Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận kinh tế phát triển chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở việt nam giai đoạn 1990 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.26 KB, 36 trang )

Chương 1: Tổng quan về cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
I. Cơ cấu kinh tế
1. Khái niệm:
Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao
gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong
những khoảng không gian và thời gian nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính
và định lượng, cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác
định của nền kinh tế.
Về bản chất: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế
với vị trí, tỉ trọng tương ứng cuả chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định
hợp thành.

2. Các tính chất cơ bản của một cơ cấu kinh tế
Một là, cơ cấu kinh tế mang tính chất khách quan
Hai là, cơ cấu kinh tế mang tính chất lịch sử - xã hội cụ thể
Ba là, cơ cấu kinh tế có tính động
Bốn là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình


II. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
_ Từ sự phân tích lý luận về cơ cấu kinh tế ở trên, chúng ta có thể hiểu: cơ
cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỉ lệ, biểu hiện
mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân.
_ Cơ cấu ngành kinh tế là một bộ phận cơ bản cấu thành cơ cấu của nền kinh
tế quốc dân. Nó là một phạm trù trừu tượng, có quan hệ phức tạp với các bộ phận
kinh tế khác, nên muốn nắm vững bản chất của cơ cấu ngành kinh tế và đưa ra
được các giải pháp phù hợp nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh và hiệu
quả cũng cần xem xét, làm rõ bản chất của các bộ phận kinh tế hợp thành khác. Đó
là cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu kinh tế thành phần kinh tế.



2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa của nó
-

Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chính là sự vận động phát triển

của các ngành làm thay đổi vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo

thời gian để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và
phân công lao động xã hội.
- Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế luôn là một trong những vấn đề then chốt,
đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
+ Một là, phát huy các lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực phát triển của quốc gia, địa phương như về đất đai, tài nguyên thiên
nhiên, vốn nguồn nhân lực, trên cơ sở đó tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phân
bổ những nguồn lực từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao
hơn


+ Hai là, tạo ra sức sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, đa
dạng về chủng loại để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân và xuất khẩu.
+ Ba là, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm và không ngừng tăng thu
nhập, nâng cao mức sống cho người lao động, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi thành
phần trong xã hội vươn lên làm giàu chính đáng trong khuôn khổ pháp luật.
+ Bốn là, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mở ra cơ
hội cho các ngành tiến hành công nghiệp hóa_hiện đại hóa, nâng cao trình độ áp
dụng khoa học kĩ thuật – công nghệ cao và phương thức quản lí tiên tiến vào các
hoạt động sản xuất – kinh doanh, mở ra cơ hội để thâm nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức
như chưa đầu tư đúng mức cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, vẫn còn
nặng nề về công nghiệp sử dụng nhiều lao động, quá trình hiện đại hóa chưa được
quan tâm đúng mức, chưa xác định được cơ cấu đầu tư hợp lý
Ngành nông nghiệp về cơ bản vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống,
chưa tạo ra được nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp diễn ra chậm chạp, trình độ sản xuất lạc hậu
Các ngành dịch vụ cao cấp có hàm lượng chất xám cao, phát triển chậm,
đóng góp vào GDP còn nhỏ.

3. Tính quy luật về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
a. Quy luật biến đồi chung của các ngành kinh tế vĩ mô
Cơ cấu ngành kinh tế luôn có sự biến đổi và phát triển không ngừng theo
nguyên lý của sự phát triển từ thấp đến cao. Các bộ phận hợp thành cơ cấu ngành
kinh tế là các ngành kinh tế vĩ mô giữa chúng đều có mối liên hệ gắn bó hữu cơ với


nhau, thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra những điều kiện, tiền đề cho
nhau trong quá trình phát triển.
Về bản chất, đây là sự chuyển dịch từ khu vực có năng suất lao động thấp
sang khu vực có năng suất lao động cao hơn để tái cơ cấu lại nền kinh tế, ngành
kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước
trong xu thế toàn cầu hóa để tạo ra tốc độ phát triển nhanh và bền vững.

b. Quy luật biến đổi trong nội bộ các ngành kinh tế
Về mặt lượng: các phân ngành có thể biến đổi theo hướng tăng lên hoặc
giảm đi tùy theo điều kiện sản xuất ở các thời kỳ khác nhau.
Về mặt chất: trong một ngành kinh tế, những phân ngành nào có trình độ sản
xuất cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn thì sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, còn

những ngành nào có năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế kém thì sẽ phát triển
chậm, quy mô sẽ ngày một thu hẹp lại hoặc thậm chí bị tiêu vong

c. Tính đặc thù về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với một
địa phương
Mỗi địa phương có các điều kiện khác nhau về tự nhiên, kinh tế - xã hội,
truyền thống, kinh nghiệm sản xuất lực lượng lao động… nên việc xây dựng chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói
riêng cũng mang tính đặc thù và không nhất thiết phải tuyệt đối tuân theo quy luật
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nên trên.
Việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chính sách
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng phải dựa trên cơ sở chiến lược phát
triển vùng miền.


