa ra những quan điểm rất có giá trị dựa trên các nghiên cứu về tình hình cụ thể của
Việt Nam. Theo TS. Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, để
xác định được ngưỡng nợ công, chúng ta cần phải xem các nước có nền kinh tế tương
tự có ngưỡng nợ như thế nào, và quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô
và chất lượng nợ thực chất ra sao, nợ bao nhiêu phần trăm thì sẽ có thể thúc đẩy tăng
trưởng ngắn hạn, dài hạn… Điều này đòi hỏi thông tin phải phong phú, chi tiết và đặc
biệt là chính xác hơn nữa. Bà Keiko Kubota, Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho 13


rằng, Quốc hội cần cung cấp khuôn khổ pháp lý, xác định rõ các mục tiêu quản lý nợ,
đặt ra ngưỡng cho các khoản nợ và thâm hụt.
Tuy nhiên, các nghiên cứu, báo cáo hiện tại mới chỉ dừng lại ở gợi ý chính sách mà
chưa đề xuất được một ngưỡng nợ công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

1.2.

Cơ sở lý thuyết và khung phân tích

1.2.1.Cơ sở lý thuyết
1.2.1.1. Khái niệm nợ công
Nợ công là khái niệm tương đối phức tạp, chứa đựng nội hàm kinh tế tổng hợp gắn
với quá trình kinh tế liên quan đến huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài
chính. Hiện nay, xung quanh khái niệm và bản chất của nợ công vẫn còn nhiều quan

điểm chưa thống nhất, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì vậy, chúng ta phải xem
xét một số khái niệm nhằm làm rõ hơn nội hàm về nợ công để có sự thống nhất trong
cách sử dụng. Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu công của chính phủ. Nhu cầu chi
tiêu quá nhiều so với nguồn thu có được dẫn đến thâm hụt ngân sách, buộc CP phải vay
(trong và ngoài nước) để trang trải thâm hụt dẫn đến nợ công. Từ bản chất kinh tế của
nợ công là thâm hụt ngân sách, việc xác định rõ các chủ thể thuộc khu vực công và
phương thức hạch toán ngân sách có ý nghĩa quyết định đến việc tính toán quy mô nợ
công. Hiện nay, có hai cách định nghĩa về nợ công: Theo nghĩa rộng, đại diện là khái
niệm của WB, IMF (2014), nợ công là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các
nghĩa vụ nợ của: CP trung ương và các Bộ; các cấp chính quyền địa phương; Ngân hàng
trung ương; các thể chế độc lập, nhưng nguồn vốn hoạt động của nó do NSNN quyết
định (trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước) và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả
nợ thay cho thể chế đó. Khái niệm nợ công theo cách định nghĩa này hiện được coi là
thước đo toàn diện nhất. Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của Chính phủ
trung ương và các cấp chính quyền địa phương, nợ của các tổ chức độc lập nhưng được
CP bảo lãnh thanh toán. Theo cách định nghĩa này sẽ không đầy đủ, do

14


loại trừ nợ của Ngân hàng trung ương và những khoản vay nợ không được bảo lãnh
của các định chế tài chính tiền gửi và phi tiền gửi thuộc khu vực công. Bảo lãnh là
cam kết của CP với người cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp
đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
trả nợ. Trên thực tế không có cái gọi là chuẩn quốc tế về định nghĩa nợ công. Ở mỗi
quốc gia, tùy thuộc vào khuôn khổ thể chế và chính trị, cách thức tổ chức bộ máy
quản lý hành chính, phân cấp ngân sách, cũng như theo từng thời kỳ để đưa ra quan
niệm về nợ công riêng mà không đồng nhất với các quốc gia khác. Do đó, việc so
sánh số liệu thống kê nợ hay quy mô nợ công giữa các nước trở nên khó khăn và
khập khiễng, ngay cả khi đã sử dụng các chỉ tiêu nợ tương đối, chẳng hạn như nợ

công/GDP, nợ công/thu NSNN,…
1.2.1.2

Đặc điểm của nợ công

Về cơ bản, nợ công có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước.
Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà
Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản
nợ ấy. Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trả nợ trực
tiếp và trả nợ gián tiếp. Trả nợ trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản
vay. Trả nợ gián tiếp là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo
lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ
thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo
lãnh để Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài).
Thứ hai, nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm

15


bảo hai mục đích: Một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao
hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; Hai là, đề
đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý nợ công
một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị xã hội. Nguyên tắc quản lý
nợ công Việt Nam là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ việc huy động,
phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản trên.

Thứ ba, mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển

kinh tế – xã hội vì lợi ích cộng đồng. Nợ công được huy động và sử dụng không phải
để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung
của cộng đồng. Ở Việt Nam, xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục
vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên
các khoản nợ công được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, cụ thể là đề
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất.
1.2.2.3. Phân loại nợ công
Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhau
trong việc quản lý và sử dụng nợ công.
Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay: Nợ công gồm có hai loại: Nợ trong
nước và nợ nước ngoài. Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ
chức trong nước. Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước
ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong quản
lý nợ. Việc phân loại này sẽ giúp xác định chính xác hơn tình hình cán cân thanh toán
quốc tế. Việc quản lý nợ nước ngoài còn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ, vì các khoản
vay nước ngoài chủ yếu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện thanh
toán quốc tế khác.
16


Theo phương thức huy động vốn: Nợ công có hai loại: Nợ công từ thỏa thuận trực
tiếp và Nợ công từ công cụ nợ. Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất
phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá
nhân, tổ chức cho vay. Phương thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp đồng
vay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệp định, thỏa thuận giữa các nhà nước. Nợ công từ
công cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát
hành các công cụ nợ để vay vốn. Các công cụ nợ này có thời hạn ngắn hoặc dài,
thường có tính vô danh và khả năng chuyển nhượng trên thị trường tài chính.
Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công: Nợ công có ba loại: Nợ

công từ vốn vay ODA, Nợ công từ vốn vay ưu đãi và Nợ thương mại thông thường.

Theo trách nhiệm đối với chủ nợ. Nợ công được phân loại thành Nợ công phải trả
và Nợ công bảo lãnh. Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền
địa phương có nghĩa vụ trả nợ. Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách
nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ có
nghĩa vụ trả nợ.
Theo cấp quản lý nợ: Nợ công được phân loại thành Nợ công của trung ương và
Nợ công của chính quyền địa phương. Nợ công của trung ương là các khoản nợ của
Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh. Nợ công của địa phương là khoản nợ công mà
chính quyền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ. Theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì những khoản vay nợ của chính quyền địa
phương được coi là nguồn thu ngân sách và được đưa vào cân đối, nên về bản chất nợ
công của địa phương được Chính phủ đảm bảo chi trả thông qua khả năng bổ sung từ
ngân sách trung ương.

17


Việc phân loại nợ công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nợ công.
Tương ứng với mỗi loại nợ sẽ có giải pháp quản lý bảo đảm quy mô nợ phù hợp, qua đó
sẽ chủ động tăng hay giảm nợ để tạo nguồn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

1.2.2. Khung phân tích
Sự khủng hoảng toàn cầu và phản ứng chính sách tài khóa mở rộng trong nhiều
quốc gia đã làm gia tăng nợ công một cách nhanh chóng. Khủng hoảng nợ công ở
một số nước đã làm cho kinh tế toàn cầu trở nên ảm đạm, có thể gây ra cơn bão suy
thoái kinhtế mới. Nợ công đang bắt đầu chạm mức mà ở đó có tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế. Gần đây rất nhiều công trình thực nghiệm nghiên cứu về ngưỡng
nợ công và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới.

Trong những năm đầu của thập niên 90, nợ công của nước ta ở mức rất cao, bình
quân 240%/GDP, được xem là mất khả năng thanh toán. Sau đó, nhờ tăng trưởng
kinh tế cao và Liên Xô cũ xóa nợ vào những năm cuối của thập niên 90, Chính phủ
đã kiểm soát được nợ công. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra vào năm
2008 đã làm cho nợ công của Việt Nam tăng nhanh. Và đến hiện nay, mặc dù đã giảm
đáng kể nhưng con số vẫn ở ngưỡng báo động. Trong thời gian tới, do yêu cầu tái cấu
trúc nền kinh tế, nợ công được dự báo sẽ nâng lên cao hơn so với mức hiện tại để đáp
ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Câu hỏi đặt ra liệu nợ công của Việt
Nam nên được xác lập ở mức nào để đảm bảo sự an toàn cho kinh tế vĩ mô. Từ các
nghiên cứu và quan điểm khác nhau về ngưỡng nợ công , cần thiết phải nghiên cứu
mối quan hệ giữa phi tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế từ đó chỉ ra
ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt Nam. Bài nghiên cứu của nhóm em được thiết kế
thành 4 phần. Phần 1 trình bày khung lí thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu; phần 2
là phân tích mô hình thực nghiệm ; phần 3 là kết quả nghiên cứu và cuối cùng là kết
luận và một vài gợi ý chính sách.