4. Những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế
a. Tỷ trọng các ngành trong GDP
Trong đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu GDP giữa các
ngành kinh tế là một trong những tiêu chí quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận
động và mức độ thành công của công nghiệp hóa.
Để đánh giá sát thực hơn cơ cấu ngành kinh tế, việc phân tích cơ cấu các
phân ngành phản ánh sát thực hơn khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa
của nền kinh tế.

b. Tỷ trọng lao động giữa các ngành
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế còn được đánh giá qua một tiêu chí rất quan trọng là cơ cấu lao động
đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản
xuất khác nhau.

So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành được đánh giá cao là
do tiêu chí này không chỉ phản ánh sát thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội
công nghệp của một đất nước mà còn bị ảnh hưởng bởi nhân tố ngoại lai hơn.

c. Tỷ trọng vốn đầu tư giữa các ngành
Đầu tư tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành: Đây là
một hệ quả tất yếu của đầu tư. Đầu tư vào ngành nào càng nhiều thì ngành đó càng có
khả năng đóng góp lớn hơn vào GDP. Việc tập trung đầu tư vào ngành nào phụ thuộc
vào chính sách và chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua các chính sách
và chiến lược, nhà nước có thể tăng cường khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư đối với
các ngành cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Dẫn đến sự tăng đầu tư


vào một ngành sẽ kéo theo sự tăng trưởng kinh tế của ngành đó và thúc đẩy sự phát
triển của các ngành, các khu vực có liên quan. Vì vậy sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh
tế chung của đất nước. Việc xác định nên tập trung đầu tư vào ngành nào có tính
chất quyết định sự phát triển của quốc gia. Nhưng kinh nghiệm của các nước trên
thế giới đã cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong
muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và
dịch vụ. Do đó, để thực hiện được các mục tiêu đã định, Việt Nam cũng không thể
nằm ngoài sự phát triển.
Như đã nói ở trên, đầu tư đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong cả nền
kinh tế. Sự thay đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành
hay nói cách khác, sự phân hoá cơ cấu sản xuất trong mỗi ngành kinh tế là do có
tác động của đầu tư. Sự phân hoá này cũng là một tất yếu để phù hợp với sự phát
triển của ngành. Trong từng ngành, đầu tư lại hướng vào các ngành có điều kiện
thuận lợi để phát triển, phát huy được lợi thế của ngành đó và làm điểm tựa cho các
ngành khác cùng phát triển.
Nhờ có đầu tư mà quy mô, năng lực sản xuất của các ngành cũng được tăng
cường. Mọi việc như mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua sắm máy móc ….

Suy cho cùng đều cần đến vốn, 1 ngành muốn tiêu thụ rộng rãi sản phẩm của mình
thì phải luôn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng,
nghiên cứu chế tạo các chức năng, công dụng mới cho sản phẩm. Do đó việc đầu
tư để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm là 1 điều kiện
không thể thiếu được nếu muốn sản phẩm đứng vững trên thị trường, nhờ vậy mà
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.


5. Những nhân tố tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế
a. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất
Nhóm này bao gồm toàn bộ các nguồn lực mà xã hội có thể huy động được
vào quá trình sản xuất, bao gồm các nhân tố chính là: nguồn lực tự nhiên, nguồn
lực con người, nguồn vốn và tiềm lực khoa học – công nghệ.

b. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất (yếu tố thị trường)
Nếu các nhóm yếu tố đầu vào phản ánh sự tác động của các nguồn nhân lực
có thể huy động cho sản xuất và sự phân bố chúng vào những lĩnh vực sản xuất
kinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản phẩm quyết định xu
hướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các
nguồn vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác quyết định phân bổ vào
những lĩnh vực sản xuất nào, với quy mô bao nhiêu. Những nhân tố này bao gồm:
dung lượng thị trường và thói quen của người tiêu dùng
- Dung lượng thị trường: Độ lớn của dung lượng thị trường là một trong
những nhân tố có ý nghĩa đối với sự di chuyển các nguồn lực được phân bổ vào các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, dung lượng thị trường (lượng cầu) được quy định bởi

quy mô dân số và mức thu nhập. Khi mức thu nhập của dân cư còn thấp, hầu hết
thu nhập chỉ được chi dùng cho những mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi thu nhập của
dân cư tăng lên, cơ cấu tiêu dùng của họ cũng thay đổi theo hướng chi cho các mặt

hàng cao cấp tăng lên. Rõ ràng những dấu hiệu dịch chuyển cơ cấu có khả năng
thanh toán có động dẫn dắt hường đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư và vì thế,
tác động không nhỏ dẫn đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Thói quen (thị hiếu) của người tiêu dùng:


Tính ưa thích theo thói quen tiêu dùng một số loại sản phẩm nào đó đòi hỏi
các nhà đầu tư phải nghiên cứu để tìm cách đáp ứng, vì thế tình trạng thỏa dụng
của người tiêu dùng đã trở thành một trong các chỉ tiêu tác động vào sự hình thành
cơ cấu ngành kinh tế

c. Nhóm các nhân tố về cơ chế chính sách của nhà nước
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chịu sự tác động tổng hợp của
nhiều nhân tố. Trong điều kiện hiện nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa,
thị trường hóa và tiến bộ khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng, bản thân những
nhân tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng không ngừng biến
đổi và hàm chứa những nội dung kinh tế không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khi
đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố cũng như tổng hợp các nhân tố đó, cần
phải nhìn nhận chúng như những quá trình động để xem xét xu hướng tác động dài
hạn lên quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. Nhưng dù có tiếp cận
vấn đề như thế nào đi nữa thì trong một nền kinh tế thị trường, tập hợp các nhân tố
đầu vào (nguồn lực sản xuất), đầu ra (điều kiện thị trường) và cơ chế chính sách
(chủ yếu là sự tác động của nhà nước) vẫn là những tác nhân quan trọng nhất đối
với xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

d. Nhóm các nhân tố ngoài nước
 Xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới ảnh hưởng đến sự
hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Sự biến động về
chính trị, xã hội của một nước hay một số nước, nhất là nước lớn, sẽ tác động mạnh

đến các hoạt động ngoại thương, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ…của các
nước khác trên thế giới và khu vực. Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài cũng
thay đổi, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển.


 Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa LLSX
Hai xu thế trên tạo sự phát triển đan xen nhau, khai thác thế mạnh của nhau
trong sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin,
tạo điều kiện cho các nhà sản xuất-kinh doanh nắm bắt thông tin, hiểu thị trường và
hiểu đối tác mà mình muốn hợp tác. Từ đó giúp họ định hướng sản xuất, kinh
doanh, thay đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu thế hợp tác đan xen
vào nhau, khai thác thế mạnh của nhau, cùng nhau phân chia lợi nhuận.


Chương 2:Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
Việt Nam từ 1990 đến 2014
I. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của việt
nam từ 1990 đến 2014
1. Tỷ trọng ngành trong GDP
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH,HĐH) đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt
Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia
văn minh, hiện đại.
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công
nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của
các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá trình chuyển dịch của
cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của

cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế
đối ngoại…


a. Cơ cấu kinh tế vĩ mô
Hình 1. Tỷ trọng các ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 -2004
Đơn vị: %

50
40
30
20
10

Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

2014

2012
2013

2011

2009
2010

2008


2007

2006

2005

2004

2003

2002

1999
2000
2001

1998

1997

1996

1995

1993
1994

1992

1991


1990

0

Dịch vụ

(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

Kể từ khi quá trình đổi mới kinh tế được diễn ra, nhất là thập kỷ 90 của thế
từ kỷ trước đến nay, công cuộc CNH, HĐH và chuyển dịch kinh tế vĩ mô ngày
ngành cảng thể hiện xu hướng tiến bộ


b. Cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế
Hình 2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá thực tế
Đơn vị: %
100%

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

2012
2013

2011

2009
2010


2007
2008

2006

2004
2005

2003

2002

2001

2000

1999

1998

1997

1996

1995

1994

1993


1992

1990

1991

90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Thủy sản

(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)
Hình 3. Cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng
theo giá thực tế
Đơn vị: %
100%