18


1.3.

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp chính : Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu mảng : Đề tài sử dụng
phần mềm Eviews 8 để ước lượng mô hình đánh giá ảnh hưởng của nợ công và
xác định hiệu ứng ngưỡng của nợ công ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2018. Thêm
vào đó, mô hình cũng cho phép xem xét ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô
như độ mở của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, GDP bình quân đầu người tại các
ngưỡng nợ công xác định.


19


CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH
Nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy có sự tồn tại ngưỡng nợ công. Nhưng
câu hỏi đặt ra là tại sao ngưỡng nợ công lại khác nhau bởi thu nhập quốc gia. Nợ có
thể khác nhau ở các quốc gia thu nhập thấp bởi vì thị trường tài chính trong nước
kém phát triển; độ mở thương mại khác nhau (Frankel & Romer, 1999); và thể chế
khác nhau (Acemoglu, 2010). Mức độ nợ ở nhiều quốc gia thu nhập thấp cũng có thể
có hàm ý khác nhau đối với tăng trưởng thông qua kênh lạm phát. Chính phủ các
nước này đã phải viện đến giải pháp tiền tệ hoá mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoá
và lạm phát ở các quốc gia thu nhập thấp nhưng không xảy ra ở các nền quốc gia phát
triển (Pattillo, Poirson, Ricci 2002).
Dựa vào nghiên cứu Tsangyao Chang (2010) và Caner (2010), mô hình ngưỡng
nợ công của VN được thiết lập gồm biến phụ thuộc là tăng trường kinh tế (GDP),
biến độc lập là nợ công/GDP, các biến kiểm soát gồm lạm phát và độ mở thương mại.
Ở VN, lạm phát là biến đại diện cho mức độ không chắc chắc của nền kinh tế và độ
mở thương mại có ý nghĩa lướn đối với chính sách tăng trường kinh tế trong vòng
hơn 20 năm qua. Như vậy, cơ bản mô hình nghiên cứu có dạng :
Y=f(X,Z,I)

(1)

Trong đó, Y: GDP; X: nợ công; Z : độ mở thương mại; và I: lạm phát. Lấy đạo
hàm phương trình (1) theo Y ngoại trừ biến lạm phát = I, ta có phương trình (2) như
sau:
dY/Y= (δY/δX)dX/Y + (δY/δZ)dZ/Y + (δY/δI)dI/I (2)
Trong đó δY/δX là thừa số biên của nợ công; δY/δZ là thừa số biên của độ mở
thương mại; δY/δI là thừa số biên của lạm phát. Gọi δY/δX = 1 , δY/δZ = 2 , δZ/δI = 3 ,
khi đó các biến trong phương trình (2) có thể giải thích:

20


dY/Y = GDP = tỉ trọng tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội;
dX/Y = X = nợ công/GDP %;
dZ/Y = Z = tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu (%/GDP) = độ mở của nền kinh
tế;
dI/I = inf = chỉ số lạm phát hàng năm.
Sau khi được điều chỉnh, phương trình (2) có thể viết lại:
GDPt =

1 X t+ 2 Zt+

3 inft

Phương trình (3) là mô hình tăng trưởng kinh tế tuyến tính truyền thống. Có thể
thay đổi mô hình này thành mô hình tự hồi quy ngưỡng (TAR: Threshold
autoregressive) hai chế độ của Hansen (1996, 2000). Có thể diễn tả như sau:
Yt =

1,0

+

1,1Xt

+

1,2Wt


+ t ; nếu Xt ≤ λ

(4)

Yt =

2,0

+

2,1Xt

+

2,2Wt

+ t ; nếu Xt ≤ λ

(5)