Xây dựng

90%
80%


Cung cấ'p nước; hoạt đông
quản lý và xử lý rác thải, nước
thải
Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hòa không khí
Công nghiệp chế biến, chế tạo

70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%

Khai khoáng
2014

2013

2012

2011

2010

2008
2009


2006
2007

2005

2004

2003

2002

2000

1999

1998

0%

(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)


Cơ cấu công nghiệp và xây dựng có sự dịch chuyển khá nhanh, từ 22,67% năm
1990 lên 40,79% năm 2011. Trong ngành công nghiệp có sự gia tăng nhanh của tỷ
trọng ngành công nghiệp chế biến từ 82,8% (năm 2005) lên 86,5% (năm 2010) và
sự giảm tỷ trọng của công nghiệp khai khoáng từ 11,2% (năm 2005) xuống 8,5%
(năm 2010)
Có thể nhận thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những
năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều

kiện kinh tế nước ta: các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo
ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, chất lượng tốt, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất
khẩu ra nước ngoài. Tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng ngày càng giảm, một phần do tài nguyên thiên
nhiên ngày càng cạn kiệt, mặt khác do sự ý thức bảo vệ của con người và các chính sách khai thác, sử dụng có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Agriculture, fore
Khai khoáng - Mining and quarrying
Công nghiệp chế biến, chế tạo - Manufacturing
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nư
Cung cấ'p nước; hoạt đông quản lý và xử lý rác thải, nư
Xây dựng - Construction
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe
Vận tải, kho bãi - Transportation and storage
Dịch vụ lưu trú và ăn uống Accommodation and food s
Thông tin và truyền thông Information and communic
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Financial,
Hoạt động kinh doanh bất động sản Real estate activit
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghê Profes
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Administrative
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội
Giáo dục và đào tạo - Education and training
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Human health and so
Nghê thuật, vui chơi và giải trí Arts, entertainment an
Hoạt động dịch vụ khác - Other service activities
Hoạt động làm thuê các công viêc trong các hộ gia đình
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm Products taxes le -

2005

20.97%
10.59%
20.50%
3.27%
0.81%
6.35%
13.32%
3.34%
3.49%
1.19%
1.39%
2.69%
1.54%
0.46%
2.75%
3.21%
1.46%
0.83%
1.67%
0.17%

2007
20.34%
9.77%
21.13%
3.22%
0.81%
6.97%
13.44%
3.42%

3.93%
1.20%
1.41%
2.55%
1.48%
0.45%
2.74%
3.05%
1.40%
0.80%
1.65%
0.17%
-

2008
22.21%
9.87%
20.22%
3.02%
0.80%
6.44%
14.03%
3.42%
3.84%
1.18%
1.42%
2.43%
1.45%
0.43%
2.78%

2.58%
1.28%
0.75%
1.68%
0.17%
-

2009
20.91%
9.97%
19.96%
3.36%
0.85%
6.65%
14.51%
3.34%
4.06%
1.17%
1.48%
2.44%
1.46%
0.43%
2.84%
2.58%
1.28%
0.79%
1.75%
0.17%
-


2010
18.38%
9.48%
12.95%
3.05%
0.51%
6.15%
8.00%
2.88%
3.61%
0.92%
5.40%
6.10%
1.30%
0.37%
2.56%
2.33%
1.08%
0.68%
1.59%
0.14%
12.55%

2011
19.57%
9.87%
13.35%
2.92%
0.49%
5.61%

8.45%
2.85%
3.67%
0.76%
5.34%
5.87%
1.27%
0.36%
2.52%
2.39%
0.96%
0.61%
1.56%
0.13%
11.46%

2012
19.22%
11.42%
13.28%
3.00%
0.47%
5.38%
9.23%
2.87%
3.64%
0.70%
5.27%
5.50%
1.28%

0.36%
2.53%
2.59%
1.03%
0.58%
1.55%
0.14%
9.95%

2013 Sơ bộ 201
17.96% 17.70%
11.01% 10.82%
13.34% 13.18%
3.22%
3.61%
0.50%
0.50%
5.13%
5.11%
9.47%
9.85%
2.86%
2.85%
3.75%
3.75%
0.69%
0.68%
5.44%
5.26%
5.29%

5.13%
1.32%
1.30%
0.38%
0.37%
2.63%
2.70%
2.93%
3.07%
1.64%
2.70%
0.59%
0.59%
1.61%
1.66%
0.14%
0.15%
10.11% 10.05%