Trong đó, Y là biến phụ thuộc, phản ánh tăng trưởng kinh tế (GDP); X phản
ánh quy mô nợ công hay biến ngưỡng được đưa vào như là biến độc lập và tách mẫu
thành hai nhóm; W là các biến kiểm soát (Ζ và Inf), là giá trị ngưỡng chưa biết; là hệ
số tương quan. Dựa vào Caner (2010), phương trình (4) và (5) viết thành:
Yi =

1,0 l(Xi ≤

+


2,1

)+ 2,0 l(Xi > )

Wi l(Xi ≤

)

+

+
1,1

1,1

Xi l(Xi ≤

Xi l(Xi > ) +

)

i

+

1,2 l(Xi > )

(6)

Trong đó, 1 phản ánh hàm chỉ số, nhận giá trị 1 khi sự kiện xảy ra, nếu không xảy

ra thì giá trị là 0. Để ước ngưỡng λ, tác giả ước lượng phương trình (6) để tìm kiếm
21


tổng sai số (ε) bình phương nhỏ nhất. Chan (1993) cho rằng ước lượng bình phương
bé nhất của ngưỡng là rất thích hợp cho việc ước lượng ngưỡng. Điều quan trọng là
xác lập tập hợp tối thiểu các quan sát ở trên và ở dưới giá trị ngưỡng. Phương pháp
nghiên cứu dạng lưới (grid search method) được áp dụng để tìm kiếm giá trị ngưỡng.
Tổng sai số bình phương được diễn tả: S1(λ) = ε1(λ)’ ε1(λ). Giá trị ngưỡng tối ưu
được lựa chọn dựa vào tham số ước lượng bình phương bé nhất với ε=arg min S1(λ).
Một khi giá trị ngưỡng được xác định, giả thuyết H 0 (không có hiệu ứng ngưỡng)
phải được kiểm tra. Nếu H0: β1i= β2i (i = 0,1,2,3,4…) thì mô hình không có hiệu ứng
ngưỡng và ngược lại.

22


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thu thập dữ liệu
Trong mô hình, nhóm chúng em thu thập dữ liệu hàng năm về tăng trưởng kinh tế
(GDP%), nợ công/GDP (X%), độ mở thương mại/GDP (Z%) và lạm phát (Inf %).
Bảng 1 miêu tả các biến ước lượng trong mô hình theo thời gian.
GDP

INF

Năm

%


X%

1990

5.1

450.64 81.32

67.1

1991

5.96

350.74 66.95

67.5

1992

8.65

229.3

73.58

17.5

1993


8.07

174.6

66.21

5.2

1994

8.84

153.5

77.47

14.4

1995

9.54

111.1

74.72

12.7

1996


9.34

94.4

92.71

4.5

1997

8.15

76.1

94.34

3.6

1998

5.76

79.3

97

9.2

1999


4.77

75.8

102.79 0.1

2000

6.79

41.7

111.42 -0.6

2001

6.19

39.9

111.96 0.8

2002

6.32

40.8

116.7


2003

6.9

44.3

124.33 3

2004

7.54

43.4

133.02 9.5

2005

7.55

42.2

130.71 8.4

2006

6.98

39.5


138.31 6.6

2007

7.13

38

154.61 12.63

2008

5.66

43.9

154.32 25

23

Z%

%

4


2009 5.4

49


134.71 6.88

2010 6.42

56,3

152.22 11.75

2011 5.89

54,9

162.91 18.58

2012 5.25

50,8

156.55 6.81

2013 5.42

54,5

165.09 6.4

2014 5.98

58,0


169.53 4.77

2015 6.68

61.3

178.77 0.9

2016 6.21

63.7

184.69 3.2

2017 6.81

61.3

200.31 3.5

2018 7.08

61

212.91 3.54

Bảng 1: Dữ liệu trong mô hình nghiên cứu ( %)

Luật quản lí nợ công năm 2009 của VN đã xác định nợ công bao gồm nợ chính phủ,

nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Như vậy, các khoản vay
như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong và ngoài nước), trái phiếu công
trình đô thị, hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh đều
được xem là nợ công. Dữ liệu chuỗi thời gian cho thấy nợ công của VN trong giai đoạn
1990 – 2018: mức nợ cao nhất là 450% GDP (1990), thấp nhất 38% (2007). Nợ công
trung bình của cả giai đoạn là 103%/ GDP và tăng trưởng bình quân 6,8 % năm. Trong
những năm đầu thập niên 90, VN là một nước nợ lớn. Tổng nợ năm 1990 tương đương
450% / GDP cho thấy sự khủng hoảng về khả năng thanh toán nợ của VN. Tuy nhiên,
nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh nên từ nửa sau thập niên 90, GDP đã tăng liên tục cộng
với việc giảm nợ và xóa nợ của một số nhà tài trợ đặc biệt là Nga với những khoản nợ để
lại từ thời Liên Xô cũ nên tổng nợ giảm liên tục. Nếu như giai đoạn 1990 – 1995, nợ
công ở mức bình quân 244% thì đến giai đoạn 1996 – 2000, nợ công giảm xuống còn
73%; nợ công giảm kéo theo mức độ tăng trưởng kinh tế giảm, từ 7,6% xuống còn 6,9%.
Sau cuộc khủng khoảng tài chính 1997, Chính

24


phủ thực thi chính sách kích thích kinh tế để kích cầu trong nước thông qua các giải
pháp gia tăng thâm hụt ngân sách và vay nợ nhằm gia tăng đầu tư công để tái cấu trúc
kinh tế. Kết quả là, trong giai đoạn 2000 – 2005, kinh tế đã được phục hồi, tăng trưởng

ở mức 7,5%, cao hơn so với giai đoạn trước. Nhờ tăng trưởng cao, Chính phủ kiểm
soát nợ công ở mức thấp, bình quân 42% GDP. Cuộc khủng khoảng 2008 xảy ra,
thâm hụt ngân sách tăng vọt đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua, lên đến 7,7%
GDP (2009). Điều này dẫn đến nợ công từ 38% (2007) tăng vọt lên 58,7% (2011).
Tính cho cả giai đoạn 2006 – 2011, nợ công bình quân khoảng 47,6%, cao hơn giai
đoạn trước đó.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, nợ công của Việt Nam tăng trưởng ở mức cao, trong
đó tốc độ tăng nợ công năm 2011 đạt gần 25%. Năm 2015, quy mô nợ công ước

khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ
tiêu về nợ công của Việt Nam đều nằm trong giới hạn an toàn. Năm 2015, tổng nợ
công/GDP đạt 61,3 %, thấp hơn ngưỡng an toàn 65% Quốc hội đề ra. Quy mô nợ
công của Việt Nam tăng nhanh, từ 56,3% GDP năm 2010 lên 61,0% GDP năm 2015,
trong đó nợ chính phủ/GDP tăng từ 44,6% GDP lên 49,2% GDP vào cuối năm 2015;
nợ nước ngoài/GDP đạt 42,0%, thấp hơn ngưỡng an toàn 50%. Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ
của Chính phủ/tổng thu NSNN của Việt Nam đang cao và có xu hướng ngày càng
tăng. Quy mô nợ công tăng nhanh so với thu Ngân sách nhà nước sẽ tạo ra áp lực rất
lớn đối với nguồn trả nợ. Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đang có xu hướng tăng và
cao hơn các quốc gia trong khu vực. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ năm 2010
đến nay, trong khi tỷ lệ nợ công/GDP của các quốc gia trong khu vực có xu hướng ổn
định hoặc giảm xuống, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng.

25


Hình 1: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018

Nếu như giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng của nợ công của Việt Nam ở mức bình
quân là 18,1%/năm thì giai đoạn 2016 - 2018 đã kéo xuống bình quân còn 8,6%/năm.
Thông tin với báo chí về kết quả của lĩnh vực quản lý nợ công và tài chính đối ngoại
năm 2018, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối
ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, tốc độ tăng nợ công cũng như trần nợ công đã được
kiểm soát trong ngưỡng an toàn. So với tỷ lệ nợ công trước đó vào cuối năm 2017, nợ
công/GDP đến cuối năm 2018 đã giảm hơn 0,3 điểm %. Đây cũng là năm thứ 2 liên
tiếp tỷ lệ nợ công trên GDP giảm. Bên cạnh đó, công tác tái cơ cấu nợ công trong
năm 2018 cũng được triển khai theo hướng bền vững, hiệu quả, tích cực về cơ cấu,
kỳ hạn, lãi suất, đảm bảo khả năng trả nợ.