Lĩnh vực dịch vụ cũng có nhiều bước tiến đáng kể từ năm 1990 trở lại đây. Tuy
nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP không đồng đều qua các thời kì khác
nhau, giai đoạn 1990 – 1995, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh từ 38,59% (năm
1990) lên 44,06% năm 1995, sau đó giảm xuống 38,74% năm 2000. Từ 2000 đến
2011, tỷ trọng dịch vụ trong GDP biến động không nhiều, dao động trong khoảng từ
37,5% - 38,3%. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng chất lượng dịch vụ của chúng ta chưa
cao, trong các ngành như Ngân hàng, Bảo hiểm, Vận tải…khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong nước còn yếu so với các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên
nhân chính là do tiềm lực kinh tế của chúng ta chưa lớn, uy tín chưa cao. Điển hình
như trong lĩnh vực Vận tải, đội tàu của nước ta hầu hết là tàu già (tuổi tàu trên 20
năm), chất lượng tàu còn kém, cơ sở vật chất tại các cảng chưa hiện đại. Trong lĩnh

vực Bảo hiểm, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp chuyên cung cấp bảo hiểm còn
hạn chế vì vậy đối với các hợp đồng lớn, chúng ta vẫn phải tái bảo hiểm sang các
công ty nước ngoài. Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành
dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp
ráp và gia công chế biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu
dáng hay tiếp thị, nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển. Các


phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng…chưa đủ
mạnh.
Ngành dịch vụ lớn nhất là dịch vụ phân phối thương mại, chiếm gần 9.85%
GDP vào năm 2014, trong khi ba nhóm dịch vụ lớn tiếp theo là hoạt động tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm (5.26%), bất động sản và tư vấn (5.13%), vận tải và kho bãi
(2.85%).
Tuy nhiên, tỷ trọng các ngành dịch vụ xương sống trong nền kinh tế như
trung gian tài chính, khoa học và công nghệ còn thấp. Sơ bộ năm 2014, tỷ trọng
của dịch vụ nghiên cứu và phát triển trong GDP chỉ đạt mức 1.30% của tổng GDP.
Các dịch vụ mới như chứng khoán, dịch vụ giúp việc trong nhà và các loại
dịch vụ kinh doanh khác nhau gắn với kinh tế thị trường (như tư vấn, kiểm toán, kế
toán, nghiên cứu thị trường, v.v) đang xuất hiện ngày càng nhiều và đóng góp vào
sự năng động, đa dạng hóa của lĩnh vực dịch vụ mặc dù tỷ trọng các dịch vụ này
còn thấp.
Nhiều phân ngành dịch vụ có tỷ trọng thấp trong GDP là do quy mô nhỏ của
lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có sự không đồng đều trong lĩnh vực
dịch vụ do các ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu cuối cùng chiếm tỷ trọng lớn, để lại
tỷ trọng nhỏ cho các dịch vụ trung gian như giáo dục, vốn là nguồn gốc cho tăng
trưởng lâu dài và bền vững.


Kết luận:

Như vậy kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay được thể hiện
trên một số điểm. Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp đi lên, do vậy, sự chuyển dịch rõ
nhất trong thời gian qua là tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp
-

thủy sản giảm xuống, tỷ trọng của 2 nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch

vụ tăng lên.
Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên phù hợp với tư duy
chiến lược. Ngay sau khi an ninh lương thực được bảo đảm, đất nước cơ bản thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Việt Nam đã chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Công nghiệp - xây dựng nhờ đó đã có sự phát triển liên tục với tốc độ
cao, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (tăng từ 22,67% năm 1990 lên 40,31% năm 2004),
trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong GDP đã tăng lên và đã chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong 3 nhóm ngành. Đây là kết quả tích cực được nhận diện dưới
các góc độ khác nhau.


2. Tỷ trọng lao động giữa các ngành
Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động có quan hệ mật thiết và có tác động
qua lại với nhau. Ngành nào có tỷ trọng tăng lên thì nguồn lực cho ngành đó sẽ phải
tăng lên để có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành, đồng thời nguồn lực trong các
ngành có tỷ trọng giảm cũng sẽ giảm theo. Chính vì vậy mà quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo ngành diễn ra sẽ làm thay đổi tỷ trọng lực lượng lao động trong các
ngành. Lao động sẽ chuyển từ ngành có tỷ trọng giảm (thừa lao động) sang ngành có
tỷ trọng tăng (thiếu lao động), do đó dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