26



Nhìn chung, khảo sát sơ bộ dữ liệu giai đoạn 1990 – 2018, cho thấy giữa nợ công
và tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phi tuyến. Tuy nhiên, cần phải thực hiện nghiên
cứu thực nghiệm để khẳng định chắc chắn hơn.
3.2. Kiểm tra dữ liệu
Trước khi thực hiện kiểm định, chúng em kiểm tra tính dừng của các chuỗi
thời gian bởi lẽ phương pháp kiểm định OLS không áp dụng cho các chuỗi không
dừng, mặt khác là để loại trừ tương quan giả mạo. Kết quả cho thấy các chuỗi thời
gian GDP, X và inf đều có tính dừng theo tiêu chí thống kê ADF (Augmented DickeyFuller), riêng chuỗi số Z dừng ở sai phân bậc 1. Như vậy, các chuỗi số thời gian
GDP, X, Z và inf sẽ được sử dụng để chạy mô hình hồi quy . Với dữ liệu như vậy,
thực hiện ước lượng ngưỡng bằng mô hình phi tuyến tính là thích hợp.
3.3. Kết quả thực nghiệm
Chúng em thực hiện ước lượng phương trình (6) theo phương pháp OLS theo đề xuất
của Chan (1993). Biến ngưỡng λ được tạo ra trong giới hạn từ 38% (mức nợ công thấp
nhất - năm 2007) đến 103% (mức trung bình). Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, công
việc ước lượng bắt đầu từ mức ngưỡng 38% và sau đó nâng dần lên 1%. Trong quá trình
ước lượng, thông số RSS được tính toán. Mức ngưỡng sẽ có RSS bé nhất và giá trị p có
ý nghĩa thống kê (Yasir Ali Mubarik, 2005). Trong mô hình ngưỡng, nợ công tác động
dương lên tăng trưởng có ý nghĩa thống kê 1%. Trong phạm vi dữ liệu hàng năm của các
biến GDP, X, Z và inf trong khoảng thời gian 1990 – 2018, nợ công được xác định ở mức
ngưỡng 70,6 %. Vượt qua mức ngưỡng tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế là
âm. Các hệ số beta (β) trong mô hình hồi quy ngưỡng có giá trị khác nhau. Điều này cho
thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ. Nghĩa là mô hình có hiệu ứng ngưỡng. Bảng 2 cho thấy
hiệu ứng ngưỡng trong mô hình có ý nghĩa thống kê.

27


Bảng 2. Hiệu ứng biến ngưỡng (λ)

(Biến phụ thuộc là GDP)
Biến

Hệ số

Lỗi tiêu

Giá trị t

Giá trị P

chuẩn
C

8,057830

0,277883

20,970429

0,0000

X

-0,049010

0,021668

-2,805919


0,0210

Biến ngưỡng (λ)

2,714902

1,528063

1,588021

0,0891

Z

0,024002

0,017862

1,598032

0,1401

INF

-0,010214

0,042550

-0,266850


0,8298

R2

0,412473

3.4. Thực trạng và các chính sách quản lý nợ công của một số quốc gia có
nhiều nét tương đồng với Việt Nam
3.4.1. Phi-líp-pin
Phi-líp-pin là một quốc đảo được hình thành bởi 7.107 hòn đảo lớn nhỏ nằm
trong biển Đông. Tương tự như Việt Nam, đây cũng là một quốc gia đang phát triển
thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp nằm ở khu vực Đông Nam Á, với nền kinh tế đi
lên từ nông nghiệp lạc hậu.
Hình 2 cho thấy, sau đà tăng của tỷ lệ nợ công/GDP do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997, bắt đầu từ năm 2003, tỷ lệ này của Phi-líp-pin có xu
hướng giảm dần, từ 100,8% GDP xuống chỉ còn 39,1% GDP năm 2013 ( theo số liệu
nhóm thu thập được) . Nhờ vậy, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã được cải thiện
đáng kể, đặc biệt là từ sau năm 2003 .Quan sát biến động trong tốc độ tăng trưởng kinh
tế và tỷ trọng nợ công/GDP của Phi-líp-pin, có thể thấy khi nợ công/GDP được duy trì ở
dưới mức 55%, nền kinh tế Phi-líp-pin dường như tăng trưởng nhanh hơn so

28


×