Cùng với sự chuyển dịch giữa các ngành trong nền kinh tế, số lượng và tỉ lệ

lao động giữa các ngành cũng có sự thay đổi tương ứng. Một cách tổng quan nhất,
từ năm cuối thập niên 80 đến nay, tỉ lệ lao động có xu hướng giảm trong ngành
nông nghiệp và tăng lên đối với ngành công nghiệp và dịch vụ.
Hình 4. Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam theo lao động từ 1990 đến 2014
Đơn vị:%
80
70
60
50
40
30
20
10
0

Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

Dịch vụ


Ngành
(%)

1990

1995

GDP

2000


GDP



2005

2010

GDP LĐ GDP



2014

GDP



GDP



38.74

73.0 27.19 71.3 24.53 68.2 20.7


56

18.9

49.5 18.12 45.3

22.67

11.2 28.76 11.4 36.73 12.1 40.8

17

38.2

20.9

38.59

15.8 44.06 17.3 38.74 19.7 38.5

25

42.9

29.6 43.38 32.4

Nông
nghiệp
Công

nghiệp

38.5

22.3

Dịch
vụ

Nhìn vào bảng trên ta thấy xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành
theo lao động là giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp và tăng tỉ lệ lao động trong
2 ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng tốc độ thay đổi của lao động trong từng
ngành và GDP của ngành đó trong tổng nền kinh tế qua các năm là khác nhau. Từ
năm 1990 đến năm 2014:
Tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 73% xuống còn 45.3%, giảm
1,6 lần, trong khi đó tốc độ giảm GDP của ngành nông nghiệp trong tổng GDP cả
nước là 2.14 lần, từ 38.74% xuống còn 18.12%
Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp tăng lên từ 11.2% lên 22.3% - tăng lên
khoảng 199% so với năm 1990; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của GDP của ngành
công nghiệp trong tổng GDP của cả nước từ năm 1990 đến năm 2014 chỉ đạt 169.8%

Trong ngành dịch vụ, tỉ lệ lao động cũng tăng với tốc độ trên 200% từ 15.8%
năm 1990 lên đến 32.4% năm 2010, song tốc độ tăng trưởng GDP của ngành dịch
vụ trong tổng GDP của cả nước trong cùng thời gian đó chỉ đạt 112.4%.


Bảng 5: Tỷ trọng lao động trong các ngành sơ bộ năm 2014
Đơn vị: %
Ngành


Tỷ trọng

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

46.3

Công nghiệp và Xây dựng

21.4

Khai khoáng

0.5

Công nghiệp chế biến, chế tạo

14.1

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí

0.3

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

0.2

Xây dựng

6.3


Dịch vụ

32.2

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác

12.6

Vận tải, kho bãi

2.9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

4.4

Thông tin và truyền thông

0.6

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

0.7

Hoạt động kinh doanh bất động sản

0.3


Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

0.5

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

0.5


Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý
Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

3.2

Giáo dục và đào tạo

3.5

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

0.9

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

0.5

Hoạt động dịch vụ khác

1.4


Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất
sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

0.3

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

0.0

Nguồn: Tổng cục thống kê

Về cơ bản, hướng dịch chuyển này của lao động theo từng ngành kinh tế là
đúng theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng Việt
Nam trở thành nước công nghiêp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, theo những phân
tích trên thì tốc độ chuyển dịch lao động trong từng ngành còn chậm so với tốc độ
chuyển dịch cơ cấu từng ngành trong GDP của cả nước, đặc biệt là trong nông
nghiệp. Hơn nữa, tỉ lệ lao động trong từng ngành không tương ứng với tỉ lệ đóng
góp của ngành đó trong tổng thể nền kinh tế. Năm 2014, cả nước có khoảng 53.4
triệu lao động, trong số đó có đến 45.3% tương đương khoảng 24,2 triệu người
trong độ tuổi lao động làm việc trong ngành nông nghiệp tuy nhiên chỉ tạo ra được
18,12% GDP của cả nước. Điều này cho thấy thực tế lao động nông nghiệp hiện tại
ở Việt Nam có năng suất còn thấp và khả năng giải phóng lao động sống kém.
Như vậy, tính đến hết quý I năm 2015, cả nước có gần 70 triệu người từ 15
tuổi trở nên, trong đó có 53.6 triệu người thuộc lực lượng lao động, với 41.7% lao
động làm việc tại ngành nông nghiệp, 24.7% thuộc ngành công nghiệp – xây dựng
và 33.6% còn lại thuộc ngành dịch vụ.


3. Tỷ trọng vốn đầu tư giữa các ngành
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, các nước đang phát triển ở khu vực

Đông Á và Đông Nam Á đều lần lượt tiến hành cải cách kinh tế toàn diện trên
nhiều lĩnh vực. Trong đó cơ cấu đầu tư có một ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đối
với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý
tạo ra tiền đề cho việc xác lập một cơ cấu kinh tế hiệu quả, phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân.Một trong những mục tiêu phát triển dài hạn của các
quốc gia này là dựa trên việc tái cơ cấu nguồn vốn ĐTPT xã hội nhằm đạt được cơ
cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả. Chính sách đầu tư không chỉ là việc huy động vốn mà
còn là việc phân bổ các nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Hình 6. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế
100%
80%
60%
40%
20%
0%

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và Xây dựng

Dịch vụ

Kết luận: Bức tranh tổng thể về ĐTPT trong những năm vừa qua ở nước ta có
biểu hiện chưa tích cực, trong đó ĐTPT của khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò rất
quan trọng. Nguồn vốn này góp phần thu hút được nhiều nguồn lực trong nước và
ngoài nước cho ĐTPT, góp phần tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế quan
trọng. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà
nước trong thời gian qua chưa cao. Chỉ số ICOR của kinh tế Việt Nam từ mức 3,3 giai
đoạn 1991 - 1995 đã tăng lên đến mức 7,04 giai đoạn 2001 - 2005 và mức



6,18 giai đoạn 2006 - 2010. Nhờ vào những biện pháp tái cơ cấu, tập trung vào
nâng cao hiệu quả đầu tư, hệ số ICOR trong hai năm 2011 - 2012 đã giảm đáng kể,
đạt mức khoảng 4,6. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại không ít dự án đầu tư có hiệu quả
thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, cá biệt có những dự
án, nội dung đầu tư trùng lắp, chồng chéo, hoặc gây cản trở, làm mất hiệu quả của
các dự án đã được đầu tư trước đó. Trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh tái
cơ cấu nguồn vốn ĐTPT, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải và tình
trạng các dự án chậm tiến độ, gây lãng phí, thất thoát lớn.
Trong năm 2014, tổng nguồn vốn của nước ta là 1,220,724 tỷ đồng. Nông
nghiệp tuy là ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhưng được đầu tư tương đối ít.
Lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp là 73,667 tỷ đồng, chiếm 6.035%. Các ngành
công nghiệp có số lượng vốn đầu tư năm 2014 là 541,108 tỷ đồng, chiếm 44.33%,
trong đó số lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tương đối
lớn, số lượng vốn đầu tư vào ngành này là 292,012 tỷ đồng, ngành khai khoáng
cũng được đầu tư tương đối nhiều với số vốn là 75,021 tỷ đồng. Lượng vốn đầu tư
vào lĩnh vực dịch vụ là 605,949 tỷ đồng, chiếm 49.64%, trong đó các lĩnh vực
được đầu tư nhiều là vận tải kho bãi, kinh doanh bất động sản, …

Bảng 7. Tỷ trọng vốn của các ngành sơ bộ năm 2014 (Đơn vị: %)
Ngành

Tỷ trọng

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

6.035

Công nghiệp và Xây dựng


44.33

Khai khoáng

6.146

Công nghiệp chế biến, chế tạo

23.921


Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hoà không khí

6.13

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

1.87

Xây dựng

6.26

Dịch vụ

49.64

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác


7.68

Vận tải, kho bãi

10.91

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

2.68

Thông tin và truyền thông

2.755

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

1.94

Hoạt động kinh doanh bất động sản

6.892

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

1.59

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

1.988


Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản
lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

2.668

Giáo dục và đào tạo

2.38

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

2.35

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

1.38

Hoạt động khác

4.426
Nguồn: Tổng cục thống kê


II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014
1. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
Việt Nam đến tăng trưởng kinh tế
Bảng 8. Tốc độ tăng giá trị gia tăng các ngành kinh tế (Giá so sánh năm 1994)
Đơn vị: %

Năm
I
1+2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

1991
5,81
1,3
9,9
26,0
5,6
-4,5
5,2

6,1
10,3
7,7
19,4
4,9
10,0
6,4
5,2
6,2
5,7
7,4
116,3
4,8

1992 1993
8,70 8,08
7,3
3,4
3,1
2,2
12,1 15,9
13,7
9,5
14,2 14,6
10,7 17,3
5,1
6,1
14,7
7,1
5,4

6,6
9,9 16,6
8,1 10,4
13,4
9,1
6,0
3,6
10,0 20,7
7,4
0,3
7,3 10,9
15,5 11,9
19,8 180,3
4,9 21,1

1994
8,83
3,4
2,9
21,0
9,3
9,2
18,2
8,5
7,1
6,7
22,3
6,5
8,9
11,1

13,8
6,3
12,3
8,7
12,9
11,7

1995
9,54
4,4
8,3
13,5
13,5
18,5
12,7
11,3
10,1
9,7
14,2
7,8
6,6
8,9
7,3
9,1
10,6
8,0
6,2
9,1

1996

9,34
4,4
4,1
13,6
13,6
17,8
16,1
9,7
10,2
7,4
11,4
6,8
6,2
7,0
8,0
7,0
8,3
14,8
9,4
11,7

1997
8,15
4,7
1,0
13,2
12,8
14,7
11,3
6,9

7,0
8,9
4,3
3,4
7,1
4,0
7,1
4,0
9,9
23,3
5,1
16,2

1998
5,76
3,4
4,3
14,0
10,2
12,3
-0,5
4,4
4,5
3,9
5,8
5,9
5,5
4,0
6,8
6,5

7,9
19,3
10,4
7,3

1999
4,77
5,4
3,8
13,4
8,0
7,7
2,4
2,0
2,5
6,3
10,0
-9,0
2,1
-5,5
2,3
4,0
6,6
1,0
1,5
2,4

2000
6,79
3,9

11,6
7,2
11,7
14,6
7,5
6,3
4,1
5,8
6,1
24,0
2,6
3,9
4,0
6,4
6,4
5,7
3,1
3,1

2001
6,89
2,0
11,5
4,1
11,3
13,2
12,8
7,0
6,7
6,6

6,3
11,3
3,3
5,2
5,7
5,2
2,9
5,4
2,8
5,1

2002
7,08
4,0
5,7
1,1
11,6
11,4
10,6
7,3
7,1
7,1
7,0
9,1
3,8
3,9
8,1
7,5
3,5
5,7

1,0
5,4

2003
7,34
3,1
7,7
6,3
11,5
11,9
10,6
6,8
5,1
5,5
8,0
7,1
5,3
5,2
7,5
8,7
8,9
5,4
3,6
6,1

2004
7,79
3,8
8,5
8,9

10,9
12,0
9,0
7,8
8,1
8,1
8,1
7,4
4,3
5,9
7,7
7,9
7,5
6,2
3,6
5,9


Bảng 9. Đóng góp của các khu vực kinh tế vào tốc độ tăng trưởng GDP
giai đoạn 2005 - 2014
Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III
Tốc độ

Năm

Tăng

trưởng

Điểm
phần
trăm

Tăng
trưởng

Điểm
phần
trăm

Tăng
trưởng

Điểm
phần

tăng
GDP

trăm

2005

4.02%

-


10.69%

-

8.48%

-

8.44%

2006

3.40%

0,67

10.37%

4,16

8.29%

3,34

6.17%

2007

3.41%


-

10.60%

-

8.68%

-

8.48%

2008

3.79%

0,68

6.33%

2,65

7.20%

2,9

6.23%

2009


1.83%

-

5.52%

-

6.63%

-

5.32%

2010

2.78%

0,47

7.70%

3,20

7.52%

3,11

6.78%


2011

4.00%

0,66

5.53%

2,32

6.99%

2,91

5.89%

2012

2.72%

0,44

4.52%

1,89

6.42%

2,7


5.03%

2013

2.67%

0,48

5.43%

2,09

6.56%

2,85

5.42%

2014

3.49%

0,61

7.14%

2,75

5.56%


2,62

5.98%

Theo nguồn tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng
GDP của Việt Nam bình quân giai đoạn 5 năm 1991-1995 đạt: 8.2%; 1996-2000
đạt: 7.0%; 2001-2005 đạt: 7.5% và 2006-2010 đạt: 6.32%. Tính bình quân giai
đoạn 1991-2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7.1%/năm, được đánh giá là
tốc độ tăng trưởng cao và ổn định so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Giai đoạn 2011-2014, mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% (năm 2011: 5.89%;
năm 2012: 5.03%; 2013: 5.42%); năm 2014 đạt 5.98%, cao hơn mức tăng trưởng
của năm 2012 và năm 2013, cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.


×